Mạng xã hội Văn học trẻ

Hôn nhân chữa lành của tổng tài tàn tật là tác phẩm truyện mà được thế giới fan hâm mộ đọc truyện online yêu thích. Truyện phổ biến đến mức thu hút được hàng triệu độc giả trên toàn thế giới, với những tình tiết cực kỳ hấp dẫn và tuyến nhân vật độc đáo, chi tiết. Dưới đây là một số chương truyện mà bạn có thể tham khảo để đọc ngay tại Truyenfull:

tom-tat-5-chuong-dang-doc-nhat-cua-truyen-hon-nhan-chua-lanh-cua-tong-tai-tan-tat.jpg

Hôn Nhân Chữa Lành Của Tổng Tài Tàn Tật - Chương 1


Từ Hi Nhiễm cảm thấy bất an khi nhận thấy Trình Vân Khải, bạn trai cô, có những dấu hiệu lạ trong hành vi gần đây. Trong một bữa ăn, cô thấy anh mất tập trung, liên tục nhìn điện thoại và cười một cách bí ẩn. Điều này khiến cô nghi ngờ rằng anh đang giấu điều gì đó. Cô quyết định tìm hiểu và phát hiện ra một tài khoản Weibo có tên "Hoa Tương", mà Trình Vân Khải từng bình luận khá thân mật dưới bài đăng của một cô gái khác. Điều này khiến Từ Hi Nhiễm cảm thấy lo lắng và ghen tuông, mặc dù cô không dám hỏi anh về chuyện này vì sợ bị xem là ghen tuông vô lý.

Khi Trình Vân Khải đến tìm cô sau một thời gian không gặp, cô rất vui mừng cho đến khi phát hiện ra bên cạnh anh có một cô gái tên Triệu Niệm Gia. Trình Vân Khải giới thiệu cô gái này là bạn gái của anh, khiến Từ Hi Nhiễm sốc và tức giận. Cô cảm thấy bị tổn thương vì trước đó, mối quan hệ của họ chỉ là một trò đùa trong mắt Trình Vân Khải, trong khi cô lại có những cảm xúc thật sự dành cho anh.
hon-nhan-chua-lanh-cua-tong-tai-tan-tat_upscayl_4x_realesrgan-x4fast.jpg


Hôn Nhân Chữa Lành Của Tổng Tài Tàn Tật - Chương 2


Từ Hi Nhiễm cảm thấy không cam lòng khi chứng kiến Trình Vân Khải hôn một cô gái khác, mặc dù cô từng nghĩ họ có thể trở thành một cặp. Cô nhớ lại những kỷ niệm đẹp giữa họ, từ lúc nhỏ khi anh bảo vệ cô khỏi những lời chê bai của bạn bè, cho đến khi anh luôn hỗ trợ cô trong những lúc khó khăn. Tình cảm của Từ Hi Nhiễm dành cho Trình Vân Khải ngày càng sâu sắc, nhưng cô không thể ngờ rằng anh lại có thể yêu một người khác say đắm như vậy.

Sau khi chứng kiến cảnh tượng đau lòng đó, cô cảm thấy như cả thế giới sụp đổ. Cô bỏ chạy về ký túc xá, không thể kiềm chế cảm xúc và khóc suốt đêm. Ngày hôm sau, cô cố gắng lấy lại bình tĩnh để ôn thi, nhưng tâm trạng của cô vẫn rất tồi tệ. Trình Vân Khải không liên lạc với cô, và khi cô nhận được tin từ bạn thân hỏi về mối quan hệ của họ, cô quyết định chấm dứt mọi liên lạc với anh.

Hôn Nhân Chữa Lành Của Tổng Tài Tàn Tật - Chương 3


Từ Hi Nhiễm phát hiện gia đình cô đã sắp xếp cho cô đi xem mắt với một người đàn ông giàu có, Tưởng Dư Hoài, con trai của một gia đình làm ăn lớn ở Lạc Thành. Người này bị khuyết tật chân trái nhưng là người quản lý công ty gia đình, có điều kiện tốt và không yêu cầu gì nhiều về gia đình cô. Tuy nhiên, Từ Hi Nhiễm không đồng ý với việc này, cô cảm thấy bị ép buộc và không được hỏi ý kiến. Mẹ kế của cô, Vương Lệ Lệ, cho rằng đây là cơ hội tốt để con gái có cuộc sống tốt hơn, trong khi bố cô, Từ Xương Đông, cũng ủng hộ quyết định này.

Dù đã hai mươi tuổi, Từ Hi Nhiễm vẫn chưa tốt nghiệp đại học và cảm thấy chưa sẵn sàng cho hôn nhân. Cô cố gắng phản bác ý kiến của mẹ và đề nghị em gái Từ Đoá - người không học hành - đi thay thế. Tuy nhiên, Vương Lệ Lệ không hài lòng và cảnh báo cô về việc cắt đứt học phí nếu không đi xem mắt.

Cảm thấy bế tắc và cần sự giúp đỡ, Từ Hi Nhiễm nhớ đến Trình Vân Khải, người luôn đứng về phía cô trong những lúc khó khăn. Tuy nhiên, cô lại ngần ngại khi nghĩ đến việc gọi cho anh.

Hôn Nhân Chữa Lành Của Tổng Tài Tàn Tật - Chương 4


Tại một bữa tiệc, Tưởng Dư Hoài lịch sự mời Từ Hi Nhiễm chọn món ăn, nhưng cô cảm thấy lúng túng trước ánh mắt sắc bén của anh. Trong bữa ăn, không khí chủ yếu do bà Tưởng và dì Giang tạo nên, trong khi Từ Hi Nhiễm và Tưởng Dư Hoài chỉ tham gia một cách thụ động. Sau khi ăn, Tưởng Dư Hoài sắp xếp xe đưa cô và Vương Lệ Lệ về, nhưng Từ Hi Nhiễm chỉ giả vờ ngủ khi Vương Lệ Lệ hỏi cảm giác của cô.

Từ Hi Nhiễm nhận ra rằng quyết định cuối cùng về hôn sự nằm trong tay Tưởng Dư Hoài, và cô không cảm thấy anh có thể thật sự để ý đến mình. Đêm đó, cô nghe được cuộc trò chuyện giữa mẹ và em gái mình về Tưởng Dư Hoài, trong đó họ bày tỏ sự nghi ngờ về anh. Sáng hôm sau, Vương Lệ Lệ vui mừng thông báo rằng bên nhà Tưởng rất hài lòng với Từ Hi Nhiễm, khiến cô sững sờ vì không hiểu tại sao.

Hôn Nhân Chữa Lành Của Tổng Tài Tàn Tật - Chương 5


Từ Hi Nhiễm cảm thấy hồi hộp khi được Tưởng Dư Hoài gọi tên. Hai người ra sân sau ngắm hoa sen, nhưng cô vẫn giữ khoảng cách vì cảm thấy lúng túng trước sự chín chắn của anh. Trong cuộc trò chuyện, Tưởng Dư Hoài hỏi về sở thích của cô và đề nghị ngồi uống trà ở một đình hóng gió. Từ Hi Nhiễm thắc mắc về lý do anh chọn cô, và anh giải thích rằng ấn tượng đầu tiên của cô đã thu hút anh. Cô băn khoăn về việc kết hôn và có con ngay sau đó, nhưng Tưởng Dư Hoài an ủi rằng việc này có thể chờ đến khi cô tốt nghiệp.

Tuy nhiên, gia đình Từ Hi Nhiễm lại có những suy nghĩ khác về cuộc hôn nhân này. Vương Lệ Lệ, mẹ kế của cô, yêu cầu sính lễ hai triệu, khiến Từ Hi Nhiễm bức xúc. Cô phản đối ý định của mẹ và không muốn bị coi là bị bán. Sau đó, cô quyết định gọi cho Tưởng Dư Hoài để trao đổi một số vấn đề. Anh lập tức sắp xếp một cuộc gặp.

Hy vọng rằng những chương truyện vừa được giới thiệu đã mang đến cho bạn sự thú vị và khơi gợi sự tò mò về hôn nhân chữa lành của tổng tài tàn tật. Để khám phá trọn vẹn nội dung và những tình tiết hấp dẫn, hãy ghé thăm website Truyenfull. Tại đây, bạn sẽ được hòa mình vào một thế giới truyện đa dạng và phong phú. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này!
Thêm
510
0
1
Viết trả lời...
Theo thông báo chính thức của Viện Hàn lâm Thụy Điển vào lúc 6 giờ chiều ngày 10-10 (theo giờ Việt Nam), giải Nobel Văn học 2024 đã được trao cho nữ văn sĩ người Hàn Quốc - Han Kang. Bà đã xuất sắc đạt được giải thưởng danh giá này nhờ “những tác phẩm văn xuôi đầy chất thơ mãnh liệt, đối diện với những tổn thương lịch sử và làm lộ rõ sự mong manh của đời người”. Theo Chủ tịch Ủy ban Nobel Văn học Anders Olsson: "Bà có nhận thức độc đáo về sự kết nối giữa cơ thể và tâm hồn, giữa sự sống và cái chết. Phong cách viết thể nghiệm, giàu chất thơ đưa bà trở thành người tiên phong cách tân cho nền văn xuôi đương đại".

Han Kang, Nobel văn học 2024.jpg


Han Kang sinh ngày 27/11/1970 ở Gwangju (Hàn Quốc), có cha là tiểu thuyết gia Han Seung Won. Bà được truyền nhiều cảm hứng bởi các tác giả trong nước như Kang So Cheon, Ma Hae Song. Ngoài ra, Kang Han còn yêu thích văn học Nga, thường xuyên tìm hiểu các tác phẩm của nhà văn Fyodor Dostoyevsky. Các nhân vật của bà thường là phụ nữ, phải chịu nhiều tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần. Sự nghiệp sáng tác gần ba mươi năm của Han Kang được khẳng định thông qua hệ thống tác phẩm gồm 6 tiểu thuyết, 3 tập truyện ngắn và 1 tập thơ. Tính đến thời điểm hiện tại, các tác phẩm “Người ăn chay”, “Trắng” và “Bản chất người” của bà đã được xuất bản tại Việt Nam. Với giải thưởng này, Han Kang đã trở thành nhà văn nữ thứ 18, đồng thời là tác giả đầu tiên của Hàn Quốc đoạt giải trong lịch sử Nobel Văn học. Ở tuổi 54, Han Kang là một trong những cây bút trẻ nhất giải thưởng này, chỉ sau tác giả “Chuyện rừng xanh” - Rudyard Kipling.

Nguồn ảnh: Internet
_______________________________
Suutam
Thêm
  • Like
Reactions: Vanhoctre
486
1
1
Các xưởng in ở Hàn, Việt và nhiều nơi trên thế giới đang hoạt động hết công suất - như ở Hàn có xưởng chạy xuyên đêm, để in cho kịp loạt sách tái bản mới của nhà văn Han Kang.

Một quản xưởng cho biết: Sáu nhà máy in sẽ hoạt động vào cuối tuần và chúng tôi dự định phát hành 100.000 bản đầu tiên càng sớm càng tốt.

Những đầu sách được ưu tiên in trước là 채식주의자 - Người ăn chay, 소년이 온다 - Bản chất của người, 휜 - Trắng.

Theo TTHQ
 
Viết trả lời...
Những tấm lòng yêu thương gửi trong từng tấm bánh chưng, hối hả gói, luộc và mau chóng chuyển ra miền Bắc thân yêu.

Nguoi mien Trung  ung ho mien Bac (1).jpg


Nguoi mien Trung  ung ho mien Bac (2).jpg


Nguoi mien Trung  ung ho mien Bac (3).jpg


Nguoi mien Trung  ung ho mien Bac (4).jpg


Nguoi mien Trung  ung ho mien Bac (5).jpg

Đà Nẵng chung tay hướng về miền Bắc thân yêu


Nguoi mien Trung  ung ho mien Bac (6).jpg


Nguoi mien Trung  ung ho mien Bac (7).jpg


Nguoi mien Trung  ung ho mien Bac (8).jpg


Nguoi mien Trung  ung ho mien Bac (9).jpg



Ảnh sưu tầm
Thêm
  • Like
Reactions: Vanhoctre
287
1
1
Viết trả lời...
"Cậu có thích thế giới này không? Một thế giới khi lướt qua chỉ thấy những điều mệt mỏi, đau buồn, khó chấp nhận như vậy. Thật lòng nhé... Cậu có thích nó không?". Đó là vài dòng ở trang bìa sau của một quyển truyện tranh mà tôi đã đọc từ nhiều tháng trước, và vô tình tìm lại được. "Cậu có thích thế giới này không?", hay là nói: cậu có muốn tồn tại trên thế giới này không? Đã có biết bao bạn trẻ muốn đi khỏi thế giới đầy đau thương, mệt mỏi này mà chọn cách rời bỏ sự sống. Vậy còn bạn? Giả sử sau 0 giờ AM hôm nay bạn sẽ ra đi, bạn sẽ không thể thấy mặt trời ngày hôm đó mọc lên nữa. Có một câu hỏi cho bạn: Bạn sẽ làm gì "Nếu chỉ còn một ngày để sống"?

b9c0dc60-8ab9-4c5a-9502-f8fab1ab07e8.jpg

Đâu đó. Trong thế giới này, vẫn có những người khát khao được sống, được là một phần của thế giới, Madeline trong "Nếu chỉ còn một ngày để sống" là một trong những người như thế.

"Nếu chỉ còn một ngày để sống" là tên tiếng Việt của tiểu thuyết: "Everything, everything" - tiểu thuyết đầu tay của tác giả Nicola Yoon. Đó là câu chuyện về Madeline .F Whittier, một cô gái đáng lẽ ra được đến trường đi học, dự buổi dạ tiệc, có nụ hôn đầu, làm bất kỳ việc gì mà những thanh niên mười tám đôi mươi khác làm, nhưng lại phải ở trong bốn bức tường trắng vì căn bệnh hiếm gặp - hội chứng SCID, hay được biết đến với tên "Em bé bong bóng". Cuộc đời cô ngày này qua ngày khác, đều nguyên một lịch trình như được cài đặt sẵn. "Nếu cuộc đời tôi là một cuốn sách thì bạn đọc ngược từ dưới lên cũng sẽ chẳng có gì thay đổi".

Giữa những ngày tháng tưởng chừng như là một vòng lặp khép kín, một kẽ hở tách vòng lặp ấy ra. Đó là Olly. Olly là tên ngắn gọn của Olivier, đó là một anh bạn hàng xóm, đã chuyển đến đối diện với nhà Madeline vào một ngày nào đó. Cô chỉ nghĩ đó là một sự kiện bình thường như bao sự kiện khác mà không hề hay biết rằng, sự xuất hiện của Olly sẽ là bước ngoặt thay đổi thế giới quan của cô, làm lay động thế giới mà cô biết, tạo ra thế giới mà cô chưa biết.

Sự xuất hiện của Olly đã gây tò mò cho Madeline vài ngày sau đó. Hai người nhìn thấy nhau qua cửa sổ, trao dổi địa chỉ email và những tin nhắn đầu tiên xuất hiện. Sau đó họ trực tiếp gặp mặt lần đầu tiên. Olly nhanh nhẹn hoạt bát, Madeline nhẹ nhàng chậm rãi. Câu chuyện dần phát triển theo hướng cổ điển nhất - lửa gần rơm lâu ngày cũng bén. Hai người có tình cảm với nhau, khi đó vấn đề mới thực sự bắt đầu.

Madeline hiểu rõ bệnh tình của mình, cảm thấy Olly sẽ thiệt thòi khi quen một cô gái không thể ra khỏi nhà, mãi mãi trong căn phòng vô trùng màu trắng. Một cuộc đấu tranh tư tưởng, giằng xé nội tâm của nhân vật chính, là nàng Madeline diễn ra: giữa tình yêu của mẹ dành cho mình, và tình yêu của mình dành cho Olly. Yêu Olly, cũng là yêu những gì bên ngoài, yêu thế giới này...

Olly đồng thời cũng là một chàng trai tuyệt vời. Khi anh hiểu con tim mình, hiểu người con gái ấy thật đặc biệt: "Trước giờ chưa có ai mang đến cho anh cảm giác như vậy".

Tình yêu ấy, không đơn thuần là tình yêu của những kẻ mới lớn, không đơn giản là tình yêu nam nữ, mà đó còn là tình yêu giữa những trái tim ấm nóng, mang trong mình nhiều thương tổn. Nếu như Madeline mất bố và anh trai chỉ có người mẹ đơn thân, một mình chăm sóc cô suốt mười tám năm trời, thì Olly có một gia đình đầy đủ các thành viên nhưng tràn ngập trong sự trầm cảm. Ông bố nghiện rượu thường xuyên đánh mẹ con anh, bà mẹ nhu nhược chỉ nghe theo lời bố nhưng yêu con vô bờ, một cô em gái nghiện thuốc lá nhưng là người con gái duy nhất anh tin tưởng (trước khi gặp Madeline). Yếu tố gia đình, vẫn là yếu tố quyết định hình thành tính cách của mỗi nhân vật

"Nếu chỉ còn một ngày để sống" là câu chuyện về tình yêu. Như đã nói, trước hết là tình yêu mà hai nhân vật chính dành cho nhau, sau là tình yêu trong yếu tố gia đình. Mẹ của Madeline, một người làm bác sĩ, cũng là bác sĩ chính của con gái mình, đã hy sinh thời gian, hạnh phúc riêng, thanh xuân để nuôi nấng chăm sóc người con ốm yếu của bà. Vì với bà, Maddy là hạnh phúc, Maddy đồng nghĩa với hạnh phúc.

Đã có không ít trang văn (nhiều là đằng khác) Nicola Yoon viết về nỗi biết ơn của Madeline với mẹ mình. Một biểu hiện dễ thấy chứng minh cho tình yêu của bà, sau này khi có cơ hội mở máy tính của mẹ, Madeline chỉ mất một lần thử, mật khẩu chính là tên cô. Nhưng ở bà mẹ ấy lại có một nỗi sợ thái quá - nỗi sợ một ngày nào đó sẽ mất đi đứa con duy nhất dẫn tới bà kiểm soát con gái rất nghiêm.

Nhân vật cô Carla, một người bạn lớn của Madeline, người luôn luôn túc trực bên cô, không chỉ để chăm sóc mà còn để lắng nghe những chuyện vô tri của tuổi mới lớn, để bầu bạn, an ủi Maddy những lúc cô buồn. Dường như cô Carla không xem việc ở bên cạnh Madeline chỉ là một công việc, cô dang rộng đôi tay sẵn sàng ôm lấy cô gái bé nhỏ vào lòng.

"Nếu chỉ còn một ngày để sống" - một nghệ thuật miêu tả tâm lý nội tâm nhân vật. Madeline luôn cố gắng cân bằng khối cảm xúc hỗn tạp trong mình. Một mặt, cô muốn sống như một người bình thường, muốn tiếp tục những ngày tháng tươi đẹp bên Olly, muốn tiếp xúc với thế giới tươi đẹp ngoài kia; mặt còn lại, là nỗi day dứt khi đối mặt với sự ràng buộc của tình mẫu tử. Có lúc đang hạnh phúc bên người cô yêu, lại chợt nhớ đến mẹ cũng yêu cô thế nào và rằng bệnh tình của mình là gánh nặng ra sao, cô sẽ cảm thấy tội lỗi, xót xa.

Đó không gì khác chính là cảm giác hạnh phúc trên những nỗi đau. Nỗi day dứt ấy tăng tiến dần sau từng lần lật sách. Nicola Yoon miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật không nhanh không chậm, rất vừa phải, để người đọc vừa thấy vui vẻ náo nhiệt ở trang trước, lại có thể cảm thấy xót xa, thương cảm ở trang sau.

Câu chuyện được kể dưới góc nhìn của nhân vật nữ chính - Madeline, về những tháng ngày sống trong "bong bóng" của mình. Những tưởng rằng câu chuyện sẽ diễn biến lề mề, chậm chạp, tình tiết rườm rà nhưng không, mà hoàn toàn ngược lại. Ví dụ, ngay trang A tâm trạng của cô nàng Madeline ủ dột, buồn rầu thì ngay trang B chàng Olly sẽ đem tới một bất ngờ nào đó, và tâm trạng của Madeline sẽ thay đổi như thế nào đó.

Cũng chính vì câu chuyện được kể dưới ngôi kể một, góc nhìn của Madeline mà những góc nhìn khác trong truyện không được rõ nét. Những khi gia đình Olly có biến, Maddy chỉ là người quan sát từ bên ngoài, người đọc cũng sẽ khó nắm bắt tâm trạng của Olly. Hay khi Maddy không ở bên mẹ những buổi tối như thường nhật, cô cũng chỉ biết tâm trạng, cảm xúc của mẹ thông qua sự im lặng, những cảm xúc có thể thấy được trên gương mặt bà: "Trông mẹ cỏ vẻ buồn".

Tất nhiên, ấy là đặc trưng của ngôi kể một. Giả sử tác giả dùng ngôi ba để kể chuyện, các góc nhìn sẽ không bị hạn chế, nhưng cuộc đấu tranh tư tưởng của nhân vật chính cũng diễn ra một cách bình thường, khó để lại ấn tượng cho người đọc.

"Everything, everything" là áng văn hay về sự sống, cái chết, tình yêu, tình mẫu tử. Câu chuyện tập trung vào nữ chính Madeline với căn bệnh SCID. Madeline ở những trang văn đầu tiên, được bao bọc, che chở dưới vòng tay của mẹ, sự sống mong manh nhưng cũng an toàn. Madeline ở những trang sau, mạo hiểm tính mạng để được "sống". Có nghĩa là, cô muốn thực sự sống, là một phần của thế giới, được hoà vào thế giới chứ không phải chỉ lấy lắt sống qua ngày, ở trong vùng an toàn không một chút nguy hiểm. Nhưng khi cô "sống" cô sẽ chết. Hội chứng SCID ngăn cản những ước mơ, những mong đợi được ra bên ngoài của cô gái bé nhỏ.

Mười tám năm cuộc đời, chưa bao giờ ra khỏi nhà, lại đang ở độ tuổi sung sức, nhiệt huyết nhất của thanh xuân, Madeline cũng sẽ muốn khám phá, trải nghiệm vô vàn những điều mới mẻ của thế giới muôn màu.

Đọc câu chuyện, ta không khỏi xót xa cho nhân vật nữ chính vì hoàn cảnh, số mệnh của cô nhưng đồng thời được truyền cảm hứng, nghị lực sống, ta cảm động về nghị lực phi thường, cảm thấy đó là một con người mạnh mẽ hơn bất kỳ ai. Bởi vì. Sự sống và cái chết. Chưa bao giờ rõ ràng đến thế.

Kết thúc câu chuyện. Cái kết của thiên tiểu thuyết "Nếu chỉ còn một ngày để sống", theo bạn, sẽ là cái kết như thế nào? Bật mí rằng, kết thúc truyện là một pha bẻ lái bất ngờ. Mặc dù tác giả Nicola Yoon gợi mở không ít từ những trang gần cuối nhưng người đọc vẫn không khỏi cảm thán, đi từ cảm xúc này đến cảm xúc khác sau mỗi lần lật trang. Dường như cũng là một cái kết viên mãn đối với hầu hết những dự đoán kết thúc của mọi người.

Dù khởi đầu và kết thúc có bất ngờ, gay cấn đến đâu, người đọc cũng nên tận hưởng quá trình. Không có yếu tố nào là chính, là phụ. Khao khát sống mãnh liệt là nụ hoa xinh đẹp trong tâm hồn. Tình yêu, giữa hai nhân vật chính là điều dễ thấy nhất, tình yêu ấy hiện lên qua từng dòng chữ, đó là điều cần người đọc cảm nhận trong suốt quá trình đọc cuốn sách, thẩm thấu bằng cả trái tim. Từ tình yêu đó có thể cảm nhận tình yêu thương trong gia đình của họ. Tất cả những điều đó tựa như những dòng sông nhỏ, cùng nhau, hoà quyện đổ ra đại dương lớn. Đại dương ấy, cuối cùng chính là tính nhân văn.

Khi tiểu thuyết không chỉ còn là tiểu thuyết. Thiết nghĩ, cũng bởi vì tính nhân văn sâu sắc và quá đỗi lớn lao, "Nếu chỉ còn một ngày để sống" trở thành một bản tình ca về tình yêu và tuổi trẻ, là động lực sống, ngọn đuốc soi sáng cho những tâm hồn sứt mẻ, chỉ đường cho những ai lạc lối. Đặc biệt là làm dậy lên những khao khát mãnh liệt được sống, được yêu. Tính nhân văn ấy, cũng khiến ta trân trọng hơn những điều bình dị đang diễn ra thường ngày. Tựu trung lại, "Nếu chỉ còn một ngày để sống" xứng đáng có một chỗ đứng trong giá sách cũng như trong lòng những người yêu sách.

Đến cuối cùng điều cần chúng ta suy ngẫm đó chính là sự sống và cái chết. Quay trở lại với câu hỏi lúc đầu. Khi đọc nhan đề "Nếu chỉ còn một ngày để sống" ta cảm tưởng như sự sống Madeline mong manh, mỏng mảnh, và cô có thể ra đi bất cứ lúc nào. Phân tích xong tác phẩm mới thấy, dù chỉ còn một ngày để sống, cô cũng tình nguyện sống hết mình, tạo nên những câu chuyện đẹp đến lay động tâm hồn, thực tế sức sống của cô mãnh liệt hơn bất kỳ ai. Bạn, một người bình thường nhưng đối mặt với cuộc đời nghiệt ngã, muốn bỏ cuộc, muốn kết thúc. Maddy, một người mắc SCID lại muốn có một cuộc sống bình thường, sẵn sàng trải qua cuộc đời nghiệt ngã như bạn. Một cô gái kiên cường như thế! Thiết nghĩ, bạn cũng có thể làm được. Bởi vì, theo cuốn sách: "Cuộc sống là một món quà", hãy tận hưởng món quà của bạn, đừng vứt món quà ấy vào một xó xỉnh nào đó.

Câu hỏi lúc đầu, giờ đây sẽ được thay thế, trở thành: Bạn sẽ sống như thế nào, nếu có cơ hội tiếp tục sống?

29 - 7 - 2024

Đôi lời: xin lỗi mọi người vì bài review này mang lại một góc nhìn và năng lượng hơi tiêu cực. Tớ muốn thử khai thác góc nhìn tiêu cực này để làm rõ lên vấn đề tích cực. Rất sẵn sàng đón nhận góp ý nhenn.
Thêm
616
4
3
Viết trả lời...
Bão số 3 Yagi đã vào đất liền hôm nay 7/9/2024. Một cơn bão vào đất liền miền Bắc nước mình rất rất mạnh, xếp hàng đầu hơn 60 năm qua. Từ sáng 7/9 đến sáng 9/9, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá xuất hiện một đợt mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm (mưa lớn nhất ở phía Đông Bắc Bộ tập trung trong ngày và đêm 7/9; phía Tây Bắc Bộ từ tối ngày 7/9 đến đêm 8/9).

1725720271166.webp

Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Khi mình viết bài này, bão đã vào đến khu vực Hà Nội


Lúc 20h ngày 7/9, tâm bão ở Khoảng 21.0 độ Vĩ Bắc; 105.8 độ Kinh Đông, trên đất liền thủ đô Hà Nội.

Sức gió mạnh nhất: Cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12.

Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15-20km/h.

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 tại Hải Dương gió mạnh cấp 12, giật cấp 13; Lục Ngạn (Bắc Giang) gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; Hưng Yên gió mạnh cấp 8, giật cấp 11; Bắc Giang gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; Bắc Ninh gió mạnh cấp 7, giật cấp 10.
---

21: 34 ngày 07/09/2024


Vị trí tâm bão ở khoảng 21.0 độ Vĩ Bắc; 105.6 độ Kinh Đông, ở khu vực đất liền Hà Nội

Sức gió mạnh nhất: Cấp 9-10 (75-102km/h), giật cấp 12. Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15-20km/h.

Nguồn VTV
Thêm
  • Like
Reactions: Vanhoctre
776
1
7
Viết trả lời...
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đưa ra lưu ý đặc biệt đối với các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện đánh giá học sinh THCS và THPT ở môn ngữ văn. Bộ yêu cầu cần tránh sử dụng văn bản, đoạn trích trong sách giáo khoa làm ngữ liệu đánh giá năng lực đọc hiểu và viết trong các bài kiểm tra định kỳ ở môn học này.

Yêu cầu này được đưa ra nhằm khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.

Bên cạnh đó, các Sở GD&ĐT, các trường cần tăng cường xây dựng ngân hàng câu hỏi, ma trận đề kiểm tra nhằm chuẩn bị cho học sinh lớp 9 và lớp 12 làm quen với định hướng đề thi mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó có hai kỳ thi quan trọng là kỳ tuyển sinh vào lớp 10 năm 2025 và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Công văn cũng nêu rõ, các trường cần tuân thủ các quy định đánh giá, không đưa ra tiêu chí vượt quá yêu cầu cần đạt của chương trình.

Cũng trong công văn này, ở nội dung đổi mới công tác quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường học thực hiện nghiêm quy định về quản lý, sử dụng xuất bản phẩm tham khảo theo Thông tư 21 ban hành năm 2014.

Bộ đặc biệt lưu ý các trường chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên kiểm soát chặt chẽ nội dung, không để xuất bản phẩm tham khảo có nội dung vi phạm chủ quyền biển đảo, truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục của người Việt đưa vào sử dụng trong dạy học.

Công văn của Bộ GD&ĐT cũng hướng dẫn các Sở GD&ĐT đối với các nhiệm vụ cụ thể về thực hiện chương trình giáo dục trung học, gồm: xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức dạy học; thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá và nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng.

Bộ cũng hướng dẫn các Sở GDĐT tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục. Trong đó, ngành giáo dục địa phương cần chủ động rà soát, tham mưu UBND trình HĐND cấp tỉnh ban hành các nghị quyết quy định chính sách của địa phương đảm bảo điều kiện triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đối với công tác thi đua, khen thưởng, Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học thực hiện tốt việc khen thưởng, kỉ luật vì sự tiến bộ của học sinh.

Việc khen thưởng cần bảo đảm thực hiện đúng quy định, công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời, tạo cảm hứng và động lực phấn đấu cho học sinh.

Bên cạnh đó, các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực cần được tăng cường để rèn luyện ý thức kỷ luật, trách nhiệm của học sinh đối với bản thân, thầy cô, bạn bè, gia đình và cộng đồng.

Nguồn: Dân Trí
---------------------

Bạn có ý kiến ra sao về việc không dùng ngữ liệu trong SGK ngữ văn THCS, THPT ?
Thêm
704
3
3
Đây được xem là hoạt động cải cách đáng chú ý từ Bộ GD đối với hoạt động dạy và học môn văn. Thú thực là môn Văn có thể học hỏi môn ngoại ngữ bằng cách công nhận một số chứng chỉ, hoặc thành tích hoạt động văn học ngoại khóa.
 
  • Like
Reactions: Thích Văn Học
Viết trả lời...

Đã bao giờ ban tự hỏi tại sao tên con gái từ xưa phần nhiều đều có chữ "thị"?​

Và đã bao giờ bạn để ý quanh bạn, tên lót "Thị" có nhiều hay không? Với mình thì khá để ý chuyện này và bữa nay, trên Facebook thấy lan truyền lời hỏi han: có lẽ thế hệ 9x là thế hệ cuối cùng có tên lót "thị".

Mai một đặt tên truyền thống.jpg

Rồi một ngày mình chợt nhận ra những gì thân quen, tưởng như không thể tách rời đã vơi vợi, thưa thớt mà không hay...

Tên bạn, con cháu bạn còn tên lót Thị hay không?
Thêm
  • Like
Reactions: Thích Văn Học
487
1
2
Viết trả lời...


Đi sâu vào cuộc sống để tìm hiểu về những nét đẹp và giá trị của người phụ nữ dân tộc thiểu số, Tô Hoài đã thành công trong việc khắc họa nhân vật Mị trong tác phẩm
“Vợ chồng A Phủ”. Bởi lẽ, với năng lực sáng tác thiên phú của mình, Tô Hoài đã khiến người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi trải nghiệm diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân.

tây tiến (1).png


Đề bài: Em hãy viết bài văn để phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân
BÀI LÀM MẪU

Đi sâu vào cuộc sống để tìm hiểu về những nét đẹp và giá trị của người phụ nữ dân tộc thiểu số, Tô Hoài đã thành công trong việc khắc họa nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Bởi lẽ, với năng lực sáng tác thiên phú của mình, Tô Hoài đã khiến người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi trải nghiệm diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân.

Ở mảng văn học hiện thực Tô Hoài đã ghi dấu ấn với tập truyện Tây Bắc bao gồm ba truyện ngắn nói về cuộc sống của người dân tộc miền núi phía Bắc những năm tháng trước cách mạng tháng tám. Trong đó Vợ chồng A Phủ là tác phẩm được biết đến nhiều nhất bởi những giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc được lồng ghép trong bối cảnh hiện thực đất nước lúc bấy giờ.

Mị trong Vợ chồng A Phủ chính là một điển hình cho những số phận bất hạnh, đau khổ tột cùng của vùng trời Tây Bắc, cuộc đời Mị tưởng như đã chết từ khi bước chân vào nhà thống lý Pá Tra, thế nhưng với sức sống mạnh mẽ, khao khát tự do tột độ, trong đêm tình mùa xuân ấy, Mị đã thức giấc, bắt đầu phản kháng, tìm lối thoát cho riêng mình.

Mị xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, bố Mị phải đi vay tiền cưới vợ, món nợ ấy mãi đến khi Mị đã lớn khôn, trở thành một cô gái xinh đẹp, giỏi giang mà vẫn chưa trả hết nợ. Chính món nợ truyền kiếp khốn khổ đó đã kéo theo cuộc đời của Mị xuống những bất hạnh tột cùng. Vì để trả nợ cho cha, Mị phải chấp nhận làm con dâu gán nợ cho nhà thống lý Pá Trá, bị bắt ép chung sống với A Sử, người mà Mị không thương, chấp nhận từ bỏ tình yêu của cuộc đời.

Ngày đầu tiên về là dâu, Mị đã bỏ trốn về nhà, trong tay cầm nắm lá ngón chỉ muốn chết quách đi cho xong, Mị đã cố gắng vùng vẫy, phản kháng để chống lại số phận. Thế nhưng Mị chết rồi thì lấy ai trả nợ cho người cha già, cái hiếu, cái tình đã giữ Mị ở lại với cuộc đời này, thế nhưng Mị sống cũng chẳng khác nào cái xác không hồn, chỉ đơn giản là đang tồn tại. Mang tiếng về làm dâu nhà giàu, nhưng Mị sống không khác gì một nô lệ, làm việc quần quật không kể ngày đêm, liên tục từ mùa này qua tháng khác, chưa từng ngơi nghỉ đến một ngày. Cái khổ sở về thể xác cùng với sự hành hạ về tinh thần khi phải chung sống với người đàn ông vũ phu dường như đã giết chết trái tim, giết chết tâm hồn Mị. Mị tựa như một cỗ máy lao động, suốt mấy năm trời người ta chẳng nghe Mị nói chuyện lần nào, cứ lặng im, "lầm lũi như con rùa trong xó cửa", đi qua từng năm tháng khổ đau. Rõ ràng là một cô gái xinh đẹp có tài thổi sáo, tuổi đời tầm hai mươi thế nhưng lại sống như một nắm tro tàn, lạnh lẽo, đơn độc, thậm chí không còn cảm nhận được niềm vui sướng hay đau khổ bởi "ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi". Ấy vậy mà trong sự chai lì đến vô cảm, không thiết tha với cuộc đời, Mị vẫn còn nhận thức được cái khổ đau không bằng loài trâu ngựa của người đàn bà sống trong nhà thống lý Pá Tra rằng "Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày". Chi tiết nhỏ này đã khắc họa mạnh nỗi đớn đau, bất hạnh cùng cực không chỉ của riêng nhân vật Mị mà là của chung nhiều những thân phận đàn bà khác ở Hồng Ngài, là người nhưng sống kiếp không bằng loài vật nuôi, đớn đau đến tột cùng.

Không chỉ là nỗi đau về thể xác khiến Mị trở nên chai sạn, mà thực tế chính những vết thương trong tâm hồn mới khiến Mị trở nên thờ ơ với tất cả. Từ một cô gái xinh đẹp, thổi sáo, thổi lá giỏi, được biết bao chàng trai si mê, lại có một tình yêu đẹp tưởng như gần đâm hoa kết trái, Mị bỗng trở thành con dâu gán nợ, chịu cảnh chung đụng với một kẻ thô lỗ, bị giam cầm trong một căn phòng tối tăm chỉ có một ô cửa sổ bé bằng lòng bàn tay lúc nào cũng mờ mờ không biết là màu sương hay là màu nắng. Mị phải từ bỏ tất cả những mong ước của đời mình, từ bỏ cuộc sống tự do, chôn vùi tuổi trẻ trong cuộc hôn nhân gán nợ, lấy người chồng sang giàu nhưng chẳng khác nào địa ngục trần gian. Mị không có quyền được lựa chọn, không có một con đường nào khác, cô chỉ còn cách bọc mình lại trong cái vỏ chai lì, lầm lũi để tiếp tục những ngày tháng tối tăm, tuyệt vọng.

Những tưởng cuộc đời Mị cứ mãi thinh lặng, bế tắc và vĩnh viễn bị chôn vùi dưới cái ách của thần quyền và thần quyền, thế nhưng chính đêm tình mùa xuân cùng với tiếng sáo gọi bạn réo rắt - âm thanh của sự sống trong Vợ chồng A Phủ, dường như đã đánh thức tâm hồn Mị. Một tâm hồn chưa chết hẳn, nằm sâu trong nắm tro tàn ấy chính là những hòn than nóng bỏng, vẫn nồng nhiệt niềm khao khát được sống, được tự do của Mị, chỉ trực chờ ngày được phất lên ngọn lửa rực rỡ. Khi mùa xuân đến, những cô gái, chàng trai trẻ tuổi nô nức hẹn hò, người ta khoác lên mình những bộ váy áo màu sắc sặc sỡ, thổi sáo, thổi lá tình tứ suốt ngày này qua ngày nọ. Mị nghe thấy tiếng sáo vọng lại "thiết tha bổi hổi", trong vô thức mị bất chợt lẩm nhẩm theo bài hát của người vừa thổi, những câu hát mà có lẽ đã lâu lắm rồi Mị không còn nhắc tới. Có thể nói rằng, ở một chi tiết nhỏ này, người ta đã thấy được trái tim vốn chai sạn của Mị hình như đang dần sống lại, bởi lẽ làm gì có người nào lại hát khi tâm hồn đã nguội lạnh. Những câu hát ấy, dù không thành tiếng, thành lời thế nhưng nó lại là tiếng vang của tâm hồn, một tâm hồn khởi sắc, dần bước ra khỏi lớp vỏ chai lì bấy lâu nay vẫn mang.

Sự thay đổi trong tâm hồn Mị càng được bộc lộ rõ ràng thông qua chi tiết Mị uống rượu "Ngày Tết Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát". Trên thực tế Mị ở trong nhà thống lý Pá Tra không hề có một vị trí nào, cô sống cuộc đời còn bần cùng khổ sở hơn cả loài vật nuôi, thế nên việc uống rượu đối với Mị là một sự kiện xa xỉ, thậm chí nếu bị bắt được có lẽ Mị sẽ bị đánh trói, bắt phạt. Dù thế nhưng Mị vẫn lén lấy rượu uống, điều đó giống như là một sự phản kháng, Mị muốn đòi quyền lợi cho mình, cả nhà thống lý đều được uống rượu ăn Tết đủ đầy, Mị cũng muốn được như vậy, Mị muốn một lần được sống như con người ở cái nơi đã mang đến cho Mị biết bao nhiêu là đau khổ. Và cứ thế Mị uống rượu ừng ực, từng bát, uống không phải để thỏa mãn cái niềm khao khát, thèm muốn, mà dường như Mị đang cố uống cho trôi đi hết tất cả những uất ức khổ đau, cũng là cái cách mà cô thể hiện sự phẫn nộ, khó chịu trong lòng bấy lâu nay. Trong men rượu cay, Mị bỗng nhớ về những ngày xa xăm, khi Mị còn chưa bị ép làm dâu nhà thống lý, cô cũng có một cuộc sống tươi đẹp, tương lai đầy hứa hẹn, khi bản thân Mị là người con gái tài sắc vẹn toàn, chăm chỉ lao động, lại có một tình yêu đẹp sắp đơm bông. Thế nhưng chỉ trong một đêm tất cả đã trở thành ác mộng, càng nghĩ Mị lại càng ngẩn ngơ trong hoài niệm. Thế rồi người cũng về hết, còn lại một mình Mị ngồi trơ giữa nhà, trong lòng Mị bỗng nảy ra điều gì đó, Mị đứng dậy đi vào buồng "Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước". Tâm hồn tưởng đã chết của Mị đã thực sự sống lại một cách diệu kỳ, đã biết bao lâu rồi Mị không còn cảm nhận được cái cảm giác vui sướng, cái phơi phới của một tâm hồn son trẻ, có lẽ là từ lúc Mị bước chân vào nhà thống lý Pá Tra. Không chỉ là về cảm xúc mà dấu ấn chứng minh cho sự sống lại của tâm hồn Mị còn nằm ở nhận thức về cuộc đời về tuổi trẻ của mình "Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ", đồng thời bộc lộ thành khao khát, ước muốn rằng "Mị muốn đi chơi". Có thể nói rằng đến lúc này niềm khao khát tự do, khao khát được sống, được hưởng thụ cuộc đời của Mị đã bộc lộ một cách rõ rệt nhất. Mị không còn là người đàn bà trẻ tuổi sống lầm lũi, thinh lặng, chịu đựng trong nhà thống lý Pá Tra với khuôn mặt lúc nào cũng buồn rười rượi nữa, mà đã gần như khôi phục được sự sống quay về với bản tính con người trước kia, một cô gái trẻ đẹp, yêu đời, giỏi thổi sáo, bắt đầu dám phản kháng lại để giành lại hạnh phúc cho bản thân.

Đêm tình mùa xuân đã kết thúc bằng việc Mị bị trói đứng trong buồng ngủ, thế nhưng đó không phải là sự kết thúc, mà thực tế rằng tất cả những sự kiện diễn ra tuần tự đều có ý nghĩa dần dà đánh thức tâm hồn đang nép kỹ trong lớp vỏ chai sần của Mị. Cho đến khi Mị hoàn toàn ý thức được nỗi đau thân phận, ý thức được giá trị của bản thân, cùng với niềm khao khát mãnh liệt được sống, được tự do, thì cũng chính là lúc Mị hoàn toàn sống lại một cách đúng nghĩa cả thể xác lẫn tinh thần. Sự kiện A Sử trói Mị chính là tiền đề, khởi đầu cho những sự phản kháng mạnh mẽ, tự giải thoát cho người khác và cho chính bản thân Mị, để tìm đến một cuộc đời, một tương lai mới tốt đẹp hơn.

Tóm lại, với sự am hiểu sâu sắc về đời sống của người đồng bào miền nui91, Tô Hoài đã diễn tả tinh tế nét chuyển biến trong khao khát ước mơ hạnh phúc của Mị trong đêm tình mùa xuân. Qua đó, Mị cũng đang có những sự thay đổi để dẫn đến sự nổi lên phản kháng của Mị trong tương lai.

Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề: TẠI ĐÂY
Thêm
2K
2
1
Phân tích nhân vật Mị là đề rất dễ viết. Mọi người cần nắm kĩ, đó là tâm lí người phụ nữ xuân xanh điển hình mà chịu áp bức.

Cần ghạch đầu dòng các luận điểm tránh sót ý và dùng văn phong súc tích sẽ dễ đạt điểm tối đa hơn.
 
Viết trả lời...
Em cần tìm 1 mở bài chung bằng nhận định văn học có thể dùng cho tất cả bài văn nghị luận văn học của 12 không biết có ai có k ạ
Thêm
  • Like
Reactions: Song Ngư
574
1
1
Em dùng tiêu đề này không gợi cho người đọc tò mò/hứng thú để đọc. Ban đầu mình cũng không để ý nên giờ mới biết bạn cần giúp ^^ Lần sau thì tiêu đề CẦN PHẢI chi tiết, ngắn gọn thì mới dễ thu hút người đọc nhé.

Em cần tìm 1 mở bài chung bằng nhận định văn học có thể dùng cho tất cả bài văn nghị luận văn học của 12 không biết có ai có k ạ
Cái này là công thức mở bài rồi em. Một dạng bài có nhiều công thức, em chỉ nhắm 1 công thức thì làm sao có điểm tối đa được??
 
Viết trả lời...
" Khó khăn rồi sẽ qua đi. Giống như cơn mưa ngoài cửa sổ, có tầm tã cỡ nào rồi cuối cùng cũng sẽ trời quang mây tạnh. "
[ Bảy Năm Vẫn Ngoảnh Về Phương Bắc - Ân Tầm ]

☘" Khi người ta thích một bài hát, một bộ phim hay một cuốn tiểu thuyết, nhất định sẽ tự tìm thấy hình ảnh của chính mình trong đó. "
[ Ai Hiểu Được Lòng Em ]

☘" Trên thế giới này có vô số kiểu tương lai, nhưng hiện tại thì chỉ có một. Không nắm giữ được hiện tại, tương lai có ý nghĩa gì. "
[ Sói Và Dương Cầm ]

☘" Một buổi sáng, có bao nhiêu người nhận thức được rằng mình thật là may mắn được thức dậy, được trời đất ban cho cả thị giác, xúc giác, thính giác và cả cảm giác? Có bao nhiêu người tạm quên được mọi lo toan để hưởng thụ cảnh tượng diệu kỳ này? Chúng ta phải thấy rằng, sự mất ý thức lớn nhất của con người chính là sự mất ý thức về cuộc sống của chính mình."
[ Nếu Em Không Phải Là Một Giấc Mơ ]

☘" Cũng phải, người ta phải luôn nếm trải cái không hạnh phúc, thì mới hiểu thế nào là hạnh phúc. "
[ Hóa Ra Anh Vẫn Ở Đây ]

☘" Đã từng khao khát một đời thanh thản, dễ chịu, từng theo đuổi cuộc sống ấm áp, song, suốt một đời người, ai có thể bình an đến già?”
[ Cho Ai Sánh Cùng Đất Trời ]

☘" Con người ai chả có số mệnh nhưng sợ hãi một tương lai chưa xảy ra mà quên mất đi hiện tại cần phải sống chẳng phải là một sự hèn nhát hay sao? "
[ Gu Family Book – Cửu Gia Thư ]

☘" Có mắt mà không nhìn thấy vẻ đẹp, có tai mà không thấy điều hay, có trái tim mà không thấy chân lý, chưa cảm kích thì chưa thể cháy hết mình."
[ Totto Chan Bên Cửa Sổ ]

☘"Hãy sống để không bao giờ phải nuối tiếc vì những ước mơ bạn không dám thực hiện, những cơ hội bạn không dám nắm lấy, tình yêu bạn không dám công nhận, yêu thương bạn không dám cho đi, hay tha thứ bạn không dám nhận về."
[ Sống và Khát Vọng – Trần Đăng Khoa ]

☘"Những thứ đẹp nhất trên thế giới không thể thấy và chạm vào được, chúng chỉ được cảm nhận bằng trái tim. "
[ Hoàng Tử Bé ]

☘"Khó khăn sẽ tạo nên hoặc hủy hoại con người. "
[ Cuốn Theo Chiều Gió ]


(st)
Thêm
754
3
1
Viết trả lời...