Ngày thứ hai chay tịnh

Ngày thứ hai chay tịnh

Mở đầu câu chuyện, chàng trai thường đưa đón cô gái xuống phố, họ cùng thưởng thức đồ ăn thức uống, âm nhạc, khiêu vũ tại các tụ điểm nổi tiếng tại Moskva: “Chiều nào tôi cũng đưa nàng đến ăn ở các khách sạn “Praha”, “Ermitaj”, “Metropol”, ăn xong đi xem hát , nghe nhạc rồi từ đó đi đến “Yar”, vào “Xtrenna”…. Tuy nhiên, theo chàng trai, thái độ cô gái bí hiểm, khó hiểu, tính cách thất thường. Mối quan hệ giữa hai người khá kỳ dị: dù yêu nhau nhưng họ chưa thực sự gần gũi với nhau: “Và tất cả những điều đó đã khiến tôi ở trong tình thế nhùng nhằng và căng thẳng, luôn khắc khoải chờ mong. Nhưng đồng thời, tôi vẫn xiết bao sung sướng trong mỗi phút ở bên 51 nàng”. Điều này chứng minh rằng tỏng tình yêu, hai người có thể dễ dàng cuốn hút nhau nhưng khó có thể hoàn toàn dung hợp nhau về đời sống tinh thần, nhất là mục đích sống. Khi xây dựng nhân vật “nàng” trong Ngày thứ hai chay tịnh, I.Bunin cũng có mối liên hệ với mẫu gốc huyền thoại là Nữ thần Sofiya Anh minh. Theo Phạm Gia Lâm : “Mẫu gốc Sofiya bắt nguồn từ Kinh thánh, trước hết là cuốn sách Solomon Hiền minh. Theo giáo lý Chính thống giáo cổ truyền, ngôi thứ hai trong Ba Ngôi - Chúa cha – Chúa con được đồng nhất với Sofiya...Theo các học thuyết nhận thức luận của những thế kỷ đầu Công nguyên, Sofia là một nhân cách đặc biệt, thể hiện một giai đoạn của quá trình siêu lịch sử và trực tiếp gắn liền với việc sáng tạo ra thế giới và con người. Sofiya với tư cách là một nhân cách độc lập cũng xuất hiện trong triết học của các nhà thần bí học châu Âu sau này (Emanuel Swedenborg, Pordeje…). Thuyết Sofiya đã phát triển rộng rãi trong tác phẩm của các triết gia Nga cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX như V.S.Solovev, P.A.Florensky, S.N.Bulgakov…”. Diện mạo của Sofiya trong truyền thống Chính giáo Nga cũng như Thiên chúa giáo dần dần được kéo gần lại với Đức Mẹ đồng trinh Maria với tư cách là chân lý khai sáng, là tạo thần hay thiên thần hộ mệnh.Theo hầu hết các triết thuyết, những đặc tính của Sofiya là biểu tượng của mặt trăng, lửa, nước, hoa, ngôi nhà, nhà thờ… và nhân cách đặc biệt mang tính nữ vĩnh hằng này tiêu biểu cho vẻ đẹp, sự hài hòa và là ngọn nguồn của văn hóa nhân loại. Từ dẫn luận đó, có thể thấy nguyên mẫu sâu xa của nhân vật “nàng” trong Ngày thứ hai chay tịnh xuất phát hình tượng nữ thần Sofiya Anh minh. Những thuộc tính đặc thù của hình tượng này hiển hiện một cách rõ rệt và toàn diện ngay ở thế giới tự nhiên - vật thể tồn tại xung quanh nhân vật, ở khung không - thời gian, nơi nhân vật hiện lên như một bức chân dung sống động và bí ẩn. Câu chuyện chọn cách đánh dấu sự kiện bằng một thứ “lịch” 52 tôn giáo: câu chuyện diễn ra vào “tuần tống tiễn mùa đông”; cuộc trò chuyện về niềm tin tôn giáo diễn ra vào “ngày Chúa nhật xá tội”; lần gần gũi duy nhất của hai nhân vật vào đúng “ngày thứ Hai chay tịnh”. Các ngày lễ đều được xác định theo tuần trăng mà trăng là một trong những biểu tượng và thuộc tính cơ bản của Sofiya. Trong các nghi lễ của Chính thống giáo, ngày thứ hai chay tịnh là ngày đầu tiên của tuần Đại trai (Tuần Đại trai trong tuần chay 40 ngày dành để tưởng nhớ Đức Jesus Christ trong cô tịch - tuần trai dài nhất và ngặt nghèo nhất trong năm). Điều này có ý nghĩa tượng trưng bởi chính thời điểm ấy là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời các nhân vật: “nàng” đi vào tu viện còn “tôi” thì lần đầu tiên hiểu chạm tới đưc thế giới nội tâm sâu thẳm của “nàng” để rồi chia tay vĩnh viễn. Ngày thứ Hai chay tịnh, gắn với phong tục ở Nga: dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tống tiễn thần mùa Đông, thanh sạch về thể xác và tinh thần. Trong truyền thống Kito giáo, ngày thứ Hai chay tịnh là ranh giới giữa cuộc sống đầy cám dỗ với kỳ đại trai, quãng thời gian con người dọn mình để hướng lên Chúa. Cho nên mốc thời gian này cũng đánh dấu cuộc đời của “nàng”, bước chuyển từ cuộc sống tội lỗi trần tục sang cuộc sống thanh cao vĩnh hằng. Các chi tiết trong truyện cũng có mối liên hệ với truyền thống văn hóa đó. Chi tiết: ngày thứ bảy nào “tôi” cũng gửi hoa cho “nàng” cũng là biểu tượng của Sofiya. Theo Do Thái giáo, thứ bảy là ngày lễ trọng (“nàng” lại là người “tỏ ra thích các tôn giáo phương Đông”). Nhà văn miêu tả hình ảnh “nàng” như một vị nữ thần nằm trên chiếc giường quý, xung quanh đầy hoa: “trong căn phòng thứ nhất, chiếc đi văng kiểu Thổ Nhĩ Kỳ chiếm một khoảng lớn, rồi đến một chiếc Piano đắt tiền (…) và trên chiếc bàn gương những bông hoa khoe sắc sặc sỡ trong những chiếc bình hoa nhiều cạnh (…) và khi tôi đến nàng vào chiều thứ Bảy thì thấy nàng nằm trên chiếc đi văng mà bên trên 53 không hiểu sao lại treo bức chân dung Tolstoy đi chân trần, nàng chậm rãi chìa tay ra cho tôi hôn và lơ đãng nói: Cảm ơn anh đã tặng hoa”. Hình ảnh đó rất gần với bức tranh mà nhà thơ cổ Hy Lạp Lucretius đã vẽ về nữ thần Afrodita – Sofiya: “Như người thợ vườn thánh thiện, nàng ngập giữa những bông hồng, huệ, sim tím, thủy tiên…”. Theo tư tưởng của Do Thái giáo chính thống, Sofiya là tạo thần, khởi xướng toàn bộ thế giới. Chi tiết “nàng thường tập đi tập lại tuyệt khúc mở đầu chầm chậm của bản “Sonata ánh trăng” - chỉ có đoạn mở đầu ấy mà thôi” chứa đầy ý nghĩa tượng trưng thể hiện quan niệm Sofiya đồng nhất với sự khởi đầu và Sofiya là người bảo trợ cho âm nhạc và sự sáng tạo. Chân dung “nàng” hiện lên qua con mắt say mê, ngưỡng mộ của nhân vật “tôi” mang vẻ đẹp đặc biệt, lạ thường và khó đoán định: “Còn nàng thì lại có vẻ đẹp tựa như kiểu Ấn Độ, Ba Tư nào đó: khuôn mặt nàng ngăm ngăm màu hổ phách, mớ tóc nàng đẹp tuyệt vời mà lại có phần dữ dội vì vừa đen lại vừa rậm…”. Tình cảm của “tôi” đối với “nàng” không chỉ là một tình yêu thông thường mà còn là sự tôn thờ đối với một nữ thần, tuân theo mọi ý muốn của nàng. “Nàng” vừa đẹp huyền bí, sang trọng trong chiếc xiêm y đen huyền, có lúc lại hiện ra trong hình ảnh cô nữ sinh khiêm nhường với “bữa sáng ba mươi kô pếch”; vừa say sưa với những cuốn sách, với môn lịch sử, với những vở kịch và bản nhạc và lúc nào cũng “trầm ngâm suy nghĩ một điều gì” nhưng mặt khác “nàng” lại dường như “chẳng thiết cái gì cả”; “nàng” vừa mải mê với những vũ hội, những quán bar, những buổi gặp mặt của nhóm văn nghệ… lại có những giây phút trầm lặng một mình ở những chốn thiêng liêng như nghĩa trang, tu viện…Con người chứa đựng nhiều mâu thuẫn, những mặt đối lập như ở Sofia có hai bản nguyên cùng tồn tại là vừa năng động, sáng tạo, là đấng tạo hóa tạo ra thế giới, vừa thụ động như Sofia đối với Chúa, là “tấm gương soi tỏ vinh quang của Chúa”. Qua câu chuyện 54 tình cảm động trong Ngày thứ hai chay tịnh, Bunin đã xây dựng từ mẫu gốc là nữ thần Sofia Anh minh, một hình tượng khá quen thuộc và gần gũi trong đời sống văn hóa tinh thần của nước Nga nói riêng, của châu Âu nói chung trong giai đoạn đầu thế kỷ XX.
 
Từ khóa
phân tích cảm nhận văn học nga
333
2
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top