Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Trọng Thủy vì thương tiếc Mị Châu mà khi đi tắm tưởng hình bóng nàng bèn lao đầu xuống giếng.Mở mắt ra Trọng Thủy đã thấy xung quanh quanh mình toàn nước và hai tay bị trói lại bởi hai con cá kiếm . Trọng Thủy bắt đầu hoảng sợ la hét:
  • Người là ai ? Sao lại bắt ta ? Thả ta ra ngay ta phải đi tìm Mị Châu .
Sau một hồi la hét bất lực bỗng nhiên hai con cá dừng lại và trước mắt Trọng Thủy là một cung điện nguy nga với chiếc ghế vàng được trang trí cùng những rặng sam hô lấp lánh xung quanh là những loài cây lạ và hàng lính cá đặc biệt . Vừa sau một giây đảo mắt vua Thủy Tề bỗng xuất hiện với sự oai phong, quyền lực trước mặt Trọng Thủy .Vua Thủy Tề hỏi Trọng Thủy:
  • Ta hỏi ngươi tại sao ngươi lại có thể đi đến được thủy cung của ta mà đi lại tự do rồi la lối như vậy ?
Trọng Thủy mới trả lời thuật lại câu chuyện đã xảy ra giữa chàng và Mị Châu và cuộc kiếm tìm vô vọng của mình . Vua nghe xong hiểu chuyện bèn sai người thả Trọng Thủy ra và sai người dọn cho chàng một phòng ở tạm . Mị Châu khi nhìn thấy cảnh TrọngThủy bị bắt nàng đã lẻn ngay vào trong và cũng đã nghe được sự tình câu chuyện . Biết Trọng Thủy ở đây nàng ngày ngày sai người đem đồ ngon , vật tốt đến cho chàng dung . Nàng luôn âm thầm quan tâm chăm sóc Trọng Thủy trong khi đó Trọng Thủy chỉ biết mỗi ngày một hướng mà đi tìm nàng. Bỗng có một đêm khó ngủ Mị Châu ra vườn hoa dạo ngắm sao mà vừa đi vừa nhớ nhung tới Trọng Thủy . Trọng Thủy vì nhớ Mị Châu quá không ngủ được cũng đi ra vườn hoa khi thấy bóng dáng cô gái tựa Mị Châu chàng đã ngay lập tức chạy lại xuất hiện trước mặt cô gái . Ai ngờ cô gái đó ra là Mị Châu , Trọng Thủy thấy vậy mới vui mừng ôm chầm lấy nàng mà hỏi
  • Nàng có biết ta đã tìm nàng lâu lắm không ? Nàng ở đây vậy mà làm ta đi tìm bấy lâu .Giờ ta đã không còn phải vì chữ nước nữa rồi ta và nàng có thể hạnh phúc bên nhau rồi. Nàng có đồng ý theo ta và sống hạnh phúc cùng nhau không ?
Mị Châu liền đẩy Trọng Thủy ra mà nói :
  • Ta và ngươi không còn quen biết gì cả đây Thủy cung là nhà của ta ta sẽ không đi đâu cả và càng không đi với ngươi. Ngươi đã quên việc mình đã làm trước đây sao tội phản bội tày đình như vậy làm sao có thể bỏ qua mà coi như không vậy được . Uổng công ta đã yêu và tin tưởng ngươi đến khi sắp phải chết ta vẫn giữ lời hứa mà thả lông ngỗng cho ngươi. Ta quả thật là ngu ngốc khi đã đặt trọn niềm tin vào ngươi ta đã quá ngây thơ và không đủ tỉnh táo để nhận ra giặc đang bên cạnh mình . Lỗi lầm này của ta và của ngươi sẽ không bao giờ được tha thứ .
Mị Châu vừa nói mà trong lòng ruột gan như vỡ nứt ,đau đớn vô cùng . Nàng vừa nói mà vừa nhìn Trọng Thủy với ánh mắt tức giận đầy sợ hãi . Nói rồi nàng bỏ đi vào phòng mà bật khóc nàng nhớ ngày hạnh phúc bên Trọng Thủy và cũng vừa căm hận chàng vì đã lợi dụng nàng mà gây ra tội lớn .Trọng Thủy sau khi thấy Mị Châu nói như hiểu ra điều gì chàng ngồi xuống ngắm những ngôi sao nhớ những đêm ngắm sao cùng Mị Châu . Càng nghĩ đến khoảng thời gian hạnh phúc ấy chàng càng cảm thấy có lỗi với Mị Châu . Chàng trở về phòng viết một bức thư với vài dòng xin lỗi gửi tới Mị Châu và bỏ đi ngay trong đêm ấy. Bỏ đi trong lặng lẽ không một ai biết đến.

Sáng hôm sau , khi thức dậy biết tin Trọng Thủy đã rời đi và để lại bức thư nàng đau buồn nhưng cũng chấp nhận . Từ đó nàng sống bên Vua Thủy Tề ( người cưu mang nàng khi bị giết ) còn Trọng Thủy đã đến nơi mà không một ai biết và sống trong sự hối hận muộn màng.


Họ và tên : Nguyễn Thị Thanh Tâm
Năm sinh :2006
Trường trung học phổ thông Thạch Thất
Lớp 10D1
Huyện Thạch Thất , thành phố Hà Nội
Thêm
774
2
2
Sau khi An Dương Vương chết, Triệu Đà chiếm được nước Âu Lạc, công danh lớn nhất thuộc về Trọng Thủy, người đã đánh cắp được nỏ thần về đưa cho cha. Tuy được vây quanh bởi vô vàn lời tâng bốc, khen tặng, được mang trên mình chiến công lừng lẫy, chính ra chàng ta phải vui mừng, tự hào mới phải nhưng cớ sao trái tim vẫn cứ quặn thắt, tựa như có dây gai siết chặt, cứa tới rỉ máu? Sao có thể quên được ngày hôm ấy, cái hôm chàng theo dấu lông ngỗng bắt gặp nàng ở bờ biển, thấy thân ảnh nàng đơn bạc đứng đó, đôi mắt kia không còn trong trẻo, hồn nhiên như ngày thường nàng vui cười bên dàn Tử Đinh Hương trong vườn ngự uyển, lúc ấy, đôi mắt kia ngập tràn uất hận, đau xót. Sao có thể không hận được chứ, một kẻ phụ bạc đẩy cha mình vào cảnh vạn kiếp bất phục, một kẻ khiến thần dân nàng chìm trong cảnh lầm thán, sinh linh đồ thán? Rồi trong một khắc thẫn thờ, nàng gieo mình xuống biển khơi cuộn sóng khiến chàng không kịp trở tay, trơ mắt nhìn từng đợt sóng thi nhau nhấn chìm nàng. Cái cảnh tượng đó như cơn ác mộng dai dẳng, liên miên không dứt, giày vò thần trí chàng, khiến chàng ngày đêm chìm trong nỗi dằn vặt, nhớ nhung khôn xiết. Không biết từ bao giờ, cái giếng nước nơi nàng từng hay tắm lại là nơi Trọng thủy chàng tìm thấy bình yên. Ở nơi này có bóng hình nàng công chúa đơn thuần tràn đầy sức sống khiến trăm hoa đua nở, khiến cả khu rừng nhộn nhịp tiếng hót vang. Ngày qua ngày, nỗi nhớ chồng chất, ân hận ăn sâu, chàng gieo mình xuống giếng. Dường như đó là cách duy nhất để gặp nàng, bồi tội với nàng, cầu xin nàng tha thứ....
Oái oăm thay, số kiếp chưa tận, Trọng Thủy không chết, chàng nương theo làn nước lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh, hỏi thăm mới ngỡ ra nơi đây là thủy cung của vua Thủy Tề. Nhìn cung điện nguy nga tráng lệ được khảm hàng trăm viên ngọc minh châu lấp lánh kia, nỗi nhớ sâu trong lòng kia lại nhen nhóm bùng lên như thiêu đốt lục phủ ngũ tạng của chàng. Sao mà những viên châu ấy lại giống giọt lệ của Mỵ Châu khi gieo mình xuống biển đến thế? Vậy nếu ý trời không để cho ta chết, thì cứ lưu lại nơi này đi, dùng quãng đời còn lại để bồi tội với nàng...Cứ thế, Trọng Thủy mang theo nỗi nhớ nhung xin cầu kiến vua Thủy Tề được phò tá ngài định quốc an dân. Vua Thủy tề cao quý bất phàm an vị trên long ỷ, cất tiếng hỏi:
  • Nhà ngươi là ai? Sao lại đến nơi này?
  • Bẩm, Thần là Trọng Thủy, con trai của Triệu Đà - vua nước Triệu. Khi xưa đã gây ra nhiều tội lỗi với thê tử là Mỵ Nương nên đã tìm đến cái chết để bồi tội. Nhưng thiên bất dung gian nên thần đến nơi đây mong có thể được ngài cho phép lấy công chuộc tội.
Vua Thủy Tề nghe xong, vô cùng ngạc nhiên, tên thê tử hắn sao lại giống tên nữ nhi nhà ông vậy? Bèn truyền lệnh gọi con gái vào hỏi. Vào giây phút nàng bước vào, nội tâm Trọng Thủy chậm mất một nhịp rồi dâng lên thành cuồng phong vũ bão. Khuôn mặt, dáng hình ấy, còn ai ngoài người chàng mong nhớ ngày đêm? Trái tim trống rỗng giờ đây điên cuồng loạn nhịp, mỗi bước nàng đi như dẫm lên đầu quả tim chàng mà bước, đau đớn đến nghẹt thở. Chàng nhìn về phía Mỵ Nương, nàng vẫn đẹp tới bế nguyệt tu hoa, chim sa cá lặn như ngày nào. Bao quanh bằng cẩm y ngọc thực khiến nàng như ngược dòng thời gian hòa cùng hình ảnh trong hồi ức, về những ngày tháng nàng vẫn là công chúa kim chi ngọc điệp của Âu Lạc, về những giây phút cẩm sắt hài hòa lúc hai người bên nhau...
Về phần Mỵ Châu, hôm ấy khi nàng tuôn lời thề rồi gieo mình xuống biển, An Dương Vương nghe được, vì sinh lòng trắc ẩn, xót thương cho phận liễu yếu đào tơ đã vướng phải nghiệt duyên dẫn đến họa vong quốc, nên đã cứu nàng, nhận nàng làm con gái. Từ khi được phong làm công chúa Thủy Tề, Mỵ Nương ngày đêm dùi mài kinh sử tới hải nạp bách xuyên, bác cổ thông kim, một lòng giúp vua Thủy tề trị quốc an dân, giúp cho bách tính sống trong cảnh an khang, thịnh lạc. Dường như chỉ có như thế, nàng mới có thể phần nào vơi đi gánh nặng tội lỗi ăn mòn, phần nào chuộc lỗi với bách tính Âu Lạc vì sự mê muội vô tri của nàng mà vong quốc. Nàng đã từng nghĩ tình yêu kia đã bị mối thâm cừu đại hận này nuốt trọn, nhưng đến khi gặp lại gương mặt quen thuộc ấy lần nữa, nàng mới biết, sở dĩ còn hận, không chỉ vì thù nước mất nhà tan, mà còn là vì yêu. Nỗi nhớ chôn chặt bây lâu tưởng chừng như đã biến mất giờ đây lại bùng lên. Yêu bao nhiêu, lại hận bấy nhiêu. Hận cớ sao khi ấy lại ngu muội dẫn lang nhập thất, để rồi reo rắc họa sát thân cho toàn bộ bách tính? Hận sao lại vô tri nghe theo lời đường mật giả dối ấy để rồi mất cả cha, cả nước? Cũng hận chính mình cớ sao chàng tội ác tày trời mà giờ vẫn vi tình sở khốn?
Lúc này, bầu không khí trĩu nặng, âm trầm đến nghẹt thở, khiến cả đại điện như nhuốm màu ảm đạm thê lương. Nỗi nhớ nhung chất chứa bao năm giờ đây trào về như đại hồng thủy khiến Trọng Thủy không sao kìm nén nổi. Chàng nghẹn ngào cất tiếng:
  • Mỵ Châu, xin lỗi nàng...
Mỵ Châu trầm mặc, khẽ lau đi giọt lệ chảy dài bên má. Vua Thủy Tề lấy làm lạ, bèn hỏi:
  • Mỵ Châu, con và hắn có quen biết sao?
  • Thưa phụ vương, xưa kia, chàng và con đã từng kết nghĩa phu thê. Ngỡ tưởng rằng sẽ vĩnh kết đồng tâm, bách niên giai lão. Nào ngờ họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm, chàng mưu thần chước quỷ, lợi dụng tình nghĩa phu thê, ăn cắp nỏ thần, dẫn quân xâm chiếm Âu Lạc, khiến bách tính loạn lạc, sinh linh đồ thán, khiến con rơi vào cảnh nước mất nhà tan, phải li hương biệt quán, tá túc nơi đất khách quê người. Nay hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, kính mong phụ vương chứng giám cho chúng con kết thúc đoạn nghiệt duyên này.
Trọng Thủy kinh hồn táng đảm. Cửu biệt trùng phùng, lời chưa còn nói, sao có thể dễ dàng chia ly như vậy? Khuôn mặt chàng như bị rút đi hết huyết sắc, trái tim như hàng vạn mũi đao lưỡi giáo xuyên qua, đau đớn tới tột cùng. Chàng hoảng hốt nói:
  • Mỵ Châu, ta biết ta tội đáng muôn chết, thiên địa bất dung. Nhưng nàng ơi, ta cũng là có nỗi khổ riêng. Sinh ra tuy là hoàng thân quốc thích, địa vị tôn quý nhưng nhà đế vương đâu có mấy chân tình? Thân là hoàng tử một nước, ta vốn dĩ không có quyền từ chối bất cứ mệnh lệnh nào của cha, càng không có quyền được từ chối nghĩa vụ quốc gia đại sự. Ở chốn kinh thành long ngư hỗn tạp ấy, ta cũng như bao kẻ khác luôn cố làm tròn phận một con cờ để sống sót. Cha ta vì ôm tham vọng muốn thực hiện mưu đồ chính trị nhằm thâu tóm và cai trị Âu Lạc nên đã sai ta thành thân với nàng tìm cơ hội đánh cắp nỏ thần. Là một đấng nam nhi, lại còn là hoàng tử một nước, ta nào muốn phải đi ở rể, hơn nữa còn là tại một đất nước không đội trời chung với dân tộc mình? Nhưng chốn hoàng cung đâu có ai quan tâm ta muốn hay không, cái họ quan tâm là liệu ta có giúp đất nước mở mang bờ cõi được hay không. Thân phận và địa vị như xiềng xích buộc ta phải tuân theo nếu không muốn lưu xú vạn niên mang trên mình cái danh phản quốc.
Có nhiều lúc, Trọng Thủy từng nghĩ, chốn cung điện lạnh lẽo ấy, làm gì có cái gọi là chân tình. Nhưng chàng sai rồi, sau khi thành hôn với Mỵ Nương, chứng kiến sự ấm áp tình thân mà An Dương Vương dành cho nàng, chàng mới nhận ra, hình như, bậc đế vương cũng không quá vô tình... Trái ngược với Triệu Đà bất cận thân tình, luôn tìm cách vắt kiệt giá trị của ta, lợi dụng ta để nâng cao vị thế bản thân, An Dương Vương thật sự rất yêu thương con gái, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, đến nơi cất bảo vật trấn quốc như nỏ thần cũng mặc cho nàng ra vào. Có lẽ đó cũng là lí do Triệu Đà phái chàng đi tiếp cận nàng công chúa đơn thuần này. Không như Trọng Thủy ta, Mị Nương nàng được nuông chiều mà lớn lên, nàng đâu hiểu thế nào lòng người hiểm ác. Chỉ đôi ba câu nói, nàng nhẹ dạ cả tin đưa ta xem nỏ thần. Lúc ấy ta thật sự thắc mắc, là tình yêu của nàng quá lớn, hay vì nàng thật sự quá ngây thơ? Đôi lúc ta bỗng chợt hiểu ra, tại sao An Dương Vương lại cưng chiều nàng đến vậy. Thử hỏi có chốn hoàng cung nào mà không phải đầm rồng huyệt hổ, có vương quốc nào mà lại không bị bóng đêm của tham đắc vô yểm phàm tục chi phối? Nhưng Mỵ Châu nàng lại khác, nàng tồn tại như một đóa sen tỏa hương giữa bùn lầy, như một tia sáng ấm áp mang lại sức sống cho cả vương quốc. Thử hỏi trong chốn kinh thành tranh quyền đoạt vị tới người sống ta chết ấy, mấy ai có thể sống thật tâm được như nàng?
Lúc này, Mỵ Châu ngẩng đầu lên. Con ngươi trong suốt đen trầm tràn đầy hận ý:
  • Chàng nói là hoàng tử một nước, phải gánh trên mình sứ mệnh trấn hưng đất nước. Vậy còn ta thì sao? Lẽ nào ta không phải công chúa Âu Lạc? Lẽ nào trên vai ta không gánh hưng vong của một quốc gia? Chàng vì sự ích kỷ của bản thân, vì dã tâm của vua cha, vì tham vọng mở rộng lãnh thổ của đất nước mà nhẫn tâm thôn tính một dân tộc hòa bình, nhẫn tâm đẩy hàng trăm nghìn bách tính bỏ mạng dưới đao kiếm vô tình của chiến tranh, khiến sinh linh vô tội rơi xuống vực sâu tử thần. Ngay cả ta, cũng vì chàng mà nhà tan cửa nát, cốt nhục tương tàn. Vì chàng mà mang danh bầy tôi bất trung, nữ nhi bất hiếu, trở thành tội nhân thiên cổ của dân tộc. Nay chàng bảo ta phải thông cảm? Ta thông cảm thế nào? Thông cảm với một kẻ đã phụ tình bạc nghĩa, một kẻ giết cha, hay một tên giặc diệt quốc?
Trọng Thủy chết lặng. Đúng vậy, nàng vì ta mà từ một công chúa lá ngọc cành vàng sống trong nhung lụa được cả đất nước cưng chiều, yêu thương, trở thành một kẻ bán nước, tội đồ của dân tộc, người người căm hận, thù ghét. Thử hỏi, đối với một công chúa kiều sinh quán dưỡng như nàng, phải chịu đả kích lớn tới nhường nào?
Mỵ Châu cười chua xót, khóe mắt như có lửa giận bùng lên, cay xè, đau rát. Mặc cho hàng lệ tí tách rơi, nàng phẫn nộ nói:
  • Trong mắt nhân dân đại chúng, cha ta An Dương Vương thân là chân mệnh đế vương đã lấy công kiến quốc thịnh hưng bao năm nay để đền tội, Trọng Thủy chàng thân là nam nhi đại trượng phu, việc nước hơn việc nhà, chuyện hi sinh tư tình, đặt quốc gia đại sự làm trọng là lẽ thường tình. Nhưng Mỵ Châu ta dù là công chúa nhưng cũng chỉ là phận nữ nhi, bất kể chọn gì cũng bị người đời chỉ trích. Nếu ta cũng như chàng chọn quốc gia đại sự thì sẽ bị nói là vô tình vô nghĩa, bất cận thân tình, lòng dạ độc ác. Nếu như ta nghe theo con tim mà chọn tình cảm phu thê như lúc ấy thì lại bị lên án, thân là công chúa một nước mà lại nối giáo cho giặc, xứng đáng bị trời tru đất diệt. Hai lựa chọn, bên núi đao, bên biển lửa, đến một người học phú ngũ xa, thông thiên đạt lý cũng khó lòng lựa chọn, thử hỏi, một công chúa khuê các từ nhỏ đã được bao bọc, tránh khỏi mọi hiểm ác lòng người như ta thì sẽ ra sao? Nhưng đâu có ai hiểu cho ta? Tất cả tội lỗi đều quy lên ta, để một mình ta gánh cái danh phản quốc, chịu đựng mọi sự oán hận của dân chúng.
Lòng Trọng Thủy như bị hàng trăm mũi kiếm giằng xé tâm can, đau đớn tới tột cùng. So với chàng, nàng còn phải chịu nhiều cay đắng hơn, không chỉ phải chịu đựng sức nặng của vương miện, trọng trách của công chúa, mà nàng còn bị giày vò bởi phận nữ nhi, bị cuốn vào ngã ba lựa chọn, bên việc nước, bên việc nhà. Nàng vì sự ích kỉ, vì dã tâm của chàng mà trả giá nhiều như vậy, sao có thể không đau đớn, ân hận chứ? Trọng Thủy khóe mắt chua xót, nghẹn ngào nói:
  • Ta biết ta đã gây cho nàng biết bao cay đắng, nhưng nàng phải tin rằng, tình yêu ta dành cho nàng là thiên địa chứng giám. Đúng là lúc đầu ta ôm theo mưu đồ ăn cắp nỏ thần để sang Âu Lạc thành hôn với nàng. Nhưng không biết tự bao giờ, trái tim trống rỗng, khô cằn của ta đã phủ đầy bóng hình nàng. Tuy đắm chìm trong vầng sáng ấm áp của nàng chưa được bao lâu nhưng tham vọng thôn tính Âu Lạc của ta đã bị bài mòn đi gần hết. Nhưng đâu có giấc mộng nào mà không có hồi kết? Nhận được mật thư thúc giục của vua cha, ta mới bàng hoàng tỉnh dậy từ bong bóng hạnh phúc, đối mặt với hiện thực tàn khốc. Ngày ấy khi ta hỏi nàng lấy gì làm dấu, bởi lẽ, ta biết chiến tranh là điểu không thể tránh khỏi, ly biệt là điều tất yếu, nhưng trong lòng ta không rõ vì sao vẫn ôm một tia hy vọng nhỏ nhoi được gặp lại nàng, cùng nàng nối lại tình xưa, quay về những tháng năm hạnh phúc dẫu biết đó là điều bất khả thi. Hơn 20 năm sống trên cuộc đời, cha dạy ta bài binh bố trận, dạy ta âm mưu quỷ kế để đạt được mục đích nhưng chưa từng cho ta nếm chút dư vị tình thân. Trong mắt y, lợi ích là thứ tồn tại duy nhất. Ta tuy là con trai y, nhưng cũng chỉ là một con cờ của cuộc chiến mưu đồ chính trị thâm hiểm, con bài bị cuốn vào vòng xoáy hỗn loạn của cuộc chiến tranh giành quyền lực. Duy chỉ có nàng, nàng tặng cho ta một mái ấm, một gia đình hạnh phúc, dạy ta biết thế nào là chân tình. Cũng nhờ nàng mà ta nhận ra, quyền lực và địa vị không phải thứ ta thật sự theo đuổi. Nó vĩnh viễn không sánh được bằng một nụ cười hay cái nhăn mày của nàng. Chỉ trách rằng ta nhận ra điều này quá muộn, ta thật sự rất hối hận. Nếu khi ấy nhận ra sớm hơn chút nữa, thì có lẽ, kết cục đã không đến bước đường này...Vậy nên Mỵ Châu, nàng vốn dĩ không có tội, đều là lỗi của ta, là ta đã lừa dối nàng, là ta để nàng phải chịu bao khổ cực.
Mỵ Châu cười khổ. Nàng cười tựa như đóa hoa Bỉ Ngạn hương diễm kiêu sa nhưng lại tràn ngập thê lương, cô quạnh:
  • Đương nhiên ta tin tình yêu của chàng là thật. Bởi vì yêu, nên lẽ ra chàng đã hoàn thành nhiệm vụ một cách nhẹ nhàng mà không có bất cứ day dứt nào nhưng chàng lại day dứt khổ sở, cắn rứt lương tâm để rồi lựa chọn cái chết để chuộc tội. Ta hiểu chàng phải mang gánh nặng của hoàng tử một nước, cũng hiểu khi ấy chàng đã phải chịu bi kịch mâu thuẫn nội tâm đau đớn đến nhường nào khi đứng giữ chữ hiếu và chữ tình, đứng giữa tình yêu và bổn phận. Gánh trên vai sứ mệnh của cả giang sơn xã tắc, chàng làm tròn trách nhiệm công dân cũng là điều dễ hiểu. Dẫu sao chàng cũng chỉ là một kẻ đáng thương không được tự quyết định cuộc đời của mình, phải mặc cho dòng thác lũ cuồn cuộn cuốn đi. Suy cho cùng, cũng là do tình yêu của ta không đủ lớn để có thể cảm hóa được chàng.
Ngừng một chút, nàng nói tiếp:
  • Nhưng ta sao có thể không có tội được chứ? Ta thân là công chúa Âu Lạc, gánh trên mình thịnh suy của một đất nước, lẽ ra phải ưu tiên việc quốc gia đại sự. Vậy mà ta lại ngu muội đặt trái tim lên đầu, để rồi gây ra họa vong quốc, đến nỗi cơ đồ đắm biển sâu. Lẽ ra ngày ấy khi chàng hỏi ta lấy gì làm dấu nếu Bắc Nam cách biệt, ta nên sớm nhận ra hiểm họa binh đao ẩn trong hoa ngôn xảo ngữ của chàng. Chỉ trách khi ấy ta ngu muội vô tri để rồi, bao công sức cha khổ cực xây thành đắp lũy đều đổ sông đổ bể. Lũy thành kiên cố là thế, một triều đại hoàng kim hưng thịnh là vậy, bề dày lịch sử ngàn năm oanh liệt hào hùng đến thế, vậy mà chỉ vì sự ngu muội của ta, tất cả đều bị nhấn chìm dưới đao gươm vó ngựa chiến tranh. Thử hỏi khắp đông tây kim cổ, từ thuở khai sinh lập địa, đã có công chúa nào nối giáo với giặc để giết cha diệt quốc như ta chưa? Vậy cái tội bề tôi bất trung, nữ nhi bất hiếu, tội nhân lịch sử, suy cho cùng, cũng là tội của ta... Đối với chàng, ta đã làm trọn tình trọn nghĩa phu thê, tròn trách nhiệm của một cư án tề mi. Nhưng ta quên mất rằng, bên cạnh bổn phận là một người vợ, ta còn mang trọng trách của một công chúa. Đã mang bổn phận là một công chúa, há có thể chỉ làm trọn chữ “tòng” của phận gái bình thường, vậy thì chữ “quốc”, chữ “hiếu” để đi đâu? Để tư tình làm mê muội thần hồn đã là một việc sai trái, nay ta còn vì tư tình mà gây ra họa vong quốc, thì chính là chuyện thiên địa bất dung! Lẽ ra ngay từ đầu, mối hôn sự này đã không nên tồn tại. Lẽ ra ta không nên mù quáng tin vào hoa ngôn xảo ngữ của chàng mà dâng hiến cả tâm can, để rồi thứ nhận về lại là vực sâu của tuyệt vọng. Lẽ ra ngay từ đầu ta phải hiểu, chúng ta lưỡng thế bất lập, ta công chúa đất Việt, chàng hoàng tử đất Bắc, không thể nào tồn tại tình yêu đôi lứa dưới mầm họa tiềm tàng của âm mưu chính trị và tham vọng bá vương, dẫu có lưỡng lưỡng tương vọng cũng chỉ là nghiệt duyên, sớm đã nên chấm dứt. Suy cho cùng, chúng ta đều là những kẻ tội ác tày trời, xứng đáng bị thiên đao vạn quả luân hành.
Trọng Thủy gạt nước mắt:
  • Mỵ Châu, chúng ta hữu bản nan niệm đích kinh. Nay ân oán minh bạch tỏ tường, ta nguyện cởi bỏ vương miện, từ bỏ mọi vinh hoa phú quý chốn kinh thành, dùng một đời để chuộc tội với nàng. Trên lưng ta không còn mang gánh nặng hoàng tử, trên vai nàng cũng không còn sứ mệnh công chúa, chúng ta sẽ sống như bao đôi phu thê khác, đạm bạc mà ấm áp chân tình. Mong nàng hãy cho ta một cơ hội, để chúng ta phá kính trùng viên, quay trở lại nhưng tháng năm cẩm sắt hài hòa, được không?
Mỵ Châu lãnh trào nhiệt phúng, đôi mắt đen thẳm lóe lên một tia chua xót:
  • Phá kính trùng viên? Sao có thể? Khi chàng cởi bỏ vương miện kia, chàng đã hoàn thành xuất sắc trọng trách của một hoàng tử. Chàng nhất quốc thần công, mở rộng bở cõi đất Bắc, hoàn thành nhiệm vụ cha giao. Còn ta thì sao, ta có tội với dân, với nước, với cha, với cả nền lịch sử nghìn năm văn hiến. Chàng bảo ta hãy cởi bỏ vương miện mà quay lại cùng chàng sống hạnh phúc như bao đôi lứa khác? Sao có thể? Sao ta có thể vô tình rũ bỏ món nợ máu của hơn nghìn bách tính Âu Lạc để sống với chàng? Sao ta có thể tiếp tục ân ái với kẻ thù giết cha? Sao ta có thể một lần nữa khờ dại đặt trái tim lên đầu? Lỗi lầm vong quốc giết cha này ta không cho phép bản thân một lần nữa tái phạm!
Trọng Thủy tuyệt vọng. Đúng vậy, nàng sao có thể tha thứ cho kẻ lợi dụng tình cảm của mình để thực hiện mưu hèn kế bẩn, giết cha diệt quốc được? Những người như họ, tuy sinh ra đã ở địa vị tôn quý, người người kính ngưỡng, nhưng hậu cố chi ưu. Đâu có mấy ai biết được, thân là hoàng thân quốc thích, mọi bước đi của họ đều phải đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, ngay cả việc chung thân đại sự, cũng được thiết lập dựa trên mục đích tạo dựng quan hệ hữu hảo của hai quốc gia. Thử hỏi có ai bằng lòng sống trong vai một con rối vô hồn như vậy không? Nếu được chọn, thà rằng họ chọn sống như bao bách tính khác, tuy đơn sơ giản dị, nhưng tự tại an nhiên, chứ không phải cả ngày đeo chiếc mặt nạ và sống tròn vai một con cờ trong chốn kinh thành hiểm ác. Nhưng sự đời đâu có nếu như, thân phận đâu phải là thứ mà họ có thể chọn, sinh ra nếu đã là hoàng tử, thì cả đời phải chịu sức nặng của vương miện, gánh trên vai sự mệnh quốc gia, buộc phải hi sinh tư tình. Huống hồ, những nỗi đau mà chàng gây ra cho nàng, dẫu có một đời cũng không trả hết tội...
Trọng Thủy quay sang vua Thủy Tề, quỳ xuống:
  • Bẩm, thần Trọng Thủy khi xưa đã gây ra vô vàn tội nghiệt, phạm tội ác tày trời, khiến trời không dung, đất không tha. Tội này dẫu có chết cũng không trả hết. Nay kính mong ngài để con dùng 3 đời xuống trần gian tu tâm tích đức, làm phước ban lành, dùng 7 kiếp để đền tội với Mỵ Châu, mong một ngày được nàng tha thứ. Sau khi rửa sạch oán khí, kính mong ngài ban cho con và Mỵ Châu một thân phận bình thường, không mang trên mình bất kỳ gánh nặng địa vị nào, để chúng con có thể yên bình hưởng thụ hơi ấm tình thân, có thể tương kính như tân đến thiên hoang địa lão.
Vua Thủy Tề thở dài, nặng nề gật đầu. Sao ông có thể không nhận ra con gái ông yêu Trọng Thủy đến nhường nào? Sao ông lại không nhìn ra được tình yêu Mỵ Châu khắc cốt ghi tâm trong mắt Trọng Thủy? Nhưng ân oán tình cừu của đôi uyên ương này không phải thứ mà ông có thể định đoạt. Thôi thì cứ để Trọng Thủy có cơ hội được đền tội với Mỵ Châu, cho chúng nó một cơ hội để đến với nhau. Còn đồng ý hay không thì phải để Mỵ Châu quyết định.
Mỵ Châu trầm mặc. Trong đôi mắt âm trầm tĩnh mịch kia nhẹ ánh lên một ánh sáng hy vọng. Đúng vậy, nếu sau khi họ rửa sạch tội lỗi, bắt đầu một cuộc đời mới bằng một thân phận mới, không có bất kỳ ràng buộc nào, liệu có được sống với nhau như bao đôi lứa khác không? Liệu nàng có thể đặt niềm tin vào thời khắc khởi sinh ấy hay không? Mỵ Châu lặng lẽ Trọng Thủy cảm tạ ân điền của vua Thủy Tề rồi đi theo quân lính đứng giữa điện Quang Minh, chờ thời khắc mặt trời hòa vào cảnh biển để xuống trần gian luân hồi. Vào phút cuối cùng trước khi biệt ly ấy, Trọng Thủy nhìn về phía nàng, nét mặt nhu hòa tựa gió xuân, nói khẽ:
  • Mỵ Châu, xin lỗi nàng... và hẹn ngày tái ngộ.
Rồi chàng biến mất, đi vào cõi luân hồi. Mỵ Châu vẫn đứng đó, không khóc, chỉ lặng lẽ giương đôi mắt đen láy sâu thẳm nhìn về phía điện Quang Minh. Không khí trong đại điện vẫn còn đang văng vẳng dư âm của một bi kịch tình yêu ngang trái, của một nỗi buồn miên man khôg dứt, não nề đến vô vọng. Một lúc lâu sau, nàng quay người định về tẩm cung, thì vua Thủy Tề ngăn lại:
  • Mỵ Châu, con đừng nghĩ quẩn...
Mỵ Châu khẽ cười, nhưng cớ sao cười mà lại thê lương, bi đát đến vậy:
  • Không đâu cha, chúng con đều là những kẻ tội đồ cần rửa sạch nghiệp chướng. Nay chàng đã hạ phàm, dùng 3 đời để chuộc tội với chúng sanh, thì con thân là công chúa Âu Lạc, cũng sẽ dùng quãng đời còn lại phò cha trị quốc, định quốc an khang, coi như phần nào chuộc lỗi với bách tính Âu Lạc.
Nói rồi Mỵ Châu cáo từ vua Thủy Tề quay về tẩm cung. Vừa khép lại cánh cửa, nàng vô lực ngã khuỵu xuống sàn điện lạnh băng. Từng giọt, từng giọt thi nhau tí tách rơi, rồi nàng bật khóc, khóc tới tê tâm phế liệt...
_Trọng Thủy, hẹn gặp lại..._
Thêm
  • Like
Reactions: baivanhay
544
1
1

baivanhay

Moderator
Thành viên BQT
19/8/19
131
63
62,937
Xu
1,357
Cảm ơn bạn đã tham dự cuộc thi
Kết quả bài dự thi sẽ được công bố vào ngày 30/9/2021. Bạn hãy cùng chúng tớ theo dõi cuộc thi và chia sẻ bài viết này cũng như cuộc thi đến các bạn của bạn nhé
 
  • Love
Reactions: Tuệ Minh
+ Họ và tên: Phạm Thị Hoa
+ Năm sinh: 2006
+ Tên trường: THPT Ngô Quyền
+ Tên lớp: 10C1
+ Huyện (quận): Ngô Quyền, tỉnh (thành phố): Hải Phòng
+ Nội dung bài dự thi:

Xa xa, phía chân trời ngấn bể xanh thẳm, pha sắc hồng tươi,vài tia nắng ló rạng đón chào ngày mới.Tiếng sóng biển rì rào như bài ca bất tận ca ngợi sự đẹp đẽ giàu có của đại dương. Khi vừng đông thực sự hiện ra rực rỡ giữa màu mây trắng, chiếu ánh sáng kì diệu xuống vạn vật thì cả mặt biển lóe sáng một màu trắng bạc. Ánh sáng ấy phủ lên mặt biển, lan tỏa rất đẹp. Màu xanh của trời, màu xanh của nước hòa lẫn với sắc màu của mặt trời tạo nên một màu sắc kì ảo trên biển. Linh hồn của Trọng Thủy vì mang oán hận quá lớn mà cứ thế vất vưởng nơi ven biển từ sau khi chàng tự tử. Chàng muốn lắm được nhìn thấy Mị Châu, chàng ước ao mình không bị dính vào vòng xoáy danh lợi, cường quyền của cha. Chàng muốn được sống một đời an yên cùng với người vợ thân yêu của mình. Kí ức hỗn loạn trong đầu chàng chợt hiện ra, cảnh tượng cái chết của Mị Châu trước tỏ tường và rõ ràng như mới ngày hôm qua. Chàng đau lòng mà khóc, những giọt nước mắt xót thương cho vợ chàng, xót thương cho một đời tranh chiến thảm khốc, xót thương cho mối tình của mình.

Từ phía xa, có ánh sáng chói lòa ánh hiện lên nơi giữa biển, ánh sáng dịu dàng ấm áp trùm phủ lên thân ảnh cô độc của chàng. Trọng Thủy từ từ ngẩng đầu lên, chàng thấy chính giữa vùng sáng hình rẻ quạt ấy thần Kim Quy đang xuất hiện trước mặt mình, vị thần mà cả đất Âu Lạc phải biết ơn và kính trọng, vị thần đã phò tá cho vua An Dương Vương gây dựng nên một đất nước vốn dĩ an yên, hạnh phúc đã bi một tay chàng phá nát. Chàng vừa hổ thẹn vừa kính sợ mà quỳ rụp xuống. Thần Kim Quy chỉ nở một nụ cười khẽ, ngài ôn tồn mà rằng:

- Chuyện của quá khứ qua rồi thì cứ để nó qua, nhân sinh ai cũng có những khiếm khuyết. Ngươi là muốn tròn bổn phận làm con, ta không trách. Nhưng mối nghiệt duyên giữa ngươi và vợ ngươi chưa thể giải, ngươi phải nợ nàng cả một đời.

Trọng Thủy lòng đau như cắt, những dằn vặt bấy lâu trong lòng chàng được không những được phơi bày mà còn được sự bao dung của vị thần Kim Quy rộng lượng mà tha thứ. Chàng rằng:

- Con phải làm thế nào để chuộc tội với Mị Châu với Âu Lạc đây ạ?

Thần Kim Quy mỉm cười, chỉ cần ngươi có lòng thành tâm ắt sẽ được tha thứ? Ngươi thấy Âu Lạc không, mảnh đất ấy vốn cường thịnh, sau khi quân Triệu Đà xâm chiếm trở nên loạn lạc, đất đai khô cằn dân chúng lầm than. Ngươi nợ họ cuộc sống an yên thì ngươi phải trả, ngươi đi về phía Nam nơi đó có con sông Bùng. Ngày ngày ngươi phải tát nước từ biển Cửa Hiền sang con sông ấy cho dân chúng có nước mà tưới tắm ruộng vườn. Trong vòng 3 năm nếu tát cạn nước biển, đời sống dân khá lên ngươi ắt gặp được người ngươi muốn gặp. Còn đây là viên hồi hồn đan ngươi uống vào, sẽ lấy lại được sự sống.

Nghe vậy Trọng Thủy mừng rỡ vô cùng, chàng những tưởng cả đời này chàng sẽ không bao giờ gặp được Mị Châu nữa, những tưởng rằng chuyện dơ bẩn mình từng làm sẽ trở thành cái gai đâm sâu trong lòng không bao giờ lành. Nhưng cuối cùng chàng vẫn còn cơ hội để sửa chữa sai lầm đó.

Hôm sau, khi mặt trời nhô lên tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng cực lớn từ từ đặt lên cái mâm bạc được dệt bằng cả chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng, chàng đã tỉnh giấc. Biển cả mênh mông giăng kín những bọt sóng li ti cứ thế mà ập vào bờ, cũng như nỗi nhớ Mị Châu ngày đêm ập vào lòng chàng. Những mệt mỏi khi phải gánh từng gánh nước vẫn ở đó nhưng không thể làm nhụt đi ý chí kiên cường của chàng.

Cứ thế thời gian tự kiếp phù vân mà thấm thoát trôi đi 1 tháng, 3 tháng, 1 năm, 2 năm, vậy là chỉ còn một ngày nữa là hết thời hạn cho chàng tát cạn biển. Trọng Thủy bền bỉ mà gánh từng gàu nước ròng rã mấy năm trời, đôi vai chàng trĩu dần theo năm tháng nhưng trái tim và lòng tự tôn sắt đá của chàng dường như chưa bao giờ tan biến. Sông sâu biển lớn là thế, ấy vậy mà đã bị chàng tát cạn. Niềm hân hoan hằn sâu trên gương mặt đã nhuốm màu mệt mỏi của chàng. “Cuối cùng ta cũng có thể trả món nợ với dân chúng, ta còn có thể gặp lại nàng ấy nữa” chàng nghĩ thầm.

Sáng hôm sau, khi trời còn sớm, gió khẽ lay động hàng phi lao, những giọt sương đêm vẫn còn đọng trên kẽ lá. Chàng ra biển để đợi Mị Châu, nhưng dòng sông vốn dĩ cạn khô bấy giờ lại được phủ kín lớp màu xanh biếc. Trước mặt chàng là cả một vùng trời nước mênh mông xanh thẳm của biển cả. Từng đợt, từng đợt sóng trắng nối nhau ào ạt vỗ bờ rồi lại rút ra xa như cái dằm đâm vào tim chàng. Trọng Thủy mới chợt nhớ đêm qua, trong giấc mơ chàng mơ thấy tiếng mưa, không là tiếng của một cơn bão đang gào thét mới đúng. Chàng không ngờ rằng ông trời lại bội bạc đến thế, nợ ân nợ oán chàng đã cố gắng trả lại nhưng vẫn không đủ sao? Chàng gục đầu xuống bờ biển mà khóc, tiếng khóc ai oán đến mức động tới lòng biển. Chàng khóc cho người vợ thân yêu của chàng, khóc cho nhân sinh nghiệt ngã đã tước đoạt đi cơ hội được sống một đời an yên của chàng, khóc cho sự lầm than của con dân vì chàng mới lâm vào cảnh đó.

- Trọng Thủy, là chàng phải không?

Ngẩng đầu lên, chàng thấy thân ảnh mong manh của Mị Châu, nàng vẫn vậy đẹp tựa tiên nhân, gương mặt phúc hạnh của nàng như ánh lên tia sáng chiếu rọi trái tim đang bị nỗi ân hận vắt kiệt đến chết kia của Trọng Thủy. Chàng mừng rỡ:

- Mị Châu, nàng trở về rồi sao?

Hai người cứ vậy mà ôm chầm lấy nhau, hóa ra những giọt nước mắt của Trọng Thủy hòa với nước biển đã khiến cho Mị Châu vốn dĩ bị giam cầm trong thân ảnh của một con trai biển được giải thoát, biến trở lại thành hình dáng ban đầu. Bỗng nhiên từ phía xa có một luồng ánh sáng như tuyết sà thấp xuống bay la đà bên những phiến đá. Ánh sáng phát ra từ phía sau phiến đá tròn rực rỡ cả khoảng không. Thần Kim Quy xuất hiện, nở một nụ cười điềm đạm:

- Hai ngươi cuối cùng cũng gặp được nhau rồi, quả nhiên hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng.

Cả hai người đều quỳ rụp xuống liên tục đa tạ Thần Kim Quy, Mị Châu vô cùng mừng rỡ mà rằng:

- Con xin cảm tạ ngài, nhờ ngài mà con có thể gặp được chàng ấy. Thời gian ở dưới biển tĩnh tâm ngẫm kĩ mọi chuyện, con nhận ra thói đời quả là tri nhân, tri diện bất tri tâm. Cả đời con nguyện phò dân phụ nước, hành lễ tế nhân, nguyện cả đời này tận nhân lực, tri thiên mệnh.

Ra là sau khi chết, Mị Châu được Thần Kim Quy cứu giúp, biến nàng thành con trai biển. Dặn dò nàng hãy tu tâm duy phật, suy ngẫm sự đời, biết sai ở đâu phải sửa ở đó. Rồi sẽ có một ngày nàng sẽ được cứu, sẽ được gặp người mà nằng muốn gặp. Cuối cùng ngày đó đã tới, khi giọt nước mắt đau lòng của Trọng Thủy rơi xuống, cũng là khi nàng được giải thoát. Thần Kim Quy gật đầu hài lòng:

- Trọng Thủy ngươi đã cứu được người ngươi muốn cứu rồi, mong ước được đền đáp cho con dân cuộc sống no ấm ngươi cũng hoàn thành. Nhờ ngươi ngày ngày tát nước, nhân chúng mới có nước mà dùng mà chống chọi với cái hạn hán. Nhưng lời hứa với ta ngươi vẫn chưa thực hiện được, hôm nay là tròn 3 năm nhưng nước sông vẫn chưa cạn. Từ nay ngươi và Mị Châu phải cùng nhau tát nước giúp đỡ dân chúng vượt qua cuộc sống khó khăn ở vùng đất khô cằn này. “Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”.

Nói rồi Thần Kim Quy quay đầu bỏ đi, thân ảnh của ngài dần chìm trong sắc xanh của biển cả rồi biến mất. Trọng Thủy rối rít:

- Con xin hứa sẽ tận tâm tận lực phò trợ dân chúng để họ có cuộc sống tốt hơn. Con xin cảm tạ ngài.

Kể từ hôm đó ngày ngày hai người đều ra biển Cửa Hiền tát nước. Không chỉ ban ngày, mà đến tối cảnh tát nước vẫn diễn ra cho tới tận quá nửa đêm, khi ông trăng bắt đầu lên đến đỉnh đầu. Dân cả làng thấy hai người ngày ngày tát nước giúp họ thì cũng kéo nhau ra đồng để tát nước chống hạn cho lúa, cho các loại cây rau màu. Khung cảnh tát nước chống hạn cho mùa màng trong những tháng mùa khô trở nên tất bật và nhộn nhịp hơn bao giờ hết.

Hai người cứ vậy tiếp tục hành thiện, sống thọ tới hơn 80 tuổi và được an nghỉ lúc tuổi già. Xưa nay trong dân gian vẫn có câu nói rằng, ‘ông Trời có đức hiếu sinh’, ‘Trời không tuyệt đường người’. Quả vậy, con người dù cho đã từng làm việc xấu ác, nhưng nếu biết kịp thời hối cải sửa sai, hành thiện tích đức thì Trời Phật vẫn từ bi cho cơ hội, chính là vẫn còn có tương lai.
Thêm
  • Like
Reactions: baivanhay
684
1
1

baivanhay

Moderator
Thành viên BQT
19/8/19
131
63
62,937
Xu
1,357
Cảm ơn bạn đã tham dự cuộc thi
Kết quả sẽ được công bố vào ngày 30/9/2021. Bạn theo dõi cuộc thi tại đây và chia sẻ bài viết của bạn cũng như cuộc thi này đến các bạn của bạn nhé!
 
  • Like
Reactions: Hoài Sa
Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều câu chuyện ý nghĩa răn dạy ta nhiều điều trong cuộc sống. Và yếu tố kì ảo đóng góp vai trò rất lớn làm cho các tác phẩm khiến tác phẩm trở nên hay và sinh động nhất.Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy là một tác phẩm nói về quá trình dựng nước và giữ nước của An Dương Vương chứa đựng yếu tố kì ảo đầy sự thú vị và đặc sắc.
Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ ở dưới Thuỷ cung.

6591


Cuộc gặp gỡ giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ ở dưới Thuỷ cung

Giếng Loa Thành sâu hun hút, nhìn mãi không thấy đáy. Phải một lúc lâu kể từ khi lao xuống giếng, đầu Trọng Thủy mới đập vào đáy giếng, chảy nhiều máu. Hắn cứ ngỡ mình sẽ đau lắm. Nhưng không. Sau cú va chạm mạnh ở đầu, Trọng Thủy đứng dậy, thấy mình khoẻ khoắn lạ thường. Dòng nước trong mát dưới giếng đẩy linh hồn của hắn đi đến một nơi rất xa. Nơi ấy có tiếng sóng vỗ ầm ì, có tôm, cua, trai, ốc. “Đây là thủy cung chăng?” – Hắn nghĩ thầm

Xứ sở hắn đang đến thật đẹp đẽ và lộng lẫy. Hắn lướt trên mặt nước, xung quanh hắn là hàng ngàn rong biển đang trôi dạt đầy kiêu sa. Xa xa, lấp ló ánh hào quang màu ngọc bích. Trọng Thủy tiến dần về phía ánh sáng đó. Trước mặt hắn hiện lên một tòa cung điện nguy nga, lát toàn ngọc quý. Một con sóng lớn ập vào. Tóc Trọng Thủy dựng đứng cả lên, thành những hình thù nhòn nhọn như đinh sắt. Hắn cảm thấy lạnh gai người, toàn thân run lên bần bật.

– Hẳn có chuyện chẳng lành. Ta cần phải cẩn thận. – Hắn lẩm nhẩm.

Ồ! Những đám rong biển kia giờ không còn trôi dạt nữa. Chúng tụ tập lại, tạo thành hai hàng dọc màu xanh dương. Tiếp đó, một chiếc kiệu màu trắng toát xuất hiện. Mấy chú cá kình biển Đông khiêng kiệu, dõng dạc nói:

– Băng Thạch Mị Châu công chúa giá lâm!

“Là Mị Châu ư?” – Trọng Thủy mừng rỡ.

“Thì ra nàng vẫn còn sống. Ta nhớ nàng khốn khổ xiết bao.” Trọng Thủy bồi hồi nhớ lại ngày nàng mới cưới hắn, vẻ trong trắng, thơ ngây của nàng, cả khúc nhạc trong trẻo nàng thường gảy cho hắn nghe.

Nhưng bước xuống lại là một người phụ nữ có gương mặt trắng xanh, đứng bất động như đá. Mỗi cử động của nàng đều vô cùng khó khăn. Phía sau nàng là một người đàn ông mặt mày dữ tợn, cắm hai chiếc sừng trâu trên đầu. Người ấy ôn tồn bảo Mị Châu:

– Trước, vì chuyện tình duyên với Trọng Thủy làm con đau khổ, hóa đá, để đến nỗi linh hồn cũng bị băng lại thành ngọc thạch. Muốn giải được điều này, con phải đích thân trừng trị Trọng Thủy.

Mị Châu khiêm nhường, cúi mặt xuống, đáp:

– Đa tạ Diêm Vương đã cho con cơ hội để trả mối nhục thù.

Mị Châu dứt lời, Diêm Vương đã biến mất trong những làn sóng biển rì rào.

Trọng Thủy chạy lại, nắm chặt tay Mị Châu. Tim nàng thổn thức. Những kỉ niệm đẹp nhất của cuộc sống vợ chồng ùa về trong trái tim nàng. Đứng trước mặt con người ấy, Mị Châu rất muốn dùng đôi tay mềm mại của mình ôm lấy Trọng Thủy. Thế nhưng, nàng rất nhẹ nhàng, bình thản bỏ tay Trọng Thủy ra.

– Mị Châu đã hóa đá. Trái tim này cũng biến thành băng rồi. – Mị Châu lạnh lùng nói

Nhìn người đẹp khuôn mặt lạnh tanh, vô cảm, ánh mắt nhìn vào cõi miên man, thân người nàng đông cứng như một tảng băng ngàn năm, Trọng Thủy đau đớn vô cùng. Hắn rút từ trong tà áo một con dao găm, đưa cho Mị Châu:

– Hãy giết ta đi! Trái tim nàng sẽ ấm nóng trở lại.

Mị Châu cầm con dao trên tay, nhìn trân trân Trọng Thủy. Ánh mắt ấy vừa chan chứa tình yêu, nỗi nhớ, vừa đầy sự than trách.

– Chàng yêu thiếp vậy, sao còn hãm hại cha thiếp, đất nước của thiếp?
– Vì cha ta. – Trọng Thủy nghiêm mặt nói

Cướp được Âu Lạc, nước của ta sẽ mạnh lên. Ta không hối hận đâu. – Trọng Thủy nói, nhìn thẳng vào mắt Mị Châu

Giờ Mị Châu mới sực tỉnh. Từ hồi cưới nàng, Trọng Thủy chưa từng một lần nhìn vào mắt nàng. Khi nói chuyện, mắt hắn thường nhìn xuống đất.

– Chàng nói lại đi! Chàng có hối hận không?
– Không – Trọng Thủy kiên quyết nói

Năm xưa, để mở rộng quốc thổ, cha nàng chẳng đã từng xâm chiếm Văn Lang đó sao? Chiến tranh giữa các nước, mạnh được yếu thua là chuyện muôn thuở mà.

– Vậy sao chàng còn tự tử? Sao không về với cha chàng rồi cưới một người vợ quý tộc khác? Lúc ấy, thiếp sẽ là ma hiện về ám ảnh chàng.
– Ta có hối hận chứ. Nhưng ta chỉ hận mình khi đã gợi ý cho nàng về chiếc áo lông ngỗng, để cha nàng phát hiện và đã giết nàng. Ta hận đã đến quá muộn để chỉ còn ôm được xác nàng. Mị Châu, ta thực lòng mong được sống với nàng suốt đời suốt kiếp.
– Nhưng thiếp không muốn. Thiếp không muốn sống với một người đã giày xéo đất nước thiếp.

Mị Châu quay mặt đi. Những giọt nước mắt lăn dài trên má nàng. Lòng nàng như đang bị muôn ngàn mũi tên xuyên thủng. Nỗi đau này còn lớn hơn cả nhát kiếm mà phụ vương đã đâm nàng. Tình yêu và thù hận, bên nào nặng, bên nào nhẹ?

– Mặt Trời đã qua mấy lần đội biển. Mị Châu và Trọng Thủy vẫn chưa nói thêm với nhau câu gì.
– Trọng Thủy, sao chàng lại muốn chết? – Mị Châu thầm thì hỏi
– Vì ta muốn trả nợ cho nàng. Chết rồi, ta sẽ hết đau đớn, dằn vặt.
– Vậy thì thiếp không để cho chàng chết đâu. Nợ của chàng sao có thể trả dễ như thế được? Thiếp muốn chàng phải đau khổ, cắn dứt lương tâm đời đời kiếp kiếp.

Một ánh nến tắt màu đen tuyền chuyển động nhịp nhàng trên mặt nước. Đến gần Mị Châu, ánh nến tắt dừng lại và hiện thành Diêm Vương.

– Mị Châu, đã hết thời gian rồi. Ta không thể ở lại thủy cung quá lâu. Con đã trả thù chưa? – Ngài nói
– Diêm Vương, con cầu xin ngài cho Trọng Thủy bất tử, còn con sẽ là một linh hồn bình thường của dòng luân hồi. Ở bất cứ kiếp nào, Trọng Thủy cũng nhận ra con, tìm đến với con. Nhưng con thì chẳng nhớ hắn là ai, cưới chồng, sinh con với người khác. Con muốn hắn phải đau khổ, phải yêu con cả ngàn năm, cả vạn năm. – Mị Châu nói, đôi mắt nàng vẫn không rời khỏi Trọng Thủy

– Vậy con có muốn Trọng Thủy cả ngàn vạn năm ấy phải sống ở Âu Lạc không? Hắn ta còn phải trả nợ với đất nước của con nữa – Diêm Vương nói
– Xin theo ý ngài – Mị Châu đáp
– Địa Tạng Tứ Quỷ, hãy hộ tống Trọng Thủy về Âu Lạc. Bi Cầm Linh Anh, mỗi lần Trọng Thủy gặp Mị Châu, ngươi hãy gảy khúc đàn của nước Nam Việt. Nỗi nhớ quê hương hoà quyện trong sầu thương của tình yêu vô vọng, ta muốn trái tim Trọng Thủy tan ra thành nước.

Địa Tạng Tứ Quỷ vâng lời đưa Trọng Thủy đi. Bóng hắn khuất dần sau những gợn sóng nhấp nhô. Mị Châu cảm thấy thoải mái trong người. Nàng đã không còn là một tảng băng. Cử động của nàng đã uyển chuyển như ngày nào. Nhưng có ai ngờ đâu, trái tim nàng đang rỉ máu. “Trọng Thủy, thiếp ao ước biết bao đến một lúc nào đó, chàng và thiếp sẽ gặp lại nhau ở một nơi rất xa, rất xa. Khi ấy, không còn những cuộc chiến tranh giữa các dân tộc. Chàng và thiếp sẽ không còn kẻ Nam người Bắc và rồi tình yêu sẽ trở lại giữa hai ta” …

Ngay sau khi Trọng Thuỷ tự tử ở giếng Loa Thành, vì yêu vợ da diết, xác của chàng rữa ra, ngấm qua mạch nước ngầm vào đất rồi mạch nước ngầm mang chang ra biển cả mênh mông. Về phần hồn chàng sau khi bay lên(như là một điều kì lạ) bị gió thổi bay đi ra biển rồi tạt xuống biển Đông. Camr thông cho tấm long yêu thương vợ của chàng, sự thuỷ chung, ngây thơ của Mị Châu, Rùa Thần đã hội tụ hồn và xác của Trọng Thuỷ, dung` nước tạo nên hình hài Mị Châu rồi nhập hồn nàng vào. Rùa Thần hẳn muốn hai người họ ở bên nhau nhưng sự thể ra sao thì tuỳ vào Mị Châu(hồi sau sẽ rõ).

Trọng Thuỷ, sau khi được sông lại và được Rùa Thần báo mông rằng Mị Châu đang ở thuỷ cung, đã ngày đêm bơi lặn tìm nàng. Sau bao khó khăn gian khổ, chàng đã tìm được thuỷ cung. Đến cổng, chang bị hai ngưu thuỷ thần lại và hỏi:

– Nhà ngươi là ai, xuống đây có việc gì! Đây là chốn thanh bình, không cho phép người trần mắt thịt với bản chất xấu xa xuống đây làm nhiễu loạn.

– Thưa hai vị thuỷ thần -Trọng Thuỷ đáp- sau cái chết của vợ, con vô cùng đau khổ, nhớ nàng da diết, trong lúc tuyệt vọng lầm tưởng bong nàng ở dưới giến khơi, con đã nhảy xuống giếng đuổi theo nàng. Sauk hi chết con được Rùa Thần cứu sống và báo mộng Mị Châu (vợ của con) đang ở chốn này, con khẩn thiết hai vị cho con được vào.

Nghe những lời nói chân thành của Trọng Thuỷ và cũng được Rùa Thần dặn trước, hai vị thuỷ thần cảm động cho Trọng Thuỷ vào. Vào đến trong, chàng cảm thấy thậ ngỡ ngàng, kinh ngạc trước cảnh đẹp còn hơn cả hoàng cung, một vẻ đẹp thần tiên mà hồi nhỏ chàng đã tưng mơ ước một lần được xem. Trước mặt chàng, cá nối đuôi nhau vui đùa nhảy múa, xa xa là khu vườn đầy loài hoa kì lạ…và ở đó giữa khu vườn có một người ngồi mơ mộng (chính là Mị Châu). Vừa nhìn thấy nàng Trọng Thuỷ đã nhận ra, chàng vui mừng reo lên như đứa trẻ vội chạy đến gần nàng. Nghe lời gọi da diết của Trọng Thuỷ, tình yêu sét đánh lại trỗi dậy, nhưng nàng không tin sao chàng lại xuống được đây. Mỗi lúc tiếng gọi lại to hơn, da diết hơn, nàng không thể nhầm được nàng quay lại thì nhìn thấy Trọng Thuỷ đang ở ngay trước mặt mình. Hai người nhìn nhau lặng một hồi rồi khóc. Cảnh vật như dừng lại.

– Ôi, nàng ơi! –Trọng Thuỷ nói- Xa nàng bao nhiêu lâu mà ta vẫn nhung nhớ, ta ăn không ngon, ngày đêm tưởng nhớ nàng, vì quá yêu nàng mà ta đã lầm tưởng bong nàng dưới đáy giếng rồi nhảy xuông tự tử. Nay ta đã được gặp lại nàng, long` ta sung sướng biết bao.

– Mị Châu đáp: Chàng ơi, thiếp cũng vậy, thiếp cũng nhớ chang da khôn xiết, thiếp cũng khó ăn khó ngủ, hang ngày thiếp đều ra đây ngắm nhìn cảnh vật, nhìn những đoá hoa tươi thắm kia mà nhớ đến những bó hoa mà chàng đã tặng cho thiếp, nhìn những đoi cá tung tăng bơi lội nhảy múa mà nhớ đến những ngày chúng ta vui vẻ bên nhau. Ôi! Nhưng thật chớ true, thiếp nay đã mang danh tội đồ của đất nước, thiếp khó long mà có thể chung sống với kẻ thù của dân tộc mình. Sao chàng lại nhẫn tâm lừa dối thiếp khiến thiếp đau khổ? Thiếp thật ngơ dại, ngây ngất vì tình yêu mà nghe theo chàng!

Nghe những lời đó, Trọng Thuỷ bỗng nhói đau, xót xa ân hận.

– Nàng ơi! Tình yêu của ta thần linh có thể chứng giám. Tình yêu của ta, mọi thần dân ta đều biết. Ta thật ân hận khi nghe theo lời vua cha nhưng nàng hãy hiểu cho ta, tha thứ cho ta, phải lừa dối nàng, long ta đau như cắt nhưng đó là mệnh lệnh cua cha ta, là áp lực của của cha và của cả thần đan ta, long ta vô cùng bối rối, trong lúc tâm trí hỗn loạn, ta đã có một quyết định sai lầ, Nàng có biết ta đã chịu dày vò, bị dằn vặt như thế nào không, ta phải chịu áp lực kinh khủng không tưởng tượng nổi, trong long` ta luôn có nàng. Nếu ta có lời gì sai trái tax in chịu mọi hình phạt kinh khủng nhất:ngũ mã phanh thây hoặc hơn thế. Ta thật sự xin lỗi.

Cảnh vật. Xung quanh nhu xao động, dòng nước chảy nhẹ nhàng hơn, những đoá hoa ngừng đung đưa lay động. Mị Châu mắt ướt lệ, giọng nghẹn ngào:

– Thiếp tin vào tình yêu cảu chàng, tin rằng những tình cảm trước kia chàng dành cho thiếp là chân thật không giả dối. Thiếp cũng biết một đấng nam nhi phải lấy sự nghiệp, giang sơn của mình làm trọng. Nếu thiếp vẫn theo chàng thì có lẽ thiếp sẽ bị ngàn đời nguyền rủa, vạn lời phỉ nhổ, muôn đời không dung. Thiếp đã vì tình cảm mà đem đấ nước giao cho kẻ địch. Mà thiếp theo chàng thì nhỡ đâu bị chàng lừa dối lần nữa vì thiếp quá ngây thơ, yêu chàng. Ôi! Số phận người con gái như thiếp đây thật là khổ, thật bất công.

Thanh minh, thuyết phục Mị Châu một hồi mà không được. Trọng Thuỷ đi đến quyết định táo bạo.

– Ta thề rằng sẽ không bao giờ lừa dối nàng nữa. Nếu nàng vẫn chưa hẳn tin ta, vẫn sợ những lời đàm tiếu thì nàng hãy cùng ta đi gặp vua cha của nàng xin người tha thứ và nếu có thể ta và nàng sẽ lên gặp thượng đế xin người cho chúng ta được ở bên nhau.

Mị Châu hơi do dự, sợ sệt nhưng vẫn đồng ý:

– Số phận thiếp đã do trời quyết định, nay chờ vào sự an bài của ông trời vây.

Nói rồi, hai người mạnh dạn tìm gặp An Dương Vương, ông đang chơi cờ cùng với Rùa Thần. Rùa Thần thấy hai người đi cùng nhau thấy làm vui, An Dương Vương tỏ ý tức giận nhưng trong long ông vẫn thương con.

Thưa cha đáng kính! –hai người nói- xin cha hãy tha thứ cho tội lỗi của hai chúng con. Chúng con sẽ nhớ ơn, cảm kích người vô cùng. An Dương Vương tỏ ra lạnh lung định nói “không bao giờ” nhưng có cái gì đó trong ông ngăn lại. Ông nói:

– Ta khó long tha thứ cho các ngươi nhưng nếu ông Trời quyết định thì ta chẳng có gì để nói nữa cả.

Trọng Thuỷ, Mị Châu hơi vui mừng đáp: “Cám ơn vua cha” , chào tạm biệt rồi xin Rùa Thần dẫn lên Thiên Đình. Trước mặt Thượng Đế hai người cùng đồng tâm:

– Chúng con là Trọng Thuỷ và Mị Châu, chúng con biết chúng đều gây ra tội lỗi, chúng con rất ân hận và xin cam kết từ nay chúng con sẽ tu tâm tích đức bù đắp lại lỗi lầm của mình. Xin Thượng Đế tha thứ và cho chúng con được ở bên nhau.

Thượng Đế suy nghĩ hồi lâu rồi dõng dạc nói, giọng của người vừa uy nghi vừa vang rền như sấm:

– Tuy các ngươi đã có tội lỗi, nhưng đã biết hối cải. Ta cũng động long trước tình cảm của đoi ngươi nhưng tội lỗi thì khó mà xoá được. Vậy ta phạt hai ngươi xa nhau ba năm tu than tích đức rồi mới được chung sống với nhau.

Trọng Thuỷ và Mị Châu cảm tạ ân điển rồi xuống trần gian. Ba năm sau họ gặp lại nhau và chung sống vui vẻ hạnh phúc.

Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/truyen-an-duong-vuong.274/
Thêm
Cuộc gặp gỡ giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ ở dưới Thuỷ cung
606
0
0
Truyện "An Dương Vương" là một trong những truyền thuyết nổi bật trong chuỗi truyền thuyết thời Âu Lạc. Tác phẩm với kết thúc bi kịch, nước mất nhà tan đã trở thành bài học sâu sắc về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Cùng tóm tắt truyện "An Dương Vương" nhé!


Vua An Dương Vương nước Âu Lạc nối tiếp sự nghiệp vua Hùng và dời đô về cổ Loa. Vua cho xây thành để bảo vệ nhưng đắp tới đâu lại đổ tới đấy; sau nhờ Rùa Vàng giúp mới xây xong và Rùa Vàng còn tặng cho nhà vua một cái móng vuốt để làm lẫy nỏ chống giặc. Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đã đánh bại được Triệu Đà khi hắn xâm lược Âu Lạc. Sau đó Triệu Đà đã lập mưu bằng cách cầu hôn Mị Châu cho con trai mình là Trọng Thủy, An Dương Vương vô tình đồng ý và cho Trọng Thủy ở rể. Trọng Thủy đã đánh cắp nỏ thần và Triệu Đà mang quân sang đánh An Dương Vương. Vua chủ quan, ỷ y có nỏ thần nên đã bị thua trận và cùng Mị Châu chạy khỏi Loa Thành hướng về phía biển. Rùa Vàng hiện lên báo cho vua biết Mị Châu là giặc, vua chém chết Mị Châu và đi xuống biển. Trọng Thủy tìm thấy xác Mị Châu, thương tiếc vợ nên đã nhảy xuống giếng tự tử; máu Mị Châu thành ngọc trai, đem rửa ở giếng đó thì sáng hơn.

Bằng nghệ thuật xây dựng được những nhân vật truyền thuyết tiêu biểu, thể hiện qua suy nghĩ, hành động và mâu thuẫn nội tâm, truyện giải thích nguyên nhân của bi kịch nước mất nhà tan và bài học lịch sử của nhân dân về tinh thần cảnh giác với kẻ thù; cách xử lý đúng đắn mối quan hệ riêng – chung, giữa cá nhân – cộng đồng, gia đình – đất nước.

Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/truyen-an-duong-vuong.274/
Thêm
Tóm tắt truyện "An Dương Vương"
836
0
0
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy đã giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc. Qua đó, ta thấy được một bài học về giữ nước của dân tộc. Đó là những sai lầm của An Dương Vương khi đã chủ quan, mất cảnh giác. Ta cũng thấy được trong truyện là một bi kịch tình yêu giữa hai nhân vật là Mị Châu và Trọng Thủy.

I. Giới thiệu chung:

1. Truyền thuyết.

- Khái niệm: SGK

- Đặc trưng của truyền thuyết:

+ Truyền thuyết là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố lịch sử và yếu tố hoang đường.

+ Truyền thuyết phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử.

+ Truyền thuyết có sự gắn bó chặt chẽ với môi trường lịch sử - văn hoá.

- Cụm di tích lịch sử – văn hoá Cổ Loa là minh chứng lịch sử cho việc sáng tạo và lưu truyền truyền thuyết về sự ra đời và suy vong của nhà nước Âu Lạc

2. Tác phẩm:

-Xuất xứ: trích “Rùa vàng” trong “Lĩnh nam chích quái”

II. Đọc - hiểu văn bản:

1. Đọc - tóm tắt và chia bố cục văn bản.

2. Tìm hiểu văn bản.

a. An Dương Vương xây thành, chế nỏ bảo vệ đất nước.

- Xây thành:

+ Thành đắp tới đâu bị lở tới đó.
+ Lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần.
+ Nhờ Rùa vàng giúp đỡ, thành xây nữa tháng là xong.

-> Khó khăn của buổi đầu dựng nước.

- Chế nỏ:

+ ADV có ý thức cao trong việc bảo vệ thành quả của mình. Điều đó thể hiện ở câu hỏi : Nay nếu có giặc ngoài lấy gì mà chống?
+ Được rùa vàng tặng móng vuốt để làm lẫy nỏ.
+ Chế nỏ thành công.

- Giữ nước:

+ Triệu Đà cử binh sang xâm lược.
+ Có nỏ thần, quân Đà thua lớn, bèn xin hoà.

=>Tác giả dân gian muốn ca ngợi công lao dựng nước và giữ nước của ADV, lý tưởng hóa việc xây thành, chế tạo vũ khí.

b. Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ.

* Bi kịch nước mất nhà tan:

- Trách nhiệm An Dương Vương:

+ Triệu Đà cầu hôn, vua vô tình gả con gái là Mị Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng Thuỷ
+ Cho Trọng Thuỷ ở rể.
+ Trọng Thuỷ đánh cắp nỏ thần, Triệu Đà cất binh sang xâm lược, ADV vẫn thản nhiên đánh cờ.

-> ADV mất cảnh giác, tạo điều kiện cho quân giặc xâm nhập sâu vào lãnh thổ; không phòng bị nghiêm túc quá ỷ lại vào vũ khí. Ông là người đầu tiên phải chịu trách nhiệm về việc mất nước.

- Trách nhiệm Mị Châu:

+ Lén cho Trọng Thuỷ xem trộm nỏ thần.
+ Rắc lông ngỗng trên đường chạy nạn mà không nghĩ tới hậu quả.

-> Mị Châu là kẻ ngây thơ, nhẹ dạ, đặt tình chồng vợ trên lợi ích quốc gia; tiết lộ quân cơ, dẫn đường cho giặc đuổi theo, dồn cha đến bước đường cùng.

* Bi kịch về tình yêu:

- Nhân vật Mị Châu:

+ Vâng lời cha: lấy Trọng Thuỷ.
+ Yêu chồng mù quáng, nhẹ dạ, cả tin: cho trọng Thuỷ Xem nỏ thần.
+ Không chịu được nỗi đau li biệt: rắc lông ngỗng trên đường chạy nạn.

-> Chỉ biết nghĩ đến tình cảm riêng, xem nhẹ nghĩa vụ đối với quốc gia, dân tộc, dẫn đến bi kịch của chính bản thân mình.

- Nhân vật Trọng Thuỷ: Trọng Thuỷ vừa là kẻ thù, vừa là nạn nhân:

+ Vừa muốn chiếm Âu Lạc.
+ Vừa muốn làm người chồng chung thuỷ.

-> Mâu thuẫn không thể dung hoà. Cái chết là kết cục của nỗi ân hận, sự giày vò. Bi kịch của Trọng Thuỷ là bi kịch của kẻ bị kẹt giữa tham vọng và tình yêu.

c.Thái độ của tác giả dân gian đối với nhân vật

.- Đối với An Dương Vương:

+ Chém đầu Mị Châu: thái độ nghiêm khắc của ADV đối với bản thân, đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết.
+ ADV đi xuống biển: Dân gian đã “bất tử hoá” Thục Phán, thể hiện sự yêu mến, kính trọng, tiếc thương.

- Đối với Mị Châu:

+ Bị rùa vàng kết tội: “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!”

->Thái độ nghiêm khắc của nhân dân: mang tội với nước đều bị trừng phạt.

+ Sau khi Mị Châu chết: máu chảy xuống biển trai sò ăn phải biến thành hạt châu.

-> Nỗi thông cảm của nhân dân đối với lỗi lầm vô tình của Mị Châu - kẻ “một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối”- Đối với Trọng Thuỷ:

+ Trọng Thuỷ “lao đầu xuống giếng mà chết”: là giặc ngoại xâm, là kẻ phụ tình phải bị đền tội.

+ Chi tiết ngọc trai giếng nước:

-> Hoá giải oan tình của Mị Châu – Trọng Thuỷ.

-> Nhân dân ta cũng tha thứ cho Trọng Thuỷ, hắn cũng chỉ vì bị vua cha lợi dụng.

-=> Tác phẩm kết thúc bằng một vẻ đẹp hoàn mỹ, thể hiện tinh thần khoan dung, nhân hậu của dân tộc Việt Nam.

3. Tổng kết.

- Nghệ thuật:

+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa “cốt lõi lịch sử” và hư cấu nghệ thuật.
+ Kết cấu chặt chẽ, xây dựng những chi tiết kì ảo có giá trị nghệ thuật cao (ngọc trai – giếng nước).
+ Xây dựng được những nhân vật truyền thuyết tiêu biểu.

- Ý nghĩa văn bản: Truyện ADV, MC – TT giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc và nêu bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù, cùng cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa chung và riêng, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng

Luyện tập:

Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

Đánh giá về Trọng Thủy ở cả hai ý kiến a) và b) đều chưa được toàn diện và xác đáng.

+ Đối với đất nước Âu Lạc:

Trọng Thủy lấy cắp lẫy nỏ thần để giup Triệu Đà xâm lược Âu Lạc thành công
Trọng Thủy là người trực tiếp gây nên cái chết cho hai cha con An Dương Vương.

⇒ Về phương diện này, Trọng thủy là kẻ đáng trách, đáng lên án.

+ Đối với tình cảm vợ chồng với Mị Châu:

Trọng Thủy tiếc thương tình cảm vợ chồng, biết được chiến tranh sắp diễn ra, cố gắng tìm cách để vợ chồng sau này được đoàn tụ.
Trọng Thủy vì quá ân hận, thương tiếc, đau đớn cho Mị Châu mà nhảy xuống giếng tự vẫn.

⇒ Về phương diện này, Trọng thủy là kẻ si tình đáng thương.

Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

An Dương Vương đã tự tay giết chết người con gái duy nhất của mình nhưng lại được dân gian dựng đền và am thờ hai cha con ngay cạnh nhau. Cách xử lí như vậy nói lên truyền thống nhân đạo, bao dung và nhân hậu của nhân dân ta.

Câu 3 (trang 43 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

Bài thơ “Tâm sự” rút trong tập thơ “Ra trận” của nhà thơ Tố Hữu:
... Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu,
Trái tim lầm lỡ để trên đầu.
Nỏ thần vô ý trao tay giặc,
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu ...

Nội dung chính:

Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ là một cách giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc. Qua đó, nhân dân ta muốn nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.

Hình tượng nhân vật và những chi tiết hư cấu trong truyện cho thấy mối quan hệ giữa phần cốt lõi lịch sử với phần tưởng tượng của dân gian.

Tổng hợp

Xem thêm:
Nâng cao "Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy"
Thêm
531
0
0
An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy là một truyền thuyết nói về việc nỏ thần của An Dương Vương bị Trọng Thủy lấy cắp. Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ được thể hiện trong truyện. Qua đó là một bài học sâu sắc về giữ nước của dân tộc. Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, không chủ quan và xử lí đúng đắn mối quan hệ riêng và chung, việc nhà và việc nước.

Phần nâng cao:

"Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu."
(Tố Hữu)

Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là một truyền thuyết đặc sắc của người Việt cổ, mang những giá trị lịch sử và nhân văn sâu sắc. Phần đầu của truyền thuyết kể về chuyện An Dương Vương xây thành, chế nỏ giữ nước Âu Lạc, phần còn lại kể về bi kịch tình yêu Mị Châu - Trọng Thủy và việc nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà. Trong truyền thuyết này có hai câu chuyện đã được kết cấu theo kiểu lồng ghép là sự đan xen giữa bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu. Chính bi kịch mất nước tạo nên bi kịch tình yêu và bi kịch tình yêu mở đường cho bi kịch mất nước. Sự mất cảnh giác đáng trách của An Dương Vương khi gả con gái là công chúa Mị Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng Thủy làm mất nước đã đành, nhưng hậu quả của nó mang ý nghĩa bi kịch là làm nên cảnh sinh li tử biệt, tan vỡ tình duyên của Mị Châu - Trọng Thủy. Sự chủ quan đã cuốn An Dương Vương vào bi kịch mất nước và chính nhà vua đã vô tình đẩy Mị Châu lún sâu vào bi kịch tình yêu, để rồi nàng phải chết trong mối oan tình tức tưởi. Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha.

"Có những lỗi lầm phải trả bằng cả một kiếp người
Nhưng lỗi lầm em lại phải trả bằng máu toàn dân tộc"
(Trước đá Mị Châu, Trần Đăng Khoa)

Tuy Mị Châu đã gây ra lầm lỡ để cơ đồ đắm biển sâu, song thái độ, cách đánh giá của nhân dân vừa thấu tình, vừa đạt lí. Nàng có tội nhưng những tội lỗi mà nàng gây ra không phải là chủ ý của nàng mà do nàng quá nhẹ dạ, yêu chồng bị lừa dối mà mắc tội. Hơn nữa, cuối cùng, nàng cũng đã tỉnh ngộ nhận ra kẻ thù và chấp nhận một cái chết đau đớn. Mị Châu có tội, nàng đã phải đền nhưng nỗi oan của nàng cũng cần được giải. Chi tiết kì ảo, lời nguyền của Mị Châu là một sáng tạo độc đáo đầy nhân văn của cha ông cũng là thể hiện tấm lòng bao dung độ lượng của nhân dân trước hành động của nhân vật.

"Nghe nói khi bị chém
Máu Mị Châu không tan
Bắt biển hoá thành ngọc
Để nghìn thu kêu oan."
(Đền Cuông, Hà Nhật)

Sáng tạo nên chi tiết thần kì, ứng nghiệm với lời cầu khấn trước khi chết của Mị Châu, nhân dân ta đã bày tỏ thái độ bao dung, niềm cảm thông mà minh oan cho nàng.

* Kết cục trên bờ biển.

- Tự tay chém chết Mị Châu.

=> Đây là bi kịch lớn, với trách nhiệm của một nhà vua, ADV buộc lòng phải giết chết MC

=> Một cách trừng phạt MC cũng như tự trừng phạt chính bản thân mình.

- Đi xuống biển cùng rùa vàng.

+Theo quan niệm dân gian, biển (hay nước) là nơi khởi nguồn, bắt đầu mọi thứ, đấy là nơi khởi sinh của con con người, là nguồn cội của vạn vật

+ ADV cùng RV rẽ nước đi xuống biển

+ Đi về nơi bắt đầu, nơi khởi nguồn để cầu mong được tái sinh, được làm lại một lần nữa.

=> Liên hệ với “Cha và con” của Ivan Turgenev.

Chi tiết này sẽ phải khai thác dựa trên góc độ văn hóa. “Nước” là biểu trưng cho 3 chủ đề: nguồn sống, phương tiện thanh tẩy và trung tâm tái sinh. Nên biết rằng tác giả dân gian là những người cực kỳ công tâm, sau khi luận tội ADV, dùng cái chết của con gái ông như một sự trừng phạt thì họ quay sang luận công. Bởi công trạng của ADV là điều không thể phủ nhận được, ông đã chấn hưng đất nước, khiến cho nhân dân được no ấm, an yên. Do đó mà hình ảnh rẽ nước quay về biển tựa như sự khởi đầu lại một lần nữa, sự thanh lọc những tội trạng. Nó cũng như hành trình của người cha và người con trong tác phẩm “Cha và con” vì điểm kết thúc của câu chuyện cũng là hình ảnh biển cả. Liên hệ với kinh Vệ Đà ca ngợi những dòng nước mang lại sự sống, sức mạnh về tinh thần lẫn thể xác:“Hỡi những Dòng nước hồi sức cho đời,hãy mang lại cho chúng tôi sức mạnh,...”.Theo “Từ điển các biểu tượng văn hóa” cũng nói thêm rằng “Nước là vật chất khởi thủy”, Hinđu giáo thì bàn luận rằng “Mọi vật đều là nước” để cho thấy rằng từ xa xưa đã có sự đồng điệu trong cách hiểu, cách cảm về nước

→ tạo ra những hình ảnh biểu tượng trong các tác phẩm văn học.

Cảm nhận về nhân vật Mị Châu trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ, có người khẳng định: “Phút sai lầm của một người, dân tộc phải trả giá bằng ngàn năm nô lệ. Tội đó của Mị Châu không thể dung tha”.

=> nhấn mạnh vào hậu quả sự sai lầm của Mị Châu, từ đó đưa ra lời luận tội nghiêm khắc.

Am Mị Châu thờ bức tượng không đầu
Cảnh báo một trái tim khờ dại.
Thử hỏi, nửa thế giới này đang tồn tại
Đã yêu rồi, ai không giống Mị Châu?
(Vô đề – Hạnh Mai, Tạp chí Người Hà Nội, số 115, 8-2009)

=> thiên về tìm nguyên nhân của sự sai lầm, đặt ra câu hỏi nhằm bênh vực Mị Châu, cho sự “khờ dại” đó là bản chất của tình yêu, bản chất của người phụ nữ khi yêu.

*Một số nhận định khác về Tác phẩm:

Trong bài thơ "Mị Châu", nhà thơ Ngọc Anh có viết:
"Anh cũng như em muốn nhắc Mị Châu
Đời còn giặc xin đừng quên cảnh giác
Nhưng nhắc sao được người hai ngàn năm trước
Nên em ơi, ta đành tự nhắc mình."

"Ai về qua huyện Đông Anh,
Ghé thăm phong cảnh Loa thành Thục vương.
Cổ Loa hình ốc khác thường
Trải bao năm tháng nẻo đường còn ghi."
(Ca dao)

Tổng hợp

Xem thêm:
Ôn tập Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
Thêm
929
0
0
Trong "Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy" có hình tượng nỏ thần là một hình ảnh đắt giá. "Nỏ thần" tượng trưng cho sức mạnh đoàn kết của dân tộc, luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước. Nhưng đằng sau nó là một bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu. An Dương Vương vì chủ quan mà để nỏ thần rơi vào tay giặc. Mị Châu vì tình yêu mà tiết lộ thông tin về nỏ thần cho Trọng Thủy. Rồi sau đó nước mất và Mị Châu tự vẫn, Trọng Thủy cũng đi theo nàng.

Hình tượng chiếc nỏ thần vô cùng độc đáo khắc họa một sức mạnh phi thường mà thần linh ban tặng cho người hiền tài, đức độ như An Dương Vương. Chiếc nỏ thần cũng là một hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh của toàn thể dân tộc nước Âu Lạc với tinh thần đoàn kết, sẵn sàng chiến đấu đánh bại mọi kẻ thù xâm lăng.

An Dương Vương xây thành Cổ Loa để bảo vệ đất nước, chế tạo nỏ thần để chiến đấu chống kẻ thù xâm lăng đem lại những chiến công to lớn. Thể hiện sự ca ngợi của nhân dân một vị vua anh minh, sáng suốt, luôn quan tâm đến vận mệnh của đất nước qua việc trọng người tài và ra sức xây thành, đắp lũy. Bằng những chi tiết nghệ thuật hư cấu, tưởng tượng kết hợp với lịch sử oai hùng đã làm nên một câu chuyện hết sức thú vị và kích thích người đọc.

Với tình yêu nước cùng sự vững vàng, không ngại gian khổ, An Dương Vương đã chiến thắng cuộc chiến xây dựng thành lũy bảo vệ tổ quốc. Ông đã lập đàn cầu đảo bách thần, ông đã đón mời cụ già tướng mạo kì lạ vào điện hỏi kế sách, hay thậm chí ông còn ra tận cửa Đông để đón xứ thần Thanh Giang và kính cẩn dùng xe vàng để rước Rùa Vàng vào thành. Tất cả đều đã thể hiện được quyết tâm cũng những trăn trở cho vận mệnh đất nước của vị vua này.

Thậm chí trước khi từ biệt rùa vàng, ông vẫn luôn đau đáu câu hỏi: “Nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?” Đó là sự trăn trở của ý thức và trách nhiệm của người đứng đầu một nước.

Chiếc Nỏ Thần như là một phần thưởng xứng đáng cho sự tinh anh của ông. Chiếc nỏ đã giúp dân ta giành được chiến thắng vang dội trước sự xâm lăng nhiều của quân Triệu Đà. Nó tượng trưng cho sức mạnh thần linh đã ban tặng cho nước nhà Âu Lạc. Hơn thế nữa, nó còn biểu tượng cho tinh thần đoàn kết dân tộc bền bỉ, là niềm tự hào cha ông ta đến ngàn đời.

Nhưng, chiếc nỏ thần cũng là một "minh chứng" cho bài học giữ nước quý giá. Trọng Thuỷ lợi dụng Mỵ Châu để tìm ra bí mật về chiếc nỏ thần bảo vệ nước Âu Lạc. sau đó hắn bí mật tráo đổi móng rùa vàng bằng một cái móng thường rồi nói với vợ muốn về nước gặp cha. Trước khi về nước, Trọng Thuỷ hứa với Mỵ Châu nếu xảy ra bất trắc gì Trọng Thuỷ cũng sẽ quay lại để tìm Mỵ Châu. Nàng hứa với chồng sẽ rãi lông ngỗng trên đường đi làm dấu để chồng tìm mình. Sau khi nói lời chia tay, Trọng Thuỷ quay về gặp cha.

Có được chiếc móng của rùa vàng, Triệu Đà lập tức đem quân sang tấn công Âu Lạc. Trong khi đó An Dương Vương tự tin rằng nỏ thần sẽ một lần nữa bảo vệ vương quốc của mình. Ông bình tĩnh đối mặt khi quân Triệu Đà đến cổng thành, lấy chiếc nỏ thần ra bắn về hướng quân địch. Nhưng nỏ thần không còn hiệu nghiệm. Nhà vua nhận ra chiếc móng vàng đã bị tráo đổi. Không hề chuẩn bị trước, An Dương Vương và quân lính tháo chạy trong hoảng loạn.

Mỵ Châu ngồi sau lưng ngựa, nhà vua tháo chạy về hướng Nam. Nhưng khi ông đến bờ biển thì chẳng có một con thuyền nào ở đó. Tuyệt vọng, nhà vua cầu cứu thần linh. Rùa thần nổi lên trước mặt An Dương Vương và nói chính con gái nhà vua đã phản bội đất nước, hướng dẫn cho quân thù sử dụng nỏ thần. Nghe vậy nhà vua liền tuốt gươm chém đầu Mỵ Châu. Sau đó rùa thần mang theo An Dương Vương biến mất trên mặt nước.

Theo vết lông ngỗng, Trọng Thuỷ nhanh chóng đến bờ biển, chỉ thấy xác người vợ yêu quý của mình nằm trên một vũng máu mà không thấy An Dương Vương đâu. Máu Mỵ Châu chảy xuống biển được những con trai nuốt và thật diệu kỳ, chúng biến thành những viên ngọc trai. Vô cùng ăn năn và tiếc thương cho người vợ yêu quý của mình, Trọng Thuỷ nhảy xuống giếng tự tử để được cùng với Mỵ Châu bên nhau vĩnh cửu.

Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/truyen-an-duong-vuong.274/

Tổng hợp
Thêm
  • Like
Reactions: Vanhoctre
687
1
0
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy đã nêu lên một bài học lớn về vấn đề giữ nước của dân tộc. Phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trước kẻ thù, xử lí đúng đắn giữa việc riêng và việc chung. Hậu quả của việc chủ quan là bi kịch mất nước. Ở truyện cũng phản ánh bi kịch tình yêu giữa Mị Châu và Trọng Thủy.

Mỵ Châu Trọng Thuỷ - Học Văn - Vui Học Văn.jpg

Bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù. (Ảnh sưu tầm)

1. Quá trình xây thành, chế nỏ, đánh thắng Triệu Đà:

a . Xây thành:

+ Thành xây tới đâu lở tới đó.
+ Lập đàn trai giới, giữ mình trong sạch, cầu đảo bách thần.
+ Nhờ cụ già mách bảo, sứ Thanh Giang – tức Rùa Vàng giúp nhà vua xây thành công Lao Thành.

-> có lòng kiên trì quyết tâm xây dựng đất nước, có ý thức đề cao cảnh giác với kẻ thù

b. Chế nỏ:

+ Nỗi băn khoăn: “Nhờ ơn thần, thành đã được xây xong. Nay nếu có giặc ngoài biết lấy gì mà chống?”

-> được Rùa Vàng tặng móng vuốt làm lẫy nỏ thần

c. Đánh thắng Triệu Đà:

+ Nhờ có thành ốc kiên cố
+ Nhờ có nỏ thần lợi hại
+ Nhờ có ý thức đề cao cảnh giác với kẻ thù

-> ADV là vị vua anh minh sáng suốt, có lòng yêu nước sâu sắc.

=> ADV được thần linh giúp đỡ vì đã có ý thức đề cao cảnh giác, lo xây thành, chuẩn bị vũ khí từ khi giặc chưa đến. Tưởng tượng ra sự giúp đỡ của thần linh là cách để nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng ngoại xâm của dân tộc

-> Nghệ thuật: Kể với giọng tự nhiên, các chi tiết được sắp xếp logic, có sự xen lẫn yếu tố hoang đường với yếu tố hiện thực.

2. Bi kich nước mất, nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ

a. Bi kịch nước mất nhà tan:

* Nguyên nhân:

– Do ADV:

+ Nhận lời cầu hòa của Triệu Đà
+ Nhận lời cầu hôn và cho con trai Trọng Thủy của Triệu Đà ở rể ngay trong thành
+ Trọng Thủy tráo lẫy thần, nỏ thần mất công hiệu mà ADV không biết
+ Cho Trọng Thủy về thăm cha mà không nghi vấn

-> ADV mơ hồ về bản chất ngoan cố và âm mưu thâm độc của kẻ thù.

+ Quân Đà đã tiến sát thành, ADV vẫn ung dung ngồi chơi cờ, ỷ thế có nỏ thần, không lo lắng tìm kế đánh giặc

– Do Mị Châu:

+ Tin Trọng Thủy cho Trọng Thủy xem nỏ thần, Trọng Thủy tráo lẫy thần mà không biết
+ Mị Châu chưa ý thức được đầy đủ vị thế một công chúa, về bí mật quốc gia.

* Kết quả:

– ADV mất nước, chém đầu con gái, cầm sừng tê 7 tấc đi sâu vào lòng biển.
– MC chết dưới lưỡi gươm của cha trong tâm trạng đau khổ dằn vặt.

-> Như vậy nguyên nhân dẫn đến mất nước nhà tan là do cả 2 cha con ADV và MC đều chủ quan, mất cảnh giác với kẻ thù, không nhận ra dã tâm nham hiểm của kẻ thù. Hậu quả là ADV tự đánh mất mình, không còn là nhà vua anh minh. Còn MC bị trừng trị nghiêm khắc, đích đáng và rất đau đớn.

=>Tóm lại: 1 người có công lớn trong việc dựng nước và giữ nước nhưng do lơ là, thiếu cảnh giác đã để mất nước, nhưng nhân dân Âu Lạc đời sau vẫn kính trọng, biết ơn điều này chứng tỏ ADV đã được nhân dân tha thứ, ông vẫn bất tử trong lòng dân chúng.

b. Bi kịch tình yêu tan vỡ:

– Một mối tình éo le, chứa đầy bi kịch.

+ Mị Châu tin tưởng chồng nên đã để lộ và làm mất vũ khí linh thiêng của quốc gia dẫn đến mất nước

-> Mị Châu phải chết dưới lưỡi gươm của vua cha.

+ Trọng Thủy rất yêu Mị Châu nhưng buộc phải lừa Mị Châu, vì âm mưu chính trị mà Triệu Đà – cha chàng đã giao phó


-> chàng đã đẩy vợ mình vào chỗ chết và chàng cũng phải chết bi thảm trong sự dày vò, nhung nhớ Mị Châu.

=> KL: Cả 2 nhân vật đều có cái chết bi thảm. Tình yêu éo le của họ được nảy mầm trên mảnh đất chứa đầy âm mưu và thù hận, họ là những nạn nhân của những âm mưu chiến tranh.

c. Thái độ của nhân dân

– Nhân dân không đồng tình với sự chủ quan, mất cảnh giác của ADV và MC.
– Phê phán hành động vô tình phản quốc của MC, đồng thời rất độ lượng với nàng, hiểu nàng là con gái nhẹ dạ cả tin, ngây thơ nên bị lợi dụng.
– Nhân dân vừa nghiêm khắc, vừa độ lượng, nhân ái đối với các nhân vật trong truyện.
– Nhân dân đã đưa ra bài học lịch sử về việc giữ nước, cùng cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa nước với nhà, riêng với chung, cá nhân với cộng đồng.

Hình ảnh ngọc trai – giếng nước:

– Không nhằm ca ngợi kẻ thù cũng như tình yêu chung thủy
– Là sự minh oan cho tấm lòng trong sáng của Mị Châu
– Nhân dân mong muốn hóa giải tội lỗi cho Trọng Thủy và Cách ứng xử thấu lí đạt tình của nhân dân
- Ý nghĩa văn bản: Truyện ADV, MC – TT giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc và nêu bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù, cùng cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa chung và riêng, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.

Xem thêm:
Văn bản An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy


Tổng hợp
Thêm
Phân tích Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
  • Like
Reactions: Vanhoctre
671
1
1
Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là một tác phẩm vô cùng tiêu biểu, để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Nhắc đến tác phẩm này, không ai là không nhớ tới nàng Mị Châu xinh đẹp, nết na, nhưng vì tình yêu với chồng, vì sự nhẹ dạ cả tin nên đã trở thành tội nhân thiên cổ và chết trong đau đớn.

Mị Châu là con gái của An Dương Vương Thục Phán, là một cô công chúa lá ngọc, cành vàng, có tâm hồn ngây thơ trong trắng, nhẹ dạ, cả tin và không có một chú gì về ý thức công dân. Xuất hiện ở phần sau của tác phẩm, Mị Châu cũng là người phải chịu trách nhiệm lớn trước bi kịch "nước mất nhà tan". Đó là một nàng công chúa xinh đẹp, ngây thơ và trong trắng, không một chút ý thức gì về trách nhiệm công dân, ý thức chính trị, chỉ biết đắm mình trong tình yêu, tình cảm vợ chồng.

Mị Châu ngây thơ, cả tin đến mức: tự tiện sử dụng bí mật quốc gia cho tình riêng, khiến bảo vật giữ nước bị đánh tráo mà hoàn toàn không biết ; Lại chỉ nghĩ đến hạnh phúc cá nhân khi đánh dấu đường cho Trọng Thuỷ đuổi theo.

Khi đánh giá về nhân vật này, đã xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau, người lên án, kẻ bênh vực.

Bị kết tội là giặc ngồi sau lưng ngựa, là đúng và đích đáng, mà người ra tay chính là cha đẻ của nàng. Mị Châu tội lỗi thật nặng nề, thật đáng bị trừng trị nghiêm khắc. Nàng phải trả giá cho những hành động cả tin, ngây thơ, khờ khạo của mình bằng tình yêu tan vỡ, bằng cái chết của chính mình.

Mặc dù là nàng công chúa gây ra hậu quả mất nước, nhưng với Mị Châu, nhân dân thật công bằng, bao dung, độ lượng và nhân hậu khi thờ An Dương Vương trong đền Thượng, mà thờ công chúa Mị Châu trong am bà Chúa, (trong đó thờ bức tượng không đầu).

Nhưng công bằng mà nói, Mị Châu cũng thật đáng thương, đáng cảm thông, do tất cả những sai lầm, tội lỗi đó đều xuất phát từ sự vô tình, từ tính ngây thơ nhẹ dạ, cả tin đến mức mù quáng của nàng. Nàng chỉ hành động theo tình cảm, chứ chẳng hề đắn đo suy xét, chỉ biết việc riêng, chẳng lo việc chung. Tố Hữu đã viết về nàng một cách công bằng và nghiêm khắc trong bài Tâm Sự:

Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu…


Chi tiết Mị Châu cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần chứng tỏ Mị Châu nặng về tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ, trách nhiệm với Tổ quốc. Có thể khẳng định Mị Châu đã vi phạm vào nguyên tắc của bề tôi đối với vua cha. Nàng đã tiết lộ bí mật quốc gia. Đành rằng tình cảm vợ chồng tuy gắn bó cũng không thể vượt lên trên tình cảm đất nước. Nước mất dẫn đến nhà tan, không ai có thể bảo toàn hạnh phúc. Lông ngỗng có thể rắc cùng đường nhưng Trọng Thuỷ cũng không thể cứu được Mị Châu. Chúng ta cần xuất phát từ cơ sở phương pháp luận và ý thức xã hội, chính trị-thẩm mĩ của nhân dân trong đặc điểm thể loại Truyền thuyết để nhìn nhận về nhân vật Mị Châu. Thể loại này nhằm đè cao cái tốt đẹp, phê phán cái xấu, cái ác, theo quan niệm nhân dân. Truyền thuyết đề cao lòng yêu nước, ý chí vì độc lập – tự do, không thể ca ngợi nàng công chúa con vị vua anh hùng, khổ công xây dựng thành giữ nước lại chỉ biết nghe lời chồng, không nghĩ đến bổn phận công dân với vận mệnh Tổ quốc. Nhìn ngược lại lịch sử để rút ra kinh nghiệm, giáo dục tình yêu nước, đề cao ý thức công dân, đặt việc nước cao hơn việc nhà. Chính vì vậy, nhân dân ta không đánh giá nàng theo quan điểm đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm của quốc gia, dân tộc để kết tội nàng.Với những lỗi lầm không thể tha thứ của một người dân đối với đất nước, nhân dân ta không những đã để cho Rùa Vàng (đại diện cho công lí của nhân dân) kết tội đanh thép, không khoan nhượng gọi nàng là giặc mà còn để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha.

Nàng Mị Châu trước khi chết cũng nhận ra tội lỗi của lớn của mình và không hề chối tội. Nàng chỉ muốn thanh minh "Nếu có lòng phản nghịch, mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù". Nàng chỉ mong rửa tiếng "bất trung, bất hiếu", chỉ muốn mọi người hiểu rằng mình "một lòng trung hiếu mà bị lừa dối" chứ không kêu oan, cũng không xin tha tội. Công chúa Mi Châu được người Âu Lạc xưa và người Việt Nam đời đời thương xót vì đã biết tội, dám nhận tội và cam lòng chịu tội. Nếu lấy đạo "tam tòng" để thanh minh cho Mị Châu, rằng nàng chỉ là phận gái, rằng nàng làm vợ chỉ cần phục tùng chồng là đủ thì chính là đã hạ thấp bản lĩnh và tư cách của nàng công chúa nước Âu Lạc này.

Hình ảnh ngọc trai – ngọc minh châu là hoá thân của nàng. Mị Châu đã phải chịu thi hành bản án của lịch sử xuất phát từ truyền thống yêu nước, tha thiết với độc lập tự do của người Việt cổ. Tuy nhiên số phận Mị Châu chưa dừng lại ở đó. Nhưng nàng không hoá thân trọn vẹn trong một hình hài duy nhất. Nàng hoá thân- phân thân: máu chảy xuống biển, trai ăn phải hoá thành ngọc trai. Xác nàng hoá thành ngọc thạch. Hình ảnh đó vừa thể hiện sự bao dung, thông cảm với sự trong trắng ngây thơ, vô tình khi phạm tội vừa thể hiện thái độ nghiêm khắc cùng bài học lịch sử về giải quyết quan hệ giữa nhà với nước, chung với riêng.

Bài học về nhân vật Mị Châu là một bài học vô cùng cay đắng xót xa cho người con gái thánh thiện nhưng quá khờ khạo và cả tin. Đó cũng là bài học về sự cảnh giác và đặt niềm tin đúng chỗ cho biết bao thế hệ người Việt Nam chúng ta.

Bài làm của bạn Đặng Trần Khởi
Thêm
638
0
1

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
Top