Mạng xã hội Văn học trẻ

"Vợ nhặt" là một trong những tác phẩm trọng tâm của chương trình văn 12. Hãy cùng điểm sơ qua các kiến thức căn bản của tác phẩm để hiểu rõ hơn về văn bản bạn nhé!

1. Tác giả:
- Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê – những thú chơi và sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Sáng tác của ông phản ánh một cách chân thực và xúc động cuộc sống của người dân quê mà ông am hiểu sâu sắc về cảnh ngộ và tâm lí của họ. Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người làng quê Việt Nam nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời; thật thà, chất phác mà thông minh, hóm hỉnh, tài hoa; dù rơi vào hoàn cảnh nào vẫn luôn lạc quan, yêu đời và hướng tới tương lai hi vọng trông chờ.

2. Tác phẩm:
- Tác phẩm “Vợ nhặt” tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Do thất lạc bản thảo nên khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, Kim Lân đã dựa trên một phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện ngắn “Vợ nhặt”. Truyện ngắn này sau đó được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962).

Vợ nhặt.png

"Vợ nhặt" - Kim Lân. Ảnh mạng.

3. Nội dung:
- Truyện tái hiện tình cảnh thê thảm của nhân dân Việt Nam trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra. Qua đó, thể hiện niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết.

4. Tình huống truyện độc đáo:
Tràng nghèo, xấu xí, lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết đang cận kể lại “nhặt” được vợ, có vợ theo. Tình huống éo le này là bước ngoặt cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện.

5. Nghệ thuật:
Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo. Xây dựng nhân vật đặc sắc, đối thoại sinh động hấp dẫn; ngôn ngữ mộc mạc giản dị, gắn với khẩu ngữ nhưng được chất lọc kỹ lưỡng, tạo sức gợi đáng kể, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế. sắc sao...
Thêm
Kiến thức căn bản trong tác phẩm "Vợ nhặt"
  • Like
Reactions: Haneul
644
1
2
4DDBBF54-7134-4805-BA08-39CE3A030C04.jpeg

Ảnh: st & chỉnh sửa



(phần3-hết)

- Tình yêu -


Hôm nay tôi hơi mệt, vì cái thời tiết trở nóng, dù tôi đã mong chờ nó từ khá lâu...

Tôi viết cho các bạn trong cảnh người vừa cảm lạnh, vừa bị nóng... và vừa bốc lửa "tình". Để tôi kể các bạn nghe về cô ấy, người con gái tuyệt "đẹp" mà tôi chắc chắn sẽ lấy làm vợ.

Những chuyện tôi viết cho bạn ở phần 2, tôi cũng đã nói với "bạn ấy". Bạn ấy là người đã mang tới cho tôi một rung động mãnh liệt. Tôi nhớ chỉ ngồi im, và cô ấy lướt qua cũng đủ làm cho tim tôi phập phùng. Rồi tôi nhớ những giây phút ướt át, ấp nóng... và hoà sát... cùng cô ấy.

Dù vậy, hiện tại tôi và bạn ấy đã phớt lờ nhau. Và tôi cũng quyết định sẽ mặc hắn, vì đơn giản tôi muốn bạn ấy chỉ là của tôi. Nghĩ lại thấy ghét cái tên ấy ghê, mà thôi kệ.

Cuối cùng, tên ấy đấy chính là người đã bảo tôi phải từ bỏ con đường dâm ái của mình. Chả hiểu sao, tôi cứ thấy bà chằn này nói đúng...

Và tôi đã biết thế nào là "Tình yêu thực sự...", dù tôi không muốn kể với các bạn, đồng thời cũng chưa tin là mình đã "chạm" đến điều tuyệt diệu của Nhân loại ấy...




Hết.
Thêm
DỤC VỌNG (phần3-hết)
44
0
2
5722B827-1898-47D4-A259-0BA69BBC4642.jpeg

Ảnh: st


Tôi là một người có ham muốn rất lớn về tính dục. Hồi còn thiếu niên, tôi đã có ước muốn lớn lao chinh phục hết thảy mọi phụ nữ xinh đẹp trên thế gian.

Tôi thèm khát cơ thể họ, hồi ấy mãnh liệt, và bây giờ thì đôi phần nhẹ nhàng hơn. Nhưng trước kia tôi chỉ nhìn đời bằng con mắt phàm trần, có lẽ phần lớn là vậy. Tôi chỉ nhìn thấy xác thịt họ, cùng lớp áo lụa là che phủ đi nhân cách bên sâu trong con người những "người đẹp" ấy.

Tôi nhìn họ, tất cả đều như những "thiên thần", ngon lành và "mọng nước". Hẳn vậy tôi mới có cái khát khao... được "ở trong" họ...

Năm tháng dần trôi, và rồi tôi cũng được ở trong một số người... Còn rất nhiều người tôi thích, tôi yêu, nực cười là tôi lại không làm ăn gì được.

Và đến tận bây giờ, có lẽ tôi mới học được bài học quý nhất của cuộc đời tôi - "Thế nào mới là tình yêu..."


_______

Hết phần 1...
Thêm
DỤC VỌNG  (phần1)
69
0
3

Haneul

Thành Viên
30/10/22
15
8
3,000
Xu
76,207
Gì mà mỗi phần chỉ có vài trăm từ thế này? Với lại, tại sao không đăng liền mạch trong 1 chủ đề này nhỉ? Chứ không đọc xong phần 1 sau biết tìm các phần khác ở đâu?
 
  • Love
Reactions: Lạc Hoa Thiên
Diễn đàn gần đây ít cuộc thi viết, và thi cử nhiều mà trầm lắng quá
TRĂNG TỰ TỬ

Trăng tự tử là thi phẩm thể hiện sâu sắc trạng thái hoảng loạn khôn cùng của con người khi vừa bị đày ải trong thế giới lạnh lẽo cô liêu, vừa nhận thức được sự ra đi vĩnh viễn của cái đẹp. “Lòng giếng lạnh” là một liên tưởng thực đến ám ảnh, nơi đó âm u, không ánh sáng, lạnh lẽo và đượm mùi tử khí. Nơi đó giam cầm và nuốt chửng mọi thứ: mùa thu, âm dương tụ họp, mây ngừng lại, nuốt ực bao la, vì sao rơi rụng… và cũng nuốt chửng cả trăng lẫn con người như một kiểu chôn sống! Với hình ảnh liên tưởng này, dường như thi nhân cảm nhận rõ nét cái chết đang đến rất gần. Khoảng trống nho nhỏ của miệng giếng chỉ đủ để nhân vật bị nhốt trong đó ý thức được mình đang thuộc về cõi âm, thuộc về cái chết, đủ để nhân vật trữ tình hoảng loạn. Những hoang tưởng hoảng loạn mạnh đến mức xâm nhập, chuyển hoá thành cảm giác thực, con người không còn kiểm soát được đâu là hiện thực, đâu là chiêm bao, mình đang sống trong cõi trần như bao người khác hay mình bị giam cầm trong lòng giếng lạnh? Cho nên thi sĩ mới trấn tĩnh “để nghe, à để nghe” và như một phút lóe lên hiếm hoi của nhận thức tỉnh táo, những giai âm thân thương của cõi đời (trai gái tự tình bên miệng giếng) như vẫy gọi ông đương mê man trở về thực tại. Từ đây, tâm lí hoảng loạn cuồng nộ khiến nhân vật trữ tình không kiểm soát được hành vi và nhận thức của mình nữa. Thi sĩ bật lên tiếng kêu thảm thiết: “Loạn rồi! Loạn rồi, ôi giếng loạn/ Ta hoảng hồn, hoảng vía, ta hoảng điên” cùng hành động rồ dại: “Nhảy ùm xuống giếng vớt xác trăng lên”. Thế nhưng, nhận thức quá muộn màng. “Trăng” chỉ còn là “xác trăng”. Sự vận động từ “trăng” đến “xác trăng” đã hoàn tất quá trình tự tử của nó. Hình ảnh cuối thi phẩm đậm chất siêu thực: Trăng - cái đẹp tinh khiết, trinh nguyên. Tử thi trăng khiến cái tôi trữ tình chợt tỉnh, nhận ra cái chết không thể cứu vãn của cái đẹp, và thi sĩ rơi vào hẫng hụt. Đó là khoảng hẫng sau hoảng loạn, là sự đau xót tột độ trước cái đẹp mãi mãi ra đi, sự sống con người bị tận diệt. Điều bài thơ Trăng tự tử thể hiện không phải là cái chết, mà là giai đoạn khủng hoảng trước cái chết. Nơi ấy là một cõi dương mà âm khí bao phủ. Nơi ấy chỉ có buồn thương, oán hận. Hàn bị nhốt trong cõi sâu hun hút ấy, như bị ngợp trong một cảm giác rợn lạnh đến ghê người! Phải chăng thi sĩ đã diễn tả một cách chân thực cái cảm giác “lưỡi hái tử thần đã huơ lạnh sống lưng” từ bi kịch đau đớn của chính cuộc đời ông.





MÙA XUÂN CHÍN

Bài thơ có một nhan đề rất đằm thắm: “Mùa xuân chín”, phải chăng nó đã gợi hướng cho người đọc hình dung về một bức tranh xuân nồng nàn, tươi thắm ở cái giai đoạn đỉnh điểm nhất. Thật vậy, Mùa xuân bắt đầu chín dần với những dấu hiệu: "Trong làn nắng ửng khói mơ tan/ Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng/ Sột soạt gió trêu tà áo biếc/ Trên giàn thiên lí bóng xuân sang". Điều đáng nói là tác giả đâu chỉ gợi cái sắc xuân mà còn gợi cái tình xuân. Tình dậy lên bên trong và phát lộ thành cảnh sắc bên ngoài. Khi xuân chín, nắng vàng ửng lên, mái nhà tranh lấm tấm vàng thêm, gió sột soạt trêu tà áo, giàn thiên lí đổ bóng xuân xanh… Đó đâu chỉ đơn thuần là bức tranh thiên nhiên nữa mà đã là cái đẹp ái tình của nàng xuân hay của một người thiếu nữ tràn ngập xuân tình. Và dấu hiệu chín nhất của mùa xuân, phải kể đến là tiếng hát tình tứ của bao cô thôn nữ trên đồi. Đoạn thơ dồn dập âm thanh “vắt vẻo”, “hổn hển”, “thầm thì”, “ý vị”, “thơ ngây” là các cung bậc của tiếng hát tạo sự chuyển đổi cảm giác rất mực tinh tế. Tâm hồn thi sĩ như ngất ngây thêm. Rõ ràng đã có một độ chín nhất của tuổi xuân, tình xuân. Thế nhưng, nghịch lí thay, đỉnh điểm cũng là giao điểm. “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”. Giờ xuân chín cũng là giờ xuân mãn. Xuân chín cũng là chấm dứt xuân. Nó chấm dứt vào cái ngày cuối cùng của quãng đời thiếu nữ. Và dấu mốc nhận thấy sự chuyển biến rõ rệt đó là “Ngày mai trong đám xuân xanh ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi”. Cô gái đi lấy chồng! Từ đây, ta phải xác lập một từ ngữ chính xác hơn: hậu xuân chín. Qua cái thời điểm đẹp nhất, nắng chuyển thành “chang chang”, gay gắt trên những bờ sông trắng. Còn cô thôn nữ không còn hát trên đồi, cô trở thành chị gái gánh thóc giữa trời nắng. HMT với con mắt của một người lữ khách qua gặp lúc mùa xuân chín, ông không chỉ trầm trồ trước cái đẹp rực rỡ, tươi thắm, mà còn nuối tiếc, hụt hẫng vì mùa xuân sẽ trôi qua mau, tuổi xuân đời người có thì, tuổi xuân của đời con gái lại còn ngắn hơn nữa. Sự việc đi lấy chồng của người con gái như là một sự mất mát không gì sánh được. Cái “sực nhớ” của thi sĩ cũng là một dự báo se lòng về hậu xuân chín. Hôm nay họ là những người con gái ngây thơ, trong trẻo, ngày mai họ sẽ phải gánh vác cuộc sống vất vả, lam lũ trên vai. Cái nắng chang chang chắc chắn sẽ làm tiêu tan cái “nắng ửng” trên gò má thiếu nữ ngày nào. Và như vậy vui sướng chỉ là thoáng qua, nhọc nhằn mới là vĩnh viễn. Hiếm có bài nào HMT thơ mộng đến vậy, nhưng rồi ta cũng ngỡ ngàng nhận ra trong thi sĩ vẫn là một cái tôi thống nhất: yêu đời, yêu cuộc sống nhưng vẫn sớm hụt hẫng vì cái bất hạnh của cuộc đời, cái hữu hạn của cái đẹp và đời người.





ĐÂY THÔN VĨ DẠ

Tương truyền ĐTVD được khơi gợi từ mối tình đơn phương của HMT với cô gái thôn Vĩ Hoàng Thị Kim Cúc. Vì vậy, người ta thường cho rằng cảm hứng chủ đạo của bài thơ là tình yêu đơn phương chân thành nhưng mặc cảm chia lìa, xa cách. Tuy nhiên, dựa trên mạch cấu tứ của bài thơ, đây còn là lời tỏ tình với cuộc đời của một niềm tha thiết đến đau thương, một tình yêu mãnh liệt mà vô vọng. Cấu tứ của bài thơ được kết nối bởi 3 câu hỏi không có lời giải đáp vang lên ở mỗi khổ. Câu hỏi đầu tiên là một lời mời, cũng có thể là một lời trách cứ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Câu hỏi gợi lên sự gắn bó, thân thuộc, nhắc nhở về một việc cần làm: thăm lại chốn cũ, cảnh xưa. Tại sao phải thăm? Bởi thôn Vĩ – nơi có người Tử thương – đẹp đến nao lòng: “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên/ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Cái nắng đầu tiên của một ngày mới trên hàng cau, khu vườn xanh như một viên ngọc lớn, người con gái hiền hậu lấp ló sau lá trúc che ngang... là “chốn nước non thanh tú” với vẻ đẹp tinh khôi, cao sang, quý giá trong niềm yêu trần thế dâng trào của thi sĩ. Nhưng cách đẩy cái đẹp lên mức tột đỉnh, “quá ngưỡng” ấy cũng là cách thi nhân bày tỏ một cảm giác đau thương: Tử không còn cơ hội nào để trở về Vĩ Dạ nữa. Vậy nên, câu hỏi thứ 2 xuất hiện như một sự níu kéo tuyệt vọng cuối cùng của nhà thơ: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?”. Trong cơn bấn loạn, lòng vội vàng, gấp gáp, “trăng” như một nơi bám víu duy nhất, một cứu tinh mỏng manh. Lòng người đã thế thì sao thiên nhiên còn có thể tinh khôi, trong trẻo được nữa, thế giới ánh sáng đã chuyển thành bóng tối âm u. Vạn vật đang lìa bỏ nhau và dường như cũng lìa bỏ cả con người: “Gió theo lối gió, mây đường mây/ Nhìn nắng hàng cau hoa bắp lay”. Từ “kịp” đã diễn tả một cách chuẩn xác cả 2 sắc thái: Hi vọng và Tuyệt vọng. Nếu trăng về kịp, đó sẽ là sự xoa dịu phần nào linh hồn cô đơn của cô cung nữ bị số phận oan nghiệt đày vào lãnh cung. Nhưng nếu không kịp, kẻ bị số phận bỏ rơi sẽ hoàn toàn lâm vào tuyệt vọng, vĩnh viễn đau thương. Quỹ thời gian đang vơi đi từng giờ khắc, cuộc chia lìa vĩnh viễn đã sát gần. Nếu Xuân Diệu tìm cách tận hưởng tối đa phút giây hạnh phúc của tuổi trẻ, thì HMT chỉ mong tối thiểu được sống thôi đã là hạnh phúc rồi. Tưởng như đó đã là đỉnh điểm của bi kịch thân phận, nhưng không, câu hỏi thứ ba mới là cú hạ gục cuối: “Ai biết tình ai có đậm đà?”. Ta biết rằng trong thơ HMT vốn tách biệt 2 thế giới: Ngoài kiaTrong này, thi sĩ tự xếp mình vào thế giới trong này đau đớn, mặc cảm, bi thương. Nhưng Tử vẫn khát thèm thiên đường trần gian một cách mạnh mẽ. Vậy nên, một lần nữa, thế giới ngoài kia lại xuất hiện một cách mời gọi: “Mơ khách đường xa, khách đường xa/ Áo em trắng quá nhìn không ra”. Người con gái với sắc áo trắng tinh khôi là ao ước thường trực, triền miên trong cơn mê của thi sĩ. Nhưng có giấc mơ nào mà không tỉnh, thi sĩ trở về với thực tại: “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh/ Ai biết tình ai có đậm đà?”. Thế đấy, tồn tại “ở đây”, ở “trời sâu này” thật quá đỗi mong manh. Chỉ có cái tình kia là sợi dây duy nhất níu buộc Tử với “ngoài kia”. Vậy mà cái tình kia cũng mong manh, không chắc.

Tôi không hiểu tình đời

Người có hiểu tình tôi?

Câu hỏi cuối cùng khép lại dòng tâm tư bất định như một tiếng thở dài của nỗi cô đơn trống vắng hay một hồn thơ đau thương vẫn không thôi khao khát được sống, được yêu. Cuối cùng, Hàn cũng không thể thoát khỏi sự truy đuổi của số phận để bật ra tiếng thơ, nhiệt liệt tỏ tình với cuộc đời để rồi giành lấy phần bất hạnh, đau đớn!
Thêm
Bình Thơ Hàn Mặc Tử
672
2
1
Tiêu Huân Nhi (tên đầy đủ Cổ Huân Nhi) là một trong số các nữ chính trong tiểu thuyết huyền huyễn Đấu Phá Thương Khung. Trong Võ Động Càn Khôn cùng Đại Chúa Tể cũng xuất hiện qua.

Huân Nhi là thiên kim tiểu thư Cổ tộc, thiên chi kiêu nữ, sở hữu huyết mạch thức tỉnh hoàn mỹ nhất của Cổ tộc trong gần ngàn năm qua. Có được dị hỏa xếp hạng thứ tư Kim Đế Phần Thiên Viêm, sau tặng cho Tiêu Viêm.

Huân Nhi - Vanhoctre (14).jpg

Trong Đấu Phá Thương Khung, Huân Nhi được miêu tả: Lạnh lùng lại không mất ôn nhu, thiện lương không mất chấp nhất. Yêu tha thiết trượng phu Tiêu Viêm, có thể vì hắn mà nỗ lực hết thảy. Thực lực của nàng vô cùng mạnh mẽ. Thái độ đối đãi người khác xa cách thanh lãnh, nhưng đối Tiêu Viêm ôn nhu quan tâm, khéo hiểu lòng người.

Sau song Đế đại chiến, mấy chục năm sau, Huân Nhi tiến vào Đấu Đế, cùng Tiêu Viêm và Thải Lân … tiến về Đại Thiên thế giới. Sau khi Tiêu Viêm thành lập Vô Tận Hỏa Vực tại Đại Thiên Thế Giới, Huân Nhi trở thành chủ mẫu của Vô Tận Hỏa Vực, cùng đám người Viêm Đế, Thải Lân chống lại vực ngoại Tà Tộc, thủ hộ nhân tộc.

Chi tiết nhân vật
Hán tự: 萧薰儿
Tên nước ngoài: Xiao Xun Er
Giới tính: Nữ
Bí danh: Cổ Huân Nhi, Huân Nhi, Thiên kim tộc trưởng Cổ tộc, Vô Tận Hỏa Vực chủ mẫu
Tu vi: Thánh phẩm thiên chí tôn
Chủng tộc: Nhân tộc (Cổ tộc)

Quan hệ nhân mạch

Phụ thân: Cổ Nguyên
Phu quân: Tiêu Viêm
Con trai: Tiêu Lâm

Giới thiệu về nhân vật Tiêu Huân Nhi​

Bối cảnh nhân vật​

Từ nhỏ, Huân Nhi lớn lên ở Tiêu gia, phụ thân muốn cho nàng một tuổi thơ ấm áp bình tĩnh, đồng thời điều động nàng đi tới Tiêu gia tra tìm, nghĩ cách lấy được Đà Xá Cổ Đế Ngọc.

Huân Nhi có bối cảnh khổng lồ cùng thần bí xuất thân từ Cổ tộc. Tại thời kỳ viễn cổ, Cổ tộc cùng gia tộc của Tiêu Viêm là Tiêu Tộc có liên hệ mật thiết. Là thiên kim tiểu thư Cổ tộc, thiên chi kiêu nữ, Huân Nhi sở hữu huyết mạch thức tỉnh hoàn mỹ nhất của Cổ tộc trong gần ngàn năm qua.

Tướng mạo nhận dạng​

Trong Đấu Phá Thương Khung

Mặc quần áo màu tím, khí chất thanh lãnh đạm đạm. Giống như một đóa thanh liên thế tục. Vòng eo mảnh khảnh giống như lá liễu, khó khăn lắm mới nắm chặt, ba ngàn thanh ti tùy ý dùng một đoạn ruy băng màu tím nhạt buộc lại. Nhu thuận theo đường cong động lòng người buông xuống thắt lưng. Trên cổ tay treo hai cái chuông màu xanh lá cây nhỏ, tựa như người trong tranh

Trong Đại Chúa Tể

Một vị tuyệt sắc giai nhân, quần áo màu xanh nhạt, dung nhan tuyệt mỹ, khí chất thanh đạm, tựa như tiên.

Đặc điểm tính cách​

Mặc dù nhìn Huân Nhi ôn nhã hòa khí, nhưng bên trong vẻ mỉm cười thản nhiên kia, lại ẩn chứa một chút lạnh lùng mờ nhạt, cùng nàng chào hỏi, dễ dàng, muốn trò chuyện sâu, rất khó. Chỉ có bên cạnh người trong lòng, Huân Nhi mới thể hiện ra tư thái thân mật.

Huân Nhi yêu thích yên tĩnh, không thích bị người lạ chú ý. Tính tình thanh nhã, rất khó chủ động yêu cầu người khác mua cho mình thứ gì, cũng giống như Tiêu Viêm vậy.

Đừng nhìn trên mặt Huân Nhi lúc nào cũng mỉm cười, nhưng bên trong lại hàm súc mà thận trọng, cùng lạnh lẽo. Có đôi khi, loại mặt lạnh kia được thể hiện ra để cho người khó mà tiếp cận. Mặc dù bề ngoài thanh nhã động lòng người, nhưng cùng Tiêu Viêm ở chung thời gian lâu, Huân Nhi cũng học được cách mắng người, so với người khác không hề kém.

Huân Nhi rất chán ghét những người vũ nhục, xem thường Tiêu Viêm, khi bọn hắn làm nhục Tiêu Viêm, Huân Nhi liền sinh ra sát ý.Khác với những người kia, Huân Nhi rất thích khoe khoang chỗ ưu tú của Tiêu Viêm, khi người khác tán dương Tiêu Viêm, Huân Nhi cũng sẽ vui vẻ.

Năng lực nhân vật​

Đấu kỹ​

Yến phản kích​
Huyền giai cao cấp, có thể đem công kích của đối thủ bắn ngược lại, mượn lực đả lực.​
Kim Quang Đấu Kỹ vô danh​
Ở Ô Thản Thành, tại khu nội viện tuyển chọn thi đấu cường bảng, Huân Nhi đối chiến Lâm Tu Nhai. Lúc đó, Huân Nhi sử dụng đấu kỹ này, nhiều thời điểm về sau, Huân Nhi chỉ thi triển đấu kỹ mà không công kích.​
Thủ hộ quái chưởng​
Trong lòng bàn tay người dùng kim quang bạo khởi, sau đó, tám chưởng ấn được oanh ra liên tiếp tạo thành tám đạo tàn ảnh hình bàn tay hiện ra giữa không trung, mang theo khí tức tịch diệt.​
Đế Ấn Quyết​
Địa giai cao cấp, luyện đến Đại Thành có thể so với Thiên giai, vì bí truyền cổ tộc, cần đấu Vương giai vị mới có thể tu luyện. Tổng cộng chia làm năm ấn: Khai Sơn Ấn, Phiên Hải Ấn, Phúc Địa Ấn, Yên Thiên Ấn, Cổ Đế Ấn​
Đại Tịch diệt chỉ​
Cổ tộc bí truyền thiên giai đấu kỹ, mang theo khí tức tịch diệt năng lượng hắc chỉ​
Thất thải kim tộc văn​
Thất Thải Kim Tộc Văn: Tuyệt phẩm huyết mạch của Cổ Tộc, trong lúc nguy nan được Huân Nhi kích phát huyết mạch chi lực, từ đó thực lực của Huân Nhi tăng vọt, tỏa ra uy áp cực mạnh, có thể làm đấu khí phụ cận của mọi người đình chỉ lưu động. Chủng tộc thực lực bình thường gặp phải loại uy áp này, trực tiếp quỳ phục xuống.​
Kim Đế Phần Thiên Trảm​
Triệt để kích phát dị hỏa, hóa thành chùm kim quang mấy ngàn trượng chém xuống​

Bí pháp​

Tiêu hao đấu khí từ đó nâng thực lực lên cấp bậc Đại Đấu Sư trong thời gian ngắn, tổn thất không lớn, khi sử dụng tóc sẽ dài hơn.

Vũ khí​

Huân Nhi không thường xuyên sử dụng vũ khí; thường có thể khống chế ngọn lửa ngưng tụ thành trường mâu, kim sắc trường tiên.

Trận pháp​

Kim Đế Phần Thiên Trận​
Dị hỏa đại trận, nàng từng mượn trận này lấy thực lực Đấu Tôn chống lại Bán thánh mà không bại​
Thúc Linh Võng​
Hắc Yên Quân Trảo Bộ Võng Trận, khi Cổ tộc gặp kiếp nạn, Huân Nhi dùng trận này giam cầm Cổ Dương.​
Cổ Đế Kính​
Hộ tộc đại trận của Cổ tộc, là trận pháp mạnh nhất đã biết trong truyện, nhiều lần trợ giúp cường giả đại lục vượt qua nguy cơ.​

Dị hỏa của Huân Nhi​

Tên + Hình ảnhMô tảTịnh Liên Yêu Hỏa
Tịnh liên yêu hỏa
Xếp thứ ba trong bảng dị hỏa, ở bên trong không gian yêu hỏa bị công pháp của Tiêu Viêm tác động, từ đó thu được một bộ phận bản nguyên cùng lượng năng lượng của loại hỏa diễm này.
Màu sắc: Trắng sữa, yêu hỏa nguồn gốc là màu hồng
Kim Đế Phần Thiên Viêm
kim đế phần thiên viêm

Xếp hạng thứ 4. Hỏa diễm này mặc dù ít thần bí hơn tịnh liên yêu hỏa, nhưng ở thời viễn cổ cũng là thanh danh hiển hách, hơn nữa đây chính là hỏa diễm truyền thừa của cổ tộc, cực ít người có thể hàng phục. Kim đế phần thiên viêm được xưng là loại dị hỏa đáng sợ mà ngay cả đấu khí cũng sẽ bị thiêu đốt.
Trong truyền thuyết, vị chủ nhân đầu tiên của kim đế phần thiên viêm khi thi triển ra hỏa diễm này thế mà đã trực tiếp đốt trụi không gian của một vị đấu thánh sáng tạo ra thành một mảnh hư vô.
Màu sắc: Vàng

Quan hệ nhân mạch​

Tiêu Viêm​
Phu quân của Huân Nhi, ở thời thơ ấu kéo dài hai năm mỗi đêm lặng lẽ vì Huân Nhi ôn dưỡng xương cốt cùng kinh mạch, triệt để bắt được trái tim Huân Nhi. Đối với Huân Nhi mà nói, Tiêu Viêm là người nàng yêu nhất, không ai có thể thay thế.​
Mỹ Đỗ Toa​
Tỷ muội của Huân Nhi, một trong những thê tử của Tiêu Viêm. Huân Nhi vẫn biết chuyện của nàng, nhưng nàng lại muốn cho Tiêu Viêm chính miệng nói cho nàng biết, như vậy mới có thể làm cho nàng không đành lòng hận Tiêu Viêm, nàng ra vẻ nhẫn tâm giáo huấn Tiêu Viêm một trận​
Cổ Nguyên​
Phụ thân của Huân Nhi, tộc trưởng Cổ tộc. Cổ Nguyên vì để cho Huân Nhi trải qua một tuổi thơ yên tĩnh, đem Huân Nhi nuôi dưỡng ở Tiêu gia. Không có ý định ngăn cản tình cảm của Huân Nhi và Tiêu Viêm.​
Tiêu Lâm​
là con của Huân Nhi cùng Tiêu Viêm sinh hạ, đệ đệ của Tiêu Tiêu​
Tiêu Chiến​
Tiêu Chiến: Cha chồng của Huân Nhi, năm xưa rất muốn Huân Nhi trở thành vợ Tiêu Viêm. Bởi vì hắn là phụ thân Tiêu Viêm, lúc Tiêu Chiến bị ba vị trưởng lão Tiêu gia làm khó dễ thì Huân Nhi từng ra mặt trợ giúp.​
Dược Trần​
sư phụ Tiêu Viêm, sớm đã biết được hắn tồn tại nên Huân Nhi vẫn luôn cảnh giác hắn, lo lắng hắn gây hại với Tiêu Viêm​
Lăng Ảnh​
Hộ vệ của Huân Nhi, bị Huân Nhi phái ra âm thầm bảo hộ Tiêu Viêm. Ban đầu không coi trọng tình cảm của hai người có thể nở hoa kết quả. Nhưng sau chuyến đi Vân Lam Sơn, Lăng Ảnh tuy rằng vẫn không coi trọng, nhưng cũng không phản đối nữa​

Kinh nghiệm nhân vật​

Kinh lịch lúc nhỏ​

Cổ Nguyên vì để cho Huân Nhi trải qua một tuổi thơ trọn vẹn, hơn nữa một số người trong tộc muốn có được Đà Xá Cổ Đế Ngọc của Tiêu tộc, đem Huân Nhi nuôi dưỡng ở Tiêu gia, do Lăng Ảnh làm hộ vệ.

Khi còn bé Tiêu Viêm vì thí nghiệm đấu khí tồn tại hay không, trong hai năm mỗi đêm lẻn vào phòng Huân Nhi ôn dưỡng xương cốt cùng kinh mạch của nàng. Đánh bậy đánh bạ và có được trái tim Huân Nhi, từ đó Huân Nhi đối với Tiêu Viêm không rời không bỏ, thái độ đối đãi với người khác xa cách thanh lãnh, duy chỉ đối với Tiêu Viêm ôn nhu săn sóc, bách y bách thuận, cực kỳ thân cận.

Ô Thản chi ước​

Trong thời gian ở thành Ô Thản, nàng đã trải qua khó khăn cùng Tiêu Viêm trong ba năm khi hắn trở thành “phế vật”, nàng đã an ủi và khuyến khích và sau đó đi cùng hắn thông qua lễ trưởng thành và trải qua cuộc thương chiến tại Ô Thản thành và tham gia tuyển sinh của Già Nam học viện và đã đặt ra lời hứa tái hẹn học viện sau một năm.

Già Nam học viện​

Tiêu Viêm ở Già Nam học viện chờ đợi hai năm, trong lúc đó Huân Nhi phái ra Lăng Ảnh âm thầm thủ hộ Tiêu Viêm, đồng thời thu thập tình báo của Tiêu Viêm, bằng vào dung mạo khí chất cùng thiên phú tu luyện trở thành nhân vật phong vân của học viện.

Năm thứ hai thi đấu tuyển chọn nội viện, Tiêu Viêm cuối cùng cũng trở về. Dưới sự kích động, Huân Nhi cũng làm ra hành động lớn mật trái ngược với tính cách của mình, trước mặt mọi người một đầu nhào vào trong ngực Tiêu Viêm. Sau vòng sơ loại, Tiêu Viêm đem kinh nghiệm hai năm qua của hắn lần lượt kể cho Huân Nhi và hỏi thăm quan hệ giữa thế lực đằng sau Huân Nhi và người bắt Tiêu Chiến. Nhưng Huân Nhi biết Cổ tộc sẽ không làm chuyện này phủ định suy đoán của Tiêu Viêm, việc này chỉ có thể không giải quyết được.

Trong vòng tuyển chọn nội viện, Huân Nhi vì thay Tiêu Viêm hộ pháp thăng cấp trong chiến đấu, một chiêu đánh bại tám gã Đấu Sư đỉnh phong, lấy một địch ba chặn ba gã Đại Đấu Sư. Cùng Tiêu Viêm phân biệt lấy thứ tự thứ hai và thứ nhất tiến vào Tàng Thư Các, đạt được Địa giai đê cấp công pháp “Cửu Trọng Phượng Hỏa Quyết” do Tiêu Viêm tặng, giúp hắn đoạt được Huyền giai cao cấp thanh ba đấu kỹ Sư Hổ Toái Kim Ngâm.

Sau đó trong cuộc thi săn bắt Hỏa Năng cùng Tiêu Viêm, Hổ Gia, Ngô Hạo, Bạch Sơn cùng là top 5 tạo thành tiểu đội năm người, liên thủ cường đoạt hỏa năng lão sinh, khi đối địch Hắc Bạch Quan Sát dẫn đầu đánh bại hai gã địch nhân của Hắc Sát đội, phụ trợ Tiêu Viêm đánh bại đội trưởng Bạch Sát đội, đặt ra thắng lợi.

Cùng Hổ Gia giúp Tiêu Viêm quản lý thế lực Bàn Môn, thiết kế huy chương Bàn Môn, tự bỏ tiền túi dùng hỏa năng lôi kéo học viên gia nhập Bàn Môn. Bởi vì Bạch bang bên cạnh, cho nên Ngô Hạo hạ chiến thư với bọn họ. Liên tiếp bị nhắm vào, Huân Nhi phẫn nộ quyết định tự mình ra tay thu thập bọn họ, không khéo Tiêu Viêm lúc này chạy về, tiếp nhận nhiệm vụ của Huân Nhi. Khi Bạch bang bang chủ Bạch Trình bại trận, Tiêu Viêm bị Liễu Kình khiêu khích, Huân Nhi cho Liễu Phỉ nấp sau lưng Liễu Kình một bạt tai.

Huân Nhi - Vanhoctre (4).jpg

Ngay khi sức ảnh hưởng của Bàn Môn tăng lên đều đặn, Cổ tộc nhận được tin Tiêu Chiến mất tích, Cổ tộc sai lầm cho rằng Đà Xá Cổ Đế Ngọc mất tích theo Tiêu Chiến nên đã ra lệnh cho Huân Nhi trong vòng một tháng trở về, vừa là không để Huân Nhi lãng phí thời gian vô nghĩa, đồng thời cũng là ngăn cản Huân Nhi cùng Tiêu Viêm kết giao.

Vì nhìn thấy Tiêu Viêm trở thành top 10 cường bảng, Huân Nhi ở lại Già Nam học viện hơn một tháng, trong thời gian đó tặng cho Tiêu Viêm “Đế Ấn Quyết” Khai Sơn ấn cùng Phiên Hải ấn. Bởi vì Tiêu Viêm nên Huân Nhi thể hiện sự huy hoàng của nàng, Huân Nhi hoàn toàn thắng người xếp thứ 2 bảng là Lâm Tu Nhai.

Thấy Huân Nhi hơn một tháng vẫn chưa trở về, Cổ tộc phái Hắc Diễm quân đưa nàng hồi tộc. Trước khi rời đi, Huân Nhi thẳng thắn với Tiêu Viêm về sự tồn tại của Lăng Ảnh, vì hắn giấu diếm Tiêu Viêm nắm giữ Đà Xá Cổ Đế Ngọc, cảnh cáo Tiêu Viêm phải giấu diếm tốt tin tức Đà Xá Cổ Đế Ngọc trong tay hắn.

Diệp Thành cứu viện​

Trong bốn năm rời khỏi Tiêu Viêm, Huân Nhi liền bảo Lăng Ảnh mang về tin tức về hắn và rơi vào thời gian dài bế quan lâu và có một lần nàng ngăn cản trưởng lão viện đưa ra kế hoạch thôn tính Tiêu tộc.

Tiêu Viêm tiến vào Trung Châu không lâu, Huân Nhi liền nhận được tin tức, bất chấp tranh chấp trong tộc, mang theo hai gã Đấu Tôn mạnh mẽ ra khỏi Cổ Giới, chạy tới Trung Châu Diệp Thành giải cứu Tiêu Viêm, thi triển Kim Đế Phần Thiên Viêm, giơ tay nhấc chân đánh chết cùng trọng thương một đám Hồn Điện cùng Băng Hà cốc Đấu Tông cường giả, buộc rút lui khỏi Thung lũng Băng Hà, diệt toàn bộ Hồn điện chi nhánh.

Sau đó Huân Nhi biết được thực lực chân thật của Hồn Điện đã bỏ đi ý nghĩ, cùng Tiêu Viêm lập tức giải cứu Dược Trần, vụng trộm đem tam ấn còn lại của Đế Ấn Quyết giao cho hắn, nói cho hắn biết bí mật của ngọc cổ và phong quang trước kia của Tiêu gia. Mọi việc hoàn tất, huyết mạch trong cơ thể đang ở thời khắc thức tỉnh Huân Nhi cũng đã đến thời gian trở về Cổ tộc, cùng Tiêu Viêm định ra ước định cứu Dược Trần liền ở Cổ Giới trọng hội.

Cổ Giới Thiên Mộ​

Vài năm sau, Huân Nhi phá quan xuất hiện tại hội nghị trưởng lão thương thảo hôn sự tương lai của nàng và nàng thừa nhận thích Tiêu Viêm, để cho Tiêu Viêm đại biểu Tinh Vẫn Các đến tham gia lễ trưởng thành hai mươi năm một lần của Cổ tộc được tất cả thiên tài thích Huân Nhi của Cổ tộc liệt vào tình địch.

Trong nghi thức trưởng thành, Huân Nhi đo ra cấp bậc huyết mạch là thần phẩm, trao cho thất thải tộc văn tộc. Dùng thất thải tộc văn yêu cầu trưởng lão viện giao ra danh ngạch Tiêu tộc, cùng Tiêu Viêm đồng tiến Thiên Mộ. Trong Thiên Mộ, Huân Nhi và Tiêu Viêm bị Hồn Nhai và Hồn Lệ của Hồn tộc tập kích, vì thế mà truy sát bọn họ hơn mười ngày, nhưng vì cơn bão năng lượng của Thiên Mộ mà không thể không dừng tay.

Thiên tài viễn cổ bát tộc liên hợp tiến vào Thiên Mộ phá vỡ màn sáng năng lượng, tiến vào tầng thứ ba. Hai người hạ quyết tâm đi tới mộ phủ của tiền bối Tiêu tộc, ba vị Hắc Yên quân của Cổ Thanh Dương được dặn dò phải bảo vệ Huân Nhi cùng đại thống lĩnh Cổ Chân đi theo.

Lúc Tiêu Huyền thay máu cho Tiêu Viêm, bởi vì long hoàng huyết mạch lực trên người, hai cỗ huyết mạch rất có thể sẽ phát sinh xung đột, khiến Tiêu Viêm trọng thương. Vì cứu viện Tiêu Viêm, đồng thời để cho Tiêu Viêm có thể trở thành chí cường giả, Huân Nhi điều ra tất cả huyết mạch Cổ tộc có thể rút ra dưới điều kiện đảm bảo đẳng cấp thần phẩm của bản thân. Lấy huyết mạch Long Hoàng điều hòa ở trung tâm, Tiêu tộc, Cổ tộc cùng Long Hoàng ba luồng huyết mạch dung hợp thành một cỗ huyết mạch hoàn toàn mới, nhưng bởi vì huyết mạch hai người sau không nhiều lắm, huyết mạch lực mới sinh tạm thời chỉ có thể làm hạt giống, chờ bồi dưỡng đủ để lưu thông tất cả mạch máu toàn thân Tiêu Viêm, mới có thể chân chính đại thành.

Chuyến đi Thiên Mộ kết thúc với việc Tiêu Viêm thăng cấp bát tinh Đấu Tôn đỉnh phong, chém giết Hồn NhaiHồn Lệ. Sau đó bởi vì linh giới của Linh tộc đột nhiên đóng cửa, lo lắng Linh tộc có thể gặp phải phiền toái lớn trưởng lão viện vì trải qua thỏa thuận, cấm Huân Nhi rời khỏi Cổ giới, bảo đảm an toàn cho nàng. Tiêu Viêm trước khi rời đi, hướng Huân Nhi thẳng thắn chuyện của Mỹ Đỗ Toa, Huân Nhi tha thứ và tiếp nhận hoa tâm của Tiêu Viêm, và giận dỗi cắn ngực Tiêu Viêm làm giáo huấn.

Bồ Đề cổ thụ​

Sau khi Bồ Đề Cổ Thụ xuất thế, đám người Huân Nhi và Cổ Thanh Dương Bát Chuyển Đấu Tôn đỉnh phong đi tới Man Hoang Cổ Vực, lần đầu tiên gặp Mỹ Đỗ Toa. Sau đó giúp Tiêu Viêm oanh sát một vị Bán Thánh khôi lỗi thủ hộ Bồ Đề cổ thụ, được Tiêu Viêm tặng một quả Bồ Đề Tử.

Thay Tiêu Viêm ngăn cản Hồn Điện Nhị Thiên Tôn Cốt U, tranh thủ thời gian trước ngưng tụ hủy diệt Hỏa Liên cùng Dược Trần, Thông Huyền chạy đi, cuối cùng Cốt U bị Dược Trần và Thông Huyền bức lui, Huân Nhi theo Thông Huyền trở về Cổ tộc, một lần nữa lâm vào bế quan.

Yêu hỏa giáng thế​

Vào ngày yêu hỏa giáng thế, Huân Nhi mang theo Cổ Thanh Dương và Cổ Nam Hải và Tiêu Viêm. Trong không gian yêu hỏa, liên hợp với các Đấu Thánh khác giúp Hồn Điện điện chủ dâng lên Thiên La phong ma trận, phong ấn bản nguyên yêu hỏa.

Nhưng mà ngay khi mọi người tranh đoạt yêu hỏa bản nguyên tranh đấu lẫn nhau, Tịnh Liên Yêu Hỏa sớm đã âm thầm bày ra Luyện Thiên Cổ Trận, muốn luyện hóa toàn bộ tất cả mọi người. Lúc này Tịnh Liên Yêu Thánh tàn tượng ẩn núp trong đầu Tiêu Viêm xuất hiện, trấn áp yêu hỏa, để cho toàn bộ người ở đây rời đi.

Trong bóng tối Huân Nhi cảm thấy Tiêu Viêm cần mình nên lựa chọn lưu lại. Sau khi linh trí của yêu hỏa bị yêu thánh tàn tượng mang đi, Huân Nhi giúp Tiêu Viêm luyện hóa Tịnh Liên Yêu Hỏa, tiến vào Tứ Tinh Đấu Thánh hậu kỳ. Bởi vì Thạch tộc cũng đột nhiên biến mất trong thời gian này, Huân Nhi trở về Cổ tộc để ổn định lòng người.

Trận song đế​

Sau khi Dược tộc bị Hồn tộc tiêu diệt, Tiêu Viêm mang theo Dược Linh đi tới Cổ Giới, thông báo cho Hồn tộc tam tộc quan hệ với Thôn Linh tộc, Cổ Nguyên quyết định triệu tập tộc trưởng Viêm tộc cùng Lôi tộc đến Cổ Giới. Biết tộc trưởng Hồn tộc Hồn Thiên Đế đã không thể giấu diếm đã đi tới Cổ Giới, hấp dẫn sự chú ý của Cổ tộc, để Hồn tộc chôn vùi trong nằm vùng của Cổ tộc cướp đi ngọc cổ của Cổ tộc.

Biết được Cổ Nguyên bị đoạt ngọc cổ phong tỏa Cổ giới, Huân Nhi thì dẫn người lục soát núi, bắt được Cổ Dương, nhưng ngọc cổ lại bị nó tự bạo tiễn đi. Trong khi đó, ngọc cổ của hai tộc Viêm Lôi cũng bị hồn tộc nằm vùng chiếm đoạt.

Sau khi Tiêu Viêm cứu về Tiêu Chiến, Huân Nhi cùng Mỹ Đỗ Toa bái kiến hắn. Trước khi đại chiến Cổ Đế động phủ bắt đầu, Tiêu Viêm hứa hẹn với Huân Nhi và Mỹ Đỗ Toa, sau khi đại chiến kết thúc, ba người tổ chức một hôn lễ long trọng. Sau trận song đế, Tiêu Viêm thực hiện lời hứa, cử hành một hồi đấu khí đại lục vạn dân chứng kiến hôn lễ long trọng.

Hơn mười năm sau, Huân Nhi sinh con trai thứ nhất Tiêu Lâm cho Tiêu Viêm. Mấy chục năm sau, bốn người Huân Nhi, Mỹ Đỗ Toa, Cổ Nguyên, Chúc Khôn tiến vào Đấu Đế cùng Tiêu Viêm đi Đại Thiên thế giới.

Đại thiên thế giới​

Khi xuyên qua vị diện thông đạo, năm người Tiêu Viêm gặp phải vị diện loạn lưu, bất hạnh tách ra. Bốn người phân tán sau đó được Tiêu Viêm lần lượt tìm được, thành lập Vô Tận Hỏa vực ở Cực Bắc chi vực. Sau khi thượng cổ thiên cung xuất thế, Tiêu Viêm phân phó Huân Nhi tìm Tiêu Tiêu, đưa nàng rời khỏi Vô Tận Hỏa Vực.

Trong trận quyết chiến cuối cùng chống lại Tà tộc ngoài lãnh thổ, Huân Nhi và Mỹ Đỗ Toa trấn thủ tổng bộ Vô tận hỏa vực và tổng bộ chỉ huy của tiền địch. Một năm sau khi Thiên Tà Thần ngã xuống, Tiêu Viêm mang theo Huân Nhi cùng Medusa tham gia hôn lễ của Mục TrầnLạc Ly.


Sưu tầm
Thêm
Huân Nhi - Đấu Phá Thương Khung
1K
3
4

Haneul

Thành Viên
30/10/22
15
8
3,000
Xu
76,207
Mình cũng thích nhân vật Huân Nhi. Khi tạo hình nhân vật truyền hình cũng làm mê đắm. Thanh khiết, dịu dàng mà cương nghị, thủy chung.
 
  • Like
Reactions: Huân Nhi
Mở bài bằng đoạn thơ / Câu nói :

Đề bài : Đối xử với bản thân bằng lí trí. Đối xử với người khác bằng tấm lòng

Bài làm :

Thế kỷ 20 ai phiêu bạt

Trong lửa cháy có khi nào sực nghĩ

Làm thú vật, làm thánh thần cũng dễ

Chỉ có làm người khó biết bao nhiêu

Phải chẳng, cái khó của con người luôn nằm ở chỗ chính họ phải học cách nghiêm chỉnh với bản thân, yêu thương đồng loại trên hành trình sống của mình? Bởi lẽ, chúng ta sẽ thật dễ dàng dùng lí trí để khuyên bảo người khác và dành tình yêu cho chính mình. Nhưng ngược lại, nó sẽ là một sự thách thức chưa bao giờ nhỏ trong ý nghĩ của toàn thể nhân loại. Suy cho cùng, chúng ta rất cần “ đối xử với bản thân bằng lí trí. Đối xử với người khác bằng tấm lòng”

Đề về hạnh phúc

Trong bài “Thơ tự sự”, nhà thơ Nguyễn Quang Vũ có viết “Hạnh phúc như bầu trời này vậy / Không chỉ dành cho một riêng ai”. Thật vậy, chúng ta được sinh ra trong vòng tay ấp áp lẫn giọt nước mắt hạnh phúc của người cha người mẹ. Ấy còn là một hy vọng về cuộc đời an nhiên phía trước cho đứa trẻ bé bỏng. Và chúng ta đều có thể làm được điều ấy. Tôi tin rằng, Thượng đế sẽ ban phát hạnh phúc cho tất cả và cũng chẳng nỡ lòng cướp mất hạnh phúc của bất kì ai

Mở bài từ một dẫn chứng, hiện trạng của xã hội

Đề : AI đang trỗi dậy, liệu con người có đang chết đi


Chat GPT ra đời – một lần nữa, chúng ta lại hoài nghi về vị thế của con người. Liệu trong tương lai, chúng ta có còn là kẻ thống trị thế giới ? Liệu trong tương lai, chúng ta có còn được làm chủ đời sống xã hội của chính mình mình?. Kì thực, với sự phát triển như vũ bão của nền công nghệ hiện đại trê thế giới, con người đã và đang sống trong nỗi cảm xúc đầy lo sợ. Thế nhưng, tôi vẫn luôn có một niềm tin mãnh liệt vào con người. Rằng nếu chúng ta thay đổi, vị thế ấy vẫn chẳng thể nào lung lay, mặc cho sự trỗi dậy của AI ngày càng mạnh mẽ

Mở bài bằng câu hỏi tu từ :

Bất tử là bất hạnh hay hạnh phúc?

Bài làm:

Ta là ai giữa cuộc đời này? Liệu ba trăm nữa có ai nhớ đến ta? Và liệu cái chết hay sự trường tồn vĩnh cửu, đâu mới là cái con người nên hướng đến? Không phải hiển nhiên mà cuộc đời này hữu hạn đến thế, không phải hẳn nhiên mà sự sống mong manh trên bờ cát thời gian đến vậy. Suy cho cùng, đời này bởi có cái chết nên mới trở nên ý nghĩa. Còn bất tử chỉ là chuyện huyễn hoặc, nói cách khách là chuyện bất hạnh

Mở bài từ câu chuyện :

Viết về sự sống và cái chết : Người anh hùng Achilles đã tiết lộ bí mật của thần linh cho nàng briseis : “ Các vị thần linh ghen tị với chúng ta bởi chúng ta là con người, bởi vì mỗi khoảnh khắc này đều có thể là giây phút cuối cùng. Mọi thứ sẽ trở nên đẹp đẽ và kì diệu hơn vởi chúng ta có cái chết, có sự kết thúc...”

Về tình yêu thương, lòng dũng cảm :

Trong thần thoại hy lạp, ta không khỏi cảm phục trước vị thần Promette đã dám làm trái lệnh thần Zues để mang ánh sáng chiếu xuống cho muôn lòai, vạn vật. Chính bởi có Promette, sự sống mới nảy nở trên trái đất và nhân loại mới tìm thấy được ánh sáng để tồn tại . Tình yêu thương / lòng dũng cảm phải chăng đã xuất hiện, song hành cùng con người từ thuở xa xưa để rồi dìu dắt họ qua những khốn khó, bất hạnh của cuộc đời

Về nghị lực : Người ai cập vẫn lưu truyền huyền thoại về phượng hoàng lửa rằng cứ 300 năm nó lại tự trầm mình đau đớn trong lửa đỏ để tự đốt mình thành tro bụi và rồi từ đống tro tàn, phượng hoàng lại trẻ trung hơn xưa. Thế giới cần chúng ta trở thành một phượng hoàng như thế ấy. Ccách nó nỗ lực vượt qua ranh giới sinh tử cũng là cách con người hằng ngày đang tìm cách vươn lên từ bóng tối đầy phi thường.,..

Về ước mơ :

Chuyện kể rằng,loài chim kiwi ở New Zealand vốn là loài chim không biết bay.Có một chú chim kiwi nọ, luôn ước mình có thể bay.Ngày lại ngày, chú cần mẫn đóng cọc những cái cây vào sườn núi cao. Một ngày kia, chú quyết định nhảy xuống từ đỉnh núi cao, qua những cái cây đã được đóng cọc để cảm nhận cảm giác được bay lượn, bay qua đại ngàn, bay trên những đám mây. Dù chú biết, cuối cùng mình sẽ phải chết. Và rồi, nước mắt chú đã rơi. Ấy là giọt nước mắt hạnh phúc của kẻ dám ước mơ và dám trả giá cho ước mơ ấy để biến nó thành sự thực. Ấy là nước mắt tự hào về sự ban lĩnh, can đảm hiện thực hóa giấc mơ của chính mình. Có lẽ, con người cũng cần thứ nước mắt đẹp đẽ ấy
Thêm
  • Like
Reactions: But Nghien
1K
1
1
Nước ta, thể thơ lục bát đã gắn liền từ ngày còn nằm nôi nghe lời hát ru êm dịu của mẹ, mang cái ý, cái tình, cái dân dã được đúc kết qua ngàn đời, từ sâu trong tâm thức người Việt.

Lục bát là một thể thơ của Việt Nam, đúng như tên gọi, một cặp câu thơ cơ bản gồm một câu sáu âm tiết và một câu tám âm tiết, phối vần với nhau. Một bài thơ lục bát gồm nhiều câu tạo thành không hạn chế số câu.

Dân gian ta ngày xưa có câu:
“Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta.”

Thể thơ lục bát có số âm tiết ở mỗi dòng không thay đổi (câu lục: 6 âm tiết, câu bát: 8 âm tiết).

“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.”

Nhịp phổ biến trong lục bát là nhịp chẵn 2/4 (hoặc 2/2/2, 4/2), 4/4 (hoặc 2/2/4, 4/2/2, 2/2/2/2).

Nhịp chẵn:
“Trời mưa ướt bụi,/ ướt bờ
Ướt cây,/ ướt lá,/ ai ngờ ướt em.”
“Bây giờ/ mận mới/ hỏi đào,
Vườn hồng/ đã có/ ai vào/ hay chưa?
Mận hỏi/ thì đào/ xin thưa,
Vườn hồng/ có lối/ nhưng chưa/ ai vào.”

Bên cạnh nhịp chẵn, còn có phổ nhịp lẻ nhằm diễn đạt những trắc trở, đột ngột hoặc cảm xúc khác thường, tâm trạng bất định:
“Sông cách sông,/ thuỷ cách thuỷ
Em se sợi chỉ em bắc cây cầu
Để cho anh sang mà giảm mối sầu tương tư.”

Ở các câu thơ lục bát, có những vị trí gieo vần cố định, ví như âm tiết cuối của câu lục hiệp với âm sáu của câu bát, âm tiết thứ tám của câu bát hiệp với âm tiết thứ sáu của câu lục tiếp theo.

Vần bằng: Tiếng thứ 6 của câu lục, tiếng thứ 6 và 8 của câu bát (các tiếng thứ 4,6,8 nhất thiết phải theo trắc bằng cố định, riêng tiếng thứ 2 có thể linh động)

“Đường xa thì thật là xa
Mượn người làm mối cho ta một người
Một người mười chín đôi mươi
Một người vừa đẹp vừa tươi như mình”

Vần trắc:
“Tò vò mà nuôi con nhện
Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi.”

Ở đây, “nhện” và “quện” gieo vần với nhau.

Vần lưng:
“Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.”

“Ơi” và “trời” gieo vần với nhau.
Thể thơ lục bát diễn đạt hiệu quả cảm xúc vốn rất phong phú của con người. Vì vậy mà lục bát ca dao, dân ca trong những câu hò, câu hát ru khiến trái tim ta thổn thức nhớ về những ngày đã cũ, những tâm hồn hướng thiện cùng tấm lòng ấp ủ mà con người dân gian xưa đã góp nhặt lại, truyền đến muôn đời sau. Trong kí ức mỗi người, những ngày nắng hè, gió nhẹ thoảng bên hiên, vang lên câu ca:

“Gió mùa thu, mẹ ru con ngủ
Năm canh chầy thức đủ vừa năm.”

Tài liệu tham khảo:
Nguyễn Xuân Kính (2004), "Thi pháp ca dao", NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Thêm
639
4
4
Top