Newsfeed

forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...
Nhân sinh có câu:

"Cơm người khổ lắm ai ơi
Đâu như cơm mẹ, chỉ ngồi xuống ăn"

Tôi tin rằng, cuộc sống của chúng ta là một điều thú vị, là một con đường quanh co mà nếu không có bản đồ hay kế hoạch nào sẽ mất phương hướng, một tổ hợp ngọt ngào và đau thương, vấp ngã và đứng dậy, từ bỏ và kiên trì. Trong đoạn đường chênh vênh ấy mỗi người sinh ra trên cõi đời này đều mang trong mình những sứ mạng riêng. Và, tôi cũng tin rằng, trên con đường quanh co ấy của tuổi trẻ, ai cũng từng đam mê, ai cũng từng nhiệt huyết nỗ lực đến cùng dẫu biết mình có thể không làm được. Còn điều gì dũng cảm hơn thế? Kẻ dũng cảm chính là kẻ vẫn chiến đấu đến phút cuối cùng dẫu biết rằng mình sẽ thua. Giống như tác giả Mèo Maverick đã viết trong cuốn "Khi tài năng không theo giấc mơ":

"Khi tài năng không theo kịp giấc mơ, bạn sẽ chọn từ bỏ hay kiên trì trau dồi bản thân để đạt được giấc mơ ấy?"

Chúng ta sinh ra cũng giống như những mầm cây vậy. Chúng ta là những mầm cây, đất là vùng an toàn, chúng ta có thể ở mãi trong vùng an toàn và kết thúc tại đấy, trong khi những người khác không ngừng cố gắng vượt qua đau đớn gian truân mới có thể xuyên qua lớp đất dày cứng, và, một khi đã ra khỏi lớp đất bảo vệ nuôi dưỡng ấy, thứ tiếp theo là ánh sáng mặt trời rực rỡ vĩnh hằng, là những gì tốt đẹp nhất của thế giới bên ngoài mà chưa chắc lòng đất đã có được.

Chúng ta.jpg

Nếu có ai hỏi tôi: Nỗ lực là gì? Cố gắng là gì? Tôi sẽ không ngần ngại mà hỏi lại họ rằng: "Nỗ lực là gì nếu như không phải là những lần thức đêm làm kế hoạch? Nỗ lực là gì nếu không là những lần nhận được những lời nói cay đắng, đánh giá lệch lạc của những người khác mà vẫn không đầu hàng, bỏ cuộc? Nỗ lực là gì khi cứ đuổi theo một ngôi sao cao xa, xa tầm với nhưng vẫn không từ bỏ?"

Cậu bé Jiro thuở nhỏ mang trong mình ước mơ chinh phục bầu trời, những giấc mơ về máy bay, máy bay mang những giấc mơ tuyệt đẹp, trong sáng đến cuối chân trời, giấc mơ ấy dẫn lối cho ông đến với việc thiết kế nhưng phi cơ. Vậy mà, "Trăm năm trong cõi người ta/Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau".

Horikoshi Jiro đã đưa những sáng chế của mình đi vào thử nghiệm và kết quả nhận lại: ông thất bại vô số lần trong những thử nghiệm ấy, và những phát minh mà ông ngày đêm nghiên cứu mãi mãi không được đưa vào sản xuất. Sau những lần chứng kiến cảnh máy bay do mình thiết kế đâm thẳng xuống thảo nguyên và không thể vút qua những đám mây khổng lồ trên bầu trời, ông ấy đã nỗ lực đến thế, chiến đấu không ngừng nghỉ đến thế: thất bại, làm lại, tiếp tục. Trong thời kỳ ấy, ở đất nước ấy, có một người hơn cả vạn người, một người đã vượt qua thời không cũ kỹ của nước Nhật, vượt lên những thất bại, đấu tranh, thách thức để rồi chế tạo ra một chiến đấu cơ huyền thoại cho Đế quốc mặt trời mọc - A6M Zero.

Nếu như ngày đó, Horikoshi Jiro từ bỏ ước mơ, buông xuôi, đầu hàng trước số phận, thì nước Nhật đã không có một thời huy hoàng đến thế, hậu thế sẽ không biết đến một người tuyệt vời đến thế, bản thân Jiro cũng sẽ không thể biết ông có thể làm được những điều đẹp đẽ đến thế - những điều đẹp đẽ kết tinh từ giấc mơ thuở ấu thơ và lòng trung thành với Tổ quốc. Chao ôi! Tuổi trẻ ấy, cuộc đời ấy quả thật quá vĩ đại.

Và rồi sau này, khi Gibli Studio lấy cảm hứng về câu chuyện cuộc đời của ông, cho ra đời bộ phim "The Wind Rises", chúng ta càng thêm trân trọng những cống hiến, những nỗ lực và chúng ta cũng khám phá ra rằng: cuộc sống muôn màu màu vẻ, tự cổ chí kim đều phải chiến đấu, chiến đấu với đối thủ, chiến đấu với số phận, chiến đấu với chính mình.

Thật ra, hai chữ "cố gắng" không phải chỉ trong những câu chuyện to tát lớn lao, ngay cả trong cuộc sống hiện nay, thế hệ trẻ chúng ta cũng đã đang và sẽ cố gắng không ngừng để cống hiên nhiệt huyết, đam mê, tạo nên những giá trị cho cộng đồng. Chúng ta sau này, khi đã đạt được mục tiêu ban đầu đề ra, sẽ nhớ đến những tháng ngày đổ mồ hôi, sôi nước mắt, những tháng ngày gian khổ đó, vô tình đã hun đúc rèn luyện con người bản lĩnh hơn, kiên cường hơn.

Thi vào 10 Trung Học Phổ Thông là một cuộc chiến với sức cạnh tranh vô cùng tàn khốc. Chỉ mấy trang giấy, mấy tiếng đồng hồ nhưng lại quyết định cả cuộc đời của một con người. Năm đó, người bạn A của tôi đã nói sẽ không thi vào 10 mà đi học nghề, một người bạn khác nghe xong tức muốn tăng xông, nhưng chỉ nói mấy câu với bạn A. Tôi nhớ đại khái cuộc đối thoại ấy như thế này:

- Bạn thật sự sẽ đi học nghề à?

- Thật chứ sao không

- Đã thử chưa mà biết

- Thật sự, không cần thử cũng biết, ai nhìn vào cũng sẽ thấy tôi không thể thi.

- Bạn là một đứa ngốc. Nhưng không đến mức quá ngốc không biết gì. Nên là, cứ đi thi đi.

- Thi rồi trượt, lúc ấy mới nhục. Học hành vất vả như thế cuối cùng lại không có kết quả gì. Bạn nói xem có đáng không?

- Bạn hỏi tôi có đáng không? Tôi cảm thấy đáng. Suy cho cùng bạn cũng không bỏ cuộc ngay từ đầu, sau này nhìn lại cũng sẽ không hối hận. Đi học nghề không phải xấu, nhưng đó là lựa chọn của người không đủ sức thi vào 10, sức bạn thi được, tại sao không thử một lần, hơn nữa cũng không mất gì.

- Thật là...Tôi nên làm gì đây?

- Cuộc đời của bạn chẳng phải là do bạn quyết định hay sao?

Lời khuyên kiểu cũ, cách nói cũng không mới nhưng sức mạnh của ngôn từ thật rất lớn, có thể giúp thay đỗi góc nhìn của cả vấn đề. Sau này tôi tự hỏi, người đưa ra lời khuyên cho người khác một cách chín chắn như vậy, trong cuộc sống, rốt cuộc đã phải trải qua những thăng trầm nào đây?

Để tạo nên một giá trị, đầu tiên bao giờ cũng là bắt tay làm, sau đó là quá trình cuối cùng mới là kết quả. Tôi tin rằng, trong số ba thứ trên, quá trình luôn là điều tuyệt vời và đẹp đẽ hơn cả. Bạn trồng một cái cây, ngày ngày chăm bón tưới nước để ý cái cây ấy, sau này rèn luyện cho bạn tính kiên trì, bền bỉ. Bạn bắt đầu nuôi thú cưng, ngày ngày đi học đi làm về có nó chào đón, sau này rèn luyện cho bạn tình cảm thương yêu trân trọng những gì bạn có. Bạn kiên trì đọc, viết lách, sau này rèn luyện cho bạn tâm hồn phong phú, tấm lòng bao dung.

Lư Tư Hạo từng viết: "Đứa bé muốn hái sao, cô độc là môn học bắt buộc của chúng, ta không sợ chính mình nỗ lực rồi không ưu tú, ta chỉ sợ người ưu tú hơn ta còn nỗ lực hơn ta". Trong nhận định này, hình ảnh đứa bé hái sao đã phần nào khắc họa con người ta trong những phút giây cố gắng vì đam mê, ước mơ đang sáng lấp lánh kia, và khi đó, con người lại phải đối mặt với cô đơn, đó là cái giá phải trả: mất đi một vài người bạn, mất đi một vài thứ quan trọng...

Và, vế sau của nhận định: người ưu tú hơn ta còn nỗ lực hơn ta - kiên trì trau dồi bản thân trong lĩnh vực của mình, làm việc với quyết tâm cao độ như thế, hy sinh, đánh đổi mất mát khôn cùng đến khi nhân lại kết quả nhận ra mình vẫn chưa phải người giỏi nhất, đó mới là điều đáng sợ, bởi vì, khi đó có người vì điều đó mà ngày càng vươn lên, kiên trì gọt giũa bản thân,tiếp tục không ngừng cố gắng, lại cũng có người không còn động lực nhiệt huyết ban đầu, từ bỏ giấc mơ - đầu nguồn cho mọi dòng thác bản lĩnh và ý chí. Vì vậy, nếu như chưa ưu tú bằng người khác ta lại càng phải hy sinh, buông bỏ, chấp nhận, cố gắng, chỉ sợ chưa cố gắng mà đã nản lòng, chưa tiến lên đã muốn ngã xuống, làm nền cho người khác tỏa sáng. Họ giỏi hơn ta mà họ còn cố gắng không ngừng, ta lấy cớ gì mà đình trệ, lười biếng?

Nhưng câu hỏi đặt ra là: "Liệu trên đời này, chỉ cần cố gắng là có được mọi thứ mình muốn"?

Đó là một câu hỏi khó trả lời. Năm bạn mười mấy tuổi đơn phương một người, cố gắng theo đuổi họ nhưng kết thúc vẫn là không có được, câu trả lời cho câu hỏi trên là: không. Bạn tham gia một cuộc thi, đối thủ của bạn nhờ có tiền, gia thế và mối quan hệ mà thắng bạn một cách bẩn thỉu, câu trả lời cho câu hỏi trên cũng là: không.

Cây thường xuân trong "Chiếc lá cuối cùng", cái cây có chiếc lá mang trong mình trọng trách, nghĩa vụ lớn lao, chiếc lá mang trong mình sinh mệnh của một con người. Vào đêm mưa bão ấy, chiếc lá kia đã rụng xuống, chắc chắn đã rụng xuống. Chiếc lá của cuối cùng ấy đã không hoàn thành trọng trách và nghĩa vụ của mình, nhưng nếu nó không rụng xuống mà lay lắt trên cành cây trơ trọi chỉ để kéo dài sinh mệnh kia trong vô vọng thì thà rằng rụng xuống để một chiếc lá khác được dựng lên không phải sẽ tốt hơn sao, mà chiếc lá kia là một chiếc lá giữa tình người với người, một chiếc lá kiệt tác cuối cùng, đúc kết từ tình yêu đồng loại và nỗi khát khao cống hiến.

Trong trường hợp này, cần hiểu: đôi khi cố gắng không có được một thứ nhưng lại là cơ hội để ta nhìn nhận lại mọi thứ, bản thân, mục tiêu, kết quả đã đạt được để từ đó chọn cho mình một hướng đi mới phù hợp hơn, giống như chiếc là bằng màu vẽ kia, sau cùng để lại một giá trị vĩnh viễn vô ngần: là một sinh mệnh, một sự sống.

Chạy theo ánh hào quang của hai chữ "nỗ lực", người ta hô hào, khoe mẽ mình chăm chỉ làm việc như thế nào, thức khuya dậy sớm ra sao, chia sẻ lên mạng xã hội để rồi vô thức không biết mình bị cuốn theo những tương tác vô thực mà mạng xã hội mang lại, còn thực tế vẫn chưa có vấn đề gì được giải quyết trọn vẹn. Lại có những người lưu một đống video truyền cảm hứng, truyền động lực, đăng kí biết bao nhiêu khóa học kỹ năng, nhưng không bao giờ mở ra xem, đến lúc học lại viện cớ này nọ. Cứ tự nhủ bản thân phải làm cái này cái kia nhưng lại không chịu bắt tay vào hành động, đầu tư thời gian, tập trung suy nghĩ, như thế chính là: nỗ lực ảo.

Nhạc sĩ Trần Lập từng viết:"Chẳng chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai" (Đường đến ngày vinh quang). Khi nhìn thấy một người đi trên con đường trải đầy hoa hồng, người đứng nhìn từ xa, dù ngưỡng mộ hay đố kỵ ghen ghét, đều chỉ nhìn thấy con đường ấy được trải đầy hoa hồng mà không biết bàn chân đi trên con đường ấy đang đẫm máu vì những chiếc gai nhọn, những chiếc gai ấy giấu mình, ẩn khuất sâu mãi bên trong khiến cho người ngoài nhìn vào không thể nhìn thấy được.

Cố gắng nỗ lực cũng vậy, đi trên con đường nỗ lực ảo sẽ chẳng có mũi gai nào làm chảy máu chân ta nhưng cũng sẽ không có hoa thơm quả ngọt ở cuối con đường, người khác sẽ chỉ nhớ đến bạn trong một khoảnh khắc. Khi đi trên con đường của sự nỗ lực không những dẫm phải nhiều chông gai mà có khi còn không được ai nhớ đến, có điều, khi đi trên con đường ấy, một khi đã cố gắng hết sức kết quả nhận lại sẽ tuyệt vời đến thế nào đây?

Nỗ lực ảo thì chẳng có giá trị thật nào được tạo ra. Giá trị đích thực đến từ những cố gắng đích thực.

Sự cố gắng nỗ lực của bạn ngày hôm nay giống như ngọn đèn le lói, như chú đom đóm nhỏ trong đêm, sự cố gắng ấy, nếu như vẫn đang bị bóng đêm bao phủ, không sao đâu, kiên trì duy trì ngọn đèn ấy, biết đấu nó lại là vật định hướng cho một ai đó lạc giữa bóng đêm. Sự cố gắng của bạn hôm nay, vì chính bản thân bạn ngày mai, sự cố gắng ấy cũng có thể đang âm thầm cổ vũ, truyền cảm hứng cho người khác. Jack Ma có một câu nói thế này: "Ngày hôm nay khó khăn đấy, ngày mai sẽ còn tồi tệ hơn, nhưng ngày sau ngày mai sẽ là nắng ấm. Nếu ngày mai bạn bỏ cuộc, bạn sẽ không bao giờ thấy nắng trời.". Vậy nên, cố lên nhé dù kết quả cuối cùng có là gì, bởi vì...

Chúng ta, dù sao cũng đã không ngừng cố gắng
Thêm
  • Like
Reactions: Vanhoctre
521
1
2
Viết trả lời...
Đi chung với Người Nông Nổi, đi qua con đường nào cũng thấy chông chênh.

Đi chung với Người Sâu Sắc, có đi đến đâu cũng thấy lòng nhẹ tênh như mặt nước.

Vô minh.jpg


Đi chung với Người Bất An, có đang ở chốn linh thiêng niệm trăm bài kinh cũng thấy giông bão bên mình.

Đi chung với Người An Nhiên, có đang ở giữa tâm bão cũng thấy lòng bình yên đến lạ.

Có người như sương đêm, đi với nhau càng lâu càng thấy lạnh, cả hai vai ướt lúc nào chẳng hay.

Có người mỗi lần nghĩ đến, thấy lòng hoang mang như người đi lạc giữa đường, đi tiếp hay quay trở về đều mịt mù như nhau.

Có người như vết thương, chạm đến là đau.

Có người như những tia nắng ban mai, mỗi lần chuyện trò lòng cảm thấy ấm áp lạ thường.

Có người như làn hương trầm trước Phật, nhẹ nhàng, thanh thản, bình yên…

[ ̛ ̂̀ ]
Thêm
797
3
1
Viết trả lời...
Cô ơi, khi em viết những dòng này, hẳn cô không còn nhớ em là ai nữa. Cô từng nói, người giáo viên như một lái đò, suốt cuộc đời chở bao thế hệ học trò qua sông.

Em luôn nhớ đến cô, và nhất là hôm nay, em phải viết điều này để thay cô bênh vực môn Văn, bênh vực cách dạy và học Văn của cô trò mình. Cô cho phép em cô nhé!

Lý Tử Thất thắng kiện.jpg

Nhờ những giờ học văn mà chúng ta biết yêu đồng quê hơn. Ảnh: st

Cuộc đời dạy Văn của cô hẳn không thiếu những lần nhìn thấy học trò xoa nắn cổ tay vì đau nhức do phải chép quá nhiều. Hẳn không thiếu những lần cô nghe học trò, và bây giờ là cả một bộ phận người đời, than thở rằng thứ văn chương nhà trường chỉ là đọc chép, vô hồn và giết chết học sinh... Xin lỗi cô, em cũng từng thấy mệt mỏi khi cứ mỗi buổi học Văn là lại phải chép bài không ngừng nghỉ, mồ hôi em chảy xuống trang vở không kịp lau, nhoè cả nét mực chưa khô...

Nhưng em lớn lên, em hiểu, nỗi nhọc nhằn của một buổi chép bài đâu có thấm gì so với nỗi nhọc nhằn của những người nông dân đang còng lưng trên cánh đồng lúa chín, đâu có thấm gì so với nỗi nhọc nhắn của những tiếng rao đêm. Nhờ những bài văn cô dạy, mà hôm nay em được ngồi trên giảng đường Đại học, ngày mai em ra trường, ngồi làm việc trong phòng máy lạnh, có xe đón xe đưa. Thưa cô, em thật lòng phải cảm ơn cô vì những bài văn cô đọc cho em chép ngày xưa ấy...

Khi em hỏi cô, tại sao em không được viết những điều mình thích, không được tự do sáng tạo mà phải nhất nhất tuân theo những khuôn mẫu có trước. Cô trả lời rồi sau này em sẽ hiểu. Vâng bây giờ em đã hiểu. Bài văn của cô ngày xưa là phôi thai của những luận văn, luận án ngày sau. Phải biết viết một bài văn với đủ ba phần, chặt chẽ và mạch lạc mới mong viết được một công trình khoa học có đầu có cuối, có các ý rõ ràng, có kết cấu hoàn chỉnh. Nếu không có những bài văn cô rèn luyện ngày trước, bây giờ em không tin mình viết được một chương khoá luận đâu cô ạ. Em một lần nữa chân thành cảm ơn cô...

Thưa cô, em còn nghiệm ra cách dạy Văn của cô cũng là dạy em cách sống. Chỉ khi lớn lên em mới thấm thía rằng, không phải lúc nào cũng có thể nói lên những điều mình nghĩ. Em nhớ lại câu thơ trong bài "Tiếng chổi tre":

Chị lao công như sắt như đồng,
Chị lao công đêm đông quét rác

Cô bảo, hình ảnh "như sắt như đồng" là sáo mòn nhưng trong bài văn không nên nói vậy. Cô dạy em viết rằng "dù sáo mòn nhưng vẫn rất mới lạ, bởi lần đầu tiên một nhà thơ đem so sánh người phụ nữ vốn mỏng manh, yếu đuối với biểu tượng của sự mạnh mẽ, rắn rỏi - như sắt như đồng". Em chép và cũng không bận tâm chuyện nói giảm, nói tránh đó nữa. Nhưng hôm qua, một người chị của em đã phải rời vị trí trong công ty, bởi chị thẳng thắn nói với Giám đốc trước mặt mọi người rằng - "Anh làm thế là sai rồi!". Đúng là anh đã sai, nhưng có lẽ chị không được học cô để biết cách nói nhẹ nhàng hơn và kín đáo - "Em nghĩ có thể có hướng giải quyết tốt hơn". Có ai trên đời muốn bị mất mặt đâu. Nhờ có cô, em đã thận trọng hơn khi làm mọi chuyện.

Có thể văn chương nhà trường dạy em nói dối, nhưng em tin như thế là cần thiết. Không ai trong đời mình hoàn toàn nói thật. Đôi khi lời nói dối sẽ dễ nghe hơn những lời nói thật ngây ngô. Càng tiếp xúc với cuộc đời em càng thấy điều đó là cần thiết. Em chợt nhớ khi xưa, em tả mẹ trong bài văn -"mẹ em mặt vuông chữ điền". Cô mỉm cười và chữa lại cho em -" Mẹ em có gương mặt trái xoan". Em không hiểu - "Nhưng mẹ em không có gương mặt trái xoan!", cô nhẹ nhàng: "Văn chương phải như thế!". Thưa cô, không chỉ văn chương cần như thế mà cuộc sống cũng cần như thế. Em không nghĩ rằng em có thể quên bài học của cô để nhìn thẳng vào khuôn mặt một bạn gái và nói rằng - "Mặt bạn nhiều mụn quá". Thưa cô, em đã nhớ, cái đẹp là điều người phụ nữ nào cũng mong được người khác nhận thấy ở mình...

Không biết cô có buồn không, khi đọc những bài văn của học trò hôm nay, viết rất "sáng tạo". Hẳn những học trò đó cũng ấp ủ nỗi niềm về một môn Văn khuôn thước, ước lệ. Nhưng nhiều bài văn "sáng tạo" đến ngô nghê làm cho người đọc vừa cười vừa khóc - lại thêm trách cứ cách dạy văn ở trường. Em nghĩ, việc dạy dỗ văn chương của cô có thể đã cũ về phương pháp, nhưng điều em học được là nhận thức cơ bản về vấn đề. Những ai muốn sáng tạo, muốn bình luận thêm về tác phẩm thì cần phải hiểu cơ bản về nó, chứ không phải chỉ bịt tai không nghe giảng, để rồi phát biểu sáng tạo, sáng tạo đến mức xúc phạm tác giả, lịch sử và văn chương.

Có lần cô hỏi em, có định sống bằng nghề văn không, em lắc đầu! Cô mỉm cười, vậy em chỉ cần viết thế thôi. Em hiểu, Văn học cô dạy em là để làm công cụ cho cuộc sống. Em chỉ cần dùng văn chương để giúp em sống dễ dàng hơn. Em đâu có định trở thành nhà văn mà đòi hỏi cô trao cho em quá nhiều. Em đã hiểu, để thành công trên đường đời, chỉ nên giữ cho mình những kỹ năng cần thiết và loại bỏ những thứ không hữu ích - có thể như thế là thực dụng, song đó là sự thật.

Cô và môn Văn đã trao cho em quá đủ - đủ để em không quá khô khan trước cuộc đời, không quá nông cạn trong suy nghĩ. Và cũng đủ để em viết những dòng này như một lời tri ân gửi đến cô...

Aski
Thêm
1K
6
4
Viết trả lời...
1. Câu chuyện số 1
Gà con ngây thơ hỏi gà mái mẹ rằng: “Hôm nay mẹ đừng đẻ trứng nữa, mang con đi chơi đi, được không mẹ?”
Gà mái mẹ trả lời: “Không được, mẹ phải tiếp tục đẻ trứng.”
Gà con khó chịu, vùng vằng dỗi: “Nhưng bao nhiêu ngày nay, ngày nào mẹ cũng đẻ rất nhiều trứng rồi mà?”
Gà mái mẹ trả lời đầy ẩn ý với gà con: “Mỗi ngày một quả trứng, dao phay chỉ đặt cạnh bên. Một tháng không đẻ trứng, chỉ còn nước vào nồi.”

Bài học rút ra:
Bạn tồn tại là vì bạn tạo ra giá trị. Đến một ngày mất đi giá trị của mình, bạn sẽ bị đào thải khỏi cuộc chơi. Đó là quy luật tất yếu, có cho thì mới có nhận. Khi bạn không thể cung ứng giá trị, đừng mong cầu nhận được bất cứ thứ gì.
Và đừng quên rằng, giá trị của quá khứ không đại diện cho tương lai, vì vậy hãy làm việc chăm chỉ mỗi ngày. Vinh quang hay thành tựu của quá khứ chỉ làm bạn mờ mắt, ngày một cách xa vạch đích ở tương lai.



2. Câu chuyện số 2
Trương Tam đang lái xe trên một con đường núi, đang lúc anh ta nhàn nhã thưởng ngoạn cảnh đẹp trên đường thì tài xế xe tải ở làn đường đối diện bất ngờ hạ cửa sổ xe xuống và hét lên: “Con lợn!”
Trương Tam cũng lập tức hạ cửa kính ô tô của mình, bực bội đáp trả: “Mày mới là đồ con lợn!”
Vừa chửi xong đã đụng phải đàn lợn đang băng qua đường.

Bài học rút ra:
Trước khi hiểu rõ căn nguyên thì đừng dùng ác ý phỏng đoán về người khác, rất cs thể bạn sẽ hiểu sai ý tốt, khiến bản thân rơi vào cảnh bị thiệt hại, đồng thời bẽ mặt với người khác. Do vậy, khi nguyên do chưa tỏ, chúng ta phải học cách kiềm chế cảm xúc và kiên nhẫn quan sát để tránh hành xử nông nổi, gây ra hối tiếc về sau.



3. Câu chuyện thứ 3
Một người chồng đi làm về, thấy vợ đang đánh con, không quan tâm mà bỏ qua. Anh ta đi thẳng vào bếp, nhìn thấy một nồi hoành thánh trên bàn nhỏ, thế là vội vàng múc một bát ngồi ăn.
Ăn xong no nê, thấy vợ vẫn đang đánh con ở đó, anh ta mới lại gần nói: “Giáo dục con cái đừng dùng bạo lực mãi thế, phải giảng giải đạo lý cho nó chứ!”
Người vợ quát: “Cả nồi hoành thánh tôi nấu mãi mới xong, nó lại dám nghịch ngợm đi tiểu vào đấy. Không đánh mà được à?”
Người chồng nghe xong liền nói: “Bà nghỉ ngơi đi, để tôi đánh tiếp!”

Bài học rút ra:
Người ở ngoài cuộc thì lúc nào cũng tâm bình khí hòa, một khi nhập cuộc, ai còn có thể thong dong? Vì thế, khi bản thân không phải đương sự, đừng tùy tiện phán xét bất luận kẻ nào mà không suy xét, đơn giản là vì bạn không thể hiểu những điều người ta đã trải qua.



4. Câu chuyện thứ 4
Người ăn mày trên đường: “Có thể cho tôi xin 100 ngàn không?”
Người qua đường: “Tôi chỉ có 80 ngàn trong túi.”
Người ăn xin: “Thế thì cho anh nợ 20 nghìn cũng được.”


Bài học rút ra:
Có người sinh ra đã cảm thấy, bản thân là cái rốn của vũ trụ, cả thế gian đều đang mắc nợ họ. Người như vậy, dù được ban tặng bao nhiêu cũng thấy thiếu. Lòng ham muốn tham lam đã thay thế lòng tri ân báo đáp từ lâu, có muốn tìm cũng không thấy.



5. Câu chuyện thứ 5
Một giọt mực rơi vào ly nước trong, ly nước lập tức đổi màu, không thể uống được nữa. Một giọt mực tan thành biển, biển vẫn là biển xanh.
Thử hỏi tại sao? Vì dung lượng của hai bên quá khác nhau.
Cây lúa còn non thì đứng thẳng vươn mình, luôn hướng lên cao, nhưng cây lúa đã chín thì cúi đầu khiêm nhường, luôn hướng xuống đất.
Thử hỏi tại sao? Vì phân lượng của hai bên quá khác nhau.


Bài học rút ra:
Khoan dung với người khác chính là độ lượng, khiêm tốn hạ mình chính là phân lượng; hợp nhau lại chính là phẩm chất của một người.



6. Câu chuyện thứ 6
Có một đội đãi vàng đang hành tẩu giữa sa mạc, ai cũng lê từng bước đi nặng nề, khổ sở, mặt mũi buồn rầu, trầm trọng. Chỉ duy nhất có một người bước đi vui vẻ nhẹ nhàng.
Người khác nhìn mãi cũng thấy quái lạ, bèn hỏi: “Sao anh có vẻ thoải mái thế?”
Người kia bèn cười và nói: “Vì tôi mang theo ít đồ vật nhất.”


Bài học rút ra:
Hóa ra hạnh phúc rất đơn giản, chỉ cần bớt đi một chút, đừng ôm đồm quá nhiều. Càng nhiều sự lựa chọn thì càng ít hạnh phúc. Càng nhiều vật sở hữu thì càng lắm trách nhiệm.



7. Câu chuyện thứ 7
Một chiếc ổ khóa rất lớn, có vẻ chắc chắn kiên cố, được treo trên cổng. Một thanh sắt rất to và dày dùng sức chín trâu hai hổ, miệt mài nỗ lực cả nửa ngày vẫn không thể nào cạy tung ổ khóa ra được.
Lúc này, một chiếc chìa khóa mới đến, thân hình thì gầy gò, tứ chi thì mỏng manh, thế nhưng, nó chỉ nhẹ nhàng lọt vào lỗ khóa, sau khi xoay nhẹ một cái, ổ khóa “Tách” một tiếng, dễ dàng mở ra trước mắt mọi người.
Thanh sắt lấy làm lạ, nghĩ mãi không ra nên cất tiếng hỏi: “Tại sao lúc nãy tôi dùng sức bao nhiêu cũng không mở được cái cậu ổ khóa đó, mà cậu lại mở nó một cách dễ dàng đến vậy?”
Chìa khóa nói rất nhẹ nhàng: “Bởi vì tôi hiểu rõ tâm tư của cậu ta nhất.”


Bài học rút ra:
Trái tim mỗi người luôn giống như một cánh cửa bị khóa chặt, dù người ngoài có dùng sắt thép bê tông dày đến mấy, sắc ra sao cũng không thể cạy mở. Chỉ có sự quan tâm mới có thể biến bản thân thành chiếc chìa khóa thích hợp nhất, tinh tế đi vào trái tim và học được cách thấu hiểu người khác từ tận trong lòng.



8. Câu chuyện cuối cùng
Trong sân vườn, có hai vị hòa thượng ngồi nói chuyện với nhau.
Vị sư già mới hỏi vị sư trẻ: “Nếu tiến một bước là chết, lùi một bước cũng là chết, con sẽ quyết định tiến hay lùi?”
Vị sư trẻ không chút do dự đáp: “Con ư? Con sẽ bước sang bên cạnh.”


Bài học rút ra:
Khi gặp tình huống khó xử, hãy thử suy nghĩ ở một góc độ khác, lúc đó bạn sẽ hiểu ra rằng, bên cạnh đường vẫn còn có lối, mỗi ngã rẽ khác nhau sẽ dẫn tới kết quả khác nhau, không nên tự bó buộc mình vào những cái chỉ thấy trước mắt.
-sưu tầm-

1673245088339.png
Thêm
602
3
1
Viết trả lời...
Cuộc sống của chúng ta đang vận hành một cách liên tục, ở đó những cảm xúc của người đang ngày càng mất đi thay vào đó là biết bao nhiêu lo toan trong vòng xoáy của đồng tiên, công việc, sự nghiệp và trên hết là mưu cầu hạnh phúc. Và đã bao giờ bạn hãy thử ngồi lại ở công viên ngắm nhìn đường phố sau giờ tan ca để thấy được cái khung cảnh vạn vật đang chuyển biến chưa, nếu được hãy làm như thế nhé. Bởi điều đó giúp bạn lấy lại những cảm xúc mà bạn đã mất đi xong một ngày lao động mệt mỏi, lấy lại được những năng lượng mà bạn đã mất sau một ngày dài lao động đấy. Phải chăng sau đại dịch Covid diễn ra vạn vật đang thay đổi ở đó con người cũng vậy, chúng ta ít còn được thấy những câu chuyện về lòng tử tế, về những việc làm ấm áp chan chứa tình người nữa mà thay vào đó là những bài đăng trên facebook với những vụ án vô cùng ghê rợn. Điều đó khiến ta tự đặt câu hỏi cho bản thân tình người, lòng người ở đâu giữa mùa đông lạnh giá này. Không còn là những câu chuyện tình yêu đẹp đẽ toàn màu hồng như trong truyện cổ tích nữa mà thay vào đó là những vụ án thấm đẫm máu và nước máu cùng một màu u tối về những cuộc tình trong cuộc sống. Những con người gây ra những vụ án đó phải chăng không được gọi bằng hai tiếng ''con người'' nữa bởi trong họ khi đó chỉ còn là những thù hận, những suy nghĩ vô cùng tiêu cực. Chúng ta đều biết họ chỉ là những ''con sâu làm giàu nỗi canh'' nhưng nếu như để những ''con sâu'' ý nghĩ ấy tiếp tục ăn mòn đi cảm xúc của con người thì sẽ còn biết bao nhiêu những vụ việc thương tâm xảy ra nữa. Hơn hết mỗi người nên dành cho chính bản thân mình một hai phút trong một ngày để lấy lại những cảm xúc, những suy nghĩ tích cực đừng vì lòng hận thù mà đánh mất đi bản thân mình.
Thêm
  • Like
Reactions: Nguyễn Anh Tú
757
1
0
Viết trả lời...
Có lẽ đây là một phạm trù khá rộng có liên quan đến các từ ngữ, thuật ngữ chuyên môn về ngành tâm lý học. Tuy nhiên bản thân mình chỉ là một cô bé đã từng trải qua sự tổn thương và xin chia sẻ cảm nhận riêng của chính bản thân chứ chưa hẳn dựa trên bất cứ một căn cứ về tài liệu chuyên môn nào.

Trước đây mình không biết rằng âm nhạc và văn học có thể chữa lành cho những vết thương trong tâm hồn. T quán tính, lúc buồn tìm một bản nhạc để nghe cho lòng nhẹ nhàng, khi cảm thấy không vui thì viết nhật ký chỉ để giải bày những nỗi niềm của chính mình không biết bày tỏ cùng ai.

Trải qua thời gian, cho đến bây giờ bản thân mới thật sự dành thời gian tìm hiểu sâu hơn về âm nhạc chữa lành và văn học chữa lành. Chủ đề này thật quá rộng, mình vẫn chưa cảm thụ được hết. Tuy nhiên, mình đang áp dụng và duy trì để bản thân thật sự cảm nhận được về điều kỳ diệu tưởng chừng như đơn giản này.

Mình sẽ chia sẻ chi tiết hơn về quá trình thực hiện vào bài viết sau, biết đâu bạn cũng có thể áp dụng và chữa lành cho những tổn thương của chính mình đang gặp phải.
Chúc các bạn luôn vui và xem mọi điều trong cuộc sống chỉ là những trải nghiệm thú vị dù đó là chuyện vui hay chuyện buồn.
Thêm
  • âm nhạc và văn học chữa lành.png
    âm nhạc và văn học chữa lành.png
    601.7 KB · Lượt xem: 351
972
4
3
Viết trả lời...
Một tiêu ngữ rất hay mà ai cũng biết
"Độc lập - Tự do - Hạnh phúc"
Ba từ đơn giản nhưng với mỗi người lại có cách hiểu khác nhau nhưng suy cho cùng chúng ta nên tự biết yêu những gì mình đang có. Độc thân không có nghĩa là bạn lẻ loi và chỉ có 1 mình, độc thân còn có nghĩa là bạn mạnh mẽ và kiên cường để tự vượt qua những thử thách của cuộc sống.
Vậy nên, những người độc thân hãy luôn tự biết tìm kiếm hạnh phúc của riêng mình nhé
Thêm
  • R.jpg
    R.jpg
    48.6 KB · Lượt xem: 247
  • Like
Reactions: Vanhoctre
1K
1
2
Slogan này cũng đúng với cá nhân. Bản thân cần phải có tính độc, lập và tự chủ. Có rồi còn đòi hỏi tự do, nếu không, chúng ta sẽ là sự cô đơn, cô quạnh. Và sau cùng, sự nỗ lực, vươn tới ấy sẽ mang lại hạnh phúc. Ba thành tố này luôn đúng với cuộc sống cá nhân ha?
 
Slogan này cũng đúng với cá nhân. Bản thân cần phải có tính độc, lập và tự chủ. Có rồi còn đòi hỏi tự do, nếu không, chúng ta sẽ là sự cô đơn, cô quạnh. Và sau cùng, sự nỗ lực, vươn tới ấy sẽ mang lại hạnh phúc. Ba thành tố này luôn đúng với cuộc sống cá nhân ha?
VanhoctreChính xác admin ơi, chỉ 3 cụm từ nhưng có quá nhiều ý nghĩa về cuộc sống của chúng ta
 
  • Like
Reactions: Vanhoctre
Viết trả lời...
Cảm Xúc Gỏi Cá. Bài tản văn của tác giả Đinh Thành Trung về món ăn gỏi cá dân dã ở miền Nam.

Ai cần làm blog, website vào đây, hỗ trợ nhiệt tình nhất: https://motchiecblog.com/?coupon=dinhthanhtrung - Nhớ sử dụng mã DINHTHANHTRUNG để được giảm giá nhé

#kechuyen #đọctruyện #tanvan
Thêm
1K
0
1
Viết trả lời...
1. Có nhiều điều phiền muộn trong cuộc sống, gốc rễ bắt nguồn từ hai chữ “ám ảnh”. Nếu bạn bám vào một ý nghĩ, bạn sẽ bị mắc kẹt trong một ý nghĩ. Nếu bạn có thể buông bỏ nỗi ám ảnh của mình và đối xử với nó trong một trạng thái khác của tâm trí, đó sẽ là một loại trí tuệ trong cuộc sống .

Có câu chuyện như sau: Có cây dành dành trong sân là nơi sinh sống của một cặp thầy trò, mỗi khi hoa nở rộ, hương thơm của hoa tràn ra, thơm nức. Nhưng năm sau cây dành dành chỉ nở được vài bông hoa và xuất hiện những chiếc lá úa vàng. Cậu học trò đã rất lo lắng, thầy an ủi cậu và nói: “Không sao đâu, còn có thể cứu được, con lấy một cái kéo lại đây.” Khi người học trò nhỏ nghe thấy thầy muốn lấy kéo, cậu rất miễn cưỡng, cậu đã tốn rất nhiều công sức để trồng cây dành dành này, và cậu không muốn cắt bỏ cành hoa.

Người thầy giải thích cho anh ta rằng: Cây cần đủ chất dinh dưỡng để nở hoa, cành thừa cũng hút chất dinh dưỡng, nếu không cắt bỏ thì cả hoa lẫn cây sẽ héo trong vài ngày vì chất dinh dưỡng không kịp. Người thầy cúi xuống, tỉa cành và nói với cậu học trò nhỏ: “Nhìn đi, những thứ này đều không cần thiết, cần cắt bỏ đi.” Chắc chắn, vài ngày sau khi cắt tỉa, những bông hoa lần lượt nở rộ, cây khỏe mạnh hơn.

Nhiều khi, giống như cậu học trò nhỏ này, chúng ta bị ám ảnh bởi những được và mất trước mắt, nhưng mất nhiều hơn được mà không hề hay biết. Cuộc sống thực ra giống như trồng hoa, chỉ bằng cách tỉa bớt những cành thừa thì cuộc sống mới có thể trở nên sung túc hơn. Khi bạn vứt bỏ những ám ảnh không thực tế đó, bạn sẽ thấy rằng đặt nó xuống đúng lúc có thể giải quyết được nhiều vấn đề. Buông bỏ một cách khôn ngoan sẽ tốt hơn nhiều so với bám víu một cách mù quáng.

buông bỏ.jpg

2. Buông bỏ những gì nên buông, lòng sẽ trút được gánh nặng, cuộc sống an nhiên, thoải mái.

Trước đây có một người thợ rèn già trong một tiệm rèn. Một ngày nọ, một người buôn đồ cổ vô tình nhìn thấy chiếc ấm trà trên tay người thợ rèn già và phát hiện ra đó là một chiếc ấm trà cổ cực kỳ quý hiếm. Người buôn đồ cổ ngay lập tức đưa ra mức giá cao để mua lại chiếc nồi. Người thợ rèn già tròn mắt khi nghe chuyện đó, ông không bao giờ biết rằng một ấm trà làm bằng đất sét lại có giá trị như vậy. Tuy nhiên, vì là vật của tổ tiên nên anh vẫn từ chối yêu cầu của người buôn đồ cổ.

Sau khi người buôn đồ cổ rời đi, người thợ rèn già thường nhìn ấm trà. Trước đây, khi uống trà, anh ta tùy tiện đặt ấm trà đâu đó thấy thuận tiện, khi muốn uống, anh ta cầm tay cầm của ấm và đưa vào miệng. Bây giờ, hắn luôn sợ mình lỡ tay làm đổ cái ấm, tâm trí ở hết trên ấm trà, quên mất hương vị trà, quên chú tâm nghe nói chuyện trên đài, cũng quên nhìn phong cảnh ngoài cửa sổ. Điều khó chịu hơn nữa là người dân trong thị trấn thường kéo đến xem sau khi nghe tin ông có một ấm trà vô giá. Người thợ rèn già sợ chiếc ấm bị mất trộm nên đã gia cố cửa.

Cứ thế, cuộc sống của người thợ rèn già hoàn toàn bị xáo trộn. Sau một vài tháng, anh ta không thể chịu đựng nổi, vì vậy anh ta đã đập ấm trà vỡ nát từng mảnh ở nơi công cộng.

Thật vậy, bao nhiêu lo toan đều sinh ra từ trong tim, và chỉ khi học cách buông bỏ những gông cùm, bạn mới có thể cảm nhận được sự giác ngộ bất ngờ về “một chân trời mới” và nhận ra sự tự do trong cuộc sống này.

3. Một người cảm thấy mệt mỏi trong cuộc sống, anh ta tìm tới một ông lão và muốn nhận được lời khuyên. Ông lão không trực tiếp trả lời anh mà bảo anh đi trên con đường rải sỏi với chiếc giỏ trên lưng. Anh ta nhặt một hòn đá và bỏ vào giỏ mỗi khi anh ta đi một bước, và anh ta không thể đi được ngay cả khi chưa được nửa đường. Ông lão kêu anh ta đổ hết đá trong rổ, trên lưng vác một cái rổ không có đá, anh ta cảm thấy thư thái hơn rất nhiều, chẳng mấy chốc đã đi qua con đường đầy sỏi đá.

Mỗi người chúng ta bước vào thế giới này với một chiếc giỏ rỗng trên lưng. Trong hành trình của cuộc đời, chúng ta bỏ một thứ gì đó vào giỏ trong khi đi bộ, khi càng bỏ nhiều thứ vào giỏ, chúng ta sẽ càng cảm thấy vất vả hơn. Vì vậy, chúng ta có thể tiến về phía trước tốt hơn bằng cách buông bỏ điều gì đó vào đúng thời điểm và học cách nhẹ nhõm.

Cuộc đời còn dài, trên đường đi chẳng ai vấp ngã, có những niềm vui và nỗi buồn. Thay vì lo lắng nhiều điều nhỏ nhặt, tốt hơn hết bạn nên ngẩng cao đầu, bước chân đi, trút bỏ gánh nặng, để bản thân thanh thản.

Trong cuộc sống, phải buông bỏ mới đạt được thứ gì đó. Tôi hy vọng tất cả chúng ta có thể học cách buông bỏ đúng lúc và gặt hái nhiều hạnh phúc hơn trong cuộc sống tương lai .

>> Chủ đề đang nói tới: Học cách buông bỏ để cuộc sống thanh thản và hạnh phúc hơn. Mong rằng, các bạn sẽ không quá nhiều phiền muộn trong cuộc sống.
Thêm
1K
2
0
Viết trả lời...
Những hành động nhỏ nhưng chứng tỏ bạn là con người được giáo dục
(Bài viết được tổng hợp dưới dạng các mẩu chuyện nhỏ, ý nhỏ)
1. Lời cảm ơn

Mùa hè năm ngoái tôi đi làm tình nguyện ở khu cách li, lúc đó tôi còn là một sinh viên trường y. Làm tình nguyện ở bệnh viện thật sự rất vất vả, nhất là trong lúc bệnh dịch phức tạp xảy ra. Tôi xách hành lí dùm mọi người, phát đồ ăn, nước uống, chỉ đường, hướng dẫn mọi người phải tự bảo hộ bản thân như thế nào…nhiều người thấy mấy người chúng tôi mặc áo tình nguyện liền cho rằng việc chúng tôi giúp họ là điều đương nhiên, thậm chí còn đặt đồ online rồi nhờ chúng tôi chạy ra cổng khu cách li lấy đồ, nhận tiếp tế đủ thứ từ người thân gửi tới. Ai ai cũng đeo khẩu trang, chỉ nhìn ra đôi mắt nheo lại như đang cười của chúng tôi nhưng không hề thấy được sự vất vả, buồn bã trong lòng. Nhưng chúng tôi không hề oán trách gì cả, vì tự chúng tôi cũng hiểu được, phải đứng yên một chỗ trong hai tuần lễ thật khó khăn với mọi người.

Cho đến một lần, một cô gái rụt rè tới chỗ tôi, tôi không biết cô ấy trông như thế nào dưới lớp khẩu trang, chỉ thấy cô ấy ăn mặc giản dị, bước về phía tôi, nói lời cảm ơn chân thành tới tôi cùng một lá thư, một chai nước và khăn giấy nhỏ nói là để cảm ơn tôi. Giây phút ấy khóe mắt tôi cay cay, nghẹn ở cổ họng một chút. Lúc ấy, tôi mới thực sựu cảm thấy rằng có một loại vẻ đẹp không nằm ở ngoại hình hay vật chất mà nó là vẻ đẹp của việc được giáo dục.

Dù chúng tôi tự nguyện làm những việc này vì quốc gia, vì tấm lòng muốn góp sức của chính mình, nhưng lời cảm ơn nhỏ bé ấy khiến tôi thấy mọi việc mình làm thật xứng đáng, được tôn vinh và càng kiên định với công việc mình làm. Cám ơn cô gái mà tôi chưa biết tên ấy.
4569

2 . Trời mưa, hãy giũ ô, gấp gọn hoặc cởi áo mưa gấp gọn ở bên ngoài trước khi vào cửa hàng, nơi làm việc hoặc vào nhà.

3. Ở thư viện (và cả quán xá có nhiều học sinh đang ôn bài), kéo ghế một cách nhẹ nhàng, để điện thoại ở chế độ im lặng, nếu có cuộc gọi tới hãy ra ngoài rồi trả lời. Nhiều người giải trí giữa lúc học tập hoặc giữa chỗ có nhiều người học đã cố gắng đeo tai nghe, nhưng chú ý tránh xem những video hài hước để đề phòng tiếng cười không kiềm chế hoặc do đeo tai nghe mà chính bản thân phát ra tiếng ồn vô thức.

4. Vứt rác luôn không phải điều khó, nhưng cầm rác trên tay để mang tới vứt đúng nơi quy định thì ở nước ta lại không phải việc làm của số đông. Hãy tập thói quen vứt rác đúng chỗ và nhặt rác lên cho dù không phải của mình.

5. Mượn thì phải trả, trả đúng, trả đủ, nguyên vẹn. Nếu là mượn sách, hãy dùng postcard thay bị cuộn trang hoặc gập trang để đánh dấu, vì với bạn nó đơn giản là một quyển sách, với người khác nó lại là bảo bối.

Mượn xe máy thì nhớ đổ đầy xăng trước khi trả xe.

Nhờ người khác mua đồ, lấy đồ dùm thì nhớ trả lại luôn và trả làm tròn lên nhé, ví dụ tiện đường bạn nhờ người ta mua trà sữa trị giá 27.500 thì hãy trả đủ 28.000 hoặc 30.000.
4571

6. Tôn trọng quyền riêng tư của người khác:

Nếu bạn của bạn cho bạn xem một bức ảnh trong điện thoại của họ, đừng tiện tay lướt qua những tấm khác. Khi người khác nhập mật khẩu điện thoại, máy tính,... nên quay đầu nhìn chỗ khác. Ai cũng có tính tò mò, nhưng nên kiềm chế nó, đừng khiến nó biến bạn thành kẻ soi mói.

7. Khi đưa các vật sắc nhọn như dao, kéo, nên chủ động để hướng nhọn về phía mình.

8. Học vấn cao không đồng nghĩa với việc được “giáo dục tốt”,và ngược lại.

Trong một chiều mưa đột ngột, dưới mái hiên một tòa cao tầng, tôi, bạn của tôi và hai người đàn ông nữa, một người mặc áo vest sang trọng, đi giày da, xách cặp, hiển nhiên là một ông chú có địa vị cao trong xã hội, người còn lại thì mặc quần áo bảo hộ của công nhân giống như mới ở công trường về. Tầm năm sáu giờ chiều, đúng tầm tan học tan làm lại còn mưa, đường xá rất dễ bị tắc nghẽn. Ông chú giày da có vẻ mất kiên nhẫn, gọi điện thoại một lúc mới có người nghe, vừa nói đã thấy ông ta gắt gỏng: “Sao mãi anh còn chưa tới?”

Bên kia giải thích gì đó lại thấy ông ta nói tiếp:

“Anh nhanh lên đi, tôi còn rất nhiều việc phải làm nữa đấy”. Nói xong ông chú ngắt điện thoại với tâm trạng không vui. Tôi đoán người kia là tài xế của ông ấy. Tắt điện thoại xong, ông chú đó liền rút ra hộp thuốc lá, châm thuốc hút.

Mưa vẫn rất to, dù hộp thuốc nhìn có vẻ đắt tiền, có pha chút mùi bạc hà, nhưng khói thuốc vẫn là khói thuốc, đối với con gái bọn tôi thực sự không dễ ngửi, có chút không thích. Cô bạn tôi còn khẽ đưa ngón tay qua ngang mũi nhằm giảm bớt sự khó chịu. Dù không thích nhưng chúng tôi cũng không dám thể hiện quá rõ, vừa vì ngại cũng vừa vì sẽ không được lịch sự. Chú công nhân nãy giờ không nói gì, thấy vậy liền quay ra nói với chú giày da: “Em không ngửi được mùi khói thuốc, anh làm ơn có thể không hút được không” . Ông chú kia lại lần nữa không vui vẻ tắt điếu thuốc.

Ba người chúng tôi liếc mắt nhìn nhau như một sự thỏa thuận ngầm. Chỉ thấy chú nhìn bọn tôi hơi cười.
4570

Bỗng nhiên có một chiếc xe máy, bà mẹ chở con gái ngã xuống đường, có lẽ do đường trơn, bà mẹ không làm chủ được tay lái. Chú công nhân là người chạy ra nhanh nhất, lao ra màn mưa tới nhấc chiếc xe đang đè lên hai mẹ con lên. Tình hình có vẻ không được tốt, tôi thấy chú hướng về phía chúng tôi gào lên: “Ra giúp một chút, gọi cứu thương đi”. Tôi cũng cuống cuồng giục bạn tôi rút điện thoại ra gọi cấp cứu, còn tôi chạy ra đường. Chú dắt chiếc xe vào lề đường nhanh chóng, sau đó ra bế cô bé lên, còn tôi đỡ người mẹ rồi nhặt những đồ rơi ra khỏi chiếc túi.

Có lẽ nhận thấy xe cứu thương sẽ rất lâu mới có thể tới nên chú bàn bạc với người mẹ sau đó chú chở hai mẹ con đi tới nơi xử lí vết thương.

Tôi không thể quên ánh mắt ghét bỏ, đôi chân lùi mấy bước về sau của ông chú giày da khi mẹ con cô bé kia tới gần. Có lẽ ông ấy giàu có, học vị cao, được nhiều người ngưỡng mộ nhưng không bao gồm tôi. Chính câu chuyện chiều mưa này mà tôi cũng nhận ra nhiều điều.

Được khen giàu, khen sang không bằng được khen “có học”. Tiền lương cao chỉ chứng tỏ đời sống vật chất của bạn cao chứ không chứng minh đóng góp xã hội của bạn.

Theo bạn, câu chuyện nào trong thực tế cuộc sống này để lại ấn tượng cho bạn về con người có giáo dục? Hãy comment xuống bên dưới bài viết này nhé.

Phong Cầm
Thêm
  • Like
Reactions: Thy Việt
1K
1
0
Viết trả lời...