Vũ Trọng Phụng là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam ở đầu thế kỷ XX. Những tác phẩm văn học của ông đã góp phần cho văn học Việt Nam trước cách mạng tháng tám một diện mạo mới.
1. Tác giả
- Vũ Trọng Phụng là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, mãnh liệt. Ông là người bình dị, người của khuôn phép, của nề nếp (Lưu Trọng Lư). Ông luôn căm ghét xã hội thực dân phong kiến thối nát đương thời. Điều này góp phần tạo nên sức hấp dẫn độc đáo trong sáng tác của nhà văn. Không đầy 10 năm cầm bút (1930-1939), Vũ Trọng Phụng đã cho ra đời khối lượng tác phẩm lớn gồm: kịch, truyện ngắn, phóng sự, tiểu thuyết.
- Vũ Trọng Phụng là một hiện tượng văn học phức tạp, đương thời đã làm tốn không ít giấy mực của giới nghiên cứu phê bình và sau này cũng chịu rất nhiều sự phán xét, đánh giá khác nhau của dư luận. Tuy nhiên cho đến nay, không ai có thể phủ nhận đóng góp lớn lao của ông cho văn học. Bằng một tài năng lớn và phong cách nghệ thuật độc đáo, Vũ Trọng Phụng đã có nhiều đóp góp cho sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại, nhất là ở hai thể loại: phóng sự, tiểu thuyết.
2. Tác phẩm
- Tiểu thuyết Số đỏ được viết năm 1936, được xem là kiệt tác của Vũ Trọng Phụng và văn xuôi Việt Nam trước Cách mạng. Trong đó, cảm hứng phê phán xã hội mạnh mẽ và gay gắt được thể hiện một cách xuất sắc bằng tài năng trào phúng bậc thầy của nhà văn. Đây là một cuốn sách ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học (Nguyễn Khải). Tác phẩm gồm 20 chương xoay quanh cuộc đời đầy những may mắn “ngẫu nhiên” của Xuân Tóc Đỏ. Với Số đỏ , toàn bộ xã hội thượng lưu thành thị trong phong trào Âu hoá lố lăng, đồi bại đương thời được tác giả miêu tả giống như một vở đại hài kịch, một tấn trò đời mà ở đó mỗi chương truyện là một màn kịch độc đáo.
Một trong số những tác phẩm văn học để đời của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
- Trích đoạn Hạnh phúc của một tang gia là chương XV của tiểu thuyết Số đỏ. Nguyên chương truyện có tên là Hạnh phúc của một tang gia - Văn Minh nữa cũng nói vào - Một đám ma gương mẫu. Nhan đề đoạn trích đã được người biên soạn SGK lược bớt. Đây là một chương nổi bậy, có giá trị trào lộng, châm biếm sắc sảo nhất, từ nhan đề, tình huống truyện cho đến các tình tiết, chân dung nhân vật.
- Vũ Trọng Phụng mất khi chưa đầy 30 tuổi. Nhà văn Ngô Tất Tố, trước cái chết của Vũ Trọng Phụng, đã bàn luận về sự thọ yểu ở đời. Ông cho rằng, đối với con người ta thoi yểu không tính bằng tuổi tác, mà bằng những gì để lại mãi mãi cho đời. Nếu theo quan niệm ấy thì Vũ Trọng Phụng là người rất thọ. Vì những tác phẩm của ông, trong đó đặc biệt là tiểu thuyết Số đỏ, sẽ còn sống mãi với đời.
Nguồn: Sưu tầm.
1. Tác giả
- Vũ Trọng Phụng là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, mãnh liệt. Ông là người bình dị, người của khuôn phép, của nề nếp (Lưu Trọng Lư). Ông luôn căm ghét xã hội thực dân phong kiến thối nát đương thời. Điều này góp phần tạo nên sức hấp dẫn độc đáo trong sáng tác của nhà văn. Không đầy 10 năm cầm bút (1930-1939), Vũ Trọng Phụng đã cho ra đời khối lượng tác phẩm lớn gồm: kịch, truyện ngắn, phóng sự, tiểu thuyết.
- Vũ Trọng Phụng là một hiện tượng văn học phức tạp, đương thời đã làm tốn không ít giấy mực của giới nghiên cứu phê bình và sau này cũng chịu rất nhiều sự phán xét, đánh giá khác nhau của dư luận. Tuy nhiên cho đến nay, không ai có thể phủ nhận đóng góp lớn lao của ông cho văn học. Bằng một tài năng lớn và phong cách nghệ thuật độc đáo, Vũ Trọng Phụng đã có nhiều đóp góp cho sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại, nhất là ở hai thể loại: phóng sự, tiểu thuyết.
2. Tác phẩm
- Tiểu thuyết Số đỏ được viết năm 1936, được xem là kiệt tác của Vũ Trọng Phụng và văn xuôi Việt Nam trước Cách mạng. Trong đó, cảm hứng phê phán xã hội mạnh mẽ và gay gắt được thể hiện một cách xuất sắc bằng tài năng trào phúng bậc thầy của nhà văn. Đây là một cuốn sách ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học (Nguyễn Khải). Tác phẩm gồm 20 chương xoay quanh cuộc đời đầy những may mắn “ngẫu nhiên” của Xuân Tóc Đỏ. Với Số đỏ , toàn bộ xã hội thượng lưu thành thị trong phong trào Âu hoá lố lăng, đồi bại đương thời được tác giả miêu tả giống như một vở đại hài kịch, một tấn trò đời mà ở đó mỗi chương truyện là một màn kịch độc đáo.
Một trong số những tác phẩm văn học để đời của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
- Trích đoạn Hạnh phúc của một tang gia là chương XV của tiểu thuyết Số đỏ. Nguyên chương truyện có tên là Hạnh phúc của một tang gia - Văn Minh nữa cũng nói vào - Một đám ma gương mẫu. Nhan đề đoạn trích đã được người biên soạn SGK lược bớt. Đây là một chương nổi bậy, có giá trị trào lộng, châm biếm sắc sảo nhất, từ nhan đề, tình huống truyện cho đến các tình tiết, chân dung nhân vật.
- Vũ Trọng Phụng mất khi chưa đầy 30 tuổi. Nhà văn Ngô Tất Tố, trước cái chết của Vũ Trọng Phụng, đã bàn luận về sự thọ yểu ở đời. Ông cho rằng, đối với con người ta thoi yểu không tính bằng tuổi tác, mà bằng những gì để lại mãi mãi cho đời. Nếu theo quan niệm ấy thì Vũ Trọng Phụng là người rất thọ. Vì những tác phẩm của ông, trong đó đặc biệt là tiểu thuyết Số đỏ, sẽ còn sống mãi với đời.
Nguồn: Sưu tầm.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: