Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Đề bài: Phân tích, so sánh hai đoạn thơ nói về tâm trạng tương tư của Tú Uyên trong Bích Câu kì ngộ và của Kim Trọng trong Truyện Kiều:

Lần trăng ngơ ngẩn ra về,
Đèn thông khâu cạn, giấc hoè chưa nên.
Nỗi nàng canh cánh nào quên,
Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là?

(Bích Câu kì ngộ)

Chàng Kim từ lại thư song
Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây.
Sầu đong càng lắc càng đầy.
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.

(Truyện Kiều)
--------

- Giống nhau: Cả hai đoạn thơ đều là nỗi niềm tương tư của chàng Tú Uyên và chàng Kim Trọng về một người con gái.

- Khác nhau:
+ Nỗi nhớ của Tú Uyên: Chàng vừa gặp cô gái ấy trong một lần ở hội chùa mà đã nhớ mãi không quên. Vẻ đẹp của nàng khiến Tú Uyên luôn “canh cánh” trong lòng khi chưa rõ mặt là ai cứ quanh quẩn chàng. Rõ ràng, Tú Uyên là một chàng thư sinh rất si tình, yêu từ lần gặp đầu tiên và khao khát tìm được nàng.
+ Nỗi nhớ của Kim Trọng: Chàng yêu nàng Kiều, tương tư nàng Kiều suốt ngày đêm, đến nỗi một ngày mà như ba năm “ba thu dọn lại một ngày dài ghê”.

Nỗi tương tư của Tú Uyên thể hiện rõ nét, sâu đậm hơn Kim Trọng.

----
Bài làm tham khảo

Nỗi nhớ của Kim Trọng có nét tương đồng và cũng có nét khác với nỗi nhớ, tương tư của chàng Tú Uyên. Cả hai đều suy nghĩ, tương tư về một người con gái. Chàng thư sinh Tú Uyên vừa gặp đã nhớ mãi không quên người con gái xinh đẹp. Nàng đẹp như một cô tiên khiến chàng phải cảm thấy trăn trở khi chưa biết nàng là ai. Chàng như một kẻ si tình, vừa gặp đã yêu sâu đậm, chỉ muốn tìm kiếm bóng hình nàng mọi nơi nhưng lại chẳng thấy. Tú Uyên nhớ mãi không quên người con gái xinh đẹp thì Kim Trọng cũng ngày nhớ đêm mong, tương tư nàng Kiều. Kim Trọng luôn canh cánh trong lòng hình bóng nàng Kiều xinh đẹp. Kim Trọng nhớ Kiều đến mức, cứ ngỡ một ngày không gặp cách ba năm. Nhìn chung, Tú Uyên và Kim Trọng đều là những chàng trai si tình, chỉ khác là nỗi nhớ, sự tương tư của Tú Uyên được thể hiện một cách rõ nét hơn, sâu đậm hơn Kim Trọng rất nhiều.

suu tam
Thêm
249
0
0
An-tôn Sê-khốp là nhà văn Nga kiệt xuất, một trong những đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga cuối thế kỷ XIX. Ông có nhiều tác phẩm đồ sộ với hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa, từ những cốt truyện giản dị, tác phẩm của Sê-khốp thường đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa. "Người trong bao" là một trong những truyện ngắn có chung chủ đề về cuộc sống tầm thường, trong vỏ ốc của giới trí thức Nga cuối thế kỷ XIX.

6505


Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Bê-Li-Cốp trong truyện ngắn "Người trong bao"

Thông qua việc xây dựng nhân vật Bê-li-cốp cùng hình tượng "chiếc bao", nhà văn Sê-khốp trong truyện ngắn "Người trong bao" đã tái hiện đầy thành công hiện thực của xã hội Nga đương thời, đó là bầu không khí tù đọng, u ám của chế độ sa hoàng, cũng chính hiện thực đen tối ấy đã làm nảy sinh những tiêu cực trong đời sống con người Nga, nổi bật hơn cả chính là căn bệnh sợ hãi cuộc sống, một căn "bệnh dịch" có khả năng lây lan mạnh mẽ trong xã hội Nga đương thời. Bê-li-cốp chính là nhân vật đại diện cho lối sống thu mình trong bao cùng nỗi sợ cuộc sống đến cực đoan. Khi còn sống Bê-li-cốp là một hiện tượng kì dị, là đối tượng bàn tán, là trò cười đồng thời cũng là nỗi ám ảnh của người dân trong thành phố. Ngay cả khi đã chết đi thì cái chết của Bê-li-cốp cũng tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của người dân nơi đây, đặc biệt hơn cả, thông qua cái chết ấy, nhà văn Sê-khốp đã truyền tải được những quan niệm, tư tưởng sâu sắc.

Bê-li-cốp trở nên "nổi tiếng" trong trường học và thành phố mình sinh sống bởi lối sống kì dị, khác người, hắn luôn xuất hiện một một diện mạo dị hợp: ăn mặc kín mít, chân đi ủng cao su, mắt đeo kính râm, tay cầm ô, và một chiếc bao đựng đủ mọi vật dụng lỉnh kỉnh khác. Không chỉ có diện mạo, trang phục khác người mà Bê-li-cốp còn là con người cổ hủ, cứng nhắc luôn sống theo những thông tư, giáo điều; hắn tôn sùng quá khứ, sợ hãi thực tại nên có thể nói trang phục, lối sống khép kín chính là lớp vỏ bọc, là "chiếc bao" mà hắn tự dựng lên để bảo vệ mình khỏi những tác động của cuộc sống xung quanh. Khi còn sống Bê-li-cốp chính là nỗi ám ảnh khủng khiếp đối với những người dân trong thành phố bởi, những người "may mắn" đến nhà và rồi dùng cái nhìn soi mói, đánh giá để "gắn kết mối quan hệ" đều không tránh được cảm giác ghét bỏ, sợ hãi; sự tồn tại của hắn khiến nhiều người phải dè chừng, e ngại.

Ấy thế mà một ngày nọ, mọi người trong thành phố bỗng kinh hoàng, sau đó cảm thấy vui vẻ, nhẹ nhõm vì Bê-li-cốp đã chết đi. Sự hiện diện của Bê-li-cốp vốn đã kì lạ thế nhưng ngay cả cái chết của hắn cũng thật kì lạ, khác người. Mọi người chỉ biết hắn chết do bệnh nặng, thế nhưng không ai biết rằng nguyên nhân thực sự dẫn đến cái chết của hắn. Bị Kô-va-len-cô đẩy ngã từ trên cầu thang vốn chỉ gây ra những vết thương ngoài da, thế nhưng chính tiếng cười lảnh lót "ha ha ha" của Va-len-ca mới là đòn trí mạng đối với hắn, tâm hồn nhu nhược cùng nỗi bất an thường trực trước cuộc sống của hắn bị đả kích đến không phục hồi được. Tiếng cười của Va-len-ca đã trở thành bóng đen ám ảnh trong tâm trí của Bê-li-cốp khiến hắn mắc tâm bệnh, kết hợp với vết thương thể xác mà chết.

Với người dân trong thành phố hay đối với chính bản thân Bê-li-cốp thì cái chết ấy cũng có rất ý nghĩa, đó chính là sự giải thoát. Đối với người dân trong thành phố, khi Bê-li-cốp chết đi họ cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái sau mười lăm năm tù đọng, u tối, tuy cảm giác ấy không kéo dài lâu nhưng trong giây phút nào đó họ cũng đã cảm thấy tự do và được thoải mái sau một thời gian dài bị tác động bởi "lối sống Bê-li-cốp". Đối với bản thân Bê-li-cốp lại là sự giải thoát sau những bất an, tuyệt vọng cùng nỗi sợ khủng khiếp đối với cuộc sống. Khi còn sống Bê-li-cốp bị bủa vây bởi những nỗi sợ hãi, tuy đang sống nhưng hắn luôn cảnh giác, đề phòng với mọi thứ, ngay cả khi nhốt mình trong căn phòng kín mít của mình hắn vẫn chẳng thể yên tâm. Hắn sống đấy nhưng luôn phải gồng mình lên để chống chọi với những nỗi sợ không tên, sống là một niềm hạnh phúc nhưng nhìn vào hắn người ta sẽ hình dung ra rằng, đó chính là sự đầy ải khủng khiếp. Cái chết đến bất ngờ nhưng lại giải thoát cho hắn khỏi những bi kịch, bế tắc của cuộc đời.

Cái chết là kết thúc buồn, là nỗi mất mát lớn nhất trong cuộc đời mỗi người, thế nhưng đối với Bê-li-cốp đó lại là hạnh phúc bởi cuối cùng sau bao nỗi bất an, sợ hãi hắn cũng đã tìm được "chiếc bao" vững chắc và an toàn nhất cho cuộc đời mình, chính nét tươi tỉnh, hạnh phúc của hắn khi nằm trong quan tài đã khiến cho độc giả bất ngờ nhưng cũng vô tình thở phào nhẹ nhõm vì cuối cùng Bê-li-cốp đã có thể buông bỏ được những đề phòng, hoài nghi để sống một "cuộc sống" nhẹ nhàng hơn.

Cái chết của Bê-li-cốp tuy kì lạ, mang đến bất ngờ cho người dân trong thành phố và cả độc giả đang theo dõi câu chuyện, thế nhưng đây cũng là cái chết mang tính tất yếu. Lối sống bảo thù, hèn nhát của Bê-li-cốp hay cũng chính là của một bộ phận trí thức Nga đương thời không chỉ gây ra những bất an cho chính họ, những phiền toái, chán ghét đối với những người xung quanh mà khi nó lây lan, trở thành một căn bệnh dịch có thể kéo theo sự đi xuống của cả một xã hội; lối sống dị biệt ấy có thể tác động, kìm hãm sự phát triển của xã hội, nó khiến con người đánh mất đi ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Do đó, với kiểu người như Bê-li-cốp và lối sống trong bao đầy tiêu cực, sớm muộn cũng sẽ bị xã hội đào thải như một lẽ tất yếu. Tuy là kết thúc buồn nhưng lại là kết thúc hoàn hảo nhất cho cuộc đời của Bê-li-cốp, lựa chọn kết thúc như vậy nhà văn Sê-khốp cũng đã thể hiện được sự quyết liệt, dứt khoát trong việc loại bỏ lối sống tiêu cực, vạch ra con đường sáng để con người có thể sống tự do, hạnh phúc.

Thông qua cái chết của nhân vật Bê-li-cốp, Sê-khốp đã thể hiện quan niệm sâu sắc về sống sống của con người: Cuộc sống không chỉ là nơi con người tồn tại mà còn là nơi con người tìm kiếm hạnh phúc, phát triển và hướng đến sự tự do. Để có được tự do, hạnh phúc thì con người trước hết phải loại bỏ được những chiếc vỏ ốc vô hình để bước ra cảm nhận ý nghĩa đích thực của cuộc sống.

Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/nguoi-trong-bao-se-khop.1134/
Thêm
Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Bê-Li-Cốp trong truyện ngắn "Người trong bao"
  • Like
Reactions: Văn Học
1K
1
2

Văn Học

Viết cùng VHT
19/8/19
105
29
17,984
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
859,755
Bài tham khảo
---

“Người trong bao” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của đại văn hào người Nga Sê-khốp. Trong truyện, Sê-khốp đã xây dựng thành công hình...
 
Sê-khốp là nhà văn Nga kiệt xuất trong lĩnh vực truyện ngắn và kịch. Trong lĩnh vực truyện ngắn, ông là nhà cách tân nghệ thuật thiên tài. Truyện của ông thường đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội và nhân bản sâu xa. Truyện ngắn "Người trong bao" (1898) được Sê-khốp viết trong bối cảnh cả xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế bảo thủ nặng nề cuối thế kỉ XIX.
6503


NGƯỜI TRONG BAO
(Trích)
– Sêkhốp –

I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: An-tôn Sê-khốp (1860 – 1904)
– Là nhà văn Nga kiệt xuất, một trong những đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga cuối thế kỷ XIX.
– Là nhà cách tân thiên tài trong lĩnh vực truyện ngắn và kịch nói.
– Đồ sộ với hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa, từ những cốt truyện giản dị, tác phẩm của Sê-khốp thường đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa.

2. Truyện ngắn “Người trong bao” (1898):
– Hoàn cảnh sáng tác:

– Được sáng tác trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta trên bán đảo Crưm, biển Đen.
– Bối cảnh tác phẩm là xã hội Nga dưới chế độ chuyên chế, nặng nề cuối thế kỷ XIX. ⇒ Đẻ ra nhiều kiểu người kì quái, như “người trong bao”.
– Người trong bao là một trong những truyện ngắn có chung chủ đề về cuộc sống tầm thường, trong vỏ ốc của giới trí thức Nga cuối thế kỷ XIX.

– Nội dung: Qua hình tượng người trong bao tác giả phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ và ích kỉ của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX. Từ đó nhà văn khẩn thiết thức tỉnh mọi người: Không thể sống mãi như thế được.

– Bố cục:

+ Mở truyện: cuộc trò truyện ở gần nhà kho giữa bác sĩ thú y và thầy giáo
+ Thân truyện: chân dung và tính cách nhân vật Bê-li-cốp
+ Kết truyện: nhận xét của bác sĩ thú y- người nghe truyện

* Tóm tắt:

Bê-li-cốp là một giáo viên dạy tiếng Hi Lạp ở thành phố nhỏ nước Nga, ông nổi tiếng với phong cách ăn mặc hết sức đặc biệt. Ông luôn để những dụng cụ cá nhân của mình vào một cái bao và luôn khát khao thu mình vào trong một cái vỏ, tạo cho mình một vỏ bọc để ngăn cách bảo vệ bản thân không phải chịu những ảnh hưởng, tác động từ bên ngoài. Vì nó là cuộc sống khiến Bê-li-cốp cảm thấy khó chịu và sợ hãi vì vậy, ông luôn có ý nghĩ không thực, luôn ngợi ca quá khứ, mơ tưởng về những thứ không tồn tại. Ngay cả ý nghĩ ông cũng sợ có người biết được, ông luôn cố giữ như cất giấu vào bao. Tuy sống cô đơn, một mình, nhưng ông cũng nghĩ đến việc sẽ cưới vợ. Và người đó là Va-ren-ca, là chị gái của Cô-va-len-cô, giáo viên trẻ mới ra trường. Có người đã gửi cho Bê-li-cốp một bức tranh châm biếm. Ngày chủ nhật hôm sau, Bê-li-cốp chứng kiến cảnh hai chị em Va-ren-ca phóng xe vút qua khiến Bê-li-cốp vô cùng ngạc nhiên và hoảng hốt. Nên tối hôm đó, Bê-li-cốp đã đến nhà Va-ren-ca để góp ý hai chị em họ. Hai người họ cãi nhau, Bê-li-cốp dọa sẽ báo cáo sự việc này với hiệu trưởng nên Cô-va-len-cô đã túm áo và xô mạnh khiến Bê-li-cốp ngã nhào xuống cầu thang. Va-len-ca cười lớn, làm Bê-li-cốp cảm thấy nhục nhã vội vàng trở về nhà. Một tháng sau, Bê-li-cốp qua đời, mọi người cảm thấy nhẹ nhõm nhưng không lâu sau, lối sống cũ đã trở lại vì tính cách của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng quá lớn đối với mọi người.

II. Đọc- hiểu văn bản.
1. Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp:
a. Bê-li-cốp khi còn sống:

* Chân dung:


– Trang phục: Đi giày cao su, cầm ô, đeo kính râm, mặc áo bành tô, lỗ tai nhét bông.
– Thói quen, lối sống:

+ Bộ mặt giấu sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên, ngồi trên xe ngựa bao giờ cũng kéo mui lên.
+ Khi ngủ trong buồng ngủ (chật như cái hộp, cửa đóng kín mít), hắn luôn kéo chăn trùm kín đầu.
+ Đồ dùng (đồng hồ, dao, ô) và cả suy nghĩ cũng luôn giấu trong bao.
+ Khát vọng mãnh liệt được thu mình trong vỏ.
+ Cách giao tiếp khép kín: Đến nhà đồng nghiệp đưa mắt quan sát, và im như phổng.

+ Sống theo thông tư, chỉ thị một cách máy móc.

– Tính cách:

+ Thường xuyên lo âu, sợ hãi, ghê tởm hiện tại nhưng lại ngợi ca quá khứ.
+ Hài lòng với lối sống của mình, khó chịu với cách sống của người khác.
+ Bảo thủ, sợ điều mới xảy ra.

⇒ Bê-li-cốp là một con người kỳ quái có lối sống lập dị, luôn tạo cho mình một vỏ bọc ngăn cách với thế giới bên ngoài. Đó là một kiểu người trong bao của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX.

* Ảnh hưởng của Bê-li-cốp đối với người xung quanh:

Hắn ngăn cản, bóp nghẹt mọi khát vọng và biểu hiện tự nhiên trong cuộc sống của mọi người bằng các chỉ thị, quy định nên mọi người sợ tiếp xúc với hắn, tránh xa hắn.

⇒ Lối sống của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng mạnh mẽ, dai dẳng (trong trường và thành phố) suốt 15 năm.

b. Bê-li-cốp khi đã qua đời:

– Nguyên nhân Bê-li-cốp chết: Bị ngã -> bị sốc và xấu hổ trước thái độ của mọi người và nhất là của chị em Va-ren-ca.

⇒ Đó là cái chết tất yếu. (Với kiểu người như vậy, trước sau gì cũng phải tự tiêu diệt hoặc bị tiêu diệt).

– Với Bê-li-cốp, cái chết là sự giải thoát và hạnh phúc (vẻ mặt dễ chịu, tươi tỉnh) vì hắn được nằm trong cái bao tốt nhất, bền vững nhất (khát vọng thành hiện thực).
– Thái độ của mọi người:

+ Lúc đầu: Thoải mái.
+ Sau đó: Cuộc sống diễn ra như cũ (Nặng nề, vô vị) .

⇒ Cảnh báo về sự tiếp diễn của “hiện tượng Bê-li-cốp” trong XH Nga. Đây là hiện tượng phổ biến. Nó đã ám ảnh mọi người, đầu độc bầu không khí của nước Nga đương thời.

2. Ý nghĩa của hình ảnh cái bao:
– Nghĩa đen: Vật dùng để gói, đựng đồ vật.
– Nghĩa bóng: Lối sống và tính cách của Bê-li-cốp.
– Nghĩa biểu trưng: Một lối sống, một kiểu người trong bao tồn tại ở nước Nga cuối TK XIX.

⇒ Chủ đề – tư tưởng của tác phẩm:

+ Lên án mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao và tác hại của nó đối với hiện tại, tương lai của nước Nga.
+ Cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cuộc sống, cách sống của mình, không thể sống như Bê-li-cốp.

3. Đặc sắc nghệ thuật:
– Chọn ngôi kể : Người kể chuyện là Bu – rơ – kin – nhân vật Tôi, người thuật lại câu chuyện của Bu – rơ – kin là tác giả tạo được tính chân thực, khách quan, gần gũi, tạo được cấu trúc kể truyện lồng trong truyện, tạo sự hấp dẫn người đọc
– Giọng kể : mỉa mai, châm biếm, trầm tĩnh, bình thản
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình : Bê – li – cốp tiêu biểu cho cả một kiểu người, một lối sống
– Nghệ thuật tương phản : lối sống của Bê –li – cốp đối lập với lối sống của chị em Va – ren – ca, tập thể giáo viên, nhân dân thành phố…
– Nghệ thuật biểu tượng : hình ảnh cái bao, người trong bao, cái chết của Bê –li – cốp
– Kết thúc truyện : độc giả tự phát biểu được tư tưởng, chủ đề tác phẩm, tạo được ấn tượng độc đáo cho bạn đọc.

* Bê –li – cốp thực sự là một hình tượng nhân vật độc đáo không chỉ với văn học Nga mà còn với văn học thế giới. Đây là một nhân vật điển hình, khác biệt, không giống với khuôn mẫu của bất kỳ nhân vật nào khác. Qua hình tượng ấy, Bê –li – cốp đã kể một câu chuyện với một giọng mỉa mai, châm biếm, nhưng cũng u buồn, mặc dù ai đọc truyện ngắn cũng sẽ tưởng rằng câu chuyện này được kể bởi Bur-kin. Đó là hình thức truyện lồng trong chuyện độc đáo.

4. Ý nghĩa văn bản:
Thể hiện cuộc đấu tranh giữa con người với cái “bao” chuyên chế và khát vọng được sống là mình, loại bỏ lối sống “trong bao” thức tỉnh “con người không thể sống mãi như thế được”.

III. Luyện tập
Một tháng sau, Bê-li-cốp chết. Bấy giờ, khi nằm trong quan tài, vẻ mặt hắn trông hiền lành, dễ chịu, thậm chí còn có vẻ tươi tỉnh nữa, cứ hệt như hắn mừng rằng cuối cùng hắn đã được chui vào trong cái bao mà từ đó không bao giờ phải thoát ra nữa. Phải rồi, thế là hắn đã đạt được mục đích của đời! […]

Từ nghĩa địa trở về, lòng chúng tôi đều cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Nhưng chưa đầy một tuần sau, cuộc sống đã lại diễn ra như cũ, nặng nề, mệt nhọc, vô vị, một cuộc sống chẳng bị chỉ thị nào cấm đoán nhưng cũng chẳng được tự do hoàn toàn, chẳng tốt đẹp gì hơn trước. Trên thực tế, Bê-li-cốp đã chầu âm phủ nhưng hiện còn bao nhiêu người trong bao, trong tương lai cũng sẽ còn bao nhiêu kẻ như thế nữa!

( Trích Người trong bao, Sê-khốp )

Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1) Nêu nội dung chính của văn bản? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?

2) Chi tiết Bê-li-cốp nằm trong quan tài, vẻ mặt hắn trông hiền lành, dễ chịu, thậm chí còn có vẻ tươi tỉnh nữa có ý nghĩa gì? Hãy xác định giọng văn của tác giả qua chi tiết đó.

3) Xác định biệp pháp tu từ cú pháp trong câu văn Nhưng chưa đầy một tuần sau, cuộc sống đã lại diễn ra như cũ, nặng nề, mệt nhọc, vô vị, một cuộc sống chẳng bị chỉ thị nào cấm đoán nhưng cũng chẳng được tự do hoàn toàn, chẳng tốt đẹp gì hơn trước.

Nêu ý nghĩa nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP.

1) Nội dung chính của văn bản:

– Diễn tả cái chết mãn nguyện của nhân vật Người trong bao: Bê-li-cốp;

– Nhà văn cảnh báo sức ảnh hưởng của cái chết đó đối với nước Nga đương thời.

2) Chi tiết Bê-li-cốp nằm trong quan tài, vẻ mặt hắn trông hiền lành, dễ chịu, thậm chí còn có vẻ tươi tỉnh nữa có ý nghĩa cái chết chính là sự giải thoát và hạnh phúc của Bê –li-cốp. Bởi vì, y được nằm trong cái bao tốt nhất, bền vững nhất, mà từ lâu đó vẫn là mong muốn thành thực nhất của y.

Giọng văn của tác giả : mỉa mai, châm biếm mà trầm tĩnh, chậm buồn.

3) Biệp pháp tu từ liệt kê : nặng nề, mệt nhọc, vô vị, chẳng bị chỉ thị nào cấm ,chẳng được tự do hoàn toàn,chẳng tốt đẹp gì hơn trước

– Hiệu quả: Bằng phép liệt kê, nhà văn khái quát ảnh hưởng, tác động sâu rộng, dai dẳng, nặng nề của kiểu người Bê-li-cốp, lối sống trong bao đã ám ảnh, đầu độc bầu không khí trong sạch, lành mạnh của đạo đức, văn hoá và tiến bộ nước Nga đương thời. Qua đó, nhà văn Sê-khốp nhấn mạnh rằng Bê-li-cốp chính là điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội đáng báo động trong tầng lớp trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. Nó chỉ chấm dứt khi có một cuộc cách mạng xã hội thay đổi tận gốc rễ quan niệm sống, nếu không thì cũng giống như cái xác Bê-li-cốp nằm trong quan tài kia thôi. Mặc dù Bê-li-cốp chết nhưng lối sống “trong bao” của anh ta vẫn tồn tại.

Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/nguoi-trong-bao-se-khop.1134/
Thêm
Người trong bao (Sê-khốp)
459
0
0

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
Top