Newsfeed

forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...
Ngay từ cái tên "Hạnh phúc của một tang gia" đã đầy ý vị, trào phúng báo trước những mâu thuẫn trào phúng của vở kịch sắp diễn ra ở nhà cụ cố Hồng mà Vũ Trọng Phụng muốn thể hiện trong tác phẩm của mình. Cùng tìm hiểu Ý nghĩa nhan đề Hạnh phúc của một tang gia để thấy rõ hơn về nội dung mà tác giả muốn truyền tải.
Ý nghĩa nhan đề Hạnh phúc của một tang gia.png

Ý nghĩa nhan đề Hạnh phúc của một tang gia​

1. Nhan đề này do chính tác giả Vũ Trọng Phụng đặt cho đoạn trích.
2. Lẽ ra, cái chết của cụ cố tổ phải gây đau đớn; đằng này mọi người lại lấy làm vui mừng.
3. Kẻ gián tiếp gây ra cái chết được biết ơn, đền ơn một cách xứng đáng.
4. Không khí chuẩn bị buổi lễ tang náo nức, phấn khởi như ngày hội. Ai cũng mong đợi đến giây phút này để quảng cáo, thực hiện những toan tính của mình.
5. Hai từ tang gia và hạnh phúc vốn đối chọi nhau chan chát, thế nhưng ở đây được đặt trong mối quan hệ thống nhất. Nêu lên sự trái khoáy này, tác giả Vũ Trọng Phụng chỉ rõ cho người đọc tính chất phi lí, nực cười của xã hội đương thời.

Phân tích ý nghĩa nhan đề Hạnh phúc của một tang gia​

Việt Nam có rất nhiều nhà văn nổi tiếng viết về nghệ thuật trào phúng, các tác giả đó phải kể đến như Vũ Trọng Phụng... Ông có rất nhiều những tác phẩm hay, trong đó người đọc không bao giờ có thể quên được đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, với một nhan đề đầy hấp dẫn và thu hút người đọc.

Mỗi một tác phẩm, thành công lớn nhất không chỉ ở nội dung và nghệ thuật mà nó còn thể hiện ngay trong chính nhan đề mà tác giả đã đặt trong tác phẩm của mình, một tác phẩm hấp dẫn và hay là một tác phẩm có nhan đề đã thâu tóm được toàn bộ nội dung cũng như ý nghĩa mà tác giả muốn thể hiện trong chính tác phẩm của mình. Và Hạnh phúc của một tang gia là một điển hình như thế, ngay trong chính nhan đề tác giả đã thể hiện ngay được những ý nghĩa, cũng như nghệ thuật mà tác giả muốn thể hiện trong chính tác phẩm của mình, hạnh phúc của một tác giả là tác phẩm phản ánh rõ nét nhất những hình ảnh sinh động, được sử dụng trong tác phẩm.

Ở đây nhan đề đã có sự đối lập giữa hạnh phúc và tang gia, tang gia là nơi thể hiện sự đau thương, mất mát, những nỗi mất mát đó thật đau buồn, khổ đau, thế nhưng tác giả lại thể hiện từ hạnh phúc, ở đây đã mang ý nghĩa phê phán, tố cáo một xã hội thối nát. Họ đã biến đám tang của người mất trở thành nơi để họ trình diễn đủ mọi thứ, tất cả những điều này đều tố cáo phản ánh xã hội lúc bấy giờ, nó thối nát, tố cáo cách sống cũng như những hành động mà chúng đã thể hiện trong chính tác phẩm này. Tác phẩm không chỉ để lại cho người đọc rất nhiều cảm xúc bởi những tiếng cười, tuy nhiên trong tiếng cười đó nó cũng phần nào phản ánh những tính cách, số phận, những con người sống trong đó, họ là những con người đang bị bần cùng bởi lòng tham.

Nhan đề không chỉ để lại cho người đọc những suy ngẫm về hình ảnh của những con người đang diễn trò trước đám tang của cụ tổ, họ đã diễn những trò lố lăng, kệch cỡm, để làm trò trước thiên hạ. Hình ảnh đó không chỉ tạo nên những tiếng cười trào phúng mà nó còn phản ánh sâu sắc những con người đang sống trong đó, hình ảnh đó đã mang đậm sự phản ánh, sự đối lập giữa hai hình ảnh xuất hiện trong tác phẩm. Hình ảnh của người chết đau buồn, đáng thương và đối lập với những con người đang vui vẻ, trước cái chết đó, họ vui mừng bởi họ được chia tài sản, họ được thể hiện những tình cảm và thể hiện mình trong đám tang.

Ngay trong chính nhan đề tác giả đã phản ánh mạnh mẽ những thói hư tật xấu của những con người đó xuất hiện trong chính tác phẩm. Hình ảnh này không chỉ đem lại cho người đọc những cảm xúc, những nhớ nhung, và còn phần nào tố cáo chế độ thối nát, ở đó xuất hiện những con người không có lương tâm. Đám tang trở thành trò cười cho thiên hạ bởi đây là lễ hội trình diễn thời trang, huân huy chương và còn để cho những con người đạo đức giả, thể hiện thói xấu của mình. Đoạn trích đã thể hiện được sâu sắc nội dung mà tác giả muốn truyền tải trong tác phẩm, không chỉ thể hiện nghệ thuật trong tác phẩm mà tác giả còn thể hiện cả nghệ thuật trong chính nhan đề mà tác phẩm này đang thể hiện.

Tác phẩm để lại cho người đọc những tiếng cười trào phúng, sâu cay, ở đó con người sống trong những thói xấu xa, kệch cỡm trước những hiện tượng, trước một đám tang. Đáng nhẽ nên đau buồn nhưng họ lại vui mừng. Không khí thể hiện trong đám tang cũng nhộn nhịp, vui vẻ khác hoàn toàn với một đám tang bình thường.


Bài văn mẫu 2 - Phân tích ý nghĩa nhan đề Hạnh phúc của một tang gia​


Vũ Trọng Phụng được biết đến là một cây bút trào phúng xuất sắc, là một nhà văn đa tài, thành công trên nhiều thể loại. Tác phẩm "Số đỏ" tác phẩm văn học tiêu biểu phê phán kịch liệt xã hội tư sản thành thị trước Cách mạng tháng 8. Chương XV "Hạnh phúc của một tang gia" đem đến cho người đọc một màn hài kịch vô cùng ấn tượng, qua đó làm nổi bật được bản chất của giai cấp thượng lưu thời bấy giờ. Không chỉ ấn tượng với người đọc bởi việc xây dựng các nhân vật trào phúng, chương XV còn được tạo dấu ấn ngay cả ở nhan đề của chương: "Hạnh phúc của một tang gia".

Từ trước đến nay, khi nhắc đến "hạnh phúc", người ta thường nghĩ ngay đến những điều vui vẻ, những chuyện hỉ sự, may mắn, hoặc là tất cả những điều làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa. "Tang gia" nghĩa là một gia đình đang có người mất, đang phải sống trong nỗi buồn đau mất mát. Hai khái niệm mang ý nghĩa đối ngược nhau dù trong bất kì hoàn cảnh nào. Tuy nhiên, nhà văn Vũ Trọng Phụng lại đặt hai khái niệm ấy trên cùng một dòng, tạo nên một nhan đề nghịch lý. Cách đặt tên như vậy như nêu ra khái niệm kia là điều kiện để tạo ra khái niệm này. Ý nghĩa của nó muốn thể hiện nội dung: Có người chết thì mới vui, có niềm vui là vì trong gia đình có người chết. Tang gia mà lại vui vẻ, hạnh phúc, vì thế, nhan đề tạo ra sự mâu thuẫn, mang lại tiếng cười thâm thúy.

Nhan đề có một không hai đó, chính là tiền đề để bộc lộ được toàn bộ nội dung đoạn trích. Cái chết của cụ cố Tổ đã đem đến niềm vui, niềm hạnh phúc, niềm sung sướng tột cùng cho tất cả thành viên trong gia đình. Cụ cố Hồng trở thành người già nhất, ông Phán mọc sừng được thêm tiền, ông Văn Minh sung sướng vì chúc thư sẽ được đưa vào thực hành chứ không còn là lý thuyết nữa, bà Văn Minh sung sướng vì sẽ được ra mắt những bộ âu phục thời trang, Tuyết hạnh phúc vì được mặc những bộ cánh áo khoe mình, Tú Tân được dịp trổ tài chụp ảnh...

Bên cạnh đó, cả bạn bè, bà con lối phố cũng được lây lan những niềm vui nho nhỏ. Hai cảnh sát Min Đơ, Min Toa vì có người chết mới có việc làm, các bạn cụ cố Hồng thì được dịp khoe huân chương, khoe râu, nhìn da thịt cô Tuyết, sư cụ Tăng Phú được dịp ra oai, ông Typn được dịp lăng xê những trang phục mới... Vậy là chỉ một cái chết, một đám tang thôi mà đã đem đến niềm vui cho biết bao nhiêu người. Đây chẳng phải là hạnh phúc của một tang gia ư?

Nhan đề "Hạnh phúc của một tang gia" đã góp phần tố cáo, lật tẩy bộ mặt thật của xã hội Tư bản. Tác giả đã góp phần lật tẩy bộ mặt, bản chất bất hiếu, đạo đức giả của con cháu cụ cố Tổ nói riêng và xã hội tư sản nói chung. Đó là một xã hội lố lăng, kệch cỡm, đạo đức giả, làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Ở xã hội đó, mối quan hệ giữa con người với con người chỉ như một sợi dây giả tạo, ngay cả mối quan hệ người thân trong gia đình cũng chỉ là những tính toán vật chất nhỏ nhen. Xã hội ấy, đồng tiền đã chi phối toàn bộ đạo đức, nhân cách của con người. Các giá trị về nhân cách đã bị bào mòn bởi lối sống thực dụng, "Tây hóa". Đây là cách đặt nhan đề trào phúng của tác giả. Nhan đề mang lại tiếng cười sâu cay, đả kích bản chất thật của những con người trong tầng lớp thượng lưu, tuy bên ngoài hào nhoáng, nhưng các giá trị đạo đức bên trong đã bị băng hoại.

Đây là một nhan đề hay và đem lại nhiều ý nghĩa. Nó làm nổi bật được sự độc đáo, tạo cuốn hút cho người đọc ngay từ lần đầu tiên. Ngay từ ban đầu, mâu thuẫn được đặt ra từ nhan đề đã gây nên sự tò mò cho người đọc. Với nhan đề trào phúng này, người đọc đã hiểu được chiều sâu tư tưởng của tác phẩm và tài năng trào phúng bậc thầy của tác giả Vũ Trọng Phụng.
Thêm
  • Like
Reactions: QuangNhat
909
1
1
Viết trả lời...
Được gọi với cái tên ông vua phóng sự đất Bắc, Vũ Trọng Phụng là nhà văn yêu thích của không chỉ rất nhiều độc giả mà còn với nhiều văn nghệ sĩ trong văn đàn Việt Nam. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông chính là tác phẩm Số đỏ. Số đỏ là tiểu thuyết được Vũ Trọng phụng viết năm 1936, được coi là một kiệt tác của văn học trào phúng. Ta có thể tìm hiểu điều đó rõ nhất qua đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" nhé!


Câu 1 (trang 120 sgk ngữ văn 11 tập 1)

- Tác giả dùng thao tác lập luận phân tích

+ Làm rõ sự “khờ dại” của tự kiêu, tự đại (vì mình hay, còn nhiều người khác giỏi hơn mình
+ Tự kiêu tự đại nghĩa là thoái bộ nghĩa là (Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước được… nó hẹp nhỏ)

- Đoạn văn sử dụng thao tác so sánh

+ Người tự kiêu tự mãn cũng như cái chén, cái đĩa cạn
+ Giúp người đọc hình dung rõ, sinh động hơn tác hại của thói tự kiêu tự đại

⇒ Đoạn văn sử dụng thao tác lập luận phân tích là chủ yếu

b, Đoạn văn trên là mẫu mực về lập luận phân tích và lập luận so sánh hài hòa, linh hoạt

+ Mỗi thao tác lại có thế mạnh riêng, thấy rõ được thao tác đóng vai trò chủ đạo

c, Người viết văn lập luận thường sử dụng nhiều thao tác lập luận

+ Cần phải lựa chọn, ưu tiên thao tác lập luận chủ đạo
+ Căn cứ vào mục đích nghị luận để lựa chọn thao tác lập luận thích hợp

Câu 2 (trang 120 sgk ngữ văn 11 tập 1): Lựa chọn bài thơ/ bài văn mà em yêu thích để viết bài luận bàn về vẻ đẹp của nó

Vận dụng thao tác lập luận phân tích và thao tác so sánh

- Chủ đề của bài văn là gì?
- Cần nêu quan điểm làm sáng tỏ chủ đề, sắp xếp cho hợp lý, mạch lạc
- Luận điểm được chọn làm sáng tỏ, nó nằm ở vị trí nào
- Cần dùng từ và cách chuyển ý như thế nào để chuyển ý cho phù hợp
- Để làm sáng tỏ cần những luận cứ nào
- Cần sử dụng các thao tác lập luận nào, đâu là thao tác chủ đạo

Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/hanh-phuc-cua-mot-tang-gia-vu-trong-phung.303/
Thêm
765
0
0
Viết trả lời...
Vũ Trọng Phụng là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam ở đầu thế kỷ XX. Những tác phẩm văn học của ông đã góp phần cho văn học Việt Nam trước cách mạng tháng tám một diện mạo mới.

1. Tác giả

- Vũ Trọng Phụng là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, mãnh liệt. Ông là người bình dị, người của khuôn phép, của nề nếp (Lưu Trọng Lư). Ông luôn căm ghét xã hội thực dân phong kiến thối nát đương thời. Điều này góp phần tạo nên sức hấp dẫn độc đáo trong sáng tác của nhà văn. Không đầy 10 năm cầm bút (1930-1939), Vũ Trọng Phụng đã cho ra đời khối lượng tác phẩm lớn gồm: kịch, truyện ngắn, phóng sự, tiểu thuyết.

Vu-Trong-Phung.jpg

- Vũ Trọng Phụng là một hiện tượng văn học phức tạp, đương thời đã làm tốn không ít giấy mực của giới nghiên cứu phê bình và sau này cũng chịu rất nhiều sự phán xét, đánh giá khác nhau của dư luận. Tuy nhiên cho đến nay, không ai có thể phủ nhận đóng góp lớn lao của ông cho văn học. Bằng một tài năng lớn và phong cách nghệ thuật độc đáo, Vũ Trọng Phụng đã có nhiều đóp góp cho sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại, nhất là ở hai thể loại: phóng sự, tiểu thuyết.

2. Tác phẩm

- Tiểu thuyết Số đỏ được viết năm 1936, được xem là kiệt tác của Vũ Trọng Phụng và văn xuôi Việt Nam trước Cách mạng. Trong đó, cảm hứng phê phán xã hội mạnh mẽ và gay gắt được thể hiện một cách xuất sắc bằng tài năng trào phúng bậc thầy của nhà văn. Đây là một cuốn sách ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học (Nguyễn Khải). Tác phẩm gồm 20 chương xoay quanh cuộc đời đầy những may mắn “ngẫu nhiên” của Xuân Tóc Đỏ. Với Số đỏ , toàn bộ xã hội thượng lưu thành thị trong phong trào Âu hoá lố lăng, đồi bại đương thời được tác giả miêu tả giống như một vở đại hài kịch, một tấn trò đời mà ở đó mỗi chương truyện là một màn kịch độc đáo.

nhung-tac-pham-cua-vu-trong-phung.jpg

Một trong số những tác phẩm văn học để đời của nhà văn Vũ Trọng Phụng.​

- Trích đoạn Hạnh phúc của một tang gia là chương XV của tiểu thuyết Số đỏ. Nguyên chương truyện có tên là Hạnh phúc của một tang gia - Văn Minh nữa cũng nói vào - Một đám ma gương mẫu. Nhan đề đoạn trích đã được người biên soạn SGK lược bớt. Đây là một chương nổi bậy, có giá trị trào lộng, châm biếm sắc sảo nhất, từ nhan đề, tình huống truyện cho đến các tình tiết, chân dung nhân vật.

- Vũ Trọng Phụng mất khi chưa đầy 30 tuổi. Nhà văn Ngô Tất Tố, trước cái chết của Vũ Trọng Phụng, đã bàn luận về sự thọ yểu ở đời. Ông cho rằng, đối với con người ta thoi yểu không tính bằng tuổi tác, mà bằng những gì để lại mãi mãi cho đời. Nếu theo quan niệm ấy thì Vũ Trọng Phụng là người rất thọ. Vì những tác phẩm của ông, trong đó đặc biệt là tiểu thuyết Số đỏ, sẽ còn sống mãi với đời.

Nguồn: Sưu tầm.
Thêm
  • Like
Reactions: baivanhay and VHT
2K
2
1
Để có thể hiểu hơn về nhà văn này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu thông tin về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của tác giả thông qua một số nội dung dưới đây.

Tiểu sử nhà văn Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng (1912-1939), ông được biết đến là một nhà văn và nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Quê của ông ở Làng Hảo, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và sau đó mất tại Hà Nội.

Cha của ông là Vũ Văn Lân là một thợ điện, cha mất sớm khi ông mới được 7 tháng tuổi. Vũ Trọng Phụng được mẹ là bà Phạm Thị Khách làm lụng, tần tạo nuôi con khôn lớn. Sau khi học hết tiểu học ở trường Hàng Vôi. Ông phải thôi học ở tuổi 14 để đi làm kiếm sống, điều may mắn cho Vũ Trọng Phụng là được hưởng chế độ giáo dục mới do Toàn quyền Pháp Albert Sarraut đề xướng hoàn toàn miễn phí trong quá trình 6 năm học tiểu học và ông cũng là một trong những những lứa thanh niên đầu tiên của Việt Nam được giáo dục bằng tiếng Pháp và học chữ Quốc Ngữ.

Sau quá trình 2 năm làm việc tại một số nhà hàng Gôđa và nhà in Viễn Đông, Vũ Trọng Phụng quyết định chuyển sang nghề làm báo và bắt đầu con đường sự nghiệp viết văn chuyên nghiệp.

Năm 1930, truyện ngắn đầu tay Chống nạng lên đường của nhà văn Vũ Trọng Phụng được đăng trên tờ Ngọ Báo. Đến năm 1931, ông bắt đầu viết vở kịch Không một tiếng vang, tác phẩm này đã bắt đầu gây được sự chú ý và quan tâm của nhiều độc giả thời bấy giờ.

Năm 1934, Ông tiếp tục cho ra mắt cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình mang tên Dứt tình và đã được đăng trên tờ Hải Phòng tuần báo.

Đến giai đoạn vào năm 1936, ngòi bút tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng bắt đầu nở rộ, chỉ trong vòng 1 năm mà 4 cuốn tiểu thuyết của ông lần lượt đều được xuất hiện trên các mặt báo và thu hút được nhiều sự chú ý của độc giả.

Bốn tác phẩm tiểu tiểu bao gồm: Giông tố, Làm đĩ, Vỡ đê, Số đỏ đều mang được tính hiện thực và đi sâu vào những vấn đề của hiện thực xã hội lúc bấy giờ.

Là một trong những nhà báo nổi tiếng, ông đã viết ra rất nhiều những bài phóng sự nổi tiếng. Phóng sự đầu tay được ông viết ra năm 1933 mang tên Cạm bẫy người được đăng trên tờ Nhật Tân dưới bút danh Thiên Hư. Bài phóng sự này của ông đã gây ra một làn sóng dư luận đương thời. Năm 1934, với phóng sự mang nhan đề Kỹ nghệ lấy Tây được đăng trên báo Nhật Tân và một số những tác phẩm phóng sự khác đã làm lên tên tuổi của nhà văn Vũ Trọng Phụng.

Cả cuộc đời của Vũ Trọng Phụng sống trong sự nghèo khó. Vì gia đình ông còn bà nội và mẹ già nên ông đã cật lực lao động, nhưng ngòi bút của ông cũng không thể đủ để nuôi gia đình. Ông mất ngày 13/10/1939 khi mới ở cái độ tuổi 27, độ tuổi còn quá non trẻ, bỏ lại gia định còn bà nội, người mẹ già, cùng vợ và con gái chưa đầy 1 tuổi.
Nhà văn Vũ Trọng Phụng và những tác phẩm vượt thời gian
Những tác phẩm vượt thời gian của nhà văn Vũ Trọng Phụng

Nhà văn Vũ Trọng Phụng chỉ “rong chơi” trên trần thế vỏn vẹn 27 mùa xuân, đến nay đã tròn 80 kể từ ngày ông rời xa cõi tạm, đến nay ông vẫn bắt kịp được hậu thế với những nhân vật đặc biệt, không chỉ tồn tại trên những trang sách mà còn hiện hữu ngay giữa cuộc sống đương thời và chính những trang sách ấy đã đi vào lòng không biết bao nhiêu thế hệ đi qua.

Một số những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Vũ Trọng Phụng gồm:

Tác phẩm phóng sự: Đời cạo giấy (1932), Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Hải Phòng 1934 (1934), Cơm thầy cơm cô (1936), Dân biểu và dân biểu (1936), Lục sì (1937), Một huyện ăn Tết (1938).
Tác phẩm tiểu thuyết: Dứt tình (1934), Giông tố (1936), Số đỏ (1936), Vỡ đê (1936), Làm đĩ, Lấy nhau vì tình (1937), Trúng số độc đắc (1938).
Tác phẩm truyện ngắn: Chống nạng lên đường (1930), Một cái chết (1931), Con người điêu trá (1932), Quyền làm bố (1933), Cái hàng rào (1934), Thầy lang bất hủ (1934), Mơ ngày Tết (1936), Tết ăn mày (1936), Lòng tự ái (1937), Đời là một cuộc chiến đấu (1939),….

Ngoài những phóng sự thành công, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã viết 40 tác phẩm truyện ngắn và sự thành công nhất của ông có lẽ là tiểu thuyết.

Các tác phẩm tiểu thuyết của ông luôn đề cập đến những vấn đề nhức nhối liên quan tới xã hội thực tại, sự khái quát trong tác phẩm ở một phạm vi cuộc sống hết sức rộng mà ta không thể thấy được ở những tác phẩm của những nhà văn cùng thời.

Trong toàn bộ những tác phẩm của ông, chúng ta đều có thể thấy rất rõ ý thức bênh vực con người lao động. Chính ngòi bút của ông đã vạch trần bản chất của những cái xấu xa, cái ác, bẩn thỉu của một xã hội cũ. Đồng nghĩa với đó là sự tất yếu phải xây dựng một xã hội mới của nhân dân.

Có thể nói nhà văn Vũ Trọng Phụng đã thấy hiểu tận cùng cái đáy của xã hội thời ấy ở một góc nhìn không phải là ở trên xuống, từ ngoài nhìn vào là chính là người trong cuộc mới nhìn thấu được con người, xã hội và đưa vào từng trang viết.

Những tác phẩm của nhà văn Vũ Trọng Phụng, đúng là được coi là những tác phẩm vượt thời gian. Đây là một di sản đặc sắc của thế hệ vàng văn chương Việt Nam hiện địa. Và nét bút của ông vẫn được giữ gìn và lan tỏa cho đến ngày nay.

tonghop
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: Tieulac1107
Viết trả lời...