Mạng xã hội Văn học trẻ

"Cuối đông,gió vẫn xào xạc theo gió
Tình tôi vẫn ở đó thoảng theo mây."​
Thời tiết Hà Nội thất thường quá, mới đây thôi nắng tháng 5 như tìm về, ấy thế mà bây giờ gió mùa đông đã thổi từng cơn từng cơn về nơi đây.
Cơn gió ấy nhẹ nhàng, dịu dàng thế mà lại thổi cả những cơn sốt, những đêm mệt nhoài khiến thân xác em úa tàn. Em mệt lắm anh ạ, đã có những khoảnh khắc em như chạm đến cái khoảng không sâu trong tâm hồn mình, em tự hỏi anh đang nơi chốn nào giữa biển người ấy?
Em thả hồn mình vào những giọt mưa đông, men theo từng làn gió để tìm về nơi anh. Anh nhớ mặc áo ấm, nhớ ngủ sớm, nha anh.
Lỡ như anh có tay trong tay với ai thì hãy chăm sóc người ấy, theo một cách ân cần nhất mà anh dành cho người thương của mình, anh nhé. Em chẳng biết anh giờ sao rồi, em khao khát được bước vào cuộc sống của anh lắm. Ấy thế mà sao nơi đó xa vời vợi, sao em chẳng chạm được đến trái tim anh?
Thêm
Gió
211
3
1

Thích Văn Học

Sáng tạo nội dung (content)
30/9/21
150
15
18,000
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
956,534
Mùa đông đến mới chợt thấy cô đơn, chợt thèm hơi ấm. Và lòng chợt nhớ ai đó quen.

Mùa đông đến nhớ Hà Nội mình cũng thường nhớ nhiều gương mặt thân quen. Giờ mỗi người một nơi, người thảng qua...
 
Two million rural residents will move into newly .......... areas just outside the city.
A. Urbanize
B. Urbanized
C. Urbanizing
D. Urbanization
Thêm
209
2
2
Thật ra một trong những điều khó hiện thực nhất trong đời chính là suy nghĩ bắt đầu lại một cuộc sống mới.
Sinh mệnh không phải một trò chơi, không thể cứ game over rồi lại chơi thêm một lần nữa, hoàn toàn cắt đứt với quá khứ.
Bắt đầu lại, có lẽ là mong muốn sắp xếp lại những rộn ràng của quá khứ, ủi phẳng phiu những bộn bề bên trong.
Bắt đầu lại, có lẽ là muốn nhìn thấy mình ở một hình thái khác. Bình tĩnh hơn, rực rỡ hơn, hoặc là yên ả hơn.
Bắt đầu lại, có lẽ là mong muốn cho mình một cơ hội mới, một tâm thế mới. Không phải quên đi tất cả, rũ sạch con đường đã đi mà là nhìn vào tương lai phía trước, đi lên con đường mình từng nghĩ đến.
Nhưng suy nghĩ thì dễ dàng, thực hiện đôi lúc lại không hẳn thế. Nó là từng bước nhỏ góp nhặt lại từng ngày. Bởi thói quen hình thành con người, nên thay đổi chính là từng chút một điều chỉnh thói quen. Mà thói quen lại là thứ khó di dời nhất.
Thế nên suy nghĩ bắt đầu lại một cuộc sống mới, không phải là phá vỡ để xây lại, mà phải là dũng cảm bước đi bước đầu tiên, kiên trì đi qua những bậc thang kế tiếp.
Hẳn là vậy?
Thêm
  • Like
Reactions: Thích Văn Học
193
1
1
Khoảnh khắc cô dâu Doãn Hải My được bố dắt vào lễ đường và hạnh phúc trong vòng tay của chú rể Đoàn Văn Hậu, đẹp đôi quá, chúc cô dâu chú rể trăm năm hạnh phúc.

Đám cưới Đoàn văn Hậu - Hải My - Vanhoctre (2).jpg


Đám cưới Đoàn văn Hậu - Hải My - Vanhoctre (5).jpg


Đám cưới Đoàn văn Hậu - Hải My - Vanhoctre (4).jpg


Đám cưới Đoàn văn Hậu - Hải My - Vanhoctre (3).jpg


Đám cưới Đoàn văn Hậu - Hải My - Vanhoctre (6).jpg


Đám cưới Đoàn văn Hậu - Hải My - Vanhoctre (1).jpg

Ảnh: Linh Lê Chi
Thêm
Lễ cưới lung linh Đoàn Văn Hậu và Doãn Hải My
230
0
0
Nhắc đến những nhân vật nữ “chán chồng” trong các tác phẩm văn học kinh điển, không thể bỏ qua hai cái tên lớn: ANNA KARENINA của Lev Tolstoy và BÀ BOVARY của Gustave Flaubert. Và với hai "bà" này, đáp án đúng là C.

Anna là một mệnh phụ phu nhân thuộc tầng lớp thượng lưu vốn quen sống hưởng thụ và giả tạo. Nàng xinh đẹp, thông minh, và trái tim khao khát tự do, hạnh phúc, nhưng lại có một cuộc hôn nhân sắp đặt với một người chồng cứng nhắc vô cảm. Trong xã hội của Anna Karenina, người ta dần coi ngoại tình như là một xu hướng của giới sang chảnh, cặp bồ công khai, sống trụy lạc như để khỏa lấp cuộc sống vương giả nhưng rỗng tuếch bê tha. Anna cũng ngã vào một mối tình như thế.

Emma Bovary xuất thân là một thiếu nữ nông thôn được học trong tu viện và đọc rất nhiều tiểu thuyết tình cảm. Với ước mong được làm vai nữ chính trong tiểu thuyết lãng mạn, được yêu thương bởi một người chồng tài năng, giàu có, hào hoa phong nhã, chí lớn, danh vọng đầy mình, luôn cùng nàng nói về những chủ đề bay bổng diễm lệ, nàng nhanh chóng chán ngán người chồng bác sĩ tầm thường nhạt nhẽo và tìm thú vui trong những cuộc tình.

Cuộc ngoại tình của cả Anna lẫn Emma đều kết thúc trong đau khổ. Nhân tình của Anna là một công tử bột được xã hội thượng lưu nuông chiều, và chính Anna cũng không đủ dũng cảm dứt bỏ địa vị, đặc ân của tầng lớp mình. Với Emma, nỗi đau lớn nhất đến từ sự vỡ mộng. Những cuộc tình dan díu nhanh chóng kết thúc trong sự chán nản và suy sụp về kinh tế khiến Emma tuyệt vọng phải tìm đến cái chết.

Thông qua hai cuộc đời bi kịch, cả Lev Tolstoy lẫn Gustave Flaubert đã khắc họa những người phụ nữ với khát khao hạnh phúc chính đáng, nhưng lại chọn cách đi trái với đạo đức xã hội, sống ích kỷ, phụ thuộc vào của cải vật chất, để rồi chịu kết cục bi thảm.

Nguồn: Nhã Nam
Thêm
379
2
0
Bảo Ninh là bút danh - ngoài ra còn rất nhiều bút danh khác như Nhật Giang, Mã Pí Lèng…. Ông sinh ngày 18 tháng 10 năm 1952 tại Nghệ An, tên thật là Hoàng Ấu Phương, là nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang lớn, trong đó thành công nhất là Nỗi buồn chiến tranh. Cùng VHT đọc bài viết sau đây để hiểu thêm về Bảo Ninh và Nỗi buồn chiến tranh.


Bao-Ninh-vhsg3.jpg

Ảnh sưu tầm


Đã hơn 30 năm từ ngày tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (tên ban đầu là Thân phận của tình yêu) của nhà văn Bảo Ninh (tên thật là Hoàng Ấu Phương, quê Bảo Ninh, Quảng Bình) ra đời và nổi tiếng khắp thế giới. Nó được xem là “cuốn tiểu thuyết xúc động nhất về chiến tranh Việt Nam”, “cuốn sách chạm vào mẫu số chung của nhân loại”, “thành tựu lớn nhất của văn học Đổi mới”… Tiểu thuyết đã được dịch ra 15 thứ tiếng, và có những thứ tiếng có 2 phiên bản, giới thiệu ở 18 nước trên thế giới. Trên tờ quảng cáo bản dịch tiếng Trung ghi rõ “Bốn lần được đề cử giải Nobel”. Nhiều người đã đem Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đặt cùng hàng với Phía Tây không có gì lạ của Remarque, Người đọc của Bernhard Schlink (Đức), Người đua diều của Khaled Hosseini (Ba Tư). Đã có rất nhiều bài phê bình và cả những luận văn, luận án về tác phẩm này, hầu như không còn gì để viết nữa.

Dẫu vậy, số phận Nỗi buồn chiến tranh vẫn chưa xong xuôi, vẫn còn những ý kiến trái chiều. Tác phẩm sau khi xuất bản đã nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991, rồi bị cấm từ năm 1993 đến 2005, đến 2006 lại được phép xuất bản trở lại. Sau năm 1991 đã có nhiều nhà văn có tên tuổi viết bài phê bình Bảo Ninh. Tôi nhớ tại Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 8, 2010, tại Hà Nội, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã tiến ra giữa hội trường xin lỗi nhà văn Bảo Ninh vì đã viết bài phê phán ông. Năm 2011 sách được Giải thưởng châu Á của Nhật Bản (Nikkei Asia Prize). Nhưng ở Việt Nam cho đến nay tác phẩm vẫn chưa lọt vào Giải thưởng Nhà nước, mặc dù theo tôi, nó đã xứng đáng từ lâu, vì nó đứng vào hàng kinh điển thế giới. Một số trường đại học ở Mĩ đưa Nỗi buồn chiến tranh vào loại sách bắt buộc phải đọc. Nhà văn Diêm Liên Khoa (Trung Quốc) cũng liệt vào sách phải đọc đối với học viên lớp sáng tác mà ông phụ trách.

Bảo Ninh là nhà văn cựu chiến binh, quê Quảng Bình, sinh năm 1952 tại Nghệ An, trong một gia đình nhiều đời nho gia, bố là nhà ngữ học nổi tiếng Hoàng Tuệ, từng làm Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, nghiên cứu về chuẩn tiếng Việt và nhiều vấn đề liên quan đến chính sách ngôn ngữ của Nhà nước. Sau năm 1975, Hoàng Ấu Phương được giải ngũ, học Trường viết văn Nguyễn Du khóa III, bắt đầu viết văn từ năm 1987. Thời đi bộ đội, Phương từng đọc tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ của nhà văn Erich Maria Remarque (1898 - 1970) viết về Thế chiến thứ nhất. Hòa bình, thân phụ nhà văn sau chuyến đi Pháp có mang về tập tiểu thuyết Cuộc đời và số phận của Grossman (1905 - 1964), viết về cuộc sống người dân Xô-viết trong chiến tranh chống phát xít. Cả hai cuốn sách có tính phản tư về lịch sử đều có ảnh hưởng đến tư tưởng và nghệ thuật của Bảo Ninh. Khi viết Nỗi buồn chiến tranh theo kiểu phản tư, không phải Bảo Ninh không biết trước những hiểm nguy đang chờ đợi ông. Nghệ thuật của ông có tính chất dấn thân và suốt thời gian hơn 30 năm, trước bao dư luận, ông vẫn giữ thái độ im lặng bình thản. Từ đây ta thấy ý thức nghệ thuật và tinh thần dũng cảm của nhà văn Bảo Ninh.

Nỗi buồn chiến tranh thuộc loại tiểu thuyết chỉ có một nhân vật chính xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Các nhân vật khác đều là phụ, xuất hiện thấp thoáng trong các tình tiết. Kiên là nhân vật chính mang ba vai. Là người chiến sĩ sống sót sau chiến tranh của một đơn vị, không thể tự giải thoát khỏi các hồi tưởng về cuộc chiến tranh vừa qua và về các đồng đội đã mất như một chứng bệnh trầm cảm. Là người đánh mất mối tình đẹp đẽ của mình. Là người viết tiểu thuyết với ý thức sứ mệnh. Với ba vai đó, tiểu thuyết thể hiện ba nội dung cơ bản: cuộc chiến tranh khốc liệt với vô vàn chết chóc; chiến tranh và sự hủy diệt hạnh phúc đời thường; ý thức về chuyện viết văn về đề tài chiến tranh, muốn vượt qua truyền thống cũ.

Vấn đề đầu tiên đối với nhà văn là viết về chiến tranh như thế nào. Khi bắt đầu tiểu thuyết Kiên đã tự nêu câu hỏi: “Vì sao anh lại chọn chiến tranh và vì sao nhất thiết phải là nó?” (Bảo Ninh, Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Trẻ, 2011, các trích dẫn về sau đều lấy từ nguồn này). Anh chọn nó chính là để thay đổi nó. Vấn đề chính là ở cách nhìn về chiến tranh. Cuốn sách đã đi ngược lại với truyền thống thể hiện chiến tranh đã thành công thức. Một số người cho rằng, viết như thế là “xúc phạm” người đã khuất, vì không viết họ như những anh hùng. Nhưng chiến tranh là một đề tài rộng lớn, mà các hành động anh hùng trong chiến đấu chỉ là một phương diện. Chiến tranh còn là chết chóc, là hủy diệt, là mất mát đau thương... - những điều không thể không viết. Đất nước ta ở vào một vị trí địa chính trị thế nào đó mà thường phải đương đầu với chiến tranh và buộc phải sống còn. Sau tất cả, hòa bình thật quý giá. Đó cũng là tư tưởng của Hồ Chí Minh khi ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, 19/12/1946. Từ cuộc kháng chiến chống Pháp, sang cuộc kháng chiến chống Mĩ, tiểu thuyết về chiến tranh ở Việt Nam ra đời trong nhu cầu giáo dục truyền thống anh hùng. Trần Đăng, Nguyễn Đình Thi, Nguyên Ngọc, Hồ Phương, Nguyễn Văn Bổng, Võ Huy Tâm, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Nguyễn Thi, Nguyễn Trọng Oánh, Chu Lai, Nam Hà… và biết bao nhà văn Việt Nam khác đã sáng tác tiểu thuyết về chiến tranh như thế. Trước đó đã có biết bao tác phẩm phản ánh chiến tranh vệ quốc của Liên Xô, Trung Quốc cũng nhằm giáo dục truyền thống anh hùng. Các tiểu thuyết chiến tranh, do yêu cầu tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu và chiến thắng, đều thể hiện nhất loạt ta thắng địch thua, ta chính nghĩa địch phi nghĩa, ta dũng cảm địch hèn nhát, ta là người địch là thú vật, ta chính nghĩa thì hi sinh là chuyện lương tâm và tất yếu... Đó là công thức chung.

Là nhà văn, Bảo Ninh nghĩ: “Nghề văn là nghề chuyên nghiệp về sự ngẫm nghĩ. Nhà văn tự xem mình là kẻ có khả năng, có trách nhiệm và có ham thú đúc kết nhân tình thế thái đặng tìm ra cho bản thân mình và bạn đọc của mình những giá trị, những ý nghĩa vừa cố định vừa đổi thay không ngừng của đời sống con người, một đời sống tuy ngắn ngủi và khá là ảm đạm, nhiều buồn đau và bất hạnh, song lại cũng hàm chứa vô cùng tận những lẽ đời đáng sống, những giá trị cao quý, những vẻ đẹp tuyệt vời, hạnh phúc và niềm vui.” Cái khó ở đây là ở chỗ, đối với “những giá trị, những ý nghĩa vừa cố định vừa đổi thay không ngừng”, nhiều người chỉ thấy mặt cố định, mà không thấy sự đổi thay của chúng.

Là người lính đi qua chiến tranh, nhà văn Bảo Ninh, sau khi chiến tranh kết thúc, đã nói lên một tiếng nói khác, có phần ngược lại: “Nỗi buồn chiến tranh”. Là nhân chứng của chiến tranh, là người đã chứng kiến biết bao chiến sĩ của ta đã hi sinh, ông đã thấy những giá trị đổi thay. Nỗi buồn chiến tranh là tiểu thuyết đã vượt lên chiến tranh. Ở đây chiến tranh chỉ là bối cảnh, còn nội dung tiểu thuyết là nỗi buồn đau triền miên mà chiến tranh để lại. Đó là nỗi buồn của chết chóc hủy diệt, nỗi buồn của tuổi trẻ phôi pha, nỗi đau của tình yêu tan vỡ. Viết về chiến tranh là viết về thể nghiệm đời sống đau đớn của những người trải qua chiến tranh, đó là quan điểm nhân văn. “Dằng dặc trôi qua trong hồi ức của Kiên vô vàn những hồn ma thân thiết, lẳng lặng âm thầm kéo lê mãi trong đời anh nỗi đau buồn chiến tranh.” Nhà văn Kiên “thâm tâm luôn muốn viết về chiến tranh sao cho khác trước”. Bảo Ninh không miêu tả, kể chuyện về cuộc chiến, không kể lại bất cứ trận đánh nào, mà kể về suy nghĩ, cách ứng xử về cuộc chiến. Hiện lên trước mắt ta là nhân vật Kiên, người lính trinh sát năm xưa nay đi tìm và quy tập hài cốt các đồng đội đã hi sinh, với vô vàn hồi tưởng về những đồng đội và những cái chết, những biến thái tâm lí, những cơn điên dại, hồi tưởng về người yêu và tình yêu đã mất, với khát vọng viết lại “nội dung của lời trăng trối” của người lính chống Mĩ. Ông từ chối chi tiết điển hình trong quá trình phát triển của lịch sử, để viết theo dòng chảy của hồi ức và tâm trạng. Chi tiết hiện thực của ông rất nhiều, nhưng không sắp xếp theo thứ tự lí tính. Truyện của ông không có cốt truyện, không có trật tự thời gian tuyến tính, không có kết cục rõ ràng. Nhân vật của ông không sống với thời đại mới sau chiến thắng chấn động địa cầu, mà sống với quá khứ. “Không phải là cuộc sống mới, thời đại mới, không phải là những hi vọng về tương lai tốt đẹp đã cứu giúp tôi, mà trái lại, những tấm thảm kịch của quá khứ đã nâng đỡ tâm hồn tôi...” Người kể chuyện trong tiểu thuyết của ông không điều khiển được cái viết: “Không phải là anh, mà là một cái gì đấy đối lập, thậm chí thù nghịch với anh đang viết, đang không ngừng vi phạm, không ngừng lật ngược tất cả những giáo điều cùng tất cả những tín niệm văn chương và nhân sinh sâu bền nhất của anh. Và hoàn toàn không cưỡng nổi, mỗi ngày Kiên một dấn mình thêm vào vòng xoáy của nghịch lí hiểm nghèo ấy của bút pháp.” “Trong từng chương một, Kiên viết về chiến tranh một cách rất tùy ý như thể ấy là một cuộc chiến tranh chưa từng được biết tới, như thể cuộc chiến của riêng anh.” “Ngấm ngầm anh tin mình tồn tại ở đời với một thiên mệnh vô danh, thiêng liêng và cao cả, song tuyệt đối bí ẩn.” Kiên là một trường hợp điển hình của chứng PTSD (chứng rối loạn tâm lí hậu chấn thương), và nhờ hồi tưởng, nhờ viết tiểu thuyết mà vượt qua cơn bệnh. Nhưng Kiên vẫn không phải là người đã hoàn thành cuốn tiểu thuyết, mà phải là một người khác tỉnh táo hơn, bởi Kiên không thoát khỏi nhân vật để thành tác giả. Khi được hỏi mối quan hệ giữa nhân vật Kiên và Bảo Ninh như thế nào, thì tác giả Nỗi buồn chiến tranh trả lời: “Kiên là nhân vật hư cấu, hoàn toàn không phải tôi, đời sống và chiến đấu của anh ta cực kì khác tôi, nhưng Kiên cũng chính là tôi.” Kiên là nhân vật hư cấu, nhưng Kiên cũng chính là Bảo Ninh. Bảo Ninh đã thay đổi cách viết về chiến tranh. Những ai đã đọc Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh sẽ không thể nào viết lại chiến tranh theo kiểu cũ được nữa.

Toàn bộ tiểu thuyết được kể bằng ngôi thứ ba với điểm nhìn duy nhất của Kiên, và nhiều khi Kiên gạt bỏ luôn ngôi thứ ba để đứng ra kể chuyện xưng “tôi” theo ngôi thứ nhất, nhất là khi nói về cách viết tiểu thuyết. Chỉ có chương cuối cùng là lời của một người đọc đặc biệt xưng “tôi” biên tập lại bản thảo dang dở và đánh giá đúng bản thảo. Cái “tôi” này cũng chẳng phải ai xa lạ, rất có thể là cái “tôi” đã xuất hiện trong văn bản. Người đọc xưng “tôi” này đã vượt qua các định kiến của những người hàng xóm, coi Kiên là “nhà văn phường”, một kẻ dị biệt, thị dân, tiểu tư sản, cực đoan, bạc nhược, để hiểu được “có chung một Nỗi buồn chiến tranh mênh mang, nỗi buồn cao cả, cao hơn hạnh phúc và vượt trên đau khổ”. Toàn bộ tiểu thuyết được thể hiện bằng những hồi tưởng đứt đoạn của Kiên. Bảo Ninh thích dùng lối tạt lùi (flashback) để nhớ lại một chi tiết ngắn của quá khứ, làm cho cả tiểu thuyết được dệt bằng các đoạn hồi tưởng ngắn và suy ngẫm. Sẽ là ngây thơ nếu ai đó tin vào lời của nhà văn Kiên trong truyện, để tin rằng tiểu thuyết viết lộn xộn, tuỳ tiện vô thức. Chính những tạt lùi ngắn ngủi đã băm vụn cuộc chiến, để không tái hiện hoàn chỉnh nó nữa, vì ai cũng đã biết hết, mà chỉ tái hiện các mảnh vụn, những mảnh ghép làm nên “cuộc chiến của riêng Kiên” và nỗi buồn của anh mà mọi người chưa biết. Điểm nhìn của nhân vật Kiên và của người kể chuyện Kiên không trùng khít, bởi điểm nhìn sau hàm chứa một thái độ phản tư, phân tích những gì đã nhìn thấy và hồi tưởng, một điểm nhìn hậu chiến, điểm nhìn của người đã ra khỏi cuộc chiến và suy tư về nó, vượt lên nó. Nhìn bề ngoài, tất cả các chương của cuốn tiểu thuyết đều song hành trên một mặt bằng thời gian, bất cứ lúc nào Kiên đều có thể trở đi trở lại với những thời điểm quen thuộc với anh trong cuộc chiến, như thể thời gian không trôi qua. Nhưng đọc kĩ, sẽ thấy, cốt truyện chủ yếu là câu chuyện viết tiểu thuyết của Kiên. Từ chuyện đi làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ, Kiên nảy ra ý muốn kể lại lời trăng trối của những người đã mất, rồi tiếp theo là chuyện viết, cách viết, viết thâu đêm, viết rồi bỏ, chuyện vô vàn cái chết, chuyện gia đình của Kiên, chuyện tình tan vỡ của Kiên, chuyện Kiên bất lực với câu chuyện và biến mất, và kết thúc bằng một ai đó biên tập tiểu thuyết và tiểu thuyết đã hoàn thành. Một siêu tiểu thuyết (metafiction), trong tiểu thuyết hàm chứa một tiểu thuyết, tiểu thuyết về ý thức đổi mới cách viết một đề tài. Nỗi buồn chiến tranh của nhà văn Bảo Ninh mang một chủ đề kép. Nó không chỉ nêu một cách nhìn khác về chiến tranh, mà còn đề xuất một cách viết khác về đề tài chiến tranh, đề xuất một đổi thay về phương pháp sáng tác nữa.

Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh còn là một tiểu thuyết xuất sắc về ngôn ngữ văn học. Toàn bộ tác phẩm không phải lời kể chuyện thông thường, mà là lời độc thoại của nhân vật do người kể chuyện mượn để làm điểm tựa, lời của nhân vật Kiên. Vì thế đọc tiểu thuyết như là đọc lời bộc bạch, trữ tình, tâm sự của một tâm hồn. “Giấc mơ lay thức tâm hồn Kiên. Thì ra, anh, Kiên cũng có một thời trai trẻ trung, cái thời mà giờ đây khó lòng mường tượng lại được nữa, cái thời mà toàn bộ con người anh, nhân tính và nhân dạng, còn chưa bị bạo lực của chiến tranh hủy hoại, cái thời anh cũng ngập lòng ham muốn, cũng biết say sưa, si mê, cũng trải những cơn bồng bột, và cũng ngốc nghếch ngẩn ngơ, cũng từng tan nát cả cõi lòng vì tình yêu thương đau khổ, vì ghen tuông tủi hờn và cũng đáng được ưu ái như các bạn anh bây giờ. Chao ôi, chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới thảm sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người!” Câu văn dài với nhiều thành phần phụ, với các từ trùng điệp, lặp lại, ngân nga như thơ, như ru người đọc vào hồi tưởng mà chìm ẩn trong nhịp điệu ấy là nỗi niềm tiếc nuối vô hạn và nỗi buồn sâu thẳm. Nhà văn Diêm Liên Khoa, người đánh giá cao và giới thiệu tiểu thuyết này với độc giả Trung Quốc tỏ ý tiếc là tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh giàu chất trữ tình quá. Theo ông có lẽ phải viết với lời văn giễu nhại. Ý kiến đó theo tôi không hợp. Người ta có thể giễu nhại một cuộc đại nhảy vọt, cuộc cách mạng văn hóa kệch cỡm như chính Diêm Liên Khoa đã làm trong các tiểu thuyết của ông, nhưng khó mà giễu nhại một cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, thống nhất đất nước. Nhưng khúc trữ tình với khúc ai ca tuy gần mà cũng có khác nhau. Nỗi buồn chiến tranh vẫn chỉ là nỗi buồn, nỗi đau, mà chưa phải là thể loại khúc ca, bài ca. Dịch là Chiến tranh ai ca có thể làm giảm nhẹ sức suy nghĩ hàm chứa trong tiểu thuyết. Tất nhiên bản dịch của dịch giả Hạ Lộ là một đóng góp lớn đối với văn học Việt Nam, rất đáng quý.

Mới đây, Hội Văn học nghệ thuật Danube và Nhà xuất bản AB ART của Hungary đã quyết định trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube 2022 cho nhà văn Bảo Ninh, thêm lần nữa củng cố và khẳng định vị trí của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh trên văn đàn thế giới.​
...............................................
Tác giả: Trần Đình Sử
(Triều Anh sưu tầm)
Thêm
“Nỗi buồn chiến tranh”, một cách viết khác về chiến tranh
781
7
3

Thích Văn Học

Sáng tạo nội dung (content)
30/9/21
150
15
18,000
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
956,534
Không phải câu chuyện nào cũng có thể được xướng ngôn. Không phải câu chuyện nào cũng có thể được diễn ngôn. Không phải câu chuyện nào được chứng thính cũng phản ánh được hoàn toàn bản chất thật...
 
Lê Lựu tự nhận mình là lão nông Khoái Châu. Ông tự hào về điều đó. Với bộ răng đen như cải mả, tóc tai bù xù, lối đi đứng thô vụng, Lê Lựu mang tác phong và dáng vẻ rành rành một lão nông không thể che giấu. Và ông cũng không muốn che giấu. Giữa thành phố hoa lệ như Moscow, Paris hay New York…lão nông ấy vẫn hỏi nhân viên khách sạn chỗ nào có điếu cày, ngô luộc. Con người ấy, dẫu khoác lên người comple Anh, giày Ý, nước hoa Pháp cũng không thay màu được.

Lê Lựu gặp Trần Đăng Khoa bên Liên Xô. Hỏi điếu cày, chè tươi, khoai lang đều không có. Ông bảo: Không có điếu cày, ngô luộc, chè xanh mà các bố sống sót qua được 7 năm ở đây. Con cũng đến lạy các bố.

Với phần lớn chúng ta, việc sinh hoạt theo Tây không quá khó, thậm chí còn là niềm thích thú. Riêng với lão nông Lê Lựu, sống phải ép mình theo sinh hoạt và ăn uống kiểu Tây, ông thà chết ngay còn hơn.

Đời cũng như văn. Tuy Lê Lựu, một nhà văn quân đội (ăn lương nhà nước) nhưng không ngậm miệng ăn tiền. Ông không thể che giấu nổi tiếng nói lương tâm và suy tư trăn trở trước nỗi thăng trầm đẩy bi kịch của thời đại.

Khác lối đi an toàn của Nguyễn Khải, Khuất Quang Thụy và Chu Lai, Lê Lựu không mất công ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, nhân dân hăng say chiến đấu – sản xuất. Người ta ca ngợi mãi rồi. Mình ca ngợi thêm làm gì? Lê Lựu là một trong số ít nhà văn (ăn lương Đảng) dám mô tả những góc khuất trong tâm hồn con người thời đại.

Thời đại mà chỉ một câu văn sơ ý cũng có thể bóc lịch mọt gông. Thời đại mà nỗi sợ hãi bao trùm tất cả, từ đứa bé đến ông lão gần đất xa trời. Từ lãnh tụ cao nhất đến một công chức quèn đều lo âu phấp phỏm.

Sợ gì?

Có trời mới biết! Vòng kim cô cứ lơ lửng trên đầu mọi cá nhân, mọi số phận. Chỉ cần ai khẽ niệm chú là vòng xiết lại. Bài niệm chú Kim Cô của Ngộ Không thì chỉ ba người thuộc (Như Lai Phật Tổ, Quan Thế Âm Bồ Tát và Đường Tam Tạng) còn chú Kim Cô của thời đại Lê Lựu thì ai cũng thuộc. Câu chú ấy là PHẢN ĐẢNG, CƠ HỘI, XÉT LẠI, CÁ NHÂN CHỦ NGHĨA, TIỂU TƯ SẢN. Khổ là câu thần chú đã bị công khai đến mức đứa trẻ 10 tuổi cũng thuộc nằm lòng.

Ở cái thời đại như thế, ông dám nói lên tiếng nói lương tâm chân thực và góc cạnh thì chứng tỏ hai điều. Một, tấm lòng dũng cảm, khí độ sỹ phu Hà Bắc của ông vẫn nóng và rạo rực. Hai, tài văn của ông không tệ. Chỉ dùng một chữ sai, ông có thể bung – toang tay trắng trong nháy mắt. Viết văn như thế, người viết còn khéo hơn cả bọn bịt mắt phi đao, xiếc đi dây mà bên dưới toàn mũi đao chia chỉa, ngọn hoắt. Chỉ sơ ý mất thăng bằng, thân thể sẽ bị ngàn dao xuyên nát ngực.

Thời Xa Vắng đem lại tên tuổi lừng lẫy cho Lê Lựu. Tuy nhiên, so với nhà khác, văn ấy cũng không quá sắc sảo. Truyện ấy cũng không quá đặc biệt. Vậy tại sao Thời Xa Văng lại là quả bom tấn của đời Lê Lựu?

Đem cái tâm trạng bây giờ, bất cứ ai đọc Lê Lựu sẽ không mấy ai vỗ đùi hào hứng nữa. Vì sao vậy? Vì chúng ta đã đọc những tác giả hải ngoại, hoặc những tác giả gần đây. Với ta bây giờ, li rượu Lê Lưu bày bán có độ cồn chưa mạnh. Chúng ta thì đã nghiện rượu hơn, sốc hơn. Nhưng Lê Lựu đâu bày rượu bán cho chúng ta? Cũng chẳng mong đắt hàng lúc ấy và bây giờ. Ông chỉ viết ra nỗi lòng trăn trở của ông, một cây bút có lương tâm trong sáng và lòng tự trọng lớn.

Tuy nhiên xét cho kĩ, một tác phẩm, một nhà văn phải đặt và khung cảnh ra đời của nó. Thời Xa Vắng, do đó, là một dấu ấn đặc biệt trong tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. Vì trước đó, chưa có (công bố) một tác phẩm nào mô tả nội tâm phức tạp và đáng thương của con người XHCN như Thời Xa Vắng. Nhất là cha đẻ của nó lại là một sỹ quan quân đội.

Lê Lựu khá giỏi tiếng Anh. Trước cả Nguyễn Huy Thiệp, Lê Lựu đại diện cho giới văn sĩ Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên sau bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ. Đó là lợi thế đặc biệt của bất kì ai lúc đó nếu giỏi tiếng Anh. Khi về nước, đài báo xúm đen xúm đỏ phỏng vấn, ông cảm thấy sao về chuyến đi này.
Lê Lựu nói:

- Các anh cứ tưởng tượng chuyện hai nhà ở gần nhau có mấy năm xích mích. Đã đến lúc cả hai đều muốn làm lành nhưng chẳng ai dám lên tiếng trước vì sợ mất sĩ diện. Bèn nghĩ ra kế hiểm, lùa mấy con gà con chó sang nhà nhau rồi nói với qua bờ tường: Này, anh ơi, có thấy con chó nhà tôi chạy qua bên đấy không. Anh kia nói, có có. Thế là hai bên giao tiếp thân thiện trở lại. Chuyến đi của tôi cũng đóng vai trò của con gà con chó ấy thôi.

Trả lời ứng khẩu sắc sảo và hóm hỉnh, Lê Lựu là nhà văn đầu tiên ở Việt Nam được săn lùng như hoa hậu. Các bài phát biểu của ông, những đoạn trả lời phỏng vấn đều được sao ra băng cassette để bán như băng đĩa nhạc lậu. Đến nay, chưa nhà văn nào có cái vinh dự ấy.

Lê Lựu chơi rất thân với Trần Đăng Khoa. Với anh Khoa, Lê Lựu vừa là đồng hương vừa là bậc đàn anh. Nhưng căn bản hơn cả, hai người ấy đều mang chất lão nông. Trần Đăng Khoa có pha chút quan khí, không phải lúc nào cũng tiêu sái hồn nhiên. Bởi thế, Trần Đăng Khoa, dù nói năng lấp lửng khắp nơi, trước mặt Lê Lựu, luôn tỏ ra kính ngưỡng và chân thành, không dám dùng một li giáo điều, sách vở. Lê Lựu biết tỏng anh Khoa. Lê Lựu lại là hạng người mục hạ vô nhân, tiếu ngạo giang hồ. Anh Khoa, dính vào chức sắc, nể nang đàn anh là phải.

KẾT LUẬN

Trong tôi, Lê Lựu không phải cây bút sắc sảo xuất chúng nhưng ông là nhà văn tiêu biểu cho tinh thần sỹ phu Bắc Hà uy vũ bất năng khuất, bần tiện bất năng di. Muốn thấy cái tài, cái khí độ dũng cảm của Thời Xa Vắng, ta phải đặt nó vào bối cảnh lúc nó ra đời.

Cổ nhân trước khi chết, thường hỏi bọn gia nhân xem chân tay còn nguyên không, mắt mũi còn nguyên không. Hàm ý là, qua bao sóng gió, ta có bị nhục hình và phạm tội gì không. Nếu chân bị chặt (do phạm pháp) sẽ là nỗi nhục cho tổ tông. Ai còn nguyên vẹn thì có thể yên lòng nhắm mắt. Năm nay 82 tuổi, qua bao phen giỡn sóng bạc đầu, xỉa răng cọp dữ, Lê Lưu hẳn yên lòng về với tổ tiên. Chẳng những chân tay mặt mũi, mà danh dự và tiết tháo của ngài vẫn sáng trong như ngọc giữa cánh đồng Khoái Châu lộng gió.

Nguồn: Sang Đỗ
Thêm
  • Like
Reactions: Hoa Phù Sa
264
1
0
Đoạn trích thể hiện bi kịch trong tình yêu của Thúy Kiều qua đó thể hiện tiếng kêu đau đớn của tác giả về số phận con người trong xã hội phong kiến.

Bố cục Trao duyên

- Phần 1: Từ đầu đến “Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”: Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân.
- Phần 2: Tiếp theo đến “Rảy xin chén nước cho người thác oan”: Kiều trao tín vật đính ước cho em cùng với lời dặn dò.
- Phần 3. Còn lại: Nỗi đau đớn, dằn vặt của Thúy Kiều.

Trao duyên - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Cánh diều

Đọc tác phẩm Trao duyên

“... Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương huyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy so tơ phím này,

Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai

Dạ đài cách mặt khuất lời,
Rưới xin giọt nước cho người thác oan.
Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân !

Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi !
Phận sao phận bạc như với !
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Ôi Kim lang ! Hỡi Kim lang !
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây !”
Thêm
  • Like
Reactions: Vanhoctre
306
1
2
Đoạn trích thể hiện bi kịch trong tình yêu của Thúy Kiều qua đó thể hiện tiếng kêu đau đớn của tác giả về số phận con người trong xã hội phong kiến.

Bố cục Trao duyên

- Phần 1: Từ đầu đến “Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”: Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân.
- Phần 2: Tiếp theo đến “Rảy xin chén nước cho người thác oan”: Kiều trao tín vật đính ước cho em cùng với lời dặn dò.
- Phần 3. Còn lại: Nỗi đau đớn, dằn vặt của Thúy Kiều.

Trao duyên - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Cánh diều

Đọc tác phẩm Trao duyên

“... Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương huyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy so tơ phím này,

Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai

Dạ đài cách mặt khuất lời,
Rưới xin giọt nước cho người thác oan.
Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân !

Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi !
Phận sao phận bạc như với !
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Ôi Kim lang ! Hỡi Kim lang !
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây !”
Thêm
  • Like
Reactions: Vanhoctre
306
1
2
Đoạn trích thể hiện bi kịch trong tình yêu của Thúy Kiều qua đó thể hiện tiếng kêu đau đớn của tác giả về số phận con người trong xã hội phong kiến.

Bố cục Trao duyên

- Phần 1: Từ đầu đến “Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”: Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân.
- Phần 2: Tiếp theo đến “Rảy xin chén nước cho người thác oan”: Kiều trao tín vật đính ước cho em cùng với lời dặn dò.
- Phần 3. Còn lại: Nỗi đau đớn, dằn vặt của Thúy Kiều.

Trao duyên - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Cánh diều

Đọc tác phẩm Trao duyên

“... Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương huyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy so tơ phím này,

Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai

Dạ đài cách mặt khuất lời,
Rưới xin giọt nước cho người thác oan.
Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân !

Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi !
Phận sao phận bạc như với !
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Ôi Kim lang ! Hỡi Kim lang !
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây !”
Thêm
  • Like
Reactions: Vanhoctre
306
1
2
Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào ? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao : đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại.

Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ : “Chắc nó trừ mình ra !”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật ! Ờ ! Thế này thì tức thật ! Tức chết đi được mất ! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp ! Thế có phí rượu không ? Thế thì có khổ hắn không ? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này ? A ha ! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo ! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo ? Có mà trời biết ! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết....

(Lược một đoạn : Một người đi thả ống lươn nhặt được Chí Phèo “trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không”, sau đó, chuyền tay cho người làng nuôi. Lớn lên, làm canh điền cho lí Kiến, Chí Phèo bị lí Kiến ghen, đẩy vào tù. Bảy, tám năm sau, Chí Phèo ra tù...).

Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cong, hai mắt gườm gườm trông gớm chết ! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!

Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều. Rồi say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà bá Kiến, gọi tận tên tục ra mà chửi. Cụ bá không có nhà. Thấy bộ điệu hung hăng của hắn, bà cả đùn bà hai, bà hai thúc bà ba, bà ba gọi bà tư, nhưng rốt cục chẳng bà nào dám ra nói với hắn một vài lời phải chăng. Mắc cái phải cái thằng liều lĩnh quá, nó lại say rượu, tay nó lại nhăm nhăm cầm cái vỏ chai, mà nhà lúc ấy toàn đàn bà cả... Thôi thì cứ đóng cái cổng cho thật chắc rồi mặc thây cha nó, nó có chửi thì tại liền miệng đấy, chửi rồi lại nghe ! Thành thử chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu !... Thật là ầm ĩ ! Hàng xóm phải một bữa điếc tai, nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả : xưa nay họ mới chỉ được nghe bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá chửi người ta, bây giờ họ mới được nghe người ta chửi lại cả nhà cụ bá. Mà chửi mới sướng miệng làm sao ! Mới ngoa ngoắt làm sao ! Họ bảo nhau : “Phen này cha con thằng bá Kiến đố còn dám vác mặt đi đâu nữa ! Mồ mả tổ tiên đến lộn lên mất”. Cũng có người hiền lành hơn thì bảo : “Phúc đời nhà nó, chắc ông lí không có nhà...”. Ông lí đây là ông lí Cường, con giai cụ bá nổi tiếng là hách dịch, coi người như rơm như rác. Phải ông lí Cường thử có nhà xem nào ! Quả nhiên họ nói có sai đâu ! Đấy, có tiếng người sang sảng quát : “Mày muốn lôi thôi gì... cái thằng không cha không mẹ này ! Mày muốn lôi thôi gì ?...”. Đã bảo mà ! Cái tiếng quát tháo kia là tiếng lí Cường. Lí Cường đã về ! Lí Cường đã về ! Phải biết... A ha ! Một cái tát rất kêu. Ôi ! Cái gì thế này ? Tiếng đấm, tiếng đá nhau bình bịch, thôi cứ gọi là tan xương ! Bỗng “choang” một cái, thôi phải rồi, hắn đập cái chai vào cột cổng... Ồ hắn kêu... Hắn vừa chửi vừa kêu làng như bị người ta cắt họng. Ồ hắn kêu !

– Ối làng nước ôi ! Cứu tôi với... Ối làng nước ôi ! Bố con thằng Kiến nó đâm chết tôi ! Thằng lí Cường nó đâm chết tôi rồi, làng nước ôi !... Và họ thấy Chí Phèo lăn lộn dưới đất, vừa kêu vừa lấy mảnh chai cào vào mặt. Máu ra loe loét trông gớm quá ! Mấy con chó xông xáo quanh hắn, sủa rất hăng. Lí Cường hơi tái mặt, đứng nhìn mà cười nhạt, cười khinh bỉ. Hừ ! Ngỡ là gì, chẳng hoá ra nằm vạ! Thì ra hắn định đến đây nằm vạ! Người ta tuôn đến xem. Mấy cái ngõ tối xung quanh đùn ra biết bao nhiêu là người. Thật ổn ào như chợ. Bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá vững dạ vì có anh lí cũng xưng xỉa ra chửi góp. Thật ra, các bà muốn xem Chí Phèo làm ăn ra sao ?

Không khéo nó cố ý gieo vạ cho cụ ông phen này....

Nhưng kìa cụ ông đã về. Cụ cất tiếng rất sang hỏi : “Cái gì mà đông thế này ?”.

Chỗ này “Lạy cụ”, chỗ kia “Lạy cự”, người ta kính cẩn đứng dãn ra, và Chí Phèo bỗng nằm dài, không nhúc nhích, rên khẽ như gần chết.

Thoáng nhìn qua, cụ đã hiểu cơ sự rồi. Làm lí trưởng rồi chánh tổng, bây giờ lại đến lượt con cụ làm lí trưởng, những việc như thế này cụ không lạ gì. Cụ hãy quát mấy bà vợ đang xưng xỉa chực tâng công với chồng :

– Các bà đi vào nhà ; đàn bà chỉ lôi thôi, biết gì!

Rồi quay lại bọn người làng, cụ dịu giọng hơn một chút :

– Cả các ông, các bà nữa, về đi thôi chứ ! Có gì mà xúm lại như thế này ?

Không ai nói gì, người ta lảng dần đi. Vì nể cụ bá cũng có, nhưng vì nghĩ đến sự yên ổn của mình cũng có : người nhà quê vốn ghét lôi thôi. Ai dại gì mà đứng ỳ ra đấy, có làm sao họ triệu mình đi làm chứng. Sau còn trở lại Chí Phèo và cha con cụ bá. Bây giờ cụ mới lại gần hắn khẽ lay mà gọi :

– Anh Chí ơi ! Sao anh lại làm ra thế ?

Chí Phèo lim dim mắt, rên lên :

– Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng.

Cụ bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm ; người ta bảo cụ hơn người cũng bởi cái cười:

– Cái anh này nói mới hay ! Ai làm gì anh mà anh phải chết ? Đời người chứ có phải con ngoé đâu ? Lại say rồi phải không ?

Rồi, đổi giọng cụ thân mật hỏi :

– Về bao giờ thế ? Sao không vào tôi chơi ? Đi vào nhà uống nước.

Thấy Chí Phèo không nhúc nhích, cụ tiếp luôn :

– Nào đứng lên đi. Cứ vào đây uống nước đã. Có cái gì, ta nói chuyện tử tế với nhau. Cần gì mà phải làm thanh động lên như thế, người ngoài biết, mang tiếng cả.

Rồi vừa xốc Chí Phèo, cụ vừa phàn nàn :

– Khổ quá, giá có tôi ở nhà thì có đâu đến nỗi. Ta nói chuyện với nhau, thế nào cũng xong. Người lớn cả, chỉ một câu chuyện với nhau là đủ. Chỉ tại thằng lí Cường nóng tính, không nghĩ trước nghĩ sau. Ai chứ anh với nó còn có họ kia đấy. Chí Phèo chả biết họ hàng ra làm sao, nhưng cũng thấy lòng nguôi nguôi. Hắn cố làm ra vẻ nặng nề, ngồi lên. Cụ bá biết rằng mình đã thắng, đưa mắt nháy con một cái, quát :

– Lí Cường đâu ! Tội mày đáng chết. Không bảo người nhà đun nước, mau lên!

(Lược một đoạn : Chí Phèo trở thành tay sai của bá Kiến, càng ngày càng hung hãn, ngang ngược và triền miên say. Chiều nay, như mọi buổi chiều, Chí Phèo lại “vừa đi vừa chửi". Và cũng như mọi chiều, vẫn không một ai đáp lời hắn. Hắn rất tức tối, định ghé vào bất kì nhà nào đập bể một cái gì cho bỏ tức. Hắn rẽ vào nhà tự Lãng giữa lúc lão này đang uống rượu một mình dưới trăng. Chí Phèo sà xuống, cùng uống. Khi đã thoả thuê, hắn lảo đảo ra về, nhưng không về lều mà đi ra bờ sông gần nhà. Ở đó, Chí Phèo đã gặp thị Nở – một người đàn bà xấu xí, ngẩn ngơ, ế chồng – ra sông kín nước ngồi nghỉ rồi ngủ quên. Họ ăn nằm với nhau rồi cùng ngủ say dưới trăng. Đến nửa đêm, Chí Phèo đau bụng, nôn mửa. Thị Nở dìu hắn vào trong lều, đặt lên chống, đắp chiếu cho hắn rồi ra về...)

Khi Chí Phèo mở mắt thì trời sáng đã lâu. Mặt trời chắc đã lên cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít bên ngoài đủ biết. Nhưng trong cái lều ẩm thấp vẫn mới chỉ hơi lờ mờ. Ở đây người ta thấy chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng. Chưa bao giờ Chí Phèo nhận thấy thế bởi chưa bao giờ hết say.

Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Cũng như những người say tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc. Hay là đói rượu ? Nghĩ đến rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu cũng như những người ốm thường sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá ! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy... Chao ôi là buồn!

- Vải hôm nay bán mấy ?

- Kém ba xu, dìa!

– Thế thì còn ăn thua gì !

– Có khéo co mới được một tấm năm xu.

– Thật thế đấy. Nhưng chẳng lẽ rằng lại chơi...

Chí Phèo đoán chắc rằng một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán

vải ở Nam Định về. Hắn lại nao nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời ! Có lí nào như thế được ? Hắn đã già rồi hay sao ? Ngoài bốn mươi tuổi đầu... Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đày đoạ cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau. Cũng may thị Nở vào. Nếu thị không vào, cứ để hắn vẩn vơ nghĩ mãi, thì đến khóc được mất. Thị vào cắp một cái rổ, trong có một nồi gì đậy vung. Đó là một nồi cháo hành còn nóng nguyên. Là vì lúc còn đêm, thị trằn trọc một lát, thị bỗng nhiên nghĩ rằng : cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương, còn gì đáng thương bằng đau ốm mà nằm còng queo một mình. Giá thử đêm qua không có thị thì hắn chết. Thị kiêu ngạo vì đã cứu sống cho một người. Thị thấy như yêu hắn: đó là cái lòng yêu của một người làm ơn. Nhưng cũng có cả lòng yêu của một người chịu ơn. Một người như thị Nở càng không quên được. Cho nên thị nghĩ : mình bỏ hắn lúc này thì cũng bạc. Dẫu sao cũng đã ăn nằm với nhau ! Ăn nằm với nhau như “vợ chồng”. Tiếng “vợ chồng” thấy ngường ngượng mà thỉnh thích. Đó vẫn là điều mong muốn âm thầm của con người khốn nạn ấy chăng ? Hay là sự khoái lạc của xác thịt đã làm nổi dậy những tính tình mà thị chưa bao giờ biết ?

Chỉ biết rằng thị muốn gặp Chí Phèo, gặp hắn mà nhắc lại chuyện đêm qua thì chắc buồn cười lắm. Gớm ! Sao lại có thứ người đâu mà lì quá thế ! Người ta ngồi đấy mà dám xán lăn ngay vào, nó chả ngang ngược mà người ta kêu bé, nó lại làm to hơn. Mà kể thì cũng ngù ngờ. Cái thằng trời đánh không chết ấy, nó còn sợ ai mà hòng kêu. Nhưng mà đáng kiếp. Thổ trận ấy thật là phải biết. Cứ gọi là hôm nay nhọc đừ. Phải cho hắn ăn tí gì mới được. Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành, ra được mồ hôi thì là nhẹ nhõm người ngay đó mà... Thế là vừa sáng thị đã chạy đi tìm gạo. Hành thì nhà thị may lại còn. Thị nấu bỏ vào cái rổ, mang ra cho Chí Phèo.

Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì. Hắn vẫn phải doạ nạt hay là giật cướp. Hắn phải làm cho người ta sợ. Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng. Thị Nở thì chỉ nhìn trộm hắn rồi lại toe toét cười. Trông thị thế mà có duyên. Tình yêu làm cho có duyên. Hắn thấy vừa vui vừa buồn. Và một cái gì nữa giống như là ăn năn. Cũng có thể như thế lắm. Người ta hay hối hận về tội ác khi không đủ sức mà ác nữa. Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao ! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng : những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo ? Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời : Có ai nấu cho mà ăn đâu ? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa ! Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”. Hắn nhớ đến “bà ba”, cái con quỷ cái hay bắt hắn bóp chân mà lại cứ bắt bóp lên trên, trên nữa. Nó chỉ nghĩ đến sao cho thoả nó chứ có yêu hắn đâu. Hồi ấy hắn hai mươi. Hai mươi tuổi, người ta không là đá, nhưng cũng không toàn là xác thịt. Người ta không thích cái gì người ta khinh. Vả lại bị một con đàn bà gọi đến mà bóp chân ! Hắn thấy nhục hơn là thích, huống hồ lại sợ. Quả thật, từ khi biết rằng con vợ chủ sai hắn làm một việc không chính đáng, hắn vừa làm vừa run. Không làm thì không được ; mọi việc trong nhà, quyền bà ba. Chứ hắn, hắn còn lòng nào đâu ! Đến nỗi người đàn bà phát cáu. Bà thấy xa xôi không được, phải làm đến nơi. Bà bảo hắn rằng : “Mày thực thà quá ! Con trai gì hai mươi tuổi mà đã như ông già”. Hắn vẫn giả vờ không hiểu. Bà lẳng lơ bảo : “Chả nhẽ tao gọi mày vào chỉ để bóp chân thế này thôi ư ?...”. Và thấy hắn dùng dằng, bà mắng xơi xơi vào mặt. Hắn chỉ thấy nhục, chứ yêu đương gì. Không, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả, vì thế mà bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù ?

Bát cháo húp xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo và múc thêm bát nữa. Hắn thấy mình đẫm bao nhiêu mồ hôi. Mồ hôi chảy ra trên đầu, trên mặt, những giọt to như giọt nước. Hắn đưa tay áo quệt ngang một cái, quệt mũi, cười rồi lại ăn. Hắn càng ăn, mồ hôi lại càng ra nhiều. Thị Nở nhìn hắn, lắc đầu, thương hại. Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ. Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người ? Đó là cái bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi, hay trận ốm thay đổi hắn về sinh lí cũng thay đổi cả tâm lí nữa ? Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác, phải là kẻ mạnh. Hắn đâu còn mạnh nữa. Và có lúc hắn ngẫm mình mà lo. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và doạ nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, doạ nạt nữa thì sao ? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều. Nhưng hắn mơ hồ thấy rằng sẽ có một lúc mà người ta không thể liều được nữa. Bấy giờ mới nguy ! Trời ơi ! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao ! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được. Họ sẽ thấy rằng hắn cũng có thể không làm hại được ai. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện. Hắn băn khoăn nhìn thị Nở, như thăm dò. Thị vẫn im lặng, cười tin cẩn. Hắn thấy tự nhiên nhẹ người. Hắn bảo thị :

– Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?

Thị không đáp, nhưng cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra. Hắn thấy thế cũng không có gì là xấu. Bằng một cái giọng nói và một vẻ mặt rất phong tình theo ý hắn, hắn bảo thị :

– Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.

Thị lườm hắn. Một người thật xấu khi yêu cũng lườm. Hắn thích chí, khanh khách cười. Lúc tỉnh táo, hắn cười nghe thật hiền. Thị Nở lấy làm bằng lòng lắm. Bây giờ thì mấy bát cháo ý chừng đã ngấm. Hắn thấy lòng rất vui. [...]

Chúng sẽ làm thành một cặp rất xứng đôi. Chúng cũng nhận thấy thế và nhất định là lấy nhau. Như thế năm ngày chẵn, thị ở nhà hắn cả ngày lẫn đêm, trừ những lúc đi kiếm tiền. Hắn không còn kinh rượu nhưng cố uống cho thật ít. Để cho khỏi tốn tiền, nhưng nhất là để tỉnh táo mà yêu nhau. Đàn bà không có men như rượu nhưng cũng làm người say. Và hắn say thị lắm. Nhưng thị lại là người dở hơi. Đến hôm thứ sáu, thì thị bỗng nhớ rằng thị có một người cô ở đời. Người cô ấy nội ngày nay sẽ về. Thị nghĩ bụng : hãy dừng yêu để hỏi cô thị đã.

Thấy thị hỏi, bà già kia bật cười. Bà tưởng cháu bà nói đùa. Nhưng chợt nhớ ra rằng cháu bà vốn dở hơi. Bà bỗng trở nên hoảng hốt. Bà nhục cho ông cha nhà bà. Cũng có lẽ bà tủi cho thân bà. Bà nghĩ đến cái đời dài dằng dặc của bà, không có chồng. Bà thấy chua xót lắm. Bà uất ức, uất ức với ai không biết. Nhưng rồi đổ cái uất ức ngay lên cháu bà ! Người đàn bà đức hạnh thấy cháu bà sao mà đĩ thế ! Thật đốn mạt. Ngoài ba mươi tuổi mà chưa trót đời. Ngoài ba mươi tuổi... ai lại còn đi lấy chồng ! Ai đời lại còn đi lấy chồng ! Ừ ! Mà có lấy thì lấy ai chứ ?... Đàn ông đã chết hết cả rồi hay sao, mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ra ăn vạ. Trời ơi ! Nhục nhã ơi là nhục nhã ! Hỡi ông cha nhà bà ! Bà gào lên như con mẹ dại. Bà xỉa xói vào mặt cái con cháu gái ba mươi tuổi mà chưa trót đời. Bà bảo phắt nó :

– Đã nhịn được đến bằng này tuổi thì nhịn hẳn ; ai lại đi lấy thằng Chí Phèo ! Thị nghe thấy thế mà lộn ruột. Nhưng thị biết cãi bà làm sao ? Con người ấy có quyền nói thế, bởi con người ấy năm mươi tuổi rồi, năm mươi tuổi còn ai lấy chồng. Thị biết cãi làm sao ? Mà không cãi được thì giận dữ nổi lên đùng đùng.

Thị tức lắm ! Thị tức lắm ! Thị cần đổ cái tức ấy lên một người. Thị ton ton chạy lên nhà nhân ngãi("). Thị thấy hắn đương uống rượu, và vừa uống vừa lầm bầm chửi thị về nhà lâu. Hắn không quen đợi ; bởi phải đợi, hắn lại lôi rượu, và uống cho đỡ buồn. Uống vào thì phải chửi, quen mồm rồi ! Nhưng thị làm gì mà hắn chửi ? Mà hắn có quyền gì chửi thị ? Ồ, thị điên lên mất ! Thị giẫm chân xuống đất, rồi lại nhảy cẫng lên như thượng đồng2. Hắn thú vị quá, lắc lư cái đầu cười. Lại còn cười ! Nó nhạo thị. Trời ơi ! Thị điên lên mất, trời ơi là trời ! Thị chống tay vào háng, vênh vênh cái mặt, và dớn cái môi vĩ đại lên, trút vào mặt hắn tất cả lời bà cô. Hắn nghĩ ngợi một tí rồi hình như hiểu, hắn bỗng nhiên ngẩn người. Thoáng một cái, hắn lại như hít thấy hơi cháo hành. Hắn cứ ngồi ngẩn mặt, không nói gì. Thị trút xong giận rồi. Cái mũi đỏ của thị dị xuống rồi lại bạnh ra. Thị hả hê lắm lắm. Thị ngoay ngoáy cái mông đít đi ra về. Hắn sửng sốt, đứng lên gọi lại. Ai mà thèm lại ! Còn muốn lôi thôi cái gì ? Hắn đuổi theo thị, nắm lấy tay. Thị gạt ra, lại giúi thêm cho một cái. Hắn lăn khoèo xuống sân. Đã lăn ra thì hắn phải kêu : bao giờ chả thế. Hắn nhặt một hòn gạch vỡ, toan đập đầu. Nhưng hình như hắn chưa thật say. Vì hắn nghĩ : đập đầu ở đây chỉ thiệt ; đập đầu ở đây, để mà nằm ăn vạ ai ? Hắn tự phải đến cái nhà con đĩ Nở kia. Đến để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm) già nhà nó. Nếu không đâm được, lúc ấy hãy đập đầu ra kêu làng.

Muốn đập đầu, phải uống thật say. Không có rượu, lấy gì làm máu cho nó chảy ! Phải uống thêm chai nữa. Và hắn uống. Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ôi, buồn ! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức. Rồi lại uống. Rồi lại uống. Hắn uống đến say mềm người rồi hắn đi. Hắn ra đi với một con dao ở thắt lưng. Hắn lảm nhảm :

“Tạo phải đâm chết nó ! Tao phải đâm chết nó !”. Nhưng hắn lại cứ thẳng đường mà đi. Cái gì đã làm hắn quên rẽ vào nhà thị Nở ? Những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm. Trời nắng lắm, nên đường vắng. Hắn cứ đi, cứ chửi, cứ doạ giết “nó”, và cứ đi. Bây giờ đến ngõ nhà cụ bá. Hắn xông xông đi vào. Cả nhà đi làm đồng vắng, chỉ có mình cụ bá đang nằm nghỉ trưa. Nghe tiếng hắn, cụ thấy sao bực mình ! Chính thật thì cụ đã đang bực mình. Bởi vì cụ thấy đầu hơi nhức. Cụ đang muốn có một bàn tay man mát xoa cái đầu. Cũng có lẽ, cụ chỉ muốn bà tư đừng đi lâu quá thế. Đi lâu thế, không biết rằng đi đâu ? Sao bà ấy còn trẻ quá ! Gần bốn mươi rồi mà trông còn phây phây, còn phây phây quá đi nữa ! Cụ năm nay đã ngoài sáu mươi.

Già yếu quá, nghĩ mà chua xót. Giá thế thì bà ấy chỉ cũng già cho xong. Bà ấy lại cứ trẻ, cứ phây phây, cứ đẹp như mới ngoài hai mươi tuổi, mà sao đa tình. Nhìn thì thích nhưng mà tưng tức lạ. Khác gì nhai miếng thịt bò lụt sụt khi rụng gần hết răng. Mắt bà, miệng bà, có duyên, nhưng trông đã lắm ! Hơi một tí thì cười toe toét, tít cả mắt lại, cái má thì hây hây. Mà thấy ghét những thằng trai trẻ, giá làm con bà không đáng, mà thấy bà đâu cũng đùa. Chúng đùa nhạt như nước ốc, chỉ được cái thô tục, mà gặp ai đâu cũng cười ! Chẳng nghĩ gì đến địa vị cả, người đâu mà vô tâm. Tức lạ ! Cụ chỉ muốn cho tất cả những thằng trai trẻ đi ở tù...

Những lúc như thế, thì một người dẫu khôn ngoan cũng không bình tĩnh được. Nhất là khi trông thấy một thằng chỉ đến vòi tiền uống rượu như Chí Phèo. Tuy vậy, cụ cũng móc sẵn năm hào. Thà móc sẵn để tống nó đi cho chóng. Nhưng móc rồi, cụ cũng phải quát một câu cho nhẹ người :

- Chí Phèo đấy hở ? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho. Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn :

– Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à ? Hắn trợn mắt, chỉ vào mặt cụ :

– Tao không đến đây xin năm hào.

Thấy hắn toan làm dữ, cụ đành dịu giọng :

– Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn.

Hắn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo:

— Tạo đã bảo tạo không đòi tiền.

– Giỏi ! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế thì anh cần gì ?

Hắn dõng dạc :

– Tao muốn làm người lương thiện.

Bá Kiến cười ha hả:

− Ồ tưởng gì ! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ.

Hắn lắc đầu :

– Không được ! Ai cho tao lương thiện ? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này ? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không ! Chỉ có một cách... biết không !... Chỉ còn một cách là... cái này ! Biết không! Hắn rút dao ra, xông vào. Bá Kiến ngồi nhỏm dậy, Chí Phèo đã văng dao tới rồi. Bá Kiến chỉ kịp kêu một tiếng. Chí Phèo vừa chém túi bụi vừa kêu làng thật to. Hắn kêu làng, không bao giờ người ta vội đến. Bởi thế khi người ta đến thì hắn cũng đã đang giãy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn trợn ngược. Mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói, nhưng không ra tiếng. Ở cổ hắn, thỉnh thoảng máu vẫn còn ứ ra.

Cả làng Vũ Đại nhao lên. Họ bàn tán rất nhiều về vụ án không ngờ ấy. Có nhiều kẻ mừng thầm. Không thiếu kẻ mừng ra mặt. Có người nói xa xôi : “Trời có mắt đấy, anh em ạ !”. Người khác thì nói toạc : “Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc ! Rõ thật bọn chúng giết nhau, nào có phải cần đến tay người khác đâu”. Mừng nhất là họ kì hào ở trong làng. Họ tuôn đến để hỏi thăm, nhưng chính là để nhìn lí Cường bằng những con mắt thoả mãn và khiêu khích.

Đội Tảo, không cần kín đáo, nói toang toang ngay ngoài chợ trước mặt bao nhiêu người : “Thằng bố chết, thằng con lớp này không khỏi người ta cho ăn bùn”. Ai chả hiểu “người ta” đó là chính ông. Bọn đàn em thì bàn nhỏ : “Thằng mọt già ấy chết, anh em mình nên ăn mừng”. Những người biết điều thì hay ngờ vực ; họ chép miệng nói : “Tre già măng mọc, thằng ấy chết, còn thằng khác, chúng mình cũng chẳng lợi tí gì đâu”.

Bà cô thị Nở chỉ vào tận mặt cháu mà đay nghiến :

– Phúc đời nhà mày, con nhé. Chả ôm lấy ông Chí Phèo.

Thị cười và nói lảng :

– Hôm qua làm biên bản, lí Cường nghe đâu đã tốn gần một trăm. Thiệt người lại thiệt của.

Nhưng thị nghĩ thầm :

– Sao có lúc nó hiền như đất.

Và nhớ lại những lúc ăn nằm với hắn, thị nhìn trộm bà cô, rồi nhìn nhanh xuống bụng :

– Nói dại, nếu mình chửa, bây giờ hắn chết rồi, thì làm ăn thế nào ? Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua...

---
Nam Cao
Thêm
257
0
2

Thích Văn Học

Sáng tạo nội dung (content)
30/9/21
150
15
18,000
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
956,534
Ý nghĩa nhan đề Chí Phèo

- Lúc đầu có tên là Cái lò gạch cũ: nhấn mạnh sự xuất hiện của Chí Phèo trong cuộc đời, cách gọi này dựa vào hình ảnh cái lò gạch bỏ không ở phần đầu và được lặp lại ở...
 
Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào ? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao : đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại.

Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ : “Chắc nó trừ mình ra !”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật ! Ờ ! Thế này thì tức thật ! Tức chết đi được mất ! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp ! Thế có phí rượu không ? Thế thì có khổ hắn không ? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này ? A ha ! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo ! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo ? Có mà trời biết ! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết....

(Lược một đoạn : Một người đi thả ống lươn nhặt được Chí Phèo “trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không”, sau đó, chuyền tay cho người làng nuôi. Lớn lên, làm canh điền cho lí Kiến, Chí Phèo bị lí Kiến ghen, đẩy vào tù. Bảy, tám năm sau, Chí Phèo ra tù...).

Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cong, hai mắt gườm gườm trông gớm chết ! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!

Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều. Rồi say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà bá Kiến, gọi tận tên tục ra mà chửi. Cụ bá không có nhà. Thấy bộ điệu hung hăng của hắn, bà cả đùn bà hai, bà hai thúc bà ba, bà ba gọi bà tư, nhưng rốt cục chẳng bà nào dám ra nói với hắn một vài lời phải chăng. Mắc cái phải cái thằng liều lĩnh quá, nó lại say rượu, tay nó lại nhăm nhăm cầm cái vỏ chai, mà nhà lúc ấy toàn đàn bà cả... Thôi thì cứ đóng cái cổng cho thật chắc rồi mặc thây cha nó, nó có chửi thì tại liền miệng đấy, chửi rồi lại nghe ! Thành thử chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu !... Thật là ầm ĩ ! Hàng xóm phải một bữa điếc tai, nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả : xưa nay họ mới chỉ được nghe bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá chửi người ta, bây giờ họ mới được nghe người ta chửi lại cả nhà cụ bá. Mà chửi mới sướng miệng làm sao ! Mới ngoa ngoắt làm sao ! Họ bảo nhau : “Phen này cha con thằng bá Kiến đố còn dám vác mặt đi đâu nữa ! Mồ mả tổ tiên đến lộn lên mất”. Cũng có người hiền lành hơn thì bảo : “Phúc đời nhà nó, chắc ông lí không có nhà...”. Ông lí đây là ông lí Cường, con giai cụ bá nổi tiếng là hách dịch, coi người như rơm như rác. Phải ông lí Cường thử có nhà xem nào ! Quả nhiên họ nói có sai đâu ! Đấy, có tiếng người sang sảng quát : “Mày muốn lôi thôi gì... cái thằng không cha không mẹ này ! Mày muốn lôi thôi gì ?...”. Đã bảo mà ! Cái tiếng quát tháo kia là tiếng lí Cường. Lí Cường đã về ! Lí Cường đã về ! Phải biết... A ha ! Một cái tát rất kêu. Ôi ! Cái gì thế này ? Tiếng đấm, tiếng đá nhau bình bịch, thôi cứ gọi là tan xương ! Bỗng “choang” một cái, thôi phải rồi, hắn đập cái chai vào cột cổng... Ồ hắn kêu... Hắn vừa chửi vừa kêu làng như bị người ta cắt họng. Ồ hắn kêu !

– Ối làng nước ôi ! Cứu tôi với... Ối làng nước ôi ! Bố con thằng Kiến nó đâm chết tôi ! Thằng lí Cường nó đâm chết tôi rồi, làng nước ôi !... Và họ thấy Chí Phèo lăn lộn dưới đất, vừa kêu vừa lấy mảnh chai cào vào mặt. Máu ra loe loét trông gớm quá ! Mấy con chó xông xáo quanh hắn, sủa rất hăng. Lí Cường hơi tái mặt, đứng nhìn mà cười nhạt, cười khinh bỉ. Hừ ! Ngỡ là gì, chẳng hoá ra nằm vạ! Thì ra hắn định đến đây nằm vạ! Người ta tuôn đến xem. Mấy cái ngõ tối xung quanh đùn ra biết bao nhiêu là người. Thật ổn ào như chợ. Bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá vững dạ vì có anh lí cũng xưng xỉa ra chửi góp. Thật ra, các bà muốn xem Chí Phèo làm ăn ra sao ?

Không khéo nó cố ý gieo vạ cho cụ ông phen này....

Nhưng kìa cụ ông đã về. Cụ cất tiếng rất sang hỏi : “Cái gì mà đông thế này ?”.

Chỗ này “Lạy cụ”, chỗ kia “Lạy cự”, người ta kính cẩn đứng dãn ra, và Chí Phèo bỗng nằm dài, không nhúc nhích, rên khẽ như gần chết.

Thoáng nhìn qua, cụ đã hiểu cơ sự rồi. Làm lí trưởng rồi chánh tổng, bây giờ lại đến lượt con cụ làm lí trưởng, những việc như thế này cụ không lạ gì. Cụ hãy quát mấy bà vợ đang xưng xỉa chực tâng công với chồng :

– Các bà đi vào nhà ; đàn bà chỉ lôi thôi, biết gì!

Rồi quay lại bọn người làng, cụ dịu giọng hơn một chút :

– Cả các ông, các bà nữa, về đi thôi chứ ! Có gì mà xúm lại như thế này ?

Không ai nói gì, người ta lảng dần đi. Vì nể cụ bá cũng có, nhưng vì nghĩ đến sự yên ổn của mình cũng có : người nhà quê vốn ghét lôi thôi. Ai dại gì mà đứng ỳ ra đấy, có làm sao họ triệu mình đi làm chứng. Sau còn trở lại Chí Phèo và cha con cụ bá. Bây giờ cụ mới lại gần hắn khẽ lay mà gọi :

– Anh Chí ơi ! Sao anh lại làm ra thế ?

Chí Phèo lim dim mắt, rên lên :

– Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng.

Cụ bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm ; người ta bảo cụ hơn người cũng bởi cái cười:

– Cái anh này nói mới hay ! Ai làm gì anh mà anh phải chết ? Đời người chứ có phải con ngoé đâu ? Lại say rồi phải không ?

Rồi, đổi giọng cụ thân mật hỏi :

– Về bao giờ thế ? Sao không vào tôi chơi ? Đi vào nhà uống nước.

Thấy Chí Phèo không nhúc nhích, cụ tiếp luôn :

– Nào đứng lên đi. Cứ vào đây uống nước đã. Có cái gì, ta nói chuyện tử tế với nhau. Cần gì mà phải làm thanh động lên như thế, người ngoài biết, mang tiếng cả.

Rồi vừa xốc Chí Phèo, cụ vừa phàn nàn :

– Khổ quá, giá có tôi ở nhà thì có đâu đến nỗi. Ta nói chuyện với nhau, thế nào cũng xong. Người lớn cả, chỉ một câu chuyện với nhau là đủ. Chỉ tại thằng lí Cường nóng tính, không nghĩ trước nghĩ sau. Ai chứ anh với nó còn có họ kia đấy. Chí Phèo chả biết họ hàng ra làm sao, nhưng cũng thấy lòng nguôi nguôi. Hắn cố làm ra vẻ nặng nề, ngồi lên. Cụ bá biết rằng mình đã thắng, đưa mắt nháy con một cái, quát :

– Lí Cường đâu ! Tội mày đáng chết. Không bảo người nhà đun nước, mau lên!

(Lược một đoạn : Chí Phèo trở thành tay sai của bá Kiến, càng ngày càng hung hãn, ngang ngược và triền miên say. Chiều nay, như mọi buổi chiều, Chí Phèo lại “vừa đi vừa chửi". Và cũng như mọi chiều, vẫn không một ai đáp lời hắn. Hắn rất tức tối, định ghé vào bất kì nhà nào đập bể một cái gì cho bỏ tức. Hắn rẽ vào nhà tự Lãng giữa lúc lão này đang uống rượu một mình dưới trăng. Chí Phèo sà xuống, cùng uống. Khi đã thoả thuê, hắn lảo đảo ra về, nhưng không về lều mà đi ra bờ sông gần nhà. Ở đó, Chí Phèo đã gặp thị Nở – một người đàn bà xấu xí, ngẩn ngơ, ế chồng – ra sông kín nước ngồi nghỉ rồi ngủ quên. Họ ăn nằm với nhau rồi cùng ngủ say dưới trăng. Đến nửa đêm, Chí Phèo đau bụng, nôn mửa. Thị Nở dìu hắn vào trong lều, đặt lên chống, đắp chiếu cho hắn rồi ra về...)

Khi Chí Phèo mở mắt thì trời sáng đã lâu. Mặt trời chắc đã lên cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít bên ngoài đủ biết. Nhưng trong cái lều ẩm thấp vẫn mới chỉ hơi lờ mờ. Ở đây người ta thấy chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng. Chưa bao giờ Chí Phèo nhận thấy thế bởi chưa bao giờ hết say.

Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Cũng như những người say tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc. Hay là đói rượu ? Nghĩ đến rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu cũng như những người ốm thường sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá ! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy... Chao ôi là buồn!

- Vải hôm nay bán mấy ?

- Kém ba xu, dìa!

– Thế thì còn ăn thua gì !

– Có khéo co mới được một tấm năm xu.

– Thật thế đấy. Nhưng chẳng lẽ rằng lại chơi...

Chí Phèo đoán chắc rằng một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán

vải ở Nam Định về. Hắn lại nao nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời ! Có lí nào như thế được ? Hắn đã già rồi hay sao ? Ngoài bốn mươi tuổi đầu... Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đày đoạ cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau. Cũng may thị Nở vào. Nếu thị không vào, cứ để hắn vẩn vơ nghĩ mãi, thì đến khóc được mất. Thị vào cắp một cái rổ, trong có một nồi gì đậy vung. Đó là một nồi cháo hành còn nóng nguyên. Là vì lúc còn đêm, thị trằn trọc một lát, thị bỗng nhiên nghĩ rằng : cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương, còn gì đáng thương bằng đau ốm mà nằm còng queo một mình. Giá thử đêm qua không có thị thì hắn chết. Thị kiêu ngạo vì đã cứu sống cho một người. Thị thấy như yêu hắn: đó là cái lòng yêu của một người làm ơn. Nhưng cũng có cả lòng yêu của một người chịu ơn. Một người như thị Nở càng không quên được. Cho nên thị nghĩ : mình bỏ hắn lúc này thì cũng bạc. Dẫu sao cũng đã ăn nằm với nhau ! Ăn nằm với nhau như “vợ chồng”. Tiếng “vợ chồng” thấy ngường ngượng mà thỉnh thích. Đó vẫn là điều mong muốn âm thầm của con người khốn nạn ấy chăng ? Hay là sự khoái lạc của xác thịt đã làm nổi dậy những tính tình mà thị chưa bao giờ biết ?

Chỉ biết rằng thị muốn gặp Chí Phèo, gặp hắn mà nhắc lại chuyện đêm qua thì chắc buồn cười lắm. Gớm ! Sao lại có thứ người đâu mà lì quá thế ! Người ta ngồi đấy mà dám xán lăn ngay vào, nó chả ngang ngược mà người ta kêu bé, nó lại làm to hơn. Mà kể thì cũng ngù ngờ. Cái thằng trời đánh không chết ấy, nó còn sợ ai mà hòng kêu. Nhưng mà đáng kiếp. Thổ trận ấy thật là phải biết. Cứ gọi là hôm nay nhọc đừ. Phải cho hắn ăn tí gì mới được. Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành, ra được mồ hôi thì là nhẹ nhõm người ngay đó mà... Thế là vừa sáng thị đã chạy đi tìm gạo. Hành thì nhà thị may lại còn. Thị nấu bỏ vào cái rổ, mang ra cho Chí Phèo.

Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì. Hắn vẫn phải doạ nạt hay là giật cướp. Hắn phải làm cho người ta sợ. Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng. Thị Nở thì chỉ nhìn trộm hắn rồi lại toe toét cười. Trông thị thế mà có duyên. Tình yêu làm cho có duyên. Hắn thấy vừa vui vừa buồn. Và một cái gì nữa giống như là ăn năn. Cũng có thể như thế lắm. Người ta hay hối hận về tội ác khi không đủ sức mà ác nữa. Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao ! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng : những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo ? Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời : Có ai nấu cho mà ăn đâu ? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa ! Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”. Hắn nhớ đến “bà ba”, cái con quỷ cái hay bắt hắn bóp chân mà lại cứ bắt bóp lên trên, trên nữa. Nó chỉ nghĩ đến sao cho thoả nó chứ có yêu hắn đâu. Hồi ấy hắn hai mươi. Hai mươi tuổi, người ta không là đá, nhưng cũng không toàn là xác thịt. Người ta không thích cái gì người ta khinh. Vả lại bị một con đàn bà gọi đến mà bóp chân ! Hắn thấy nhục hơn là thích, huống hồ lại sợ. Quả thật, từ khi biết rằng con vợ chủ sai hắn làm một việc không chính đáng, hắn vừa làm vừa run. Không làm thì không được ; mọi việc trong nhà, quyền bà ba. Chứ hắn, hắn còn lòng nào đâu ! Đến nỗi người đàn bà phát cáu. Bà thấy xa xôi không được, phải làm đến nơi. Bà bảo hắn rằng : “Mày thực thà quá ! Con trai gì hai mươi tuổi mà đã như ông già”. Hắn vẫn giả vờ không hiểu. Bà lẳng lơ bảo : “Chả nhẽ tao gọi mày vào chỉ để bóp chân thế này thôi ư ?...”. Và thấy hắn dùng dằng, bà mắng xơi xơi vào mặt. Hắn chỉ thấy nhục, chứ yêu đương gì. Không, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả, vì thế mà bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù ?

Bát cháo húp xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo và múc thêm bát nữa. Hắn thấy mình đẫm bao nhiêu mồ hôi. Mồ hôi chảy ra trên đầu, trên mặt, những giọt to như giọt nước. Hắn đưa tay áo quệt ngang một cái, quệt mũi, cười rồi lại ăn. Hắn càng ăn, mồ hôi lại càng ra nhiều. Thị Nở nhìn hắn, lắc đầu, thương hại. Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ. Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người ? Đó là cái bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi, hay trận ốm thay đổi hắn về sinh lí cũng thay đổi cả tâm lí nữa ? Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác, phải là kẻ mạnh. Hắn đâu còn mạnh nữa. Và có lúc hắn ngẫm mình mà lo. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và doạ nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, doạ nạt nữa thì sao ? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều. Nhưng hắn mơ hồ thấy rằng sẽ có một lúc mà người ta không thể liều được nữa. Bấy giờ mới nguy ! Trời ơi ! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao ! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được. Họ sẽ thấy rằng hắn cũng có thể không làm hại được ai. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện. Hắn băn khoăn nhìn thị Nở, như thăm dò. Thị vẫn im lặng, cười tin cẩn. Hắn thấy tự nhiên nhẹ người. Hắn bảo thị :

– Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?

Thị không đáp, nhưng cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra. Hắn thấy thế cũng không có gì là xấu. Bằng một cái giọng nói và một vẻ mặt rất phong tình theo ý hắn, hắn bảo thị :

– Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.

Thị lườm hắn. Một người thật xấu khi yêu cũng lườm. Hắn thích chí, khanh khách cười. Lúc tỉnh táo, hắn cười nghe thật hiền. Thị Nở lấy làm bằng lòng lắm. Bây giờ thì mấy bát cháo ý chừng đã ngấm. Hắn thấy lòng rất vui. [...]

Chúng sẽ làm thành một cặp rất xứng đôi. Chúng cũng nhận thấy thế và nhất định là lấy nhau. Như thế năm ngày chẵn, thị ở nhà hắn cả ngày lẫn đêm, trừ những lúc đi kiếm tiền. Hắn không còn kinh rượu nhưng cố uống cho thật ít. Để cho khỏi tốn tiền, nhưng nhất là để tỉnh táo mà yêu nhau. Đàn bà không có men như rượu nhưng cũng làm người say. Và hắn say thị lắm. Nhưng thị lại là người dở hơi. Đến hôm thứ sáu, thì thị bỗng nhớ rằng thị có một người cô ở đời. Người cô ấy nội ngày nay sẽ về. Thị nghĩ bụng : hãy dừng yêu để hỏi cô thị đã.

Thấy thị hỏi, bà già kia bật cười. Bà tưởng cháu bà nói đùa. Nhưng chợt nhớ ra rằng cháu bà vốn dở hơi. Bà bỗng trở nên hoảng hốt. Bà nhục cho ông cha nhà bà. Cũng có lẽ bà tủi cho thân bà. Bà nghĩ đến cái đời dài dằng dặc của bà, không có chồng. Bà thấy chua xót lắm. Bà uất ức, uất ức với ai không biết. Nhưng rồi đổ cái uất ức ngay lên cháu bà ! Người đàn bà đức hạnh thấy cháu bà sao mà đĩ thế ! Thật đốn mạt. Ngoài ba mươi tuổi mà chưa trót đời. Ngoài ba mươi tuổi... ai lại còn đi lấy chồng ! Ai đời lại còn đi lấy chồng ! Ừ ! Mà có lấy thì lấy ai chứ ?... Đàn ông đã chết hết cả rồi hay sao, mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ra ăn vạ. Trời ơi ! Nhục nhã ơi là nhục nhã ! Hỡi ông cha nhà bà ! Bà gào lên như con mẹ dại. Bà xỉa xói vào mặt cái con cháu gái ba mươi tuổi mà chưa trót đời. Bà bảo phắt nó :

– Đã nhịn được đến bằng này tuổi thì nhịn hẳn ; ai lại đi lấy thằng Chí Phèo ! Thị nghe thấy thế mà lộn ruột. Nhưng thị biết cãi bà làm sao ? Con người ấy có quyền nói thế, bởi con người ấy năm mươi tuổi rồi, năm mươi tuổi còn ai lấy chồng. Thị biết cãi làm sao ? Mà không cãi được thì giận dữ nổi lên đùng đùng.

Thị tức lắm ! Thị tức lắm ! Thị cần đổ cái tức ấy lên một người. Thị ton ton chạy lên nhà nhân ngãi("). Thị thấy hắn đương uống rượu, và vừa uống vừa lầm bầm chửi thị về nhà lâu. Hắn không quen đợi ; bởi phải đợi, hắn lại lôi rượu, và uống cho đỡ buồn. Uống vào thì phải chửi, quen mồm rồi ! Nhưng thị làm gì mà hắn chửi ? Mà hắn có quyền gì chửi thị ? Ồ, thị điên lên mất ! Thị giẫm chân xuống đất, rồi lại nhảy cẫng lên như thượng đồng2. Hắn thú vị quá, lắc lư cái đầu cười. Lại còn cười ! Nó nhạo thị. Trời ơi ! Thị điên lên mất, trời ơi là trời ! Thị chống tay vào háng, vênh vênh cái mặt, và dớn cái môi vĩ đại lên, trút vào mặt hắn tất cả lời bà cô. Hắn nghĩ ngợi một tí rồi hình như hiểu, hắn bỗng nhiên ngẩn người. Thoáng một cái, hắn lại như hít thấy hơi cháo hành. Hắn cứ ngồi ngẩn mặt, không nói gì. Thị trút xong giận rồi. Cái mũi đỏ của thị dị xuống rồi lại bạnh ra. Thị hả hê lắm lắm. Thị ngoay ngoáy cái mông đít đi ra về. Hắn sửng sốt, đứng lên gọi lại. Ai mà thèm lại ! Còn muốn lôi thôi cái gì ? Hắn đuổi theo thị, nắm lấy tay. Thị gạt ra, lại giúi thêm cho một cái. Hắn lăn khoèo xuống sân. Đã lăn ra thì hắn phải kêu : bao giờ chả thế. Hắn nhặt một hòn gạch vỡ, toan đập đầu. Nhưng hình như hắn chưa thật say. Vì hắn nghĩ : đập đầu ở đây chỉ thiệt ; đập đầu ở đây, để mà nằm ăn vạ ai ? Hắn tự phải đến cái nhà con đĩ Nở kia. Đến để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm) già nhà nó. Nếu không đâm được, lúc ấy hãy đập đầu ra kêu làng.

Muốn đập đầu, phải uống thật say. Không có rượu, lấy gì làm máu cho nó chảy ! Phải uống thêm chai nữa. Và hắn uống. Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ôi, buồn ! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức. Rồi lại uống. Rồi lại uống. Hắn uống đến say mềm người rồi hắn đi. Hắn ra đi với một con dao ở thắt lưng. Hắn lảm nhảm :

“Tạo phải đâm chết nó ! Tao phải đâm chết nó !”. Nhưng hắn lại cứ thẳng đường mà đi. Cái gì đã làm hắn quên rẽ vào nhà thị Nở ? Những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm. Trời nắng lắm, nên đường vắng. Hắn cứ đi, cứ chửi, cứ doạ giết “nó”, và cứ đi. Bây giờ đến ngõ nhà cụ bá. Hắn xông xông đi vào. Cả nhà đi làm đồng vắng, chỉ có mình cụ bá đang nằm nghỉ trưa. Nghe tiếng hắn, cụ thấy sao bực mình ! Chính thật thì cụ đã đang bực mình. Bởi vì cụ thấy đầu hơi nhức. Cụ đang muốn có một bàn tay man mát xoa cái đầu. Cũng có lẽ, cụ chỉ muốn bà tư đừng đi lâu quá thế. Đi lâu thế, không biết rằng đi đâu ? Sao bà ấy còn trẻ quá ! Gần bốn mươi rồi mà trông còn phây phây, còn phây phây quá đi nữa ! Cụ năm nay đã ngoài sáu mươi.

Già yếu quá, nghĩ mà chua xót. Giá thế thì bà ấy chỉ cũng già cho xong. Bà ấy lại cứ trẻ, cứ phây phây, cứ đẹp như mới ngoài hai mươi tuổi, mà sao đa tình. Nhìn thì thích nhưng mà tưng tức lạ. Khác gì nhai miếng thịt bò lụt sụt khi rụng gần hết răng. Mắt bà, miệng bà, có duyên, nhưng trông đã lắm ! Hơi một tí thì cười toe toét, tít cả mắt lại, cái má thì hây hây. Mà thấy ghét những thằng trai trẻ, giá làm con bà không đáng, mà thấy bà đâu cũng đùa. Chúng đùa nhạt như nước ốc, chỉ được cái thô tục, mà gặp ai đâu cũng cười ! Chẳng nghĩ gì đến địa vị cả, người đâu mà vô tâm. Tức lạ ! Cụ chỉ muốn cho tất cả những thằng trai trẻ đi ở tù...

Những lúc như thế, thì một người dẫu khôn ngoan cũng không bình tĩnh được. Nhất là khi trông thấy một thằng chỉ đến vòi tiền uống rượu như Chí Phèo. Tuy vậy, cụ cũng móc sẵn năm hào. Thà móc sẵn để tống nó đi cho chóng. Nhưng móc rồi, cụ cũng phải quát một câu cho nhẹ người :

- Chí Phèo đấy hở ? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho. Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn :

– Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à ? Hắn trợn mắt, chỉ vào mặt cụ :

– Tao không đến đây xin năm hào.

Thấy hắn toan làm dữ, cụ đành dịu giọng :

– Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn.

Hắn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo:

— Tạo đã bảo tạo không đòi tiền.

– Giỏi ! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế thì anh cần gì ?

Hắn dõng dạc :

– Tao muốn làm người lương thiện.

Bá Kiến cười ha hả:

− Ồ tưởng gì ! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ.

Hắn lắc đầu :

– Không được ! Ai cho tao lương thiện ? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này ? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không ! Chỉ có một cách... biết không !... Chỉ còn một cách là... cái này ! Biết không! Hắn rút dao ra, xông vào. Bá Kiến ngồi nhỏm dậy, Chí Phèo đã văng dao tới rồi. Bá Kiến chỉ kịp kêu một tiếng. Chí Phèo vừa chém túi bụi vừa kêu làng thật to. Hắn kêu làng, không bao giờ người ta vội đến. Bởi thế khi người ta đến thì hắn cũng đã đang giãy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn trợn ngược. Mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói, nhưng không ra tiếng. Ở cổ hắn, thỉnh thoảng máu vẫn còn ứ ra.

Cả làng Vũ Đại nhao lên. Họ bàn tán rất nhiều về vụ án không ngờ ấy. Có nhiều kẻ mừng thầm. Không thiếu kẻ mừng ra mặt. Có người nói xa xôi : “Trời có mắt đấy, anh em ạ !”. Người khác thì nói toạc : “Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc ! Rõ thật bọn chúng giết nhau, nào có phải cần đến tay người khác đâu”. Mừng nhất là họ kì hào ở trong làng. Họ tuôn đến để hỏi thăm, nhưng chính là để nhìn lí Cường bằng những con mắt thoả mãn và khiêu khích.

Đội Tảo, không cần kín đáo, nói toang toang ngay ngoài chợ trước mặt bao nhiêu người : “Thằng bố chết, thằng con lớp này không khỏi người ta cho ăn bùn”. Ai chả hiểu “người ta” đó là chính ông. Bọn đàn em thì bàn nhỏ : “Thằng mọt già ấy chết, anh em mình nên ăn mừng”. Những người biết điều thì hay ngờ vực ; họ chép miệng nói : “Tre già măng mọc, thằng ấy chết, còn thằng khác, chúng mình cũng chẳng lợi tí gì đâu”.

Bà cô thị Nở chỉ vào tận mặt cháu mà đay nghiến :

– Phúc đời nhà mày, con nhé. Chả ôm lấy ông Chí Phèo.

Thị cười và nói lảng :

– Hôm qua làm biên bản, lí Cường nghe đâu đã tốn gần một trăm. Thiệt người lại thiệt của.

Nhưng thị nghĩ thầm :

– Sao có lúc nó hiền như đất.

Và nhớ lại những lúc ăn nằm với hắn, thị nhìn trộm bà cô, rồi nhìn nhanh xuống bụng :

– Nói dại, nếu mình chửa, bây giờ hắn chết rồi, thì làm ăn thế nào ? Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua...

---
Nam Cao
Thêm
257
0
2

Thích Văn Học

Sáng tạo nội dung (content)
30/9/21
150
15
18,000
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
956,534
Tóm tắt Chí Phèo

Ở làng Vũ Đại có thằng Chí Phèo nổi tiếng là hay ăn vạ, đi đâm thuê chém mướn cho nhà Bá Kiến, ngày nào cũng chửi làng phá xóm. Chả là trước kia hắn bị mẹ bỏ rơi ở cái lò gạch...
 
Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào ? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao : đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại.

Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ : “Chắc nó trừ mình ra !”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật ! Ờ ! Thế này thì tức thật ! Tức chết đi được mất ! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp ! Thế có phí rượu không ? Thế thì có khổ hắn không ? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này ? A ha ! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo ! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo ? Có mà trời biết ! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết....

(Lược một đoạn : Một người đi thả ống lươn nhặt được Chí Phèo “trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không”, sau đó, chuyền tay cho người làng nuôi. Lớn lên, làm canh điền cho lí Kiến, Chí Phèo bị lí Kiến ghen, đẩy vào tù. Bảy, tám năm sau, Chí Phèo ra tù...).

Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cong, hai mắt gườm gườm trông gớm chết ! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!

Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều. Rồi say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà bá Kiến, gọi tận tên tục ra mà chửi. Cụ bá không có nhà. Thấy bộ điệu hung hăng của hắn, bà cả đùn bà hai, bà hai thúc bà ba, bà ba gọi bà tư, nhưng rốt cục chẳng bà nào dám ra nói với hắn một vài lời phải chăng. Mắc cái phải cái thằng liều lĩnh quá, nó lại say rượu, tay nó lại nhăm nhăm cầm cái vỏ chai, mà nhà lúc ấy toàn đàn bà cả... Thôi thì cứ đóng cái cổng cho thật chắc rồi mặc thây cha nó, nó có chửi thì tại liền miệng đấy, chửi rồi lại nghe ! Thành thử chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu !... Thật là ầm ĩ ! Hàng xóm phải một bữa điếc tai, nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả : xưa nay họ mới chỉ được nghe bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá chửi người ta, bây giờ họ mới được nghe người ta chửi lại cả nhà cụ bá. Mà chửi mới sướng miệng làm sao ! Mới ngoa ngoắt làm sao ! Họ bảo nhau : “Phen này cha con thằng bá Kiến đố còn dám vác mặt đi đâu nữa ! Mồ mả tổ tiên đến lộn lên mất”. Cũng có người hiền lành hơn thì bảo : “Phúc đời nhà nó, chắc ông lí không có nhà...”. Ông lí đây là ông lí Cường, con giai cụ bá nổi tiếng là hách dịch, coi người như rơm như rác. Phải ông lí Cường thử có nhà xem nào ! Quả nhiên họ nói có sai đâu ! Đấy, có tiếng người sang sảng quát : “Mày muốn lôi thôi gì... cái thằng không cha không mẹ này ! Mày muốn lôi thôi gì ?...”. Đã bảo mà ! Cái tiếng quát tháo kia là tiếng lí Cường. Lí Cường đã về ! Lí Cường đã về ! Phải biết... A ha ! Một cái tát rất kêu. Ôi ! Cái gì thế này ? Tiếng đấm, tiếng đá nhau bình bịch, thôi cứ gọi là tan xương ! Bỗng “choang” một cái, thôi phải rồi, hắn đập cái chai vào cột cổng... Ồ hắn kêu... Hắn vừa chửi vừa kêu làng như bị người ta cắt họng. Ồ hắn kêu !

– Ối làng nước ôi ! Cứu tôi với... Ối làng nước ôi ! Bố con thằng Kiến nó đâm chết tôi ! Thằng lí Cường nó đâm chết tôi rồi, làng nước ôi !... Và họ thấy Chí Phèo lăn lộn dưới đất, vừa kêu vừa lấy mảnh chai cào vào mặt. Máu ra loe loét trông gớm quá ! Mấy con chó xông xáo quanh hắn, sủa rất hăng. Lí Cường hơi tái mặt, đứng nhìn mà cười nhạt, cười khinh bỉ. Hừ ! Ngỡ là gì, chẳng hoá ra nằm vạ! Thì ra hắn định đến đây nằm vạ! Người ta tuôn đến xem. Mấy cái ngõ tối xung quanh đùn ra biết bao nhiêu là người. Thật ổn ào như chợ. Bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá vững dạ vì có anh lí cũng xưng xỉa ra chửi góp. Thật ra, các bà muốn xem Chí Phèo làm ăn ra sao ?

Không khéo nó cố ý gieo vạ cho cụ ông phen này....

Nhưng kìa cụ ông đã về. Cụ cất tiếng rất sang hỏi : “Cái gì mà đông thế này ?”.

Chỗ này “Lạy cụ”, chỗ kia “Lạy cự”, người ta kính cẩn đứng dãn ra, và Chí Phèo bỗng nằm dài, không nhúc nhích, rên khẽ như gần chết.

Thoáng nhìn qua, cụ đã hiểu cơ sự rồi. Làm lí trưởng rồi chánh tổng, bây giờ lại đến lượt con cụ làm lí trưởng, những việc như thế này cụ không lạ gì. Cụ hãy quát mấy bà vợ đang xưng xỉa chực tâng công với chồng :

– Các bà đi vào nhà ; đàn bà chỉ lôi thôi, biết gì!

Rồi quay lại bọn người làng, cụ dịu giọng hơn một chút :

– Cả các ông, các bà nữa, về đi thôi chứ ! Có gì mà xúm lại như thế này ?

Không ai nói gì, người ta lảng dần đi. Vì nể cụ bá cũng có, nhưng vì nghĩ đến sự yên ổn của mình cũng có : người nhà quê vốn ghét lôi thôi. Ai dại gì mà đứng ỳ ra đấy, có làm sao họ triệu mình đi làm chứng. Sau còn trở lại Chí Phèo và cha con cụ bá. Bây giờ cụ mới lại gần hắn khẽ lay mà gọi :

– Anh Chí ơi ! Sao anh lại làm ra thế ?

Chí Phèo lim dim mắt, rên lên :

– Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng.

Cụ bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm ; người ta bảo cụ hơn người cũng bởi cái cười:

– Cái anh này nói mới hay ! Ai làm gì anh mà anh phải chết ? Đời người chứ có phải con ngoé đâu ? Lại say rồi phải không ?

Rồi, đổi giọng cụ thân mật hỏi :

– Về bao giờ thế ? Sao không vào tôi chơi ? Đi vào nhà uống nước.

Thấy Chí Phèo không nhúc nhích, cụ tiếp luôn :

– Nào đứng lên đi. Cứ vào đây uống nước đã. Có cái gì, ta nói chuyện tử tế với nhau. Cần gì mà phải làm thanh động lên như thế, người ngoài biết, mang tiếng cả.

Rồi vừa xốc Chí Phèo, cụ vừa phàn nàn :

– Khổ quá, giá có tôi ở nhà thì có đâu đến nỗi. Ta nói chuyện với nhau, thế nào cũng xong. Người lớn cả, chỉ một câu chuyện với nhau là đủ. Chỉ tại thằng lí Cường nóng tính, không nghĩ trước nghĩ sau. Ai chứ anh với nó còn có họ kia đấy. Chí Phèo chả biết họ hàng ra làm sao, nhưng cũng thấy lòng nguôi nguôi. Hắn cố làm ra vẻ nặng nề, ngồi lên. Cụ bá biết rằng mình đã thắng, đưa mắt nháy con một cái, quát :

– Lí Cường đâu ! Tội mày đáng chết. Không bảo người nhà đun nước, mau lên!

(Lược một đoạn : Chí Phèo trở thành tay sai của bá Kiến, càng ngày càng hung hãn, ngang ngược và triền miên say. Chiều nay, như mọi buổi chiều, Chí Phèo lại “vừa đi vừa chửi". Và cũng như mọi chiều, vẫn không một ai đáp lời hắn. Hắn rất tức tối, định ghé vào bất kì nhà nào đập bể một cái gì cho bỏ tức. Hắn rẽ vào nhà tự Lãng giữa lúc lão này đang uống rượu một mình dưới trăng. Chí Phèo sà xuống, cùng uống. Khi đã thoả thuê, hắn lảo đảo ra về, nhưng không về lều mà đi ra bờ sông gần nhà. Ở đó, Chí Phèo đã gặp thị Nở – một người đàn bà xấu xí, ngẩn ngơ, ế chồng – ra sông kín nước ngồi nghỉ rồi ngủ quên. Họ ăn nằm với nhau rồi cùng ngủ say dưới trăng. Đến nửa đêm, Chí Phèo đau bụng, nôn mửa. Thị Nở dìu hắn vào trong lều, đặt lên chống, đắp chiếu cho hắn rồi ra về...)

Khi Chí Phèo mở mắt thì trời sáng đã lâu. Mặt trời chắc đã lên cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít bên ngoài đủ biết. Nhưng trong cái lều ẩm thấp vẫn mới chỉ hơi lờ mờ. Ở đây người ta thấy chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng. Chưa bao giờ Chí Phèo nhận thấy thế bởi chưa bao giờ hết say.

Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Cũng như những người say tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc. Hay là đói rượu ? Nghĩ đến rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu cũng như những người ốm thường sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá ! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy... Chao ôi là buồn!

- Vải hôm nay bán mấy ?

- Kém ba xu, dìa!

– Thế thì còn ăn thua gì !

– Có khéo co mới được một tấm năm xu.

– Thật thế đấy. Nhưng chẳng lẽ rằng lại chơi...

Chí Phèo đoán chắc rằng một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán

vải ở Nam Định về. Hắn lại nao nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời ! Có lí nào như thế được ? Hắn đã già rồi hay sao ? Ngoài bốn mươi tuổi đầu... Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đày đoạ cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau. Cũng may thị Nở vào. Nếu thị không vào, cứ để hắn vẩn vơ nghĩ mãi, thì đến khóc được mất. Thị vào cắp một cái rổ, trong có một nồi gì đậy vung. Đó là một nồi cháo hành còn nóng nguyên. Là vì lúc còn đêm, thị trằn trọc một lát, thị bỗng nhiên nghĩ rằng : cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương, còn gì đáng thương bằng đau ốm mà nằm còng queo một mình. Giá thử đêm qua không có thị thì hắn chết. Thị kiêu ngạo vì đã cứu sống cho một người. Thị thấy như yêu hắn: đó là cái lòng yêu của một người làm ơn. Nhưng cũng có cả lòng yêu của một người chịu ơn. Một người như thị Nở càng không quên được. Cho nên thị nghĩ : mình bỏ hắn lúc này thì cũng bạc. Dẫu sao cũng đã ăn nằm với nhau ! Ăn nằm với nhau như “vợ chồng”. Tiếng “vợ chồng” thấy ngường ngượng mà thỉnh thích. Đó vẫn là điều mong muốn âm thầm của con người khốn nạn ấy chăng ? Hay là sự khoái lạc của xác thịt đã làm nổi dậy những tính tình mà thị chưa bao giờ biết ?

Chỉ biết rằng thị muốn gặp Chí Phèo, gặp hắn mà nhắc lại chuyện đêm qua thì chắc buồn cười lắm. Gớm ! Sao lại có thứ người đâu mà lì quá thế ! Người ta ngồi đấy mà dám xán lăn ngay vào, nó chả ngang ngược mà người ta kêu bé, nó lại làm to hơn. Mà kể thì cũng ngù ngờ. Cái thằng trời đánh không chết ấy, nó còn sợ ai mà hòng kêu. Nhưng mà đáng kiếp. Thổ trận ấy thật là phải biết. Cứ gọi là hôm nay nhọc đừ. Phải cho hắn ăn tí gì mới được. Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành, ra được mồ hôi thì là nhẹ nhõm người ngay đó mà... Thế là vừa sáng thị đã chạy đi tìm gạo. Hành thì nhà thị may lại còn. Thị nấu bỏ vào cái rổ, mang ra cho Chí Phèo.

Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì. Hắn vẫn phải doạ nạt hay là giật cướp. Hắn phải làm cho người ta sợ. Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng. Thị Nở thì chỉ nhìn trộm hắn rồi lại toe toét cười. Trông thị thế mà có duyên. Tình yêu làm cho có duyên. Hắn thấy vừa vui vừa buồn. Và một cái gì nữa giống như là ăn năn. Cũng có thể như thế lắm. Người ta hay hối hận về tội ác khi không đủ sức mà ác nữa. Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao ! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng : những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo ? Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời : Có ai nấu cho mà ăn đâu ? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa ! Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”. Hắn nhớ đến “bà ba”, cái con quỷ cái hay bắt hắn bóp chân mà lại cứ bắt bóp lên trên, trên nữa. Nó chỉ nghĩ đến sao cho thoả nó chứ có yêu hắn đâu. Hồi ấy hắn hai mươi. Hai mươi tuổi, người ta không là đá, nhưng cũng không toàn là xác thịt. Người ta không thích cái gì người ta khinh. Vả lại bị một con đàn bà gọi đến mà bóp chân ! Hắn thấy nhục hơn là thích, huống hồ lại sợ. Quả thật, từ khi biết rằng con vợ chủ sai hắn làm một việc không chính đáng, hắn vừa làm vừa run. Không làm thì không được ; mọi việc trong nhà, quyền bà ba. Chứ hắn, hắn còn lòng nào đâu ! Đến nỗi người đàn bà phát cáu. Bà thấy xa xôi không được, phải làm đến nơi. Bà bảo hắn rằng : “Mày thực thà quá ! Con trai gì hai mươi tuổi mà đã như ông già”. Hắn vẫn giả vờ không hiểu. Bà lẳng lơ bảo : “Chả nhẽ tao gọi mày vào chỉ để bóp chân thế này thôi ư ?...”. Và thấy hắn dùng dằng, bà mắng xơi xơi vào mặt. Hắn chỉ thấy nhục, chứ yêu đương gì. Không, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả, vì thế mà bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù ?

Bát cháo húp xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo và múc thêm bát nữa. Hắn thấy mình đẫm bao nhiêu mồ hôi. Mồ hôi chảy ra trên đầu, trên mặt, những giọt to như giọt nước. Hắn đưa tay áo quệt ngang một cái, quệt mũi, cười rồi lại ăn. Hắn càng ăn, mồ hôi lại càng ra nhiều. Thị Nở nhìn hắn, lắc đầu, thương hại. Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ. Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người ? Đó là cái bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi, hay trận ốm thay đổi hắn về sinh lí cũng thay đổi cả tâm lí nữa ? Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác, phải là kẻ mạnh. Hắn đâu còn mạnh nữa. Và có lúc hắn ngẫm mình mà lo. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và doạ nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, doạ nạt nữa thì sao ? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều. Nhưng hắn mơ hồ thấy rằng sẽ có một lúc mà người ta không thể liều được nữa. Bấy giờ mới nguy ! Trời ơi ! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao ! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được. Họ sẽ thấy rằng hắn cũng có thể không làm hại được ai. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện. Hắn băn khoăn nhìn thị Nở, như thăm dò. Thị vẫn im lặng, cười tin cẩn. Hắn thấy tự nhiên nhẹ người. Hắn bảo thị :

– Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?

Thị không đáp, nhưng cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra. Hắn thấy thế cũng không có gì là xấu. Bằng một cái giọng nói và một vẻ mặt rất phong tình theo ý hắn, hắn bảo thị :

– Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.

Thị lườm hắn. Một người thật xấu khi yêu cũng lườm. Hắn thích chí, khanh khách cười. Lúc tỉnh táo, hắn cười nghe thật hiền. Thị Nở lấy làm bằng lòng lắm. Bây giờ thì mấy bát cháo ý chừng đã ngấm. Hắn thấy lòng rất vui. [...]

Chúng sẽ làm thành một cặp rất xứng đôi. Chúng cũng nhận thấy thế và nhất định là lấy nhau. Như thế năm ngày chẵn, thị ở nhà hắn cả ngày lẫn đêm, trừ những lúc đi kiếm tiền. Hắn không còn kinh rượu nhưng cố uống cho thật ít. Để cho khỏi tốn tiền, nhưng nhất là để tỉnh táo mà yêu nhau. Đàn bà không có men như rượu nhưng cũng làm người say. Và hắn say thị lắm. Nhưng thị lại là người dở hơi. Đến hôm thứ sáu, thì thị bỗng nhớ rằng thị có một người cô ở đời. Người cô ấy nội ngày nay sẽ về. Thị nghĩ bụng : hãy dừng yêu để hỏi cô thị đã.

Thấy thị hỏi, bà già kia bật cười. Bà tưởng cháu bà nói đùa. Nhưng chợt nhớ ra rằng cháu bà vốn dở hơi. Bà bỗng trở nên hoảng hốt. Bà nhục cho ông cha nhà bà. Cũng có lẽ bà tủi cho thân bà. Bà nghĩ đến cái đời dài dằng dặc của bà, không có chồng. Bà thấy chua xót lắm. Bà uất ức, uất ức với ai không biết. Nhưng rồi đổ cái uất ức ngay lên cháu bà ! Người đàn bà đức hạnh thấy cháu bà sao mà đĩ thế ! Thật đốn mạt. Ngoài ba mươi tuổi mà chưa trót đời. Ngoài ba mươi tuổi... ai lại còn đi lấy chồng ! Ai đời lại còn đi lấy chồng ! Ừ ! Mà có lấy thì lấy ai chứ ?... Đàn ông đã chết hết cả rồi hay sao, mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ra ăn vạ. Trời ơi ! Nhục nhã ơi là nhục nhã ! Hỡi ông cha nhà bà ! Bà gào lên như con mẹ dại. Bà xỉa xói vào mặt cái con cháu gái ba mươi tuổi mà chưa trót đời. Bà bảo phắt nó :

– Đã nhịn được đến bằng này tuổi thì nhịn hẳn ; ai lại đi lấy thằng Chí Phèo ! Thị nghe thấy thế mà lộn ruột. Nhưng thị biết cãi bà làm sao ? Con người ấy có quyền nói thế, bởi con người ấy năm mươi tuổi rồi, năm mươi tuổi còn ai lấy chồng. Thị biết cãi làm sao ? Mà không cãi được thì giận dữ nổi lên đùng đùng.

Thị tức lắm ! Thị tức lắm ! Thị cần đổ cái tức ấy lên một người. Thị ton ton chạy lên nhà nhân ngãi("). Thị thấy hắn đương uống rượu, và vừa uống vừa lầm bầm chửi thị về nhà lâu. Hắn không quen đợi ; bởi phải đợi, hắn lại lôi rượu, và uống cho đỡ buồn. Uống vào thì phải chửi, quen mồm rồi ! Nhưng thị làm gì mà hắn chửi ? Mà hắn có quyền gì chửi thị ? Ồ, thị điên lên mất ! Thị giẫm chân xuống đất, rồi lại nhảy cẫng lên như thượng đồng2. Hắn thú vị quá, lắc lư cái đầu cười. Lại còn cười ! Nó nhạo thị. Trời ơi ! Thị điên lên mất, trời ơi là trời ! Thị chống tay vào háng, vênh vênh cái mặt, và dớn cái môi vĩ đại lên, trút vào mặt hắn tất cả lời bà cô. Hắn nghĩ ngợi một tí rồi hình như hiểu, hắn bỗng nhiên ngẩn người. Thoáng một cái, hắn lại như hít thấy hơi cháo hành. Hắn cứ ngồi ngẩn mặt, không nói gì. Thị trút xong giận rồi. Cái mũi đỏ của thị dị xuống rồi lại bạnh ra. Thị hả hê lắm lắm. Thị ngoay ngoáy cái mông đít đi ra về. Hắn sửng sốt, đứng lên gọi lại. Ai mà thèm lại ! Còn muốn lôi thôi cái gì ? Hắn đuổi theo thị, nắm lấy tay. Thị gạt ra, lại giúi thêm cho một cái. Hắn lăn khoèo xuống sân. Đã lăn ra thì hắn phải kêu : bao giờ chả thế. Hắn nhặt một hòn gạch vỡ, toan đập đầu. Nhưng hình như hắn chưa thật say. Vì hắn nghĩ : đập đầu ở đây chỉ thiệt ; đập đầu ở đây, để mà nằm ăn vạ ai ? Hắn tự phải đến cái nhà con đĩ Nở kia. Đến để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm) già nhà nó. Nếu không đâm được, lúc ấy hãy đập đầu ra kêu làng.

Muốn đập đầu, phải uống thật say. Không có rượu, lấy gì làm máu cho nó chảy ! Phải uống thêm chai nữa. Và hắn uống. Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ôi, buồn ! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức. Rồi lại uống. Rồi lại uống. Hắn uống đến say mềm người rồi hắn đi. Hắn ra đi với một con dao ở thắt lưng. Hắn lảm nhảm :

“Tạo phải đâm chết nó ! Tao phải đâm chết nó !”. Nhưng hắn lại cứ thẳng đường mà đi. Cái gì đã làm hắn quên rẽ vào nhà thị Nở ? Những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm. Trời nắng lắm, nên đường vắng. Hắn cứ đi, cứ chửi, cứ doạ giết “nó”, và cứ đi. Bây giờ đến ngõ nhà cụ bá. Hắn xông xông đi vào. Cả nhà đi làm đồng vắng, chỉ có mình cụ bá đang nằm nghỉ trưa. Nghe tiếng hắn, cụ thấy sao bực mình ! Chính thật thì cụ đã đang bực mình. Bởi vì cụ thấy đầu hơi nhức. Cụ đang muốn có một bàn tay man mát xoa cái đầu. Cũng có lẽ, cụ chỉ muốn bà tư đừng đi lâu quá thế. Đi lâu thế, không biết rằng đi đâu ? Sao bà ấy còn trẻ quá ! Gần bốn mươi rồi mà trông còn phây phây, còn phây phây quá đi nữa ! Cụ năm nay đã ngoài sáu mươi.

Già yếu quá, nghĩ mà chua xót. Giá thế thì bà ấy chỉ cũng già cho xong. Bà ấy lại cứ trẻ, cứ phây phây, cứ đẹp như mới ngoài hai mươi tuổi, mà sao đa tình. Nhìn thì thích nhưng mà tưng tức lạ. Khác gì nhai miếng thịt bò lụt sụt khi rụng gần hết răng. Mắt bà, miệng bà, có duyên, nhưng trông đã lắm ! Hơi một tí thì cười toe toét, tít cả mắt lại, cái má thì hây hây. Mà thấy ghét những thằng trai trẻ, giá làm con bà không đáng, mà thấy bà đâu cũng đùa. Chúng đùa nhạt như nước ốc, chỉ được cái thô tục, mà gặp ai đâu cũng cười ! Chẳng nghĩ gì đến địa vị cả, người đâu mà vô tâm. Tức lạ ! Cụ chỉ muốn cho tất cả những thằng trai trẻ đi ở tù...

Những lúc như thế, thì một người dẫu khôn ngoan cũng không bình tĩnh được. Nhất là khi trông thấy một thằng chỉ đến vòi tiền uống rượu như Chí Phèo. Tuy vậy, cụ cũng móc sẵn năm hào. Thà móc sẵn để tống nó đi cho chóng. Nhưng móc rồi, cụ cũng phải quát một câu cho nhẹ người :

- Chí Phèo đấy hở ? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho. Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn :

– Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à ? Hắn trợn mắt, chỉ vào mặt cụ :

– Tao không đến đây xin năm hào.

Thấy hắn toan làm dữ, cụ đành dịu giọng :

– Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn.

Hắn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo:

— Tạo đã bảo tạo không đòi tiền.

– Giỏi ! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế thì anh cần gì ?

Hắn dõng dạc :

– Tao muốn làm người lương thiện.

Bá Kiến cười ha hả:

− Ồ tưởng gì ! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ.

Hắn lắc đầu :

– Không được ! Ai cho tao lương thiện ? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này ? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không ! Chỉ có một cách... biết không !... Chỉ còn một cách là... cái này ! Biết không! Hắn rút dao ra, xông vào. Bá Kiến ngồi nhỏm dậy, Chí Phèo đã văng dao tới rồi. Bá Kiến chỉ kịp kêu một tiếng. Chí Phèo vừa chém túi bụi vừa kêu làng thật to. Hắn kêu làng, không bao giờ người ta vội đến. Bởi thế khi người ta đến thì hắn cũng đã đang giãy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn trợn ngược. Mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói, nhưng không ra tiếng. Ở cổ hắn, thỉnh thoảng máu vẫn còn ứ ra.

Cả làng Vũ Đại nhao lên. Họ bàn tán rất nhiều về vụ án không ngờ ấy. Có nhiều kẻ mừng thầm. Không thiếu kẻ mừng ra mặt. Có người nói xa xôi : “Trời có mắt đấy, anh em ạ !”. Người khác thì nói toạc : “Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc ! Rõ thật bọn chúng giết nhau, nào có phải cần đến tay người khác đâu”. Mừng nhất là họ kì hào ở trong làng. Họ tuôn đến để hỏi thăm, nhưng chính là để nhìn lí Cường bằng những con mắt thoả mãn và khiêu khích.

Đội Tảo, không cần kín đáo, nói toang toang ngay ngoài chợ trước mặt bao nhiêu người : “Thằng bố chết, thằng con lớp này không khỏi người ta cho ăn bùn”. Ai chả hiểu “người ta” đó là chính ông. Bọn đàn em thì bàn nhỏ : “Thằng mọt già ấy chết, anh em mình nên ăn mừng”. Những người biết điều thì hay ngờ vực ; họ chép miệng nói : “Tre già măng mọc, thằng ấy chết, còn thằng khác, chúng mình cũng chẳng lợi tí gì đâu”.

Bà cô thị Nở chỉ vào tận mặt cháu mà đay nghiến :

– Phúc đời nhà mày, con nhé. Chả ôm lấy ông Chí Phèo.

Thị cười và nói lảng :

– Hôm qua làm biên bản, lí Cường nghe đâu đã tốn gần một trăm. Thiệt người lại thiệt của.

Nhưng thị nghĩ thầm :

– Sao có lúc nó hiền như đất.

Và nhớ lại những lúc ăn nằm với hắn, thị nhìn trộm bà cô, rồi nhìn nhanh xuống bụng :

– Nói dại, nếu mình chửa, bây giờ hắn chết rồi, thì làm ăn thế nào ? Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua...

---
Nam Cao
Thêm
257
0
2

Thích Văn Học

Sáng tạo nội dung (content)
30/9/21
150
15
18,000
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
956,534
Ý nghĩa nhan đề Chí Phèo

- Lúc đầu có tên là Cái lò gạch cũ: nhấn mạnh sự xuất hiện của Chí Phèo trong cuộc đời, cách gọi này dựa vào hình ảnh cái lò gạch bỏ không ở phần đầu và được lặp lại ở...
 
Nhà văn Victor Hugo đã chia sẻ tư tưởng nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm của ông, nhấn mạnh tài năng và lòng tốt là những điều đáng trọng nhất trong cuộc đời. Trong tiểu thuyết “Những người khốn khổ,” ông thể hiện điều này qua nhân vật Phăng-tin.

Dàn ý phân tích, cảm nhận và đánh giá bài Tấm lòng người mẹ:

Hoàn cảnh của Phăng-tin:

Phăng-tin, một người phụ nữ đang phải đối mặt với những khó khăn và khổ cực trong cuộc sống. Cô bị đuổi khỏi xưởng vào một ngày cuối đông, vì mọi người biết đến công việc “đáng xấu hổ” của cô, đó là việc cô có một đứa con gái ngoài giá thú. Thời tiết mùa đông khắc nghiệt, không có hơi ấm, không có bữa trưa, buổi sáng và buổi chiều liền nhau. Bọn chủ nợ đang đòi nợ Phăng-tin, và cô đang phải đối mặt với áp lực tài chính đáng kinh ngạc.

Vợ chồng Tê-nác-đi-ê lừa Phăng-tin lần thứ nhất, khiến cô bán tóc:

Vợ chồng Tê-nác-đi-ê viết thư thôi thúc Phăng-tin vì họ thấy tiền gửi không đủ. Họ lừa cô rằng thời tiết rất lạnh, và cô nên mua một chiếc váy len để giữ ấm. Phăng-tin, người rất yêu quý mái tóc của mình, đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh nội tâm.

Cô cầm bức thư trên tay cả chiều đến mức nhàu nát. Buổi chiều, cô quyết định bán tóc của mình để kiếm số tiền. Sau khi mua chiếc váy len, cô không biết rằng vợ chồng Tê-nác-đi-ê chỉ cần tiền, họ đã lấy chiếc váy cho con gái của họ mặc. Phăng-tin tự an ủi bản thân rằng nhờ có chiếc váy, Cô-dét đã có một ngày ấm áp. Tuy nhiên, việc mất đi mái tóc khiến Phăng-tin đau đớn, và cô không còn khả năng tự trang điểm và chải tóc. Chị thù ghét mọi thứ và trở nên đau khổ vì bị đẩy vào tình thế khó khăn và tuyệt vọng.

Hình ảnh của Cô-dét vẫn là niềm an ủi duy nhất đối với Phăng-tin.

Vợ chồng Tê-nác-đi-ê lừa Phăng-tin lần thứ hai, ép cô gửi bốn mươi phờ-răng:

Vợ chồng Tê-nác-đi-ê tiếp tục lừa dối Phăng-tin, nói rằng Cô-dét bị mắc bệnh sốt ban và sẽ chết trong vòng tám ngày nếu cô không gửi họ bốn mươi phờ-răng. Phăng-tin đã cố gắng mọi cách để tìm số tiền này và cứu Cô-dét.

Cô cười mỉa mai như một dấu hiệu của sự khốn khổ vì cuộc sống đã đẩy cô vào tình thế khó khăn. Cô đọc lại bức thư nhiều lần, đi ra phố và cười to mặc cho sự thị phi của người khác. Phăng-tin đã trải qua những thử thách tinh thần đáng sợ.

Khi nhận được đề nghị từ một người nhổ răng dạo, ban đầu Phăng-tin tức giận. Tuy nhiên, cuối cùng, cô đã bán đi hai chiếc răng để có được hai đồng vàng để gửi cho vợ chồng Tê-nác-đi-ê.

Phăng-tin trở nên kiệt quệ. Vợ chồng Tê-nác-đi-ê lừa dối cô lần thứ ba, đẩy cô vào con đường gái điếm:

Phăng-tin sống trong căn phòng tàn tạc, và cuộc sống của cô trở nên ngày càng khốn khổ hơn. Cô không biết thế nào là xấu hổ, không còn sức lực để trang điểm hoặc làm đẹp cho bản thân. Vợ chồng Tê-nác-đi-ê lại gửi thư cho cô, buộc cô gửi họ một trăm phờ-răng.

Phăng-tin đã thực sự quá khốn khổ và không biết phải làm gì. Cô cười mỉa mai mà không biết tự mình đang dấn thân vào tình thế khó khăn. Cuộc sống của cô dần trở nên tồi tệ hơn khi cô phải làm gái điếm, bán cả thân xác và danh dự của mình để cứu con gái.
Thêm
736
0
2

Thích Văn Học

Sáng tạo nội dung (content)
30/9/21
150
15
18,000
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
956,534
Victor Hugo đã một lần tuyên bố: “Cuộc đời là một đóa hoa, còn tình yêu là mật ngọt.” Và không gì có thể thể hiện mật ngọt của tình yêu hơn tình mẫu tử, một loại tình yêu ấm áp và phi thường trong...
 
Nhà văn Victor Hugo đã chia sẻ tư tưởng nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm của ông, nhấn mạnh tài năng và lòng tốt là những điều đáng trọng nhất trong cuộc đời. Trong tiểu thuyết “Những người khốn khổ,” ông thể hiện điều này qua nhân vật Phăng-tin.

Dàn ý phân tích, cảm nhận và đánh giá bài Tấm lòng người mẹ:

Hoàn cảnh của Phăng-tin:

Phăng-tin, một người phụ nữ đang phải đối mặt với những khó khăn và khổ cực trong cuộc sống. Cô bị đuổi khỏi xưởng vào một ngày cuối đông, vì mọi người biết đến công việc “đáng xấu hổ” của cô, đó là việc cô có một đứa con gái ngoài giá thú. Thời tiết mùa đông khắc nghiệt, không có hơi ấm, không có bữa trưa, buổi sáng và buổi chiều liền nhau. Bọn chủ nợ đang đòi nợ Phăng-tin, và cô đang phải đối mặt với áp lực tài chính đáng kinh ngạc.

Vợ chồng Tê-nác-đi-ê lừa Phăng-tin lần thứ nhất, khiến cô bán tóc:

Vợ chồng Tê-nác-đi-ê viết thư thôi thúc Phăng-tin vì họ thấy tiền gửi không đủ. Họ lừa cô rằng thời tiết rất lạnh, và cô nên mua một chiếc váy len để giữ ấm. Phăng-tin, người rất yêu quý mái tóc của mình, đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh nội tâm.

Cô cầm bức thư trên tay cả chiều đến mức nhàu nát. Buổi chiều, cô quyết định bán tóc của mình để kiếm số tiền. Sau khi mua chiếc váy len, cô không biết rằng vợ chồng Tê-nác-đi-ê chỉ cần tiền, họ đã lấy chiếc váy cho con gái của họ mặc. Phăng-tin tự an ủi bản thân rằng nhờ có chiếc váy, Cô-dét đã có một ngày ấm áp. Tuy nhiên, việc mất đi mái tóc khiến Phăng-tin đau đớn, và cô không còn khả năng tự trang điểm và chải tóc. Chị thù ghét mọi thứ và trở nên đau khổ vì bị đẩy vào tình thế khó khăn và tuyệt vọng.

Hình ảnh của Cô-dét vẫn là niềm an ủi duy nhất đối với Phăng-tin.

Vợ chồng Tê-nác-đi-ê lừa Phăng-tin lần thứ hai, ép cô gửi bốn mươi phờ-răng:

Vợ chồng Tê-nác-đi-ê tiếp tục lừa dối Phăng-tin, nói rằng Cô-dét bị mắc bệnh sốt ban và sẽ chết trong vòng tám ngày nếu cô không gửi họ bốn mươi phờ-răng. Phăng-tin đã cố gắng mọi cách để tìm số tiền này và cứu Cô-dét.

Cô cười mỉa mai như một dấu hiệu của sự khốn khổ vì cuộc sống đã đẩy cô vào tình thế khó khăn. Cô đọc lại bức thư nhiều lần, đi ra phố và cười to mặc cho sự thị phi của người khác. Phăng-tin đã trải qua những thử thách tinh thần đáng sợ.

Khi nhận được đề nghị từ một người nhổ răng dạo, ban đầu Phăng-tin tức giận. Tuy nhiên, cuối cùng, cô đã bán đi hai chiếc răng để có được hai đồng vàng để gửi cho vợ chồng Tê-nác-đi-ê.

Phăng-tin trở nên kiệt quệ. Vợ chồng Tê-nác-đi-ê lừa dối cô lần thứ ba, đẩy cô vào con đường gái điếm:

Phăng-tin sống trong căn phòng tàn tạc, và cuộc sống của cô trở nên ngày càng khốn khổ hơn. Cô không biết thế nào là xấu hổ, không còn sức lực để trang điểm hoặc làm đẹp cho bản thân. Vợ chồng Tê-nác-đi-ê lại gửi thư cho cô, buộc cô gửi họ một trăm phờ-răng.

Phăng-tin đã thực sự quá khốn khổ và không biết phải làm gì. Cô cười mỉa mai mà không biết tự mình đang dấn thân vào tình thế khó khăn. Cuộc sống của cô dần trở nên tồi tệ hơn khi cô phải làm gái điếm, bán cả thân xác và danh dự của mình để cứu con gái.
Thêm
736
0
2
Nhà văn Victor Hugo đã chia sẻ tư tưởng nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm của ông, nhấn mạnh tài năng và lòng tốt là những điều đáng trọng nhất trong cuộc đời. Trong tiểu thuyết “Những người khốn khổ,” ông thể hiện điều này qua nhân vật Phăng-tin.

Dàn ý phân tích, cảm nhận và đánh giá bài Tấm lòng người mẹ:

Hoàn cảnh của Phăng-tin:

Phăng-tin, một người phụ nữ đang phải đối mặt với những khó khăn và khổ cực trong cuộc sống. Cô bị đuổi khỏi xưởng vào một ngày cuối đông, vì mọi người biết đến công việc “đáng xấu hổ” của cô, đó là việc cô có một đứa con gái ngoài giá thú. Thời tiết mùa đông khắc nghiệt, không có hơi ấm, không có bữa trưa, buổi sáng và buổi chiều liền nhau. Bọn chủ nợ đang đòi nợ Phăng-tin, và cô đang phải đối mặt với áp lực tài chính đáng kinh ngạc.

Vợ chồng Tê-nác-đi-ê lừa Phăng-tin lần thứ nhất, khiến cô bán tóc:

Vợ chồng Tê-nác-đi-ê viết thư thôi thúc Phăng-tin vì họ thấy tiền gửi không đủ. Họ lừa cô rằng thời tiết rất lạnh, và cô nên mua một chiếc váy len để giữ ấm. Phăng-tin, người rất yêu quý mái tóc của mình, đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh nội tâm.

Cô cầm bức thư trên tay cả chiều đến mức nhàu nát. Buổi chiều, cô quyết định bán tóc của mình để kiếm số tiền. Sau khi mua chiếc váy len, cô không biết rằng vợ chồng Tê-nác-đi-ê chỉ cần tiền, họ đã lấy chiếc váy cho con gái của họ mặc. Phăng-tin tự an ủi bản thân rằng nhờ có chiếc váy, Cô-dét đã có một ngày ấm áp. Tuy nhiên, việc mất đi mái tóc khiến Phăng-tin đau đớn, và cô không còn khả năng tự trang điểm và chải tóc. Chị thù ghét mọi thứ và trở nên đau khổ vì bị đẩy vào tình thế khó khăn và tuyệt vọng.

Hình ảnh của Cô-dét vẫn là niềm an ủi duy nhất đối với Phăng-tin.

Vợ chồng Tê-nác-đi-ê lừa Phăng-tin lần thứ hai, ép cô gửi bốn mươi phờ-răng:

Vợ chồng Tê-nác-đi-ê tiếp tục lừa dối Phăng-tin, nói rằng Cô-dét bị mắc bệnh sốt ban và sẽ chết trong vòng tám ngày nếu cô không gửi họ bốn mươi phờ-răng. Phăng-tin đã cố gắng mọi cách để tìm số tiền này và cứu Cô-dét.

Cô cười mỉa mai như một dấu hiệu của sự khốn khổ vì cuộc sống đã đẩy cô vào tình thế khó khăn. Cô đọc lại bức thư nhiều lần, đi ra phố và cười to mặc cho sự thị phi của người khác. Phăng-tin đã trải qua những thử thách tinh thần đáng sợ.

Khi nhận được đề nghị từ một người nhổ răng dạo, ban đầu Phăng-tin tức giận. Tuy nhiên, cuối cùng, cô đã bán đi hai chiếc răng để có được hai đồng vàng để gửi cho vợ chồng Tê-nác-đi-ê.

Phăng-tin trở nên kiệt quệ. Vợ chồng Tê-nác-đi-ê lừa dối cô lần thứ ba, đẩy cô vào con đường gái điếm:

Phăng-tin sống trong căn phòng tàn tạc, và cuộc sống của cô trở nên ngày càng khốn khổ hơn. Cô không biết thế nào là xấu hổ, không còn sức lực để trang điểm hoặc làm đẹp cho bản thân. Vợ chồng Tê-nác-đi-ê lại gửi thư cho cô, buộc cô gửi họ một trăm phờ-răng.

Phăng-tin đã thực sự quá khốn khổ và không biết phải làm gì. Cô cười mỉa mai mà không biết tự mình đang dấn thân vào tình thế khó khăn. Cuộc sống của cô dần trở nên tồi tệ hơn khi cô phải làm gái điếm, bán cả thân xác và danh dự của mình để cứu con gái.
Thêm
736
0
2

Thích Văn Học

Sáng tạo nội dung (content)
30/9/21
150
15
18,000
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
956,534
Victor Hugo đã một lần tuyên bố: “Cuộc đời là một đóa hoa, còn tình yêu là mật ngọt.” Và không gì có thể thể hiện mật ngọt của tình yêu hơn tình mẫu tử, một loại tình yêu ấm áp và phi thường trong...
 
Tình mẫu tử cao cả của người mẹ khốn khổ, bất chấp hi sinh mọi thứ để đánh đổi những điều tốt đẹp nhất dành cho đứa con gái tội nghiệp. Qua đó, ta thấy đoạn trích như một bức tranh hiện thực nói lên góc khuất của xã hội lúc bấy giờ về những mảnh đời éo le, đáng thương.


I. Tác giả văn bản Tấm lòng người mẹ

- Vích-to Huy-gô (1802 – 1885) là một thiên tài nở sớm, là một nhà văn, thi sĩ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Ông cũng đồng thời là một chính trị gia, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ XIX.

- Mặc dù trải qua những năm tháng tuổi thơ vất vả, giằng xé trong tình cảm do cha và mẹ có mâu thuẫn, nhưng V. Huy-gô đã tận dụng được kho sách quý báu cùng sự giáo dục của mẹ và những trãi nghiệm khi theo cha chuyển quân để vươn lên trở thành một tên tuổi được cả thế giới ngưỡng mộ.

- Ông chiếm một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học Pháp. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, tiêu biểu như: Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Tia sáng và bóng tối (1840), Lá thu (1831),…

- Phong cách nghệ thuật: Mỹ học lãng mạn kết hợp với cảm quan hiện thực tạo nên sức lôi cuốn và thuyết phục của lí tưởng thẩm mỹ V. Huy-gô đối với cuộc đời. Đó là cái đẹp của tình thương yêu hòa đồng, của hạnh phúc bình đẳng và của sự tiến bộ vô tận của con người, và đó chính là giá trị bất hủ của ý nghĩa nhân văn trong tác phẩm của ông.
Thêm
259
0
4
Tình mẫu tử cao cả của người mẹ khốn khổ, bất chấp hi sinh mọi thứ để đánh đổi những điều tốt đẹp nhất dành cho đứa con gái tội nghiệp. Qua đó, ta thấy đoạn trích như một bức tranh hiện thực nói lên góc khuất của xã hội lúc bấy giờ về những mảnh đời éo le, đáng thương.


I. Tác giả văn bản Tấm lòng người mẹ

- Vích-to Huy-gô (1802 – 1885) là một thiên tài nở sớm, là một nhà văn, thi sĩ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Ông cũng đồng thời là một chính trị gia, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ XIX.

- Mặc dù trải qua những năm tháng tuổi thơ vất vả, giằng xé trong tình cảm do cha và mẹ có mâu thuẫn, nhưng V. Huy-gô đã tận dụng được kho sách quý báu cùng sự giáo dục của mẹ và những trãi nghiệm khi theo cha chuyển quân để vươn lên trở thành một tên tuổi được cả thế giới ngưỡng mộ.

- Ông chiếm một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học Pháp. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, tiêu biểu như: Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Tia sáng và bóng tối (1840), Lá thu (1831),…

- Phong cách nghệ thuật: Mỹ học lãng mạn kết hợp với cảm quan hiện thực tạo nên sức lôi cuốn và thuyết phục của lí tưởng thẩm mỹ V. Huy-gô đối với cuộc đời. Đó là cái đẹp của tình thương yêu hòa đồng, của hạnh phúc bình đẳng và của sự tiến bộ vô tận của con người, và đó chính là giá trị bất hủ của ý nghĩa nhân văn trong tác phẩm của ông.
Thêm
259
0
4

Thích Văn Học

Sáng tạo nội dung (content)
30/9/21
150
15
18,000
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
956,534
Giá trị nội dung

- Đoạn trích nói tình mẫu tử cao cả của người mẹ khốn khổ, bất chấp hi sinh mọi thứ để đánh đổi những điều tốt đẹp nhất dành cho đứa con gái tội nghiệp. Qua đó, ta thấy đoạn...
 
Tình mẫu tử cao cả của người mẹ khốn khổ, bất chấp hi sinh mọi thứ để đánh đổi những điều tốt đẹp nhất dành cho đứa con gái tội nghiệp. Qua đó, ta thấy đoạn trích như một bức tranh hiện thực nói lên góc khuất của xã hội lúc bấy giờ về những mảnh đời éo le, đáng thương.


I. Tác giả văn bản Tấm lòng người mẹ

- Vích-to Huy-gô (1802 – 1885) là một thiên tài nở sớm, là một nhà văn, thi sĩ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Ông cũng đồng thời là một chính trị gia, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ XIX.

- Mặc dù trải qua những năm tháng tuổi thơ vất vả, giằng xé trong tình cảm do cha và mẹ có mâu thuẫn, nhưng V. Huy-gô đã tận dụng được kho sách quý báu cùng sự giáo dục của mẹ và những trãi nghiệm khi theo cha chuyển quân để vươn lên trở thành một tên tuổi được cả thế giới ngưỡng mộ.

- Ông chiếm một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học Pháp. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, tiêu biểu như: Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Tia sáng và bóng tối (1840), Lá thu (1831),…

- Phong cách nghệ thuật: Mỹ học lãng mạn kết hợp với cảm quan hiện thực tạo nên sức lôi cuốn và thuyết phục của lí tưởng thẩm mỹ V. Huy-gô đối với cuộc đời. Đó là cái đẹp của tình thương yêu hòa đồng, của hạnh phúc bình đẳng và của sự tiến bộ vô tận của con người, và đó chính là giá trị bất hủ của ý nghĩa nhân văn trong tác phẩm của ông.
Thêm
259
0
4

Thích Văn Học

Sáng tạo nội dung (content)
30/9/21
150
15
18,000
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
956,534
Tóm tắt Tấm lòng người mẹ

Được viết bằng ngôi kể thứ nhất, đoạn trích “Tấm lòng người mẹ” giúp độc giả đắm mình trong tâm trạng u uất của Phăng-tin, người mẹ đơn thân đầy đau khổ và bất công...
 
Tình mẫu tử cao cả của người mẹ khốn khổ, bất chấp hi sinh mọi thứ để đánh đổi những điều tốt đẹp nhất dành cho đứa con gái tội nghiệp. Qua đó, ta thấy đoạn trích như một bức tranh hiện thực nói lên góc khuất của xã hội lúc bấy giờ về những mảnh đời éo le, đáng thương.


I. Tác giả văn bản Tấm lòng người mẹ

- Vích-to Huy-gô (1802 – 1885) là một thiên tài nở sớm, là một nhà văn, thi sĩ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Ông cũng đồng thời là một chính trị gia, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ XIX.

- Mặc dù trải qua những năm tháng tuổi thơ vất vả, giằng xé trong tình cảm do cha và mẹ có mâu thuẫn, nhưng V. Huy-gô đã tận dụng được kho sách quý báu cùng sự giáo dục của mẹ và những trãi nghiệm khi theo cha chuyển quân để vươn lên trở thành một tên tuổi được cả thế giới ngưỡng mộ.

- Ông chiếm một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học Pháp. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, tiêu biểu như: Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Tia sáng và bóng tối (1840), Lá thu (1831),…

- Phong cách nghệ thuật: Mỹ học lãng mạn kết hợp với cảm quan hiện thực tạo nên sức lôi cuốn và thuyết phục của lí tưởng thẩm mỹ V. Huy-gô đối với cuộc đời. Đó là cái đẹp của tình thương yêu hòa đồng, của hạnh phúc bình đẳng và của sự tiến bộ vô tận của con người, và đó chính là giá trị bất hủ của ý nghĩa nhân văn trong tác phẩm của ông.
Thêm
259
0
4

Thích Văn Học

Sáng tạo nội dung (content)
30/9/21
150
15
18,000
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
956,534
II. Tìm hiểu tác phẩm Tấm lòng người mẹ

1. Thể loại

Đoạn trích Tấm lòng người mẹ thuộc thể loại: truyện ngắn.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời

Đoạn trích nằm trong tác phẩm Những người khốn khổ...
 
Top