Mạng xã hội Văn học trẻ

Buồn
Chiều nay đứng trước ngõ
Nhớ về thuở năm xưa
Những ngày thơ ấu ấy
Giờ biết tìm ở đâu?

Thuở bắn bi, trốn tìm
Rồi lò cò, nhảy dây
Không có biết wifi
Không có chiếc điện thoại.

Hồi ấy vui biết mấy
Trong xóm chung hò reo
Chung những trò chơi cũ
Không ai buồn thở than.

Quay ngược về thực tại
Mỗi người chiếc smartphone
Nhà nào cũng smart tv
Còn đâu là vui nữa?
Thêm
444
2
1
Chương 1. MỘT SỐ HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT CHÍNH
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA I. BUNIN

1.1. Thuật ngữ “Hình tượng nghệ thuật”

1.1.1. Khái niệm hình tượng nghệ thuật


Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan trọng của hình tượng nghệ thuật. Bằng chất liệu cụ thể, nó làm cho người ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn, tưởng tượng” [12, tr. 147].

“Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống, nhưng không phải sao chép y nguyên những hiện tượng có thật, mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tưởng tượng và tài năng của nghệ sĩ, sao cho các hình tượng truyền lại được ấn tượng sâu sắc, từng làm cho nghệ sĩ day dứt, trăn trở cho người khác” [12, tr.147].

1.1.2. Đặc điểm của hình tượng nghệ thuật

Theo Lí luận văn học tập 1, hình tượng nghệ thuật mang 5 đặc điểm cơ bản:

Thứ nhất, hình tượng nghệ thuật như một khách thể tinh thần đặc thù: “Gọi là khách thể bởi vì đó là thế giới tinh thần đã được khách thể hóa thành một hiện tượng xã hội tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người sáng tạo hay người thưởng thức nữa, cũng không gắn liền với quá trình tâm lý, thần kinh của tác giả như trong quá trình sáng tạo” [13, tr.67].

Thứ hai , hình tượng nghệ thuật với tính tạo hình và biểu hiện:

“Tạo hình là việc làm cho khách thể có được một tồn tại cụ thể cảm tính bên ngoài qua chất liệu, là phú cho thế giới những hình tượng khái quát một thể xác, hình hài. Nó bao gồm tạo cho hình tượng một không gian, thời gian, những sự kiện và những quan hệ, và rất quan trong là tạo dựng được những con người có nội tâm, ngoại hình, hành động, ngôn ngữ” [13, tr. 69 - 70].

“Biểu hiện là khả năng bộc lộ cái bên trong, cái bản chất của sự vật, hé mở những nỗi niềm thầm kín trong tâm hồn. Biểu hiện gợi lên sự toàn vẹn, đầy đặn của hình tượng, và nhất là thể hiện khuynh hướng tư tưởng tình cảm của con người, của tác giả trước các hiện tượng đời sống” [13, tr.70].

Thứ ba, hình tượng nghệ thuật là một loại kí hiệu đặc biệt: “Hình tượng nghệ thuật vừa là sự phản ánh, nhận thức đời sống, lại vừa là một hiện tượng kí hiệu giao tiếp. Bản chất của hiện tượng ký hiệu có xu hướng cố định hóa, trở thành công thức, sáo mòn. Bản chất sự phản ánh nhận thức có xu hướng tìm tòi cái mới, phát hiện ra cái độc đáo. Từ đó diễn ra quá trình thường xuyên đổi mới và cắt nghĩa lại kí hiệu, sáng tạo ký hiệu mới” [13, tr. 73 - 74].

Thứ tư, hình tượng nghệ thuật là một quan hệ xã hội - thẩm mỹ: “Trước hết là quan hệ giữa thế giới nghệ thuật với hiện tại mà nó phản ánh, thứ đến, quan hệ của tác giả đối với cuộc sống trong tác phẩm, quan hệ tác giả với người đọc, quan hệ hình tượng với ngôn ngữ của một nền văn hóa, cuối cùng, quan hệ của các yếu tố của bức tranh đời sống. Chính cái phức hợp quan hệ tạo thành hạt nhân cấu trúc của tác phẩm” [13, tr.74].

Thứ năm, tính nghệ thuật của hình tượng: “Tính nghệ thuật làm tích cực hóa khả năng cảm thụ của con người, nâng họ lên hàng nghệ sĩ, khẳng định vai trò chủ thể của con người trước thế giới (...) Tính nghệ thuật đa dạng như bản thân nghệ thuật. Tiêu chuẩn cuối cùng của nó là sự thống nhất hoàn mỹ của nội dung và hình thức nghệ thuât, là sức gây ấn tượng mang tính tư tưởng của hiện thực đời sống, phản ánh được hiện thực nhiều mặt và vận dụng biến hóa không ngừng” [13, tr.78 - 79].

Nếu không có hình tượng thì sẽ không có nghệ thuật. Hình tượng đối với một tác phẩm văn học có vai trò quan trọng, nó không chỉ tái hiện thế giới khách quan, góp phần truyền tải thông điệp của tác giả tới mọi người. Không những thế, nó còn là tâm hồn, là bản ngã của người nghệ sĩ, là cái tôi, là phong cách của người nghệ sĩ.

1.2. Hình tượng người phụ nữ Nga

Trong những năm gần đây, hình tượng người phụ nữ đã được xây dựng khá toàn diện bởi các nhà văn, nhà thơ. Người phụ nữ xuất hiện với hai nét nổi bật. Thứ nhất, phụ nữ là hiện thân của sắc đẹp. Thứ hai, người phụ nữ cũng là hiện thân cho những số phận bất hạnh. Đọc truyện ngắn của Bunin, ta thường nghĩ ngay tới thế giới nhân vật của ông. Thế giới nhân vật của Bunin xuất hiện nhiều những con người bình thường, họ chỉ xuất hiện trong một vài dòng hoặc xuất hiện trong một vài trang truyện và hầu hết độc giả ấn tượng với người phụ nữ. Khi viết về người phụ nữ, đó là một hành trình khám phá những bí ẩn trong thế giới nội tâm của các nhân vật. Trong văn học, người phụ nữ vừa là chủ thể sáng tác, vừa là trung tâm của đối tượng miêu tả. Mỗi người phụ nữ đều mang trong mình những nét đẹp riêng, không trùng lặp với bất kì ai. Nếu Ph. Đôtxtôiepxki cho rằng “cái đẹp cứu rỗi thế giới” thì I.Bunin lại quan niệm “tình yêu là nhựa sống của con người”. Với quan niệm ấy, vẻ đẹp của những người phụ nữ trong những trang văn của ông được nhìn qua đôi mắt của những chàng trai trẻ và thường gắn liền với tình yêu. Qua đó, người nghệ sĩ có thể viết nên những trang truyện độc đáo mà qua việc đọc các tác phẩm , người đọc có thể thấy được hình tượng những người phụ nữ với những nét đẹp về ngoại hình cũng như những nét đẹp trong tính cách của họ. Trong các tác phẩm của mình, Bunin đã viết rất nhiều về người phụ nữ. Qua khảo sát, chúng ta có thể đề cập đến những truyện ngắn đặc biệt viết về người phụ nữ, cụ thể như sau: “Hơi thở nhẹ, Say nắng, Natali, Một chuyện tình nho nhỏ, Cuộc đời tươi đẹp, Ruxia, Những tấm danh thiếp,..”.

Trong truyện ngắn Ruxia, vẻ đẹp của Ruxia tượng trưng cho nét mỏng manh, trong trắng và trẻ trung của người con gái. Nàng xuất hiện với ngoại hình: “Cô ta tết đuôi sam dài sau lưng, mặt ngăm đen lấm tấm những nốt ruồi đen, mũi dọc dừa thanh thanh, mắt đen, lông mày đen... Mái tóc khô cứng, hơi quăn” [4, tr.239]; “Cả mắt cá chân và bàn chân cô ta đều gày gò trong đôi giày bện, với những khớp xương trồi lên dưới làn da mỏng ngăm đen” [4, tr.240]. Và trong mắt chàng trai đang yêu, những đặc điểm ấy thật đáng yêu. Bên cạnh đó, nhà văn cũng viết về trang phục của nàng: “Nàng đi đôi giày mềm, không có đế, nên toàn thân nàng phập phồng trong tấm xiêm áo dài cụt tay màu vàng ấy. Tấm xiêm rộng, nhẹ nhàng, nên tấm thân thanh nữ thon mảnh của nàng được thoải mái xiết bao” [4, tr.241]. Ngoài những nét đẹp về ngoại hình, vẻ đẹp của Ruxia còn được thể hiện qua việc miêu tả tình yêu của chàng trai dành cho Ruxia. Trong “một hôm dầm mưa ướt cả chân, nàng từ ngoài vườn chạy vào phòng khách, chàng thấy vậy bèn chạy vội đến cởi giày cho nàng và hôn lên đôi bàn chân bé nhỏ, ướt át của nàng và cảm thấy suốt đời mình chưa bao giờ có được niềm hạnh phúc như thế” [4, tr.241]. Ruxia còn giúp người đọc thấy được sự ngại ngùng và bối rối của cô: “Lúc đầu nàng luôn chăm chú nhìn chàng, mỗi khi chàng bắt chuyện thì nàng đỏ mặt một cách kín đáo và lúng búng đáp lại với vẻ giễu cợt” [4, tr.242]. Vẻ e thẹn, nhút nhát này của Ruxia là nét đẹp thường thấy của mỗi người con gái trong tình yêu. Trong con mắt tràn đầy tình yêu của chàng khi ấy: “Trong không gian bóng tối lờ mờ xuất hiện, cặp mắt đen và mái tóc kết thành bím của nàng thật tuyệt diệu. Chàng chẳng dám đụng vào người nàng nữa, chỉ hôn đôi tay nàng và im lặng vì sung sướng vô biên” [4, tr.248]. “Và chàng lại áp môi mình lên tay nàng, đôi khi hôn lên bô ngực lạnh ngắt của nàng như hôn một vật gì thiêng liêng vậy” [4, tr.248]. Khi đang trò chuyện với chàng, Ruxia bỗng hét lên sợ hãi, kéo váy lên đến tận đầu gối, giậm chân hét “Rắn! Rắn”. Chính nỗi sợ hãi của nàng khiến cho chàng cảm thấy choáng váng, ngây ngất và chàng nghĩ rằng nàng còn trẻ con quá. Phụ nữ vốn là phái yếu và sự sợ hãi của Ruxia khiến cho chàng có mong muốn được bảo vệ và che chở cho nàng. Tình yêu của Ruxia đến một cách tự nhiên và trong sáng. Nàng cũng là người con gái chủ động và bạo dạn trong tình yêu, điều đó được thể hiện qua chi tiết nàng chủ động rủ chàng trai hôm nào đó đi bơi thuyền và mạnh dạn hỏi chàng trai “Anh có yêu em không?” [4, tr.246]. Nàng cũng thừa nhận rằng mình cũng yêu chàng trai và giải thích ban đầu nàng cũng ghét anh, được thể hiện qua chi tiết: “Cả em cũng thế, - nàng nói. - Mà không đâu, mới đầu em ghét anh đấy, em ngỡ là anh chẳng chú ý gì đến em cả. Nhưng, ơn Chúa, tất cả những cái đó đều đã qua rồi” [4, tr.246]. Qua đó cho thấy nàng là người phụ nữ chủ động, say đắm trong tình yêu.

Ruxia còn được tái hiện như một thiên thần qua chi tiết : “Mọi chuyện mùa hè năm ấy đều dị thường. Thật lạ lùng rằng chúng chỉ cho mỗi mình nàng lại gần, cúi cong cái cổ dài thanh thanh, từ phía trên nhìn xuống nàng với vẻ rất nghiêm nghị nhưng đầy tò mò hiền lành, khi nàng nhẹ nhàng thanh thoát chạy đến bên chúng, chân đi hài sặc sỡ. Bất thần, nàng ngồi xổm trước đôi sếu, tấm váy xaraphan màu vàng xòe ra trên bãi cỏ xanh ven đầm ẩm ướt, ấm áp; với vẻ say sưa thơ trẻ nàng nhìn vào đôi mắt đẹp đen dữ tợn của chúng, đôi mắt lọt vào giữa mép vòng viền màu xám sẫm”[2, tr.32].

Tất cả những vẻ đẹp trên cho thấy Ruxia là một cô gái hiền từ và thật đặc biệt được thể hiện qua chi tiết chỉ có cô mới có thể lại gần những con sếu. Ruxia là một cô gái trẻ trung, ngây thơ, trong sáng, là biểu tượng cho khát vọng tình yêu, khát vọng được yêu thương. Trong truyện ngắn này, Bunin đã xây dựng hình tượng Ruxia với những nét đẹp tự nhiên, trong sáng, thánh thiện với khát vọng yêu thương bởi tình yêu của nàng với chàng trai trong câu chuyện không thành, họ yêu nhau nhưng không đến được với nhau do sự ngăn cản của mẹ Ruxia. Bà ta coi chàng trai là thằng đểu và không cho phép chàng trai ấy lấy con gái bà và bà đã đe dọa dùng cái chết nếu như Ruxia bỏ nhà theo chàng trai. Tình yêu là thứ tình cảm luôn tồn tại song song trong cuộc sống của mỗi con người, nhưng thay vì lựa chọn tình yêu với chàng gia sư thì Ruxia đã chọn chữ “hiếu” thay vì chữ “tình”. Với Ruxia trong câu chuyện này, chữ “hiếu” nặng hơn chữ “tình”. Nàng chấp nhận hi sinh hạnh phúc của mình để ở bên cạnh và chăm sóc mẹ bởi nếu cô bỏ đi lấy chồng, mẹ cô sẽ phát điên và không thể chịu nổi. Mặc dù yêu nhau nhưng không đến được với nhau, nhưng trong trái tim chàng gia sư kia, nàng mãi mãi là mối tình duy nhất của cuộc đời mình.

Bunin biết khơi dậy trong mỗi nhân vật sự say đắm của tình yêu lứa đôi, khiến cho mỗi nhân vật đều mang trong mình những khát vọng yêu thương và một tình yêu đẹp, thuỷ chung nhưng không kém phần mãnh liệt. Nhưng bên cạnh đó, cũng phải nói đến những cái dang dở của tình yêu, thể hiện ở việc Ruxia và chàng gia sư yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Như trong câu thơ của Xuân Diệu - ông hoàng thơ tình của văn học Việt Nam đã viết : “Yêu là chết trong lòng một ít” và chúng ta thấy “tình chỉ đẹp khi còn dang dở” nên nhân vật trong truyện ngắn của Bunhin, cụ thể là nàng Ruxia đến với tình yêu mãnh liệt bao nhiêu thì thời gian hạnh phúc và giây phút chia tay càng ngắn ngủi bấy nhiêu. Đến cuối cùng, thay vì chọn tình yêu, nàng đã chọn người mẹ điên và cô gái này đã ám ảnh chàng suốt cả cuộc đời khiến người vợ phát ghen bởi Ruxia chính là người đầu tiên mang đến cho anh ta hạnh phúc của một tình yêu hồn nhiên và trong sáng.

Trong truyện ngắn Hơi thở nhẹ, I.Bunin đã xây dựng nhân vật Olia Meserskaia là nhân vật trẻ tuổi nhất, xinh đẹp, ngây thơ và vui tươi như một bông hoa rực rỡ trong nắng mai, vẻ đẹp của nàng tượng trưng cho sự thuần khiết, tự nhiên và đầy sức sống của cô gái đang sống trong những năm tháng thanh xuân tươi đẹp. Olia xinh đẹp, đầy sức sống, nhưng nàng lại có cuộc đời bất hạnh. Nhà văn đã khéo léo sử dụng nhiều tính từ để miêu tả vẻ đẹp của cô, trong đó đôi mắt được miêu tả rất nhiều lần và sức thu hút của Olia được khắc họa thành công: “Đôi mắt đầy vui sướng và vô cùng linh lợi”; “ánh mắt sáng long lanh”; “cặp mắt sáng tinh lợi”; “ánh mắt trong sáng”. Vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp không cần chải chuốt mà đó là vẻ đẹp tự nhiên sẵn có. Vẻ đẹp của Olia khiến nhiều người si mê. Nét đẹp tự nhiên, sẵn có ấy được thể hiện ở chi tiết : “Olia thì chẳng e sợ gì, kệ cho có vết mực dây ra ngón tay, kệ cho mặt đỏ gay gắt, đầu tóc rối bù, và khi chạy ngã chân hở ra quá đầu gối cô cũng mặc. Tuy chẳng phải chăm sóc hay cố gắng đặc biệt gì, trong hai năm qua tất cả những gì đã khiến cô nổi bật lên trong trường dường như đã cũng đến với cô một cách hết sức tự nhiên: nào là duyên dáng, thanh lịch, yểu điệu và cặp mắt sáng long lanh”[4,tr. 192]. Olia là hiện thân của vẻ đẹp tự nhiên, đằm thắm, quyến rũ nhưng vô cùng trong sáng và đầy sức sống.

Chân dung của Olia được Bunin xây dựng trên phông nền đám đông khi cô hòa mình vào đám nữ sinh mặc đồng phục, khi thì nổi bật lên trong vũ hội, trên sân băng bởi: “Trong các cuộc vũ hội chẳng ai nhảy đẹp bằng Olia, chẳng ai trượt băng nhanh như cô, trong vũ hội cũng chẳng ai được săn đón nhiều như cô, và cũng chẳng hiểu vì sao chẳng ai được các lớp dưới yêu chuộng bằng cô”[4, tr.192]. Xinh đẹp, quyến rũ nhưng cũng có nhiều tiếng xì xào bàn tán nàng nông nổi và không thể sống thiếu những chàng trai dành tình cảm mến mộ cho mình. Bên cạnh đó, hình ảnh Olia còn được Bunin. khắc họa trong khung cảnh khu vườn, trong không gian cứng nhắc, đầy khuôn phép của căn phòng bà hiệu trưởng. Bằng tài năng của mình, tác giả đã tạo nên sự hòa quyện giữa con người với thiên nhiên. Bunin đã vẽ nên không khí trong lành, tươi mát của khu vườn sau cơn mưa, sự tươi mát ấy phù hợp với sự trẻ trung, hạnh phúc của Olia và nàng cảm thấy thế giới này chỉ có một mình nàng. Không khí tươi mát của khu vườn trái ngược với căn phòng cứng nhắc, đầy khuôn phép của bà hiệu trưởng: “sạch như ly như lau” với “đường ngôi đều đặn”, “mái tóc uốn rất khéo của bà hiệu trưởng”, với những lời nhắc nhở nghiêm khắc, mỉa mai của bà. Những chi tiết xung quanh ngoại hình và tính cách của bà hiệu trưởng càng làm nổi bật lên sự trẻ trung, hồn nhiên, ngây thơ và ngời sáng của Olia. Dường như nhân vật là sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên đất trời, bởi những bước ngoặt trong cuộc đời của Olia đều có sự xuất hiện của thiên nhiên. Những rung động đầu đời của nàng thiếu nữ Olia cũng diễn ra trong khung cảnh thiên nhiên trữ tình, mộng mơ. Nàng đã trao thân cho một người đàn ông lịch lãm đã từng trải qua bao sóng gió cuộc đời tại cái khung cảnh thiên nhiên trữ tình ấy. Là người có sắc đẹp, nàng tự cho mình cái quyền được đùa cợt tình cảm với người khác. Và rồi, nàng đã chết dưới họng súng của Kazak, cái chết diễn ra bất ngờ nhưng có lẽ cô gái ấy sẽ không hối hận vì bản thân đã được sống thật với cảm xúc của mình.Vào mùa đông cuối cùng của Olia “có tuyết rơi, có nắng đẹp”. Như vậy, có thể thấy cuộc sống cũng như cái chết của Olia đều có sự xuất hiện của thiên nhiên như để minh chứng cho một tâm hồn người thiếu nữ trong sáng, tươi vui và tràn ngập sự sống. Thậm chí ngay cả trong bức chân dung trên mộ Olia, ánh mắt trong trẻo, vui tươi của Olia dường như đã làm lu mờ, xua đi sự ảm đạm của những tấm bia đá trong nghĩa trang vào những ngày mùa đông lạnh lẽo.

Hình ảnh hơi thở nhẹ kết thúc câu chuyện, một câu kết thúc rất gợi hình: “Giờ đây cái hơi thở nhẹ ấy lại một lần nữa lan đi trong thế gian này, trong bầu trời đầy mây này, trong làn gió xuân giá lạnh này”[4,tr.201]. Hình ảnh Olia đã trở thành yếu tố cân bằng, khẳng định sức sống bất diệt, vượt qua cái chết của tuổi trẻ. Olia là hiện thân cho vẻ đẹp của tuổi thanh xuân, với những vẻ đẹp trong trẻo, hồn nhiên, vui tươi, ngời sáng, tràn đầy sức sống và thánh thiện. Không ai có thể ngờ rằng, sự thẳng thắn, mạnh mẽ, bồng bột của một cô gái đang còn ở lứa tuổi học trò lại có thể trở thành lí tưởng sống cho bà giáo viên chủ nhiệm của nàng. Những vẻ đẹp ấy lại có thể mang đến ý nghĩa lớn lao, mang đến sức sống cho tất cả mọi người.

Khác với những nhân vật nữ trong các truyện ngắn khác, nhân vật Naxtia trong truyện ngắn Cuộc đời tươi đẹp hiện lên là một người con gái có ngoại hình đẹp, nhưng khác biệt ở chỗ đó là vẻ đẹp tháo vát, chất phác, đầy sức sống của một cô gái nghèo bị chèn ép, không có nơi bấu víu. Với hoàn cảnh khó khăn, không biết nương tựa bấu víu vào ai, Naxtia phải tìm cách để đứng vững, để sống sót và tự bảo vệ mình trước cuộc sống đói nghèo. Ở truyện ngắn này, người phụ nữ đã xưng “tôi” và kể lại cuộc đời mình. Bunin đã cho người đọc tự hình dung về người phụ nữ qua ngôn ngữ, hành động, những biến cố trong cuộc đời nàng và qua những diễn biến tâm trạng của nàng. Sau khi chứng kiến bố bị bắt đi đày, nàng đã nghĩ: “Rõ ràng là sống với lẽ phải là không được rồi, và rõ ràng là phải tính toán thận trọng mới được” [4,tr.52]. Nàng đã suy nghĩ tới việc phải mau mau lấy chồng, nàng thích một người, rất thích, nhưng anh ta nghèo chẳng kém gì nàng và cuối cùng nàng đã quyết định từ bỏ người mình thích để lấy một người bạn của bố trong thành phố: “Tôi nghĩ đi nghĩ lại rồi bằng lòng, mặc dù dĩ nhiên tôi biết là ông ta đã luống tuổi, rượu chè, tính hay nóng nảy, nó quả đáng là một ông ăn cướp..”[4,tr.52]. Nàng lấy chồng và trở thành một thị dân trong thành phố. Với nàng, tiền là thứ duy nhất đáng được chú ý, nhưng cuộc sống với ông chồng ấy khiến nàng khổ sở, mang tiếng là thị dân nhưng lại nghèo chẳng hơn gì nông dân. “Ờ, may mờ trời cũng còn thương tôi, đem ông ấy đi”[4, tr.53] sau 9 năm khổ sở. Cuộc đời Naxtia là những chuỗi ngày khó khăn và đầy biến động, cha bị đi đày, mất cả ruộng bắp cải sắp đến mùa thu hoạch. Sau khi cha bị đi đày, nàng quyết định lấy một ông chồng đã luống tuổi, tưởng như sẽ được hưởng hạnh phúc với cuộc sống giàu sang. Thực chất lại không phải như vậy, người nàng lấy là một người đàn ông mê rượu chè, tính nóng nảy, nghèo. Người đàn ông ấy đã đeo bám người phụ nữ này suốt 9 năm trời. Tên truyện ngắn là Cuộc đời tươi đẹp, chính nhân vật cũng tự nhận cuộc đời mình tươi đẹp và xưng “tôi” kể lại, nhưng thực chất đó là cuộc sống khổ sở, đầy nỗi đau. Trong truyện hiện lên là nàng Naxtia bản lĩnh, tháo vát nhưng khá tàn nhẫn: Nàng đã làm ngơ trước tình yêu của cậu công tử tàn tật mới qua tuổi 14, tên là Nikanor Matvêits, làm ngơ trước lời van xin của chàng trai đó. Chàng công tử đó mê Naxtia, thậm chí còn cho Naxtia số tiền mà mẹ cậu cho bao năm qua với điều kiện cô hôn chàng một cái. Nàng tàn nhẫn tới mức bình thản trước lời đe dọa sẽ tự tử của cậu và nàng vẫn rời khỏi nhà chủ, mở quán rượu và xây dựng một cuộc sống mới. Naxtia còn ngăn cản con trai bà yêu Phenka - một cô gái theo bà nghĩ đó là “con đĩ trăm thằng”. Sau đó, Naxtia được làm mối cho một ông góa vợ nhưng ông này yêu cầu bà phải từ bỏ đứa con trai của mình và Naxtia đã nhẫn tâm đuổi con trai của mình là Vania đi để có thể thực hiện cuộc hôn nhân này. Đằng sau cái giọng kể lạnh lùng ấy chỉ là vỏ bọc để giấu đi sự khổ đau của cuộc đời người phụ nữ. Đuổi con đi để cưới một người đàn ông góa vợ có điều kiện, nhưng Naxtia vẫn là người mẹ đầy yêu thương dành cho con của mình. Điều đó được thể hiện qua chi tiết: “còn tôi, tuy vốn không phải người mau nước mắt mà đã phải tuôn trào nước mắt. Ngày hôm trước khóc, ngày hôm sau khóc, cứ nghĩ làm sao nó có thể nói với mình những lời lẽ như vậy, thế là lại không cầm được nước mắt” [3, tr. 95]; “Tôi nhìn, nhìn mãi, nghe ngóng rồi đi ra. Và một nỗi buồn khôn tả xâm chiếm lòng tôi! Tôi cố ăn cho xong bữa chiều, dọn dẹp bàn ăn, tắt đèn...Tôi không sao ngủ được và cứ mãi như thế, nằm mà toàn thân rung lên”; “Thế nhưng đôi lúc tôi cũng thấy nhức nhối trong tim(...) cũng lại có lúc tôi buồn nhớ đến thằng Vania” [3, tr.98]. Mặc dù Naxtia đuổi con đi để thực hiện cuộc hôn nhân đầy toan tính với ông chồng khá giả, nhưng trong bà vẫn có tình yêu thương con da diết, khi một mình lại chan chứa nước mắt khóc thầm, do hoàn cảnh đã bắt bà phải lựa chọn từ bỏ đứa con của mình. Chính cuộc sống khắc nghiệt, nghèo khổ đã đẩy người phụ nữ ấy tới sự lạnh lùng, tới những lựa chọn, những mong cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nói đến Bunin, nói đến người phụ nữ, chúng ta không thể không kể đến truyện ngắn Natali. Trong truyện ngắn này, nhà văn đã xây dựng thành công hình tượng hai nhân vật nữ: Natali và Xônhia. Bên cạnh đó, nhà văn cũng khắc họa thành công nhân vật “tôi” trong mối quan hệ tình cảm với hai nhân vật nữ. Những cảm xúc tình yêu hay những dục vọng xác thịt đều được tái hiện qua mùa hè năm ấy. Xônhia hiện lên là một người quyết liệt chiếm giữ tình cảm của chàng trai. Đối lập với Xônhia lại là hình ảnh cô nàng Natali xinh đẹp, nhẹ nhàng và dịu dàng. Ở nhân vật “tôi” đối với hai người con gái này lại có những cảm xúc hoàn toàn khác nhau. Đối với Xônhia chỉ xuất hiện tình yêu xác thịt, đắm đuối và mệt nhọc mỗi đêm nhưng đối với Natali thì khác, nhân vật “ tôi” dành sự quan tâm của mình đối với Natali, theo dõi từng cử chỉ cũng như từng bước đi của Natali và giữa họ tồn tại tình yêu trong sáng nhưng cũng rất đau đớn, bởi Natali biết được người con trai mình yêu đang trong mối quan hệ song song với một người con gái khác. Ở nhân vật “tôi” này xuất hiện thứ ý nghĩ muốn được kết hôn với Natali, nhưng hằng đêm nhân vật “tôi” này vẫn chìm đắm trong những ân ái xác thịt với Xônhia. Nhà văn đã tạo nên thành công cho tác phẩm khi xây dựng được những nhân vật đều đẹp và hết sức quyến rũ, họ là những cô gái trẻ trung và rất thu hút ánh nhìn, sự để tâm của mọi người xung quanh.

Hầu hết trong các truyện ngắn của mình , Bunin đã xây dựng những người phụ nữ luôn bị đẩy vào những thái cực cảm xúc trái ngược nên họ có những hành động khó hiểu. Cụ thể, trong truyện ngắn Say nắng hiện lên một thiếu phụ mà ở nàng mọi nét đều rất có duyên. Truyện ngắn này kể về câu chuyện tình yêu ngắn ngủi nhưng tự nhiên giữa chàng trung úy với người thiếu phụ. Câu chuyện tình yêu này diễn ra và kết thúc rất nhanh chóng, chỉ vỏn vẹn trong vòng một ngày, từ trưa ngày hôm trước và kết thúc vào sáng ngày hôm sau. Nàng đã tình nguyện tiến tới cuộc tình chốc lát với chàng trung úy trẻ, để rồi hôm sau lại quay trở về với cuộc sống thường ngày của mình mà không để lại cho chàng trung úy ngay cả cái tên và nàng tự gọi đùa mình là một “người đẹp không quen biết”. Ban đầu, họ chỉ tình cờ gặp nhau và giữa họ chỉ xuất hiện những đam mê về thể xác chứ không hề có tình yêu. Dường như họ chỉ coi đó là giải trí, người phụ nữ còn không hiểu tại sao mình lại có thể đi theo chàng trai và ở cùng chàng trai một đêm. Nhưng sau đó tình yêu bất ngờ trỗi dậy - người ta gọi đó là say nắng, nhưng chính cái say nắng ấy lại ám ảnh anh sĩ quan trẻ tuổi. Chàng trung úy ấy đã yêu người thiếu phụ, yêu một cách si mê, say đắm. Chính sự ra đi của người thiếu phụ ấy đã khiến trái tim chàng trai tan nát, để lại chàng trung úy một trái tim đầy đau khổ với những thiếu hụt và trống trải trong tâm hồn. Dường như, sự gặp gỡ tình cờ giữa chàng trung úy và người thiếu phụ, phải chăng chỉ là cái cớ để Bunin diễn tả sự phong phú trong thế giới nội tâm của con người. Có lẽ Say nắng chính là truyện tình ấn tượng và bất ngờ nhất của Bunin, ở đó người đọc ngạc nhiên, bàng hoàng về một tình yêu trỗi dậy chỉ sau một lần gặp gỡ và ra đi sau một đêm gần gũi.

Hay hình tượng một người phụ nữ nghèo nàn, chất phác trong truyện ngắn Những tấm danh thiếp. Nàng đã có chồng, là một người hiền lành, tốt bụng nhưng không thú vị và nàng không hề yêu chồng mình. Khi nàng trò chuyện với nhà văn lừng danh, nàng đã châm thuốc hút một cách dũng cảm, rít những hơi nhanh theo kiểu phụ nữ. Do tác dụng của rượu, khuôn mặt nàng đỏ ửng lên, đôi môi cũng hồng hào, cặp mắt mơ màng. Nàng đã đón nhận tình yêu của nhà văn trẻ.Tình yêu của họ đã nảy sinh trên một chuyến tàu tốc hành, ban đầu chỉ là những đam mê thấp hèn, sự đùa cợt, nhưng đến khoảnh khắc phải chia li, chàng đã nhận ra tình cảm của mình.

Trong truyện ngắn Ngày thứ hai chay tịnh, Bunin cũng khắc họa thành công hình tượng về một cô tiểu thư giàu có đã dứt khoát gạt bỏ về câu chuyện tương lai, nàng luôn dửng dưng, lạnh lùng với anh chàng bảnh trai ấy. Dường như nàng là một cô gái chẳng thiết cái gì cả, bởi những lần chàng trai tặng cô hoa, socola và những quyển sách thì nàng chỉ chìa tay ra cho chàng trai hôn rồi nói cám ơn. Nàng được xây dựng với vẻ đẹp: “khuôn mặt nàng ngăm ngăm màu hổ phách, mớ tóc nàng đẹp tuyệt vời mà lại có phần dữ dội vì vừa đen lại vừa rậm, đôi hàng lông mày của nàng vừa mềm mại vừa bóng lên, đôi mắt đen, miệng nàng quyến rũ với đôi môi đỏ thắm mịn màng” [4, tr. 266]. Xuyên suốt truyện ngắn này là hình tượng của người phụ nữ với tình yêu mỏng manh, thoáng chốc có thể tan vỡ và biến mất. Nhà văn đã xây dựng lên hình tượng một cô tiểu thư giàu có luôn dửng dưng, lạnh lùng để rồi lại bất ngờ chấp nhận hiến dâng cho chàng trai ấy với cuộc ái ân chớp nhoáng trong một đêm và từ đó về sau không bao giờ gặp lại anh ta nữa

Bunin đã xây dựng hình tượng những người phụ nữ không muốn xưng tên như “người thiếu phụ vô danh nhỏ nhắn”, “là người đẹp không quen biết” như trong Say nắng. Trong truyện ngắn Ngày thứ hai chay tịnh, nhân vật người phụ nữ cũng được gọi là “nàng” mà không hề có tên. Những người phụ nữ trong truyện ngắn của Bunin còn rất đặc biệt, họ luôn có những tính cách và những hành động khó lí giải, mỗi người đều có dấu ấn và cách sống riêng nhưng đều là điển hình cho phụ nữ Nga với tâm hồn nhạy cảm, giàu lòng thương yêu và tràn đầy sức sống nhưng cũng đầy bản lĩnh. Viết về người phụ nữ, Bunin luôn dành cho họ những tình cảm chân thành và thái độ trân trọng qua những số phận và tính cách của mỗi nhân vật. Kết thúc truyện thường là nỗi buồn man mác, nhưng trong truyện ngắn của Bunin, cái buồn ở đây là cái buồn của tình yêu không trọn vẹn. Tình yêu và hạnh phúc trong truyện ngắn của Bunin không bao giờ trọn vẹn, nó luôn bị khiếm khuyết, thậm chí là rơi vào bi kịch, nhưng điều nhà văn hướng tới đôi khi không phải một cái kết có hậu mà là những khoảnh khắc hạnh phúc được sống, được yêu. Nhân vật trong truyện ngắn của I. Bunin thường đến với nhau một cách tình cờ và say mê, chìm đắm trong tình yêu nhưng lại nhanh chóng rời đi, trở về cuộc sống thường ngày của mình một cách lí trí, thậm chí có phần lạnh lùng. Mặc dù chỉ là những cơn say nắng, những tình yêu đến bất chợt, nhưng lại để lại trong trái tim họ những kí ức về tình yêu thật đẹp đẽ, ngọt ngào và để lại dấu ấn đặc biệt trong tâm trí người đọc.

Xuyên suốt các truyện ngắn của Bunin là những câu chuyện tình yêu với khát khao về một tình yêu đẹp, khát khao hạnh phúc cháy bỏng.Vì thế, giai điệu tình yêu trở thành âm thanh chủ đạo trong truyện ngắn của Bunin, có sự cộng hưởng và lan tỏa mạnh mẽ. Nhà văn biết làm thế nào để khơi dậy trong nhân vật của mình sự say mê tình yêu, ham muốn tình yêu và một tình yêu mãnh liệt, chung thủy. Đồng thời, nhà văn cũng đau lòng khi nói đến những điều còn dang dở, buồn, thậm chí là bi kịch của tình yêu. Đắm chìm trong những truyện ngắn về tình yêu của Bunin là nỗi buồn và sự chia ly. Mỗi câu chuyện lại mang trong mình những sắc thái tình yêu khác nhau. Chẳng hạn như cuộc tình thoáng qua trong truyện ngắn Những tấm danh thiếp; mối tình thực dụng trong Chiếc cốc đời, Những lối đi dưới hàng cây tăm tối; bên cạnh đó cũng có một tình yêu ngây ngất như Hơi thở nhẹ. Những khoảnh khắc hạnh phúc trong tình yêu của các nhân vật thường rất ngắn ngủi và hầu hết quãng đời còn lại của họ chỉ sống trong nỗi nhớ của những kí ức cũ. Với họ, hạnh phúc trong tình yêu là điều quan trọng nhất. Bởi vậy, người phụ nữ trong truyện ngắn của Bunin luôn mang trong mình khát khao hạnh phúc đến cháy bỏng.

Bên cạnh những khát khao về hạnh phúc ấy, Bunin cũng xây dựng nên những nhân vật mang trong mình những nỗi buồn không tên với những nỗi u sầu mà chỉ đọc tác phẩm mới có thể cảm nhận được. Tóm lại, Bunin đã thể hiện được cái nhìn chiều sâu về con người, đó là những con người thiên về cảm xúc, thường đứng trước nhiều tình huống cảm xúc bất chợt khiến người đọc cũng như nhân vật rơi vào trạng thái ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Người phụ nữ được hiện lên với tất cả những điều chân thật nhất. Nhà văn đã nắm bắt được tâm lí của người phụ nữ nên những nhân vật nữ trong truyện ngắn của ông đều gắn với tình yêu, dưới con mắt của những chàng trai, để họ tự bộc lộ được những vẻ đẹp cũng như góc khuất trong tâm hồn mình.

1.3. Hình tượng thiên nhiên

Bên cạnh việc khắc họa hình tượng người phụ nữ, những truyện ngắn của Bunin còn xây dựng được những bức tranh phong cảnh man mác buồn, nhưng rất đẹp. Nhà văn đã vẽ được bức tranh thiên nhiên nước Nga không phải đơn thuần như các họa sĩ khác, mà ông vẽ nên bức tranh ấy bằng ngôn ngữ.

1.3.1. Sự trù phú của vùng quê nay chỉ còn trong kí ức

Viết về phong cảnh nông thôn Nga là một đề tài khá quen thuộc đối với các nhà văn Nga, trong đó có I. Bunin, có lẽ người đọc chỉ cần đọc Những quả táo Antonov là thấy được sự say mê cảnh vật, say mê thiên nhiên Nga của Bunin. Khi đọc đến những đoạn văn mà Bunin miêu tả về một vùng quê nào đó, người đọc dễ có cảm giác chân thật, dường như đang được đứng trước nước Nga, đất nước mà mình chưa hề được đặt chân đến. Nhà văn say mê, đắm đuối cảnh sắc thiên nhiên, ông được xem là người “viết về nông thôn Nga, chưa có ai viết sâu sắc được đến thế, có tính chất lịch sử đến thế” [4, tr. 9].

Từ mở đầu đến khi kết thúc tác phẩm, Những quả táo Antonov đã vẽ nên một bức tranh trong tâm tưởng của nhân vật “tôi” về những năm tháng tươi đẹp về quá khứ đã qua: “Tôi hồi tưởng lại một mùa thu sớm, đẹp trời, trong tháng Tám đã có những trận mưa nhỏ ấm áp và những trận mưa này dường như cố tình rơi xuống cho dân cày cấy...Tôi nhớ lại một buổi sớm sủa, tươi mát, yên tĩnh...Tôi nhớ một khu vườn lớn đã khô và thưa lá, toàn bộ màu vàng óng; nhớ những lối đi giữa hai hàng cây phong, mùi thơm nhẹ nhàng của lá rụng và cả mùi táo Antonov, mùi mật ong và mùi của tiết thu tươi mát. Không khí trong trẻo đến nỗi hệt như hoàn toàn không có nó nữa, khắp khu vườn âm vang tiếng người nói, tiếng xe ngựa tải kẽo kẹt” [4, tr.11]. Chỉ với 30 trang truyện, nhà văn đã vẽ nên những bức tranh làng quê, những khu vườn trong kí ức bằng ngôn từ.

Hình ảnh làng quê trong Những quả táo Antonov là một làng quê trù phú, tươi vui và hạnh phúc. Đó là một thế giới huyền diệu tràn ngập mùi vị, hương sắc và âm thanh: “mùi lúa thơm ngát tỏa ra từ những đống rơm mới và những đống thóc lép trên sân phơi”; “mùi khói thơm nức của những cành anh đào tỏa ra nồng nặc”; “bừng bừng một ngọn lửa đỏ ối giữa tăm tối trập trùng”..Những bức tranh thiên nhiên trong truyện ngắn của I.Bunin hiện lên đa sắc màu, đẹp và buồn gắn với tâm trạng con người. Mùi vị, hương sắc, ánh sáng, âm thanh đã tạo nên những bức tranh thiên nhiên thanh thoát, trữ tình. Bằng tài năng của mình, Bunin đã hòa được màu sắc và ánh sáng để tạo nên những tác phẩm sinh động, tinh tế.

Cảnh vật cứ hiện lên tầng tầng, lớp lớp, theo dòng kí ức cái nọ gọi cái kia về. Truyện ngắn này không có thời gian cụ thể, chỉ là những mốc thời gian rất chung chung: “tôi hồi tưởng lại một năm được mùa ấy”; “và tôi còn nhớ hồi ấy”...diễn tả khoảng thời gian xảy ra mọi chuyện nhưng là hoài niệm của tác giả về khoảng thời gian đã qua. Với lối viết này, mặc dù đang sống ở hiện tại, nhưng nhà văn có thể trở lại quá khứ với vùng quê trù phú ấy một cách dễ dàng thông qua những hồi ức, kỉ niệm. Phải là người có tình cảm dạt dào với quê hương đất nước, hiểu được những quy luật của tạo hóa và có tâm hồn nhạy cảm như Bunin mới có thể viết được những trang truyện về con người và thiên nhiên sâu sắc đến như vậy.

Trong truyện ngắn Những quả táo Antonov, nhà văn đã vẽ nên nhiều bức tranh, có thể kể đến bức tranh vườn táo vào mùa thu hoạch, bức tranh làng quê khi màn đêm buông xuống hay bức tranh vào ngày mùa, bức tranh về một cuộc đi săn và bức tranh miêu tả sự tàn tạ của vùng quê đã từng giàu có, phát triển. Ở phần một, táo Antonov hiện ra trong không gian mùa thu trong lành. Ở phần hai, táo Antonov xuất hiện trong sự hồi tưởng của nhân vật tôi về một năm được mùa: “Táo Antonov mẩy, cả năm thảy đều vui. Nếu táo Antonov sai quả thì công việc nông thôn sẽ tốt, bởi vì có nghĩa là lúa cũng sẽ được mùa... Tôi hồi tưởng lại một năm được mùa ấy” [4, tr.16]. Trong phần ba, khi lang thang trong khu vườn vào một buổi sáng ngủ quên đi săn, nhân vật “tôi” cảm nhận được hương vị của quả táo dường như đã bị lãng quên: “Trước mắt ta là cả một ngày yên tĩnh trong khu điền trang đã im lìm trong những ngày đông. Ta sẽ thong thả mặc quần áo, đi dạo trong vườn, vớ được trong đám lá ẩm một quả táo, ngẫu nhiên bị bỏ quên, đã ướt lạnh và không hiểu tại sao ta thấy quả táo này ngon khác thường, hoàn toàn không giống như những quả táo khác” [4,tr.30]. Những bức tranh được nhà văn vẽ nên bằng ngôn ngữ tưởng như không liên quan tới nhau, nhưng không, tất cả những bức tranh được bao trùm bởi nỗi tiếc nuối và man mác buồn. Mặc dù có sự xáo trộn về không gian, thời gian nhưng mỗi bức tranh dường như đều có sự tách biệt. Các gam màu trong những bức tranh ấy thống nhất trên những phông nền. Các bức tranh được đặt cạnh nhau, đối sánh nhau, không chồng chất lên nhau cho thấy sự biến đổi âm thầm nhưng rõ nét đến xót xa của làng quê Vyselki. Với việc vẽ nên những bức tranh gắn liền với tâm trạng, nhà văn đã thể hiện được những suy ngẫm của mình về quá khứ và tương lai, về nỗi buồn và sự suy thoái của nước Nga.

Mặc dù tác giả không nêu tên địa danh cụ thể nhưng ông đã để cho những cô gái và những người đàn bà xuất hiện, đó là những gương mặt vừa lạ lại vừa quen: “Những cô gái thuộc các hộ tiểu nông vẻ hoạt bát, mặc những tấm xiêm cụt tay nức mùi thuốc nhuộm (...) và có mặt cả một bà lí trưởng trẻ măng, đang có chửa, mặt phèn phẹt, bơ phờ và bộ điệu quan trọng như một con bò cái vùng đồi núi” [4, tr.13]. Nhà văn đã để cho nhân vật của mình đột nhiên xuất hiện, xuất hiện như thể chính người đọc cũng quen biết họ từ rất lâu rồi. Họ được miêu tả khá cụ thể nhưng lại không có tên, mà được gọi bằng những cụm từ chung chung: “người thị dân”, “bà lí trưởng”, “bác nông dân được giao việc đổ táo”... Có thể hiểu đây chính là những người dân ở vùng quê của nhà văn. Việc miêu tả quê hương với sự góp mặt của những người ông từng quen khiến cho truyện ngắn trở nên gần gũi với người đọc.

Xuyên suốt truyện ngắn này ta có thể nhận thấy tình cảm dạt dào, thiết tha, trìu mến của nhà văn đối với quê hương mỗi khi nhớ về. Khi vùng quê ấy trù phú hay khi nó trở nên tàn tạ thì đó vẫn là những hình ảnh đầy yêu thương, khắc sâu trong trái tim người nghệ sĩ xa quê hương. Qua cái nhìn của một nhà văn lưu vong, những hồi ức về một làng quê đã được khái quát hóa trở thành biểu tượng của làng quê nước Nga. Sau chiến tranh, ông đã nhiều lần có ý định trở về với mảnh đất quê hương, nhưng tuổi tác đã không cho phép ông thực hiện được nguyện vọng của mình. Và người ta vẫn luôn nhớ tới câu nói của ông trước khi chết: “Làm sao chúng ta có thể quên Tổ quốc? Con người có thể quên Tổ Quốc được không? Tổ Quốc ở trong tâm hồn mình. Tôi là một người rất Nga. Điều đó dù bao nhiêu năm cũng không mất đi được” [4, tr.7]. Những dòng văn trên cho ta thấy được những tâm sự chất chứa trong lòng Bunin, dường như đến khi chết, ông vẫn không thể quên được quê hương dù cho bao nhiêu năm về sau bởi quê hương luôn ở trong tâm hồn mỗi con người chúng ta. Bởi quê hương không chỉ là nơi sinh ra, nuôi ta khôn lớn mà còn là cái nôi hun đúc nên bản chất của mỗi con người. Với tài năng của mình, Bunin đã khiến cho Gorki phải thừa nhận rằng: Bunin là “bậc thầy hàng đầu trong văn học Nga hiện đại?” [4, tr.9].

Viết về những bức tranh phong cảnh nông thôn nước Nga sống động, đẹp ngỡ ngàng, ta có thể dễ dàng tìm thấy trong nhiều truyện ngắn của Bunin: “Làn không khí trong lành, ánh mặt trời nhợt nhạt còn vương lại, những đám mây trắng bồng bềnh cuộn tròn mờ mờ hiện ra trên nền trời và dưới mặt nước xen giữa những đám cỏ gấu và hoa súng; trên hồ chỗ nào cũng nông đến nỗi có thể nhìn rõ đáy với đám rong rêu mọc ngầm dưới nước, tuy nhiên đáy nông cũng không làm mất đi vẻ sâu thăm thẳm của bầu trời và mây đã in hình trong đó” [2, tr.26 ].

1.3.2. Sự tiêu điều xơ xác

Trong truyện ngắn Những quả táo Antonov, hình ảnh khu vườn được xây dựng như hình ảnh tượng trưng cho nước Nga, nổi bật lên hương thơm khác thường của táo Antonov. Hương vị ngọt ngào của quá khứ trở thành sợi dây liên kết truyện ngắn này thành một chỉnh thể. Ở đầu chương bốn, Bunin viết: “Trong trang trại của các điền chủ nay đã không còn mùi thơm của táo Antonov nữa rồi”[4, tr.33], điều đó khiến người đọc nghĩ tới tất cả đã thay đổi và tất cả dường như đã lùi vào dĩ vãng xa xăm và bắt đầu cho sự xuất hiện của một thời đại mới.

Truyện có kết cấu mở đầu - kết thúc khá đặc biệt. Mở đầu truyện là chi tiết: “Tôi hồi tưởng lại một mùa thu sớm, đẹp trời, trong tháng Tám đã có những trận mưa nhỏ ấm áp...” và kết thúc bằng chi tiết: “Để cho tuyết trắng phủ đường ta đi...”. Qua hai chi tiết trên thấy được, nhà văn hướng cái nhìn của mình ra cảnh vật, hướng về bức tranh phong cảnh không phải là đứng yên mà là đang vận động. Bức tranh có sự vận động từ mùa thu tươi mát tới tuyết phủ lớp lớp trong mùa đông. Đó cũng chính là sự vận động của làng quê nơi nhà văn sinh ra đang ngày càng tiêu điều, xơ xác. Nếu như mở đầu nhà văn có những hồi tưởng đẹp về mùa thu nước Nga với giọng điệu phấn khích thì về sau âm điệu dường như chùng xuống với nỗi xót xa và nuối tiếc về sự trù phú trước kia: “Và những người khác rời rạc, làm ra vẻ đùa cợt bắt giọng hát theo với điệu ngang tàng, ủ dột và tuyệt vọng:

Cánh cổng ta mở toang hoang

Để cho tuyết trắng phủ đường ta đi...” [4, tr.38]

Có thể hiểu con đường tuyết phủ này là hình ảnh tượng trưng cho con đường trở về với cuộc sống trong quá khứ. Cuộc sống tươi đẹp và trù phú ấy bây giờ dường như đã trở nên xa lạ và chỉ còn được tái hiện qua hồi ức của con người. Hoặc cũng có thể hiểu con đường tuyết phủ này là con đường tương lai chưa thể đoán trước được. Bên cạnh đó, con đường tuyết khiến người đọc có cảm giác về một không gian lạnh lẽo, mờ mịt, hơn nữa nó còn có tác dụng tô đậm không khí buồn, tiếc nuối và hụt hẫng của Bunin. Truyện không có khởi đầu, cũng không có kết thúc, nó đang và sẽ tiếp tục trong không gian của kí ức.

Viết về vẻ tiêu điều của những nông trại có thể thấy được trong nhiều tác phẩm của Bunin. Rõ nét nhất phải nói tới truyện ngắn Ngày cuối cùng. Cuộc sống giàu có trước đây chỉ còn mờ nhạt trong những mảnh giấy dán tường đã bị xé rách, trong hình ảnh nền nhà gỗ nứt nẻ, những mảnh kính nứt vỡ, những bức tranh tối xỉn... bị chính con người cố tình tàn phá, vùi dập. Trong truyện ngắn Lần gặp gỡ cuối cùng, Những tấm danh thiếp, chỉ với một vài chi tiết nhỏ, nhà văn đã hé mở cho người đọc thấy được cảnh phá sản của một tầng lớp, kéo theo nó là những liên tưởng tưởng tượng về một thời đại đã là dĩ vãng và không thể lấy lại được.

Bằng tài năng của mình, Bunin đã vẽ nên những khung cảnh bằng ngôn từ, hiện lên cho người đọc thấy được những bức tranh sống động, quen thuộc khiến người đọc ngạc nhiên đến ngỡ ngàng bởi đã gặp ở đâu đó, thậm chí ngỡ như đó là khung cảnh nơi mình đang sinh sống. Với những chi tiết cụ thể, chân thực nhưng lại không thuộc về địa danh nào, nó có thể là một vùng quê bất kì trên đất nước Nga: “Nhưng rồi xe cũng lên tới đỉnh dốc và chạy lộc cộc trên đường phố, qua một quảng trường nho nhỏ nào đó, những công sở, tháp cao, cái ấm áp và mùi vị của một phố huyện vào một đêm hè” [2, tr.36]. Không gian và thời gian vừa cụ thể vừa mơ hồ góp phần đem lại sức sống lâu bền cùng với những thế hệ sau.
Thêm
  • Like
Reactions: Vanhoctre
1K
1
1

Khánh Nguyễn

Thành Viên
9/8/23
7
8
3,000
Hồ Chí Minh
Xu
167,198
1.4. Hình tượng người nông dân

Không phải ngẫu nhiên mà người đọc gọi Bunin là nhà văn của nông thôn Nga. Nếu như Êxênhin được mệnh danh là “nhà thơ cuối cùng của đồng ruộng Nga” thì Bunin...
 
Đề tài chiến trận của Hang Tuak

Đầu tiên, tác phẩm lấy cảm hứng từ Hikayat Hang Tuah viết về người anh hùng Hang Tuah, trung tâm cốt truyện Hikayat Hang Tuah là cuộc chiến đấu giữa Melaka và Majapahit gây ra bởi cuộc hôn nhân của Mansur Shah với một công chúa Pahang và trong lịch sử hiện đại, thì cũng có một cuộc xung đột diễn ra đó là cuộc xung đột giữa Johor – Jambi xảy ra năm 1666 – 1668. Cuộc xung đột này cũng bắt đầu từ một cuộc hôn nhân trong hoàng gia nhưng nó xảy ra trước khi Hikayat ra đời. Trong Hikayat được viết sau này cũng đã có những sự kiện tương tự được mô tả nhắc đến có liên quan đến cuộc xung đột Johor – Jambi. Thú vị hơn nữa là nhiều hành động của Hang Tuah trong Hikayat Hang Tuah có rất nhiều điểm tương đồng với Tun Abdul Jamil – một Laksamana (đô đốc) của Johor người đã dành chiến thắng trước Jambi trong cuộc xung đột Johor – Jambi

Tiếp theo, những chi tiết trong câu chuyện đều cho chúng ta thấy rõ đề tài chiến trận trong đó. Những cuộc chiến đấu thường xuyên xảy ra, ngay khi còn trẻ Hang Tuah đã cùng với 4 người đồng đội của mình là Hang Jebat, Hang Kasturi, Hang Lekir và Hang Lekiu đã giết chết một nhóm cướp và tìm cách phá hủy ngôi làng. Trong thời gian làm việc tại cung điện, Hang Tuah đã tháp tùng Sultan Mansur Syah trong nhiều nhiệm vụ, và trong chuyến thăm ngoại giao tới Majapahit, Hang Tuah đã giết được một võ sĩ có tên là Taming Sari khi anh đấu tay đôi với hắn và được vua Suraprabhawa ban tặng cho thanh kris mà Taming Sari để lại. Nhưng có lẽ, cuộc chiến đáng nhớ nhất của Hang Tuah là cuộc đấu tay đôi giữa anh và người bạn thân thiết nhất thời thơ ấu – Hang Jebat. Trong một lần, Hang Tuah bị buộc tội ngoại tình với một người hầu của vua, và không cần điều tra xét xử nhà vua đã nhanh chóng đưa ra quyết định là xử tử anh, nhưng anh đã không chết vì được một thủ lĩnh cũng chính là đao phủ cứu và đưa đến một nơi rất xa để ẩn náu. Tuy nhiên, sau khi biết tin người đồng đội người bạn thân thiết nhất của mình sẽ chết, Hang Jebat đã rất tức giận, anh muốn trả thù nhà vua vì chính nhà vua đã ra lệnh xử tử Hang Tuah, chính việc anh nổi lên trả thù nhà vua đã khiến cho toàn thể nhân dân trở nên hỗn loạn. Lúc này nhà vua cảm thấy hối hận vì đã giết Hang Tuah vì chỉ có anh mới có thể đánh bại Hang Jebat làm yên lòng dân. Thế nhưng, người thủ lĩnh đã tiết lộ chuyện Hang Tuah chưa chết, anh ra khỏi nơi ẩn náu và được nhà vua tín nhiệm trở lại. Sau bảy ngày chiến đấu, anh đã giết chết Hang Jebat và lấy lại thanh kris của mình. Sau khi người đồng đội thân thiết nhất của mình chết dưới tay mình thì anh cũng biến mất và người ta cũng không còn nhìn thấy anh nữn.

Cuối cùng đề tài chiến trận cũng thể hiện qua thông điệp mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc đó là: Những người chiến binh cần phải có lòng dũng cảm, lòng trung thành tuyệt đối với đức vua, luôn sẵn sàng chiến đấu với lý tưởng bảo vệ nền độc lập của quốc gia, của đất nước, đấu tranh vì quyền lợi của dân tộc, của quê hương.
Thêm
  • Like
Reactions: But Nghien
438
1
0
Ngày hôm qua ra đường

Mưa bỗng nhè nhẹ bay

Bé liền thấy hay hay

Lại ra nghịch thích thú.



Mẹ thấy vậy mẹ hỏi

Con làm gì vậy con

Thì thầm bé nói nhỏ

Con đang ngắm mưa bay.



Mưa bay bay chiều nay

Làm mát tâm hồn mẹ

Bay cái nóng mùa hè

Trong những ngày oi nóng.



Tuổi thơ biết bao lần

Có những cơn mưa ngang

Đang trên đường đi học

Mưa ướt hết cả người.



Mưa gắn liền nỗi nhớ

Nhớ quê nhà chiều nay

Nhớ cả ông bà nữa

Bao giờ được quay lại?
Thêm
259
0
0
Mở đầu câu chuyện, chàng trai thường đưa đón cô gái xuống phố, họ cùng thưởng thức đồ ăn thức uống, âm nhạc, khiêu vũ tại các tụ điểm nổi tiếng tại Moskva: “Chiều nào tôi cũng đưa nàng đến ăn ở các khách sạn “Praha”, “Ermitaj”, “Metropol”, ăn xong đi xem hát , nghe nhạc rồi từ đó đi đến “Yar”, vào “Xtrenna”…. Tuy nhiên, theo chàng trai, thái độ cô gái bí hiểm, khó hiểu, tính cách thất thường. Mối quan hệ giữa hai người khá kỳ dị: dù yêu nhau nhưng họ chưa thực sự gần gũi với nhau: “Và tất cả những điều đó đã khiến tôi ở trong tình thế nhùng nhằng và căng thẳng, luôn khắc khoải chờ mong. Nhưng đồng thời, tôi vẫn xiết bao sung sướng trong mỗi phút ở bên 51 nàng”. Điều này chứng minh rằng tỏng tình yêu, hai người có thể dễ dàng cuốn hút nhau nhưng khó có thể hoàn toàn dung hợp nhau về đời sống tinh thần, nhất là mục đích sống. Khi xây dựng nhân vật “nàng” trong Ngày thứ hai chay tịnh, I.Bunin cũng có mối liên hệ với mẫu gốc huyền thoại là Nữ thần Sofiya Anh minh. Theo Phạm Gia Lâm : “Mẫu gốc Sofiya bắt nguồn từ Kinh thánh, trước hết là cuốn sách Solomon Hiền minh. Theo giáo lý Chính thống giáo cổ truyền, ngôi thứ hai trong Ba Ngôi - Chúa cha – Chúa con được đồng nhất với Sofiya...Theo các học thuyết nhận thức luận của những thế kỷ đầu Công nguyên, Sofia là một nhân cách đặc biệt, thể hiện một giai đoạn của quá trình siêu lịch sử và trực tiếp gắn liền với việc sáng tạo ra thế giới và con người. Sofiya với tư cách là một nhân cách độc lập cũng xuất hiện trong triết học của các nhà thần bí học châu Âu sau này (Emanuel Swedenborg, Pordeje…). Thuyết Sofiya đã phát triển rộng rãi trong tác phẩm của các triết gia Nga cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX như V.S.Solovev, P.A.Florensky, S.N.Bulgakov…”. Diện mạo của Sofiya trong truyền thống Chính giáo Nga cũng như Thiên chúa giáo dần dần được kéo gần lại với Đức Mẹ đồng trinh Maria với tư cách là chân lý khai sáng, là tạo thần hay thiên thần hộ mệnh.Theo hầu hết các triết thuyết, những đặc tính của Sofiya là biểu tượng của mặt trăng, lửa, nước, hoa, ngôi nhà, nhà thờ… và nhân cách đặc biệt mang tính nữ vĩnh hằng này tiêu biểu cho vẻ đẹp, sự hài hòa và là ngọn nguồn của văn hóa nhân loại. Từ dẫn luận đó, có thể thấy nguyên mẫu sâu xa của nhân vật “nàng” trong Ngày thứ hai chay tịnh xuất phát hình tượng nữ thần Sofiya Anh minh. Những thuộc tính đặc thù của hình tượng này hiển hiện một cách rõ rệt và toàn diện ngay ở thế giới tự nhiên - vật thể tồn tại xung quanh nhân vật, ở khung không - thời gian, nơi nhân vật hiện lên như một bức chân dung sống động và bí ẩn. Câu chuyện chọn cách đánh dấu sự kiện bằng một thứ “lịch” 52 tôn giáo: câu chuyện diễn ra vào “tuần tống tiễn mùa đông”; cuộc trò chuyện về niềm tin tôn giáo diễn ra vào “ngày Chúa nhật xá tội”; lần gần gũi duy nhất của hai nhân vật vào đúng “ngày thứ Hai chay tịnh”. Các ngày lễ đều được xác định theo tuần trăng mà trăng là một trong những biểu tượng và thuộc tính cơ bản của Sofiya. Trong các nghi lễ của Chính thống giáo, ngày thứ hai chay tịnh là ngày đầu tiên của tuần Đại trai (Tuần Đại trai trong tuần chay 40 ngày dành để tưởng nhớ Đức Jesus Christ trong cô tịch - tuần trai dài nhất và ngặt nghèo nhất trong năm). Điều này có ý nghĩa tượng trưng bởi chính thời điểm ấy là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời các nhân vật: “nàng” đi vào tu viện còn “tôi” thì lần đầu tiên hiểu chạm tới đưc thế giới nội tâm sâu thẳm của “nàng” để rồi chia tay vĩnh viễn. Ngày thứ Hai chay tịnh, gắn với phong tục ở Nga: dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tống tiễn thần mùa Đông, thanh sạch về thể xác và tinh thần. Trong truyền thống Kito giáo, ngày thứ Hai chay tịnh là ranh giới giữa cuộc sống đầy cám dỗ với kỳ đại trai, quãng thời gian con người dọn mình để hướng lên Chúa. Cho nên mốc thời gian này cũng đánh dấu cuộc đời của “nàng”, bước chuyển từ cuộc sống tội lỗi trần tục sang cuộc sống thanh cao vĩnh hằng. Các chi tiết trong truyện cũng có mối liên hệ với truyền thống văn hóa đó. Chi tiết: ngày thứ bảy nào “tôi” cũng gửi hoa cho “nàng” cũng là biểu tượng của Sofiya. Theo Do Thái giáo, thứ bảy là ngày lễ trọng (“nàng” lại là người “tỏ ra thích các tôn giáo phương Đông”). Nhà văn miêu tả hình ảnh “nàng” như một vị nữ thần nằm trên chiếc giường quý, xung quanh đầy hoa: “trong căn phòng thứ nhất, chiếc đi văng kiểu Thổ Nhĩ Kỳ chiếm một khoảng lớn, rồi đến một chiếc Piano đắt tiền (…) và trên chiếc bàn gương những bông hoa khoe sắc sặc sỡ trong những chiếc bình hoa nhiều cạnh (…) và khi tôi đến nàng vào chiều thứ Bảy thì thấy nàng nằm trên chiếc đi văng mà bên trên 53 không hiểu sao lại treo bức chân dung Tolstoy đi chân trần, nàng chậm rãi chìa tay ra cho tôi hôn và lơ đãng nói: Cảm ơn anh đã tặng hoa”. Hình ảnh đó rất gần với bức tranh mà nhà thơ cổ Hy Lạp Lucretius đã vẽ về nữ thần Afrodita – Sofiya: “Như người thợ vườn thánh thiện, nàng ngập giữa những bông hồng, huệ, sim tím, thủy tiên…”. Theo tư tưởng của Do Thái giáo chính thống, Sofiya là tạo thần, khởi xướng toàn bộ thế giới. Chi tiết “nàng thường tập đi tập lại tuyệt khúc mở đầu chầm chậm của bản “Sonata ánh trăng” - chỉ có đoạn mở đầu ấy mà thôi” chứa đầy ý nghĩa tượng trưng thể hiện quan niệm Sofiya đồng nhất với sự khởi đầu và Sofiya là người bảo trợ cho âm nhạc và sự sáng tạo. Chân dung “nàng” hiện lên qua con mắt say mê, ngưỡng mộ của nhân vật “tôi” mang vẻ đẹp đặc biệt, lạ thường và khó đoán định: “Còn nàng thì lại có vẻ đẹp tựa như kiểu Ấn Độ, Ba Tư nào đó: khuôn mặt nàng ngăm ngăm màu hổ phách, mớ tóc nàng đẹp tuyệt vời mà lại có phần dữ dội vì vừa đen lại vừa rậm…”. Tình cảm của “tôi” đối với “nàng” không chỉ là một tình yêu thông thường mà còn là sự tôn thờ đối với một nữ thần, tuân theo mọi ý muốn của nàng. “Nàng” vừa đẹp huyền bí, sang trọng trong chiếc xiêm y đen huyền, có lúc lại hiện ra trong hình ảnh cô nữ sinh khiêm nhường với “bữa sáng ba mươi kô pếch”; vừa say sưa với những cuốn sách, với môn lịch sử, với những vở kịch và bản nhạc và lúc nào cũng “trầm ngâm suy nghĩ một điều gì” nhưng mặt khác “nàng” lại dường như “chẳng thiết cái gì cả”; “nàng” vừa mải mê với những vũ hội, những quán bar, những buổi gặp mặt của nhóm văn nghệ… lại có những giây phút trầm lặng một mình ở những chốn thiêng liêng như nghĩa trang, tu viện…Con người chứa đựng nhiều mâu thuẫn, những mặt đối lập như ở Sofia có hai bản nguyên cùng tồn tại là vừa năng động, sáng tạo, là đấng tạo hóa tạo ra thế giới, vừa thụ động như Sofia đối với Chúa, là “tấm gương soi tỏ vinh quang của Chúa”. Qua câu chuyện 54 tình cảm động trong Ngày thứ hai chay tịnh, Bunin đã xây dựng từ mẫu gốc là nữ thần Sofia Anh minh, một hình tượng khá quen thuộc và gần gũi trong đời sống văn hóa tinh thần của nước Nga nói riêng, của châu Âu nói chung trong giai đoạn đầu thế kỷ XX.
Thêm
349
2
0
Với những suy ngẫm miên man giàu chất thơ về triết học, nghệ thuật, những phân tích nhạy cảm, tinh tế về tâm lý, hay những suy tư mới mẻ về thời gian cùng một nghệ thuật kể chuyện bậc thầy, sau hơn 100 năm, Bên phía nhà Swann, Dưới bóng những cô gái đương hoa là niềm ngưỡng mộ, niềm kiêu hãnh của văn chương Pháp. Đi tìm thời gian đã mất là bộ tiểu thuyết gồm bảy tập của nhà văn Pháp Marcel Proust, được viết từ 1908-1909 đến 1922 và xuất bản từ 1913 đến 1927, trong đó ba tập cuối chỉ được xuất bản sau khi tác giả qua đời. Tiểu thuyết được xếp là một trong 10 cuốn tiểu thuyết được thanh niên Pháp ưa thích nhất trong thế kỷ 20. Tạp chí Time cũng bình chọn Đi tìm thời gian đã mất thuộc top mười cuốn sách vỹ đại nhất mọi thời đại.

Đi tìm thời gian đã mất, Bên phía nhà Swann là các tác phẩm, tiểu thuyết đạo đức, dĩ nhiên điều này không muốn nói là tiểu thuyết luân lý hay tiểu thuyết “luân thường” theo cách nói của Nietzsche (một người tốt khác), mà là tiểu thuyết biết lo âu cho người khác, quan tâm đến sự tương tác của họ, đến sự đối thoại giữa họ, đến những vết thương nhỏ li ti mà đôi khi một tình bạn cũng có thể gây ra, cũng như sự trợ lực mà nó có thể mang đến…. Như vậy, Đi tìm là một tiểu thuyết hài không chỉ bởi vì nó buồn cười và làm người ta cười khi đọc, mà còn bởi vì nó có tính cách cứu rỗi, giống như Thần khúc, nơi cuộc sống được đan dệt từ những ngớ ngẩn, đau đớn, khoái lạc. Tiểu thuyết của Proust không hề có chút gì của một tác phẩm kín bưng như người ta vẫn thường xuyên nói... Nhờ văn chương mà người ta có thể nhìn thế giới bằng mắt người khác, xâm nhập thế giới người khác, có nghĩa là hiểu người khác, xâm nhập người khác. Văn chương là sự hiểu, không phải thu mình, chia cắt hay bí mật. Proust, nhà tiên tri của tôn giáo văn chương, không phải không biết văn chương có thể phụng sự trong đời...

Những sự kiện, cảm xúc và suy nghĩ như một vết màu loang trên nước, biến chuyển và nở rộ lên trên các trang giấy, qua góc nhìn và miêu tả của một đứa trẻ. Những phản ứng đầu đời của người kể chuyện, đối với căn phòng, nụ hôn của mẹ, khu vườn, người giúp việc, sách vở hay mối tình đầu tiên, đều được khắc họa tỉ mỉ một cách đáng kinh ngạc. Bên phía nhà Swann cho ta thấy một tác phẩm văn học “thường nhật”. Bởi vì nó không có một mạch truyện thống nhất thường thấy, mà lại được gầy dựng bởi thế giới quan của người kể chuyện, ý thức và những tia nhìn tò mò xuất phát từ anh tỏa ra xung quanh, va chạm với mọi sự vật và sự việc để cho ta một cái nhìn rất “thường nhật” của khoảng thời gian thơ ấu đã quên. Trong những bọt nước kí ức nổi lên từ thẳm sâu quá khứ, người ta thấy được những suy tư và cảm nhận của người kể chuyện về những vấn đề vốn dĩ đã rất khó nắm bắt: tình yêu, nghệ thuật, hận thù, khoái cảm,... Rồi từ những khái niệm cơ bản đấy đâm sâu và bám rễ vào mấy trăm trang giấy, xoắn xít với nhau, khiến người đọc không thể đúc kết một bài học rõ ràng, hay một chủ đề chính cho tác phẩm. Nhưng có lẽ chính điều đó lại khiến tác phẩm trở nên hấp dẫn, bởi cái tính miên man, trùng điệp và day dứt của một tâm trí “trằn trọc" của nhiều đêm không ngủ.

Đoạn văn trên cũng sử dụng sự nghi hoặc này như một thủ pháp để tái hiện lại khoảng thời gian thơ ấu đã quên của nhân vật chính, và qua phân cảnh rất nổi tiếng trong văn học, khi người kể chuyện đã lớn tuổi được đưa trở lại về quá khứ sau khi nếm miếng bánh madeleine nhúng trà: “Và ngay khi tôi nhận ra vị của mẩu bánh madeleine chấm trong nước lá bồ đề mà cô tôi thường đưa cho tôi [...] giống như trong cái trò chơi của người Nhật, họ thường đem những mẩu giấy bé tí thả vào một bát sứ đựng đầy nước, những mẩu giấy không hình hài, vừa nhúng vào nước đã dãn ra, vặn vẹo đi, trở nên có màu sắc và hình hài đa dạng, rồi chúng thành hoa, thành nhà cửa, thành những nhân vật rõ ràng và dễ nhận; bây giờ thì cũng vậy, tất cả hoa trong vườn chúng tôi và vườn ông Swann, hoa súng trên sông Vivonne và dân lành trong làng với các ngôi nhà nhỏ của họ, và nhà thờ, và toàn bộ Combray với vùng lân cận, mọi thứ hiển hiện lên và rắn chắc lại, cả thành phố lẫn các vườn hoa, đều từ chén trà của tôi đi ra”.Đoạn văn về mẩu bánh thể hiện kĩ thuật độc thoại nội tâm, dòng tâm tư. Trong dòng ý thức đó, tính chất kìm hãm hành động, thiên về xu thế miêu tả hơn là tự sự. Thế giới nội tâm được miêu tả chủ yếu, các ý nghĩ thầm kín, mơ hồ, lộn xộn nhất được ghi lại. Cách viết bất chấp cú pháp, vượt ra khỏi quy ước văn phạm nhằm thể hiện trung thành dòng tâm tư của nhân vật. Khác với cách kể chuyện biên niên sử truyền thống, tác giả muốn dành sự ưu tiên cho cái “giây lát”, “vĩnh hằng” như trường đoạn về mẩu bánh madeleine nhúng vào chén trà. Tác phẩm cũng dựng nên những thiên đường tuổi ấu thơ; một xã hội thượng lưu giả dối... Cuối cùng "thời gian lại tìm thấy", người kể chuyện tìm ra lẽ sống của mình là cống hiến cuộc đời cho nghệ thuật. Tất cả những hoạt động xã hội chỉ là "thời gian đã mất" và người kể chuyện biến cái thời gian đã mất ấy thành một hành động sáng tạo nghệ thuật.

Câu văn của Proust hẳn nhiên là bất tận, ít nhất là một số trong đó, nhưng không gì ngăn cản người ta đọc chúng thật nhanh, giống như cách thức chúng được viết ra. Nếu khởi sự dừng lại ngâm nga cấu trúc cú pháp của mỗi câu, nếu ta cứ tìm cách nhốt chặt nó vào trong một cuộc phân tích logic theo kiểu vẫn làm hồi còn ở tiểu học, thì chắc chắn là sẽ không bao giờ kết thúc cho nổi. Và rồi ta sẽ nhận ra là cú pháp này đôi khi cũng chệch choạc, rằng bản thân Proust cũng lạc lối trong những dài dòng của ông, giữa đám phân từ hiện tại lởm khởm và những dấu ngoặc đơn có mở mà không có khép.Những câu văn dài có khi đến nửa trang, chỉ để miêu tả một hay hai sự việc. Nhiều đoạn phải đọc lại nhiều lần mới có thể hiểu và cảm được ý. Như dịch giả Đặng Anh Đào chia sẻ vui: “Ông Proust thì đi tìm thời gian đã mất, còn tôi thì cứ mải miết đi tìm chủ từ đã mất.” Sự phức tạp trong câu chữ đòi hỏi người đọc phải có tính kiên nhẫn và tập trung, thậm chí thời gian và sức khỏe nữa. Nhưng chìm đắm vào thế giới Bên phía nhà Swann đương nhiên là một trải nghiệm xứng đáng. Một thế giới nội tâm đồ sộ được xây dựng lớp lang cùng thứ văn chương màu sắc và đẹp đẽ, khiến Bên phía nhà Swann suốt 100 năm qua vẫn là một tượng đài của văn học Pháp, nơi vốn dĩ đã có vô vàn những tài năng xuất chúng.

Những bài học về văn học vẫn có thể vang lên trong toàn bộ tính chất tích cực trung tính của nó: “Hãy trở thành chính bản thân bạn”. Có một đạo đức trong bộ tiểu thuyết của Proust, đạo đức theo kiểu Nietzsche, không phản ngược, đạo đức của Vita nova mà Roland Barthes đã cảm nhận được một cách tuyệt vời trong những bài giảng cuối cùng của ông ở Collège de France, năm 1979 và 1980, về “Cuộc chuẩn bị cho tiểu thuyết”: Proust, cùng với Pascal, Chateaubriand, Kafka, đã hướng lối cho ông thay vì Virgile của Dante.
Thêm
314
2
1
Top