Newsfeed

forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...
Tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh thực tại và là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện thế giới tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình. Đây cũng là đặc trưng của các tác phẩm văn chương, tạo nên sức cuốn hút, sự lay động tâm hồn, là Tiếng nói của văn nghệ.

Đề bài: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.” (Nguyễn Đình Thi, “Tiếng nói của văn nghệ”)

Suy nghĩ về ý kiến trên qua một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở.

5509




HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1. Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi trong “Tiếng nói của văn nghệ”:

- Giải thích từ ngữ:

+ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại: đặc trưng riêng của tác phẩm nghệ thuật trong phương thức phản ánh đời sống. Người nghệ sĩ nào khi sáng tác cũng cũng lấy vật liệu mượn ở thực tại - hiện thực khách quan về cuộc sống, con người, xã hội, để xây dựng nên tác phẩm của mình. Có như vậy, tác phẩm của họ mới được công chúng đón nhận, mới đi vào cuộc sống.

+ Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ: tác phầm không chỉ phản ánh cuộc sống thực tại khách quan (ghi lại cái đã có rồi) mà còn là nơi thể hiện những suy nghĩ chủ quan, hay nói cách khác là tâm tư tình cảm, là tư tưởng của người nghệ sĩ. Đây chính là một điều gì mới mẻ luôn xuất hiện trong sáng tác của họ.

- Rút ra nội dung nhận định: ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ: tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh thực tại và là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện thế giới tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình. Đây cũng là đặc trưng của các tác phẩm văn chương, tạo nên sức cuốn hút, sự lay động tâm hồn, là Tiếng nói của văn nghệ.

2. Chứng minh qua một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở:

Chứng minh hai vấn đề chính:


- Tác phẩm văn học phản ánh thực tại đời sống (ghi lại cái đã có rồi): hiện thực cuộc sống luôn được thể hiện rõ nét (ví dụ: xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷ XVIII hiện lên với những mặt trái của nó - xã hội vô nhân đạo với những thế lực tàn ác chà đạp chà đạp con người, số phận bi thảm của người phụ nữ… trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du; cuộc sống đói nghèo, bị dồn vào bước đường cùng của người nông dân trong “Lão Hạc” của Nam Cao; không khí sôi nổi, hào hứng trong lao động xây dựng cuộc sống mới trong “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận; cuộc sống chiến đấu gian khổ ác liệt nhưng tràn đầy lạc quan trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật…)

- Tác phẩm văn học là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình (muốn nói một điều gì mới mẻ): “Truyện Kiều” của Nguyễn Du thể hiện rõ nét sự bất bình, căm ghét đối với xã hội phong kiến, thái độ xót thương vô hạn của nhà văn đối với những người phụ nữ; qua “Lão Hạc”, Nam Cao nói lên niềm yêu mến, cảm phục đối với những người nông dân nghèo khổ mà giữ được phẩm chất tốt đẹp; “Làng” của Kim Lân chẳng những thể hiện cái nhìn yêu mến, trân trọng mà còn nói lên được sự biến chuyển trong nhận thức và tình cảm của người nông dân trong bổi đầu chống Pháp; “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu gửi gắm suy nghĩ, bài học nhân sinh về cuộc đời của mỗi con người.

3. Đánh giá chung:

- Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung có tính chất đặc trưng của tác phẩm văn nghệ nói chung, tác phẩm văn học nói riêng, gợi cho người đọc có phương pháp tiếp cận tác phẩm đúng đắn và sâu sắc.

- Để có một nội dung sâu sắc, hấp dẫn, nhà văn chẳng những phải có vốn sống phong phú mà còn phải có tài năng nghệ thuật, và quan trọng nhất là tình cảm chân thành, tư tưởng đúng đắn.
Thêm
1K
0
1
Tác phẩm văn học là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình (muốn nói một điều gì mới mẻ): “Truyện Kiều” của Nguyễn Du thể hiện rõ nét sự bất bình, căm ghét đối với xã hội phong kiến, thái độ xót thương vô hạn của nhà văn đối với những người phụ nữ; qua “Lão Hạc”, Nam Cao nói lên niềm yêu mến, cảm phục đối với những người nông dân nghèo khổ mà giữ được phẩm chất tốt đẹp; “Làng” của Kim Lân chẳng những thể hiện cái nhìn yêu mến, trân trọng mà còn nói lên được sự biến chuyển trong nhận thức và tình cảm của người nông dân trong bổi đầu chống Pháp; “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu gửi gắm suy nghĩ, bài học nhân sinh về cuộc đời của mỗi con người.

Đó chính là mối quan hệ giữa tác phẩm nghệ thuật và nghệ sĩ (người sáng tạo ra cái hay, cái đẹp và gửi gắm vào tác phẩm)
 
Viết trả lời...
Đề thi vào 10 của Hà Nội sáng nay đây cả nhà nhé! Học sinh vừa ra khỏi phòng thi thì chụp ảnh gửi đề cho cô ngay. Cô đã đánh máy để thi và kèm đáp án để các em đọc lại đề một cách chính xác nhất và tự chấm điểm cho bài làm của mình nhé!

Có ai đoán trúng bài "Đồng chí" không ạ?

4741

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NỘI
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2021 – 2022
Môn thi: NGỮ VĂN
Ngày thi: 12/6/2021
Thời gian làm bài: 90 phút


Phần 1(6,0 điểm)


Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Chính Hữu và thơ ca kháng chiến chống Pháp. Mở đầu bài thơ, tác giả viết:

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hạn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đổi tri kỷ.
Đồng chí”

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)

1. Ghi lại năm sáng tác bài thơ Đồng chí. Tác phẩm này được in trong tập thơ nào của Chính Hữu?

2. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng phép lặp để liên kết và câu ghép (Gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép lặp và một câu ghép).

3. Đoạn cuối bài thơ có một hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi: “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” .Hình ảnh thơ đó giúp em hiểu gì về vẻ đẹp của những anh bộ đội Cụ Hồ”

Phần II (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyện gia Xien-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10.000 đôla. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xien-mét-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đôla. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đô la”. Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)

1. Theo em, vì sao Xten-mét-xơ cho rằng "vạch một đường thẳng” có giá 1 đôla nhưng tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy" lại có giá 9 999 đô la?

2. Dựa vào đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người

Ghi chú: Điểm phần 1: 1 (1,0 điểm); 2 (4,0 điểm); 3 (1,0 điểm)

Điểm phần II: 1(1,5 điểm); 2 (2,5 điểm)


Thêm
2K
2
2

Trần Ngọc 2021

Thành Viên
24/5/21
754
435
63,000
34
điểm
219,411
Đề thi vào 10 của Hà Nội sáng nay đây cả nhà nhé! Học sinh vừa ra khỏi phòng thi thì chụp ảnh gửi đề cho cô ngay. Cô đã đánh máy để thi và kèm đáp án để các em đọc lại đề một cách chính xác nhất và tự chấm điểm cho bài làm của mình nhé!

Có ai đoán trúng bài "Đồng chí" không ạ?

4741

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NỘI
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2021 – 2022
Môn thi: NGỮ VĂN
Ngày thi: 12/6/2021
Thời gian làm bài: 90 phút


Phần 1(6,0 điểm)


Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Chính Hữu và thơ ca kháng chiến chống Pháp. Mở đầu bài thơ, tác giả viết:

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hạn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đổi tri kỷ.
Đồng chí”

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)

1. Ghi lại năm sáng tác bài thơ Đồng chí. Tác phẩm này được in trong tập thơ nào của Chính Hữu?

2. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng phép lặp để liên kết và câu ghép (Gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép lặp và một câu ghép).

3. Đoạn cuối bài thơ có một hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi: “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” .Hình ảnh thơ đó giúp em hiểu gì về vẻ đẹp của những anh bộ đội Cụ Hồ”

Phần II (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyện gia Xien-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10.000 đôla. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xien-mét-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đôla. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đô la”. Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)

1. Theo em, vì sao Xten-mét-xơ cho rằng "vạch một đường thẳng” có giá 1 đôla nhưng tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy" lại có giá 9 999 đô la?

2. Dựa vào đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người

Ghi chú: Điểm phần 1: 1 (1,0 điểm); 2 (4,0 điểm); 3 (1,0 điểm)

Điểm phần II: 1(1,5 điểm); 2 (2,5 điểm)


 
Viết trả lời...
Kì thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn là một trong những kì thi với lượng kiến thức rộng đòi hỏi tư duy, sự sáng tạo và chăm chỉ rèn luyện nâng cao khả năng viết lách của mình.

Dưới đây là đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố Hà Nội, mời các bạn cùng tham khảo .


4739
Thêm
  • Like
Reactions: Vanhoctre
843
1
0
Viết trả lời...
Hiện nay, có một số tỉnh thành đã tổ chức kì thi tuyển sinh vào 10 cho các bạn học sinh lớp 9 bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều nơi chưa tổ chức kì thi nên chắc hẳn các bạn đang gấp rút ôn thi, luyện đề phải không nào?
Dưới đây là đề thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ Văn - Bạc Liêu

4729


Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn - Bạc Liêu
Sở GD&ĐT Bạc Liêu
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NĂM HỌC: 2020 - 2021

Môn: Văn
Ngày thi: 13/7/2020

I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (7,0 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:
Trên đường đời bạn cũng có lúc vấp ngã. Tôi cũng vậy. Ngay cả người tài giỏi, khôn ngoan nhất cũng có lúc vấp ngã. Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại. Điều chúng ta cần ghi nhớ là, cuộc sống không phải là một cuộc thi đó - trượt... Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp khác nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp. Những người đạt được thành công phần lớn là người biết đứng dậy từ những sai lầm ngớ ngẩn của mình bởi họ coi thất bại, vấp ngã chỉ là tạm thời và là kinh nghiệm bổ ích. Tất cả những người thành đạt mà tôi biết đều có lúc phạm sai lầm. Thường thì họ nói rằng sai lầm đóng vai trò quan trọng đối với thành công của họ. Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết. Nếu thất bại năm lần, họ cố gắng đứng dậy năm lần, mỗi lần một cố gắng hơn, Winston Churchill đã nắm bắt được cốt lõi của quá trình này khi ông nói: “Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên”.
(Trích Cuộc sống không giới hạn, Nick Vujicic, chương VII, trang 236)

Câu 1: (3,0 điểm)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính. (1,0 điểm)
b. Cho biết cách trích dẫn ở phần in đậm? (1,0 điểm)
c. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong hai câu văn sau: "Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết."(1,0 điểm)

Câu 2: (2,0 điểm)
- Em hiểu thế nào về câu văn: "Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại" ?

Câu 3: (2,0 điểm)
Em có đồng ý với quan điểm của Winston Churchill: "Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên."? Vì sao?

II. PHẦN LÀM VĂN: (13,0 điểm).

Câu 1: (5,0 điểm).

Từ ngữ liệu phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của việc đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống.

Câu 2: (8,0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biến bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long,
(Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD 2018, tr.140)
Thêm
2K
0
1
Trong giai đoạn chúng ta đang gấp rút ôn luyện thì rất cần những đề thi cùng đáp án nhằm nhận ra những thiếu sót của bản thân để khắc phục nó đem đến bài làm hoàn chỉnh hơn.
Dưới đây là đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn - bạc liêu. Mời các bạn cùng tham khảo

4731



Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Bạc Liêu 2020

Câu 1: (3,0 điểm)
a. Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.
b. Trích dẫn trực tiếp.
c. Phép thế: "họ không bỏ cuộc." = "thế"

Câu 2: (2,0 điểm)
- Vấp ngã là điều bình thường bởi ai cũng có lúc thất bại và vấp ngã trong cuộc sống, chỉ trừ những người không dám đứng dậy sau vất ngã hay chính là sợ hãi, không dám đối mặt với những điều xấu nhất có thể sảy ra thì họ mới là người thực sự thất bại.

Câu 3: (2,0 điểm)
Học sinh có thể đưa ra quan điểm riêng của mình là đồng tình hoặc không đồng tình. Đồng thời đưa ra lập luận giải thích cho quan điểm đó.)
Ví dụ: Đồng tình vì:
- Thất bại là một phần của cuộc sống và đó là điều rất bình thường, không ai không thành công mà không trải qua những thất bại.
- Thất bại thử thách sự kiên nhẫn của con người. Con người biết theo đuổi đam mê, chắc chắn sẽ thành công.
- Thất bại cho con người những bài học kinh nghiệm quý báu để nuôi dưỡng đam mê của chính mình.

II. PHẦN LÀM VĂN: (13,0 điểm).

Câu 1: (5,0 điểm).
Giới thiệu vấn đề:
ý nghĩa của việc đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống.
- Cuộc đời ai cũng từng vấp ngã trước khó khăn thất bại. Điều quan trọng không phải là khó khăn to hay nhỏ mà quan trọng là con người có đủ sức để đứng dậy sau những vấp ngã hay không?
Bàn luận vấn đề
- Con người từ khi sinh ra đã không ít lần vấp ngã: Ngày còn bé bụ bẫm, chập chững tập đi qua bao nhiêu lần vấp ngã đứng dậy và tập đi được. Vì vậy giờ ta có trưởng thành thì ta càng phải biết cách chấp nhận nó như một điều tự nhiên trong cuộc sống để sống nhẹ nhàng và vui vẻ hơn. Thất bại chính là động lực để con người vượt qua, là bài học để từ đó con người rèn luyện bản thân phấn đấu để ngày càng hoàn thiện.
- Đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã làm ta trưởng thành hơn trong cuộc sống, học được cách đứng dậy giúp ta vượt qua được khó khăn.
- Trong cuộc sống, ai cũng ít nhất 1 lần vấp ngã theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Sau mỗi lần vấp ngã ấy, người ta sẽ rút ra dc một bài học cho chính mình, biết tránh những chỗ ghồ ghề khó đi, biết tìm cho mình bước đi mới hay là dẫm lên chính chỗ đã ngã xuống và đi tiếp.
- Vấp ngã thất bại chỉ là một chuyện thường tình trong cuộc sống, người muốn thành công đều phải trải qua vấp ngã. Như một vận động viên muốn thành công đều có khó khăn trong quá trình luyện tập, khi thi đấu cũng có lúc vấp ngã nhưng luôn nổ lực phấn đấu rèn luyện để đến được vinh quang, người chiến thắng là người ngã gục cuối cùng trước các đối thủ.
- Đứng dậy ngay tại điểm vấp ngã rất dễ làm ta thấy sợ hãi, thiếu suy nghĩ, sáng suốt hay áp đặt quá khứ vì vậy khi bạn cảm thấy đủ tự tin hãy đứng dậy từ một điểm bắt đầu theo hướng mới tích cực hơn.
- Mở rộng: Tuổi trẻ không nên sợ hãi vấp ngã, vì càng ngã đau thì bạn càng nhớ rõ để rồi không bao giờ vấp ngã tại chính điểm đấy.

Câu 2: (8,0 điểm)
Dàn ý tham khảo:
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Huy Cận và bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”
- Dẫn dắt vào đoạn trích: là khổ 3 và khổ 4 của bài thơ, miêu tả cảnh đánh cá trên biển đêm với những vẻ đẹp bình dị của bút pháp hiện thực và trí tưởng tượng phong phú.

2. Cảm nhận

a. Khổ thơ thứ nhất
- Mở đầu đoạn trích là hình ảnh đoàn thuyền đang băng băng lướt sóng:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng.”
Con thuyền vốn nhỏ bé trước biển cả bao la qua cái nhìn của nhà thơ bỗng trở nên lớn lao, kì vĩ. Đoàn thuyền ấy có gió làm lái, có trăng làm buồm, thiên nhiên như mở ra bát ngát mênh mông. Đoàn thuyền hòa nhập với thiên nhiên, con người cũng vươn lên ngang tầm vũ trụ, làm chủ thiên nhiên với sự tự tin, mạnh mẽ.
- Giữa không gian bao la của trời biển, con thuyền trở thành trung tâm, vừa đẹp đẽ, khỏe khoắn, vừa giàu chất thơ. Thiên nhiên như cùng chung sức với con người điều khiển con thuyền.
- Người lao động đã đánh thức thiên nhiên, cùng thiên nhiên vũ trụ giao hòa trong công cuộc lao động. Lòng tin yêu con người và trí tưởng tượng bay bổng đã giúp nhà thơ xây dựng được hình ảnh tuyệt đẹp và giàu ý nghĩa. Thiên nhiên không đối lập với con người, không làm cho con người trở nên nhỏ bé, cô đơn, bơ vơ mà càng trở nên lớn lao, mạnh mẽ, hài hòa với khung cảnh thiên nhiên.
- Hai câu tiếp theo miêu tả những công việc cụ thể của đoàn thuyền đánh cá:
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
Nhịp thơ hối hả, lôi cuốn. Con thuyền là vũ khí, mỗi ngư dân là một chiến sĩ đầy uy quyền sức mạnh. Cuộc đánh cá có phương tiện kĩ thuật, được chuẩn bị như một cuộc chiến đấu với khí thế của những con người có niềm tin chiến thắng.

b. Khổ thơ thứ hai
- Những câu thơ miêu tả đàn cá đặc sắc, biển cả giàu có với những loại cá ngon và quý. Huy Cận đã vận dụng sáng tạo cách nói dân gian “chim thu nhụ đé” để viết:
Cá nhụ cá thu cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cá đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long.
- Hình ảnh con cá song là một nét vẽ tài hoa. Vảy cá đen hồng lấp lánh trên biển nước chan hòa ánh trăng vàng chóe. Cái đuôi cá quẫy được so sánh với ngọn đuốc rực cháy. Nghệ thuật phối sắc tài tình làm cho đoạn thơ đẹp như một bức tranh sơn mài rực rỡ. Bầy cá như những nàng tiên trong vũ hội.
- Vẻ đẹp của bức tranh lao động tiếp tục được thể hiện rõ hơn trong những đoạn thơ tiếp theo.

c. Nhận xét
- Hai đoạn thơ miêu tả khung cảnh lao động tươi vui với sự trù phú, giàu có của biển cả.
- Tác giả sử dụng nghệ thuật liệt kê, nhân hóa, so sánh đặc sắc.
- Thể hiện phong cách nghệ thuật Huy Cận sau cách mạng tháng Tám: tin yêu vào cuộc sống mới, con người mới.
3. Tổng kết
- Bút pháp vừa hiện thực vừa lãng mạn của tác giả vẽ nên bức tranh sơn mài rực rỡ về thiên nhiên và con người trong lao động.
- Hình ảnh con người nâng lên ngang tầm vũ trụ và công việc đánh cá trở thành một công việc nên thơ.
 
Viết trả lời...
Mới đây vào ngày 29/5/2021 tỉnh An Giang đã tổ chức kì thi tuyển vào 10 cho các bạn học sinh lớp 9. Dưới thời tiết nắng nóng cùng với dịch bệnh Covid - 19 đang diễn ra phức tạp nên tỉnh đã đưa ra đề thi phù hợp với năng lực và không làm khó chi các thí sinh.
Dưới đây là đề thi tuyển sinh vào 10 môn Văn tỉnh An Giang, mời các bạn cùng tham khảo
4727


Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn tỉnh An Giang
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiến độ trì
...Thị thơm(1) thì giấu người thơm(2)
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì
Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
(Trích Chuyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ, Tuyển tập, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2011, trang 203)​

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? (0,5 điểm)

Câu 2. Em hãy giải thích nghĩa của từ thơm(1) và thơm(2) trong câu: Thị thơm thì giấu người thơm. (1,0 điểm)

Câu 3. Cho biết tên hai truyện cổ mà tác giả gợi lên từ hai câu: Thị thơm thì giấu người thơm và Đẽo cày theo ý người ta. (0,5 điểm)

Câu 4
Em hiểu như thế nào về nội dung của hai câu thơ: (1,0 điểm)
Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa​

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1.
(2.0 điểm)
Em hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa giáo dục của các câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn Việt Nam để thấy được đó là: Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.

Câu 2. (5.0 điểm)
Cảm nhận của em về bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều được Nguyễn Du khắc họa qua đoạn trích sau từ Truyện Kiều:

Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Một người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tư trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.​
Thêm
5K
0
1
Vào ngày 29/5/2021 tỉnh An Giang đã tổ chức kì thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ Văn lớp 9 cho các bạn học sinh. Chắc hẳn ai ai cũng đang mong chờ đáp án đề thi phải không nào? Dưới đây là đáp án đề thi tuyển sinh vào 10 tỉnh An Giang, mời các bạn cùng tham khảo

4728


Đáp án đề thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ Văn tỉnh An Giang
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1
.
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ: Lục bát

Câu 2.
Thị thơm (1) thì giấu người thơm (2)
Thơm (1): Nghĩa gốc: có mùi như mùi hương của hoa, dễ chịu, làm cho thích ngửi
Thơm (2): nghĩa chuyển: chỉ con người

Câu 3.
Thị thơm thì giấu người thơm => Tấm Cám
Đẽo cày theo ý người ta. => Đẽo cày giữa đường

Câu 4. Ý nghĩa hai dòng thơ "Tôi nghe truyện cổ thầm thì/Lời ông cha dạy cũng vì đời sau." là: Truyện chính là những lời răn dạy của cha ông đối với đời sau . Qua những câu chuyện ông cha dạy con cháu cần sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ .

III. Làm văn
Câu 1

- Giới thiệu khái khái vấn đề nghị luận
a. Truyện cổ tích
* Khái niệm:
- Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê.
* Ý nghĩa giáo dục của các câu chuyện cổ tích:
- Giúp trẻ được hòa nhập vào nhân vật, giúp các bạn hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
- Truyện cổ tích ra đời nhằm hướng người đọc đến những cái đẹp hoàn mỹ, ở hiền chắc chắn sẽ gặp lành, thể hiện ước mơ và khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp của nhân dân ta.
- Gửi gắm thông điệp tình thương giữa người với người. Sau khi nghe truyện, các bạn sẽ thấy trân trọng tình cảm gia đình hơn, tình yêu thương của cha mẹ, lòng hiếu thảo đối với ông bà.
-> Qua đó, câu chuyện sẽ là những điều để học hỏi phẩm chất tốt đẹp hình thành cảm xúc và lòng nhân ái như lời dạy của cha ông.
b. Truyện ngụ ngôn
Truyện ngụ ngôn là loại truyện dân gian sử dụng các biện pháp ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con người để chỉ đến một vấn đề triết lý, luân lý mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc hoặc lên án về một thực tế, về những tật xấu của con người.
Kết thúc sau mỗi câu chuyện ngụ ngôn đều là những bài học mang tính chất luân lý có giá trị giáo dục về đạo rất cao, thậm chí còn mang cả ý nghĩa phê phán, đả kích chính trị sâu sắc.
VD: Chuyện Đẽo cày giữa đường: sống cần có lập trường, ...
*Rút ra bài học hành động và nhận thức, khẳng định các câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn Việt Nam hay chính là "Lời cha ông dạy cũng vì đời sau" là vô cùng chính xác
*Liên hệ bản thân

Câu 2.
Dàn ý tham khảo
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du (đại thi hào, danh nhân văn hóa thế giới)
- Truyện Kiều là tác phẩm gây tiếng vang, trở thành kiệt tác văn học Việt Nam
- Dẫn dắt đoạn trích: không chỉ khắc họa vẻ đẹp của những trang tuyệt thế giai nhân mà còn thể hiện tài năng miêu tả chân dung nhân vật bậc thầy của Nguyễn Du.

II. Thân bài
1. Khái quát vấn đề chung
- Miêu tả nhân vật khắc họa tính cách và số phận của con người là tài năng của Nguyễn Du, đây là thành công lớn của ông
+ Xây dựng thành công nhiều nhân vật để lại dấu ấn như Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, Mã Giám Sinh, Sở Khanh
- Miêu tả nhân vật chính diện: sử dụng bút pháp lý tưởng hóa nhân vật. Miêu tả nhân vật phản diện: bút pháp hiện thực hóa. Đoạn trích Chị em Thúy Kiều thể hiện vẻ đẹp toàn bích tới chuẩn mực Á Đông là hai nàng Vân, Kiều.
2. Phân tích vẻ đẹp nhân vật Thúy Vân
- Ban đầu, Nguyễn Du gợi tả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều từ hình ảnh thiên nhiên: mai, tuyết. Bút pháp ước lệ gợi ấn tượng về vẻ đẹp với cốt cách như mai, thanh tao, và cốt cách trong trắng, tinh khôi như tuyết
- Bốn câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân: thanh cao, duyên dáng, trong trắng
+ Câu thơ “Vân xem trang trọng khác vời” khái quát được vẻ đẹp cao sang, quý phái của nàng.
+ Vẻ đẹp của Vân sánh với những thứ đẹp nhất từ tự nhiên như hoa, mây trăng, tuyết, ngọc
+ Chân dung của Thúy Vân đẹp từ khuôn mặt, nụ cười, mái tóc, làn da, với phong thái điềm đạm (các chi tiết so sánh, ẩn dụ thú vị trong thơ)
→ Vẻ đẹp của Vân hơn mọi chuẩn mực của tự nhiên, khiến tự nhiên cúi đầu chịu ‘thua”, “nhường”, ắt hẳn cuộc đời nàng sẽ được an ổn, không sóng gió
- Vẻ đẹp của Thúy Kiều (12 câu thơ tiếp theo)
+ Kiều càng sắc sảo mặn mà: Vẻ đẹp của Thúy Kiều mặn mà về tâm hồn, sắc sảo về trí tuệ
+ Tác giả sử dụng lối ước lệ tượng trưng: thu thủy, xuân sơn để đặc tả riêng đôi mắt trong sáng, long lanh của Kiều
+ Thúy Kiều gợi lên là trang tuyệt thế giai nhân với vẻ đẹp khiến tự nhiên phải ganh ghét, đố kị: hoa ghen, liễu hờn
+ Cái tài của Thúy Kiều đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến: cầm, kì, thi, họa
+ Nhấn mạnh tài đàn của nàng, đặc biệt cung đàn bạc mệnh của nàng (Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân) là tiếng lòng của trái tim đa sầu, đa cảm
→ Chân dung Thúy Kiều khiến tạo hóa ganh ghét, tài hoa thiên bẩm, tâm hồn đa sầu đa cảm dự báo số phận trắc trở, nghiệt ngã đầy sóng gió bởi “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”
- Nguyễn Du miêu tả Thúy Vân trước rồi miêu tả Thúy Kiều, thủ pháp đòn bẩy này làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều
- Sử dụng tài tình các tính từ miêu tả vẻ đẹp Vân, Kiều (vẻ đẹp mang số phận): mặn mà, trang trọng, sắc sảo...
- Các biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, đối xứng, liệt kê, tăng tiến, điển tích điển cố... được sử dụng linh hoạt trong đoạn trích.
→ Bút pháp ước lệ tượng trưng là cách thể hiện con người quen thuộc trong thơ ca trung đại (miêu tả qua những công thức, chuẩn mực có sẵn được quy ước trong nghệ thuật)

III. Kết bài
- Đoạn trích khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều nhờ bút pháp ước lệ tượng trưng, thủ pháp đòn bẩy và các biện pháp tu từ
- Nguyễn Du thể hiện cảm hứng nhân văn qua việc đề cao con người, ca ngợi vẻ đẹp tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh.

- Chúc các bạn đạt kết quả cao -​
 
Viết trả lời...
Đề thi thử vào 10 môn văn 2021 trường THCS Hoành Sơn giúp các bạn học sinh tích luỹ thêm vốn kiến thức của mình.
Dưới đây là đáp án đề thi thử vào 10 môn Ngữ Văn 2021 Trường THCS Hoành Sơn giúp các bạn so sánh và nhận ra điểm đúng/sai, cái thiếu sót của mình để rút kinh nghiệm trong bài thi chính thức sắp tới.

Đáp án đề thi thử vào 10 môn văn 2021 trường Hoành Sơn - Hải Dương
4712

I. ĐỌC - HIỂU
1.
- Đoạn văn trên trích từ tác phẩm: Lặng lẽ sa Pa
- Tác giả: Nguyễn Thành Long

2.
- Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn “ Lặng lẽ sa Pa ” được Nguyễn Quang Sáng viết vào mùa hè năm 1970 khi tác giả đi thực tế ở Lào Cai, đây là thời kì miền Bắc đang đi lên xây dựng CNXH , miền Nam đang kháng chiến chống Mĩ .
- Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Tự sự

3.
- Tác phẩm được kể theo ngôi kể theo ngôi thứ ba
- Bằng điểm nhìn của ông họa sĩ.

4.
- Nhân vật: anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn
- Vẻ đẹp nhân vật:
+ Có tình yêu nghề, hi sinh thầm lặng cho đất nước.
+ suy nghĩ đúng đắn về nghề nghiệp.
+ Cởi mở, chân thành, quí trọng tình cảm của mọi người.
+ Sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, gọn gàng, mang đậm nét thi vị.
+ Khiêm tốn, thành thực.

5.
- Hình ảnh “ bó hoa nào khác nữa” được sử dụng theo biện pháp tu từ ẩn dụ.
- Hình ảnh đó có ý nghĩa: Đó là những giá trị tinh thần mà cô gái đã tìm thấy ở anh. Từ những điều cô chứng kiến, nghe được, từ những trang sách anh đọc dở, cô nhận ra vẻ đẹp tâm hồn anh. Anh trở thành tấm gương cho cô noi theo, cho cô yên tâm với những sự lựa chọn của mình.

II. LÀM VĂN
Câu 1.

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. Diễn dịch hay quy nạp hoặc tổng phân hợp.
b. Xác định đúng vấn đề. Lòng dũng cảm.
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận,kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:
Mở đoạn:
Câu văn giới thiệu vấn đề nghị luận.
Thân đoạn:
- Giải thích: dũng cảm là gì?
+ Dũng cảm là dám đương đầu với mọi khó khăn, gian lao vất vả, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì công l‎‎í, không sợ hãi, hèn yếu mà bỏ cuộc;dám vượt qua mọi thử thách.
+ Lòng dũng cảm là một đức tính vô cùng cần thiết đối với mỗi người.
-Tại sao phải cần có lòng dũng cảm?
+ Bởi lòng dũng cảm là một đức tính tốt, người có lòng dũng cảm mang lại bao điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội.
+ Lòng dũng cảm thể hiện sự mạnh mẽ, tự tin của con người trong cuộc sống.
+ Lòng dũng cảm giúp ta có sức mạnh vượt qua những khó khăn, thử thách. Lòng dũng cảm giúp ta bảo vệ người khác, xả thân vì công lí, công bằng trong cuộc sống.
+ Lòng dũng cảm giúp ta chấp nhận hậu quả sau mỗi sai lầm, dám đứng lên sau mỗi lần vấp ngã.
+ Lòng dũng cảm còn giúp con người chiến thắng được chính mình trước những cám dỗ, cạm bẫy của cuộc đời.
Chứng minh:
+ Trong chiến tranh lòng dũng cảm biến thành sứcmạnh để mỗi con người sẵn sang chiến đấu hi sinh bảo vệ Tổ quốc.
(HS lấy dẫn chứng)
+ Khi đất nước có thiên tai, khó khăn lòng dũng cảm giúp ta đương đầu với những tai ương đó.
+ Khi đất nước bình yên, lòng dũng cảm vẫn thể hiện sự hi sinh thầm lặng để bảo vệ sự bình yên cho tổ quốc ( HS lấy dẫn chứng).
Bởi vậy, lòng dũng cảm còn là động lực giúp ta đứng lên bảo vệ công lí, động cơ nâng cao tình thần tương thân tương ái giữa người với người và cuối cùng nâng cao hơn là tình yêu Tổ quốc.
Mở rộng:
- Trái với dũng cảm là hèn nhát, không dám đương đầu với thử thách, không dám vượt qua chính mình, thấy gian khổ thì sợ hãi, thấy nguy hiểm thì không dám đối diện và vượt qua. Trông chờ, ỷ lại, nhụt chí.
- Nhận thức và hành động: Liên hệ bản thân
+ Tuổi trẻ chúng ta cần phải không ngừng rèn luyện cho mình lòng dũng cảm vượt qua những thử thách trong học tập và trong cuộc sống, tránh sa vào tệ nạn xã hội sẵn sàng xả thân giúp đỡ người khác, luôn bảo vệ công lí, lẽ phải,không sợ hãi khi đối đầu với khó khăn mà và cố gắng học tập thật tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Kết đoạn: Câu văn khẳng định lại vấn đề.
Tham khảo văn mẫu: Viết đoạn văn về lòng dũng cảm

Câu 2.
Phân tích, cảm nhận về ba khổ thơ cuối của bài thơ Ánh trăng

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài nghị luận về một đoạn thơ: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai làm sáng tỏ các luận điểm. Kết bài khái quát được nội dung nghị luận
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích, cảm nhận về nghệ thuật và nội dung ba khổ thơ cuối của bài thơ : Ánh trăng
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:

A. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Khái quát về giá trị của bài thơ
- Nêu cảm nhận khái quát về hai khổ thơ
B. Thân bài:
1. Giới thiệu khái quát.
+ Khái quát ngắn gọn cảm xúc của tác giả khi đến thăm lăng Bác ở khổ thơ đầu.
2. Phân tích hai khổ thơ
- Khổ thơ thứ hai ca ngợi công ơn vĩ đại và tỏ lòng biết ơn vô hạn đối vơi Bác kính yêu.
+ Hai câu thơ đầu kết hợp hình ảnh thực và hình ảnh ấn dụ . Từ hính ảnh “mặt trời” có thực ngày ngày chiếu sáng cho nhân gian đem lại sự sống cho muôn loài, nhà thơ liên tưởng đến Bác. “Mặt trời” trong câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ, chỉ Bác Hồ. Qua đó ngợi ca công ơn vĩ đại của Bác. Bác là ánh sáng vô tận soi đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam. Đồng thời thể hiện niềm tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc của tác giả và cả dân tộc Việt Nam đối với Bác.
+ Hai câu thơ tiếp theo sử dụng hình ảnh ẩn dụ và hoán dụ. Hình ảnh “tràng hoa” là hình ảnh ẩn dụ sáng tạo, mới mẻ và gợi cảm thể hiện tình cảm thương nhớ, niềm tôn kính với Bác. Hình ảnh “bẩy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh hoán dụ để ngợi ca sự cống hiến không mệt mỏi của Người đối với dân tộc Việt Nam
- Khổ thơ thứ ba thể hiện niền xức động nghẹn ngào, trào dâng khi nhìn thấy Bác và nỗi đau đớn, xót xa khi Bác đã ra đi
+ Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng gợi cảm “vầng trăng”, cách nói giảm, nói tránh “giấc ngủ” gợi cảm xúc tuôn trào mãnh liệt. Không gian và thời gian như ngưng đọng Bác như đang trong giấc ngủ bình yên giữa một không gian yên tĩnh, trang nghiêm. Qua đó gợi liên tưởng đến tâm hồn cao đẹp sáng trong như và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người
+ Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh” khẳng định sự trường tồn vĩnh hằng của Bác. Bác như hóa thân vào thiên nhiên vũ trụ. Song Bác ra đi là sự thật khiến mỗi người dân đất Việt không khỏi đau xót bàng hoàn, tiếc nuối vô hạn. “Nghe nhói” là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác diễn tả nỗi đau xoáy vào nơi sâu thẳm nhất, thiêng liêng nhất của tâm hồn. Nỗi đau đớn xót xa khi phải chấp nhận thực tế : Bác không còn nữa. Nỗi đau của tác giả cũng là nỗi đau của toàn dân tộc Việt Nam.
3 .Đánh giá về nghệ thuật đoạn thơ.
- Thể thơ 7 xen 8 chữ , kết hợp các phương thức biểu đạt biểu cảm, tự sự, miêu tả
- Hình ảnh thơ giàu ý nghĩa, ngôn ngữ thơ giàu sức biểu cảm. Nhiều biện pháp tu từ : nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ ... được sử dụng thành công .
- Giọng thơ xúc động nghẹn ngào.
C. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề nêu cảm xúc về đoạn thơ, bài thơ.
- Liên hệ bản thân
- Chúc các bạn đạt kết quả cao -​
Thêm
2K
0
0
Viết trả lời...
William Arthur Ward đã từng nói: “Hãy học khi người khác ngủ, lao động khi người khác lười nhác, chuẩn bị khi người khác chơi bời và có được giấc mơ của mình khi mọi người chỉ ao ước.” Chính vì vậy, để có được thành công cần sự cố gắng, nỗ lực rất nhiều từ các bạn học sinh. Kì thi tuyển sinh vào 10 đang chuẩn bị diễn ra, chúng ta hãy cùng nhau chăm chỉ học tập, rèn luyện để đạt được kết quả cao nhé! Hôm hay vanhoctre.com với phương châm: "Mỗi ngày ít nhất một đề thi" sẽ cùng các bạn học sinh sưu tầm, tổng hợp và nâng cao kiến thức qua từng đề thi
Dưới đây là đề thi thử tuyển sinh vào 10 năm 2021 Trường THCS Hoành Sơn, mời các bạn cùng tham khảo


Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 Trường THCS Hoành Sơn
4711


I. ĐỌC - HIỂU ( 3.0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô.
( Ngữ văn 9, tập 1, trang 187)​

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (0,75 điểm) Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó? Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 3 (0,5 điểm).Tác phẩm trên được kể theo ngôi kể nào? Bằng điểm nhìn của ai?
Câu 4 (0,75 điểm):.Nhân vật “anh” trong đoạn trích là ai ? Nêu ngắn gọn vẻ đẹp của nhân vật đó?
Câu 5 (0,5 điểm): Trong đoạn văn, hình ảnh “một bó hoa nào khác nữa” được sử dụng theo biện pháp tu từ nào? Hãy nêu ý nghĩa của hình ảnh đó?

II. TẬP LÀM VĂN ( 7.0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về lòng dũng cảm.

Câu 2: ( 5,0 điểm) Phân tích, cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương – Ngữ văn 9, tập 2)​
Thêm
2K
0
0
Viết trả lời...
Trên khắp các tỉnh thành cả nước đang gấp rút tổ chức kì thi vào 10. Chắc hẳn các bạn học sinh lớp 9 đang gấp rút ôn luyện nhằm có nền tảng kiến thức giúp bài thi đạt kết quả cao phải không nào? Đừng lo hôm nay vanhoctre.com với phương châm: "Mỗi ngày ít nhất một đề thi" để cùng nhau cố gắng đem về những số điểm cao nhất.
Dưới đây là đề thi thử vào 10 trường THPT chuyên Amsterdam - Hà Nội mời các bạn cùng tham khảo
4709
Phần I ( 5.0 điểm)
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi bên dưới:
" Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. (...) Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém."
(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 9, trang 4-5, tập hai, Nxb Giáo dục, 2015)

a. (1.0 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Ghi ra câu văn nêu lên ý chính của đoạn trích.
b. (0.5 điểm) Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận chính nào?
c. (1.0 điểm) Từ "trọc phú" trong đoạn trích trên dùng để chỉ loại người nào?
Chỉ ra thành phần khởi ngữ có trong đoạn trích.
d. ( 2.5 điểm) Ngày Sách Việt Nam là ngày nào? Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về văn hóa đọc của giới trẻ ngày nay.

PHẦN II (5.0 điểm)
Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết:

“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng...”

(Trích Ngữ văn 9, tập hai, trang 55-56, Nxb Giáo dục 2017)

Câu 1 (1 điểm): Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời và nêu ý nghĩa nhan đề của bài thơ.
Câu 2 (0.5 điểm): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ cuối khổ thơ trên và xác định rõ từ ngữ thể hiện chúng.
Câu 3 (0.5 điểm): Kể tên một văn bản cũng viết về đề tài mùa xuân mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS và nêu rõ tên tác giả của văn bản đó.
Câu 4 (3 điểm): Hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng mười hai câu, trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp bức tranh mùa xuân xứ Huế trong khổ thơ trên. Đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái và phép thế dùng để liên kết. (Gạch chân, chú thích)

- Chúc các bạn đạt kết quả cao -


Thêm
1K
0
0
Viết trả lời...
Các bạn học sinh 2k6 ơi! Đã có rất nhiều tỉnh tổ chức thi vào 10 rồi, nhưng vẫn còn một số tỉnh chưa thi như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang… Vậy, các bạn 2k6 ở những tỉnh đó hãy cùng với vanhoctre.com luyện một số đề nhé. Vừa để ôn luyện kiến thức, vừa để thử sức mình… Nào, chúng mình cùng làm đề nào (Bật mí cho các bạn, phần trả lời bên dưới, vanhoctre.com đã đưa ra đáp án, các bạn tự làm đề và tự chấm điểm cho bài làm của mình nha).

4707



ĐỀ SỐ 1
ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10
MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: phút

Phần I: 5 điểm

Trong bài thơ “Sang thu”, nhà thơ Hữu Thỉnh viết:

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu
”.

1) Chép chính xác sáu câu thơ đứng trước hai câu thơ trên để hoàn thành đoạn thơ.

2) Giải thích từ: chùng chình, dềnh dàng.

3) Để phân tích đoạn thơ em vừa hoàn thành, một bạn học sinh đã viết câu văn sau:

Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt và sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm.”

Hãy lấy câu văn trên làm câu chủ đề để hoàn chỉnh đoạn văn nghị luận theo lối diễn đạt Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp. Đoạn văn có độ dài 10 – 12 câu, trong đoạn có sử dụng phép liên kết thế và thành phần phụ chú. (Gạch chân và chú thích)

Phần II: 5 điểm

Lời tâm tình, dặn dò tha thiết xúc động của nhà thơ Y Phương với con được thể hiện trong những câu thơ sau:

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cái nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng.


(Nói với con – Y Phương)

1) Trong câu thơ:

“Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng”


Các từ rừng, hoa, con đường theo em được hiểu theo những nghĩa nào?

2) Qua những câu thơ trên nhà thơ đã nói với con về những điều gì?

3) Hãy viết đoạn văn (khoảng một trang giấy thi) giới thiệu về bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương.

............................................Hết...................................................​
Thêm
2K
0
1
4708


ĐỀ SỐ 1
ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10
MÔN: NGỮ VĂN
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần I: 5 điểm

1) Chép hoàn chỉnh 8 câu thơ: 1 điểm

2) Giải thích từ: 0,5 điểm

- Chùng chình: có ý chậm lại (0,25 điểm)

- Dềnh dàng: chậm chạp, thong thả (0,25 điểm)

3) Viết đoạn: 3,5 điểm

* Hình thức: 1,5 điểm

- Đúng kết cấu T - P - H; đủ số câu: 0,5 điểm

- Sử dụng đúng; hợp lí:

+ Phép liên kết thế: 0,5 điểm

+ Thành phần tình thái: 0,5 điểm

* Nội dung: 2 điểm

Cảm nhận tinh tế cả vật thiên nhiên:

- Tín hiệu sang thu từ ngọn gió se nhẹ, khô và hơi lạnh mang theo hương ổi chín, qua hình ảnh “Sương chùng chình”, sương giăng mắc nơi ngõ nhỏ (nhân hóa) trong tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc xốn xang.

- Dòng sông trôi thanh thản, lững lờ.

- Những cánh chim bắt đầu vội vã bay đi tránh rét.

- Hình ảnh đám mậy mùa hạ “Vắt nửa mình sang thu”

- Nắng, mưa, sấm vẫn còn song thư dần, dịu lại.

=> Tầm hồn nhạy cảm, trí tưởng tườn phong phú, tinh tế.

Phần II:
5 điểm

1) Các từ rừng, hoa, con đường theo em được hiểu theo những nghĩa: (0.5 điểm)

- Nghĩa đen: Chỉ sự vật (0.25 điểm)

- Nghĩa ẩn dụ: chỉ quê hương (0.25 điểm)

2) Nhà thơ muốn nói với con về những nét đẹp của người đồng mình, của quê hương, đó cũng chính là cái nôi nuôi nuôi dưỡng con trưởng thành : 1 điểm

+ Họ là những con người khéo léo trong lao động, có tâm hồn yêu cái đẹp, có cuộc sống lao động cần cù tươi vui, lạc quan, gắn bó quấn quýt (0.5 điểm)

+ Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã che chở, đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống (0.5 điểm)

3) Viết đoạn giới thiệu bài thơ: 3,5 điểm. Đoạn văn đảm bảo các ý sau:
- Tên tác phẩm – tác giả (0,5 điểm)

- Thể thơ (0,25 điểm)

- Bố cục, mạch cảm xúc của bài thơ (0.5 điểm)

- Nội dung: (1.5 điểm) HS có thể trình bày Chủ đề -> Bố cục -> Nội dung:

* Chủ đề: Tình cảm gia đình; Truyền thống của quê hương, của dân tộc (0.25 điểm)

* Nội dung: Hai nội dung (Dựa vào SGV Tr. 77).

- Ý 1: 0.5 điểm

- Ý 2: 0.75 điểm

* Nghệ thuật: (0,75 điểm)

+ Từ ngữ, hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị mà gợi cảm. (0.25 điểm)

+ Giọng điệu thiết tha trìu mến; Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên (0.25 điểm)

+ Lối tư duy của người miền núi. (0.25 điểm)
 
Viết trả lời...
Sau khi làm xong mỗi đề thi chắc hẳn bạn nào cũng đang chờ đợi đáp án để so sánh bài làm của mình nhằm nhận ra những điểm còn yếu kém.
Dưới đây là đáp án đề thi trường Chuyên KHTN (Hà Nội)


Đáp án đề thi thi thử vào 10 trường Chuyên KHTN (Hà Nội)

Câu 1
1. Trắc nghiệm

a. D
b. A
c. D
d. A

4702

4703

4704

4705
Thêm
1K
0
0
Viết trả lời...