Với những suy ngẫm miên man giàu chất thơ về triết học, nghệ thuật, những phân tích nhạy cảm, tinh tế về tâm lý, hay những suy tư mới mẻ về thời gian cùng một nghệ thuật kể chuyện bậc thầy, sau hơn 100 năm, Bên phía nhà Swann, Dưới bóng những cô gái đương hoa là niềm ngưỡng mộ, niềm kiêu hãnh của văn chương Pháp. Đi tìm thời gian đã mất là bộ tiểu thuyết gồm bảy tập của nhà văn Pháp Marcel Proust, được viết từ 1908-1909 đến 1922 và xuất bản từ 1913 đến 1927, trong đó ba tập cuối chỉ được xuất bản sau khi tác giả qua đời. Tiểu thuyết được xếp là một trong 10 cuốn tiểu thuyết được thanh niên Pháp ưa thích nhất trong thế kỷ 20. Tạp chí Time cũng bình chọn Đi tìm thời gian đã mất thuộc top mười cuốn sách vỹ đại nhất mọi thời đại.
Đi tìm thời gian đã mất, Bên phía nhà Swann là các tác phẩm, tiểu thuyết đạo đức, dĩ nhiên điều này không muốn nói là tiểu thuyết luân lý hay tiểu thuyết “luân thường” theo cách nói của Nietzsche (một người tốt khác), mà là tiểu thuyết biết lo âu cho người khác, quan tâm đến sự tương tác của họ, đến sự đối thoại giữa họ, đến những vết thương nhỏ li ti mà đôi khi một tình bạn cũng có thể gây ra, cũng như sự trợ lực mà nó có thể mang đến…. Như vậy, Đi tìm là một tiểu thuyết hài không chỉ bởi vì nó buồn cười và làm người ta cười khi đọc, mà còn bởi vì nó có tính cách cứu rỗi, giống như Thần khúc, nơi cuộc sống được đan dệt từ những ngớ ngẩn, đau đớn, khoái lạc. Tiểu thuyết của Proust không hề có chút gì của một tác phẩm kín bưng như người ta vẫn thường xuyên nói... Nhờ văn chương mà người ta có thể nhìn thế giới bằng mắt người khác, xâm nhập thế giới người khác, có nghĩa là hiểu người khác, xâm nhập người khác. Văn chương là sự hiểu, không phải thu mình, chia cắt hay bí mật. Proust, nhà tiên tri của tôn giáo văn chương, không phải không biết văn chương có thể phụng sự trong đời...
Những sự kiện, cảm xúc và suy nghĩ như một vết màu loang trên nước, biến chuyển và nở rộ lên trên các trang giấy, qua góc nhìn và miêu tả của một đứa trẻ. Những phản ứng đầu đời của người kể chuyện, đối với căn phòng, nụ hôn của mẹ, khu vườn, người giúp việc, sách vở hay mối tình đầu tiên, đều được khắc họa tỉ mỉ một cách đáng kinh ngạc. Bên phía nhà Swann cho ta thấy một tác phẩm văn học “thường nhật”. Bởi vì nó không có một mạch truyện thống nhất thường thấy, mà lại được gầy dựng bởi thế giới quan của người kể chuyện, ý thức và những tia nhìn tò mò xuất phát từ anh tỏa ra xung quanh, va chạm với mọi sự vật và sự việc để cho ta một cái nhìn rất “thường nhật” của khoảng thời gian thơ ấu đã quên. Trong những bọt nước kí ức nổi lên từ thẳm sâu quá khứ, người ta thấy được những suy tư và cảm nhận của người kể chuyện về những vấn đề vốn dĩ đã rất khó nắm bắt: tình yêu, nghệ thuật, hận thù, khoái cảm,... Rồi từ những khái niệm cơ bản đấy đâm sâu và bám rễ vào mấy trăm trang giấy, xoắn xít với nhau, khiến người đọc không thể đúc kết một bài học rõ ràng, hay một chủ đề chính cho tác phẩm. Nhưng có lẽ chính điều đó lại khiến tác phẩm trở nên hấp dẫn, bởi cái tính miên man, trùng điệp và day dứt của một tâm trí “trằn trọc" của nhiều đêm không ngủ.
Đoạn văn trên cũng sử dụng sự nghi hoặc này như một thủ pháp để tái hiện lại khoảng thời gian thơ ấu đã quên của nhân vật chính, và qua phân cảnh rất nổi tiếng trong văn học, khi người kể chuyện đã lớn tuổi được đưa trở lại về quá khứ sau khi nếm miếng bánh madeleine nhúng trà: “Và ngay khi tôi nhận ra vị của mẩu bánh madeleine chấm trong nước lá bồ đề mà cô tôi thường đưa cho tôi [...] giống như trong cái trò chơi của người Nhật, họ thường đem những mẩu giấy bé tí thả vào một bát sứ đựng đầy nước, những mẩu giấy không hình hài, vừa nhúng vào nước đã dãn ra, vặn vẹo đi, trở nên có màu sắc và hình hài đa dạng, rồi chúng thành hoa, thành nhà cửa, thành những nhân vật rõ ràng và dễ nhận; bây giờ thì cũng vậy, tất cả hoa trong vườn chúng tôi và vườn ông Swann, hoa súng trên sông Vivonne và dân lành trong làng với các ngôi nhà nhỏ của họ, và nhà thờ, và toàn bộ Combray với vùng lân cận, mọi thứ hiển hiện lên và rắn chắc lại, cả thành phố lẫn các vườn hoa, đều từ chén trà của tôi đi ra”.Đoạn văn về mẩu bánh thể hiện kĩ thuật độc thoại nội tâm, dòng tâm tư. Trong dòng ý thức đó, tính chất kìm hãm hành động, thiên về xu thế miêu tả hơn là tự sự. Thế giới nội tâm được miêu tả chủ yếu, các ý nghĩ thầm kín, mơ hồ, lộn xộn nhất được ghi lại. Cách viết bất chấp cú pháp, vượt ra khỏi quy ước văn phạm nhằm thể hiện trung thành dòng tâm tư của nhân vật. Khác với cách kể chuyện biên niên sử truyền thống, tác giả muốn dành sự ưu tiên cho cái “giây lát”, “vĩnh hằng” như trường đoạn về mẩu bánh madeleine nhúng vào chén trà. Tác phẩm cũng dựng nên những thiên đường tuổi ấu thơ; một xã hội thượng lưu giả dối... Cuối cùng "thời gian lại tìm thấy", người kể chuyện tìm ra lẽ sống của mình là cống hiến cuộc đời cho nghệ thuật. Tất cả những hoạt động xã hội chỉ là "thời gian đã mất" và người kể chuyện biến cái thời gian đã mất ấy thành một hành động sáng tạo nghệ thuật.
Câu văn của Proust hẳn nhiên là bất tận, ít nhất là một số trong đó, nhưng không gì ngăn cản người ta đọc chúng thật nhanh, giống như cách thức chúng được viết ra. Nếu khởi sự dừng lại ngâm nga cấu trúc cú pháp của mỗi câu, nếu ta cứ tìm cách nhốt chặt nó vào trong một cuộc phân tích logic theo kiểu vẫn làm hồi còn ở tiểu học, thì chắc chắn là sẽ không bao giờ kết thúc cho nổi. Và rồi ta sẽ nhận ra là cú pháp này đôi khi cũng chệch choạc, rằng bản thân Proust cũng lạc lối trong những dài dòng của ông, giữa đám phân từ hiện tại lởm khởm và những dấu ngoặc đơn có mở mà không có khép.Những câu văn dài có khi đến nửa trang, chỉ để miêu tả một hay hai sự việc. Nhiều đoạn phải đọc lại nhiều lần mới có thể hiểu và cảm được ý. Như dịch giả Đặng Anh Đào chia sẻ vui: “Ông Proust thì đi tìm thời gian đã mất, còn tôi thì cứ mải miết đi tìm chủ từ đã mất.” Sự phức tạp trong câu chữ đòi hỏi người đọc phải có tính kiên nhẫn và tập trung, thậm chí thời gian và sức khỏe nữa. Nhưng chìm đắm vào thế giới Bên phía nhà Swann đương nhiên là một trải nghiệm xứng đáng. Một thế giới nội tâm đồ sộ được xây dựng lớp lang cùng thứ văn chương màu sắc và đẹp đẽ, khiến Bên phía nhà Swann suốt 100 năm qua vẫn là một tượng đài của văn học Pháp, nơi vốn dĩ đã có vô vàn những tài năng xuất chúng.
Những bài học về văn học vẫn có thể vang lên trong toàn bộ tính chất tích cực trung tính của nó: “Hãy trở thành chính bản thân bạn”. Có một đạo đức trong bộ tiểu thuyết của Proust, đạo đức theo kiểu Nietzsche, không phản ngược, đạo đức của Vita nova mà Roland Barthes đã cảm nhận được một cách tuyệt vời trong những bài giảng cuối cùng của ông ở Collège de France, năm 1979 và 1980, về “Cuộc chuẩn bị cho tiểu thuyết”: Proust, cùng với Pascal, Chateaubriand, Kafka, đã hướng lối cho ông thay vì Virgile của Dante.
Đi tìm thời gian đã mất, Bên phía nhà Swann là các tác phẩm, tiểu thuyết đạo đức, dĩ nhiên điều này không muốn nói là tiểu thuyết luân lý hay tiểu thuyết “luân thường” theo cách nói của Nietzsche (một người tốt khác), mà là tiểu thuyết biết lo âu cho người khác, quan tâm đến sự tương tác của họ, đến sự đối thoại giữa họ, đến những vết thương nhỏ li ti mà đôi khi một tình bạn cũng có thể gây ra, cũng như sự trợ lực mà nó có thể mang đến…. Như vậy, Đi tìm là một tiểu thuyết hài không chỉ bởi vì nó buồn cười và làm người ta cười khi đọc, mà còn bởi vì nó có tính cách cứu rỗi, giống như Thần khúc, nơi cuộc sống được đan dệt từ những ngớ ngẩn, đau đớn, khoái lạc. Tiểu thuyết của Proust không hề có chút gì của một tác phẩm kín bưng như người ta vẫn thường xuyên nói... Nhờ văn chương mà người ta có thể nhìn thế giới bằng mắt người khác, xâm nhập thế giới người khác, có nghĩa là hiểu người khác, xâm nhập người khác. Văn chương là sự hiểu, không phải thu mình, chia cắt hay bí mật. Proust, nhà tiên tri của tôn giáo văn chương, không phải không biết văn chương có thể phụng sự trong đời...
Những sự kiện, cảm xúc và suy nghĩ như một vết màu loang trên nước, biến chuyển và nở rộ lên trên các trang giấy, qua góc nhìn và miêu tả của một đứa trẻ. Những phản ứng đầu đời của người kể chuyện, đối với căn phòng, nụ hôn của mẹ, khu vườn, người giúp việc, sách vở hay mối tình đầu tiên, đều được khắc họa tỉ mỉ một cách đáng kinh ngạc. Bên phía nhà Swann cho ta thấy một tác phẩm văn học “thường nhật”. Bởi vì nó không có một mạch truyện thống nhất thường thấy, mà lại được gầy dựng bởi thế giới quan của người kể chuyện, ý thức và những tia nhìn tò mò xuất phát từ anh tỏa ra xung quanh, va chạm với mọi sự vật và sự việc để cho ta một cái nhìn rất “thường nhật” của khoảng thời gian thơ ấu đã quên. Trong những bọt nước kí ức nổi lên từ thẳm sâu quá khứ, người ta thấy được những suy tư và cảm nhận của người kể chuyện về những vấn đề vốn dĩ đã rất khó nắm bắt: tình yêu, nghệ thuật, hận thù, khoái cảm,... Rồi từ những khái niệm cơ bản đấy đâm sâu và bám rễ vào mấy trăm trang giấy, xoắn xít với nhau, khiến người đọc không thể đúc kết một bài học rõ ràng, hay một chủ đề chính cho tác phẩm. Nhưng có lẽ chính điều đó lại khiến tác phẩm trở nên hấp dẫn, bởi cái tính miên man, trùng điệp và day dứt của một tâm trí “trằn trọc" của nhiều đêm không ngủ.
Đoạn văn trên cũng sử dụng sự nghi hoặc này như một thủ pháp để tái hiện lại khoảng thời gian thơ ấu đã quên của nhân vật chính, và qua phân cảnh rất nổi tiếng trong văn học, khi người kể chuyện đã lớn tuổi được đưa trở lại về quá khứ sau khi nếm miếng bánh madeleine nhúng trà: “Và ngay khi tôi nhận ra vị của mẩu bánh madeleine chấm trong nước lá bồ đề mà cô tôi thường đưa cho tôi [...] giống như trong cái trò chơi của người Nhật, họ thường đem những mẩu giấy bé tí thả vào một bát sứ đựng đầy nước, những mẩu giấy không hình hài, vừa nhúng vào nước đã dãn ra, vặn vẹo đi, trở nên có màu sắc và hình hài đa dạng, rồi chúng thành hoa, thành nhà cửa, thành những nhân vật rõ ràng và dễ nhận; bây giờ thì cũng vậy, tất cả hoa trong vườn chúng tôi và vườn ông Swann, hoa súng trên sông Vivonne và dân lành trong làng với các ngôi nhà nhỏ của họ, và nhà thờ, và toàn bộ Combray với vùng lân cận, mọi thứ hiển hiện lên và rắn chắc lại, cả thành phố lẫn các vườn hoa, đều từ chén trà của tôi đi ra”.Đoạn văn về mẩu bánh thể hiện kĩ thuật độc thoại nội tâm, dòng tâm tư. Trong dòng ý thức đó, tính chất kìm hãm hành động, thiên về xu thế miêu tả hơn là tự sự. Thế giới nội tâm được miêu tả chủ yếu, các ý nghĩ thầm kín, mơ hồ, lộn xộn nhất được ghi lại. Cách viết bất chấp cú pháp, vượt ra khỏi quy ước văn phạm nhằm thể hiện trung thành dòng tâm tư của nhân vật. Khác với cách kể chuyện biên niên sử truyền thống, tác giả muốn dành sự ưu tiên cho cái “giây lát”, “vĩnh hằng” như trường đoạn về mẩu bánh madeleine nhúng vào chén trà. Tác phẩm cũng dựng nên những thiên đường tuổi ấu thơ; một xã hội thượng lưu giả dối... Cuối cùng "thời gian lại tìm thấy", người kể chuyện tìm ra lẽ sống của mình là cống hiến cuộc đời cho nghệ thuật. Tất cả những hoạt động xã hội chỉ là "thời gian đã mất" và người kể chuyện biến cái thời gian đã mất ấy thành một hành động sáng tạo nghệ thuật.
Câu văn của Proust hẳn nhiên là bất tận, ít nhất là một số trong đó, nhưng không gì ngăn cản người ta đọc chúng thật nhanh, giống như cách thức chúng được viết ra. Nếu khởi sự dừng lại ngâm nga cấu trúc cú pháp của mỗi câu, nếu ta cứ tìm cách nhốt chặt nó vào trong một cuộc phân tích logic theo kiểu vẫn làm hồi còn ở tiểu học, thì chắc chắn là sẽ không bao giờ kết thúc cho nổi. Và rồi ta sẽ nhận ra là cú pháp này đôi khi cũng chệch choạc, rằng bản thân Proust cũng lạc lối trong những dài dòng của ông, giữa đám phân từ hiện tại lởm khởm và những dấu ngoặc đơn có mở mà không có khép.Những câu văn dài có khi đến nửa trang, chỉ để miêu tả một hay hai sự việc. Nhiều đoạn phải đọc lại nhiều lần mới có thể hiểu và cảm được ý. Như dịch giả Đặng Anh Đào chia sẻ vui: “Ông Proust thì đi tìm thời gian đã mất, còn tôi thì cứ mải miết đi tìm chủ từ đã mất.” Sự phức tạp trong câu chữ đòi hỏi người đọc phải có tính kiên nhẫn và tập trung, thậm chí thời gian và sức khỏe nữa. Nhưng chìm đắm vào thế giới Bên phía nhà Swann đương nhiên là một trải nghiệm xứng đáng. Một thế giới nội tâm đồ sộ được xây dựng lớp lang cùng thứ văn chương màu sắc và đẹp đẽ, khiến Bên phía nhà Swann suốt 100 năm qua vẫn là một tượng đài của văn học Pháp, nơi vốn dĩ đã có vô vàn những tài năng xuất chúng.
Những bài học về văn học vẫn có thể vang lên trong toàn bộ tính chất tích cực trung tính của nó: “Hãy trở thành chính bản thân bạn”. Có một đạo đức trong bộ tiểu thuyết của Proust, đạo đức theo kiểu Nietzsche, không phản ngược, đạo đức của Vita nova mà Roland Barthes đã cảm nhận được một cách tuyệt vời trong những bài giảng cuối cùng của ông ở Collège de France, năm 1979 và 1980, về “Cuộc chuẩn bị cho tiểu thuyết”: Proust, cùng với Pascal, Chateaubriand, Kafka, đã hướng lối cho ông thay vì Virgile của Dante.
- Từ khóa
- văn học châu âu