Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Cuộc sống bây giờ khác nghìn lần so với những năm thời bao cấp. Những mảnh đời cơ cực của thời gian đó giờ đây không còn nhiều nữa. Con người, nếp nhà tranh dường như thiếu vắng nhiều, thi thoảng bắt gặp nơi nào đấy chỉ là mái nhà tạm bợ trong nương rẫy để họ làm ăn có chỗ nghỉ ngơi. Rồi tôi tự hỏi "Tại sao những năm 80, 90 có nét hao hao giống cuộc sống trong "Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố?”
Ngô Tất Tố sinh năm 1893 (mất năm 1954) ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ông là con thứ hai, nhưng là trưởng nam trong một gia đình có bảy anh chị em, ba trai, bốn gái. Lúc còn nhỏ Ngô Tất Tố được thụ hưởng một nền giáo dục Nho học. Ông để lại cho nền văn học nước nhà nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật. Tiêu biểu là tiểu thuyết “Tắt đèn”. Một cuốn tiểu thuyết mang giá trị nghệ thuật đầy tính nhân văn mà cho tới ngày nay, bạn đọc vẫn không quên.
Tôi lục soát lại kệ sách gia đình thì ngỡ ngàng tác phẩm vẫn còn nhưng màu đã phai đi với thời gian. Nhìn qua trông cuốn sách có dáng vẻ nhỏ gọn, dễ cầm. Hình minh họa thể hiện rõ nét nội dung chính với nhiều màu sắc bắt mắt, ưa nhìn. Cuốn sách có bìa màu vàng, gồm 278 trang, khổ 13 x19 cm do Nhà xuất bản văn hóa thông tin ấn hành. Tác phẩm này đã in ấn lại nhiều lần của nhiều nhà xuất bản với cách trang trí khác hẳn với bản gốc do Mai Lĩnh xuất bản năm 1939 nhưng cốt truyện không thay đổi. Đọc tác phẩm "Tắt đèn” ta mới biết tỏ nhà văn Ngô Tất Tố phác họa cuộc sống của người nông dân đồng bằng Bắc bộ nghèo khổ như thế nào. Cảnh nông thôn hiện lên với cảnh đêm tĩnh mịch, yên ắng. Tiếng ếch, nhái, chẫu chuộc kêu dài thượt trong đêm nơi ao chuôm, ruộng đồng. Cảnh đình làng, thôn quê nghèo túng, đi làm thuê cho địa chủ. Tiếng chó sủa khi có bước chân của đoàn người đi đòi nộp sưu, thuế. Ngô Tất Tố đã dùng ngòi bút của mình để phản ánh chế độ phong kiến cũ xưa một cách tinh tế, thâm thúy.
Tắt đèn ca ngợi người phụ nữ Việt Nam thời kỳ trước năm 1945 với những phẩm chất tốt đẹp thương chồng, thương con, đối thân, xử thế mẫu mực, hiền lành, chất phát, giàu tình cảm nhưng đươm nét buồn cơ cực. Nhân vật chị Dậu như một mẫu người của thời đại đó đáng khâm phục.
Với 12 chương của 12 hoàn cảnh được Ngô Tất Tố dùng ngòi bút của mình vạch trần chế độ hà khắc, đục khoét, bóc lột người nông dân “Chân lấm tay bùn” dành cho người đọc những kiến thức, câu từ mạch lạc, cứng cỏi, thâm thúy. Tiểu thuyết đã mang vào nền văn học nước nhà giai đoạn 1930 – 1945 hiện thực phê phán. Chương nào đọc lên tôi cứ nghiền ngẫm sự đời thời đó. Oán trách những người có chức, có quyền không bảo vệ dân mà liếm gót giày Tây để hà hiếp, dồn họ vào chân tường, kinh rẻ kiếp nghèo. Ăn trên ngồi trốc mà chẳng biết thương dân.
Đọc tắt đèn chương nào hình ảnh người nông dân hiện lên, tôi đọc cũng rơi nước mắt. Tôi ấn tượng chương 10 và chương 11. Hình ảnh gia đình chị Dậu khốn khổ hiện lên trong bức tranh làng quê nghèo bằng những lời thoại của các con chị mà Ngô Tất Tố ghi lại nghe mà đứt ruột gan. Cái tuổi trẻ con như cái Tý, cu Dần thời ấy sao sành lẽ sống quá. Dường như cái tuổi ý thuở đó, chúng nếm đủ những nghèo khổ và nhận ra người lớn cũng cơ cực, chạy vạy để lo toan cho cuộc sống gia đình. Miếng cơm ngon, manh áo lành là ước mơ lớn lắm có khi về với đất mà chưa được thưởng thức, họa chăng là của bố thí của phú nông, địa chủ. Nghĩ mà thương, người nông dân nghèo khổ là thế! Bán vợ đợ con, cái đói, cái nghèo kéo dài đằng đẵng chẳng có lối thoát nhưng họ vẫn giữ lề lối thôn quê. Họ vẫn phải oằn mình gánh chịu. Ngô Tất Tố ghi lại tất cả những sinh hoạt thường ngày của cái xã hội của nhiều tầng lớp phú nông, bần nông, cố nông. Chắc nhà văn phải chứng kiến và tham gia nhiều vấn đề rắc rối trong xã hội thời đó mới có thể viết lên được những chương văn giá trị như “tắt đèn”.
Tắt đèn mở ra đọc rồi đọc đi đọc lại, nghiền ngẫm để cảm nhận câu chữ, lời thoại của nhà văn ta oán trách thói hà hiếp dân quá mức đến khinh tởm của quan lại, lí trưởng, địa chủ thời đó. Chỉ có Ngô Tất Tố với các nhà văn thời đó mới vạch trần những thói xấu xa, bỉ ổi đó được. Thương cảnh nghèo khó đến rơi lệ với nông dân “áo rách khố ôm” bị giai cấp địa chủ bóc lột đến tận xương tủy, sống kiếp người chỉ nợ nần chồng chất mà ngóc đầu không nổi, canh cánh bên mình ngủ vẫn chiêm bao sự bủa vây khổ sở. Khép lại cảm thấy tiêng tiếc rồi ước đủ điều cho người dân.
Tắt đèn được chuyển thể thành bộ phim Chị Dậu. Bộ phim ra mắt khán giả năm 1981, là phim nhựa trắng đen chiếu trên màn ảnh rộng do xưởng phim truyện Việt Nam sản xuất, phim Chị Dậu phản ánh được hiện thực khó khăn, nghèo khó của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8/1945. Phim có sự góp mặt của diễn viên Lê Vân và NSƯT Anh Thái, và là một trong những bộ phim biểu tượng của điện ảnh Việt. Bộ phim nổi tiếng thuộc hàng những tác phẩm kinh điển của điện ảnh cách mạng Việt Nam thế kỷ 20. Phim được sản xuất năm 1980 bởi đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Văn Khoa. Tác phẩm điện ảnh Việt Nam đạt được thành công lớn về nhiều mặt khi khắc họa cuộc sống nông thôn cũng như nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội phong kiến nửa thuộc địa của Việt Nam trước Cách mạng Tháng tám (1945). Đọc các chương trong “Tắt đèn” và xem cảnh phim “Chị Dậu” ta lại càng khâm phục đạo diễn Phạm Văn Khoa hơn nhiều. Có lẽ đạo diễn cùng cộng sự thuộc và hiểu hết ý của nhà văn Ngô Tất Tố nên mới làm cho phim ăn khách thuở 80 thời mà thông tin văn hóa của người dân còn thiếu thốn đến như thế!
Chuyển thể truyện thành phim mang tới người thưởng thức rất khó. Ngô Tất Tố viết “Tắt đèn” vừa mang âm hưởng cốt cách của nhà văn, lại mang sức hấp dẫn của câu chuyện tới người đọc mà dường như đọc mới biết dòng đời, cuộc sống xưa ngày ấy không dễ gì mường tượng ra được. Tắt đèn” là một tác phẩm phản ánh sâu sắc xã hội xưa với những thứ thuế vô lý, bọn quan lại vô nhân đạo, những đau khổ mà xã hội bất nhân gây ra cho nhân dân thời đó. Lấy hình ảnh Chị Dậu để đại diện cho một tầng lớp nông dân nghèo khổ, Ngô Tất Tố khắc hoạ chân thật những gì bần cùng và đau khổ nhất mà những người tầng lớp thấp phải chịu đựng. Truyện cũng mang giá trị nhân đạo và giá trị nhân văn sâu sắc. Càng đọc ta càng cảm nhận được ý chí kiên nhẫn, chịu đựng, chịu thương, chịu khó của Chị Dậu nhưng cũng không khỏi đau lòng trước những cảnh tượng bần cùng, khổ cực ấy. Tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc những day dứt và đồng cảm không thể nào quên đối với những người nông dân xưa.
Ngày nay, bạn trẻ ít khi cầm đọc cuốn truyện ấy mà miệt mài ôm chiếc điện thoại thông minh để lướt xem những thứ ngoại lai cho phù hợp nhưng một số bạn vẫn thử xem và hoài nghi là người đời hay trách “Sao cứ nói khổ như chị Dậu nhỉ?” Hãy lướt facebook, Google tìm kiếm về tác phẩm “Tắt đèn” đi sẽ khắc rõ.
Phùng Văn Định
Thêm
365
3
0
Đọc bài thơ “Mùa xuân nhớ Bác” của Phạm Thị Xuân Khải sáng tác cách nay đã gần 40 mùa xuân sao tôi như thấy thấm điều gì quá! Ngày ấy, tôi đang trong quân ngũ, mỗi khi sinh hoạt Đại đội đọc báo thì cái chuyên mục “Những việc cần làm ngay” của NVL đắt như tôm tươi. Rồi thời gian trôi, đất nước sang trang mới. Tôi còn nhớ mãi, xin được VHT đón nhận để nhớ lại một thời đã rất xa.
Mùa xuân nhớ Bác
Kính tặng đồng chí Lê Đức Thọ, tác giả bài thơ “Lẽ sống” và đồng chí Hồ Thiện Ngôn, tác giả bài thơ “Đọc thơ anh”.
Mùa xuân về nhớ Bác khôn nguôi
Tiếng pháo giao thừa nhớ ngày xuân Bác còn chúc Tết
Vần thơ thân thiết
Ấm áp lòng người
Bác đã đi xa rồi
Để lại chúng con bao nỗi nhớ
Người cha đã đi xa.
Các anh ơi, Mùa xuân về đọc thơ xuân các anh trên báo Đảng
Lòng càng nhớ Bác nhiều hơn
Làm sao có thể quên
Mỗi lần gặp Bác
Bác bắt nhịp bài ca đoàn kết
Người thường nhắc nhở:
Yêu nước, thương dân
Dẫu thân mình có phải hy sinh
Cũng chỉ vì trường xuân cho đất Việt.
Mùa xuân về đọc thơ xuân các anh
Tuổi trẻ chúng tôi thấy lòng mình day dứt
Day dứt vì mình chưa làm được
Những điều hằng ước mơ
Những điều chúng tôi thề
Dưới cờ Đoàn trong giờ kết nạp,
Tuổi trẻ chúng tôi tha thiết
Được Đảng chăm lo
Được cống hiến cho quê hương nhiều nhất
Nhưng tuổi trẻ chúng tôi
Không ít người đang lỡ thì, mai một.
Theo năm tháng cuộc đời
Ngoảnh lại nhìn, mình chưa làm được bao nhiêu
Bởi một lẽ chịu hẹp hòi, ích kỷ
Thanh niên chúng tôi thường nghĩ:
Bỏ công gieo cấy, ai quên gặt mùa màng
Mỗi vụ gieo trồng
Có phải đâu là lép cả?
Tuổi trẻ chúng tôi vẫn tự hào
Những trang sử vẻ vang dân tộc
Chúng tôi được học
Được thử thách nhiều trong chiến tranh
Chúng tôi nghĩ: Nguyễn Huệ - Quang Trung
Lứa tuổi hai mươi lập nên nhiều chiến công hiển hách.
Lẽ nào tuổi trẻ hôm nay thua thiệt
Có học hành, lại phải sống cầu an
Phải thu mình, xin hai chữ “bình yên”
Bởi lẽ đấu tranh – tránh đâu cho được?
Đồng chí không bằng đồng tiền
Bằng lòng vẫn hơn bằng cấp
Có ai thấu chăng
Và ai phải sửa?
Mỗi xuân về con càng thêm nhớ Bác
Lòng vẫn thầm mơ ước
Bác Hồ được sống đến hôm nay
Làm nắng mặt trời xua tan hết mây
Trừ những thói đời làm dân oán trách
Có mắt giả mù, có tai giả điếc
Thích nghe nịnh hót, ghét bỏ lời trung
Trấn áp đấu tranh, dập vùi khốn khổ
Cùng chí hướng sao bầy mưu chia rẽ?
Tham quyền cố vị
Sợ trẻ hơn già
Quên mất lời người xưa:
“Con hơn cha là nhà có phúc”
Thời buổi này,
Không thiếu người xông pha thuở trước
Nay say sưa trong cảnh giàu sang
Thoái hóa, bê tha khi dân nước gian nan?
Mùa xuân đất nước
Nhớ mãi Bác Hồ
Ta vẫn hằng mong lý tưởng của Người
Cho đất nước khải hoàn, mùa xuân mãi mãi.
Xuân Bính Dần
Phạm Thị Xuân Khải
64617FB3-2A42-4656-BFA3-753BB0A10F29.jpeg

Vui xuân - Văn học trẻ - Ảnh sưu tầm
Mùa xuân đang gõ cửa để cho “đất nước khải hoàn, mùa xuân mãi mãi” “Ta nghe gió ngàn xưa đang gọi
Xào xạc lá dừa hai tiếng gươm khua…” “Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc
Nguyễn Du viết Kiều đất hoá thành văn”. Tất cả đất nước đón chào mùa xuân nhiều đổi mới!
Phùng Văn Định sưu tầm
Thêm
Cảm nhận bài thơ xuân
  • Like
Reactions: Vanhoctre
437
1
2

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
440
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Cảm ơn chú đã chia sẻ bài thơ. Đây là bài thơ hay. Đọc thơ, dẫu là thế hệ con cháu nhưng lại dâng lên niềm thương nhớ Bác; thấy mình cần phải làm gì và sống như thế nào trước cuộc đời và trước...
 
Bạn đã nghe tiếng trống trường lần cuối khi nào? Có phải khi lễ bế giảng mới hôm qua? Chúng ta đã chia xa nhau thật rồi đó bạn ơi.


EM CÓ VỀ TRƯỜNG CŨ?

Em có về nơi trường cũ không em?
Bên ghế đá dưới hàng cây phượng vĩ
Ve râm ran như lời ai thầm thĩ
Ngày chia tay bâng khuâng nắng sân trường.

Em có về nơi trường cũ thân thương?
Lớp học xưa với bảng đen phấn trắng
Trong giờ học những cánh thư thầm lặng
Chuyền tay nhau, chờ đợi phút hồi âm.

Em có về nơi trường cũ không em ?
Thời áo trắng với bao lời hẹn ước
Nơi cổng trường anh chờ em thủa trước
Vẫn một mầu hoa phượng đỏ thiết tha.

Anh nhớ về thời áo trắng đã xa
Giữa lo toan với bộn bề cuộc sống
Em vẫn đấy trong tim anh nóng bỏng
Da diết một thời yêu dấu trường xưa.

Vũ Tuấn

Mùa yêu đầu - Van hoc tre 1 4.jpg

Lần cuối cùng với nhau dưới tán cây, dưới mái trường này...
Ảnh sưu tầm

Hãy cùng nhau chia sẻ những khoảnh khắc đẹp, đáng nhớ mãi ở đây bạn nhé!
Thêm
Khoảnh khắc một thời ai cũng nhớ mãi
1K
2
2
Khi nào Đất Nước hoà bình thống nhất
Anh hứa trả em một sính lễ trầu cau
Và một cuộc đời hạnh phúc về sau.

Tình yêu của tụi mình nở hoa vào thời chiến.

" Ôi, lấy chồng chiến binh, lấy chồng thời chiến trinh mấy người đi trở lại. Sợ khi mình đi mãi, sợ khi mình không về thì thương người vợ bé bỏng chiều quê. "

Anh cầm súng đánh giặc còn em là hậu phương vững chắc, giặc đến thì người già đàn bà trẻ nhỏ cầm cuốc cầm xẻng chiến đấu.

Đất Nước còn hỗn loạn quá anh ha, Pháp, Mĩ lần lượt đô hộ nước mình. Chúng tàn ác man rợ đày đọa dân mình cực khổ. Mẹ mất con, vợ mất chồng. Những người lính nằm xuống cho đất nước hoà bình. Bộ đội cụ Hồ anh dũng biết bao nhiêu.

Khói lửa mịt mờ, tiếng bom nổ nghe đau điếng đáng sợ. Lối anh đi về miền hoa rực rỡ, anh nói :

" Anh phải đi vì Tổ Quốc thân yêu "

Đêm hôm nào thấy mờ hoa sương, người báo tin tiểu đội anh chiến thắng. Hậu phương em lòng vui như hội, cầu mong anh và tất cả bình an.

" Thanh xuân ai mà không tiếc
Tiếc rồi, Tổ Quốc còn đâu "

Anh đi anh hứa là sẽ về, mình cùng nhau xây dựng tổ ấm. Anh thương em vì thiệt thòi đủ bề, đêm chăn gối nào có ai kế bên. Giặc rình rập chốn làng quê nhỏ anh nào cũng đâu yên tâm. Nhưng tin em vẫn đủ mạnh mẽ, lòng yêu nước và cả yêu anh. Nè anh ơi, giặc đến nhà em cũng ra sức chiến đấu, vợ bé bỏng nhưng gan góc trước quân thù.

Giặc có mạnh cũng không chiếm được nước mình đâu anh, dân ta hợp sức đoàn kết chống trả. Quân thù chạy loạn thét sợ hai tiếng " Việt Nam "

Nhất định ngày trở lại, đất nước bình an rồi. Anh yêu khoẻ mạnh và trọn đời bên em.

Sau này ta có cái để kể, ông bà chiến đấu anh dũng lắm con nha.
Đời đời nhớ ơn Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Đời đời nhớ ơn những người đã ngã xuống vì hoà bình của Tổ Quốc. Nhân dân ta phải một lòng trung thành với Đảng Cộng Sản Việt Nam
Cùng nhau cố gắng, cùng nhau phát triển. Để sánh vai với các cường quốc năm châu.

Tôi Yêu Bộ Đội
Thêm
880
0
1
Buổi đầu của lớp học vỡ lòng
Năm 1972, tôi vào học lớp mẫu giáo. Thời ấy, chiến tranh chưa kết thúc. Thi thoảng vẫn tiếng gầm rú của máy bay Mỹ trên bầu trời. Hễ nghe tiếng kẻng liên hồi vang lên là chúng tôi bị lùa xuống hào trú ẩn ấn mà tôi khắc ghi mãi trong đời buổi cắp sách đi học lớp Vỡ lòng tại trung tâm nhà trẻ làng đóng tại ngã tư thuộc đội sản xuất 10 của làng Dương Hòa. Miền quê thuở ấu thơ, tôi và chúng bạn cùng người thân gắn bó với bao nhiêu “ nỗi vui buồn giấu trong sự vất vả, thấm giọt mồ hôi mặn mà ấm áp tình làng, nghĩa xóm gợi thương, gợi nhớ lao xao”.
Ngày ấy, mẹ tôi dẫn tôi đi học trên con đường làng, nước mắt tôi giàn giụa chảy mỗi khi bước những bước đi lúc chầm chậm, khi vội vàng vào lớp. Bị ăn đòn roi nhiều cũng vì “ mít ướt” đeo túi đi học. Không biết sao mà lại sợ đến như thế! Không chỉ riêng tôi mà cái Năm, Sáu nhà ông bà Gần, cái Thu, cu Hòe nhà chị Ngọc Sự. Thằng Tuấn nhà bà Xa... cũng thế! Nhưng cái Năm, Thu, Sáu là con gái nên chúng nó dịu dàng một chút chẳng ai mà bắt nạt được. Còn mấy đứa con trai ngày nào cũng ỏm tỏi náo loạn con ngõ nhỏ bởi tiếng gào khóc. Người ta cứ tưởng nhà ai đó “ cơm không lành, canh chẳng ngọt” ẩu đả nhau mỗi sáng. Lũ chó tưởng gì sủa ầm lên. Hóa ra chúng tôi đi đến trường làng mà sợ bị anh Chiến Đỉnh gần trường bắt nạt. Nỗi sợ ấy hết khi người lớn can ngăn và thế là … không còn nữa. Quen dần, chúng tôi tự rủ nhau tới lớp. Lớp học đơn sơ nhưng sạch sẽ. Một khuôn viên được xây dựng thành 2 khu. Khu nhà ngang là dành giữ trẻ. Dường như chẳng khi nào vắng tiếng khóc của mấy đứa nhỏ còn đang nằm nôi tập nói, tập đi. Khu nhà dọc chạy song song với con đường đất là ba lớp học vỡ lòng dành cho chúng tôi. Lớp học của tôi ngăn vách đan bằng tre đóng khung chắn xung quanh. Trong lớp khoảng 10 bộ bàn ghế gỗ xoan kê đá tảng, mỗi bàn là 2 đến 4 đứa ngồi học. Chiếc bảng đen bằng gỗ dựng trên vách đóng hai miếng ván nhưng không được khít lắm mà hở nhìn thấy vách phía sau.​
919E137E-B0F8-426E-8152-831BDEE78A7A.jpeg

( Học vỡ lòng - Văn học trẻ - ảnh Internet)
Nền phòng học không hiểu sao mà nền đất trơn bóng như láng xi măng Hải Phòng. Bạn bè tôi đông lắm. Chúng tôi được học với cô Khanh. Cô là cô giáo đầu tiên cho tôi biết được con chữ và biết đọc, biết viết. Những bài học đầu tiên chúng tôi nhớ mãi cho đến tận bây giờ. Sau mỗi tiết học, là thời gian giải lao. Nhìn xuống cái ao làng trước mặt là cứ muốn xuống tắm nhưng người lớn đã rào cẩn thận phòng chúng tôi không mảy không may sa chân thì “ chết đuối”. Thi thoảng vẫn loáng thoáng nhiều đứa bên kia ao bì bõm tắm, vùng vẫy dưới làn nước ao thỏa thích.
Cách học thời đó khác nhiều so với bây giờ nhưng dễ nhớ, dễ đọc và thấm sâu vào lòng, vào dạ. Những bài trong sách tập đọc như: con ong chăm chỉ, chó bảo gà, con quạ khôn ngoan, hai con dê qua cầu...đứa nào cũng thuộc không sót lấy một từ. Không hiểu sao mà chúng tôi giỏi thế. Học tới bài nào là thuộc làu làu như cháo nhuyễn. Sách học có ba cuốn: tập đọc tập 1,2,3 của Nhà xuất bản Giáo dục năm 1973. Giờ này tìm không ra nổi cuốn sách thời đó nữa nhưng vào Internet hỏi Gu gồ biết tất tần tật bởi năm tháng đã quá xa.
Những tháng năm học trường xã
Học hết Vỡ lòng mới được lên cấp I học. Ngôi trường cấp I, II xã Thiệu Hưng nằm cạnh quốc lộ, nhựa trải phẳng lì. Tôi nhớ rất rõ về buổi học đầu tiên trên ngôi trường mới. Nói là ngôi trường mới chứ trường đã có tự bao giờ rồi. Cô Khanh và cô Minh dắt chúng tôi đi theo hai hàng. Tay đứa này nắm tay đứa kia rảo bước. Ôi chao ơi! Sao mà đi học xa thế! Đi mãi... đi mãi...mới tới nơi. Chúng tôi ngạc nhiên là khi buổi đón “ lớp vỡ lòng” vào học sao trang trọng quá. Tiếng trống ếch của các anh chị lớp lớn khua vang làm chúng tôi choáng ngợp với cái không khí rộn ràng, trang nghiêm. Học sinh đông lắm, xếp hàng ngoài sân như một rừng người. Cờ đỏ sao vàng, ảnh Bác Hồ được trang hoàng lộng lẫy. Hình như là lễ khai giảng. Cô Khanh và cô Minh giao lại chúng tôi cho một cô giáo khác rồi chờ để dắt chúng tôi về trường làng cũ căn dặn: Từ nay, các em sẽ không học ở đây nữa mà đi học ở trên ngôi trường hồi sáng nhé!
Xa trường làng, ban đầu đứa nào cũng luyến tiếc nhưng không bị lưu ban là hạnh phúc cho cha mẹ nhiều. Và từ đó, chúng tôi phải xa cô... Một trang vở lại được sang trang mới.
Tôi được xếp vào lớp 1G, lớp học do cô Liễn chủ nhiệm. Lớp học đông lắm tầm cỡ 36 đứa được xếp lẫn với học sinh hai làng Kiến Hưng và Trí Cẩn. Ban đầu, còn bỡ ngỡ, rụt rè chưa quen bè, quen bạn. Về sau quen dần và thích nghi với môi trường, đứa nào đứa nấy hoan hỉ và chăm chỉ học tập. Trường tôi rộng lắm, được xây kiên cố thành 3 dãy xếp hình chữ U thuộc hai cấp học: cấp I và II. Chúng tôi bị học buổi chiều do cấp học nhỏ để tránh cái lạnh mùa đông. Chỉ các anh chị cấp II học buổi sáng. Giờ ra chơi ngộ nhỡ lỡ đà chạy chơi xa là trống vào lớp chạy không kịp nên đứa nào chỉ quanh quẩn chơi trước lớp.
Thoắt cái, cũng hết một cấp học rồi chúng tôi tốt nghiệp lên học cấp III. Như một quãng đường dài đi không hết, thời gian trôi nhanh và lưu giữ lại trong quá khứ. Kỉ niệm thời đi học xa dần thành kí ức khó quên. Đôi khi trong mỗi giấc mơ tôi vẫn bắt gặp thấy mỗi lần đi học với chúng bạn là đằng khác. Đời học sinh khép lại nuối tiếc. Một trang vở nữa lại mở ra.
Gặp lại con người một thời làm chúng tôi bị đòn roi
Tràng cười giòn tan, sang sảng vô tư mà mộc mạc đậm chất quê, anh Chiến Đỉnh nhìn chúng tôi kể ra không sót những lần hăm dọa bọn trẻ để rồi cuộc ẩu đả xảy ra Anh kể một cách tự nhiên làm cho ai cũng cười chảy nước mắt. Uống hớp nước chè Thái Nguyên ngọt vào miệng rồi lại móc túi thuốc lào Vĩnh Bảo se tròn bỏ vào cái nỏ điếu bật hộp quẹt ga rít sâu điếu thuốc thật mạnh nhả khói thuốc lan khỏi miệng anh liến thoảng “ ai bảo bay đông quá, tao sợ bay đánh thì một mình tao thua nên tao làm vậy đấy!” A...a..a thì ra là như thế! Mấy đứa trẻ nhỏ ngồi nghe chúng tôi kháo nhau chuyện ngày xưa cười lăn lóc ra cái chiếu cói Nga Sơn trải ngoài sân gạch nhà tôi. Thi thoảng chúng nhìn cái mặt ông Chiến mà tủm tỉm cười sảng khoái, sai việc gì cũng làm nhưng cười vui không ngớt.
Thuở ấu thơ như thế đấy. Những khu học ấy nay đã là nơi sinh hoạt của bà con quê tôi mỗi độ xuân về. Cái ao làng vẫn còn đó, thả mắt nhìn tôi cảm thấy mình đã già đi nhiều. Cái Thu, cu Hoè nhà chị Ngọc, cái Năm, Sáu nhà ông bà Gần và cu Tuấn nhà bà Xa đã là ông, bà của những đứa trẻ bây giờ. Và tôi vẫn ở xa quê hương, lâu lâu mới về thăm nhắc lại chuyện xưa lòng dâng tràn niềm xúc động.
Bài của Phùng Văn Định​
Thêm
Một thời đã rất xa đọng mãi
  • Love
Reactions: Hoa Phù Sa
1K
1
0
Tiểu thuyết “Cỏ ven đường” là một tác phẩm tự truyện, ở đó Sōseki hòa quyện giữa tiểu sử bản thân với hư cấu văn chương để tổng kết lại một cuộc đời, một sự nghiệp văn chương có đủ vinh quang và cay đắng
Văn hào Natsume Sōseki bước vào văn nghiệp ở độ tuổi 40, sáng tác trong khoảng hơn 10 năm, nhưng được xem là một trong những nhà văn quan trọng nhất của văn học Nhật Bản. Trong 10 năm sáng tác đó, tiểu thuyết “Cỏ ven đường” (Lam Anh dịch, I Love Books và NXB Thế giới phát hành 2021) được xem là tiểu thuyết hoàn chỉnh cuối cùng của ông.

Khắc họa đời sống nội tâm

Cũng giống như nhiều tác phẩm khác của Sōseki, tiểu thuyết “Cỏ ven đường” thiên về khắc họa đời sống nội tâm nhân vật hơn là xây dựng một cốt truyện hấp dẫn, nhiều cao trào để thu hút độc giả. Nhân vật trung tâm của tiểu thuyết là Kenzō, làm nghề dạy học nhưng đối với anh, đó chỉ là công việc giúp trang trải cuộc sống, một đời sống thường nhật lặp lại nhàm chán và mệt mỏi.

Khao khát của Kenzō cũng giống khao khát mà sau này thôi thúc Virginia Woolf viết nên tác phẩm “Căn phòng riêng” (nguyên tác: “A Room of One’s Own”) khi bà xác quyết rằng một phụ nữ muốn viết văn phải có tiền và một căn phòng riêng. Kenzō là nam giới nhưng anh cũng cần những điều kiện đó để bảo đảm đam mê đọc và viết của mình.

Trong thư phòng tĩnh lặng nơi thế giới vật chất tầm thường bị bỏ bên ngoài, cả những mối quan hệ gia đình, vợ chồng cũng đừng hòng quấy nhiễu. Những điều ấy giống như ngọn cỏ ven đường, chỉ làm vướng chân lữ khách trên đường kiếm tìm cái đẹp của nghệ thuật.
4481

Bìa cuốn sách ‘Cỏ ven đường’ ấn hành tại Việt Nam​
Ta nhớ lại tác phẩm “Gối đầu lên cỏ”, thuộc vào giai đoạn đầu sáng tác của Sōseki, ở đó một họa sĩ từ TP Tokyo tìm về miền sơn cước để bước vào một thế giới đẹp diễm ảo. Hình ảnh “gối cỏ” cũng là gối mộng, nơi nhân vật chính nằm xuống để bước vào cuộc du miên.

Đến “Cỏ ven đường”, cỏ mộng đã biến thành thứ cỏ thô ráp, xấu xí và vô nghĩa cứ bám riết mọc ven con đường đi kiếm tìm chân – thiện – mỹ của người nghệ sĩ. Thứ cỏ ấy cần bị cắt lìa, đoạn tuyệt và trong tác phẩm của mình, Kenzō đã thực hiện những hành động đoạn tuyệt không kém phần gay gắt nhất là cuộc đoạn tuyệt với người cha nuôi thông qua hành động mua lại chứng từ nhận con nuôi.

Ngoài đời thật, Sōseki cũng hành động tương tự, ông đã bỏ tiền ra mua lại giấy nhận con nuôi từ người cha nuôi Shiohara Shōnosuke để tuyệt giao. Trong “Cỏ ven đường”, ta cũng có thể thấy nhiều chi tiết được lấy ra từ tiểu sử của Sōseki. Chính vì điều này, nhiều nhà phê bình nhận định tiểu thuyết “Cỏ ven đường” là một tác phẩm tự truyện, ở đó Sōseki hòa quyện giữa tiểu sử bản thân với hư cấu văn chương để tổng kết lại một cuộc đời, một sự nghiệp văn chương có đủ vinh quang và cay đắng.

Nơi nhà văn trút tư tưởng của mình

Lúc cuối đời, Sōseki bị hành hạ bởi bệnh tật về thể xác lẫn tinh thần. Sự bi quan trong đời sống thật, nhà văn đã đem trọn vẹn vào tiểu thuyết. Bầu không khí nặng nề ảm đạm, không gian tù đọng, các nhân vật cũng như trong một bức tranh tĩnh, nơi mà những suy nghĩ u mặc trầm buồn của họ toát ra trở thành không khí của tác phẩm. Sự tồn tại của họ cũng như những chiếc bình rỗng, nơi nhà văn trút tư tưởng của mình vào đó.

Cho nên nếu buộc phải kể lại cốt truyện của “Cỏ ven đường” thì chỉ cần vắn tắt trong đôi câu. Điều mà tiểu thuyết này mang lại chính là cảm giác tế vi, những trầm tư mặc tưởng của nhân vật chính. Kenzō giống một triết gia khắc kỷ hơn là một nghệ sĩ lãng mạn, anh suy tư về mọi lẽ và những suy tư ấy khiến anh đau khổ.

Khác với một số tác phẩm thời kỳ đầu, Sōseki càng viết càng cuộn sâu vào bên trong đời sống nội tâm với những suy nghĩ u ẩn dường như không tìm được điểm bắt đầu hay kết thúc. Tiểu thuyết “Cỏ ven đường” cũng thế, nó dường như là nội cỏ mênh mông không tìm được điểm dừng, kết truyện cũng không hẳn là kết, như thể tác giả chỉ trình bày một khoảnh đời trong cuộc đời dài của các nhân vật, còn lại đây là những dư âm cứ khẽ khẽ ngân lên: Ta biết rồi, Kenzō sẽ sống tiếp cuộc đời trầm uất của mình; các nhân vật vẫn tiếp tục một đời sống bên ngoài tác phẩm, cùng một cách họ từ cuộc sống bên ngoài bước vào trang sách.

Có thể xem “Cỏ ven đường” như tác phẩm nhà văn viết ra để quyết toán cuộc đời mình nhưng rồi như lời nhân vật Kenzō nói về tờ giấy nhận con nuôi, cuộc đời đa đoan đâu hẳn dễ một lần là dứt được: “Trên đời hầu như không có chuyện gọi là thanh toán. Một khi chuyện gì đã xảy ra thì vẫn còn đó mãi. Chỉ là nó nhiều lần thay hình đổi dạng, thành ra cả người khác lẫn bản thân mình đều không biết thế thôi”.

Sau “Cỏ ven đường”, Natsume Sōseki bắt tay viết cuốn tiểu thuyết cuối cùng “Ánh sáng – Bóng tối” (tên gốc: “Meian”) nhưng chưa kịp hoàn thành thì đã đột ngột qua đời. Sự nghiệp ngắn, sáng tác chưa hẳn đồ sộ so với nhiều nhà văn đồng hương, nhưng ảnh hưởng và tình yêu của hậu thế dành cho Sōseki rất lớn. Trong 20 năm (1984 – 2004), chân dung ông được in trên tờ 1.000 yen Nhật.
Nguồn: Banluanvanhoa.com
Thêm
“Cỏ ven đường”: Chứng từ quyết toán một cuộc đời
1K
0
0
Lâu lắm tôi mới về An Giang thăm lại mùa nước nổi quê mình, nó đẹp làm sao ấy! Một vẻ đẹp lạ thường mà không có nơi nào có được, nó mộc mạc và dân dã vô cùng. Mùa nước nổi ở đây, gắn liền với cảnh vật thiên nhiên và hơn hết cùng hòa quyện đấm chìm vào những thứ được coi là “tựa nhau mà sống”…Thiên nhiên nuôi con người, con người tựa vào thiên nhiên và làm cho nó ngày một phát triển hơn. Nhìn cảnh vật thiên nhiên, cũng như nhìn nét đẹp của con người hăng say lao động tôi thấy thương làm sao! Một nét đẹp hiền hòa và đâu đó là sức sống mãnh liệt đã làm người nhìn không thể kiềm nén lại cảm xúc của mình.

3888

Mùa nước nổi quê tôi. Ảnh sưu tầm​

Mùa nước nổi ở An Giang, là mùa mà nơi đó ta được ăn món cá Linh non kho lạc, chấm với bông súng là không còn gì bằng. Cái món ăn ta nói nó dân dã và mộc mạc làm sao, vừa ngon vừa mang đậm chất quê lại vừa thấm đượm tình cảm gia đình. Cảnh thiên nhiên mùa nước lên cùng hòa quyện vào cảnh sắc của người dân lao động thật kỳ ảo…Những chiếc xuồng ba lá đang nhẹ nhàng trôi trên mặt nước, đó là hình ảnh còn sót lại của những cánh đồng lúa trong mùa nước lên. Tôi chợt thấy đâu đó hình ảnh của người mẹ, người chị đang miệt mài hái bông điên điển, một loại bông mà hỡi nhắc đến là người ta lại thèm lại ráo riết lên vì thích thú… “Em đi lấy chồng về nơi xứ xa, ăn bông mà điên điển thương mình nhớ đất quê…”, lời bài hát cứ dai dẳn trong cuộc đời của tôi, nó quá đổi hay và thấm thượm với mảnh đất mùa nước nổi ở đầu nhánh sông Cửu Long này.

Mùa nước nổi ở An Giang, là mùa mà dân quê tôi gọi là nhờ thiên nhiên mà sống, là mùa mà ở đây con người và thiên nhiên cùng hòa quyện với nhau. Nó lạ đến bất chợt, nó hồn nhiên đến lạ thường và hơn hết nó mộc mạc, dân dã đến thơ ngây. Tôi yêu An Giang, yêu sao mùa nước nổi quê mình…
Tác giả: Lê Tuấn
Thêm
Quê tôi mùa nước nổi
1K
0
1
3814

Con người tồn tại được do sự phát triển từng bước của bản thân từ lúc sinh ra cho đến hết cuộc đời. Những con người hoàn hảo không có ở quá khứ, hiện tại và tương lai. Người ta chỉ có thể cải thiện để bản thân hôm nay tốt hơn hôm qua mà không bao giờ đạt được đến ngưỡng hoàn hảo tuyệt đối. Vì thế ta là con người, ta có quyền không hoàn hảo.
“Quyền” là những điều con người được phép làm, được pháp luật, xã hội thừa nhận. Không ai hay thứ gì có thể phê phán, dị nghị, tước bỏ những quyền hiển nhiên của con người.“Hoàn hảo” là chuẩn mực cao nhất con người mong muốn đạt được. Đó là sự tốt đẹp về mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống. Như hoàn hảo về ngoại hình, hoàn hảo về năng lực, phẩm chất. Tuy nhiên không phải ai hay thứ gì sinh ra đều hoàn hảo. Để hoàn hảo mọi vật đều phải trải qua quá trình phát triển tu dưỡng gian khổ. Thậm chí khi đã phát triển đến bậc cao nhất rồi vẫn còn nhưng khuyết điểm những lỗ hổng. Đến thế giới phát triển qua hàng triệu năm vẫn chưa thể chạm đến ngưỡng hoàn hảo của nó, con người cũng vậy ta có quyền không hoàn hảo, chấp nhận những khiếm khuyết, sai lầm và hài lòng với những gì mình đạt được.
Hoàn hảo luôn là khát vọng là nấc thang cao nhất mà con người muốn chạm tới. Vậy tại sao sinh ra quyền không hoàn hảo? Bởi vì “không hoàn hảo” là một quan niệm mang đầy tính nhân bản, nhân văn. Có nhiều lý do để nó là nhân bản mà lý do đầu tiên chính là vạn vật từ thưở sơ khai vốn không toàn thiện, toàn mĩ. Đó là bản chất mang tính qui luật, không gì thay đổi được. Trái đất khi xưa chỉ là quả cầu gồ ghề, xấu xí đầy bụi bặm. Xã hội nguyên thủy đầu tiên mọi thứ đều thô sơ, lạc hậu, con người ăn lông ở lỗ. Loài người tiến hóa từ loài vượn cổ vốn cũng chỉ là một loài động vật mình đầy lông lá. Một đứa trẻ khi sinh ra đâu đã biết nói, biết tự ăn, đi đứng chạy nhảy, làm việc kiếm tiền như người trưởng thành. Căn nguyên chúng ta xuất phát từ những điều không hoàn hảo, ta đã từng sống với những thứ không hoàn hảo và chấp nhận nó vì vậy không có lí do gì ép buộc ta phải hoàn hảo tuyệt đối. Chúa nặn nên con người từ hòn đất sét, việc của ta là khiến cho hòn đất sét ấy hay chính bản thânchúng ta trở nên có giá trị.
Yêu cái tốt đẹp, hướng tới sự hoàn hảo là điều tốt, đánh dấu bước phát triển trong nhận thức tư duy của con người. Phẩm chất cầu toàn giúp người ta có động lực tiến bộ vươn lên trong cuộc sống.Thế giới được như ngày hôm nay một phần cũng nhờ sự cầu toàn mong muốn đạt tới sự hoàn mỹ không ngừng nghỉ của con người, sự phát triển tiến hóa của tạo vật. Nhưng không phải ai hay cái gì cứ phát triển nào hoàn hảo. Thậm chí có những thứ còn không thể phát triển, không thể tiến hóa trong cuộc sống. Các loài thực vật rêu, quyết, địa y là lớp thấp nhất trong giới thực vật chúng không thể tiến hóa thành thực vật hạt trần, hạt kín vì bản chất của chúng là như vậy. Nhưng chính chúng tạo nên sự đa dạng trong giới sinh vật và những loài đó cũng không phải vô dụng hoàn toàn. Con người cũng vậy có nhiều người sinh ra không hoàn hảo nhưng qua lỗ lực, cố gắng họ có thể phát triển bản thân dù không có khởi đầu như bao người khác. Có những người khuyết tật, những người câm điếc, người mù họ vẫn có thể trở thành nhưng vận động viên người truyền cảm hứng, người giảng dạy cho những người câm điếc khác. Nick Vujicic không tay không chân không hoàn hảo nhưng anh chạm đến đến trái tim của bao người. Anh không hoàn hảo về ngoại hình nhưng anh hoàn hảo về nỗ lực, nghị lực của anh.Những đứa trẻ tự kỉ, những người mắc hội chứng Down tưởng chừng sẽ không làm được gì nhưng bản thân họ lại có những năng lực đặc biệt khác với người thường. Stephen Wiltshire mắc chứng tự kỉ ở tuổi lên ba nhưng anh có khả năng vẽ lại sự vật chính xác đến từng chi tiết chỉ với một lần quan sát duy nhất và đã tái hiện lại các thành phố lớn trên thế giới hoàn hảo đến kinh ngạc trở thành một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất nước Anh. Và vẫn luôn có những thứ không hoàn hảo trở thành tuyệt tác như tháp nghiêng Pisa nó không thẳng đứng như những tháp khác nhưng chính sự khác biệt ấy khiến tòa tháp trở thành độc nhất vô nhị là kỳ quan thế giới.Bất cứ thứ gì đều có thể phát triển, cải thiện bản thân mình và có những điểm mạnh, ưu điểm riêng. Không phải cái gì khác thường, không hoàn hảo ngay từ đầu cũng là vô dụng, là đồ bỏ đi. Dù không hoàn hảo ở mọi lĩnh vực nhưng mỗi người đều có quyền tự hào về bản thân mình. Đó là lí do thứ hai khiến ta có “quyền không hoàn hảo”.
Bên cạnh đó chính những điều không hoàn hảo vẫn luôn tồn tại xung quanh ta cho ta chấp nhận những điều không hoàn hảo. Nếu thứ gì cũng tốt đẹp cũng hoàn thiện thì còn gì là thế giới còn gì là hương vị cuộc sống. Vì thế giới được hình thành qua sự vận động phát triển không ngừng nghỉ. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, giữa cái tốt- xấu, cái hoàn hảo- không hoàn hảo làm nên sự phát triển đi lên. Thử tưởng tượng một ngày những điều xấu xa biến mất chiến tranh, bất công, đói nghèo, bệnh tật không còn, cuộc sống sẽ rất tốt đẹp nhưng nó đã không còn đúng nghĩa là cuộc sống. Cuộc sống trở nên bình thường, phẳng lặng nhàm chán, không còn những khó khăn, thử thách tạo động lực cho người ta vươn lên. Thế giới phát triển tới đỉnh cao của hoàn hảo cũng là lúc con người thoái hóa dần vì chẳng còn mục đích hay lí do gì để họ đấu tranh phát triển nữa. Đừng mơ tưởng về một thế giới như thế vì nếu cái gì cũng hoàn hảo đã chẳng cần đến sự có mặt của con người để cải tạo, kiến thiết. “Không hoàn hảo” là một phần của cuộc sống hãy biết chấp nhận điều đó, những điều hiển nhiên không thể chối từ.
Thêm một lý do nữa để ta có quyền không hoàn hảo đó là mọi sự hoàn hảo đều khiến ta trả giá đắt. Để hoàn hảo cần rất nhiều sự cố gắng, kiên trì, bền bỉ. Những thứ ấy làm ta mệt mỏi suy kiệt. Có được sự hoàn hảo về một mặt ta làm mất sự hoàn hảo của những mặt khác. Những doanh nhân thành đạt giàu có họ có thể hoàn hảo về kinh tế nhưng lại thiếu thốn tình cảm gia đình, lòng thương yêu. Vì vậy, không nhất thiết phải hoàn hảo, điều ta cần đó là cân bằng cuộc sống, làm mọi việc tốt nhất có thể bằng khả năng của mình. Biết chấp nhận nhận những khiếm khuyết của bản thân, trân trọng với những gì có giúp con người tránh khỏi áp lực, giảm bớt tham vọng. Khi đó con người sẽ tự tin, thêm yêu bản thân, dành nhiều thời gian hơn để nhận ra những giá trị ý nghĩa của cuộc sống.
Ngoài ra tham vọng không chỉ đem lại áp lực cho bản thân mà còn cho những người xung quanh. Một bà mẹ cầu toàn tạo áp lực cho con cái mình. Một gia đình gia giáo, nề nếp quá đôi khi sẽ là nhà tù giam giữ không cho trẻ sống đúng với những gì mình muốn. Sống trong một tập thể mà ai cũng tài giỏi sẽ hình thành những áp lực khổng lồ. Những áp lực ấy đôi khi không phải động lực tạo nên kim cương mà là mầm mống của mặc cảm, tự ti làm cho than chì mãi chỉ là than chì rồi cũng có ngày hóa thành vỡ vụn. Vì vậy biết chấp nhận những điều không hoàn hảo vừa là một cách giúp con người giảm bớt áp lực cho mình vừa giúp họ dễ thông cảm, vị tha với những sai lầm của người khác.
Tuy nhiên ta cho mình quyền không hoàn hảo không có nghĩa là ta được phép thụt lùi, không phát triển thế giới chấp nhận những người không hoàn hảo nhưng khó chấp nhận những người không có ý chí vươn lên.Những người vốn không hoàn hảo lại không có nghị lực phát triển chỉ làm cho bản thân thêm tệ hại, trở thành vô dụng, thành gương xấu, ung nhọt của xã hội. Đừng lên lấy “quyền không hoàn hảo” làm lý do để bao biện cho sự tệ hại của bản thân. Con người hôm qua có thể chưa tốt, hôm nay chưa tốt nhất định ngày mai phải tốt phải khác đi nếu không sẽ bị xã hội coi thường, khinh rẻ.
Sơn Tùng MTP- ca sĩ từng dính nhiều scandal, bị mọi người quay lưng lại, thời điểm đó anh không hoàn hảo nhưng đến ngày hôm nay bằng tài năng và sự cố gắng của mình anh đã khẳng định được bản thân, được đông đảo công chúng yêu quý. Hoa hậu chuyển giới Hương Giang bản thân cô không phải một người phụ nữ hoàn toàn hoàn hảo nhưng bỏ qua mọi chuyện cô vẫn tự tin trên sàn diễn, cho ra nhiều sản phẩm âm nhạc chất lượng và giờ đây mọi người coi cô là người phụ nữ thực sự thậm chí là hình mẫu lý tưởng mà nhiều phụ nữ mơ ước.
Thế đấy ta có quyền không hoàn hảo vì ta là con người bình thường sống một cuộc sống bình thường. Ý thức được quyền không hoàn hảo giúp ta thành thực dũng cảm chấp nhận những khiếm khuyết sai lầm của bản thân để sửa đổi và bao dung trước khiếm khuyết của người khác. Từ đó biết yêu thương trân trọng bản thân mình và mọi người hơn. Ta có quyền hạnh phúc với những gì mình đang có nhưng đừng quên rằng luôn phải phát triển từ những điều không hoàn hảo để đóng góp một phần cho xã hội để người đời tôn trọng không bị dè bỉu. Có như vậy cuộc sống mới cân bằng ý nghĩa ta vẫn có thể sống tốt hơn giữa những thứ không hoàn hảo.
“ Quyền không hoàn hảo” chỉ với bốn chữ nhưng thông điệp mà nó truyền tải là vô cùng to lớn. Hiểu được quyền không hoàn hảo cũng là một bước tiến đánh dấu sự phát triển nhận thức con người trong cuộc sống đồng thời cũng là bí quyết giúp người ta sống vui, sống khỏe, sống ý nghĩa hơn .
Thêm
Quyền không hoàn hảo
2K
0
0
Em đợi điều gì.
Nắng lại ngọt, trời lại xanh rồi em ơi. Xuân qua mang theo cơn mưa phùn đi mất, nàng Bân có ghé qua thăm vài hôm cũng đi rồi, giờ chỉ còn đợi mùa hạ đến chơi cùng em thôi. Mà đợi làm gì em ơi, năm nào chả thế. Xuân tới,em nói em không thích thời tiết nồm ẩm thấp, em đợi hạ. Hạ đến, em nói không thích cái nắng chói chang, em chờ thu. Thu sang, em chẳng đoái hoài, em ngóng trông đông tới để có người cầm tay. Nhưng mùa đông ấy vẫn chưa có ai nắm tay em cả, em lại chờ xuân, chờ một khởi đầu mới. Sao em chờ hoài vậy? Nhìn xem, cả bốn mùa đâu có mùa nào khiến em hạnh phúc. Nhìn xem, cả thanh xuân tình yêu cũng đến và đi bất chợt. Em đợi làm chi, sao không tự tìm niềm vui cho mình!
Đã rất lâu rồi, em cứ đợi như vậy. Em đợi một ngày nắng để xem hoa, lúc đó hoa đã rụng. Em đợi khi có nhiều tiền mới mua chiếc váy mình thích, lúc đó váy đã được người khác mua. Em đợi một ngày thích hợp để tỏ tình, ô kìa người kia đã có ai bên cạnh. Em chờ đợi đấy nhưng thanh xuân đâu có đợi em. Nó đến và đi mà em chẳng hề hay biết. Em có thể đợi một mùa mới, đợi một năm mới nhưng em chẳng thể đợi một thanh xuân thứ hai. Sao khi hoa đang nở, em không ngắm hoa luôn. Sao khi chiếc váy còn treo ngoài tiệm, em không mua nó. Sao khi còn trẻ, nhiệt huyết còn nồng nàn, em không yêu đi, không mạnh dạn bước lên, làm những điều mình muốn. Đừng đợi nữa em ơi, đừng đợi đến khi trái tim héo quắt mới yêu đừng đợi thanh xuân qua đi mới ngỏ lời. Đừng chờ thời điểm thích hợp, đừng đợi tình yêu đến với mình, em phải tự đứng lên tìm nó. Đừng ngần ngừ nữa, đứng lên mà làm ngay đi,không là bây giờ thì là bao giờ? Xuân Diệu chẳng cũng nói rồi sao:
“ – Mau với chứ, vội vàng lên với chứ
Em, em ơi! Tình non sắp già rồi.”​
Không có gì phải sợ cả, em hãy cứ làm đi, sống hết mình và yêu hết mình. Nếu có sai lầm, có thất bại, nó sẽ trở thành cột mốc đánh dấu từng bước chân của em còn hơn cứ ngồi đó đợi, đường tương lai không in dấu chân mình. Đừng đợi một ngày nắng đẹp mới yêu, ngày nào, bất cứ khi nào em muốn cũng có thể yêu cả. Thật ra thứ em đợi không phải một ngày nắng đẹp, là em đang tự đợi chính mình mà thôi.
Thêm
1K
2
1

Từ thời thơ ấu tôi vẫn thường nghe bài hát trên đài
Chợt vang lên khúc nhạc thân quen
Từng lời ca cuốn tôi bay theo, thấy lòng vui thật nhiều
Và thời thơ ngây mang bao hạnh phúc đẹp nhất trong đời
Thời gian trôi cuốn tuổi thơ đi
Câu hát ngỡ xa rồi mà nay chợt bỗng quay về
Trào dâng lên bao niềm thương nhớ
Từng câu Salala, mỗi câu Owohh còn đây
Từng câu Sing a ling a ling vẫn ngân vang ấm mãi trong lòng tôi
Lời ca nỗi niềm thương xót, mối tình đau lòng cô gái
Dòng nước mắt đã lăn rơi nhiều,
Và lại nhớ ngày xưa,
Ôi ước mong về thời ấu thơ.

Thời thơ ấu ôi sao niềm vui giờ đã xa rồi
Và hôm nay nỗi buồn mênh mang
Bài ca xưa bỗng vang bên tôi
Thức dậy ôi dại khờ
Bài ca xưa đưa tôi về chốn ngày tháng mơ màng
Từng câu ca vẫn thật thân quen
Câu hát nay xa rồi
Bao nỗi thương tiếc dâng đầy
Thời gian sao mang tuổi thơ đi
Từng câu Salala, mỗi câu Owohh còn đây
Từng câu Sing a ling a ling vẫn ngân vang ấm mãi trong lòng tôi
Lời ca nỗi niềm thương xót, mối tình đau lòng cô gái
Dòng nước mắt đã lăn rơi nhiều,
Và lại nhớ ngày xưa,
Ôi ước sao về thời ấu thơ.
Từng câu Salala, mỗi câu Owohh giờ đâu
Từng câu Sing a ling a ling đã đi xa mãi như tuổi thơ
Bài ca nỗi niềm thương xót, mối tình đau lòng cô gái
Dòng nước mắt đã lăn rơi nhiều,
Và lại nhớ ngày xưa,
Ôi ước sao về thời ấu thơ.

thuy_chi.jpg


Nguồn: Thuỳ Chi
----

Hôm nay tình cờ nghe lại bài hát này và Thuỳ Chi hát, bao kỉ niệm vụt trở lại. Đọc từng dòng chia sẻ của các bạn ấy mà lòng khắc khoải, thổn thức về tuổi thơ.. Những ngày xưa ơi, sao trôi nhanh vậy ?

"Tuổi thơ tôi với bao kí ức tưoi đẹp, từ chăn trâu cắt cỏ, chơi trốn tìm, ô ăn quan, nhảy dây, trưa trốn bố mẹ đi bắt chim, trộm ngô khoai về nướng, cưỡi trên lưng trâu hát nghêu ngao mỗi chiều. Những người bạn thân từ thuở nhỏ, những kí ức tươi đẹp đó đến bây giờ không còn! "

"Ngày xưa chơi đùa hồn nhiên vui vẻ chẳng một chút ngần ngại, để ý như chơi chì, nhảy dây, đi chợ, trốn tìm mỗi buổi tối tụ tập tại cống đá, đi ăn trộm trái cây nhà hàng xóm, cùng nhau đi chăn bò mỗi chiều rồi đốt dạ cho ấm cùng với đi mót khoai về nướng, với mỗi trưa hè không ngủ mà ra ngoài góc vườn nấu ăn, bán đồ hàng ....ôi tuổi thơ của tôi vui biết bao nhưng sao h đây lại khác hẳn giờ mỗi đứa ôm một cái điện thoại, chơi với nhau cũng chả như ngày xưa, ngày xưa vô tư lắm chả phải xinh mới dủ nhau đi chơi đâu mà lúc nào cũng ríu rít tìm nhau chơi, cười đùa ngoài cổng mà giờ đây .....nghĩ nó chán Trả lại tuổi thơ cho tôi, tôi không muốn ở hiện tại mặc dù có tất cả điều kiện, vật chất nhưng tôi không cần "

"Con chỉ mong được trở về một ngày ấu thơ thôi. Lúc đó con còn cả bố và mẹ nhưng bây giờ bố đã đi xa rồi.... cs này con phải làm sao đây, một mk con ko chịu đk cuộc sống khắc nghiệt này "

"Em đã khóc rồi chị ạ, vì giọng hát của chị cất lên hay muốn nghẹt thở, rung động trái tim em ngay từ giai điệu đầu tiên. Bất giác em nhớ về tuổi thơ mình, dù có thiếu thốn đủ thứ, thiếu cả tình yêu thương của nhà nội, nhưng thật đẹp, đẹp lung linh chị ạ. Qua thật rồi, thời gian tươi đẹp ấy qua thật rồi, mãi mãi chỉ còn là kí ức! "

"Ước chỉ đc quay lại thời thơi ấu và không muốn trưởng thành "

thuy-chi-la-ai.jpg



Xin cùng nghe lại với mình bài hát gốc Yesterday once more - The Carpenters
Thêm
Yesterday once more qua giọng hát trong trẻo của Thuỳ Chi giống như đang kể một câu chuyện thần tiên về tuổi thơ
1K
0
1

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
  2. hưnga @ hưnga:
    cho em hỏi xu có những tác dụng gì ạ
Top