Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Tình yêu luôn là một chủ đề bất diệt trong thi ca. Khi viết về chủ đề tình yêu, trong thơ Xuân Diệu luôn mang hơi thở của một tình yêu mãnh liệt cháy bỏng, yêu đến hết mình. Nhưng đến với thơ Xuân Quỳnh, đặc biệt trong tác phẩm Sóng người đọc lại cảm nhận một tình yêu trong trẻo, nhẹ nhàng và đằm thắm mơn man như từng con sóng nhỏ.

Sóng (Xuân Quỳnh): Tìm hiểu khổ 6 và 7

“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương

Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”.

Tóm gọn 3 bài học cần rút ra:

– Quan niệm tình yêu trong đoạn thơ là gì?
– Hình tượng sóng trong đoạn này khác gì đoạn trên?
– Xuân Quỳnh đã chiêm nghiệm điều gì từ sóng?

1. QUAN NIỆM TÌNH YÊU:

Biện pháp tu từ đối lập: “xuôi” – “ngược”: ám chỉ thời cuộc đưa đẩy; “bắc” – “nam”: ám chỉ sự xa cách. → Biện pháp đối lập. → Biểu tượng dòng chảy của sóng, tượng trưng cho sự khắc nghiệt và chóng vánh của cuộc đời.

“dẫu” → Biện pháp điệp cấu trúc → Nhấn mạnh lời nói tha thiết, trăn trở, chân thành. Sự trăn trở trong cuộc đời trắc trở in hằn vào tâm trí em, thể hiện sự bức bối đồng thời mang một tâm tình muốn nói ra hết những trái ngang, lo lắng, xa cách, cô đơn, tin yêu của chính mình.

“em” – “anh”: khác với 2 cặp đối lập trên, cặp hình ảnh này không chỉ đối nhau mà còn đối với 2 cặp trên, tức trong khi xuôi – ngược, bắc – nam có sự phân cực thì em – anh chung một hướng, một phương. → Phép đối lồng phép đối. → Bày tỏ tấm lòng sâu sắc, thuỷ chung của em đối với anh, em vững bước vì có anh ở nẻo xa kia; đồng thời khẳng định trái tim con người (hay tình yêu, nỗi nhớ) không bao giờ là những đặc tính đối lập tuyệt đối (xuôi – ngược, bắc – nam) mà luôn nỗ lực tìm về nhau, nghĩ về nhau, hàn gắn nhau (nơi nào cũng nghĩ, hướng về một phương).

Xuân Quỳnh mở ra khía cạnh mới của tình yêu: yêu là hướng về nhau, yêu là nỗi nhớ; thay vì tạo nên những vùng phân cực, chính nỗi nhớ mang lại niềm tin để bước đi, để tìm kiếm nhau trên cõi đời trái ngang.

Dấu gạch ngang:
“Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương”

Dấu gạch ngang có tính chất thể hiện mối tương quan giữa các quan hệ. Ở đây có mối tương quan chính – phụ, tức là phụ chú, giải thích thêm. Nhưng giải thích thêm cho cái gì?

+ nỗi nhớ: nhớ (nghĩ và hướng) về anh như thế nào? – cả một phương và cũng chỉ mỗi một phương.
+ nơi em: nơi nào em cũng nhớ về anh, vậy cái “nơi nào” đó em đang ở như thế nào? – là cả một phương và cũng chỉ mỗi một phương.
+ anh: nhớ về anh, anh làm sao? – anh là cả một phương, và chỉ mỗi một phương.

Xuân Quỳnh đã rất độc đáo trong việc đặt dấu gạch ngang ở vị trí có thể hội tụ cả ba đối tượng (nỗi nhớ, nơi em, anh) vào đặc tính “một phương”; kết hợp với phép đối phương bắc, phương nam, “một phương” trở thành một chiều kích phi không gian, phi thời gian, thậm chí là phi chủ thể. Nỗi nhớ anh, nơi em nhớ về anh, và chính anh đều là những hình ảnh, ý niệm xuyên suốt, đồng thời, cùng lúc và tất cả chúng trở thành “một phương”: mơ hồ, xa xăm, vô định nhưng cũng gần gũi, quen thuộc.

Tình yêu đối với Xuân Quỳnh không phải là một cái gì riêng lẻ, mà là sự kết nối của những xúc cảm, ý thức mâu thuẫn nhau, chồng chéo nhau: vừa đồng hiện vừa tách biệt, vừa xa xăm vừa gần gũi, vừa vô định vừa là một phương để đi đến.

Xuôi bắc ngược nam:
– Cách nói trái ngược với thông thường “xuôi nam ngược bắc”.
– Nhân dân ta có câu “xuôi về tiền tuyến, ngược về hậu phương” để diễn tả tinh thần kháng chiến (tiến lên đánh giặc và giúp đỡ người sau).
– Dựa trên hoàn cảnh lịch sử (sáng tác năm 1967), thì lúc ấy miền Nam là tiền tuyến chống Mỹ diễn ra quyết liệt, khẩn trương thực hiện tổng tấn công Tết Mậu Thân (1968), miền Bắc trong lúc đó tuy chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ nhưng vẫn là hậu phương lớn của Tổ quốc.
Vậy tại sao Xuân Quỳnh lại có cách viết ngược kì lạ như thế: xuôi về hậu phương, ngược về tiền tuyến?

Vì hậu phương (miền Bắc) là nơi dễ dàng, thuận lợi hơn so với tiền tuyến (miền Nam) khốc liệt. Ở đây, khía cạnh mà Xuân Quỳnh muốn nói đến không chỉ là tinh thần kháng chiến như câu nói quen thuộc; chính việc đảo lộn xuôi – ngược đã bóc tách được phần ẩn sâu trong lòng yêu nước của con người, ấy là khát khao được hoà bình, được một mái ấm, và đặc biệt hơn cả: được yêu nhau.

– Nhưng dẫu cho có là Bắc, có là Nam, là xuôi hay ngược, là tình yêu nước hay tình yêu đôi lứa, với Xuân Quỳnh, đều là một phương hướng duy nhất: “hướng về anh – một phương”.

Anh đã trở thành một biểu tượng về ước mơ, hy vọng, tin yêu không chỉ của riêng em, anh là trái tim của Tổ quốc và anh là Tổ quốc của em.

2. SÓNG LÀ AI?

“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam”

Dẫu xuôi (…)/Dẫu ngược (…), cái gì, ai dẫu? Dẫu em xuôi/ngược hay dẫu anh xuôi/ngược? Hai câu thơ bị lược mất chủ ngữ. Ta biết xuôi – ngược là ám chỉ sóng, nhưng chủ thể được ví như sóng là gì? Đó có thể là bất kì gì đang hiện diện trong tâm trí ngay lúc này. Nếu ở khổ thơ 5 em là sóng, thì ở khổ thơ thứ 6 sóng đã lan ra và chảy khắp mọi nơi, trở thành một sự biến hoá liên tục của tâm tư ngay trong khoảnh khắc hiện tại: anh, em, nỗi nhớ, đất nước, tình yêu…

– Hỏi: Chẳng phải cả câu có chủ ngữ là “em” hả? “Dẫu…” chỉ là trạng ngữ thôi mà?

– Đáp: Đúng là có thể giải thích rằng vế “Dẫu…” ở đây là trạng ngữ chỉ giả thiết cho “Nơi nào em cũng…” thành ra chủ ngữ là “em”, đó cũng là 1 cách hiểu. Nhưng vì ở đây là thơ, vì thơ có tính chất phân mảnh, nên câu luôn có khả năng cắt rời, để tạo sinh nhiều nghĩa.

Sóng đã lan ra và chảy khắp mọi nơi, trở thành một sự biến hoá liên tục của tâm tư ngay trong khoảnh khắc hiện tại.

3. CHIÊM NGHIỆM VỀ SÓNG:

“Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”.

– Nghĩa thực: Sóng từ đại dương rộng lớn, vô định, nhưng sau cùng vẫn sẽ cuộn tới bờ, dù xa cách vô cùng.
– Nghĩa bóng:

“đại dương”: bể đời, bể tình, bể đấu tranh…
“Trăm ngàn con sóng”: vô số những tâm tư biến hoá liên tục.
“bờ”: nơi những tâm tư tìm thấy tri âm, ước vọng của chính nó.

Sóng: Một chân lý tình yêu được mở rộng ra thành chân lý của đời sống, rằng trong cuộc bể dâu, những tâm tư và ước vọng về lẽ phải, cái đẹp, tình yêu chắc chắn sẽ được hồi đáp.

– Chính chiêm nghiệm này đã hồi đáp cho câu hỏi ở khổ 4:

“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”.

Vậy lời hồi đáp ấy là gì? Như những con sóng-em sẽ cập bờ, những rộn rực, thăng trầm, những suy tư, hoài bão sẽ đến nơi nó thật muốn đến, chúng sẽ đến như một cách trở về (sau khi đã “Sóng tìm ra tận bể”), trở về trong chính tâm khảm, để tiếp tục “Dữ dội và dịu êm”, “Ồn ào và lặng lẽ”, trong niềm chân thành và dung dị nhất (đã không còn “Sóng không hiểu nổi mình”):

“Em trở về đúng nghĩa trái-tim-em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”

(Xuân Quỳnh, “Tự hát”)

4. TIỂU KẾT:
– Quan niệm tình yêu trong đoạn thơ là gì?
Yêu là hướng về nhau, yêu là nỗi nhớ; thay vì tạo nên những vùng phân cực, chính nỗi nhớ mang lại niềm tin để bước đi, để tìm kiếm nhau trên cõi đời trái ngang.

Yêu là sự kết nối của những xúc cảm, ý thức mâu thuẫn nhau, chồng chéo nhau: vừa đồng hiện vừa tách biệt, vừa xa xăm vừa gần gũi, vừa vô định vừa là một phương để đi đến.

Anh là trái tim của Tổ quốc và anh là Tổ quốc của em.

– Hình tượng sóng trong đoạn này khác gì đoạn trên?
Sóng đã lan ra và chảy khắp mọi nơi, trở thành một sự biến hoá liên tục của tâm tư ngay trong khoảnh khắc hiện tại.

– Chiêm nghiệm về sóng: Sóng: một chân lý về tình yêu được mở rộng ra thành chân lý của đời sống, rằng trong cuộc bể dâu, những tâm tư và ước vọng về lẽ phải, cái đẹp, tình yêu chắc chắn sẽ được hồi đáp.
—————
suu tam
Thêm
993
0
0
Đề: Cảm nhận đoạn thơ sau và nhận xét vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh:

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Vẻ đẹp nữ tính trong Sóng.jpg

Vẻ đẹp nữ tính trong "Sóng". Ảnh Pinterest.
Hướng dẫn phân tích chi tiết:

1. Bốn câu thơ đầu là nỗi nhớ triền miên, da diết rạo rực của sóng về bờ. Nỗi nhớ ấy bao trùm lên mọi không gian, thời gian.
a. Hai câu thơ đầu nỗi nhớ của sóng bao trùm lên mọi không gian:


Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước

Nếu như ở khổ thơ đầu tiên sóng mang hai trạng thái đối lập là “dữ dội - ồn ào” và “dịu êm – lặng lẽ” thì ở khổ thơ này ta còn bắt gặp hai thái cực khác của sóng: “dưới lòng sâu – trên mặt nước”. Phép điệp cấu trúc “con sóng... con sóng” kết hợp “dưới lòng sâu – trên mặt nước” tạo thành hai chiều không gian của nỗi nhớ và tầng tầng lớp lớp cảm xúc cồn cào, bồi hồi trong trái tim người con gái. Điệp ngữ “con sóng” làm đoạn thơ giàu tính nhạc, giàu nhịp điệu, đồng thời làm hiện lên muôn vàn những đợt sóng đang hăm hở vỗ bờ. Có con sóng “trên mặt nước” - những con sóng vỗ bờ bọt tung trắng xóa ngày đêm gào thét dữ dội, dồn dập, trào dâng, miên man cùng đại dương bao la. Những cơn sóng ấy mở ra chiều rộng bao la và gợi lên nỗi nhớ bạt ngàn của người con gái. Cũng có những con sóng “dưới lòng sâu” gợi ra chiều sâu vô tận của nỗi nhớ. Cũng giống như sóng, tình yêu của em, nỗi nhớ của em không đơn thuần là nhớ theo cảm tính mà nỗi nhớ ấy vừa có chiều sâu vừa có chiều rộng. Xuân Quỳnh đã vô cùng tinh tế khi mượn hình ảnh sóng động để ẩn dụ cho nỗi niềm của người phụ nữ khi yêu: “yêu” da diết dữ dội; “nhớ” cồn cào mãnh liệt. Sóng cồn cào trong lồng ngực của biển như hình bóng anh rạo rực mãi trong trái tim em:

“Em giấu anh vào lồng ngực
Để nghe thổn thức tim mình”

Hay như Xuân Diệu cũng từng mượn sóng để thể hiện tình yêu:

“Cũng có khi ào ạt
Như nghiến nát bờ em”

Con sóng của Xuân Diệu mang tính chất nam tính, vồ vập, đắm say, cuồng nhiệt còn sóng của Xuân Quỳnh lại mang vẻ đẹp kín đáo, đằm thắm của người con gái khi yêu.

b. Hai câu tiếp theo nỗi nhớ của sóng không chỉ trải dài trong không gian mà còn chiếm lĩnh vùng trời vô tận của thời gian “ngày – đêm”:

Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được

Một lần nữa thán từ “Ôi” lại được nữ thi sĩ thốt lên mang theo vẻ ngỡ ngàng, xuýt xoa, trầm trồ, thích thú khi bắt gặp sự tương đồng kì diệu giữa hiện tượng thiên nhiên và trái tim người con gái đang yêu. Những con sóng dù trên mặt nước hay dưới lòng sâu, dù ngày hay đêm vẫn luôn vận động không ngừng nghỉ. Lí do của sự vận động không ngơi ấy là do nỗi khát khao tìm về bến bờ. Vì nhớ bờ mà sóng đứng ngồi không yên, vì nhớ bờ mà sóng không ngủ được. Hình ảnh nhân hóa “con sóng nhớ bờ” gợi lên thật sinh động hình ảnh những con sóng biển ngày đêm cuống quýt xô vào nhau để vào bờ như nỗi nhớ bao la từ khơi xa tìm về bến đợi. Sóng cứ mãi thao thức không ngủ được là vì khát khao tìm về bờ cứ mãi thôi thúc buộc sóng phải rì rào vỗ mãi. Đó còn là nỗi sợ sẽ đánh mất đi cơ hội được gặp bờ bởi gió, bởi thủy triều cách ngăn. Nỗi nhớ của sóng vừa da diết cháy bỏng, vừa bồn chồn, thao thức, khát khao. Ý thơ rất tự nhiên khiến ta nhớ đến tâm trạng của nhân vật trữ tình trong câu ca dao:

“Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt
Mắt thương nhớ ai mắt ngủ không yên”

2. Hai câu thơ cuối là lúc “em” hiện ra với nỗi lòng băn khoăn, bồn chồn, thao thức, nhớ nhung:

Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Năm tháng trôi qua chỉ còn tình yêu và nỗi nhớ thương ở lại. Tình yêu xưa nay luôn gắn liền với nỗi nhớ, một trái tim đang yêu là một trái tim đang nhớ, một trái tim ngừng nhớ là dấu hiệu chắc chắn của một trái tim ngừng yêu bởi mấy ai yêu mà không một lần thương nhớ. Cũng bởi lẽ đó mà trong kho tàng ca dao Việt Nam có rất nhiều câu bộc bạch về nỗi nhớ:

“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than”

hay:

“Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”

Còn với những vần thơ của Xuân Quỳnh dường như đã chạm tới nơi sâu thẳm nhất của trái tim con người đang yêu khi mang theo một thông điệp thật tình tứ, mến thương: Sóng nhớ bờ còn em nhớ anh. Khổ thơ thứ năm là khổ thơ đặc biệt nhất trong bài Sóng bởi biên độ của nó đã được mở rộng từ bốn câu lên sáu câu, phá vỡ những quy luật về độ dài của một khổ trong cả bài. Phải chăng, chỉ khi mở rộng biên độ khổ thơ mới có thể diễn tả cho thỏa, cho đạt sự ngút ngàn của nỗi nhớ. Một nỗi nhớ bao trùm không gian, choáng luôn cả thời gian, khoảng cách. Việc phá vỡ biên độ của khổ thơ thêm một lần nữa chứng minh cho phong cách nghệ thuật đôi khi “bất tuân theo những quy luật nghề thơ” của Xuân Quỳnh.

Xuân Quỳnh hay mượn ngôn ngữ của cơ thể để diễn tả nỗi nhớ: nỗi nhớ dâng lên mắt, nỗi nhớ ngập cả hồn, thậm chí là nỗi nhớ đầy ắp cả đôi tay: “Khi anh vắng, bàn tay em biết nhớ - Lấy thời gian đan thành áo mong chờ. Lấy thời gian em viết những dòng thơ - Để thấy được chúng mình không cách trở " (Bàn tay em) Ở khổ thơ thứ năm này. Xuân Quỳnh dùng chữ “Lòng” thật chính xác để diễn tả tình cảm của người phụ nữ với tình yêu. Khi muốn diễn tả điều gì đó là chân thành, là tình cảm chân thật xuất phát từ con tim khối óc, người ta thường sử dụng chữ “lòng”. Và trong ngôn ngữ của người Việt thì không có từ ngữ nào diễn tả tình cảm sâu sắc mà chân thành như ngôn ngữ này. Bởi vậy trong Việt Bắc, Tố Hữu từng viết: “Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh”.

Xuân Quỳnh tinh tế lắm khi sử dụng cụm từ “lòng em” – là nơi thẳm sâu nhất trong tâm hồn dùng để diễn tả chiều sâu vô tận của nỗi nhớ. “Lòng là kết tinh của tình cảm được chưng cất trong một thời gian dài qua biết bao thử thách. Khi chị nói “lòng em nhớ đến anh” có nghĩa là em đang dốc cả tâm can của mình để yêu chân thành, nhớ da diết. “Lòng em” là ngôn ngữ hình thể chân thực nhất thể hiện sự kết tinh của tình cảm quý giá được chưng cất trong một thời gian dài, đã được thử thách qua năm tháng và trường tồn dai dẳng. Cả tấm lòng ấy không có chút nông nổi hay hời hợt mà là tất cả sự chín chắn, trưởng thành, nghiêm túc trong mối tình thiêng liêng này.

Tình yêu.jpg

Nỗi nhớ trong tình yêu. Ảnh: Pinterest.
Vị ngọt ngào,mê đắm của tình yêu lan tỏa trong một câu thơ thật lạ: “Cả trong mơ còn thức”. Xuân Quỳnh xao xuyến nhận ra sự tương đồng kỳ diệu giữa một hiện tượng thiên nhiên vĩnh hằng của trời đất với những trạng thái cảm xúc của tình yêu luôn dào dạt trong lòng mình. Nếu sóng nhớ bờ thì em nhớ anh - đó là quy luật của tình yêu muôn thuở. Nếu sóng nhớ bờ khắp mọi không gian “dưới lòng sâu — trên mặt nước”; khắp thời gian “ngày đêm” thì em cũng nhớ anh mọi lúc mọi nơi; nếu sóng vì nhớ bờ mà “ngày đêm không ngủ được” thì em vì nhớ anh mà thao thức cả trong mơ.

Cái thức trong mơ chính là biểu hiện cao nhất của nỗi nhớ, nỗi nhớ bây giờ không chỉ xuất hiện trong ý thức, tiềm thức mà còn xuất hiện cả trong vô thức. Người phụ nữ khi yêu là hiến dâng toàn tâm toàn ý toàn hồn, cho nên ngay đến “cả trong mơ còn thức”. Khi yêu người ta muốn tận hưởng đến từng khoảnh khắc của hạnh phúc cho nên phải cố thức cả trong cõi thực lẫn trong cõi mộng để nâng niu, để chắt chiu từng khoảnh khắc hạnh phúc của mình. “Cả trong mơ còn thức" là sự phi lý nhưng đã chứa đựng một phần chân lý bởi chỉ có ai biết trân trọng tình yêu, biết yêu mãnh liệt thì mới có những cảm xúc chân thành như thế. Cái thức trong mơ là một trong những nét nghệ thuật độc đáo ở khổ thơ này, đưa chúng ta đến những góc nhìn mới mẻ hơn về tình yêu, về nỗi nhớ. Một nỗi nhớ mãnh liệt và sâu sắc, nỗi nhớ ấy cũng đã từng xuất hiện ở một tác phẩm khác của nữ sĩ Xuân Quỳnh:

“Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu mong nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ”

Thông qua bài thơ "Sóng", nữ hoàng thơ tình đã hóa gió thổi hồn độc giả đến với từng con sóng miên man, dạt dào vỗ bờ để cảm nhận vẻ đẹp nữ tính trong tâm hồn người con gái khi yêu với biết bao giai điệu cảm xúc, khi ồn ào sôi nổi khi đằm thắm dịu dàng. Vẻ đẹp nữ tính của người con gái đã điểm tô thêm sắc màu cho mỗi một câu chuyện tình lãng mạn.
Thêm
Vẻ đẹp nữ tính trong bài thơ "Sóng"
  • Like
Reactions: Thu Vân 2022
1K
1
0
Tình yêu là đề tài muôn thuở trong thi ca, nhạc họa. Nhưng để cắt nghĩa được trọn vẹn về nó thì quả thật vô cùng khó. Trong thi đàn văn nghệ Việt nam, nhà thơ Xuân Quỳnh cũng đã thay lời muốn nói của biết bao tâm tình phận hồng nhan với những nét gợi mang vẻ đẹp nữ tính trong thi phẩm “Sóng” của mình.

BẢNG VÀNG HELLOVĂN (12).png


Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thời kì kháng chiến chống Mỹ với rất nhiều bài thơ viết rất hay, rất lãng mạn về tình yêu. "Sóng" là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh được sáng tác vào năm 1967. Đọc "Sóng" ta sẽ thấy được thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu và luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường.

Thơ Xuân Quỳnh nói chung và "Sóng" nói riêng là tiếng lòng của tâm hồn người phụ nữ lúc đang yêu bởi vậy nó mang nét dịu dàng, đằm thắm nhưng ẩn sâu trong đó là những cảm xúc rất chân thực, là những khát vọng mãnh liệt về tình yêu nên người ta mới nói thơ bà mang cái vẻ vừa nữ tính vừa tâm tình của tâm hồn giàu trắc ẩn. Và "Sóng" là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ là tiếng lòng của người phụ nữ đang yêu với những tình cảm chân thành, với những khát khao, say mê bất tận.

Trước hết, vẻ đẹp nữ tính của bài thơ được thể hiện qua những cảm nhận riêng về những con sóng từ đó nói lên tiếng lòng của người phụ nữ khi yêu:

"Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình


Sóng tìm ra tận bể"

Nghệ thuật đối lập: dữ dội - dịu êm, ồn ào - lặng lẽ đã được nhà thơ sử dụng một cách khéo léo. Nó không chỉ diễn tả những trạng thái rất thực của con sóng ngoài biển khơi mà từ đó còn nói lên được tiếng lòng của người phụ nữ khi yêu lúc thì mãnh liệt, đằm thắm lúc lại dịu dàng, đáng yêu có khi thì khao khát, mãnh liệt... Ẩn sâu trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu luôn có những mâu thuẫn, trăn trở về người mình yêu, về chuyện tình yêu của mình. Chính bởi những mâu thuẫn đó, con sóng của Xuân Quỳnh chứa một nội lực vô cùng mạnh mẽ: "Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể". Nghệ thuật nhân hóa cùng giai điệu thơ cháy bỏng, mãnh liệt đã diễn tả niềm khao khát được trải lòng mình, được hiến dâng cho tình yêu. Người phụ nữ khi yêu họ trở nên thật mạnh mẽ, cuồng nhiệt, họ sẵn sàng từ bỏ tất cả những băn khoăn, day dứt, suy tư của bản thân để tìm đến tình yêu lớn lao, nồng cháy. Bởi lẽ đó, ở khổ thơ sau nhà thơ đã thể hiện những khát vọng của mình trong tình yêu:
"Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sao vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu


Bồi hồi trong ngực trẻ"

Các cụm từ "ngày xưa", "ngày sau", "vẫn thế" đi liền với nhau như một sự khẳng định rằng dù năm tháng có qua đi, thời gian có đổi thay thì tình yêu nồng nàn, mãnh liệt vẫn còn mãi ở đó. Câu thơ "Nỗi khát vọng tình yêu" đã thể hiện rất rõ cái khao khát có được tình yêu của nhà thơ. Tình yêu là một loại cảm xúc diệu kì khiến cho chúng ta phải thấy "bồi hồi", xao xuyến khi con tim chợt rung lên một nhịp. Và Xuân Quỳnh với tâm hồn của một người con gái đang yêu đã rất thấu hiểu điều đó.

Bởi những cảm xúc mãnh liệt, những khao khát cháy bỏng đó mà nhà thơ đã tự mình lý giải nguồn gốc của tình yêu:

"Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau?"

Đoạn thơ là một sự giải nghĩa đầy băn khoăn về thế nào là tình yêu. Những câu hỏi như "bắt đầu từ đâu", "khi nào" cùng câu trả lời "cũng không biết nữa" giống như lời tự nói với lòng mình về sự kỳ diệu của tình yêu. Tình yêu là một loại cảm xúc vô cùng kỳ diệu của cảm người. Không ai có thể biết được nó đến lúc nào, nó đi ra sao. Không ai có thể lý giải được tại sao người ta lại có thể nhận ra mình yêu nhau nhiều đến thế. Và người phụ nữ đang yêu này cũng vậy. Bằng cách mượn sóng và gió nhà thơ đã khéo léo thể hiện sự băn khoăn, trăn trở của chính mình về nguồn gốc của tình yêu mà chính bà cũng không thể lý giải được.

Bên cạnh vẻ đẹp nữ tính, bài thơ cũng thể hiện khát khao da diết về hạnh phúc đời thường. Nỗi nhớ là cảm xúc rất quen của tình yêu. Người phụ nữ đang yêu đã gửi gắm cảm xúc đó vào những vần thơ của mình:

"Con sóng trên mặt nước

Con sóng dưới lòng sâu

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh


Cả trong mơ còn thức"

Một lần nữa nghệ thuật nhân hóa đã được nhà thơ sử dụng. Xuân Quỳnh đã vô cùng khéo léo khi gắn nỗi nhớ của người phụ nữ đang yêu với nỗi nhớ của sóng đối với bờ. Cách miêu tả "dưới lòng sâu" rồi lại "trên mặt nước" cho thấy một cảm giác rất mơ hồ, không thể diễn tả được. Nhà thơ đã rất thành công trong việc thể hiện nỗi nhớ kéo dài cả ngày lẫn đêm ấy. Không yêu thì không thể nhớ và không yêu đậm sâu thì nỗi nhớ không thể mãnh liệt. Nỗi nhớ của người con gái ấy tồn tại trong ý thức và đã đan xen cả vào trong tiềm thức. Dù là đang tỉnh hay đang mơ thì nỗi nhớ luôn hiện hữu đầy mãnh liệt. Đến đây ta càng khẳng định thêm vẻ đẹp của người phụ nữ trong tình yêu. Nó là tấm lòng thủy chung, luôn hướng về người mình yêu dù có ở bất kỳ nơi đâu. Khi yêu, dù cho mọi thứ có bị đảo lộn, dù cho có cách nhau giữa hai miền Nam - Bắc, dù cho có muôn vàn khó khăn, cách trở thì chỉ cần tình yêu đủ lớn, mọi thứ đều có thể vượt qua.

Và cuối cùng Xuân Quỳnh đã khẳng định tấm lòng thủy chung, son sắt của người phụ nữ trong tình yêu:

"Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàm năm còn vỗ".

Khát vọng được hóa thân, khát vọng được hòa làm một có lẽ là cảm xúc mãnh liệt nhất trong tình yêu. Ở đây cảm xúc đó còn mãnh liệt hơn nữa khi nhà thơ muốn được sống trong biển lớn của tình yêu, muốn tình yêu đó luôn nồng nàn, cháy bỏng. Tình yêu ở đây được đặt trong không gian mênh mông, thời gian vô tận cùng câu hỏi "làm sao" với khát vọng muốn được tan ra đã thể hiện được cảm xúc mãnh liệt nhất của người phụ nữ khi yêu.

Như vậy, với "Sóng", Xuân Quỳnh đã thành công trong việc kết hợp hiện đại với truyền thống và đặc biệt trong việc nối tiếp những bài ca dao dân ca đầy trữ tình đã được lưu truyền từ bao đời nay. Đọc "Sóng" ta có thể thấy tâm hồn dịu dàng cũng như tấm lòng trắc ẩn của người phụ nữ đang yêu được thể hiện rất mãnh liệt qua thể thơ năm chữ, cùng nghệ thuật nhân hóa và sự biến chuyển của sóng và biển.

"Sóng" là bài thơ viết rất hay, rất tình về người phụ nữ đang yêu của Xuân Quỳnh. Bài thơ không chỉ cho thấy những cảm xúc mãnh liệt của tâm hồn người đang yêu mà còn cho thấy được cái tài trên từng con chữ của nhà thơ.

Các bạn có thể tham khảo các bài viết cùng chủ đề:
TẠI ĐÂY
Thêm
Vẻ Đẹp Nữ Tính Trong Thơ Xuân Quỳnh
512
0
0
Đề tài muôn thuở của thi ca nhạc họa luôn là tình yêu. Và bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh cũng nằm trong những thi phẩm mang đến những cung bậc cảm xúc của tình cảm lứa đôi. Qua đó, những nét đặc trưng trong phong cách thơ của nữ thi sĩ tài hoa càng được bộc lộ vô cùng rõ nét.

sóng.png


Đề: Em hãy viết bài văn để phân tích tác phẩm "Sóng"

BÀI LÀM MẪU

Đề tài muôn thuở của thi ca nhạc họa luôn là tình yêu. Và bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh cũng nằm trong những thi phẩm mang đến những cung bậc cảm xúc của tình cảm lứa đôi. Qua đó, những nét đặc trưng trong phong cách thơ của nữ thi sĩ tài hòa càng được bộc lộ vô cùng rõ nét.

Bài thơ là bản tình ca tuyệt đẹp. Cảm xúc chủ đạo của toàn bài là một nỗi niềm yêu thương tha thiết, là những đợt sóng tình cảm xôn xao, trào dâng mãnh liệt như chính nhan đề của bài thơ. Sóng là một hình tượng ẩn dụ giàu sức gợi tả và biểu cảm. Xuân Quỳnh đã tìm gặp ở hình ảnh Sóng một biểu tượng để diễn đạt những cảm xúc phong phú, đa dạng của tình yêu. Đó là những cảm xúc nhiều cung bậc, nhiều sắc thái vừa đối lập vừa thống nhất, hài hòa:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình


Sóng tìm ra tận bể”.

Tình yêu có những niềm bí ẩn, khó hiểu luôn luôn thúc giục con người khám phá. Vì vậy tình yêu trong Xuân Quỳnh là một niềm khát vọng vươn tới khôn cùng:
“Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ".

Tâm hồn nhà thơ có lúc bâng khuâng, xao xuyến:
"Sóng bắt đầu từ gió

Gió Bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào trong yêu nhau”.

Những câu hỏi rất vu vơ đã diễn tả rất chính xác tâm trạng của người đang yêu. Tác giả đã thể hiện rất tài tình, nắm bắt được một trạng thái tâm hồn, chân thực và điển hình cho tâm trạng của những người yêu nhau. Đó là một tâm trạng rất khó diễn đạt: một nỗi niềm bâng khuâng, xao xuyến rất nhẹ, rất mơ hồ trong trái tim. “Em cũng không biết nữa. Khi nào ta yêu nhau”. Lời tự bạch chân tình, vừa tự nhiên vừa bất ngờ. Lời thơ chuyển từ ý nói về thiên nhiên (sóng, gió) đến ý thổ lộ tình người khá bất ngờ mà vẫn rất tự nhiên.

Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh gắn liền với nỗi nhớ; niềm thương sâu sắc, cồn cào, mãnh liệt:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi cơn sóng nhớ bờ


Ngày đêm không ngủ được”.

Sự tài tình của nhà thơ là đã tìm được một ẩn dụ rất khéo léo, phù hợp với tâm trạng, diễn tả chính xác nỗi nhớ cồn cào da diết. Đó là nỗi nhớ mênh mông trải rộng trong không gian, trải dài theo thời gian. Từ hình ảnh ẩn dụ (sóng), lời thơ chuyển mạch rất tự nhiên để bộc lộ tâm trạng con người:
“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”.

Thật là một tâm hồn sôi nổi, nồng nàn, một nỗi nhớ da diết, không một phút nào dừng, không một lúc nào nguôi. Khổ thơ với hai câu đứng độc lập trong toàn bài chính là một cách kết cấu đầy dụng ý các tác giả nhằm làm nổi bật tình yêu mãnh liệt của mình. Những cặp từ sóng đôi, tương ứng bên nhau: Sóng-bờ, ngày-đêm, trên-dưới, mơ-ngủ, em-anh, tạo một âm hưởng hài hòa, một nhịp điệu đong đưa như sóng. Nỗi nhớ trở thành một tình cảm thường trực trong tâm hồn nhà thơ.
“Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ


Hướng về anh một phương”.

Chừng như nhà thơ có cảm tưởng không thể nào nói hết tâm tình của mình nên cứ láy đi láy lại điệp khúc: “Dẫu xuôi về... Dẫu ngược về…” như một sự khẳng định, một lời thề chung thủy, ghi lòng tạc dạ.

Tình yêu trong Sóng là một tình yêu mãnh liệt, là động lực thúc đẩy con người đủ sức vươn lên, vượt qua những trắc trở, những gian nguy:

“Ở ngoài kia đại dương

Trăm nghìn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ


Dù muôn vời cách trở”.

Tình yêu quả là một sức mạnh vô hình dám thách thức với tất cả mọi ngăn cách của cuộc đời, những bất hạnh của số phận. Ý thức được sự hữu hạn của đời người, của tuổi xuân, Xuân Quỳnh khao khát mãnh liệt của một tình yêu vĩnh hằng:
“Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Đề ngàn năm còn vỗ”.

“Làm sao được tan ra”, lời thơ chứa đựng một niềm ao ước cháy bỏng, da diết. Một khát vọng mãnh liệt thốt lên thành lời vừa đằm thắm vừa sôi nổi. Hình ảnh trong thơ đầy sáng tạo. Tình yêu được ví như biển lớn mênh mông. Tâm hồn xao động mãnh liệt thành trăm con sóng cảm xúc vỗ miên man, bất tận.

Những từ “biển lớn”, “ngàn năm” diễn tả những khái niệm không gian, thời gian rộng lớn, vô cùng đã thể hiện khát vọng vừa nồng nàn, thiết tha vừa cao cả, thiết tha. Sự chuyển hóa liên tục giữa hai hình tượng: “Sóng” và “em” làm cho mạch cảm xúc càng thêm trữ tình.

Tình yêu trong Sóng của Xuân Quỳnh khác với tình yêu trong Biển của Xuân Diệu. Xuân Diệu cũng dùng hình tượng sóng làm ẩn dụ để diễn tả tình yêu. Nhưng sóng – tình yêu trong thơ Xuân Diệu quá vồ vập “Đến tan cả đất trời. Anh mới thôi dào dạt”. Hoặc “Cũng có khi ào ạt, Như nghiến nát bờ em”. Ngược lại sống – tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh tuy cũng không kém phần sôi nổi, mãnh liệt nhưng vẫn đằm thắm, nhân hậu.

Xuân Quỳnh đã tìm được một cách nói riêng để bộc lộ tình yêu, những dung động của lòng mình với một giọng thơ kể lể, tâm tình vừa êm ái, nhẹ nhàng vừa thiết tha. Âm hưởng, nhịp điệu bài thơ ngân nga do sự phối âm, phối vần tài tình như những con sóng cứ nối nhau không dứt. Sự hiệp vần – cước vận và yêu vận xen kẽ nhau – tạo ra bài thơ giàu nhạc tình. (vần xen kẽ giữa các câu: lẽ – bể – thế – trẻ…, vần liền nhau: trẻ – bể, phương – dương, bờ – trở). Sự hiệp vần và phối thanh nhịp nhàng, hài hòa này nhằm diễn tả những cơn sóng của thiên nhiên và lòng người cứ trải dài triền miên, vô tận.

Thật vậy, “Sóng” của Xuân Quỳnh như một bản nhạc trữ tình, mãnh liệt có, lãng mạn cũng có. Nhờ vào sự tinh tế trong cách sử dụng ngôn từ của mình mà nữ thi sinh đã tạo ra sợi dây đồng cảm với biết bao độc giả đương thời.

Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
TẠI ĐÂY
Thêm
Phân tích tác phẩm "Sóng" mới nhất
  • Like
Reactions: Hoa Phù Sa
1K
1
0
“Sóng” là bài thơ mà Xuân Quỳnh đã dụng công chuyên chở những cung bậc tình cảm cảm xúc cùng khát khao yêu và được yêu mãnh liệt. Mỗi lần đọc tác phẩm đều mang lại những dấu ấn vừa tha thiết vừa lãng mạn khó phai.

Xanh dương và Xanh mòng két Màu chuyển tiếp Công nghệ và Chơi trò chơi Dịch vụ Trang web (37).png


Ôn tập kiến thức cơ bản tác phẩm “Sóng” – Xuân Quỳnh

Câu 1. Trình bày hiểu biết của em về tác giả Xuân Quỳnh?

Trả lời


- Tên thật: Nguyễn Thị Xuân;

- Năm sinh: 1942;

- Mất năm: 1988;

- Quê quán: làng La Khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây(nay là Hà Nội);

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

+ Năm 1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn ca múa nhân dân trung ương, làm diễn viên múa; + Từ 1963, bà chuyển sang làm báo;

+ Từ 1980, bà chuyển sang làm biên tập cho NXB Tác phẩm mới (nay là NXB Hội nhà văn);

+ Các tác phẩm chính:

. Chổi biếc (1963);


. Hoa dọc chiến hào (1968);

. Gió Lào cát trắng (1974);

. Lời ru trên mặt đất (1978);

. Tự hát (1984);

. Sân ga chiều em đi (1984);

. Hoa cỏ may (1989).

- Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ những nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ, đồng thời cũng là một gương mặt đáng chú ý trong nền thơ Việt Nam hiện đại

Câu 2. Trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Sóng”?

Trả lời


- Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình).

- In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).

Câu 3. Ý nghĩa nhan đề “Sóng”?

Trả lời


- “Sóng” và “em” là “em” và “sóng”. Hai hình tượng tuy hai mà một, có lúc tách đôi ra để soi chiếu cho nhau,có lúc lại hòa nhập vào nhau để tạo ra sự cộng hưởng. Hai hình tượng ấy đan cài, quấn quýt với nhau như hình với bóng.

- Tác giả mượn hình ảnh “sóng” để thể hiện những cảm xúc, cung bậc tình cảm của trái tim khao khát yêu thương. Nổi bật trong bài thơ là vẻ đẹp tâm hồn thiết tha nồng hậu và niềm khao khát của người phụ nữ về một tình yêu thủy chung, bất diệt.

Câu 4. Viết đoạn bài văn ngắn trình bày của cảm nhận của bản thân về bài thơ “Sóng”

Đoạn văn mẫu


Nhắc đến những nữ sĩ đa tài của làng văn nghệ Việt không thể không kể tới Xuân Quỳnh. Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ, Xuân Quỳnh luôn có những tác phẩm để đời. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của nhiều người phụ nữ giàu tình cảm yêu thương, hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm, vừa mãnh liệt và đầy khao khát trong tình yêu. Và bài thơ "Sóng" là một ví dụ điển hình. "Sóng" được viết năm 1967 trong chuyến đi thực tế đến Diêm Điền thời kì kháng chiến diễn ra sôi nổi. Lúc này, Xuân Quỳnh đã 25 tuổi, cái tuổi mà con người ta có những suy nghĩ chín chắn về tình yêu. Như một bông hoa đẹp trong tập "hoa dọc chiến hào", "sóng" là tâm trạng của người phụ nữ khi yêu và khát vọng hạnh phúc giữa đời thường. Một trong những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ là âm điệu. Được tạo nên bởi thể thơ năm chữ, bài thơ đã gợi ra hình ảnh nhịp nhàng của sóng biển khi êm dịu khoan thai, khi dồn dập dữ dội. Xuân Quỳnh đã linh hoạt ngắt nhịp, phối âm, thay đổi luật bằng - trắc để khắc họa nhịp sóng. Ngoài ra, sự độc đáo của tác phẩm còn là hình tượng sóng diễn tả lớp sóng biển như hòa nhập với sóng lòng của người phụ nữ. Hình tượng sóng vừa là hình ảnh ẩn dụ - sự hiện thân của cái "tôi" trữ tình vừa là tâm trạng của người con gái khi yêu. Với cảm xúc chủ đạo là tâm trạng của người phụ nữ khi yêu và khát vọng hạnh phúc, tác giả đã mượn hình tượng sóng-em để diễn tả và bộc lộ. Nhà thơ bộc bạch nỗi niềm của mình vừa chân thành, vừa táo bạo, không hề giấu giếm khát vọng tình yêu sôi nổi mãnh liệt trong mình. Trong bài thơ từng cung bậc cảm xúc trong tình yêu đều được Xuân Quỳnh nói rõ. Từ khát khao hạnh phúc đến nhớ nhung lo âu. Mỗi khổ thơ là một cung bậc khác nhau của tình yêu. Khổ một là trạng thái tâm lí đặc biệt của tâm hồn khao khát yêu thương vừa phong phú vừa phức tạp. Qua khổ thơ này cũng thể hiện rõ bản chất người phụ nữ mạnh mẽ, quyết liệt, táo bạo trong con người của Xuân Quỳnh. Đến khổ ba khổ bốn lại là những lo âu, băn khoăn trắc trở về tình yêu. Tình yêu là bí ẩn nhưng Xuân Quỳnh vẫn truy tìm, lí giải, cảm nhận quy luật của tình yêu. Dẫu biết tình yêu là khó hiểu nhưng tác giả vẫn nguyện yêu. Mà đã yêu là phải nhớ. "Nhớ" là quy luật của tình yêu. Nỗi nhớ của người đang yêu được Xuân Quỳnh diễn tả vừa có tầng sâu và bề rộng "con sóng dưới lòng sâu con sóng trên mặt nước". Nỗi nhớ ấy bao trùm cả không gian và thời gian "ngày đêm không ngủ được". Nỗi nhớ ấy cồn cào, da diết chiếm đầy cõi lòng không chỉ trong ý thức mà cả tiềm thức "giấc mơ". Cuối bài thơ, Xuân Quỳnh lại bộc lộ niềm khao khát sống hết mình cho tình yêu. Tóm lại, "Sóng" là tác phẩm tuyệt vời viết về tình yêu, một bài thơ trong sáng, ý nhị mà sâu sắc. Bài thơ như tiếng lòng của nữ sĩ về tình yêu và khao khát yêu thương. Như trong tác phẩm "Tự hát" Xuân Quỳnh từng viết:

"Em trở về đúng nghĩa trái tim em

Là máu thịt đời thường ai chẳng có

Trái tim vẫn ngừng đập khi không còn nữa

Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi".


Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề: TẠI ĐÂY
Thêm
Ôn tập tác phẩm “Sóng” của Xuân Quỳnh mới nhất
509
0
0
PGS. TS Nguyễn Thị Minh Thái từng nhận định rằng: “Với tôi, Xuân Quỳnh là người đàn bà yêu cho đến hết và đến chết”. Bởi lẽ, thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói đầy cảm xúc, có sắc thái rất riêng, đậm chất nữ tính của một tâm hồn phụ nữ rất thông minh, sắc sảo, giàu yêu thương. Một trong những sáng tác thể hiện rõ sắc thái đặc biệt ấy là bài thơ “Sóng”. Đặc biệt, tính hiện đại trong quan niệm về tình yêu của “Sóng” đã thành một điểm xuyến độc đáo về nội dung tạo nên nét đặc sắc riêng cho hồn thơ Xuân Quỳnh.

Xanh dương và Xanh mòng két Màu chuyển tiếp Công nghệ và Chơi trò chơi Dịch vụ Trang web (13).png


Đề: Tính hiện đại trong quan niệm tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh qua bài thơ "Sóng"

DÀN Ý

Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề bằng 1 câu trích dẫn về nhà thơ Xuân Quỳnh:
+ PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái từng nhận định rằng: “Với tôi, Xuân Quỳnh là người đàn bà yêu cho đến hết và đến chết”

- Giới thiệu một vài nét tiêu biểu về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ sóng:

+ Nhà thơ Xuân Quỳnh: tiếng nói tràn đầy cảm xúc, có sắc thái rất riêng, đậm chất nữ tính của một tâm hồn phụ nữ rất thông minh, sắc sảo, giàu giá trị của sự yêu thương.

+ Bài thơ sóng: là bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.

- Xác định vấn đề nghị luận: Tính hiện đại trong quan niệm tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh qua bài thơ "Sóng"

Thân bài:

- Giải thích khái niệm:

+ Tính hiện đại theo quan niệm triết lý là gì?

+ Tính hiện đại trong thơ là gì?

- Phân tích tính hiện đại trong quan niệm tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh qua bài thơ “Sóng”

+ Để có được tình yêu trọn vẹn thì phải có sự chủ động: Khổ thơ tiêu biểu để dẫn chứng

“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”

+ Yêu chân thành là dám dũng cảm bộc lộ nổi lòng của bản thân: Khổ thơ tiêu biểu để dẫn chứng

“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”

+ Yêu là sự hòa nhập để hòa tan thành một thể thống nhất: Khổ thơ tiêu biểu để dẫn chứng

“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”

Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề:
+ Nhờ vào tính hiện đại trong quan niệm tình yêu mà bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh đã chiếm trọn trái tim của độc giả đương thời.


BÀI VĂN MẪU

PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái từng nhận định rằng: “Với tôi, Xuân Quỳnh là người đàn bà yêu cho đến hết và đến chết”. Bởi lẽ, thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói tràn đầy cảm xúc, có sắc thái rất riêng, đậm chất nữ tính của một tâm hồn phụ nữ rất thông minh, sắc sảo, giàu giá trị của sự yêu thương. Một trong những sáng tác thể hiện rõ sắc thái đặc biệt ấy là bài thơ “Sóng”. Đặc biệt, tính hiện đại trong quan niệm về tình yêu của “Sóng” đã thành một điểm xuyến về nội dung độc đáo tạo nên nét đặc sắc riêng cho hồn thơ Xuân Quỳnh.

Trước hết, ta cần tìm hiểu sự khác biệt về định nghĩa của tính hiện đại xét theo quan niệm triết lý và tính hiện đại trong thơ văn. Bởi lẽ, tính hiện đại là sự thay đổi hệ hình tư duy, hệ thống giá trị, sự hình thành một giai đoạn văn hóa mới trong đời sống dân tộc và nhân loại, tùy theo bối cảnh của mỗi nền văn hóa mà tính hiện đại có nội dung khác nhau. Trong khi đó, tính hiện đại của thơ trước hết đó là cách cảm xúc mới của con người Việt Nam hiện đại, nổi bật là xúc cảm của nhà thơ trước cuốc sống hiện tại. Vì vậy, cái nhìn mới mẻ của một nhà thơ với những tư duy riêng biệt tạo nên tính hiện đại phù hợp với thế hệ ngày nay.

Tiếp đến, tính hiện đại trong quan niệm tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh qua bài thơ “Sóng” được thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau. Mỗi góc độ đều cho thấy những điểm nhìn mới mẻ mang tính đặc trưng của quan niệm tình yêu hiện đại, cấp tiến, phù hợp với xã hội đương thời. Đó là sự chủ động trong tình yêu; dám dũng cảm bộc lộ nỗi lòng của bản thân và sự hòa nhập để hòa tan thành một thể thống nhất.

Để có được tình yêu trọn vẹn thì phải có sự chủ động:

“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”.

Với các trạng thái đối lập “dữ dội/dịu êm; ồn ào/lặng lẽ”, nhà thơ như gửi gắm thông điệp về những cung bậc cảm xúc đa dạng trong nội tâm của một người con gái đang yêu, đang nuôi dưỡng tình yêu bé nhỏ của mình. Dù trạng thái có rối rắm như thế nào đi chăng nữa và dù cho “Sông không hiểu nổi mình” thì “Sóng tìm ra tận bể”. Đó là lời tuyên ngôn của một quan niệm tình yêu hiện đại. Nếu quan niệm truyền thống chú trọng vào sự chủ động của người đàn ông thì nay Xuân Quỳnh lại cho ta thấy được cái sự dám liều mình vì tình yêu. Khi người phụ nữ đã trót lỡ trao đi con tim của mình rồi thì họ sẽ sẵn sàng chuyển sang tâm thế chủ động để sẵn sàng nắm lấy tình yêu và hưởng lấy dư vị cho dù là ngọt ngào hay đắng cay mà mối tình đó mang lại. Những sự cho đi của người phụ nữ thường mang tính mãnh liệt, cuộn trào như từng đợt sóng vỗ. Dẫu có khi sóng chỉ gợn nhẹ nhưng biết bao tâm tình là thật, biết bao nỗi nhớ nhung cũng là thật. Vì vậy, họ sẽ chủ động để có được hạnh phúc mà họ xứng đáng được nhận.

Yêu chân thành là dám dũng cảm bộc lộ nỗi lòng của bản thân:

“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”

Cảm xúc thường là điều mà người phụ nữ thường cất giấu cho riêng mình. Thế nhưng, ở một góc nhìn hiện đại, Xuân Quỳnh cho phép những sự nhớ nhung dù ở “dưới lòng sâu” hay “trên mặt nước” thì ngày đêm con sóng vẫn “nhớ bờ”. Thậm chí, “lòng em nhớ đến anh” nhớ đến nỗi mà “cả trong mơ còn thức”. Đó là sự chân thành và chân thật trong việc thể hiện cảm xúc. Chúng ta không thể lừa dối chính bản thân mình khi con tim đã lỡ bồi hồi rung động xuyến xao. Vì vậy, ta chỉ có thể để cho trái tim cồn cào và thốt lên những lời thú nhận dịu ngọt. Dù trong thực tại hay mộng ảo thì khi và chỉ khi ta để cảm xúc được tự do lên tiếng thì khoảnh khắc đó mới thật sự là giây phút ta được sống. Người phụ nữ hiện đại với quan niệm tình yêu hiện đại sẽ luôn cho mình khoảng trời rộng lớn để dệt nên bầu trời cảm xúc chân thật chứ chẳng phải giấu vào một góc tối để rồi gặm nhắm nỗi đau của riêng một mình đơn côi.

Yêu là sự hòa nhập để hòa tan thành một thể thống nhất:

“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”

Sự hòa hợp trong tình yêu luôn là một yếu tố vô cùng gian khó bởi nó được quyết định bởi nhiều yếu tố. Bởi lẽ phải “tan ra” trở thành “trăm con sóng vỗ” mới thỏa sức mà vẫy vùng “giữa biển lớn tình yêu”. Dẫu biết rằng sự hòa hợp phải dựa trên sự thấu hiểu lẫn nhau nhưng bản thân sự thủy chung cùng tình yêu cháy bỏng vẫn sẽ là nguồn động lực để xóa bỏ những lằn ranh tâm lý giữa hai cá thể đang tồn tại và phát triển trong một mối quan hệ yêu đương. Tâm hồn người phụ nữ sẽ ngày càng rộng mở và đồng điệu với những tâm tư tình cảm của người mà mình yêu thương. Biển lớn tình yêu chính là sự dung hòa giữa tính cách và đời sống nội tâm của cả hai thực thể, để cả anh và em đều sống trong một mối tình yên vui, hạnh phúc.

Tóm lại, “Sóng” là bài thơ rất hay về tình yêu của Xuân Quỳnh, thể hiện rõ vẻ đẹp tâm hồn cũng như vẻ đẹp tâm hồn một người phụ nữ trong tình yêu. Đồng thời, bài thơ cũng rất gần gũi với tình yêu giới trẻ hiện nay, thật xinh đẹp và vô cùng tinh khiết. Nhờ vào tính hiện đại trong quan niệm tình yêu mà bài thơ “Sóng” đã chiếm trọn trái tim của độc giả đương thời.

Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
TẠI ĐÂY
Thêm
Tính hiện đại trong quan niệm tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh qua bài thơ "Sóng"
  • Like
Reactions: Vanhoctre
674
1
0
Trong số các nhà thơ thuộc "thế hệ chống Mĩ", Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ viết nhiều và rất hay về tình yêu. Thơ tình của chị đậm nét tự truyện. Vẫn là những chuyện muôn thưở của tình yêu nhưng bao giờ chúng cũng có vẻ như là chuyện riêng của Xuân Quỳnh, không quá thật thà nhưng xa lạ với những xốn xang, những sự "réo rắt" quá độ. Sóng là một bài thơ hay của chị, in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968). Cùng phân tích bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh để hiểu nội dung chính của tác phẩm nhé!

6644


Phân tích bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh (dưới góc độ thi pháp)

Sóng nước vốn là một hình tượng của tự nhiên và đi vào thơ cổ – kim – đông – tây như một lẽ hiển nhiên, vì thiên nhiên – trong đó có sóng nước – luôn là một phương diện thuộc đối tượng thẩm mỹ của thơ. Và tương ứng với sóng nước, từ sóng nước, có sóng lòng, sóng tình, sóng mắt…, trong cách biểu đạt ẩn dụ của con người. Chẳng hạn, Henrích Hainơ kết hợp sóng nước mặt hồ và sóng tình của con tim qua điểm nhìn về sự tương ứng của hiện tượng trong thi phẩm Hôn:

"Thơ ngây em hỏi anh
Sao mặt hồ có sóng?
Anh mỉm cười, lấp lửng…
Vì gió núi hôn bờ
(…)
Anh vuốt nhẹ mái đầu
Hôn môi em nồng cháy
Em ơi ! Em có thấy
Sóng đang cuộn trong tim?"


Nguyễn Du biểu đạt trạng thái yêu khi con người say đắm bằng sóng tì

Sóng tình dường đã xiêu xiêu
Xem trong âu yếm có chiều lả lơi.


Với Xuân Quỳnh, thi phẩm Sóng thể hiện cái nhìn mới lạ và những giá trị tư tưởng, tình cảm và thẩm mỹ vượt ra ngoài bản thể của sóng nước, sóng tình. Cái nhìn đó được biểu đạt trong kết cấu thẩm mỹ hàm chứa quan niệm nghệ thuật độc đáo của nhà thơ với một giọng điệu mang dấu ấn phong cách rất riêng của Xuân Quỳnh.

Về mặt kết cấu thẩm mỹ, hình tượng Sóng có sự đan cài giữa sóng nước và sóng tình với những điểm tương đồng, song trùng và những điểm khác biệt.

Về mặt tương đồng, cả sóng nước và sóng tình đều thể hiện những cung bậc và sắc thái trái ngược trong một thể thống nhất: dữ dội – dịu êm; ồn ào – lặng lẽ. Và sóng nước luôn theo sông về biển lớn, còn sóng tình, cũng luôn tìm đến một nửa kia của trái tim, một nơi tri âm…, nên một khi Sông không hiểu nổi mình, thì buộc lòng Sóng tìm ra tận bể.

Về mặt dị biệt, trong thực tế, sóng nước luôn vĩnh hằng: Trăm ngàn con sóng luôn tới bờ dù muôn vời cách trở, và ngàn năm còn vỗ. Còn sóng tình của lứa đôi, của lòng em dành cho anh, dù luôn thủy chung, tha thiết Ngày đêm không ngủ được, nhưng lại nằm trong cái hữu hạn của đời người. Do vậy luôn khắc khoải và thảng thốt âu lo:

"Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ."


Tuy nhiên, thi nhân không nhằm tìm kiếm và diễn giải về những điểm tương đồng hay dị biệt đó, mà từ các điểm nhìn về sóng nước và sóng tình trong những hình ảnh có tính chất nhị trị bao hàm nhau hay những nét khác biệt, hướng người đọc đến những vẻ đẹp của tình yêu lứa đôi qua sự bộc bạch và diễn trình chân thành, tha thiết của chính chủ thể trữ tình. Đồng thời, mở ra những suy tư không giới hạn về những phương diện liên quan đến tình yêu của con người trong cái vô thường, hữu hạn của kiếp người – những vấn đề lớn mà nhân loại muôn đời luôn
quan tâm, suy tư, trăn trở.

Giọng điệu bài thơ chân thành, thiết tha, nồng cháy nhưng cũng đầy suy tư, trăn trở và khắc khoải. Tính chất giọng điệu của bài thơ là hệ quả của sự phối kết giữa hai phương diện chính. Một là trường từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm, biểu đạt tốt trạng thái xúc cảm của tình yêu thiết tha, chân thành; hai là hệ thống từ ngữ có khả năng biểu đạt cảm xúc cao, bao gồm các thán từ, các hư từ làm tiếng đệm.

Ở phương diện thứ nhất, hệ thống trường từ ngữ có sắc thái biểu cảm cao, bao gồm: dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ, không hiểu nổi, tìm, khát vọng, bồi hồi, nhớ, không ngủ được, hướng về, tan ra, còn vỗ. Các từ ngữ này xuất hiện đều ở tất cả các khổ thơ, làm cho giọng điệu thơ về cơ bản không thay đổi, biểu thị hơi thở hồi hộp trong nhịp điệu nhanh của xúc cảm tình yêu lứa đôi.

Ở phương diện thứ hai, các thán từ, hư từ được dùng đúng lúc, đúng chỗ đã có hiệu ứng đẩy cao xúc cảm của nhân vật trữ tình:

– Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế.

– Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được.


Đi liền với điều đó là tính chất khẳng định trong giọng điệu được thể hiện bằng các kiểu câu ghép nối liền các dòng thơ với nhau. Nhìn chung, ngoại trừ khổ thơ cuối cùng, còn các khổ thơ khác đều có kiểu kết cấu liên kết giữa các dòng thơ tạo thành một câu ghép có tính khẳng định, chẳng hạn như:

"Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương."


Trong bài thơ, có hai lần câu hỏi tu từ được nêu lên vừa có ý nghĩa như là những trăn trở, suy tư trong tình yêu, cũng vừa là những tiền đề để từ đó, giọng thơ khẳng định mạnh mẽ hơn. Mạch của giọng điệu liên hoàn, sôi nổi, dồn dập, mạnh mẽ, thiết tha và cũng đầy suy tư. Đến hai khổ thơ cuối thì hơi thơ chùng lại, dù kiểu kết cấu khổ
thơ nhờ liên kết giữa các dòng thơ theo kiểu một câu ghép không thay đổi:

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ


Chính sự thay đổi giọng và hơi thơ ở hai khổ thơ cuối này đã tạo nên điểm nhấn trong chiều sâu tư tưởng của bài thơ, làm nên một nét đẹp nhân văn mới trong cách nhìn và quan niệm của Xuân Quỳnh về tình yêu.

Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/song-xuan-quynh.322/
Thêm
Phân tích bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh dưới góc độ thi pháp
  • Like
Reactions: Vi Na
620
1
0
Ai đó đã nói rằng: “Một bài thơ hay như một con ốc nhỏ bé mà khi ta áp tai vào đó ta nghe được tiếng sóng dập dờn của cuộc đời, tiếng sóng của tình yêu con người và cả những chiêm nghiệm thâm trầm, sâu xa”. Qua “Sóng” của Xuân Quỳnh ta đã được khám phá những cung bậc cảm xúc và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu. Đó là thứ tình cảm vừa chân thành, vừa hồn hậu, vừa ước muốn hóa thân mãnh liệt với thời gian, không gian cống hiến tận cùng cho tình yêu. Để rồi từ bao giờ đến bây giờ “Sóng” vẫn mang “sức mạnh mãnh liệt quảng đại nó ra đời trước những buồn vui của loài người, nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế.”

Chúng ta cùng nhau cảm nhận về bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh và đưa ra bình luận về ý kiến “Bài thơ thể hiện quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu” hay “Bài thơ thể hiện quan niệm về tình yêu mang tính truyền thống"

5530

Cảm nhận bài thơ 'Sóng" của Xuân Quỳnh​



Đề bài: Nhận xét về bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ thể hiện quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu”. Ý kiến khác lại cho rằng “Bài thơ thể hiện quan niệm về tình yêu mang tính truyền thống”. Từ cảm nhận về bài thơ “Sóng”, anh chị hãy bình luận về ý kiến trên.



BÀI VIẾT

Có ai yêu một loài hoa không hương, không sắc; Có ai yêu cánh chim bay không gửi lại cuộc đời tiếng hót ngọt ngào, đắm say; Có ai yêu những áng văn chương nghệ thuật ép khô vào trong xác chữ vô cả. Bởi tư tưởng, tình cảm chính là linh hồn của văn chương hay hương sắc, tiếng ca là linh hồn của một đời hoa, đời chim vậy. Đến với trang thơ của Xuân Quỳnh ta nghe được điệu tình đang ngân vang trong những lời thơ mà ở đó chất chứa cả những nhịp đập của 1 trái tim thi sĩ. Một trái tim giàu lòng trắc ẩn, nồng nàn khao khát và luôn thành thực với tình yêu. Tình yêu ấy được Xuân Quỳnh gửi gắm qua “Sóng” - thi phẩm đã tạo nên sức đồng cảm mãnh liệt khi đã thể hiện cùng kiệt nỗi yêu thương và khát vọng về một tình yêu cao cả, bất diệt của nhân vật trữ tình. Nói về quan niệm tình yêu trong “Sóng”, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ thể hiện quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu”. Ý kiến khác lại khẳng định: “Bài thơ thể hiện quan niệm về tình yêu mang tính truyền thống”.

Hoàng Minh Châu từng khẳng định: “Thơ khởi sự từ tâm hồn, vươn lên bằng tầm nhìn và đọng lại bằng tấm lòng người viết”. Ở thi sĩ Xuân Quỳnh ta bắt gặp tiếng thơ chân thành, mãnh liệt với những khao khát hạnh phúc đời thường. Thơ Xuân Quỳnh thể hiện tiếng lòng của một người phụ nữ vừa hồn nhiên, yêu đời, vừa tươi tắn, chân thành, đằm thắm luôn da diết khát vọng tình yêu bình dị sâu sắc. Chu Văn Sơn từng nhận xét về thơ Xuân Quỳnh: “Thơ Xuân Quỳnh là cánh chuồn chuồn bay đi tìm chốn nương thân trong nắng nôi và giông bão cuộc đời”. Chị là người phụ nữ có tâm hồn nhạy cảm, có sức mạnh phi thường như “cây xương rồng kiên cường và kì diệu trên sa mạc vắt kiệt mình để nở những chùm hoa tuyệt quý cho đời” ( Nguyễn Thị Minh Khai). “Sóng” là bông “Hoa dọc chiến hào” xinh xắn, đáng yêu bậc nhất mà Xuân Quỳnh hái được nhân chuyến đi tới vùng biển Diêm Điền Thái Bình năm 1967, năm 1968 bài thơ được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Thông qua hình tượng sóng và em thi sĩ đã giãi bày những cung bậc cảm xúc và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu. Thi nhân đã huy động tất cả các giác quan, thu thập cảm giác mới bắt trọn làn sóng tín hiệu chuyện giao trong tâm hồn mình rồi hòa điệu chúng thành những vần thơ có khả năng “Thiêu cháy cả rừng cây, khô cạn dòng suối, làm nhũn đi từng ý nghĩ và mê hoặc cả gỗ đá vô tri” (Tạ Ty).

Trần Đình Sử cho rằng: “Văn học dùng hình tượng để phản ánh cuộc sống và tâm hồn con người”. Sắc điệu trữ tình của “Sóng” được dệt nên từ hình tượng sóng và em. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình xôn xao trong lòng người con gái đang yêu trước biển cả ngắm nhìn những con sóng bất tận, vô hồi. Sóng là hình ảnh ẩn dụ, là sự hóa thân của cái tôi trữ tình của nữ sĩ lúc thì hòa nhập, lúc lại phân thân của cái tôi “em”. Sóng đã khơi gợi một hồn thơ hồn nhiên, tươi mới, sôi nổi khát vọng tình yêu. Với hình tượng sóng Xuân Quỳnh đã có một cách nói rất hay, rất mới về tâm trạng tình yêu nồng nhiệt của người con gái đánh thức bao ấn tượng vốn đã ngủ quên trong lòng người đọc.

Tình yêu đã trở thành một sợi dây kí thác những dòng tâm tình cảm của biết bao nhiêu trái tim thi sĩ. Nhưng không vì thế mà nó lại trở nên đơn điệu và nhàm chán bởi với mỗi nhà thơ tình yêu lại được biểu hiện dưới những góc nhìn khác nhau. Đến với tiếng thơ của Xuân Quỳnh ta không chỉ bắt gặp ở đó một tình yêu giản dị đời thường mà còn chất chứa cả những quan niệm thẩm mỹ mới lạ, độc của nhà thơ về tình yêu. Vì vậy, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ thể hiện quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu”. Sự mới mẻ ấy trước hết đến từ sự thể hiện và chủ động bày tỏ nhưng cảm xúc của tình yêu của người con gái:

“Dữ dội và dịu êm
Ồ ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nỗi mình
Sóng tìm ra tận bể”

Nhà thơ đã mượn hình tượng sóng để diễn tả những cung bậc tình cản trong tâm hồn mình. Cắt nghĩ “bản thể sóng” hay chính là cắt nghĩa ‘bản thể tình yêu” để người đọc thấy được dòng nội tâm đầy xáo trộn của một kẻ đang yêu. Nhà thơ đã để cái cảm xúc của mình trở thành dòng trạng thái chuyển đổi của những con sóng, tưởng như đối cực nhưng lại thống nhất, luân phiên không ngừng để mãi mãi là mình. Những từ ngữ dữ dội, dịu êm, ồ ào, lặng lẽ đặt ngoài văn cảnh là đối nghĩa nhưng ở đây lại là hai mặt của một thực thể, tạo hình cho con sóng sống động. Đó là con sóng vô cùng nữ tính, nó không mang theo sự hủy diệt, đe dọa, càng không phải con sóng thần mà là con sóng thơ, sóng yêu cho nên nó đổ về trái tim của người phụ nữ đọc lại cuối cùng nơi đáy tâm hồn vẫn là sự dịu êm, lặng lẽ. Hình tượng sóng quả thật mới lạ nó không chỉ lôi cuốn người đọc vào trong từ nhịp vỗ mà còn tạo nên những con sóng cứ dào dạt, cuồn cuộn xoáy lên trong lòng người. Sự thể hiện và bộc rộ cảm xúc chân thực, tinh tế về tình yêu ấy có lẽ chỉ có trong những tứ thơ hiện đại. Trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du khi miêu tả tấm lòng của Kiều đối với Kim Trọng còn e lệ trước những câu thơ “Tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Thì với Xuân Quỳnh nhà thơ đã đi theo tiếng gọi của tình yêu mà thao thức mà chủ động tìm tới “tận bể” để mong thõa mãn khao khát của chính mình.

Hình trình của sóng từ sông ra biển như hành trình của một tình yêu phá bỏ những giới hạn tù túng chật hẹp, phá bỏ cái song sắt của ngục tù để chạm tới thế giới của tâm hồn rộng mở với khát vọng vươn đến cái vô biên, tuyệt đích. Đây là một quan niệm tình yêu hết sức mới mẻ, tiến bộ của người phụ nữ thời đại. Đặt trong quan niệm ngày xưa: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” mới thấy hết cái mới mẻ trong quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh. Người phụ nữ chủ động tìm đến tình yêu để được sống với chính mình.

Dù vậy với tuổi trẻ, băn khoăn sâu thẳm nhất, dữ dội nhất về bản thể chẳng thể nào nằm ngoài khao khát tình yêu, thứ tình cảm kì lạ khiến bất cứ ai cũng muốn tan ra muốn hòa nhập:

“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”

Xuân Quỳnh đã miêu tả nhưng con sóng trong một dòng chảy thời gian bất tận. Sóng trường tồn vĩnh hằng cùng với khát vọng tình yêu của loài người đã có từ xa xưa và còn mãi đồng hành cùng nhân loại. Ta giật mình nhớ đến bước chân “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” của Thúy Kiều sang nhà Kim Trọng.Tình yêu và khát vọng luôn là ước mơ của bao người. Thử nghĩ xem sẽ như thế nào nếu thế giới này không có tình yêu lứa đôi? Tôi tin cuộc sống sẽ chẳng còn gì ý nghĩa không còn gì để tuổi trẻ phải bồi hồi, điên đảo khi:

"Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ"

Sóng khát khao có bờ như em khát khao có anh, sóng vượt qua mọi trở ngại để tới bờ như em bước qua mọi khó khăn để cập bến hạnh phúc. Tình yêu ấy xao động tới đâu, khát khao cháy bỏng đến nhường nào mà có thể cho em có niềm tin lớn lao đến thế!

“Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng vỗ
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn trùng cách trở”

Sóng xa vời cách trở vẫn tìm tới bờ cũng như em tìm tới cội nguồn yêu thương:

“Yêu nhau mất núi cũng trèo
Mất sông cũng lội, mấy đèo cũng qua”

Bắt đầu từ một quy luật tự nhiên bất hủ những con sóng chẳng bao giờ thôi vỗ vào bờ cũng như tình yêu của em chẳng bao giờ vơi cạn. Tác phẩm được viết ra khi nhà thơ đã trải qua những cay đắng của tình yêu, nếm trải những đau khổ mà vẫn có một niềm tin trọn vẹn về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi đáng để chúng ta trân trọng. Để rồi trong bài thơ “Thơ tình cuối mùa thu” chị cũng từng viết:

“Thời gian như là gió
Mùa đi theo tháng năm
Tuổi theo mua đi mãi
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại”

Đối với người đọc hôm nay, tứ thơ của Xuân Quỳnh vẫn xốn xang, vẫn làm chúng ta dao động. Bởi Xuân Quỳnh đã đi trước thời đại yêu một cách nồng nhiệt, cuồng si, chủ động thôi là chưa đủ, ở đó khao khát được yêu, chiếm trọn tình yêu cho riêng mình đã tạo nên những tứ thơ mới mẻ, hiện đại. Vậy là trái tim đã tìm đến trái tim , điệu hồn đã tìm được những hồn đồng điệu để rồi rung ngân những cung bậc của tình yêu.

Vũ Cao từng nhận xét về “Sóng”: Xuân Quỳnh viết bài thơ này “bợm” thậ”. Có lẽ cái bợm ấy biểu hiện trong cá tính và cách thể hiện tình cảm của nhà thơ như lấn át như bao trùm như muốn ôm trọn tất cả. Song trong cái hiện đại ấy Xuân Quỳnh – một tâm hồn đầy nữ tính, vẫn giữ cho mình những nét truyền thống của tình yêu-nỗi nhớ. Nhà thơ hiểu rằng nỗi nhớ chính là biểu hiện sâu sắc nhất của tình yêu:

“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”

Cả đoạn thơ dường như phủ lên là nỗi nhớ cồn cào, da diết, tiềm thức lẫn ý thức, cả khi tỉnh lẫn khi mơ, không thể nào yên, không thể nào nguôi, nó cuồn cuộn dạt dào như những con sóng biển triền miên, vô hạn. Phải chăng, những rung cảm mãnh liệt của một trái tim yêu đã buộc lời thơ phải dài thêm ra để diễn tả cái ngút ngàn của nỗi nhớ. Đó là nỗi nhớ “bổi hổi bồi hồi”, như đứng đống lửa như ngồi đống than. Đó là nỗi nhớ thường trực in đậm trong những câu ca dao:

“Đêm nằm lưng chẳng tới giường
Cứ mong trời sáng ra đường gặp anh”
(Ca dao)

Hay

“Nhớ ai ai ngẩn vào ngơ
Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai”

Đến văn học trung đại ta cũng bắt gặp nỗi nhớ ấy, nỗi nhớ của người chinh phụ trong thơ của Đoàn Thị Điểm:

“Trời thăm thẳm ra vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”

Có thể nói, nỗi nhớ như một phương tiện để thể hiện tình yêu. Cũng như sóng là sự sống của biển cả rộng lớn bao la thì nỗi nhớ là sự sống của tình yêu tuyệt đích.

Yêu là nhớ, một nỗi nhớ thường trực cháy bỏng. Nhưng chưa phải là tất cả, tái tim người phụ nữ trong tình yêu còn muốn khẳng định hướng tới những phẩm chất cao đẹp, vững bền của tình yêu truyền thống, đó là sự thủy chung:

“Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu xuôi về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương”

Sự thủy chung ấy dù cho: “Rắn nát mặc dầu” – “Thì em vẫn giữ tấm lòng son” (Hồ Xuân Hương) vẫn một lòng, một dạ nghĩ về anh, yêu anh và chờ anh. Bởi anh chính là bến đỗ tâm hồn, là bến đỗ cho cuộc đời em là nơi mà tình yêu trong em cất cánh. Khoảng cách về thời gian, không gian dẫu có cách xa nhưng không làm vơi bớt đi nỗi nhớ và tình yêu của người phụ nữ. Xuân Quỳnh đã buộc chặt bao sợi nhớ, sợi thương, nghiêng hết tình, dồn hết sức về phương anh. Thế mới biết tình yêu của chị nồng nàn mãnh liệt thế nào. Trước Xuân Quỳnh có lẽ chưa có nhà thơ nào viết về tình yêu bằng những lời tha thiết, nồng nàn cháy bỏng như thế! Để rồi từ những dòng thơ ấy ta cảm nhận được tâm hồn người phụ nữ Việt Nam trong tình yêu táo bạo, mạnh mẽ nhưng vẫn giữ được nét truyền thống sự thủy chung, gắn bó, đáng yêu mang đậm tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam.

Nếu ví nội dung của một tác phẩm như một cánh diều, thì nghệ thuật chính là phương tiện cứu cánh cho cánh diều ấy bay cao, bay xa. Sự thành công của “Sóng” không chỉ đến từ sự mới mẻ, hiện đại nhưng cũng đầy những giá trị truyền thống mà còn ở việc nhà văn xây dựng hình tượng mới mẻ- sóng. Sóng không chỉ là hình tượng trung tâm, mà còn là linh hồn mà Xuân Quỳnh kí thác tâm hồn mình, kí thác phần người vào chữ. Đó là những con sóng lòng người thi sĩ đang bùng cháy đang khát khao chạm tới vẻ đẹp, tình yêu tuyệt đích. Bên cạnh đó, nhà thơ còn vận dụng triệt để các thủ phát gợi hình, gợi tả ẩn dụ, nhân hóa, đối lập để sóng biển hòa nhập với sóng lòng, những con sóng như những sinh thể sống động, mới lạ và đầy hấp dẫn.

Có thể nói hay ý kiến nhận xét về “Sóng”- một “quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu” và “Sóng” là “Bài thơ thể hiện quan niệm về tình yêu mang tính truyền thống” là rất xác đáng. Hai ý kiến, hai góc nhìn mới mẻ tưởng chừng như đối lập nhau nhưng lại mang đến sự cảm nhận riêng về Sóng. Hai ý kiến bổ sung cho nhau, không chỉ đánh giá, tô đậm giá trị của sóng mà còn định hướng cho người đọc khi tiếp cận tác phẩm. Đọc “Sóng” để thấy vẻ đẹp hiện đại mới mẻ sau cái vẻ đẹp truyền thống, tuy mới lạ nhưng không làm mất đi giá trị vẹn nguyên của nó.
Thêm
Cảm nhận về bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh
1K
0
1

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
Cảm nhận bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh: Sóng không chỉ là hình tượng trung tâm, mà còn là linh hồn mà Xuân Quỳnh kí thác tâm hồn mình, kí thác phần người vào chữ. Đó là những con sóng lòng người...
 
Trong ngôn ngữ học và phê bình văn học, tính nữ thường được dùng để khu biệt với nam tính. Hầu hết những người phụ nữ dù có mạnh mẽ đến đâu cũng mang trong mình ít nhiều chất nữ tính. Trong văn học, các nhà văn nữ khi sáng tác, một cách tự nhiên, cũng để cho yếu tố nữ tính ùa vào tác phẩm của mình, làm nên bản sắc riêng cho thơ văn nữ giới. Điều này có thể biểu hiện đậm nhạt khác nhau đối với từng trường hợp cụ thể. Trong số các nhà thơ nữ thời kì chống Mỹ, Xuân Quỳnh luôn được xem là nhà thơ mà tính nữ trở thành một đặc trưng nổi bật trong phong cách, làm nên một “tâm hồn thơ rất đàn bà” (Đoàn Thị Đặng Hương). Tính nữ của thơ Xuân Quỳnh thể hiện cụ thể và sống động qua một số phương diện cơ bản sau:

Trước hết, có thể thấy, thơ Xuân Quỳnh không viết về những điều to tát, lớn lao, mà thường chú ý đến những gì nhỏ bé và bình dị nhất của đời sống. Khi cùng khai thác một đề tài với nhà văn nam bao giờ chị cũng có cách cảm nhận và thể hiện theo một chiều hướng khác. Chất nữ tính của Xuân Quỳnh ẩn giấu trong mỗi bài thơ, thấm nhuần trong tư tưởng, tình cảm, hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu. Tính nữ trong thơ Xuân Quỳnh biểu hiện ở những tình cảm thiết tha dành cho chồng, cho con, cho cuộc đời. Có khi nó lại biểu hiện ở sự nhạy cảm, tinh tế rất đặc trưng của người nữ. Có khi nó lại là sự sôi nổi, sau đó lại là trạng thái phấp phỏng, lo âu, bất an trong tình yêu của một trái tim phụ nữ đa sầu đa cảm… Vấn đề đặt ra là, tại sao trong thơ Xuân Quỳnh, tính nữ lại được khắc họa, biểu hiện sâu đậm như vậy?

Theo chúng tôi, một trong những nguyên nhân là sự tự ý thức về giới hay “ý thức phái tính” của Xuân Quỳnh rất rõ nét. Phái tính là do giới tính và ý thức về giới tính quy định. Phái tính vì thế tồn tại vừa kín đáo vừa rõ nét, vừa vô hình vừa hữu hình, vừa bắt buộc vừa tự nhiên trong mỗi con người. Một nhà văn khi sinh ra và lớn lên, do ảnh hưởng của thiết chế giáo dục và xã hội hiện hành, đã tự hình thành cho mình ý thức về phái tính. Vì vậy, khi sáng tác, phái tính vô hình trung đã ngấm vào tư tưởng và chi phối ngòi bút của nhà văn. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy ở các cây bút nữ, trong đó Xuân Quỳnh không phải là một ngoại lệ.

Một nguyên nhân khác, có thể nói đến ở đây đó là ý thức nữ quyền của Xuân Quỳnh. Chị là một người phụ nữ vừa dịu dàng nhưng lại vừa mạnh mẽ, luôn khát khao khẳng định mình, khẳng định vị thế của mình, của giới mình. Và chị cũng phô diễn cả điều đó vào trong thơ, hoặc, nó tự đi vào thơ chị một cách tự nhiên. Trong tương quan diễn ngôn quyền lực giữa nam tính và nữ tính, nam tính thường chiếm vị trí chủ đạo, áp chế, là đại diện cho nữ tính và bao giờ nam tính cũng chiếm vị trí trên cao, trụ cột, tiếng thơ văn cũng phải là tiếng thơ văn của nam giới. Viết thơ, Xuân Quỳnh không chỉ nói lên tiếng nói của mình mà tiếng thơ đầy thiên tính nữ của chị còn như chống lại mọi hình thức áp chế của nam giới, cố gắng xác định một thứ mĩ học riêng của nữ giới, từ đó, thiết lập nên những điển phạm riêng, và cuối cùng, xây dựng những tiêu chí riêng trong việc cảm thụ và đánh giá các hiện tượng văn học. Xuân Quỳnh không phủ nhận vai trò to lớn của những người đàn ông, họ “vĩ đại”, “nghĩ ra tàu ngầm, tên lửa, máy bay”, “thăm dò những hành tinh mới lạ”, “chinh phục đại dương”, “đi tới tương lai”… Ấy thế nhưng, tất cả những con người vĩ đại ấy, hay nói cách khác là những phát minh vĩ đại ấy của nhân loại sẽ không có nếu như không có người đàn bà:

Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng
Là bác học… hay là ai đi nữa
Vẫn là con của một người phụ nữ
Một người đàn bà bình thường không ai biết tuổi biết tên.


Hay đơn giản hơn :

Nhưng nếu sáng nay em chẳng đong được gạo
Chắc chắn buổi chiều anh chẳng có cơm ăn.

(Thơ vui về phái yếu)

Thơ Xuân Quỳnh biểu hiện một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm đầy nữ tính. Có lúc yêu mãnh liệt nồng nàn, nhưng không tránh khỏi yếu đuối chơi vơi; có lúc tự tin kiêu hãnh, nhưng không phải không có lúc lo sợ; có lúc bình tĩnh sáng suốt nhưng đôi khi lại rơi vào mê đắm điên cuồng; có lúc hạnh phúc tột cùng nhưng lại có lúc xót xa cay đắng… Điều này đã được tri thức hệ thống trị định nghĩa, lí giải là đặc trưng của phái nữ. Phái nữ rất nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn và dễ xúc động, cảm thông. Họ dễ xúc động trước những sự việc dù vô cùng bình thường, nhỏ nhặt. Theo các nhà giải phẫu, nữ giới thường tư duy thiên về bán cầu não phải - bộ phận nặng về tình cảm và tưởng tượng, có khả năng phối hợp cảm xúc, ghi nhận hình ảnh và thưởng thức âm nhạc. Tưởng tượng là thế mạnh của phái nữ và cũng là tố chất cần thiết trong việc sáng tác văn chương. Không chỉ mạnh về tưởng tượng, phái nữ còn có khả năng quan sát tương đối tốt. Tuy diện quan sát không rộng như phái nam nhưng người nữ thường quan sát sâu và tỉ mỉ hơn, chú ý kĩ những khía cạnh tưởng như rất nhỏ nhặt, tầm thường - những điều mà phái nam thường bỏ qua. Bên cạnh đó, các nhà tâm lý học còn cho rằng, phụ nữ có khả năng đồng cảm và có đời sống cảm xúc phong phú hơn nam giới.

Xuân Quỳnh được thừa hưởng tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, giàu lòng trắc ẩn… từ người cha là ông giáo tài năng, từ người mẹ nhân hậu; từ làng quê Hà Đông thơ mộng thuở ấu thơ với những triền đê đầy vải lụa, ngập tràn tiếng hát của những người quay tơ. Âm hưởng nữ tính còn xuất phát từ những gì mà Xuân Quỳnh đã trải qua trong cuộc sống. Đó là một tuổi thơ mồ côi thiếu tình thương, lớn lên lại vấp ngã trong tình yêu, hôn nhân. Sau này chị đến với Lưu Quang Vũ - người đàn ông kém tuổi mình… Bởi thế, trong các sáng tác của mình, chị nói về tình yêu, tình thương, lúc dạt dào cháy bỏng, lúc lại khắc khoải bất an. Chị lúc nào cũng dự cảm lo âu, kể cả trong lúc hạnh phúc viên mãn nhất. Xuân Quỳnh viết nhiều về tình cảm gia đình, về người mẹ, về chồng, về con. Theo cái nhìn truyền thống, đấy là bản năng tự nhiên của người phụ nữ. Họ sinh ra đã có bản năng của một người vợ, người mẹ. Nhưng trên hết, những vần thơ viết về gia đình của Xuân Quỳnh còn xuất phát từ ẩn ức cá nhân. Tuổi thơ bơ vơ côi cút đã hằn in trong kí ức, trở thành nỗi ám ảnh suốt một đời thơ. Nỗi đau mất mẹ, nỗi cơ cực của tuổi thơ côi cút trở thành một ẩn ức sâu sắc:

Tôi không có một căn phòng
Lang thang suốt những năm ròng tuổi thơ.

(Thơ viết tặng anh)

Hay:

Em đánh chắt chơi chuyền thuở nhỏ
Hái rau dền rau dệu nấu canh
Tập vá may, tết tóc một mình
Rồi úp mặt lên bàn tay khóc mẹ.

(Bàn tay em)

Suốt một đời, Xuân Quỳnh khao khát sự chở che, vỗ về của người mẹ, khao khát và tận hiến trong tình yêu, khao khát một gia đình đầm ấm, trọn vẹn yêu thương.

Tóm lại, có thể nói, thơ Xuân Quỳnh là tiếng thơ của thiên tính nữ. Điều này xuất phát từ ý thức và sự nhạy cảm đặc biệt của nhà thơ về phái tính, về cuộc đời và từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống riêng tư của bản thân. Thơ Xuân Quỳnh, do thế, vừa là sự tiếp nối truyền thống, vừa là sự khởi nguồn của một dòng chảy quan trọng trong bản đồ văn học Việt Nam hiện đại: dòng chảy văn học nữ tính.

ThS. Nguyễn Phương Hà
(Trích sách "Văn học và giới nữ")
Thêm
  • Like
Reactions: Sen Biển
1K
1
1
Nhắc tới nữ nhà thơ lớn của Việt Nam chúng ta không thể không nhớ tới Xuân Quỳnh - một nữ hoàng của thi ca và tình yêu. Bà đã sang tác rất nhiều tác phẩm hay để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Trong đó nổi bật là bài "Sóng" với những ngôn từ mang đạm nét riêng của tác giả.
Cùng www.vanhoctre.com đi phân tích hình tượng sóng trong bài "Sóng" - Xuân Quỳnh

5030

Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ "Sóng" - Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh là một gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ trẻ chống Mỹ. Trong giàn đồng ca của thơ trẻ chống Mỹ, Xuân Quỳnh nổi lên như một tiếng thơ trẻ trung, đầy nữ tính. Cũng bám sát cuộc sống lao động và chiến đấu anh hùng của con ngựời Việt Nam, nhưng Xuân Quỳnh còn thể hiện được cả một khát vọng mãnh liệt về tình yêu. Điểm đặc sắc trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh là: vừa khát khao một tì nh yêu lí tưởng vừa hướng tới một hạnh phúc thiết thực của đời thường. Tất cả những điều ấy được thể hiện trong một tiếng thơ giản dị, tự nhiên và hồn nhiên gần như bản năng vậy. Nhắc đến Xuân Quỳnh người ta thường nhắc đến những bài nổi tiếng: “Thuyền và biển”, “Thơ tình cuối mùa thu”, “Tự hát”... và nhất là “Sóng” – bài này được rút ra từ tập “Hoa dọc chiến hào”. Có thể nói, “Sóng” đã kết tinh được tất cả những gì là sở trường nhất của hồn thơ này.

Hình tượng bao trùm cả bài thơ này không có gì khác hơn là sóng. Sóng vừa được gợi ra trong một âm điệu rất phù hợp, vừa được tái tạo với hàng loạt ý nghĩa phong phú của nó. Một bài thơ chân chính bao giờ cũng tác động vào tâm hồn người đọc trước tiên bằng âm điệu của nó. Người đọc còn chưa kịp hiểu chi tiết hình ảnh thì đã bị cuốn theo âm điệu, nói một cách khác, âm điệu đã xâm chiếm tâm hồn người đọc. Âm điệu của một bài thơ bao giờ cũng là sự hoà điệu nhuần nhuỵ giữa cảm xúc thơ và tiết điệu ngôn ngữ. Vì thế âm điệu chứa đựng tính chất của tình cảm thơ. Ẩn náu trong âm điệu là cái hồn, cái thần của xúc động thơ. Vì những lý do ấy mà đọc thơ điều trước tiên và cũng là khó nhất, ấy là phải cảm nhận và nắm bắt cho được âm điệu của nó.

Đọc bài thơ “Sóng”, chúng ta còn chưa hiểu các ý nghĩa của sóng nhưng ai cũng dễ bị âm điệu cuốn hút. Bởi âm điệu thơ ở đây cũng là âm điệu của sóng biển. Thi sĩ đã khéo đưa nhịp triền miên của sóng vào thơ hay sóng biển đã khuấy động hôn người tạo nên sóng lòng và sóng lòng đã tràn ra câu chữ mà thành sóng thơ? Âm điệu thơ phụ thuộc khá nhiều vào thể loại. Xem ra, thể thơ ngữ ngôn ở đây đã phát huy được sở trường riêng của nó. Khéo khai thác sự biến hoá phong phú về cả vần và nhịp của ngũ ngôn, Xuân Quỳnh đã sử dụng nhuần nhuyễn nhịp thơ để tạo ra nhịp sóng. Nói riêng khổ thơ đầu, hai câu đầu đi nhịp 273: "Dữ dội / và dịu êm - Ồn ào và lặng lẽ" thì hai câu tiếp theo đã chuyển nhịp 3/2 (cấu kỳ hơn là 1/2/2): "Sóng/ không hiểu /nổi mình - Sóng/ tìm ra tận bể" nhịp thơ thay đổi như vậy đã giúp Xuân Quỳnh mô phỏng được nhịp sóng vốn biến đổi rất mau lẹ, biến hoá không ngừng.

Cách tổ chức ngôn từ cũng góp phần tạo ra âm điệu của bài thơ. Thi sĩ đã triệt để tận dụng lối tổ chức theo nguyên tắc tương xứng, hô ứng, trùng điệp. Nhất là việc tạo ra các cặp từ, các vế câu, các cặp câu, thậm chí ngay cả các khổ thơ cũng hình thành những cặp đi liền kề, kế tiếp luân phiên đấp đổi nhau vể bằng trắc nữa. Vế tiếp vế, câu tiếp câu. Ở đây vừa “dữ dội và dịu êm” – “ồn ào và lặng lẽ”, ngay đó đã là: “Ôi con sóng ngày xua – và ngày sau vẫn thế... cứ thế. Cặp này vừa lướt qua, cặp khác đã xuất hiện, tựa như con sóng này vừa lịm xuống, con sóng khác đã trào lên. Nhờ đó âm điệu thơ gợi được hình ảnh những con sóng trên mặt biển, cứ miên man, khi thăng khi giáng, khi bổng khi trầm, vô hồi vô hạn. Ta cứ thấy trong âm điệu nhấp nhô những con sóng nối tiếp nhau, gối đầu lên nhau, xô đuổi nhau bất tận. Vậy là, trước khi sóng hiện hình qua những hình ảnh cụ thể thì chúng ta đã nghe thấy tiếng sóng trong âm hưởng, âm điệu.

Sóng là hình tượng trung tâm của bài thơ. Nhưng cũng cần phải thấy thi phẩm này có một lối cấu trúc hình tượng khá độc đáo. Mỗi bài thơ thường vẽ ra hình tượng tác giả của nó. Hình tượng tác giả trong bài thơ không hề đồng nhất với con người thi sĩ ở ngoài đời. Nhà thơ thường chọn một tư thế một dáng điệu trong thơ để phô diễn tâm tình của mình sao cho phù hợp nhất. Có thể Xuân Quỳnh viết bài thơ này tại nhà của mình. Nhưng hình tượng tác giả trong bài thơ lại là người phụ nữ đang đứng trước biển, đối diện với đại dương, với sóng để suy tư ngẫm nghĩ và khát khao. Mỗi một phát hiện về sóng người phụ nữ ấy lại liên tưởng đến mình và tình yêu. Bởi thế, mỗi một khám phá về sóng cũng là một khám phá về „chính mình. Xuân Quỳnh nhìn thấy mình ở trong sóng và thấy sóng ở trong mình. Vì thế mà sóng là hoá thân, là phân thân của cùng một cái tôi Xuân Quỳnh. Sóng và Em trở thành hai hình tượng xuyên suốt, khi tách rời, khi hoà nhập, chuyển hoá sang nhau, tuy hai mà một, tuy một mà hai. Đến nỗi, ta có thể khẳng định Sóng là cái tôi thứ hai của Xuân Quỳnh,Mỗi một khổ thơ là một khám phá về sóng, mỗi một khổ thơ, sóng lại hiện lên một ý nghĩa khác, Cho nên không thể lược qui riêng vào một ý nghĩa nào, mà phải nắm bất hình tượng sóng với tất cả các ý nghĩa của nó. Và chi cổ thể nói rằng sóng là tâm hồn, là khát vọng, là tình yêu của người phụ nữ mà thôi. Mở đầu bài thơ, sông hiện ra với một ý nghĩa rất đặc biệt: sóng mang nữ tính Nghĩ thật thú vị, nam thi sĩ Xuân Diệu thấy sóng biển là một chàng trai đang ỵêu bờ đắm đuối cuồng nhiệt. Còn nữ si Xuân Quỳnh lại thấy sóng mang trong nó khí chất của người phụ nữ. Có phải nhà thơ trữ tính thường có thiên hướng áp đặt cái tôi của mình vào đối tượng chăng? Phải nói rằng đây là một tiếng nói đầy kiêu hãnh về giới mình.

Trong khi chất của sóng , thấy có sự hài hoà của các đối cực Vừa dữ dội nhất vừa dịu êm nhất, vừa ồn ào nhất vừa lặng lẽ nhất . Và mỗi con sóng nhỏ lại mang trong mình một khát vọng lớn Và đó la khát vọng về sự lớn lao. Vì mang khát vọng lớn mà sóng trở nên quyết liệt, Vâng, nếu một khi xảy ra chuyện sóng không hiểu nổi mình thì dứt khoát “Sóng tìm ra tận bể”. Sóng sẽ từ bỏ sư chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến sự lớn lao, bao dung, khoáng đạt.

Đứng trước biến, con người ta dễ có cảm giác rằng: nghìn năm trước khi chưa có mình biến vẫn thế này, nghìn năm sau khi mình đã tan biến khỏi mặt đất rồi, biến vẫn thế kia, Vẫn những con sóng từ ngoài xa mải miết chạy vào bờ, tan mình trên bờ bãi. Biển vẫn xôn xao, cồn cào, xáo động thế! Biển là hình ảnh của sự bất diệt. Đối diện với sự bất diệt có thực của biển người ta liên tưởng đến sự bất diệt khác: sự bất diệt của khát vọng! Chừng nào còn tuổi trẻ, chừng ấy khát vọng tỉnh vẽti vấn bồi hồi vỗ sóng trong lồng ngực họ:
"Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ."​
Đến khổ thơ thứ bà, sống lại hiện lên với một ý nghĩa khác: Nguồn gốc của sóng cũng là nguồn gốc bí ẩn của tình yêu! Đứng trước biển, người phụ nữ ấy muốn cắt nghĩa vẽ nguồn gốc của sóng. Những nỗ lực ấy trở nên bất lực. Nguồn gốc của sóng cũng huyền bí như nguồn gốc của tình yêu:
"Sóng bắt đầu từ gió
Gió bất dầu từ dâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
“Khi nào ta yêu nhau?”​
câu hỏi ấy dường như làm băn khoăn mọi đôi lứa. Và không ai trả lời được tới cùng? Càng yêu nhau say đắm bao nhiêu người ta càng thấy rằng tình duyên của mình là không thể giải thích được. Người ta thường thiêng ỉiêng hoá tình yêu. Nó là sự gặp gỡ trong kiếp này, nhưng biết đâu lại là sự hò hẹn từ kiếp trước. Người ta chỉ muốn tin thế! Và phải tin thế tình yêu của con người mới trở nên linh thiêng! Rồi cứ thế, sóng là nỗi nhớ của tình yêu: “Con sóng dưới lòng sâu – Con sóng trên mặt nước – ôi con sóng nhớ bờ – Ngày đêm không ngủ được – Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức”. Là lòng thuỷ chung: “Dẫu xuôi về phương Bắc – Dẫu ngược về phương Nam – Nơi nào em cũng nghĩ – hướng về anh một phương”. Là hành trình đến với hạnh phúc của những lứa đôi: “Ở ngoài kia đại dương – Trăm nghìn con sóng đó – Con nào chẳng tới bờ – Dù muôn vàn cách trở”. Là sự không cùng của khát vọng: ” Cuộc đời tuy dài thế – năm tháng vẫn đi qua – Như biển kia dẫu rộng – Mây vẫn bay về xã”... Cứ thế, lời thơ triền miên cùng với sóng. Để đến cuối cùng, nó hiện ra trong khao khát mãnh liệt nhất và cũng là khao khát vô biên tuyệt đích nhất: khao khát bất tử. Điều này là một lôgic hiển nhiên. Đứng trước biển, người ta đối diện với sự vô cùng vô tận của không gian, cũng là đối diện với sự vô thuỷ vô chung của thời gian và nhỡn tiền là sự vồ hạn vô hồi của biển cả. Người ta khó tránh khỏi cảm giác rợn ngợp. Thấy đời người thật là ngắn ngủi, kiếp người thật là nhỏ nhoi phù du, vô nghĩa. Chỉ có biển kia là vẫn thế. Chỉ có biển kia là bất diệt. Thân phận phù du nào cũng muốn hoá vĩnh hằng! Người ta thèm muốn được bất tử. Người phụ nữ này cũng thế. Chị muốn được có mặt mãi trên cõi đời này. Để được sống! Để được yêu! Sống trong tình yêu ấy là hạnh phúc.

Thế là khát khao ấy đã dâng lên mãnh liệt khôn cùng:
" Làm sao dược tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biền lớn rình yêu
Để ngàn năm còn vỗ"​
Bài thơ dẫu đã khép lại, nhưng những con sóng đó vẫn cồn cào trong ngực biển, trong lồng ngực những lứa đôi không bao giờ ngừng nghỉ!
Thêm
Phân tích hình tượng sóng trong bài "Sóng" - Xuân Quỳnh
602
0
3

Trang cá nhân

Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Hiện tại có cuộc thi nào không các bạn
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. hưnga @ hưnga:
    cho em hỏi xu có những tác dụng gì ạ
Top