Mạng xã hội Văn học trẻ

Nhà văn M. Gorki đã từng nói; “Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của các tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu.

Thật vậy, mở bài hay sẽ giúp các bạn có thêm cảm hứng cho bài viết của mình, giúp bài viết được trôi chảy hơn. Bên canh đó, mở bài hay còn tạo ấn tượng cho giám khảo và người đọc thấy được sự thích thú khi cảm nhận được bài văn ngay từ phần mở đầu thì có thể khẳng định được chất lượng bài văn đạt giá trị cao.

Hãy cùng mình đi tìm hiểu một số công thức mở bài cho phần Nghị luận văn học nhé!


5082

Công thức viết Mở bài số 1

Khúc ca của văn chương mang một sức mạnh thật kì diệu, nó đi sâu vào tiềm thức, vào trái tim người đọc, để lại biết bao rung cảm, suy ngẫm về cuộc đời. Giữa vườn hoa văn chương Việt Nam, có một khúc ca thật đẹp, sự kết tinh từ của ngôn từ dưới ngòi bút tài hoa của tác giả A đã tạo nên tác phẩm B. Đặc biệt khi đọc B, người đọc không thể không ấn tượng với đoạn văn/đoạn thơ thể hiện … (vấn đề nghị luận),,,

Công thức viết Mở bài số 2

Văn học như một thiên thần mang sứ mệnh che chở và bảo vệ con người. Nhà văn/nhà thơ A đã để ngòi bút của mình thực hiện trọn vẹn số mệnh cao cả đó qua tác phẩm B. Trong B, tác giả đã vẽ lên… (vấn đề nghị luận)…

Công thức viết Mở bài số 3

Từ đâu mà con người tìm đến văn chương? Từ đâu văn chương đi vào cuộc sống con người? Văn chương kì diệu lắm. Văn chương là nghệ thuật nhưng lại chân thật vô cùng. Người đọc tìm đến ở đó không phải là những thứ cao siêu mà chỉ đơn giản ở đó họ tìm được cuộc đời. Bằng ngòi bút của mình, tác giả A đã vẽ lên câu chuyện cuộc đời qua tác phẩm B. Ở đó độc giả chắc chắn không thể nào quên được … (vấn đề nghị luận).

Công thức viết mở bài số 4

Puskin từng viết: “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Và nhà văn/nhà thơ A đã để tiếng lòng của mình cất lên qua tác phẩm B. Đến với B, ta bắt gặp… (vấn đề nghj luận) đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Sưu tầm
Thêm
8K
2
5
1. Xây dựng một hình tượng nhân vật đã khó, nhưng để nhân vật đó có sức lay động và chiếm trọn trái tim người đọc còn khó hơn. Ấy vậy mà nhà thơ/nhà văn … đã làm được điều đó. Nhân vật “ABC/XYZ” của ông đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc về hình ảnh của một ( tùy đề bài yêu cầu phân tích nhân vật nào thì khái quát nhân vật đó)

2. Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực thì vẫn còn mãi mãi với thời gian.

Tác phẩm “ABC/XYZ” của nhà văn/ nhà thơ….là một trong số những tác phẩm nghệ thuật như thế.

Đặc biệt là trích đoạn….( nếu người ta yêu cầu phân tích đoạn trích)

3. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã góp thêm những trang vàng vào lịch sử dân tộc. Đã có rất nhiều văn nghệ sẽ đã có được cảm hứng sáng tác từ đề tài này. Chính vì vậy đây cũng là giai đoạn văn học có nhiều thành công góp phần làm rạng rỡ nền văn học nước nhà.

”…….” Của nhà văn/ nhà thơ ……… là một trong những đóng góp như vậy.

Hình ảnh của những người lính quả cảm, kiên cường, ngày đêm chiến đấu bảo vệ đất nước/ Nhân vật chính trong tác phẩm ( tên) …đã thật sự để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc (Mở bài như thế này chỉ áp dụng với các bài văn viết về chiến tranh, người lính), ví dụ: Tây Tiến,…

4. Trong trái tim mỗi con người luôn có một khoảng dành riêng cho quê hương, tình cảm ấy dạt dào cháy bỏng & có sức sống mãnh liệt, bền bỉ. Đặc biệt trong hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm, tình cảm ấy càng tỏa sáng rạng ngời. Với ngòi bút sắc sảo chân thực cùng tâm hồn đồng cảm sâu sắc, nhiều nhà văn VN hiện đại đã khắc họa thành công hình ảnh con ng VN có tình yêu làng quê tha thiết. Nhưng có lẽ thành công hơn cả là nhà văn…. Với nhân vật……..

5. Chúng ta đã gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác phẩm văn học Việt Nam, đó là một nàng Vũ Nương oan khuất, một nàng Kiều bi kịch, một Chị Dậu tủi hờn… Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ ngày xưa ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ đứng dậy làm chủ đời mình. Một trong những nhân vật văn học nữ tiêu biêu biểu là nhân vật…. của nhà văn/ nhà thơ…..

Cái này áp dụng cho Truyện Kiều, Chiếc Thuyền Ngoài Xa, Vợ Chồng A Phủ.

6. Trong vô số những nạn nhân của xã hội phong kiến có một tầng lớp mà hết thảy các nhà văn nhân đạo đều đau xót trân trọng và tập chung viết về họ đó là người phụ nữ. trong số những tác phẩm viết về đề tài này nổi bật nhất phảI kể đến tác phẩm….

suu tam
 
Viết trả lời...
Nhà văn M. Gorki đã từng nói; “Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của các tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu.

Thật vậy, mở bài hay sẽ giúp các bạn có thêm cảm hứng cho bài viết của mình, giúp bài viết được trôi chảy hơn. Bên canh đó, mở bài hay còn tạo ấn tượng cho giám khảo và người đọc thấy được sự thích thú khi cảm nhận được bài văn ngay từ phần mở đầu thì có thể khẳng định được chất lượng bài văn đạt giá trị cao.

Hãy cùng mình đi tìm hiểu một số công thức mở bài cho phần Nghị luận văn học nhé!


5082

Công thức viết Mở bài số 1

Khúc ca của văn chương mang một sức mạnh thật kì diệu, nó đi sâu vào tiềm thức, vào trái tim người đọc, để lại biết bao rung cảm, suy ngẫm về cuộc đời. Giữa vườn hoa văn chương Việt Nam, có một khúc ca thật đẹp, sự kết tinh từ của ngôn từ dưới ngòi bút tài hoa của tác giả A đã tạo nên tác phẩm B. Đặc biệt khi đọc B, người đọc không thể không ấn tượng với đoạn văn/đoạn thơ thể hiện … (vấn đề nghị luận),,,

Công thức viết Mở bài số 2

Văn học như một thiên thần mang sứ mệnh che chở và bảo vệ con người. Nhà văn/nhà thơ A đã để ngòi bút của mình thực hiện trọn vẹn số mệnh cao cả đó qua tác phẩm B. Trong B, tác giả đã vẽ lên… (vấn đề nghị luận)…

Công thức viết Mở bài số 3

Từ đâu mà con người tìm đến văn chương? Từ đâu văn chương đi vào cuộc sống con người? Văn chương kì diệu lắm. Văn chương là nghệ thuật nhưng lại chân thật vô cùng. Người đọc tìm đến ở đó không phải là những thứ cao siêu mà chỉ đơn giản ở đó họ tìm được cuộc đời. Bằng ngòi bút của mình, tác giả A đã vẽ lên câu chuyện cuộc đời qua tác phẩm B. Ở đó độc giả chắc chắn không thể nào quên được … (vấn đề nghị luận).

Công thức viết mở bài số 4

Puskin từng viết: “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Và nhà văn/nhà thơ A đã để tiếng lòng của mình cất lên qua tác phẩm B. Đến với B, ta bắt gặp… (vấn đề nghj luận) đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Sưu tầm
Thêm
8K
2
5
Tổng hợp các mẫu mở bài nghị luận xã hội hay nhất

Mẫu mở bài nghị luận xã hội số 1

Cuộc sống là một bức tranh muôn màu. Mỗi người sẽ vẽ lên đó những màu sắc khác nhau. Một trong những màu có ý nghĩa nhất là [nội dung vấn đề cần nghị luận – ví dụ: tình yêu, lòng nhân ái, niềm tin …]

Mẫu mở bài nghị luận xã hội số 2

Thời gian vẫn trôi và bốn mùa vẫn luôn luân chuyển. Nhưng những giá trị đích thực vẫn luôn tồn tại giữa cuộc sống muôn màu muôn vẻ này. Khi nói đến những giá trị tốt đẹp đó, chúng ta không thể không nhắc đến [nội dung cần bàn luận – ví dụ: sự đồng cảm và chia sẻ, lòng nhân ái …]

Mẫu mở bài nghị luận xã hội số 3

Đời người giống như một cuốn nhật ký. Mỗi ngày chúng ta viết ra giấy nhiều thứ: có niềm vui, cũng có nỗi buồn, có thành công, cũng có thất bại. Trên hành trình hoàn thiện nhật ký của chính mình, chúng ta cần có [nội dung nghị luận]. Để rồi khi khép lại trang nhật ký, mỗi người đều cảm thấy hài lòng và tự hào.

Mẫu mở bài nghị luận xã hội số 4

Mỗi người sinh ra đều mang trong mình một khối óc để suy nghĩ và một trái tim để cảm nhận tình yêu. Chúng ta sẽ tạo ra cho mình những giá trị nhất định, một trong số đó là [nội dung của luận văn] để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Mẫu mở bài nghị luận xã hội số 5

Cuộc sống là một hành trình dài. Nơi mỗi người sẽ viết trên những trang sách khác nhau. Và trên hành trình đó, chúng ta cần có được [lời cầu hôn] để cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.

Mẫu mở bài nghị luận xã hội số 6
Thời gian là vô hạn, và đời người là hữu hạn. Vì vậy, triết lý sống là điều mà mọi người luôn theo đuổi. Và [bài toán đề xuất] là một trong số đó.

Mẫu mở bài nghị luận xã hội số 7

Trong vũ trụ bao la, sự tồn tại của con người là vô cùng nhỏ bé. Dù vậy, sự tồn tại đó đã là một phần tất yếu. Vì vậy, chúng ta cần phải làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều đó đã được truyền tải qua câu…

Mẫu mở bài nghị luận xã hội số 8

Cuộc sống là một bức tranh muôn màu. Mỗi người sinh ra đều có một số phận của riêng mình. Vì vậy, chúng ta cần cố gắng sống tốt đời đẹp đạo. Và câu nói… đã mang lại một bài học quý giá.

Mẫu mở bài nghị luận xã hội số 9

Con đường đến đích thành công phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách, nhưng để có thể vượt qua mọi khó khăn thì chúng ta phải có đam mê và sự nỗ lực của bản thân. Khi tôi đọc câu nói…, tôi cảm thấy nó thực sự có ý nghĩa.

Mẫu mở bài nghị luận xã hội số 10

Trong cuộc sống, mỗi người sinh ra đều mang trong mình những giá trị nhất định. Chúng tôi cần nỗ lực hết mình để khẳng định mình. Và [bài toán đề xuất] là hoàn toàn cần thiết trong hành trình đó.

Mẫu mở bài nghị luận xã hội số 11

Cuộc sống là một câu đố đầy màu sắc. Bên cạnh những màu sắc rực rỡ là những gam màu trầm lắng. Nhưng không có nghĩa là chúng ta mất tất cả. Mỗi người đều có nhiệm vụ riêng. Mỗi tác phẩm đều đáng trân trọng. Và [bài toán mệnh đề] là một yếu tố tạo nên chúng ta.

Mẫu mở bài nghị luận xã hội số 12

Sukhom linsky từng nói: “Con người không sinh ra để biến mất như một hạt cát không tên. Họ sinh ra để để lại dấu ấn trên mặt đất và trong trái tim người khác. Thật vậy, mỗi con người sống phải tạo ra cho mình những giá trị tốt đẹp. Và [vấn đề cần thảo luận] là một trong những yếu tố để chúng tôi làm được điều đó.

Mẫu mở bài nghị luận xã hội số 13

Cuộc sống là một bản nhạc, có thăng trầm. Tuy nhiên, mọi người cũng cần phải có [vấn đề cần bàn luận] để tiếp tục bước đi trên con đường của mình. Cuối con đường sẽ gặt hái được yêu thương và thành công.

Mẫu mở bài nghị luận xã hội số 14

Trong cuộc sống, mỗi một con người được sinh ra đều mang trong mình những giá trị nhất định. Đúng như câu nói [trích dẫn câu nói]. Từ đó, mỗi người nhận ra bài học thật ý nghĩa và giá trị.

Mẫu mở bài nghị luận xã hội số 15

Con đường đến đích thành công phải trải qua nhiều khó khăn thử thách, nhưng để có thể vượt qua mọi khó khăn, chúng ta phải có sự đam mê và nỗ lực tự thân. Khi đọc được câu nói [trích dẫn câu nói], tôi cảm thấy điều đó thực sự ý nghĩa.

Mẫu mở bài nghị luận xã hội số 16

Cuộc sống có rất nhiều giá trị tốt đẹp mà con người cần xây dựng và giữ gìn. Cũng giống như lời khuyên mà câu nói [trích dẫn câu nói] dành cho mỗi người trong cuộc sống này.

Mẫu mở bài nghị luận xã hội số 17

Nhân vật Paven trong “Thép đã tôi thế đấy” từng nói: “Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình…”. Sống và làm sao cho sống đúng nghĩa của một con người trong kiếp nhân sinh là niềm trăn trở của mỗi người. Vì vậy, có ý kiến đã khuyên rằng [trích dẫn câu nói].

Mẫu mở bài nghị luận xã hội số 18

Cuộc sống của con người không phải lúc nào cũng bước đi trên con đường trải đầy hoa hồng. Nhưng nhờ có ý chí và nghị lực mà mỗi người luôn biết cách vượt qua khó khăn. Cũng giống như bài học mà câu nói [trích dẫn câu nói] muốn gửi gắm đến mỗi người.

Mẫu mở bài nghị luận xã hội số 19

Người xưa từng nói: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Cuộc đời luôn sẵn bày những nghịch cảnh để thử thách con người. Không có con đường bằng phẳng nào dẫn ta thẳng đến thành công. Sự nỗ lực của bản thân chính là yếu tố quyết định thành bại trong cuộc đời. Bởi thế, mọi chuyện ở trên đời sẽ không có gì khó khăn nếu bạn luôn có [vấn đề cần nghị luận].

Mẫu mở bài nghị luận xã hội số 20

Thành công chỉ đến với những ai thực sự đam mê và nỗ lực hết mình vì điều đó. Và trong hành trình chinh phục thành công, [vấn đề cần nghị luận] là một yếu tố vô cùng quan trọng.
 
Viết trả lời...
Nhà văn M. Gorki đã từng nói; “Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của các tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu.

Thật vậy, mở bài hay sẽ giúp các bạn có thêm cảm hứng cho bài viết của mình, giúp bài viết được trôi chảy hơn. Bên canh đó, mở bài hay còn tạo ấn tượng cho giám khảo và người đọc thấy được sự thích thú khi cảm nhận được bài văn ngay từ phần mở đầu thì có thể khẳng định được chất lượng bài văn đạt giá trị cao.

Hãy cùng mình đi tìm hiểu một số công thức mở bài cho phần Nghị luận văn học nhé!


5082

Công thức viết Mở bài số 1

Khúc ca của văn chương mang một sức mạnh thật kì diệu, nó đi sâu vào tiềm thức, vào trái tim người đọc, để lại biết bao rung cảm, suy ngẫm về cuộc đời. Giữa vườn hoa văn chương Việt Nam, có một khúc ca thật đẹp, sự kết tinh từ của ngôn từ dưới ngòi bút tài hoa của tác giả A đã tạo nên tác phẩm B. Đặc biệt khi đọc B, người đọc không thể không ấn tượng với đoạn văn/đoạn thơ thể hiện … (vấn đề nghị luận),,,

Công thức viết Mở bài số 2

Văn học như một thiên thần mang sứ mệnh che chở và bảo vệ con người. Nhà văn/nhà thơ A đã để ngòi bút của mình thực hiện trọn vẹn số mệnh cao cả đó qua tác phẩm B. Trong B, tác giả đã vẽ lên… (vấn đề nghị luận)…

Công thức viết Mở bài số 3

Từ đâu mà con người tìm đến văn chương? Từ đâu văn chương đi vào cuộc sống con người? Văn chương kì diệu lắm. Văn chương là nghệ thuật nhưng lại chân thật vô cùng. Người đọc tìm đến ở đó không phải là những thứ cao siêu mà chỉ đơn giản ở đó họ tìm được cuộc đời. Bằng ngòi bút của mình, tác giả A đã vẽ lên câu chuyện cuộc đời qua tác phẩm B. Ở đó độc giả chắc chắn không thể nào quên được … (vấn đề nghị luận).

Công thức viết mở bài số 4

Puskin từng viết: “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Và nhà văn/nhà thơ A đã để tiếng lòng của mình cất lên qua tác phẩm B. Đến với B, ta bắt gặp… (vấn đề nghj luận) đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Sưu tầm
Thêm
8K
2
5
Hướng dẫn chung mở bài văn nghị luận xã hội/văn học

Phần mở bài trong văn nghị luận là phần đặt vấn đề, thông thường có hai cách:

– Trực tiếp: Là cách đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận. Nghĩa là sau khi đã tìm hiểu đề và tìm được vấn đề trọng tâm của bài nghị luận, ta nêu thẳng vấn đề đó ra bằng một luận điểm rõ ràng. Tuy nhiên khi mở bài trực tiếp, ta cũng phải trình bày cho đủ ý, không nói thiếu nhưng cũng không nên nói hết nội dung, phải đáp ứng đủ các yêu cầu của một phần mở bài đúng mực trong nhà trường. Đặt vấn đề theo cách trực tiếp dễ làm, nhanh gọn, tự nhiên, dễ tiếp nhận, tuy nhiên thường khô khan, cứng nhắc, thiếu hấp dẫn cho bài viết.

Nếu đề bài yêu cầu nghị luận về tác phẩm thì mở bài phải giới thiệu được tên tác giả, tên tác phẩm, trích dẫn khổ thơ, hoặc giới thiệu vấn đề nghị luận.

– Gián tiếp: Với cách này người viết phải dẫn dắt vào đề bằng cách nêu lên những ý có liên quan đến luận đề (vấn đề cần nghị luận) để gây sự chú ý cho người đọc sau đó mới bắt sang luận đề.Mở bài theo cách này tạo được sự uyển chuyển, linh hoạt cho bài viết, hấp dẫn người đọc, tuy nhiên kiểu mở bài này dễ dẫn đến sự lan man, lạc đề cho bài viết.

Những bạn học yếu nên mở bài theo cách thứ nhất ( không phải nghĩ nhiều, nhưng không được điểm giỏi)

* Ví dụ 1

Đề bài : Bàn về quan niệm sống.

- Mở bài trực tiếp:

Trong cuộc sống mỗi người đều có quan niệm sống riêng. Có người chỉ sống vì tiền tài danh vọng mà quên đi giá trị đích thực của cuộc sống.Quan niệm sống tốt là sự hài hòa giữa danh vọng ,tiền bạc với các mối quan hệ và giá trị của con người với thiên nhiên,không bị chi phối bởi vật chất, sống hết mình, làm việc hết mình. (Bài viết của học sinh)

- Mở bài gián tiếp:

Nhà văn Pháp Đ.Đi-đơ-rô từng quan niệm “ Nếu không có mục đích ,anh không làm được gì cả.Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích bình thường.Đây là quan niệm đúng và rất phù hợp với chúng ta.Trong cuộc sống mỗi người đều có một lí tưởng sống riêng để tự vươn tới,tự hoàn thiện và phát triển bản thân. Bất kì ai cũng cần tự tạo cho mình một lí tưởng và có lòng quyết tâm theo lí tưởng ấy ”. (Bài viết của học sinh)

Đối với nghị luận văn học, các em cũng làm tương tự.

* Ví dụ 2

Đề bài :

Phân tích tình huống truyện độc đáo trong Vợ nhặt của Kim Lân

– Mở bài trực tiếp:

“Vợ nhặt” được coi là kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân, cũng là một truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Một trong những yếu tố quan trọng giúp tạo ra những giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc cho truyện ngắn chính là việc Kim Lân đã xây dựng thành công tình huống truyện độc đáo.

- Mở bài gián tiếp:

Đối với nghệ thuật truyện ngắn, tạo ra được một tình huống độc đáo mới lạ để làm bật nổi vấn đề, bật nổi tâm trạng, tư tưởng, tính cách của các nhân vật và chủ đề của tác phẩm là một điều có ý nghĩa then chốt. Một truyện ngắn đặc sắc là nhờ được tổ chức chung quanh một tình huống như thế, và Vợ nhặt của Kim Lân là một trường hợp tiêu biểu.

* Ví dụ 3

+ Nói đến Chính Hữu không thể không nói đến bài thơ “Đồng chí”.Bài thơ như một điểm sáng trong tập “Đầu súng trăng treo”- tập thơ viết về đề tài người lính của ông. (mở bài trực tiếp)

+ Đề : Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.

Khi “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan ra đời, tôi chắc ít ai nghĩ rằng, thân phận người nông dân dưới ách đế quốc phong kiến lại có thể có một nỗi khổ nào hơn những nỗi khổ của chị Dậu, anh Pha. Nhưng khi Chí Phèo bước ra từ những trang sách của Nam cao, thì người ta mới nhận ra rằng đây là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân cùng ở một nước thuộc địa. Hình ảnh Chí Phèo qua tác phẩm cùng tên của Nam Cao đã khắc họa một cách đầy ám ảnh hình tượng đó.

sưu tầm
 
Viết trả lời...

Tôi đã hơn 30 tuổi và không có kỹ năng viết, tôi có thể thử viết được không? Liệu 30 tuổi mới bắt đầu tập viết có muộn quá không? Những điều kiện cần có để trở thành nhà văn là gì?​


Người xưa nói: Đứng ở tuổi ba mươi, đây là độ tuổi mà một người có nhiều khả năng thành công nhất. Mặc dù điều này có thể không áp dụng cho tất cả mọi người, nhưng ít nhất nó cũng đại diện cho khả năng vô hạn.

Và ba mươi tuổi chỉ là một con số tuổi tác, nó sẽ không thể ngăn cản suy nghĩ của bạn ở một giai đoạn nào đó hoặc giết chết một số suy nghĩ của bạn. Bây giờ bạn đã quyết định cầm bút lên, hãy làm điều đó một cách nghiêm túc.

Muốn thử một điều gì đó, bạn phải chuẩn bị tâm lý để hoàn thành nó. Khi bạn không biết đủ về điều này, bạn hãy cố tìm hiểu và điều chỉnh trạng thái của bạn cùng một lúc. Và nếu bạn muốn bắt đầu, bạn có thể bắt đầu với phong cách viết yêu thích của bạn hoặc câu chuyện yêu thích của bạn. Bởi chỉ cần bạn thích thì bạn mới dành thời gian suy nghĩ và có cái tâm của riêng mình, để những tác phẩm bạn viết ra sẽ có những cảm xúc chân thành và tinh tế, và bạn sẽ dễ xúc động hơn khi viết chúng.

Giai đoạn đầu thử nghiệm chắc chắn sẽ không có nhiều thành tựu. Nhưng đừng bỏ cuộc, vì phải trải qua nó chúng ta mới có thể bắt đầu đi bước tiếp theo.

Sau khi đặt mục tiêu, bạn có thể chia chúng thành nhiều mục tiêu nhỏ và thực hiện hàng ngày. Trong quá trình không ngừng cố gắng này, bạn chắc chắn sẽ có vô số ý nghĩ muốn bỏ cuộc. Nhưng bạn phải giữ lấy bằng cách đọc những điều cổ vũ quyết tâm bạn và gặp những người có thể khích lệ bạn.

Tất cả những thành công không phải ngẫu nhiên mà có, chỉ là thời gian làm việc chăm chỉ của những người thành công đó không phải ai cũng biết.

Ý định viết ban đầu của bạn là gì? Đó là để kiếm tiền hay vì sở thích?

Nếu là để kiếm tiền, tôi khuyên các bạn nên từ bỏ để tiết kiệm thời gian. Nhà văn là một nghề nghèo nàn, ít người trong số nhà văn nổi tiếng được xếp hạng giàu có (so với số lượng các nhà văn thì %là rất ít, rất rất ít, so với các nghề khác thì còn thấy ít đến đáng thương).

Nhà văn là một người lao động tự do, viết lách rất đau xương, mỏi cổ, não bộ luôn phải vận động và tay thì gõ chữ không ngừng – có thể viết ra chỉ để xóa ngay sau đó. Không ai thành công ngẫu nhiên, chỉ cần chịu được nghèo khó, chịu khó, kiên trì liên tục, tìm kiếm cảm hứng, khẳng định đây là công việc không nhàn, cũng không phải cứ làm là sẽ gặt hái được thành quả!

Nếu là vì lý tưởng, có ý định ban đầu là ước mơ của một nhà văn! Xin chúc mừng, bạn có thể tiến lên phía trước cho dự định ban đầu của mình!

Tài năng thôi chưa đủ, hãy cố gắng lên nhé! Chỉ cần bạn chịu khó, ham học hỏi, kiên trì đọc sách thì theo thời gian sẽ có đầu ra!

30 tuoi.jpg

(Chỉ cần bạn có đam mê, bắt đầu ở tuổi nào không quan trọng)

Điều kiện cần có để trở thành một nhà văn là gì?

Tôi nghĩ có những điểm sau:

1. Kỹ năng viết không tốt, đây là một thiếu sót, và chúng ta phải thực hiện một cuộc tấn công bất ngờ thông qua việc chăm chỉ. Những kiệt tác kinh điển nhất định phải đọc, dù dày hay khó hiểu thì cũng phải ép mình đọc, vì ước mơ thì hãy chăm chỉ nhé Ai bảo ước mơ là xa vời, chỉ cần bạn chăm chỉ thì bạn sẽ đến gần đến ước mơ của bạn từng bước! Đọc liên tục, bạn có thể chọn tác phẩm của các nhà văn yêu thích của bạn để đọc! Hãy đọc ghi chú, trích dẫn những từ, câu và đoạn văn hay, đọc nó mỗi ngày như một học sinh sùng đạo! Đây là một kỹ năng cơ bản, vì vậy bạn phải lo lắng về nó.

2. Hãy giỏi suy nghĩ và quan sát cuộc sống bằng trái tim. Đời nào cũng có cái đẹp, chỉ cần có một đôi mắt tinh tường biết quan sát thì mọi mảnh đời đều là một kho tư liệu viết lách. Bạn có thể bắt đầu bằng việc viết nhật ký mỗi ngày, ghi lại những mảnh vụn của cuộc sống, đối xử với cuộc sống bằng trái tim của bạn và cuộc sống sẽ không thiếu một trái tim chân thành!

Có nhiều cách để xây dựng thư viện tư liệu, bạn có thể dùng bút để ghi chép, trích dẫn! Bây giờ là thời đại của đọc sách trên điện thoại di động, đọc rời rạc chiếm tỷ lệ lớn, có thể thành lập thư viện tư liệu điện tử, mỗi khi đọc một bài báo thì có thể sao chép và dán vào sổ điện tử, chia thành từng mục và ghi chép. Khi viết cần tài liệu và từ khóa, bạn có thể nhanh chóng tìm thấy nó bằng cách tìm kiếm, rất tiện lợi khi sử dụng.

3. Tham gia học, tìm lớp luyện viết chuyên nghiệp, có sự hướng dẫn của giáo viên chuyên nghiệp! Đọc hàng nghìn cuốn sách không bằng một người thầy nổi tiếng chỉ đường! Trên con đường hành văn, nếu có thầy nổi tiếng giúp đỡ, bạn sẽ tránh được nhiều đường vòng. Nếu không tìm thấy thì có thể tham gia CLB viết Văn học trẻ - cũng có thể giúp ích cho bạn phần nào

4. Trên đời này, chỉ cần bạn dám, dù điều không thể có lớn đến đâu cũng sẽ trở thành có thể!

Nếu mục tiêu của bạn còn xa, thì hãy quên chân trời đi! Hãy chạy hết mình, ước mơ luôn cần thiết, nếu tình cờ chúng được hiện thực hóa thì sao?

Bạn hãy chăm chỉ và chúc may mắn!


Bạn đang xem bài viết "30 tuổi mới bắt đầu viết liệu có muộn quá không?" Bài viết đứng ở góc độ cá nhân để nêu quan điểm. Tôi sẽ rất vui nếu nhận được like và bình luận của bạn. Xin cám ơn

Xem thêm: Khung tư duy viết cho người mới bắt đầu
Thêm
955
2
2
Người viết chuyên nghiệp với người đọc chuyên nghiệp

Người đọc chuyên nghiệp biết mình phải làm gì để giao tiếp được nhiều nhất với văn bản, đi được xa nhất, sâu nhất vào thế giới nghệ thuật ẩn sau câu chữ.

Thế nào là một người đọc chuyên nghiệp?

Một nền văn học chuyên nghiệp là một nền văn học có được sự đọc chuyên nghiệp. Nhưng, như thế nào là đọc chuyên nghiệp? Nói cách khác: đọc chuyên nghiệp là đọc như thế nào? Sẽ có nhiều bình diện để xác lập và mô tả cơ chế đọc chuyên nghiệp. Ở đây, trước hết, tôi muốn đề cập các phương diện liên quan đến văn bản mà một người đọc chuyên nghiệp có thể xem xét trong quá trình tiếp cận của mình.

Đứng trước một văn bản văn học là đứng trước một con người. Vì vậy, điều đầu tiên khi ai đó có ý định tiếp cận con người ấy là ý thức rằng, mình cần phải giao tiếp với văn bản. Tập hợp các vấn đề - cơ hội giao tiếp, được mở ra tại thời điểm này.

“Trước hết”, cần phải biết chủ thể tạo lập văn bản ấy - tác giả của văn bản là ai? Câu hỏi này hướng đến việc nghiên cứu - hiểu biết về tiểu sử tác giả, như là một kênh để tham chiếu các khả năng hiện diện, từ mối liên hệ giữa nhà văn và tác phẩm. Không bị áp lực từ quan điểm “tác giả đã chết”, góc nhìn này cho chúng ta cơ hội được biết dấu vết nào di thực từ cuộc đời tác giả vào trong tác phẩm. Trường phái phê bình tiểu sử và sau đó là phê bình phân tâm học đã nhấn mạnh các yếu tố trong tác phẩm có nguồn gốc từ tác giả, ít nhiều tạo nên một hệ thống quan điểm - phương pháp cho việc đọc thực chứng, từng rất quyền uy. Việc cho rằng, “Nỗi buồn chiến tranh” (Bảo Ninh) mang dấu vết tự truyện, chính là hệ quả của lối đọc tiểu sử này.

Khía cạnh thứ hai, vừa liên quan đến tác giả (chủ quan), đồng thời có những điểm tạo nên cơ chế khách quan cho sự ra đời của văn bản, đó là thời đại, bối cảnh văn hóa - lịch sử. Sự nở rộ của thể loại trường ca sau ngày đất nước thống nhất có nguyên do khá lớn từ thời đại, khi con người cần phải tổng kết, chiêm nghiệm, nhìn ngắm lại hành trình vĩ đại của dân tộc đã đi qua chiến tranh với cảm hứng sử thi, bi tráng. Đồng thời, khi thời đại đã cho phép, những ngẫm ngợi về lẽ sống của đoàn thể, dân tộc, cá nhân, những giá trị cao cả và thường hằng, cái chung và cái riêng… cũng được soi chiếu, nhận diện. Đó là cơ hội cho cảm hứng thế sự - đời tư trong văn học Việt Nam sau 1975.

Bình diện thứ ba, cần được chú ý khi tiếp cận một văn bản văn học, đó là ngôn ngữ. Đây là hình thức trực tiếp mà người đọc có thể tri nhận, mở cánh cửa đi vào thế giới nghệ thuật. Mọi thứ hiển hiện qua hình thức. Do vậy, không thể bỏ qua yếu tố quan trọng này. Có rất nhiều chồi rễ mọc ra từ hình thức, đâm cành, tỏa bóng vào các vỉa tầng nghệ thuật. Chẳng hạn, ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ văn xuôi (thể loại), ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ người kể chuyện, từ địa phương, tiếng lóng, các sắc thái tu từ trong ngôn ngữ, cú pháp… Lối làm thơ nhịu chữ của Lê Đạt, thi pháp âm bồi trong thơ Dương Tường, lối làm chữ của Trần Dần, Đặng Đình Hưng, những bài thơ chữ cái của Từ Huy, họa thi của Nguyễn Thị Thúy Hạnh… là gợi ý cho bình diện giao tiếp này. Cũng ở khía cạnh hình thức, người đọc có thể nhận ra những câu văn ngắn, khô, lạnh và nghiệt ngã trong văn Nguyễn Huy Thiệp (nhất là khi nhà văn viết về đàn ông, về phố thị và các chứng tật của cuộc đời). Nhưng, cũng chính Nguyễn Huy Thiệp, khi viết về người phụ nữ và thiên nhiên, ông lại sử dụng những câu dài, ngôn ngữ mềm mại, nâng niu đầy trân trọng, gửi gắm và hi vọng.

Khía cạnh ngôn ngữ nghệ thuật này có thể được mở rộng đến bình diện thứ tư, cũng là bình diện lớn nhất trong khả năng giao tiếp của độc giả đối với văn bản văn học: hệ thống ký hiệu. Nghĩa là, tất cả mọi biểu hiện trực tiếp hoặc gián tiếp trong văn bản, thoạt tiên nó là hình thức biểu nghĩa, ẩn giấu, gợi ý… đối với người đọc.

Theo đó, từ hình thức trình bày văn bản đến câu chuyện, tình huống, cảm xúc, hình ảnh, hình tượng, biểu tượng, nhân vật, cấu trúc, văn phong, nhịp điệu, giọng điệu, điểm nhìn, thủ pháp nghệ thuật… đều có thể xem là những ký hiệu biểu nghĩa, nơi người đọc có thể bám vào nhằm tìm kiếm tiếng nói bên trong văn bản. Giải quyết các khả năng này đem đến cơ hội lớn cho việc giao tiếp nghệ thuật. Đây cũng là trọng tâm của việc đọc, định hình căn bản thao tác chuyên nghiệp của độc giả. Thông thường, người đọc thưởng thức tìm kiếm câu chuyện, cảm xúc, thông điệp, nghĩa - ý nghĩa từ văn bản. Đó cũng là quá trình cấp nghĩa cho các ký hiệu trong hệ thống mà ta đang nói đến.

Điểm khác biệt giữa người đọc phổ thông với người đọc chuyên nghiệp là ý thức về hệ thống ký hiệu này khi bắt đầu hành trình đọc của mình. Chẳng hạn, khi tiếp cận tác phẩm “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư, ý thức chuyên nghiệp sẽ mở ra các tình huống mà sự đọc cần tìm kiếm, giải mã. Từ tên của tác phẩm đến nhân vật (Út Vũ, Điền, Nương, Sương…), câu chuyện trôi dạt trên đồng của thân phận con người, giọng điệu man mác buồn thương, ngôn ngữ đậm sắc thái Nam bộ… đều có thể là điểm khởi đầu cho một hành trình diễn giải. Chưa hết, trong thế giới nghệ thuật mà văn bản gợi lên, những biểu đạt về thân thể, giấc mơ, nước, cánh đồng, bầy vịt… cũng ẩn chứa các thông điệp về sinh thái học, phân tâm học, ký hiệu học, nữ quyền luận… mà chắc hẳn cách đọc chuyên nghiệp sẽ không thể bỏ qua.

Hệ thống ký hiệu trong văn bản văn học là cơ sở cho những diễn giải từ sự đọc. Đó cũng là căn cứ để kiểm soát hành vi diễn giải, tránh sa vào tình trạng tùy tiện, khi người đọc được trao quyền lực trong quá trình tiếp nhận. Cũng chính từ hệ thống ký hiệu này mà các khả năng giao tiếp – diễn giải được kích hoạt, phụ thuộc vào tầm đón nhận của người đọc.

Ví dụ cho việc này là sự nở rộ các hướng liên ngành trong nghiên cứu văn học. Không đóng khung văn bản vào giới hạn tự trị của văn học, các không gian mở đã xem xét văn học như là một dữ kiện để khám phá thế giới tinh thần con người, thời đại, văn hóa, sinh thái, lịch sử, nghệ thuật, in ấn, xuất bản và các thiết chế khác có liên quan. Người đọc phổ thông không có nhu cầu hoặc không để ý đến các khả năng này, chính vì vậy, việc đọc của họ thiên về ngẫu hứng, tìm kiếm sự đồng cảm trong cảm xúc - tâm trạng, câu chuyện, thông điệp, giúp giải trí hoặc duy trì một thói quen - thực đơn thường ngày cho tâm hồn.

Người đọc chuyên nghiệp biết mình phải làm gì để giao tiếp được nhiều nhất với văn bản, đi được xa nhất, sâu nhất vào thế giới nghệ thuật ẩn sau câu chữ. Một hình dung lý tưởng cho môi trường đọc chuyên nghiệp chính là người đọc có được bộ công cụ giải mã tác phẩm, ít nhất là căn cứ trên hình thức văn bản. Cộng đồng đọc mạnh, cao cấp, sẽ chi phối trở lại quá trình sáng tác - sản xuất các sản phẩm văn học - văn hóa, như một liên hệ biện chứng, tất yếu.

Đơn cử như việc đọc các bài thơ hiện nay. Nếu người đọc vẫn duy trì mĩ cảm truyền thống, với cách tiếp cận sắc thái du dương, trầm bổng của thơ, cùng những đòi hỏi về vần - khổ, ngôn từ gợi cảm - mĩ miều… chắc sẽ làm nghèo đi đời sống thơ ca. Tuy vậy, trong khả năng của trí tưởng, người đọc đương đại đã có những chuyển biến mới về thị hiếu, khi thích những bài thơ tự do, không chú trọng vần - khổ; ngôn ngữ thơ hàm súc, đa nghĩa hơn, gần gũi với ngôn ngữ đời sống; các thủ pháp nghệ thuật phức tạp, đặc sắc hơn; khả năng khơi gợi cảm xúc - tưởng tượng mạnh mẽ hơn… Những bài thơ sâu sắc, có giọng điệu - phong cách, có cấu trúc độc đáo với hệ thống hình tượng đa nghĩa, thể hiện được cảm quan tinh thần - thẩm mĩ của con người - thời đại… nhìn chung vẫn thu hút được công chúng. Ở phía khác, những bài thơ kể lể, miêu tả, nghèo nàn về nghĩa, đơn giản về thủ pháp, nông cạn về tư tưởng… sẽ nhanh chóng chìm vào quên lãng.

Văn bản văn học hiện diện như một con người. Bởi thế, xung quanh con người ấy có những mối liên hệ xa gần mà người đọc chuyên nghiệp có thể hình dung. Bình diện thứ năm cần được nhấn mạnh tại đây đó là tương quan giá trị của văn bản với hệ giá trị của thời đại - cộng đồng - cá nhân. Một văn bản văn học ra đời đều thể hiện trong đó quan niệm nhân sinh, quan niệm giá trị, quan niệm thẩm mĩ của chủ thể sáng tạo, đồng thời phản chiếu sự tương đồng/ khác biệt hay chất vấn lại hệ giá trị của cộng đồng - thời đại.

Tiếp cận ở khía cạnh này, người đọc sẽ nhận ra vị trí, ý nghĩa của văn bản trong dòng chảy văn hóa - văn học, giúp đánh giá được thành công (hay thất bại) của tác phẩm. Cũng từ bình diện này, người đọc chuyên nghiệp, có hệ thống, sẽ nhận thấy sự tồn tại của một trường văn học, xuyên qua nhiều tác phẩm, tác giả, giai đoạn… (thậm chí là xuyên không gian - thời gian) khi trùng lên nhau những dấu ấn nhất định nào đó. Từ việc nghiên cứu hình thái truyện cổ tích của Propp đến cách hình dung về một nền văn học thế giới với những mối bận tâm sâu sắc về sinh thái không phải là không có căn cứ.

Trở lên, những bình diện được đề cập, liên quan đến văn bản văn học, có thể là đề xuất cho hành vi đọc chuyên nghiệp. Nhưng, đến một lúc nào đó, những đòi hỏi này sẽ trở nên không cần thiết, hoặc thường tình, trong không gian văn học nơi mà ai cũng sở hữu những kỹ năng đọc chuyên nghiệp.



Nguồn: Văn Nghệ Công An
 
Viết trả lời...
Viết là một trong những kỹ năng rất quan trọng, nhất là trong một xã hội ngày càng số hóa, giao tiếp giữa con người ngày càng hạn chế vì dịch bệnh Covid. Trong chủ đề này tôi không có ý định bàn về phương pháp viết truyện ngắn hay viết tiểu thuyết, thơ ca vì tôi tôn trọng sự sáng tạo của mỗi cá nhân người viết. Đây là chủ đề dành cho các bạn đang trên đường tìm kiếm phương pháp viết tốt ứng dụng trong công việc hằng ngày như viết một email, mẫu đơn xin việc, soạn hợp đồng cho khách hàng, những bạn làm về blog, content marketing, hay đơn giản các bạn đang tập tành viết lách để xuất bản một cuốn sách nhỏ.

ĐỌC - NGHE- VIẾT- SỬA là 4 phương pháp dành cho người viết tôi muốn chia sẻ theo quan điểm cá nhân của một biên tập viên với 7 năm kinh nghiệm trong nghề xuất bản sách nhé.

Thêm
776
3
5
Nghe cần khá nhiều thời gian nên đối tượng này có nhu cầu khác. Và hiện nay, sáng tác có hơi hướng văn nói rõ rệt.
 
  • Like
Reactions: Sen Sam
Viết trả lời...