Newsfeed

forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...
Việc tham gia vào các diễn đàn văn học là một cách tuyệt vời để tìm hiểu và giao lưu với cộng đồng yêu thích văn chương. Văn Học Trẻ là sân chơi văn học uy tín, một nguồn tài liệu văn học miễn phí, chất lượng và đầy đủ cho giáo viên, phụ huynh và học sinh. Vậy làm sao để lan tỏa mạch nguồn yêu thương Văn Học Trẻ tới đông đảo người yêu văn chương hơn nữa?

Một số gợi ý để bạn chia sẻ Diễn đàn Văn Học Trẻ với những người quan tâm văn học:

Bạn bè và người thân:
Hãy gửi link của diễn đàn cho bạn bè, người thân hoặc những người có chung sở thích về văn học. Họ có thể tìm thấy nhiều tài liệu hữu ích và tham gia vào cộng đồng văn học.

Trường học và sinh viên:
Chia sẻ thông tin về diễn đàn với bạn bè cùng trường hoặc các bạn đồng học. Đây có thể là một nguồn tài liệu hữu ích cho việc học tập và nghiên cứu.

Các nhóm văn học trực tuyến:
Nếu bạn tham gia vào các nhóm văn học trên mạng xã hội hoặc các diễn đàn khác, hãy chia sẻ thông tin về Diễn đàn Văn Học Trẻ. Có thể sẽ có nhiều người quan tâm và tham gia.

Giáo viên và người hướng dẫn:
Nếu bạn biết đến giáo viên hoặc người hướng dẫn quan tâm đến văn học, hãy gửi cho họ thông tin về diễn đàn. Điều này có thể giúp họ tìm thêm tài liệu cho giảng dạy hoặc nghiên cứu.

Việc chia sẻ thông tin về diễn đàn Văn Học Trẻ là cách tuyệt vời để lan tỏa yêu thương với văn học và kết nối với cộng đồng văn chương!
Thêm
490
2
3
Viết trả lời...
Yêu chàng trai văn thơ, Là chìm đắm trong muôn vàn cung bậc cảm xúc. Là lạc bước giữa những vần thơ lãng mạn, Là say mê trước những câu từ bay bổng.

1. Tâm hồn lãng mạn:

Chàng trai văn thơ mang trong mình tâm hồn lãng mạn, tinh tế. Họ nhìn thế giới bằng con mắt nghệ sĩ, luôn tìm kiếm vẻ đẹp trong những điều bình dị nhất. Khi yêu chàng trai văn thơ, bạn sẽ được đắm chìm trong thế giới đầy ắp những điều mộng mơ, những khoảnh khắc ngọt ngào và những câu chuyện cổ tích đầy màu sắc.

2. Lời nói ngọt ngào:

Chàng trai văn thơ sở hữu khả năng ngôn ngữ tuyệt vời. Họ biết cách sử dụng ngôn từ để truyền tải cảm xúc một cách sâu sắc và tinh tế. Khi yêu, họ sẽ dành cho bạn những lời khen ngọt ngào, những bài thơ lãng mạn hay những lời nhắn nhủ đầy tình cảm. Lời nói của họ sẽ khiến trái tim bạn tan chảy và cảm thấy mình thật đặc biệt.

3. Biết lắng nghe:

Chàng trai văn thơ thường là những người biết lắng nghe. Họ luôn quan tâm đến những câu chuyện của bạn, dù là những điều nhỏ nhặt nhất. Khi ở bên cạnh họ, bạn sẽ cảm thấy được thấu hiểu và chia sẻ. Họ sẽ luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho bạn trong mọi thăng trầm của cuộc sống.

4. Yêu thiên nhiên:

Chàng trai văn thơ thường có tình yêu đặc biệt với thiên nhiên. Họ tìm thấy nguồn cảm hứng từ những cảnh đẹp của thiên nhiên và thường xuyên đưa những hình ảnh thiên nhiên vào trong thơ ca của mình. Khi yêu chàng trai văn thơ, bạn sẽ có cơ hội được khám phá những địa điểm đẹp và tận hưởng những khoảnh khắc bình yên bên cạnh thiên nhiên.

5. Sống nội tâm:

Chàng trai văn thơ thường sống nội tâm và có phần trầm tính. Họ thích dành thời gian cho bản thân để suy nghĩ và sáng tạo. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ không quan tâm đến bạn. Ngược lại, họ sẽ dành cho bạn tình yêu sâu sắc và chân thành.

Tuy nhiên, yêu chàng trai văn thơ cũng có những thử thách riêng. Họ có thể khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Họ cũng có thể dành nhiều thời gian cho việc sáng tác và ít quan tâm đến những việc thực tế. Do đó, khi yêu chàng trai văn thơ, bạn cần có sự kiên nhẫn, thấu hiểu và luôn ở bên cạnh họ để hỗ trợ họ.

Tóm lại, yêu chàng trai văn thơ là một trải nghiệm đầy thú vị và lãng mạn. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những thử thách nhất định. Nếu bạn thực sự yêu chàng trai văn thơ và sẵn sàng dành cho họ sự quan tâm và thấu hiểu, bạn sẽ nhận được một tình yêu sâu sắc và chân thành.
cfc11b3f36cfb0c57d374ad408843d8f.jpg
Thêm
348
2
0
Viết trả lời...
Chuyện rằng, khi Huy Cận vừa làm xong bài thơ Tràng giang, ông gửi cho Xuân Diệu xem trước. Xuân Diệu vội vàng chép tay, rồi gửi theo đường bưu điện cho Thế Lữ.

Nhà thơ Huy Cận.jpg


Đọc xong, Thế Lữ khen hay và hỏi: "Huy Cận là tay nào mà làm thơ hay thế!". Xuân Diệu bảo: "Huy Cận là bạn tôi". Thế Lữ lại hỏi: "Là bạn sao không đưa thẳng cho tôi mà lại gửi thư?". Xuân Diệu đáp: "Tôi muốn gửi thế để kiểm tra xem thử thơ có hay thật không?".

Mấy ngày sau, Huy Cận ra Hà Nội, Xuân Diệu đưa ông đến báo Ngày nay giới thiệu với Ban biên tập. Đó là lần đầu tiên Huy Cận tiếp xúc với giới văn chương, báo chí. Từ đó, họ rất quý ông, đăng thơ ông đều đặn trên báo Ngày Nay.

Tuần ấy, báo đăng bài Tràng giang của Huy Cận. Ngay ngày hôm sau, mới 6 giờ sáng, Lưu Trọng Lư đã đến đập cửa phòng Huy Cận tại số 40 Hàng Than (lúc ấy Lưu Trọng Lư ở dưới nhà, Huy Cận và Xuân Diệu ở trên gác), mà rằng: "Trời, Tràng giang hay quá Cận ơi! Hôm nay cụ Ngô Tất Tố hỏi tôi: "Huy Cận là thằng cha nào mà làm bài thơ hay thế? Bài thơ này hồn thơ Đường mà hay hơn thơ Đường”...mình phải khao cậu mới được. Thế là hai nhà thơ đến hiệu phở Nghi Xuân (ở Hàng Quạt) nổi tiếng.

Lưu Trọng Lư chiêu đãi Huy Cận nhưng lại... quên mang tiền vì ông nổi tiếng là người lơ đãng. Rốt cuộc, Huy Cận lại mời phở Lưu Trọng Lư.

(st)
Thêm
1K
3
4
Viết trả lời...
Đối với những người mê văn, chắc hẳn cũng đã từng đọc dăm ba trang tản văn về chủ đề quê hương, tình yêu,...Thậm chí, cũng có người đã tự viết một vài tản văn cho riêng mình. Thế nhưng, bạn có biết tản văn được ra đời khi nào? Độc giả các thời đại có quan niệm gì về tản văn? Cùng Triều Anh đọc bài viết sau nhé!

1. Tản văn có phải là “nồi lẩu thập cẩm”?


Từ góc độ thể loại, nhìn vào đời sống văn chương Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay, chúng ta thấy xuất hiện thêm một khái niệm mới, đó là tản văn. Ngoài cách gọi tản văn, thể loại mới này cũng được gọi với nhiều vài cái tên khác nhau, như: Tạp văn, tạp bút, tản mạn, nhàn đàm... Bình luận về cái tên này, có ý kiến cho rằng chỉ nguyên chữ “tạp” đã không mấy giá trị. Phàm những gì là “tạp” thường là không ổn định, thiếu tính rõ ràng, khó mà nghiêm ngắn.

Thế nhưng tản văn lại vẫn xuất hiện với tần số dày đặc trên báo chí văn học, nhất là trong những năm gần đây. Hầu như báo chí văn học đều có mục tản văn, nhàn đàm, tản mạn... Lý giải thể loại mới này, bao câu hỏi của bạn đọc đã từng đặt ra: Tản văn là gì? Nó là văn xuôi, hay thơ? Xếp tản văn ở khoảng nào giữa văn xuôi và thơ? Tại sao tản văn lại có sức hấp dẫn người viết lẫn người đọc đến thế? Vì sao nhiều nhà thơ, nhà văn thành danh lại chọn thể loại này?

Theo Từ điển Tiếng Việt “tản văn là văn xuôi, loại văn gồm thể ký và các thể văn khác, ngoài truyện, thơ và kịch”. Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng “tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật. Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chất chấm phá không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, cốt cách cá nhân. Điều cốt yếu là tản văn tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ mang đậm bản sắc cá tính tác giả... Tản văn là loại văn tự do, dài ngắn tùy ý, cách thể hiện đa dạng, đặc biệt là thể hiện nổi bật chính kiến và cá tính tác giả”1.

Còn nhà nghiên cứu Phạm Văn Ánh thì khẳng định “Tạp văn là những bài luận văn ngắn, giàu tính luận chiến, thường xoay quanh một số vấn đề xã hội, lịch sử, văn hóa, chính trị... Đặc điểm chung của tạp văn là ngắn gọn, linh hoạt, đa dạng; phản ứng một cách kịp thời trước những vấn đề bức xúc của xã hội với những ý kiến đánh giá rõ ràng và sắc sảo”2.

Trong cuốn Năm bài giảng và thể loại, tác giả Hoàng Ngọc Hiến cho rằng tản văn là “một tiểu loại kí ngắn gọn, hàm súc theo tùy hứng của tác giả, có thể bộc lộ trữ tình, tự sự hoặc nghị luận, thường là mấy thứ đan quyện nhau. Lối thể hiện đời sống trong tản văn mang tính chất chấm phá, tuy vậy, ngòi bút tản văn chạm vào những hiện tượng được tái hiện ở những khía cạnh cốt yếu và bất ngờ. Có lẽ đặc trưng quan trọng nhất của thể loại tiểu kí này là ở chỗ tất cả những gì được thể hiện biểu hiện trong bài tản văn đều mang đậm dấu ấn cách cảm nhận và cảm nghĩ của riêng tác giả...”.

Như vậy, theo quan niệm của GS Hoàng Ngọc Hiến thì tản văn vẫn chưa thể tách ra thành một thể loại riêng biệt, tồn tại độc lập mà vẫn “dưới trướng” của thể ký. Tuy nhiên, một số đặc trưng nổi bật nhất của tản văn được Hoàng Ngọc Hiến đề cập tới ở đây, đó là “sự tự do trong cách biểu hiện (có thể là tự sự, trữ tình, nghị luận), sự luận giải mang tính cá nhân của người viết đối với vấn đề đưa ra được đề cao. Tản văn là văn xuôi giàu chất trữ tình”3.

Song ranh giới của thể “tiểu ký” này đã gần như đã bị nhòa dần. Tản văn sẽ không bị gò bó, thậm chí đã được nới rộng ranh giới thể loại, phong phú, đa dạng về đề tài, chủ đề, tinh túy về nội dung, ngắn gọn hàm súc về câu chữ. Tản văn rất gần với thơ. Có ý kiến cho rằng tản văn đứng giữa thơ và truyện ngắn.

Cứ tư duy theo kiểu người Tày của chúng tôi, có thể còn thô thiển và nông cạn, thì tản văn có đặc điểm khiến ta liên tưởng đến một “nồi lẩu” – một bản “hòa tấu” tổng hợp, một món ẩm thực rất được ưa chuộng, có sức lan tỏa từ Nam ra Bắc, từ miền núi đến đồng bằng, từ nông thôn về thành thị... Ngồi quanh nồi lẩu, mọi người ăn uống tùy theo sở thích.

2. Tản văn có tự bao giờ?

Theo các nhà nghiên cứu, thể loại tản văn được khai sinh từ những thập kỉ đầu thế kỉ XX. Nhà nghiên cứu Phạm Văn Ánh thì cho rằng “Tạp văn với tư cách một thể văn chỉ chính thức ra đời vào khoảng thời cách mạng Ngũ Tứ (1917 - 1924). Nhưng nó tồn tại mờ nhạt, không gây được sự chú ý của giới nghiên cứu, phê bình, bởi trong ý thức của nhiều người thì tản văn là thể loại đi ngoài lề đời sống văn học. Hơn nữa, nó lại là một thứ văn không có diện mạo, không tiếng nói, không được định danh một cách nhất quán. Từ những thập niên 90 của thế kỉ XX, tản văn bắt đầu gây sự chú ý nhiều hơn bởi quá trình giới thiệu tản văn Trung Quốc vào Việt Nam diễn ra mạnh mẽ hơn, cũng từ đây ý thức thể loại được định hình rõ hơn”4.

Trong lý luận văn học Trung Quốc cổ, tản văn vốn được dùng để chỉ một thể văn xuôi tương đối tự do, phân biệt với vận văn (văn vần) và biền văn (câu văn sóng đôi, đăng đối). Xét theo tiêu chí hình thức ấy, tản văn đã xuất hiện ngay từ thời Tiên Tần với những tác phẩm nổi tiếng như: Tả truyện, Chiến quốc sách, Luận ngữ, Mạnh Tử, Nam Hoa kinh... Tuy nhiên, người Trung Quốc thường dùng khái niệm “tạp văn”, ít dùng khái niệm “tản văn”.

Ở Việt Nam, ngay từ đầu thể kỉ XX trở đi đã có các bậc tiền bối mở đường cho thể loại này như: Tản Đà, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Phan Khôi... và sau này có Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên... tiếp nối. Các nhà văn thường gọi thể loại từng viết này là tùy bút, bút ký...
Song, dạng “tiểu ký” này cứ thưa vắng dần.
Lý giải cho sự vắng bóng của tản văn, nhiều ý kiến đồng tình cho rằng tản văn “nhập nhằng” về thể loại, chả “ra tấm ra món”, không “nét” như văn xuôi (truyện ngắn, tiểu thuyết). Vì thể loại này được coi là tiêu chí đầu bảng xếp tư cách nhà văn (tiểu thuyết mới được gọi là nhà văn đích thực). Tản văn không xung đột như kịch. Có thể đẩy cảm xúc gần thơ, nhưng không gọi là thơ (trữ tình). Không ít người cho rằng tản văn chỉ dành cho những nhà văn nghiệp dư, hay những tác giả sau khi đã hoàn thành tác phẩm dài hơi, nay đã vắt kiệt nguồn lực sáng tạo. Chả nói đâu xa, chính tôi khi viết tản văn đã được nhà phê bình Lê Thị Bích Hồng nhận xét là “Chiếu nghỉ giữa khoảng thơ”...

3. Tản văn thời nay

Từ đầu thế kỷ XXI cho đến nay, thể loại tản văn xuất hiện ngày càng nhiều với nhiều nhà văn tên tuổi “xông trận” thể loại mới này. Một đội ngũ đông đảo nhà văn đã và đang “đầu quân” cho tản văn. Điểm danh đã thấy một đội ngũ nhà văn hùng hậu viết tản văn: Nhà văn Đỗ Chu với Tản mạn trước đèn; Hoàng Phủ Ngọc Tường với Nhàn đàm; Nguyễn Phan Hách với Cha tôi không về, Đàn bướm bay, Mười hai tháng quê hương; Y Phương với Kungfu người Co Xàu và Tháng Giêng - tháng Giêng một vòng dao quắm; Trần Đức Tiến với Cà phê Trầm, Làng bên kia sông; Phan Thị Vàng Anh với Truyện ngắn và tản văn; Đỗ Quang Hưng với Rì rào mùa hoa, Thương lắm, tết những người xa xứ; Nguyễn Ngọc Tư với Gáy người thì lạnh; Phong Điệp với Bay lên mái nhà thành phố; Đỗ Bích Thúy với Trên căn gác áp mái; Đỗ Phấn Hà Nội thì không có tuyết; Nguyễn Việt Hà Con giai phố cổ; A Sáng với Giấc mơ màu hạt dẻ...

Thậm chí ngay cả những nhà “ngoài luồng” văn chương, như nhà sử học Cao Huy Thuần, nhà khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu, họa sỹ Phan Cẩm Thượng, nhạc sỹ Dương Thụ, đạo diễn điện ảnh Việt Linh... cũng đã từng “lấn sân” tản văn.

Tản văn bộc lộ cái tôi trữ tình một cách rõ nét nhất, tâm huyết nhất. Những gì được phản ánh trong tản văn là một phần trải nghiệm sâu sắc của chính tác giả. Trong khi các nhà tiểu thuyết phải cất công dàn dựng, phải hư cấu, phải phân thân... Trong khi đó tản văn như một thứ thuốc thử, phản ứng ngay tức thì, cho biết kết quả một cách nóng hổi.

Tản văn không cần phải hư cấu, không cần đến cả thi pháp nghệ thuật. Tản văn như trời mưa, như nước chảy, như gió thoảng, như tiếng ve kêu ran ran mùa hè. Tản văn phóng khoáng như bầy ngựa hoang tung vó trên đồng cỏ. Tản văn phá vỡ các quy phạm khuôn thước, luôn tạo ra những cảm xúc bất ngờ. Tản văn không thể tìm ra tính logic thông thường như các thể loại văn chương khác. Nhưng tản văn đòi hỏi người viết phải có tư duy trực giác cao độ và cảm xúc cực mạnh như khi ngồi làm thơ.

Tản văn không kén đề tài. Có thể viết chân dung. Có thể nói về lịch sử, về văn hóa, về tôn giáo tín ngưỡng, về nghệ thuật, về triết học, về cây cỏ sông suối... Không có gì trên đời mà không thể đưa vào tản văn.

Tản văn có lối kết cấu tự do như người đánh bóng bàn không cần lưới. Chính vì lẽ đó người đọc cảm thấy mất “trật tự”. Nhà văn Nguyễn Tuân từng nói “Ý này nhằng vào ý kia” và “sự liếc nhau” giữa các ý tạo nên tính thống nhất. Tất cả xâu chuỗi lại bởi mạch cảm xúc của nhà văn. Tản mạn là hiện tượng bên ngoài vỏ ngôn ngữ. Còn cái thần sắc là tính thống nhất ở bên trong tác phẩm. Ngôn ngữ trong tản văn trong sáng, chân mộc, nhưng đòi hỏi sự tinh tế, khiến cho người đọc thích thú khi tiếp nhận. Nhiều nhà văn đã chú ý sử dụng từ thuần Việt.

Tản văn (tạp văn, tạp bút) xuất hiện đậm đặc báo chí. Với những ai vừa viết văn vừa viết báo, tản văn như một gạch nối giữa hai công việc nghệ thuật và báo chí. Thực tế cho thấy tản văn không khó viết. Nó là một thể loại phi hư cấu. Nó không đỏi hỏi phải mất công xây dựng cốt truyện, nhân vật sự kiện, tình tiết... một cách chặt chẽ như ở truyện ngắn hoặc tiểu thuyết. Nó cũng không đòi hỏi người viết sự “thâm nhập thực tế” một cách trường kỳ và cái nhìn quan sát có tính chủ ý cao như ở tùy bút hay bút ký. Truyện có thể không cần có cốt truyện gì cả, vẫn có thể dựng thành tác phẩm văn học. Nhưng tản văn nhất thiết phải có tứ. Đọc xong người nhớ đây là dòng sông trong xanh như có trời lội xuồng. Người đọc cảm thấy miếng bánh áp chao nóng giòn trong khoang miệng...

Sự xuất hiện trở lại của tản văn không thể xem là chuyện bình thường. Tản văn đáp ứng được yêu cầu thực tế trong xã hội. Trong khi thơ và tiểu thuyết cần có thời gian quan sát, chiêm nghiệm và đầu tư công phu cho tác phẩm. Đây là thời buổi của thế giới phẳng, Trái đất như một ngôi làng khổng lồ. Đâu đâu cũng bùng nổ thông tin. Các phương tiện truyền thông đại chúng đều có thể chuyển tải tản văn một cách dễ dàng. Hơn nữa, tản văn là một thể loại văn học rất gần với thông tấn báo chí. Bằng mọi con đường, tản văn đến với công chúng độc giả một cách hữu hiệu nhất, kịp thời nhất, linh hoạt nhất.

Có thể nói tản văn ở thời kỳ này, làm đúng chức năng phản ánh cuộc sống, phản ánh tâm hồn con người một cách nhanh chóng và được đông đảo bạn đọc nhiệt tình hưởng ứng tìm đọc.

Lý giải điều này, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng dung lượng tản văn nhỏ (thường chỉ trên dưới 1.000 chữ/bài), nên tản văn dễ “có chỗ đứng” trong làng báo chí. Bởi thế, tản văn “vừa ra lò”, còn “hôi hổi nóng” đã có báo “đón tay” ngay. Đơn cử, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều có chùm tản văn đăng trên tờ Cảnh sát toàn cầu. Tản văn Nhân trường hợp chị thỏ bông của Thảo Hảo (Phan Thị Vàng Anh) tập hợp những bài viết đặc sắc trong mục “Tôi nghe, đọc, xem, thấy” đăng trên báo Thể thao văn hóa. Thảo Hảo thường đặt tên cho những tản văn của mình như muốn trêu tức người đọc (Tôi cũng muốn ăn cắp, Ai cho mày chê con tao xấu?, Để bóp (gần) chết lòng yêu nghề, Cụ Rùa thuộc biên chế bộ nào?...). Đọc hai tản văn của tôi, nhà văn Lê Thị Bích Hồng nhận xét như lùa vào gan ruột “Y Phương cũng cố tình muốn “gây sự” và gợi sự hiếu kỳ của người đọc với một loạt tản văn mang đậm phong vị quê hương vùng Tày Nghe hạt dẻ rơi, Trám mang thai, Bánh xì chen chạy lung tung, Tết Slip Sli thịt vịt, Băm sáu giờ say, Phúng xàng lủng lẳng...

Riêng với trường hợp của mình, vốn đã đặt cược cả đời trong sự nghiệp thi ca, nhưng tôi vẫn không ngừng tìm kiếm một cách viết mới, ngoài thơ. Vượt qua cảm giác lống loáng, rỗng ruột, tôi đã vịn câu nói của cổ nhân người Tày: “Chỗ nào còn nước thì làm ruộng, hết nước thì làm rẫy”. Tôi viết như gieo một loài giống mới trên cánh đồng con gái trinh nguyên. Viết như nã “đạn mác xá” (đạn súng kíp) hàng trăm viên vào một “con thú”... và tôi chờ kết quả. Tôi trông chờ sản phẩm “ra lò” là một thể loại nào đó của văn xuôi. Thế là tôi đã tìm được một cách thể hiện mới. Mọi người gọi là tản văn. Ừ thì tản văn. Nó không giống tùy bút. Càng không như phóng sự. Nó là nó. Vậy thôi. Nhưng tôi “lén” coi tản văn với thơ như hai anh em con dì con già. Viết tản văn phải có chất thơ. Nghĩa là nó biêng biêng trên nền tảng hiện thực. Nó bám hiện thực, nhưng rồi đến khi có đà, nó bay lên trên hiện thực. Tôi thích viết tản văn – loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, dài ngắn tùy ý, lối thể hiện đời sống mang tính chất chấm phá, tái hiện nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ mang đậm bản sắc cá tính tác giả. Tôi chọn thể loại này vì có nét gần thơ. Thơ gần tản văn vì không nhất thiết phải có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh, nhưng lại đòi hỏi nghiêm ngặt là cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, có cách thể hiện đa dạng để có thể miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật, bộc lộ cảm xúc trữ tình, tính tự sự, đặc biệt là thể hiện nổi bật chính kiến và cá tính tác giả...

Trong không khí dân chủ, đổi mới với cái nhìn cởi mở, cho phép các nhà văn “nhìn thẳng vào sự thật” và nói lên sự thật. Chính điều đó đã tạo cho tản văn có được mảnh đất màu mỡ giúp các nhà văn tung tẩy cây bút, đúng như lời Khổng Tử “thuật nhi bất tác” phản ánh cuộc sống như vốn có. Cuộc sống hiện đại, buộc con người đứng trước áp lực miếng cơm manh áo không kém phần khốc liệt. Nếu như trước đây chỉ cần ăn no mặc ấm, thì nay đòi hỏi phải ăn ngon mặc đẹp. Nếu như trước đây chỉ cần “một túp lều rơm với hai trái tim vàng” thì nay người ta phấn đấu có biệt thự, có trang trại, có sân gôn... Nếu như trước đây “phu xướng phụ tùy” thì nay vợ chồng bình đẳng, cùng nhau bàn bạc, xướng cùng xướng, tùy cùng tùy. Nếu như trước đây “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, ngày nay, con đặt đâu cha mẹ ngồi đấy. Con cái sinh sống và làm việc ở thủ đô, ở những thành phố lớn, buộc các ông bố bà mẹ phải bỏ làng ra sống cùng con cái. Ngày nay “cá không cần ăn muối”. Cá để trong tủ lạnh cả tháng vẫn không bị ươn. Ngày xưa lo dựng vợ gả chồng cho các con. Ngày nay, các con “sống thử” rồi mới tính chuyện cưới xin. Ngày xưa “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ”. Ngày nay thì chỉ cần “cái gì chưa biết thì tra google” (Dân Huyền). Mọi biến chuyển nhanh chóng với chiếc kích 180 độ xoay. Các quy chuẩn trước đây, nay buộc phải xem xét trước khi quyết định.

Tản văn không bí hiểm nhiều tầng nhiều lớp như thơ, không phải bóc tách luận giải như trong tiểu thuyết. Có ai đó nói tản văn dễ viết, nhưng sòng phẳng mà nói, tản văn cực khó viết. Mặc dù ai cũng có thể viết tản văn, cũng như ai cũng có thể luộc rau chín. Ai cũng có thể luộc cho trứng chín. Nhưng chín như thế nào mới thực sự quan trọng.

Với tôi, sau hai tập tản văn Kungfu người Co Xàu (Giải thưởng Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2011) và Tháng Giêng – tháng Giêng một vòng dao quắm (Bằng khen của Hội Nhà văn Việt Nam, năm 2010) được bạn đọc đón nhận. Tôi tiếp tục “dấn thân” thể loại mới này và đã trình làng cuốn tản văn mới Fừn Nèn (Củi lửa) Nhà xuất bản Phụ nữ năm 2016.
Tản văn là một thể loại mới trong sự nghiệp văn chương của tôi.​

Y Phương
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 270​

Chú thích:

1 Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb GD, H, 2004, tr.293.

2 Từ điển văn học (bộ mới) NXB Thế Giới, 2004. Tr.1601.

3 Dẫn theo Lê Thị Bích Hồng – Hoàng Thị Kiều Trang Bản sắc văn hóa Tày trong tản văn Y Phương – NXB Đại học Thái Nguyên, 2015.

4 Lê Trà My, (2008), Tản văn Việt Nam thế kỉ XX (từ cái nhìn thể loại).​
..................................
Triều Anh sưu tầm


Thêm
925
3
1
Viết trả lời...
Franz Kafka là một nhà văn kiệt xuất của cộng hòa Sec và là đỉnh cao của văn học hiện thực thế kỉ XX. Văn phong của Kafka có sự thay đổi về phương thức phản ánh hiện thực đặc biệt khác lạ. Trong các sáng tác của mình, nhà văn ít khi xây dựng cốt truyện, thường xây dựng một thế giới nghệ thuật đầy phi lí và mang khuynh hướng huyền thoại. Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho kiểu sáng tác này là truyện ngắn “Làng gần nhất”.
làng.jpg

Ảnh: sưu tầm

“Làng gần nhất” chỉ vỏn vẹn 79 chữ - chưa tính nhan đề, được Kafka viết như sau:

“Ông tôi thường hay nói: Cuộc đời ngắn ngủi đến kì lạ.Trong kí ức của ông, giờ đây nó thu nhỏ mình lại đến mức thật khó hiểu nổi vì sao một chàng trai lại có thể quyết định đi ngựa tới làng gần nhất mà không e ngại - cứ cho là không gặp tai nạn gì đi nữa - rằng một kiếp sống bình thường và trôi chảy cũng còn khó mà đủ cho cuộc du lãm ấy.” (Đặng Anh Đào dịch)

Truyện cực ngắn. Thế nhưng để hiểu được ý nghĩa của truyện là cả một quá trình. Ngay từ nhan đề đã là một thách thức lớn đối với người đọc. Thực tế, đọc “Làng gần nhất” ta thấy mình trong đó. Bởi bất kì ai cũng sinh ra từ làng, gắn bó với làng. Làng chính là nơi ta sinh ra và lớn lên. Nơi ta được chở che, yêu thương từ cha mẹ, người thân. Nơi mà mọi người, dù không thân quyến cũng “tối lửa tắt đèn” có nhau. Đây chính là chốn bình yên nhất, an toàn nhất của cuộc đời mỗi con người. Vì lẽ đó làng gần nhất là làng cạnh làng của ta. Ngôi làng này kề bên nơi ta sống. Tất nhiên nó cũng sẽ bình yên giống như làng ta vậy. Và như thế thì “Làng gần nhất” có nghĩa là nơi ít sóng gió, ít rủi ro…

Tuy vậy, đây không phải là lớp nghĩa cuối cùng. Kafka muốn hướng người đọc đến một điều khác. Hoàn toàn không giống với suy nghĩ của người đọc “Làng gần nhất” khi lần đầu tìm hiểu truyện ngắn này. Nghiền ngẫm kĩ, hóa ra ba từ “Làng gần nhất” không chỉ để nói về một ngôi làng nào đó tồn tại trong vòm trời này. “Làng gần nhất” (Das Nachste Dorf – làng kế bên) mang một nghĩa khái quát, phổ quát hơn. Có thể nói, ngay truyện ngắn này, thiên tài Kafka không những là nhà văn mà còn là một bậc thầy của nghệ thuật hội họa, một kĩ sư xây dựng đa tài. Bởi chỉ với ba từ “làng gần nhất” nhà văn đã xây dựng thành công hai công trình tuyệt diệu: làng ta và làng kế bên. Nếu làng được xây dựng bởi một kiến trúc khép kín có tường rào, cổng rào kiên cố thì làng kế bên lại có kiến trúc mở, thoáng đãng hơn nhiều so với không gian chật hẹp của làng. Nhìn kĩ, làng và làng kề bên được xây dựng lồng vào nhau theo trục đồng tâm với mô hình sau (xem ảnh):
66C3063A-0D2F-46F0-81BF-367A3C433757.jpeg


Vượt qua ngoài làng là làng kề bên. Thoát khỏi không gian tù túng, chật hẹp như vây hãm là không gian bao la rộng lớn. Không gian ấy khác lạ, mới mẻ và đầy bí ẩn so với làng. Phải chăng không gian ngoài làng là một dấu chấm hỏi đầy mê hoặc đối với mọi người trong làng? Nó thôi thúc mọi người, đặc biệt là tuổi trẻ, dấn thân và khám phá? Hiểu như thế, “Làng gần nhất” thực chất là mục đích của mỗi người trong cuộc đời.

Chính thế mà “Ông tôi thường hay nói: Cuộc đời ngắn ngủi đến kì lạ”. Câu nói cửa miệng hàng ngày đã “tố cáo” nhân vật ông là một người lẩm cẩm hay kiêu ca. Thoạt nhìn thì tưởng thế. Nhưng hãy thử so sánh biểu hiện của những cụ già mắc bệnh lẩm cẩm và “ông”. Người già thường quên trước quên sau, một việc có thể nhắc đi nhắc lại nhiều lần, đầu đuôi lẫn lộn. Riêng ông, người đọc cũng thấy ông thường hay nói nhưng ông nói rất ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch: “Cuộc đời ngắn ngủi đến kì lạ”. Mỗi lần lặp lại, câu nói có ý nghĩa riêng của nó. Theo đó, nhân vật tôi khi kể về ông đã quên nói về nụ cười, ánh mắt xa xăm, cái gật gù hoặc cái nheo mắt đầy ẩn ý mỗi khi ông nói “Cuộc đời ngắn ngủi đến kì lạ”. Và như thế, câu nói của ông như một chân lí, một triết lí do ông đúc rút từ chính chiêm nghiệm của bản thân mình. Người như vậy chỉ có thể là người rất minh mẫn, từng trải, hiểu biết nhiều và rất có thể đã từng vượt qua “làng”. Vượt qua giới hạn của bản thân để tìm đến cái vô hạn của vạn vật của kiếp người. Vậy ra, cái ẩn ý trong câu nói của ông có bóng dáng của một túi hành trang, tiếng còi tàu thúc giục lên đường. Vọng vang trong tâm trí của hành khách đi tàu là lời hối thúc: “Nhanh nhanh đi. Nhanh nữa đi. Chuyến tàu của cuộc đời đã lăn bánh. Hãy lên tàu, đi và khám phá những vùng đất mới. Chậm trễ tàu sẽ vụt qua, mất hút…”. Cuộc đời là vậy đó. Chuyến tàu của cuộc đời không có chỗ cho sự băn khoăn, chần chừ. Hoặc vác balo ra khỏi làng để đến làng gần bên hoặc ở lại làng mãi mãi. Và tất nhiên làng gần bên là cái đích của tuổi trẻ biết bao người. Do dự trong một phút giây sẽ không còn thời gian, không còn cơ hội để bước ra thế giới. Bởi “Cuộc đời ngắn ngủi đến kì lạ”.

Vậy nên, lúc này đây, “Trong kí ức của ông, giờ đây nó thu nhỏ mình lại đến mức thật khó hiểu nổi vì sao một chàng trai lại có thể quyết định đi ngựa tới làng gần nhất mà không e ngại - cứ cho là không gặp tai nạn gì đi nữa - rằng một kiếp sống bình thường và trôi chảy cũng còn khó mà đủ cho cuộc du lãm ấy”. Hóa ra nhân vật ông không những thường nói “Cuộc đời ngắn ngủi đến kì lạ” mà sau mỗi lần nói, ông cũng kể về một câu chuyện, một cuộc hành trình. Nhân vật chính của cuộc hành trình đầy phiêu lưu mà ông thường kể chính là một chàng trai. Chàng trai ấy với khát vọng muốn vượt qua giới hạn của “làng”, vượt qua chính bản thân mình đã không ngần ngại “đưa ngựa tới làng gần nhất”. Việc “không e ngại” của chàng trai cho thấy chàng có đủ quyết tâm, đủ dứt khoát để từ bỏ cuộc sống bình yên trôi chảy ngày thường mà từ “làng” bước qua “làng gần nhất”. Thế nhưng khi “nó thu nhỏ mình lại đến mức thật khó hiểu nổi” thì trong chuyến đi này chàng trai đã không thể bước đến làng kề bên. Vậy là dù có quyết tâm, có điều kiện (không gặp tai nạn gì) chàng trai, theo lời ông kể, vẫn không đến được “làng gần nhất”, không đến được cái đích của chuyến phiêu lưu, không đến được cái đích của cuộc đời. Điều này thật phi lí nhưng cũng lại rất hợp lí nếu ta tư duy theo kiểu Kafka. Bởi “Làng gần nhất”, làng kề bên chính là mục đích, là ước mơ, hoài bão, khát vọng của chàng trai - cũng có thể là của ông thời trẻ, của tất cả mọi người. Hiển nhiên, lúc này, cuộc lãm du của chàng trai cũng chính là cuộc hành trình tự bước qua giới hạn của bản thân để chinh phục khát vọng của tuổi trẻ. Chính vì thế, đích đến tưởng đâu kề bên nhưng hóa ra lại xa xôi vạn dặm đến mức không phải ai cũng có thể đạt được dự định ban đầu dù đã nhiều lần dắt ngựa ra đi. Thế mới thấy câu nói của ông thật triết lí. Cuộc đời ngắn ngủi, liệu ta có đủ thời gian cho mấy lần lãm du? Đây là lí do vì sao trong kí ức của ông vẫn in đậm mãi hình ảnh về chàng trai năm ấy như một hoài niệm đẹp về một thời trai trẻ sống nhiệt huyết, sống hết mình cho những đam mê, những khát vọng, những hoài bão của cuộc đời.

Vậy ra, “Làng gần nhất” lại là làng xa nhất. Con người phải bỏ toàn bộ thời gian ngắn ngủi của kiếp người hữu hạn may mắn mới có thể vượt qua “làng” để đến “làng gần nhất”. Phải chăng đây là điều mà Kafka muốn đề cập đến? Nó chỉ có thể là một mô hình chung cho mọi kiếp người trên thế giới: “Làng gần nhất” chính là khát vọng khám phá, chinh phục của con người trước bản thân và cuộc sống xung quanh. Cuộc sống đã là và sẽ là một cuộc hành trình mà ở đó ý chí, nghị lực, quyết tâm của mỗi con người quyết định thời gian đến “làng gần nhất” là ngắn hay dài.

Có thể khẳng định “Làng gần nhất” của Kafka là một kiệt tác nghệ thuật. Dù có nhiều ý kiến cho rằng truyện ngắn này của ông nhuốm màu sắc bi quan không lối thoát. Thế nhưng, đối với riêng tôi, cái bế tắc, quẩn quanh của truyện lại dẫn người đọc đi đến một con đường sáng đến diệu kì. Cuối con đường ấy là một thông điệp có tầm ảnh hưởng cả nhân loại về giá trị đích thực của cuộc sống con người.
...............................
Triều Anh​
Thêm
8K
0
0
Viết trả lời...
Tình cờ vào đọc trang thơ của tác giả Lưu Quang Vũ, người thích đọc truyện ngôn tình như tôi mới biết mình yêu thơ. Đọc thơ ông, ta choáng ngợp bởi chất trữ tình mãnh liệt. Hơn 177 bài thơ cho một đời sáng tác, thơ Lưu Quang Vũ trước sau vẫn bộc lộ một hồn thơ tinh tế nhạy cảm, thường trăn trở suy tư trước cuộc đời. Dù nhìn đời bằng bất cứ gam màu nào, mỗi bài thơ của Lưu Quang Vũ là một chiêm nghiệm có giá trị về cuộc sống nhưng lại dạt dào sự lãng mạn bay bổng. “Phố ta” là một thi phẩm như thế.

Bài thơ “Phố ta” được Lưu Quang Vũ sáng tác năm 1970. Đây là thời điểm Quang Vũ vừa vác ba lô từ chiến trường trở về. Lúc ấy, ông rơi vào hoàn cảnh sống vô cùng khó khăn, phải làm đủ nghề để mưu sinh nhưng gia đình nhỏ vẫn không hết chật vật. Chất trữ tình trong “Phố ta” có lẽ được bộc lộ từ việc tái hiện về cuộc sống của những con người nơi gốc phố thân quen.
“Phố của ta
Những cây táo nở hoa
Mùa thu đấy
Thân cây đang tróc vỏ
Con đường lát đá
Nghiêng nghiêng trong sương chiều.”


Dẫu biết rằng nội dung chủ yếu, cơ bản nhất của thơ trữ tình là sự bộc lộ một cách trực tiếp tư tưởng tình cảm một cách chủ quan của nhân vật trữ tình. Thế nhưng “Thơ chỉ tràn ra khi xung quanh ta cuộc sống đã thật đầy” (Tố Hữu). Trường hợp này thật đúng để nói về thơ Lưu Quang Vũ, về “Phố ta”. Bốn khổ thơ đầu thi phẩm đã tái hiện cho người đọc một không gian quen thuộc, thân thương. Không gian của khu phố mà ta đang sinh sống - khu phố của ta. Vậy phố quanh ta có gì đáng lưu ý khiến cho hồn thơ nhạy cảm của Lưu Quang Vũ đủ đầy? Đó là khu phố vừa quen vừa lạ. Quen là bởi nhân vật trữ tình đã sống, gắn bó và “quen mặt” từng cây táo nở hoa, từng dấu hiệu báo mùa thu về, từng viên gạch trên con đường lát đá…Những tưởng thế đã là rất quen nhưng lại cũng thật lạ lẫm bởi cũng chính khu phố ấy được “đóng khung” bởi cái nhìn chủ quan thi vị của người quan sát. Vì thế phố cứ “Nghiêng nghiêng trong sương chiều”. Thật lạ! Bức tranh phố ấy, qua lăng kính của cái tôi trữ tình, người đọc thấy rõ những phát họa thật chân thật về cuộc sống và tâm hồn của những con người nơi đây.

“Năm nay cà chua chín sớm
Trên quầy hàng đỏ hồng
Chị thợ may đi lấy chồng
Chị thợ may goá bụa
Năm nay tôi mặc đồ đen.

Bác đưa thư, có thư ai đấy?
Bác đưa thư kéo chuông
Ti-gôn hoa nhỏ
Rụng đầy trước hiên.

Riêng bác thợ mộc già buồn bã
Thở khói thuốc lên trời
Anh thợ điện trên mái nhà mắc dây
Bà giáo về hưu ngồi dịch sách
Dậy cậu con tiếng Pháp
Suốt ngày chào: bông-dua.”


Nhân vật xuất hiện đầu tiên trên bức tranh phố là chị hàng xóm thợ may. Chị vừa vui niềm vui khi lấy chồng đấy nhưng cũng vừa khoát lên tấm áo tang âu sầu. Bác đưa thư là nhân vật thứ hai xuất hiện trong buổi chiều sương nơi góc phố. Thế nhưng điều đáng lưu ý bác “chỉ có thư ai đấy” khiến cho lòng người mong thư một cảm giác thật buồn. Và thế lòng bác cũng nặng trĩu vì thương cảm. Góc phố ấy còn có bác thợ mộc già buồn bã đang “Thở khói thuốc lên trời”. Anh thợ điện vẫn đang cố làm thêm tí việc trước khi trời tối. Bà giáo già đã nghỉ hưu vừa dịch sách vừa tranh thủ dạy con mấy câu tiếng Pháp. Đáng lưu ý, trong bức tranh phố chiều thu, nhà thơ đã cố tình tô thêm thật nhiều gam màu sáng ấm bằng sắc đỏ hồng tươi của cà chua chín sớm, của màu hoa Ti-gôn rụng đầy trước sân. Thế nhưng không thể phũ nhận có điều gì như bức bách, như bế tắc, như giam hãm, như cấu xé tâm hồn, số phận của từng người trong khu phố. Điều này khiến Lưu Quang Vũ trông thấy đã đủ đầy để hồn thơ mãnh liệt bật ra đầu ngọn bút. Chắc hẳn chính quả tim của nhà thơ cũng đang “thở than lúc bàn tay đang viết” (Alfret de Musse). Đọc đến đây, người đọc chẳng những thấy cái nghẹn lòng của những phận người trong khu phố không tên mà quen thuộc của những năm thời còn bao cấp, còn chiến tranh. Mà ta cũng đang cảm nhận được cái nghẹn đắng của một thư kí cuộc đời. Làm thơ đối với Lưu Quang Vũ, đặc biệt là với “Phố ta”, chính là để giải tỏa nỗi “đau đời” (Chế Lan Viên), giải tỏa cái tâm lí nặng trĩu khi hàng ngày phải nhìn từng ấy con người đang oằn nặng nỗi đau riêng bên cạnh nỗi đau chung của đất nước. Chính vì thế mà bức tranh phố chiều thu thật buồn, đủ sức lay động lòng người ở mọi thời điểm, mọi không gian. Vì lẽ đó mà mạch trữ tình vẫn còn đang tiếp tục với dòng cảm xúc về “Phố nghèo của ta”.

“Phố của ta
Phố nghèo của ta
Những giọt nước sa
Trên cành thánh thót
Lũ trẻ lên gác thượng
Thổi bay cao bao bong bóng xà phòng”


Hình ảnh những giọt nước rơi trên cành nghe thánh thót đã phá tan đi điệu u buồn trước đó. Ý thơ có sự đối lập ngay trong cùng một không gian sống, một bức tranh thơ. Đó là sự đối lập phận của những con người từng kinh qua những khó khăn, đau khổ thăng trầm và phận của những đứa trẻ chưa vấp ngã trước đời. Lúc này đây, chúng không ở một góc khuất tối om nào đó trong phố khi trời nhá nhem tối mà lũ trẻ đang ở trên gác thượng “Thổi bay cao bao bong bóng xà phòng”. Phải chăng bằng trí tưởng tượng bay bổng của mình, nhân vật trữ tình – nhà thơ Lưu Quang Vũ, người vẽ cuộc đời bằng những gam thơ – cũng đang bay cao một khát vọng một ước mơ nào đó cho phố ta? Hãy đọc kĩ khổ thơ cuối:

“Em chờ anh trước cổng
Con chim sẻ của anh
Con chim sẻ tóc xù
Con chim sẻ của phố ta
Đừng buồn nữa nhá
Bác thợ mộc nói sai rồi
Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa
Tại sao cây táo lại nở hoa
Sao rãnh nước trong veo đến thế?
Con chim sẻ tóc xù ơi
Bác thợ mộc nói sai rồi.”


Bức tranh thơ lại có thêm nét phát họa mới. Hình ảnh tình tứ sóng đôi của “anh” và “em” giúp cho không gian u buồn nơi phố nhỏ có điều gì thật lãng mạn ngọt ngào. Hình ảnh “con chim nhỏ tóc xù” (em) dẫu đang buồn cũng đủ làm cho không gian sống tưởng chỉ có ngột ngạt, già cõi, khổ đau bế tắc một hương vị mới mẽ. Đó là hương vị của tuổi trẻ, của tình yêu.

“Con chim sẻ của anh
Con chim sẻ tóc xù
Con chim sẻ của phố ta
Đừng buồn nữa nhá


“Giấc mộng đêm hè”
của Shakespeare có câu: “Tình yêu không nhìn bằng đôi mắt, mà bằng tâm tưởng”. Thật đúng vậy, đối với “anh” dù “con chim sẻ” có “xù lông” trước cuộc đời; có cảm thấy ảo não buồn tênh trước những gì mà bác thợ mộc – người đã đi qua những thăng trầm, từng trải nên nhìn đời thấy nhiều nỗi đắng cay, chua chát – thì “em” vẫn thấy đáng yêu. Bằng giọng tâm tình ngọt ngào, “anh” đã giúp “chim sẻ tóc xù” nhận ra:

Bác thợ mộc nói sai rồi
Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa
Tại sao cây táo lại nở hoa
Sao rãnh nước trong veo đến thế?
Con chim sẻ tóc xù ơiBác thợ mộc nói sai rồi.”

“Tại sao cây táo lại nở hoa/Sao rãnh nước trong veo đến thế?”
. Đấy! Cuộc đời cho dù có lắm thăng trầm, lắm khổ đau, “toàn chuyện xấu xa” như nhiều người đã nghĩ. Hãy xem xung quanh ta còn biết bao điều đẹp đẽ, lạ thường. Táo vẫn và lại nở hoa dù “Thân cây đang tróc vỏ”, nước vẫn trong veo dù đang nằm dưới rãnh cống bùn lầy. “Bác thợ mộc nói sai rồi” bởi vẫn còn bên ta, trong ta những vẻ đẹp dù nhỏ nhoi và bình dị nhất.

Đến đây người đọc chắc hẳn đã nhận ra thật đầy đủ những cảm xúc mãnh liệt trong thơ Lưu Quang Vũ. Chính cái tôi chủ quan trữ tình của Quang Vũ đã tái hiện lại thật đầy đủ, sinh động những sự kiện, chi tiết của đời sống khách quan nhưng có ý nghĩa như một chất xúc tác mạnh đủ sức bật ra lượng cảm xúc chủ quan dào dạt giúp người đọc nhận ra bao điều trong cuộc sống. Những hình ảnh bình thường đôi khi ta không bận tâm nhưng lại được khắc họa rõ nét thông qua trí tưởng tượng của nhà thơ. Vậy nên một góc phố lặng thầm như nó vẫn tồn tại, bằng trí tưởng tượng bay bổng của mình, Lưu Quang Vũ đã giúp nhận ra điều đáng trân trọng ngay trên những gì bình thường ấy.

Thế nhưng đọc thơ Lưu Quang Vũ chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu nội dung trữ tình thì thật phí thơ. Bởi thơ anh còn hấp dẫn người đọc bằng yếu tố ngôn ngữ thơ trữ tình rất riêng biệt. Dù là bài thơ về con phố nghèo những năm thời bao cấp nhưng “Phố ta” lại chứa rất nhiều nguyên liệu của cảm xúc yêu thương. Đó là cách gọi với những mỹ từ trân trọng, gần gũi, gắn bó về “Chị thợ may”, “Bác đưa thư”, “bác thợ mộc già”, “Anh thợ điện”, “Bà giáo”, “Lũ trẻ” và “Em”. Đáng chú ý hơn cả là cách lặp đi lặp lại các câu, các cụm từ “phố của ta”(2 lần), “Phố nghèo của ta”, “Con chim sẻ của anh”, “Con chim sẻ của phố ta”, “Con chim sẻ tóc xù ơi” càng giúp cho người đọc nhận thấy cảm xúc yêu thương đong đầy đến căng tràn của Lưu Quang Vũ về khu phố và những con người nơi anh sống. Cảm xúc dào dạt ấy càng rung lên, lan tỏa hơn bởi những nhạc điệu đang rộn ràng nhảy múa xuất phát từ cái tôi trữ tình chủ quan của Quang Vũ. Đó chính là nhạc điệu trong thơ trữ tình và cũng là “tiếng hát của trái tim” nhà thơ. Cùng lắng nghe một đôi câu thơ:

“Phố của ta
Phố nghèo của ta
Những giọt nước sa”


Âm vang của giai điệu trong bài thơ thật lạ! Bằng những câu thơ được gieo vần “a” không theo luật lệ. Lúc gieo vần chân, lúc lại vần lưng; lúc liên vận lúc cách vận. Kết hợp với cách ngắt nhịp sinh động, không theo bất kì khuôn khổ nào, cứ tự nhiên như dòng cảm xúc tuông trào. Lại thêm yếu tố trùng điệp về ngôn ngữ, trùng điệp về hình ảnh thơ -“Phố của ta/Phố nghèo của ta”, “Con chim sẻ của anh/Con chim sẻ tóc xù/Con chim sẻ của phố ta”- đóng vai trò như một sợi chỉ xanh mỏng manh nhưng chắc chắn, nối kết cả mạch cảm xúc của bài thơ. Điều này giúp cho những cảm xúc yêu thương, trân trọng tưởng như mơ hồ về phố, về cây táo nở hoa, con đường lát đá nằm nghiêng nghiêng trong sương chiều; hoa ti - gôn rụng đầy trước sân, về mọi người trong khu phố, về em, về cuộc sống…được cụ thể hóa đến hữu hình. Vậy nên “Phố ta” dù tù túng chật hẹp như vây hãm nhưng lại mang đến cho nhà thơ và người đọc một cảm giác của sự thân thương quen thuộc. Mang đến cho người đọc và cả Lưu Quang Vũ một bài học sống như những người trong khu phố đã sống: vẫn trông thư dù thư không đến, vẫn lao động dù đã ở tuổi xế chiều, vẫn cần mẫn để làm xong công việc trước khi trời tối, vẫn lên cao thêm trên gác thượng để những bong bóng xà phòng được bay xa trong buổi chiều thu ít gió, vẫn trăn trở suy tư trước cuộc đời mà buồn bã…Đặc biệt là hình ảnh “cây táo lại nở hoa”“rãnh nước trong veo” ở cuối bài đã giúp ta nhận thấy điều mà “Phố ta” của Lưu Quang Vũ đã thấy. Đó là cuộc đời dù rất gian truân, lắm khi chứa nhiều “chuyện xấu xa” nhưng cũng còn biết bao niềm vui đang tồn tại. Hãy vững tin vào những điều tốt đẹp, kì diệu ngay trong cuộc sống còn bế tắc, nghèo nàn. Vậy ra chính việc xếp đặt kết cấu hình tượng đan xen với kết cấu văn bản thơ trữ tình từ hình ảnh, ý thơ, nhan đề, bố cục…Quang Vũ muốn hướng người đọc nhận ra vẻ đẹp giúp cuộc đời đáng sống. Và tất nhiên nhà thơ cũng tự an ủi, động viên lấy chính mình với niềm lạc quan tin tưởng vào cuộc sống bằng một lời khuyên “Đừng buồn nữa nhá” cho “con chim sẻ tóc xù”. Hóa ra “Phố ta” đặc biệt ở chỗ cứ tưởng nói về tình yêu đôi lứa (Em chờ anh trước cổng/Con chim sẻ của anh) mà thực chất nói về một tình yêu rộng mở lớn lao hơn nhiều. Đó là tình yêu sống, yêu cuộc đời đến mãnh liệt thiết tha.

Đọc “Phố ta”, chỉ thi phẩm “Phố ta”, độc giả cũng đã thấy rõ một Lưu Quang Vũ với tài năng xuất sắc, một tâm hồn thi sĩ đa sầu, đa cảm, đa tài. Thơ anh không chỉ giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, nhịp điệu mà còn đầy ấp sự kiện, chi tiết của đời sống được “trưng bày”. Trong “Phố ta”, nhân vật trữ tình và nhân vật trong thơ có sự gặp gỡ nhất định về hoàn cảnh sống, về hành động suy nghĩ…nên đã rung lên sợi dây cảm xúc riêng tư sâu kín nhất, chân thật nhất của điệu hồn thi sĩ. Đó cũng là cái rung cảm đồng vọng của biết bao con người đã từng sống hoặc vừa trải nghiệm cuộc sống khi đọc “Phố ta”. Những điều vừa nói kết hợp với lối tư duy đầy sáng tạo của Quang Vũ trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ, cách kết cấu hình tượng và kết cấu văn bản đã giúp cho “Phố ta” đủ sức để khẳng định rằng thơ hay phải đáp ứng được những đặc điểm về thơ trữ tình như thi phẩm “Phố ta” đã có.
....................................................
Triều Anh - 19/6/2019​
Thêm
  • f14d6a340bf8d3a68ae9.jpg
    f14d6a340bf8d3a68ae9.jpg
    195.1 KB · Lượt xem: 256
11K
4
2
Bài phân tích thi phẩm của bạn rất xuất sắc. Vừa sâu sắc vừa bay bổng hệt như một bài thơ. Với việc sử dụng từ ngữ rất tài tình, bạn đã khiến người đọc kỹ tính như tôi cũng chỉ biết khen ngợi không tiếc lời. Tuy nhiên, bạn có mấy lần lặp lại câu thơ của LQV và cả lập luận của mình với dụng ý nhấn mạnh, thì theo tôi là không cần thiết. Vì thực ra cách diễn tả "có nghề" của bạn đã đủ làm người đọc cảm nhận được đầy đủ rồi.
 
  • Love
Reactions: Triều Anh
Bài phân tích thi phẩm của bạn rất xuất sắc. Vừa sâu sắc vừa bay bổng hệt như một bài thơ. Với việc sử dụng từ ngữ rất tài tình, bạn đã khiến người đọc kỹ tính như tôi cũng chỉ biết khen ngợi không tiếc lời. Tuy nhiên, bạn có mấy lần lặp lại câu thơ của LQV và cả lập luận của mình với dụng ý nhấn mạnh, thì theo tôi là không cần thiết. Vì thực ra cách diễn tả "có nghề" của bạn đã đủ làm người đọc cảm nhận được đầy đủ rồi.
QuangNhatCảm ơn bạn Quang Nhật đã đọc và nhận xét bài viết. Mình xin ghi nhận gợi ý của bạn. Lần sau nếu có viết bài mình sẽ lưu ý. Chúc bạn luôn vui khỏe.
 
Viết trả lời...
Chế Lan Viên là một nhà thơ có phong cách nghệ thuật độc đáo. Nổi bật nhất trong phong cách của tác giả là chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của thế giới hình ảnh được nhà thơ ghi nhận bằng cái nhìn liên tưởng đầy độc đáo. “Tiếng hát con tàu” là một bài thơ thể hiện rõ nhất nét phong cách này của Chế Lan Viên.

“Tiếng hát con tàu” được gợi cảm hứng từ sự kiện 1958- 1960, phong trào xây dựng kinh tế mới ở Tây Bắc. Bài thơ được in trong tập Ánh sáng và phù sa. Bài thơ là tiếng hát của một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lí tưởng, vào cuộc đời với khát vọng lên đường.

Tây Bắc ư ? Có gì riêng Tây Bắc

Khi lòng ta đã hoá những con tàu

Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát

Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu…


Nhan đề bài thơ và các câu thơ đề từ là hình tượng gợi liên tưởng thú vị: hình tượng con tàu. “Con tàu” là biểu tượng cho sự khao khát muốn thoát ra ngoài cuộc sống cá nhân chật hẹp, tù túng, bế tắc về tâm hồn của nhà thơ để đến với những ước mơ lớn và nguồn cảm hứng lớn của nghệ thuật. Và tất nhiên hình tượng con tàu còn gợi cho ta liên tưởng đến sự hăm hở của một nhà thơ chiến sĩ muốn được hòa mình trọn vẹn vào nhân dân.

Có thể nói, Chế Lan Viên khao khát cuộc hành trình đến với nhân dân, đến với cuộc đời rộng lớn, cũng là sự trở về với chính tâm hồn mình. Đó là sự diễn đạt thông minh, sắc sảo để thể hiện sự hòa nhập tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của người nghệ sĩ với cuộc đời rộng lớn của nhân dân, đất nước.

Bạn bè đi xa, anh giữ trời Hà Nội

Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi

Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng



Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp

Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?

Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép

Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia


Đọc đoạn thơ, người đọc như thấy Chế Lan Viên tự chất vấn chính mình. Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng hoặc Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi ? Và tất nhiên cũng chính nhà thơ cũng đã tự giãi bày. Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép/ Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia. Câu thơ cũng là cách lựa chọn của nhà thơ. Mạch thơ cứ thế xuôi dòng tâm tưởng mà tuông trào.

Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa

Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường

Con đã đi nhưng con cần vượt nữa

Cho con về gặp lại mẹ yêu thương


Cuộc lên đường mới chỉ diễn ra trong suy tưởng. Thế nhưng, bằng cái nhìn rất Chế Lan Viên, nhà thơ đã tổng kết cuộc kháng chiến mười năm bằng một so sánh gợi sự liên tưởng độc đáo: hình ảnh ngọn lửa. Đó là ngọn lửa của lòng yêu nước và căm thù giặc? Ngọn lửa của ý chí, lòng nhiệt quyết, sự bất khuất kiên cường của quân và dân ta trong kháng chiến? Hay ngọn lửa của dư âm chiến thắng? Dù hiểu như thế nào, ta thấy, dường như nhà thơ đang ấm lên, đang bùng lên ngọn lửa ấy ngay trong tâm tưởng, ngay trong tim mình. Bừng sáng một ý tưởng cần thực hiện ngay lúc này: Cho con về gặp lại mẹ yêu thương, gặp lại Tây Bắc sau mười năm kháng chiến. Bằng cái nhìn cảm quan thi vị, Chế Lan Viên đã diễn tả cụ thể tâm trạng vui sướng bất tận khi được hòa mình, được trở về gặp lại mẹ yêu thương với hàng loạt những so sánh liên tưởng:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa


Lối so sánh tương đồng gợi sự liên tưởng đến điều không thể thiếu. Trở về với nhân dân là về chốn cũ, về với cội nguồn sự sống như nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, như đứa trẻ đói lòng gặp sữa, như chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. Hóa ra Tây Bắc trong Chế Lan Viên là cả một nguồn cảm hứng, cũng là tất cả những gì nên thơ nhất, thi vị nhất:

Con nhớ anh con, người anh du kích

Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn

Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách

Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con



Con nhớ em con, thằng em liên lạc

Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ

Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc

Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư



Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc

Năm con đau, mế thức một mùa dài

Con với mế không phải hòn máu cắt

Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi



Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?

Khi ta ở, chi là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!

Đất đã hóa tâm hồn !
Đất không còn là đất nữa. Đất là mẹ, là anh, là em, là đồng chí đồng đội. Đất là tất cả những gì thuộc về Tây Bắc. Là tất cả nỗi nhớ, là tất cả tình yêu:

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương


Cách xưng hô trong đoạn thơ thật đặc biệt: cách xưng hô của tình yêu. Anh bỗng nhớ em, hai nửa câu thơ thật lãng mạn tình tứ. Thế nhưng nếu chỉ có thế, đây không phải là thơ Chế Lan Viên. Trong cái nhìn của nhà thơ, tình yêu được cụ thể hóa bằng những so sánh liên tưởng độc đáo, gợi sự sóng đôi, khăng khít, sự gắn bó không thể thiếu được giữa những người đang yêu. Đó là nỗi nhớ như đông về nhớ rét, như cánh kiến hoa vàng, Như xuân đến chim rừng lông trở biếc. Tình yêu ở đây trở nên đẹp hơn, lớn lao hơn, chân thành hơn bởi không chỉ giới hạn trong tình yêu lứa đôi mà còn là sự kết tinh của những tình cảm sâu nặng đối với quê hương, đất nước như chính nhà thơ khẳng định: Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.

Bấy nhiêu câu thơ trong Tiếng hát con tàu cũng đủ thấy một hồn thơ trữ tình chính trị đạt đến độ toàn mĩ. Tiếng nói về tình quân dân, tình đất nước, khát vọng lên đường… trong bài thơ đã trở nên dễ hiểu nhưng không kém phần thi vị nhờ tài năng sử dụng ngôn ngữ đầy cá tính và sáng tạo của tác giả bằng việc xây dựng những hình tượng, biểu tượng, liên tưởng vô cùng độc đáo. Điều này tạo nên cách nhìn nghệ thuật mang đậm chất Chế Lan Viên. Có thể nhận định:

Chế Lan Viên luôn tìm tòi và tạo cho thơ trữ tình chính trị một màu sắc riêng: nói chính trị một cách văn hóa, sang trọng bằng một ngôn ngữ lấp lánh những hình ảnh tân kì, mới lạ, chói lọi.
(GS.TS Trần Đăng Suyền - Tiếng hát con tàu)
...........................................................................
Triều Anh

Thêm
  • f14d6a340bf8d3a68ae9.jpg
    f14d6a340bf8d3a68ae9.jpg
    195.1 KB · Lượt xem: 157
  • Like
Reactions: Nguyễn Anh Tú
890
1
0
Viết trả lời...
Xin phép admin mở mục này. 1 cái quán của 1 người viết 30 năm. Bạn có thể tìm thấy những gì ở đây? Hay đơn giản skip nó.
Thêm
1K
6
4

001. CẢM HỨNG CỦA BẠN ĐỂ VIẾT LÀ GÌ?​

Xin chào các bạn, tôi là Trung, một tác giả tự do. Tôi vào gr để chia sẻ một vài kiến thức của mình. Trước khi chia sẻ tôi xin nói trước là những kiến thức này do tôi tự nghĩ ra và nó thuộc về hệ thống của riêng tôi, nó có thể không giống với những kiến thức thông thường một số bạn đã biết.

Trong số các bạn ở đây, tôi tin rằng có nhiều người muốn viết và có nhiều người muốn đọc. Vậy hai thứ đó có gì giống nhau? Theo tôi là “cảm hứng”. Trong bài này tôi tập trung nói về cảm hứng đẻ viết.

Trong suốt sự nghiệp viết hơn 30 năm của mình, tôi gặp vài người viết có thể tạo ra một tác phẩm xuất thần từ một cảm hứng bất chợt nảy lên. Khi viết thì có một chất kích thích nào đó do cơ thể chúng ta sản sinh ra. Nhưng nó có điều kiện chứ không phải tự nhiên đến.

Lấy ví dụ thế này cho dễ hiểu. Một người không muốn viết thì không thể viết được. Hoặc nếu anh ta/cô ta bị ép viết thì dù có cố viết ra cái gì đó nhưng nó sẽ không hay. Điều đó giống với bạn đi xem bói. Những người mà bản thân đã không tin tưởng thì dù thầy bói nói có vẻ đúng nhưng chắc chắn người đó sẽ không tin. Hay như trong thuật thôi miên, những người khó thôi miên nhất là người đã có sẵn định kiến trong đầu chống lại việc bị thôi miên.

Những ví dụ trên để vui vẻ chút thôi, nhưng tôi nghĩ bản thân con người là sinh vật chứa đầy cảm xúc. Cảm xúc để viết chính là thứ cảm hứng tôi đang nói đến, nhưng chúng không giống nhau. Bạn có thể tràn đầy cảm xúc trong đầu nhưng tại sao lại không thể lôi chiếc laptop ra, gõ vào file word những dòng chữ đầu tiên của một bài viết hay câu chuyện? Hay như đơn giản nhất là lấy một tờ giấy và ghi chú vào đó ý tưởng để sau này triển khai?

Tôi đã nhận được vô số câu trả lời cho việc không thể viết dù đang có cảm xúc. Đó có thể là công việc bận, hoặc đơn giản là chưa muốn viết. Trong số đó, thậm chí tôi còn nhận được câu trả lời “dào ôi, tôi thừa sức viết được một truyện hoành tráng, viết lúc nào chả được”.

Đến đây, lại có một vấn đề khác xuất hiện, đó là sự tương quan tài năng/ khả năng/sở thích. Vấn đề này tôi sẽ nói vào hôm khác nhé.

Theo kinh nghiệm của tôi, ngay cả những người viết chuyên, viết dày đặc, viết mỗi ngày thì cũng có lúc không thể viết được. Đó chính là những lúc họ không có cảm hứng, dù khả năng của họ thừa sức để viết ngay cả khi trong lòng trống rỗng nhất. Nếu một chiếc deadline đã dí sát vào sau lưng, họ buộc phải cầm chiếc laptop hoặc ipad lên, thay đổi môi trường sáng tác mong tìm được một chút cảm hứng. Thường họ thành công với cách làm đó. Có khi, họ thay đổi khung cảnh, đứng trước một hồ nước rộng mênh mông hay đơn giản chỉ là kiếm một chiếc ghế đá và ngắm nhìn vài cô em xinh đẹp chân dài nào đó. Tôi gặp nhiều trường hợp lấy lại cảm hứng như thế rồi, nhưng hiệu quả cũng chưa chắc.

Vậy với người chưa viết bao giờ hoặc người đã không viết trong một thời gian dài thì sao?

Theo tôi, vấn đề ở đây không chỉ là cảm hứng. Nó thuộc về thói quen. Bạn đang có thói quen không viết. Hoặc bạn là người thích đọc hơn viết. Hoặc bạn đang có phản xạ “né ra” khi phát triển một ý tưởng trong đầu và đặt tay lên nút bàn phím.

Tôi thứ chia sẻ một kinh nghiệm của mình cho bạn xem nhé.

Đó là một ngày mưa to. Tôi bị một sức ép do chính mình tạo ra là phải viết cho xong một truyện ngắn năm ngàn chữ. Bối cảnh khi ấy hoàn toàn không ủng hộ tôi khi tôi có một công việc khác bắt buộc phải làm trong khi chỉ còn 3h đồng hồ. Tôi tin rằng việc bạn cố tạo ra cảm hứng viết cho chính mình dù cơ thể hay hoàn cảnh đang không ủng hộ cho lắm quả thật là cách hay để bạn tạo ra một tác phẩm. Khi con người vượt qua một ranh giới nào đó, họ như tìm thấy một chân trời mới, một giới hạn mới trong đó chứa khả năng họ chưa từng đặt chân đến. Những thứ tôi từng áp dụng trong hoàn cảnh đó như sau:
1. Thay đổi khung cảnh làm việc
2. Dùng một phương tiện khác để viết. Như lần đó tôi bỏ laptop và viets bằng điện thoại.
3. Chọn “đại” một vấn đề khó để thử thách mình viết về nó hoặc ít nhất phải có một thành tố trong tác phẩm kiên quan đến vấn đề đó
4. Đẩy sự tập trung của mình lên cao nhất bằng cách cố gắng để trí não không quan tâm tới những việc xung quanh không liên quan đến mình.

Quan trọng nhất, bạn phải tự tạo ra cảm hứng cho mình. Khi đó, dù chỉ viết được 100 chữ thì bạn cũng đã tiến bộ thêm một chút.
 

001. CẢM HỨNG CỦA BẠN ĐỂ VIẾT LÀ GÌ?​

Xin chào các bạn, tôi là Trung, một tác giả tự do. Tôi vào gr để chia sẻ một vài kiến thức của mình. Trước khi chia sẻ tôi xin nói trước là những kiến thức này do tôi tự nghĩ ra và nó thuộc về hệ thống của riêng tôi, nó có thể không giống với những kiến thức thông thường một số bạn đã biết.

Trong số các bạn ở đây, tôi tin rằng có nhiều người muốn viết và có nhiều người muốn đọc. Vậy hai thứ đó có gì giống nhau? Theo tôi là “cảm hứng”. Trong bài này tôi tập trung nói về cảm hứng đẻ viết.

Trong suốt sự nghiệp viết hơn 30 năm của mình, tôi gặp vài người viết có thể tạo ra một tác phẩm xuất thần từ một cảm hứng bất chợt nảy lên. Khi viết thì có một chất kích thích nào đó do cơ thể chúng ta sản sinh ra. Nhưng nó có điều kiện chứ không phải tự nhiên đến.

Lấy ví dụ thế này cho dễ hiểu. Một người không muốn viết thì không thể viết được. Hoặc nếu anh ta/cô ta bị ép viết thì dù có cố viết ra cái gì đó nhưng nó sẽ không hay. Điều đó giống với bạn đi xem bói. Những người mà bản thân đã không tin tưởng thì dù thầy bói nói có vẻ đúng nhưng chắc chắn người đó sẽ không tin. Hay như trong thuật thôi miên, những người khó thôi miên nhất là người đã có sẵn định kiến trong đầu chống lại việc bị thôi miên.

Những ví dụ trên để vui vẻ chút thôi, nhưng tôi nghĩ bản thân con người là sinh vật chứa đầy cảm xúc. Cảm xúc để viết chính là thứ cảm hứng tôi đang nói đến, nhưng chúng không giống nhau. Bạn có thể tràn đầy cảm xúc trong đầu nhưng tại sao lại không thể lôi chiếc laptop ra, gõ vào file word những dòng chữ đầu tiên của một bài viết hay câu chuyện? Hay như đơn giản nhất là lấy một tờ giấy và ghi chú vào đó ý tưởng để sau này triển khai?

Tôi đã nhận được vô số câu trả lời cho việc không thể viết dù đang có cảm xúc. Đó có thể là công việc bận, hoặc đơn giản là chưa muốn viết. Trong số đó, thậm chí tôi còn nhận được câu trả lời “dào ôi, tôi thừa sức viết được một truyện hoành tráng, viết lúc nào chả được”.

Đến đây, lại có một vấn đề khác xuất hiện, đó là sự tương quan tài năng/ khả năng/sở thích. Vấn đề này tôi sẽ nói vào hôm khác nhé.

Theo kinh nghiệm của tôi, ngay cả những người viết chuyên, viết dày đặc, viết mỗi ngày thì cũng có lúc không thể viết được. Đó chính là những lúc họ không có cảm hứng, dù khả năng của họ thừa sức để viết ngay cả khi trong lòng trống rỗng nhất. Nếu một chiếc deadline đã dí sát vào sau lưng, họ buộc phải cầm chiếc laptop hoặc ipad lên, thay đổi môi trường sáng tác mong tìm được một chút cảm hứng. Thường họ thành công với cách làm đó. Có khi, họ thay đổi khung cảnh, đứng trước một hồ nước rộng mênh mông hay đơn giản chỉ là kiếm một chiếc ghế đá và ngắm nhìn vài cô em xinh đẹp chân dài nào đó. Tôi gặp nhiều trường hợp lấy lại cảm hứng như thế rồi, nhưng hiệu quả cũng chưa chắc.

Vậy với người chưa viết bao giờ hoặc người đã không viết trong một thời gian dài thì sao?

Theo tôi, vấn đề ở đây không chỉ là cảm hứng. Nó thuộc về thói quen. Bạn đang có thói quen không viết. Hoặc bạn là người thích đọc hơn viết. Hoặc bạn đang có phản xạ “né ra” khi phát triển một ý tưởng trong đầu và đặt tay lên nút bàn phím.

Tôi thứ chia sẻ một kinh nghiệm của mình cho bạn xem nhé.

Đó là một ngày mưa to. Tôi bị một sức ép do chính mình tạo ra là phải viết cho xong một truyện ngắn năm ngàn chữ. Bối cảnh khi ấy hoàn toàn không ủng hộ tôi khi tôi có một công việc khác bắt buộc phải làm trong khi chỉ còn 3h đồng hồ. Tôi tin rằng việc bạn cố tạo ra cảm hứng viết cho chính mình dù cơ thể hay hoàn cảnh đang không ủng hộ cho lắm quả thật là cách hay để bạn tạo ra một tác phẩm. Khi con người vượt qua một ranh giới nào đó, họ như tìm thấy một chân trời mới, một giới hạn mới trong đó chứa khả năng họ chưa từng đặt chân đến. Những thứ tôi từng áp dụng trong hoàn cảnh đó như sau:
1. Thay đổi khung cảnh làm việc
2. Dùng một phương tiện khác để viết. Như lần đó tôi bỏ laptop và viets bằng điện thoại.
3. Chọn “đại” một vấn đề khó để thử thách mình viết về nó hoặc ít nhất phải có một thành tố trong tác phẩm kiên quan đến vấn đề đó
4. Đẩy sự tập trung của mình lên cao nhất bằng cách cố gắng để trí não không quan tâm tới những việc xung quanh không liên quan đến mình.

Quan trọng nhất, bạn phải tự tạo ra cảm hứng cho mình. Khi đó, dù chỉ viết được 100 chữ thì bạn cũng đã tiến bộ thêm một chút.
Đinh Thành TrungCảm ơn bạn đã chia sẻ. Những gì bạn chia sẻ rất bổ ích đối với mình.
 
Viết trả lời...
Hồi còn biên tập thơ ở báo Văn nghệ, sáng đến cơ quan tôi thích xem đống thư gửi bản thảo. Lúc nào tôi cũng mở những thư có tên người gửi mà thôi chưa nghe đến. Tôi đợi những nhà thơ mới xuất hiện. Tôi đợi những vẻ đẹp mới của thơ ca xuất hiện. Còn thư ghi tên những nhà thơ có tên tuổi thì để sau.

FB_IMG_1669691784921.jpg


Theo cá nhân tôi, một nền văn học không xuất hiện những tên tuổi mới với những vẻ đẹp mới là một nền văn học thất bại. Bạn không thể cả đời chỉ đọc Shakespeare, James Joy, Cervantes, Dostoevky, Tagore hay Nguyễn Du..cho dù đó là những nhà văn, nhà thơ mà không biết bao giờ nhân loại mới lại có.

Bóng đá cũng vậy, nếu bây giờ Pele vẫn ra sân thì bóng đá sẽ chẳng còn những vẻ đẹp và sự bí ẩn trong các trận đấu nữa.

FB_IMG_1670018346734.jpg


Việc Nhật lật đổ Tây Ban Nha, Hàn Quốc hạ gục Bồ Đào Nha, Cameroon xé lưới Brazil...đã tạo ra sự kỳ lạ của bóng đá. Vì thế bóng đá cho đến bây giờ vẫn mê dụ người hâm mộ. Còn nếu cứ đội mạnh lúc nào cũng thắng đội yếu hơn thì sự quyến rũ của bóng đá sẽ chẳng còn bao nhiêu.

Bởi thế, trong nhiều trận đấu, tôi không đợi chờ các danh thủ như Messi, Ronaldo..đến mức cực đoan. Tôi đợi chờ sự loé sáng của những cầu thủ chưa được thế giới để ý nhiều. Đó chính là sự đợi chờ đầy cảm hứng. Đó chính là bóng đá. Và cuộc sống cũng như vậy.

Tâm sự từ nhà thơ Nguyễn Quang Thiều
Thêm
1K
4
5
Bóng đá là môn thể thao vua, vì thế giới văn học, nghệ sĩ không đứng ngoài lề. Những sự quan tâm, cảm xúc mỗi chúng ta khác nhau, song đều hướng về từng đường bóng, cầu thủ mà nghĩ suy.

Bóng đá đó, cuộc chơi của tập thể và cũng là đời thực cả. Căng thẳng tột cùng và vỡ òa hạnh phúc như Hàn Quốc, Nhật Bản. Hay là tức giận, tiếc nuối như Uruguay?
 
  • Like
Reactions: Vanhoctre
View previous replies…
muốn nắm cũng phải có hứng thú nắm chứ, giống như đàn ông vậy, muốn nắm trái tim anh nào thấy hứng thú, chứ ko tình cảm đá đưa chi =))
Phong CầmAi bảo Admin không hóa thân chi. Cứ thử tới một lần đi sẽ ổn hết hahaha

Trong quán rất hay vẳng ra những ĐM, thằng ... Hãy một lần sống là chính mình đê Ad ơi =))
 
Viết trả lời...
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Trung từng viết: “Trước một thế giới tan vỡ hay có nguy cơ tan vỡ, nhà văn phải nhặt nhạnh từng mảnh vỡ, tái tạo lại chính nó, đồng thời kích hoạt những dây đàn cảm xúc của con người”. Nhà văn - những con người bằng xương bằng thịt như bao người khác trên thế gian liệu có một phép thần thông hay chăng, mà hàn gắn lại được những đổ vỡ của cuộc đời? Đối diện với những thương tổn từ sâu trong tâm hồn người, nhà văn sẽ làm gì để từng cơn đau đớn, tuyệt vọng kia nguôi ngoai? Đối diện với ốm đau, cái chết và cả sự chia lìa, nhà văn sẽ có thể hồi sinh tất cả hay sao?

Không, nhà văn không thể xoá nhoà đi những buồn đau hay lấp đầy những mất mát của con người. Nhưng nhà văn sẽ lại là người đem cái chết ra xa khỏi họ, để người ta có thể đi qua những lần vụn vỡ, những lần thương đau. Nhà văn cho con người dũng khí để chọn lựa sự sống!

Sự cứu chữa của văn chương.png

Nhà văn cứu chữa con người, trước hết bằng những sự thật. Đó là sự thật về cuộc đời và về chính bản thân của mỗi người. Như Virginia Woolf đã nói: “Văn chương không phải là liều thuốc an thần ru con người ta vào giấc ngủ uể oải mà là sắt nung bỏng rát thức tỉnh con người”. Văn chương không đẩy con người ta vào cơn mộng mị bằng những ảo ảnh về cuộc đời mà là sự soi chiếu trực diện, chân thật bản chất của thế giới. Có thể, thế giới văn chương chứa đầy những ước mơ nhưng có khi, ngập tràn nghịch cảnh, bi kịch nhưng nhất định, đó không phải là một thế giới đơn điệu, một chiều. Thế giới của văn chương là thế giới đầy giằng xé trong nội tâm của một con quỷ đội lớp người như Chí Phèo, một con quỷ luôn vẫy vùng trên lằn ranh của thiện lương và tàn độc, của một thằng rạch mặt ăn vạ “phá nát bao cảnh yên vui” và một kẻ cô đơn cùng đường luôn khắc khoải hoài nghi “Ai cho tao lương thiện?”. Đó là thế giới mà một thiên tài nghệ thuật như Vũ Như Tô phải gánh chịu bi kịch của một người nghệ sĩ đơn độc sống với lý tưởng nghệ thuật rời xa thực tại để rồi trơ mắt ra nhìn giấc mộng lớn đời mình trở thành tàn tro rồi vẫn bất tin mà gào thét “Vô lý! Vô lý!” Văn chương tạo dựng một thế giới muôn hình vạn trạng trên từng trang sách, thế giới của nó vận hành với đầy những mâu thuẫn và nghịch lý thay vì minh bạch phải - trái, đúng - sai. Cuộc sống hiện lên từng trang giấy mang dáng dấp của đời thực, với vô vàn chân dung của con người, những con người bằng xương bằng thịt với mọi hỷ-nộ-ái-ố, với những khát khao lẫn tuyệt vọng, với sự thanh cao và cả những suy đồi. Thực tại và con người trong văn chương là như thế, là một sản phẩm của ngôn từ và sự sáng tạo nhưng chắc chắn không phải là những hình tượng trống rỗng, vô hồn.

Chính nhờ điều này, thay vì là những con chữ rỗng tuếch, văn chương nói như Phillipe Jacollete, đã cho người ta già đi từ đầu đến cuối bài thơ. Qua một bài thơ, một câu chuyện, con người ta như sống một cuộc đời. Mỗi lần hoà vào thế giới của văn chương là lại một lần được sống, sống những cuộc đời khác nhau. Mỗi lần bước vào trang sách là như được tái sinh, với một diện mạo, một tâm hồn mới, để trải nghiệm, để dấn thân mà ngắm nhìn cuộc đời. Sống trong trang sách, người ta có thể vỡ oà trong niềm sung sướng vì nhìn thấy những giấc mơ hoá thành hiện thực. Và cũng trong trang sách, bao giọt nước mắt đã rơi, vì hiện thực tàn khốc, vì những mộng mơ tan vỡ, vì tình yêu nhạt nhoà, vì đời người chóng vánh như một giấc chiêm bao. Để rồi, từ trong vô vàn những cảm xúc ấy, dẫu là đớn đau hay hạnh phúc, là thăng hoa hay trầm buồn, con người ta nhìn thấy thế giới này và nhìn thấy chính con người mình. Già đi mà Jacollete nói ấy, chính là sự già đi của nhận thức, không chỉ nhận thức về cuộc đời mà còn là nhận thức về bản thân của mỗi con người.

Có thể, không phải mọi độc giả cầm trên tay “Nỗi buồn chiến tranh” đều từng là những người lính, đều đã rửa máu của mình trong gió bụi nơi chiến trường như Kiên. Thế nhưng, Bảo Ninh đã dùng chính ngòi bút của mình để người đọc không chỉ nhìn thấy được bản chất chiến tranh mà hơn hết là nhìn thấy những gì chiến tranh đã để lại, không phải những miền đất chết mà là những linh hồn chết. Đi vào thế giới nội tâm của Kiên, trôi theo dòng hồi ức để soi vào những đứt gãy, những nỗi ám ảnh, những ký ức không cách nào trốn chạy và người ta hiểu được rằng, thứ chiến tranh cướp đi không phải là mạng sống mà là ý chí để sống, chiến tranh có thể buông tha cho sinh mạng con người nhưng không chối từ việc tước đoạt đi ý thức tồn tại. Những con người trở về từ chiến tranh, cũng giống như chúng ta, đi qua một cơn dư chấn ầm ĩ trong nội tâm và vĩnh viễn, không thể trở lại như ban đầu, vĩnh viễn phải sống, phải chịu đoạ đày bởi vết thương không bao giờ khép miệng kia. Người ta đọc văn chương có thể biết được sự đổ nát của thế giới sau một cuộc chiến tranh, cũng như một cơn đại dịch, nhưng quan trọng hơn hết chính là nhìn thấy được sự suy sụp của lòng người và sự lạc lối, vô định đến hoang mang trong chính tâm hồn mình.

Văn chương đem đến cho con người ta sự nhận thức, không phải để chấp nhận những gì đã có và đang có, không phải để thừa nhận một lần nữa những điều đang diễn ra. Giá trị thực sự của văn chương chính là dùng sự thật để con người ta vượt qua chính sự thật đó. Phơi bày ra trước mắt con người ta một thế giới tàn khốc với đầy những rạn nứt, nhà văn không dồn con người đến bước đường bi quan, trốn chạy hay chối bỏ nó mà muốn con người ta dũng cảm đối diện, đi qua và khắc phục nó. Nói như Aristote, bi kịch là một sự thanh lọc. Văn chương dùng hiện thực và bi kịch bên trong nó, dùng những gì con người muốn khước từ, né tránh để thanh lọc thế giới. Sự thanh lọc đó xuất phát từ cách văn chương phản tính con người bằng sự thật để rồi trở thành ngọn đèn định hướng cho con người nhìn ra những ngã rẽ mà mình có thể bước đi. Ở đó, người ta nhìn thấy vô vàn những chọn lựa, chọn lựa để sống và chết, chọn lựa để hy vọng rồi đổi thay và cả những chọn lựa để tiếp tục lụi tàn cùng thực tại tăm tối. Văn chương không giáo điều, dạy dỗ hay cưỡng cầu, ép buộc, nó cho con người ta nhìn thấy thật nhiều những khả năng còn con người thì liệu có một ai đâu, chọn lựa những điều tồi tệ?

Viết về “thế hệ mất mát” với những tiệc tùng xa hoa hoà trong điệu jazz man mác, trầm tư, Francis Scott Key Fitzgerald đã đưa người đọc bao thế hệ trở về với thập niên 20 của thế kỉ trước qua kiệt tác “Đại gia Gatsby”. Câu chuyện là cuộc chạy đua của con người với sự leo thang của bạc tiền; là những “đổi chác, bán buôn” mà cái giá để có được địa vị, quyền quý là chính hạnh phúc của cả một đời người. Con người thuộc về thời hậu chiến đã phải đánh mất mình vì những “đốm xanh” phù phiếm mà ngay cả khi “nó đã tuột khỏi tay chúng ta” thì “chúng ta cứ thế dấn bước, những con thuyền rẽ sóng ngược dòng, không ngừng trôi về quá khứ”. Mỗi người đều như Gatsby, mang trong mình những khao khát, đam mê và thậm chí là cuồng vọng để rồi rong ruổi chạy theo giấc mơ của mình trong cơn mộng du. Vậy thì, ta sẽ chọn chứ, một cuộc đời như Gatsby, một cuộc đời cứ mải miết chạy theo cái đốm xanh xa xôi, hão huyền? Ta sẽ chọn chứ, những ảo mộng đã nát tan từ dĩ vãng xa xưa? Gatsby chết đi giữa những dở dang, vỡ mộng, vậy còn ta, liệu có tiếp bước để trở thành nạn nhân từ chính những ước mơ của mình. Đó là chọn lựa của ta, ta có thể chọn như Gatsby nhưng ta cũng có quyền nhìn vào Gatsby để làm khác đi, để sống hạnh phúc hơn, trọn vẹn và ý nghĩa hơn. Bằng cách ấy, văn học đã thanh lọc ta, thanh lọc và cảm hoá từ chính những điều bi thảm nhất.

Như đã nói, văn chương muốn cứu rỗi con người, không nằm ở việc thay đổi quy luật sanh-lão-bệnh-tử, nhà văn chữa trị cho nhân gian không thể hiện ở việc cải tử hồi sinh cho con người. Sự cứu chữa của văn chương là sự cứu chữa đối với tâm hồn, với thế giới nội cảm của con người. Bởi lẽ, văn chương dù là thể loại nào, từ những bài ca dao than thân của những người lao động lam lũ đến những khúc sử thi bất hủ của Homer, từ những câu chuyện cổ tích quen thuộc với những đứa trẻ con cho đến những tác phẩm đồ sộ của Lev Tolstoi, tất cả không chỉ làm nên bởi tư tưởng của nhà văn mà cần hơn hết là tình cảm, cảm xúc của người nghệ sĩ. Đó mới chính là linh hồn, là sợi dây kết nối văn chương với thế giới. Chính những tâm tư tình cảm này mà văn học mới chạm đến được đời sống nội tâm của người đọc, để cho con người ta có thể tin tưởng mà mở lòng mình ra đón nhận những sáng tác này. Văn chương đi từ tâm hồn người viết đến trái tim người đọc, xoa dịu và chữa lành những ưu tư, muộn phiền lẫn niềm đau, thương tổn. Văn chương tạo dựng được niềm tin trong lòng người, niềm tin giữa con người với thông điệp mà tác phẩm gửi gắm, từ đó phát triển thành niềm tin giữa con người đó với thế giới mà họ đang sống. Cuối cùng, văn chương tạo dựng niềm tin giữa con người với con người, nhờ sự thanh lọc, nhờ những điều tốt đẹp, nhờ hy vọng, ước mơ. Niềm tin đó trở thành động lực, giống như cách Scarlett O’hara đã luôn nói “Sau tất cả, ngày mai sẽ là một ngày mới”, một ngày mới và tất cả sẽ tốt hơn, một ngày mới và đống hoang tàn trước mắt sẽ thành quá khứ, một ngày mới - chỉ cần tin như vậy thì sẽ lại nhìn thấy khởi đầu, nhìn thấy những điều tốt đẹp. Có như vậy, con người ta can đảm chọn lựa cuộc sống dẫu có đi qua bao nhiêu biến cố, thăng trầm. Niềm tin gắn kết con người với sự sống. Bệnh tật có thể tước đoạt đi một thể chất khoẻ mạnh, có thể dày vò người ta bằng những cơn đau thể xác. Thế nhưng, chỉ cần tinh thần của con người còn có niềm tin vào những điều tốt đẹp, vào sự sống, tương lai, có niềm tin vào chính nội lực sinh tồn của mình thì sự sống vẫn ở đó. Con người có thể chết đi nhưng niềm tin và khao khát sống sẽ ở lại, để lan toả, tạo thành động lực và cũng là niềm tin cho những người còn sống mai sau.

(st)
Thêm
10K
6
3
Bài viết rất hay. Cá nhân tôi đã từng vượt qua không phải một mà là những tình huống thập tử nhất sinh trong cuộc sống nhờ văn chương. Thế nên tôi cũng mạnh dạn khẳng định rằng văn chương thật sự có sức mạnh cứu chữa mọi vết thương cả về thể xác lẫn tinh thần của con người.
 
Viết trả lời...