Newsfeed

forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...
THAM KHẢO: ÔN THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN (Có đáp án chi tiết)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản:

(1) Bất kỳ điều gì con người tưởng tượng ra và tin tưởng sẽ đạt được đều có khả năng trở thành hiện thực. Niềm tin là nền tảng của mọi thành công. Chỉ cần có niềm tin, bạn nhất định sẽ chiến thắng. Câu chuyện về những tấm gương thành công tự cổ chí kim đều chuyển tải thông điệp về sức mạnh của niềm tin.

(2) Để xây dựng niềm tin, trước hết bạn phải tin tưởng ở chính mình. Khi làm được điều này, bạn sẽ thấy tin tưởng hơn vào con đường mình đã chọn, cũng như kết quả mà bạn sẽ đạt được sau đó. Chỉ khi mất niềm tin, người ta mới rơi vào thất bại. Từ cầu thủ giao bóng, anh lính trên chiến trường, hay nhà chính khách, nhà quản lý doanh nghiệp cho đến anh công nhân,... tất cả đều chỉ có thể hướng về phía trước và nỗ lực hết sức khi họ có niềm tin. Trước hết bạn phải có niềm tin, rồi niềm tin đó sẽ lan truyền sang những người xung quanh bạn – những người thân cận và thuộc cấp của bạn – và họ sẽ đặt sự tin tưởng vào bạn.

(3) Niềm tin luôn là phần không thể thiếu trong thắng lợi của bất kỳ ai. Khoảng cách giữa một anh công nhân bình thường với vị trí của người quản đốc chẳng là gì nếu anh ta có niềm tin và biết vượt lên chính mình bằng niềm tin ấy.

(4) Hãy nuôi dưỡng niềm tin. Lặp đi lặp lại một sự khẳng định nào đó cũng giống như việc đưa ra mệnh lệnh cho tiềm thức của bạn. Đây là phương pháp hữu hiệu có thể giúp con người phát triển niềm tin một cách chủ động.
(George Matthew Adams, Không gì là không thể, Thu Hằng dịch NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2023, tr.24,25)

Thực hiện yêu cầu sau:
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định luận đề của văn bản trên.

Câu 2 (0,5 điểm): Trong đoạn (4), tác giả đã dùng lí lẽ nào để khẳng định: Hãy nuôi dưỡng niềm tin.

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu vai trò của bằng chứng được sử dụng trong đoạn (2).

Câu 4 (1,0 điểm). Em hiểu gì về thái độ của tác giả khi bàn về vấn đề trong văn bản trên?

Câu 5 (1,0 điểm). Bài học ý nghĩa nhất em rút ra cho bản thân từ văn bản trên là gì? Vì sao?

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm nghĩ của em sau khi đọc xong bài thơ:
Mẹ (Viễn Phương)
Con nhớ ngày xưa mẹ hát:
...“Hoa sen lặng lẽ dưới đầm
Hương hoa dịu dàng bát ngát
Thơm tho không gian, thời gian”...

Mẹ nghèo như đoá hoa sen
Tháng năm âm thầm lặng lẽ,
Giọt máu hoà theo dòng lệ
Hương đời mẹ ướp cho con.

Khi con thành đoá hoa thơm
Đời mẹ lắt lay chiếc bóng,
Con đi… chân trời gió lộng
Mẹ về… nắng quái chiều hôm.

Sen đã tàn sau mùa hạ
Mẹ cũng lìa xa cõi đời,
Sen tàn rồi sen lại nở
Mẹ thành ngôi sao trên trời.
(Trích Nhà văn và tác phẩm văn học trong nhà trường,
Viễn Phương, Thanh Hải, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Giáo dục Việt Nam, 1999)
* Chú thích: Viễn Phương ( 1928- 2005) tên thật là Phan Thanh Viễn, quê ở An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Tác phẩm chính: “Anh hùng mìn gạt”, “Như mây mùa xuân”, “Lòng mẹ”,… Thơ của Viễn Phương giàu cảm xúc nhưng không bi lụy mà nền nã, thì thầm, bâng khuâng.

Câu 2 (4,0 điểm): Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết: "Là một học sinh, em nghĩ làm thế nào để bản thân biết cách đối mặt và vượt qua thử thách?”

ĐÁP ÁN
̂ 1: Luận đề của văn bản trên: Sức mạnh của niềm tin.
̂ 2: Lí lẽ: Lặp đi lặp lại một sự khẳng định nào đó cũng giống như việc đưa ra mệnh lệnh cho tiềm thức của bạn. Đây là phương pháp hữu hiệu có thể giúp con người phát triển niềm tin một cách chủ động.
̂ 3: * Bằng chứng: Từ cầu thủ giao bóng, anh lính trên chiến trường, hay nhà chính khách, nhà quản lý doanh nghiệp cho đến anh công nhân,… tất cả đều chỉ có thể hướng về phía trước và nỗ lực hết sức khi họ có niềm tin.
* Vai trò của bằng chứng:
- Giúp cho lập luận chặt chẽ, logic, giàu sức thuyết phục, tăng độ tin cậy cho bài viết.
- Làm sáng tỏ luận điểm: Để xây dựng niềm tin, trước hết bạn phải tin tưởng ở chính mình. Từ đó, góp phần làm nổi bật luận đề của văn bản: Sức mạnh của niềm tin.
̂ 4: Thái độ của tác giả:
- Ca ngợi sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống.
- Khẳng định, đề cao vai trò của niềm tin trong cuộc sống, niềm tin là nền tảng dẫn đến thành công.
- Mong muốn chúng ta nhận thức đúng đắn về sức mạnh của niềm tin.
- Mong muốn mọi người tạo dựng và nuôi dưỡng niềm tin cho bản thân trong bất cứ hoàn cảnh nào để luôn thành công trong cuộc sống.
- Qua đó cũng lên án, phê phán những con người sống bi quan, tự ti, thiếu niềm tin vào bản thân, vào cuộc sống.
̂ 5: - Hs nêu một bài học phù hợp với nội dung của văn bản. (Gợi ý: Cần nhận thức được vai trò, sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống; hãy tạo dựng cho mình niềm tin trong cuộc sống; đừng đánh mất niềm tin vào cuộc sống....)
- Lí giải một cách hợp lí, thuyết phục.
VẾ
̂ 1
a.Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng đoạn văn
Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, song song, phối hợp.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
Cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật về bài thơ Mẹ của tác giả Viễn Phương
c. Xác định được hệ thống ý phù hợp làm rõ nội dung trọng tâm của đoạn văn:
* Xác định được các ý phù hợp để tập trung làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:
- Giới thiệu nhan đề, tác giả và nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.
- Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của bài thơ trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật:
+ Trình bày cảm nghĩ về nội dung (mạch cảm xúc, chủ đề, thông điệp...) của bài thơ: Bài thơ viết về tình mẹ thiêng liêng và vĩ đại. Bài thơ mang đến những hình ảnh và cảm nhận sâu sắc về tình mẹ về sự hy sinh vô điều kiện của mẹ dành cho con. Qua đó thể hiện được tình yêu, tấm lòng kính trọng và biết ơn mẹ....
+ Cảm nghĩ về những yếu tố nghệ thuật: thể thơ sáu chữ; hình ảnh chọn lọc, tinh tế; ngôn ngữ giàu sức biểu cảm; phép tu từ nhân hoá, ẩn dụ, so sánh được sử dụng hiệu quả… và tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung;
- Khái quát cảm nghĩ về bài thơ.
* Sắp xếp được hệ thống các ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.
d.Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lựa chọn được phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai những nội dung đã xác định.
- Trình bày rõ cảm nghĩ và hệ thống các ý.
- Sử dụng đa dạng các hình thức trích dẫn; kết hợp phân tích với nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nghĩ về bài thơ.
đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.
e. Sáng tạo
Thể hiện cảm nghĩ sâu sắc về bài thơ; có cách diễn đạt mới mẻ.
̂ 2: Viết bài văn
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài
- Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Là một học sinh, em nghĩ làm thế nào để bản thân biết cách đối mặt và vượt qua thử thách.
c. Đề xuất hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết
- Xác định được các ý chính của bài viết.
- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng:
1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.
2. Triển khai vấn đề nghị luận:
a. Giải thích vấn đề nghị luận:
+ Thử thách là những khó khăn, trở ngại, hoặc tình huống bất lợi mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống. Chúng có thể đến từ nhiều khía cạnh khác nhau như học tập, công việc, mối quan hệ, sức khỏe hoặc hoàn cảnh gia đình.
+ Đối mặt và vượt qua thử thách là quá trình chúng ta nhận thức, chấp nhận và tìm cách giải quyết những khó khăn đó để đạt được mục tiêu hoặc vượt qua nghịch cảnh.
b. Thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề nghị luận, có thể theo một số gợi ý sau:
- Thực trạng: Trong xã hội hiện đại, giới trẻ đang phải đối mặt với nhiều áp lực và thử thách mới. Áp lực học tập, cạnh tranh trong công việc, khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu và dịch bệnh là những thách thức lớn mà thế hệ trẻ phải đối mặt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ kỹ năng và sự chuẩn bị để đối mặt với những khó khăn này. Nhiều bạn trẻ dễ nản lòng, bỏ cuộc hoặc rơi vào trạng thái tiêu cực khi gặp thử thách.
- Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giới trẻ gặp khó khăn trong việc đối mặt và vượt qua thử thách. Một số nguyên nhân chính bao gồm:
+ Thiếu kỹ năng sống: Giáo dục hiện nay chưa chú trọng đầy đủ đến việc trang bị cho học sinh các kỹ năng sống cần thiết như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng tư duy phản biện.
+ Sợ thất bại: Nhiều bạn trẻ sợ thất bại và không dám đối mặt với thử thách vì lo ngại sẽ bị đánh giá hoặc mất mặt.
+ Thiếu sự hỗ trợ: Một số bạn trẻ thiếu sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc thầy cô khi gặp khó khăn.
+ Ảnh hưởng của mạng xã hội: Mạng xã hội có thể tạo ra áp lực đồng trang lứa và khiến giới trẻ so sánh bản thân với người khác, dẫn đến cảm giác tự ti và thiếu tự tin.
- Hậu quả của thực trạng trên: Không dám đối mặt và vượt qua khó khăn thử thách có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với học sinh:
+ Kết quả học tập kém: Học sinh ngại khó khăn thử thách trong học tập thường quyết tâm trong việc học và làm bài nhất là khi gặp bài khó, đơn vị kiến thức mới, dẫn đến việc không nắm vững kiến thức và kết quả học tập kém.
+ Mất niềm tin vào bản thân: Học sinh không dám đối mặt với khó khăn, lâu dần khó khăn thử thách dù nhỏ cũng trở thành rào cản không dám vượt qua. Từ đó dễ trở nên tự ti, mất niềm tin vào khả năng của bản thân
+ Dễ gặp thất bại trong cuộc sống: Không vượt qua khó khăn thử thách sẽ dễ nản chí, làm gì cũng sợ thất bại. Vì vậy khó có cơ hội thành công.

- Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện về vấn đề…
- Đề xuất được một vài giải pháp khả thi, có sức thuyết phục để đối mặt và vượt qua thử thách. Có thể là:
+ Rèn luyện tư duy tích cực.
+ Xây dựng mục tiêu rõ ràng và kế hoạch hành động cụ thể.
+ Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè và chuyên gia.
+ Học hỏi và phát triển không ngừng
- …
* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.
* Lưu ý: Học sinh đề xuất được ít nhất hai giải pháp, trình bày theo nhiều hướng, bảo đảm hợp lí, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Triển khai được ít ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.
Lưu ý: Học sinh có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật
đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
---------------------
Thêm
  • Like
Reactions: Văn Học Trẻ
688
1
0
Viết trả lời...
Văn tự sự đã trở thành một phần không thể thiếu trong kho tàng văn học Việt Nam. Vậy văn tự sự là gì? Nguồn gốc và đặc điểm của văn tự sự là gì?

Khái niệm văn tự sự

Văn tự sự là phương thức biểu đạt được dùng để kể hoặc tường thuật lại các sự kiện theo một trình tự nhất định, nối tiếp nhau tạo thành một câu chuyện hoàn chỉnh.

Hà Giang 3.jpg

Đặc điểm chính của văn tự sự là việc kể lại câu chuyện với các tình tiết được sắp xếp, chắp nối liền mạch, tạo thành một bố cục hoàn chỉnh có đầy đủ mở bài, thân bài và kết bài.

Khác với văn miêu tả, văn tự sự yêu cầu người viết phải thể hiện được sự liền mạch giữa các điểm chính của bài viết, đem lại một câu chuyện, một sự việc được tường thuật đầy đủ.

Kỹ năng nổi bật văn tự sự, người viết phải có kỹ năng dẫn chuyện, trình bày vấn đề một cách liền mạch, xuyên suốt, các vấn đề được chắp nối với nhau bằng những nút thắt, tình tiết hấp dẫn. Qua đó, bài văn tự sự mới thực sự hay và lôi cuốn người đọc.

Nguồn gốc của văn tự sự là gì?​


Xuyên suốt chiều dài lịch sử văn học thế giới, có lẽ thể loại văn tự sự tồn tại sớm nhất, từ những mẩu chuyện kể, văn học dân gian. Các câu chuyện giàu sức tạo hình, thể hiện được bố cục mở thân kết, đem lại sự hấp dẫn, gay cấn đã được nhiều thế hệ người Việt đón nhận và tán dương. Tuân thủ theo nguyên tắc của văn tự sự, nhiều thế hệ tác giả đã xây dựng được nhiều cốt truyện khác nhau, với nhiều mục đích và phương thức trình bày, từ đó tạo thành 12 thể loại văn học dân gian nổi tiếng của người Việt Nam.

Cho tới giai đoạn hình thành chữ viết ở thế kỷ X, văn học dân gian chuyển mình thành văn học viết, và dòng văn tự sự được sử dụng liên tục, với nhiều mục đích khác nhau. Nổi bật nhất là dòng văn học kỳ bí, được dùng để kể lại những tích xưa, những câu chuyện rùng rợn trong dân gian truyền khẩu với nhau. Đôi lúc trong quá trình viết, tác giả cũng thêm thắt những tình tiết rùng rợn, càng làm cho bài văn thêm đáng sợ.

Chức năng của văn tự sự là gì?​


Văn tự sự kể lại những câu chuyện theo bố cục trình tự​


Đối với các câu chuyện, dù độ dài ngắn có khác nhau, thì văn tự sự vẫn được dùng để kể lại những câu chuyện theo bố cục trình tự nhất định. Là phương thức biểu đạt xuất hiện xuyên suốt các tác phẩm văn học, văn tự sự được dùng để tái hiện lại ý tưởng của người viết, bằng cách xây dựng một hệ thống có đầy đủ các tình tiết, nhân vật, cốt truyện.

Sự tiện lợi của văn xuôi còn đến từ việc người viết có thể tùy ý thiết kế cốt truyện theo cách mình muốn. Chỉ cần đảm bảo các yếu tố mở, thân, kết và các tuyến nhân vật phù hợp, diễn giải các câu chuyện kể dưới dạng mạch văn, tác phẩm đã trở thành thể loại văn tự sự.

Chúng ta có thể lầm lẫn văn xuôi với văn tự sự, bởi trong giai đoạn văn học trung đại, văn xuôi được sử dụng liên tục trong các loại văn bản hành chính của triều đình. Tuy nhiên, văn xuôi được dùng để gọi chung các tác phẩm hành văn tự nhiên dựa theo lối văn nói, tuân thủ ngữ pháp chặt chẽ. Trong khi đó, văn tự sự chú trọng vào hệ thống nhân vật, các tình tiết xây dựng cốt truyện. Có thể nói, văn xuôi là thể loại văn học bao hàm văn tự sự.

Văn tự sự được sử dụng để lưu truyền những câu chuyện kể khác nhau​


Sự phát triển của văn học viết đã giúp chúng ta lưu trữ rất nhiều truyện kể dân gian khác nhau, thậm chí sáng tác và bổ sung thêm vào kho tàng văn học chung. Nhìn chung, văn tự sự được sử dụng để trình bày lại các tác phẩm văn học dân gian dưới dạng chữ viết, giúp các thế hệ đời sau lưu trữ và nhìn lại các sản phẩm văn học được tích trữ từ nhiều thế hệ trước. Các thể loại văn học đầu tiên như truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích đều sử dụng phương thức tự sự để kể và tường thuật lại các câu chuyện dân gian. Sau này, các thể loại văn học khác như ngụ ngôn, truyện cười cũng dùng hình thức tự sự để truyền tải thông điệp dễ dàng đến công chúng.

Dấu hiệu nhận biết văn tự sự là gì?​


Một trong những bài tập đầu tiên khi tiếp xúc với chương trình Ngữ Văn chính là phân biệt các phương thức biểu đạt, phổ biến nhất là bài tập nhận biết văn tự sự. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta vẫn còn lẫn lộn giữa các phương thức biểu đạt, và nghệ thuật biểu đạt, khiến nhiều học sinh mất điểm oan ức. Dưới đây sẽ là ba dấu hiệu cơ bản nhất giúp chúng ta phân biệt và làm rõ được văn tự sự là gì.

Câu chuyện có đủ ba phần, mở, thân, kết​


Khác với văn miêu tả chỉ chú trọng vào việc đặc tả và biểu đạt sự vật hiện tượng, văn tự sự phải có đủ các phần cần thiết, từ mở bài, thân bài và kết bài, nhằm hình thành một cốt truyện hoàn chỉnh, nhằm khắc họa hình ảnh chân thực của con người hoặc cuộc sống. Trong đó:

Mở bài: Đối với thể loại văn tự sự, mở bài là nơi giới thiệu sơ lược các tuyến nhân vật xuất hiện, đồng thời bối cảnh xã hội của câu chuyện. Để giữ cho số chữ tối thiểu, các tác phẩm văn học dân gian thường mở bài bằng 1 đến 2 câu ngắn gọn, bao quát bối cảnh của câu chuyện. Ở Mở Bài, ngôi xưng hô sẽ là yếu tố quan trọng để định hình toàn bộ bài văn tự sự, việc lựa chọn khéo léo ngôi xưng hô sẽ tạo ra một cảm giác tổng quát cho bài văn tự sự.

Thân bài: Ở thân bài, các diễn biến của câu chuyện được đề cập và tiếp nối nhau đến cùng. Đó có thể là các sự việc xảy ra theo trình tự thời gian (từ xưa đến nay), hoặc trình tự không gian (từ ngoài vào trong/từ sơ sài đến chi tiết), hoặc cũng có thể là sự phát triển của các nhân vật. Các yếu tố này sẽ làm cho bài văn tự sự có thêm chiều sâu.

Kết bài: các vấn đề phải được giải quyết ở thân bài đến kết bài, ở đoạn kết người viết có thể lồng ghép bài học hoặc một lời dẫn đơn giản để kết thúc bài văn.

Các vấn đề tiếp nối nhau liền mạch dẫn đến cái kết​


Để bài văn tự sự trở nên hay và mạch lạc hơn, người viết cần nghĩ đến các diễn biến nổi bật trong câu chuyện làm điểm nhấn, sau đó sáng tạo thêm những tình tiết bổ sung, làm cho câu chuyện thêm liền mạch và đi đến hồi kết.

Các vấn đề đặt ra trong văn tự sự phải được giải quyết bởi chính các nhân vật xuất hiện trong câu chuyện. Khi ta làm văn nghị luận, quan điểm cá nhân có thể được sử dụng để viết và luận bàn đề bài và luận cứ ta đưa ra. Tuy nhiên, văn tự sự không nên có sự lạm bàn của tác giả, chỉ nên là quan điểm của nhân vật xuất hiện trong tác phẩm.

Lối hành văn mềm mại uyển chuyển​


Là phương thức biểu đạt thử thách khả năng kể chuyện của người viết, văn tự sự yêu cầu người viết phải đảm bảo ngữ pháp, đồng thời linh hoạt sử dụng thêm nhiều phương thức biểu đạt khác, nhằm biến câu chuyện trở nên thu hút và mạch lạc hơn. Chúng ta có thể xem văn tự sự là một cái sườn hệ thống lại câu chuyện, từ mở đầu, các nút thắt cao trào, cho đến cái kết cuối. Việc điểm xuyết thêm các phương thức khác như miêu tả, biểu cảm sẽ làm cho bài văn mềm mại, trau chuốt hơn.

Tong Hop
Thêm
  • Like
Reactions: Văn Học Trẻ
380
1
0
Viết trả lời...
screenshot3-16155203314101786258456.jpg

Câu 1: Tác phẩm nào đã truyền cảm hứng, nâng cao nhận thức hướng anh (chị) tới lối sống tích cực, trách nhiệm với xã hội, khơi dậy ý chí, khát vọng cống hiến, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Trong một số nhà thơ, nhà văn Việt Nam viết về đề tài chiến tranh nhằm ca ngợi tinh thần yêu nước, vì đất nước quên mình, bảo vệ nền độc lập của tổ quốc. Tôi thích nhất là nhà thơ, nhà văn, vị lãnh tụ vĩ đạt của Việt Nam Nguyễn Sinh Cung (Hồ Chí Minh) với tác phẩm “Nhật ký trong tù” được sáng tác vào những năm 1940. Dù tôi vẫn chưa có cơ hội để đọc trực tiếp trong sách nhưng tôi được đọc tác phẩm qua trang web hochiminh.vn, từ đó tôi mới ngộ ra được vẻ đẹp và ý nghĩa sâu xa ẩn trong tác phẩm.

Khi tìm hiểu sâu vào cuộc sống của Bác khi ở tù tôi được biết tâm tư và suy nghĩ của Bác qua 4 câu thơ trích trong tác phẩm : “Thân thể ở trong lao,/Tinh thần ở ngoài lao;/Muốn nên sự nghiệp lớn,/Tinh thần càng phải cao.

Với tình yêu quê hương, đất nước, niềm khao khát độc lập, tự do cho tổ quốc, cùng với đó là tình cảm đặc biệt của Bác với văn học Việt Nam người đã dẫn dắt độc giả chìm đắm vào chính tác phẩm của mình một cách đầy nghệ thuật qua những con chữ đầy thắm thía. Người đọc dù không trong tình cảnh ngặt nghèo của Bác nhưng vẫn cảm nhận được sự lạc quan, mong ước độc lập cho đất nước, chứ không có thái độ tuyệt vọng, sợ cái chết.

Đặt biệt, tác phẩm đã phần nào tái hiện lại các hoạt động của người trong tù, từ ngồi bên cửa sổ để nghe tiếng sáo não nề như nhớ gia đình trong bài thơ “Người bạn tù thổi sáo”; Bác ngắm trăng vào đêm không ngủ được vì lo cho đất nước qua “ Vọng Nguyệt”; hay sự cô đơn của Bác Hồ vào đêm tết trung thu khi ở tù trong “ Trung thu”;… Vị lãnh tụ ấy đã sáng tác ra những bài thơ mang đầy tâm tư và nỗi nhớ đưa người đọc từ bất ngờ này sang ngạc nhiên khác tất cả chỉ được thể hiện qua nét bút tài tình của Bác Hồ.

Với cách sử dụng từ ngữ sinh động, thông qua bàn tay chạm khắc đầy tài hoa của người nghệ sĩ mang tên Hồ Chí Minh tác phẩm mang tư tưởng lớn luôn được truyền đi với hình thức nghệ thuật độc đáo. Điều này tạo nên sự bất tử cho tác phẩm “ Nhật ký trong tù” với lớp bụi của thời gian, mặc dù đến nay tác phẩm đã trôi qua hơn 80 năm nhưng tiếng vang của nó vẫn còn là sự hứng thú mỗi khi nhắc đến.

Từng trang sách, từng dòng chữ đều là một cuộc phiêu lưu tinh thần, là hành trình đi tìm đường cứu nước đầy gian nan của Bác và sự kiện không may Bác bị bắt vào tù, từ những cảm xúc sâu thẳm được gói gọn trong hơn 130 bài thơ bằng tiếng Hán. Điều đặc biệt là trong cuốn sách, Hồ Chí Minh đã vẽ nên một tấm bức tranh chân thực về cuộc sống diễn ra trong tù ở Quảng Tây suốt 1 năm 1 tháng, phần nào giúp độc giả cảm nhận được tâm tư tình cảm của Bác một lòng hướng về quê hương, Tổ quốc Việt Nam.

Tác phẩm "Nhật ký trong tù" không chỉ là một cuốn sách, mà còn là một nguồn cảm hứng vô tận, là một ngọn lửa tinh thần, là một điểm tựa vững chắc cho tâm hồn mỗi người dân Việt Nam. Từ những bài thơ trong tác phẩm, chúng ta học được rằng, cần nâng cao nhận thức hướng tới lối sống tích cực, trách nhiệm với xã hội, khơi dậy ý chí, khát vọng cống hiến, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Câu 2: Anh (chị) viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách trong các đối tượng: người dân ở khu vực biên giới, hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật chữ in,... (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được. Khuyến khích những sáng kiến đã được áp dụng trong thực tiễn và có minh chứng).

Nhà biên kịch George Raymond Richard Martin người Mỹ có câu nói: “Một người hay đọc sách sống hàng ngàn cuộc đời khác nhau. Một người không bao giờ đọc sách chỉ sống một cuộc đời”. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, đặc biệt là đối với những người dân ở khu vực khó khăn, dân tộc thiểu số, người khuyết tật về thị lực,… Tôi muốn nêu lên sáng kiến chúng ta có thể phát triển loại hình đọc sách bằng âm thanh (sách nói). Sáng kiến này nhằm tận dụng tuyệt đối sự tân tiến của ứng dụng truyền thông thời 4.0, cụ thể ở đây là điện thoại, radio,… để giúp đưa nội dung của sách đến các đối tượng: người dân ở khu vực biên giới, hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật chữ in... ở khắp mọi nơi.

Mục tiêu tôi muốn hướng đến là nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận tri thức cho người dân thông qua sách. Sách được truyền đạt thông qua giọng nói của con người giúp việc nghe có cảm xúc, dễ nhớ, thú vị và thư giãn hơn. Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, đặc biệt là những đối tượng khó khăn ở các vùng sâu vùng xa, hoặc người có vấn đề về mắt,... Góp phần nâng cao nhận thức và bồi dưỡng tâm hồn cho người nghe sách. Ngoài ra, còn là xóa bỏ rào cản về địa lý, điều kiện kinh tế và khả năng tiếp cận sách của mỗi người dân.

Về đối tượng được hưởng lợi chủ yếu là người dân ở khu vực biên giới, hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Người dân tộc thiểu số trên cả nước. Người cao tuổi có các bệnh lý về mắt,... Người khuyết tật chữ in. Hơn nữa, là những người thích đọc sách nhưng không có thời gian.

Nội dung công việc thực hiện chủ yếu là sản xuất và phát sóng các chương trình radio về sách (Đọc sách, giới thiệu tóm tắt nội dung, phân tích tác phẩm,…) bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu; Chia sẻ về cảm nhận, đánh giá về sách đang được yêu thích trên thị trường; Tạo dựng kho sách nói online để người nghe có thể truy cập và nghe sách mọi lúc mọi nơi, được biết đến nhiều nhất như sách nói trên ứng dụng nghe nhạc spotify, youtube,…; Tích cực đào tạo đội ngũ nhân lực tuyển chọn và đào tạo đội ngũ MC, biên tập viên, kỹ thuật viên có chuyên môn và tâm huyết, có giọng nói tốt, truyền cảm để thu hút nghe sách nói ở mọi người nhất là người lớn tuổi…; Ngoài ra, chúng ta có thể đề nghị phát sóng chương trình qua các kênh, hợp tác với các đài phát thanh địa phương để phát sóng chương trình trên sóng radio dành cho người dân ở vùng sâu vùng xa vẫn chưa tiếp cận được với điện thoại thông minh.

Kết quả đạt được có thể dự kiến như sau: Góp phần tăng tỷ lệ người dân tiếp cận và hình thành thói quen đọc sách trong khu vực sinh sống. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đọc sách trong cộng đồng. Đa dạng hóa hình thức tiếp cận sách, phù hợp với nhu cầu và điều kiện sinh hoạt của từng đối tượng người dân. Mặt khác, giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận tri thức giữa các vùng miền, khu vực cư trú. Tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh, khuyến khích học tập và phát triển cộng đồng.

Sách kiến phát triển “sách nói” của tôi đã và đang được áp dụng, ưa chuộng ở một số tỉnh thành trên cả nước có thể kể đến như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ,… Gặt hái được hiệu quả nhất định, mang kết quả rất tích cực. Ví dụ như: Chương trình poscast “Kho Sách Nói” trên ứng dụng nghe nhạc spotify rất được yêu thích và được đánh giá 5 sao, với hơn 20 tác phẩm được chia thành nhiều phần. Tiêu biểu như tác phẩm “ Tâm Lý Bầy Đàn”, “Tiền không phải là vấn đề”, “ Trên cả sự hạnh phúc”, “Dám nghĩ dám làm”, “Tư duy thông minh”,…; Hay là dự án “sách nói” về các tác phẩm truyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được đông đảo thính giả yêu thích đọc sách đón nhận nồng nhiệt. Chương trình “sách nói” đã cho chúng ta hóa thân vào hai nhân vật Ngạn và Hà Lan ở làng Đo Đo với khoảng thời gian tuổi thơ đầy tươi đẹp, cùng lớn lên rồi trưởng thành và kết thúc với sự luyến tiếc nhớ lại những mảng kí ức đầy hoài niệm ấy. Ngoài ra còn có ứng dụng “sách nói” Voidz FM với những tác phẩm được yêu thích ở mọi thể loại từ đời sống xã hội, kỹ năng sống, văn học Việt Nam, nước ngoài,…

Tiểu thuyết gia nổi tiếng người Canada ông Robertson Davies đã từng nói: “Một cuốn sách hay thực sự hay nên đọc trong tuổi trẻ, rồi đọc lại khi đã trưởng thành, và một nửa lúc tuổi già, giống như một tòa nhà đẹp nên được chiêm ngưỡng trong ánh bình minh, nắng trưa và ánh trăng”. Vì thế “Sách Nói” là một sáng kiến thiết thực và hiệu quả để phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng, đặc biệt là những đối tượng khó khăn trên cả Việt Nam. Đối với tôi, sáng kiến này cần được nhân rộng và hỗ trợ để mang lại lợi ích cho nhiều người hơn nữa.

--------------------------------------------------------------
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, các bạn có thể thay bằng lời văn của mình nha. Chúc các bạn học tốt :3
Thêm
515
2
2
Anh (chị) viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách trong các đối tượng: người dân ở khu vực biên giới, hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật chữ in,...
Với đề này mà đưa ra sáng kiến làm sách nói thì không khả thi lắm. Mà còn trên cả nền tảng phải trả tiền nữa thì càng khó hơn.

Mình e sáng kiến này đã áp dụng sai ngay từ đầu rồi.
 
Viết trả lời...
BÀI LÀM

Tôi đã từng nghe một câu hát:

“Lời thầy cô vẫn như xưa

Vẹn nguyên trong tâm trí này

Những gì cần mang là thêm hành trang

Để luôn vững tin!

Giờ em phải cố…

Giữ nước mắt đừng rơi!

Chúc cho thầy cô hạnh phúc, trẻ mãi…”​

Nếu như, mỗi năm học qua đi là một chuyến đò, học trò là những người khách qua sông, thì thầy cô chính là người đưa đò thầm lặng, chèo lái con đò qua sông đến với bến bờ của thành công, của tri thức. Ca sĩ gửi gấm tâm tư tình cảm vào tiếng hát, diễn viên gửi gấm vào đôi mắt khi diễn xuất, còn giáo viên thì đưa nó vào nét chữ trên bảng đen, tiếng giảng bài vang khắp lớp. Dù bài đọc tấu không có tiếng vỗ tay, dù sân khấu không được trả hoa, nhưng mỗi khi thầy cô đứng trên bục giảng, tiếng phấn viết lên bảng, tiếng giảng bài tâm huyết đã có thể khiến mọi âm sắc chạm đến cảm xúc, khai mở tri thức, in sâu vào tâm trí học sinh.

1729391461093.png


Tôi vẫn còn nhớ cách đây 1 năm hơn, vào năm 2023, tôi từng bước tiến vào cổng trường Trung học phổ thông Phan Ngọc Hiển – với bề dày lịch sử, nơi đây đã đào tạo biết bao thế hệ học trò, đang làm việc, sinh sống, cống hiến sức trẻ của mình trên mọi miền tổ quốc. Lúc đó, tôi là tân học sinh của trường với sự non nớt, rụt rè vì phải quen với môi trường học tập mới, thầy cô mới, bạn bè mới, khi ấy tôi chẳng cảm nhận được gì ngoài sự bỡ ngỡ, cảm giác xa lạ thấy rõ.

Tôi được phân vào một lớp trong ba lớp thuần tự nhiên đó là B11, dưới sự dẫn dắt của giáo viên chủ nhiệm là cô Phan Thị Thanh Xuân – dạy bộ môn tiếng anh, ấn tượng đầu tiên của tôi với cô là cô có dáng người nhỏ nhắn, nụ cười hiền từ nhưng lại có nội lực khi giảng bài rất lớn, vì thế trong giờ học của cô chúng tôi luôn chăm chú nghe cô giảng bài. Cô giống như ngọn lửa ấm áp, dìu dắt chúng tôi trước những vấp ngã của cuộc đời. Rồi là những nụ cười khi thấy những đứa học sinh của mình đạt điểm cao, đạt nhiều thành tích cao trong học tập. Rồi khi chúng tôi bị điểm thấp cô cũng là người an ủi, động viên chúng tôi hãy cố gắng hơn, cô nói: “Thất bại hôm nay không có nghĩa là trong tương lai lại sẽ thất bại, nó là bài học mà sau này ta sẽ không mắc phải những lỗi sai đó nữa”. Cô không chỉ là “người dẫn lối tri thức” mà cô còn là người “mẹ” dạy chúng tôi điều hay lẽ phải, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Đối với bản thân tôi cô đã “truyền lửa” cho tôi biết rằng muốn hoàn thiệt mình hơn, đạt được những điều mình muốn ta cần phải đọc sách thật nhiều, cơ bản ban đầu tôi vẫn rất thích đọc sách nhưng lại không có mục đích cụ thể cho việc đó, nhưng nhờ có “ người mẹ thứ 2”, cô đã tư vấn cho tôi nên đọc thể loại gì để phát triển bản thân mình tốt hơn.



Tôi vẫn còn nhớ một kỷ niệm mới đây của tôi với cô, mà chắc có thể cả đời này tôi không thể quên được. Một ngày đầu tháng 12 năm 2023, trong cái không khí se lạnh của Cần Thơ, những con chim bay đầy trời hối hả cho một ngày mới của nó, xe cộ tấp nập người đi làm, người đi học, cái không khí đó sẽ có người thích có người không thích, còn tôi lúc đó cũng chả quan tâm đến nó, tôi đến trường học với một tâm trạng rất tệ, có thể nói nếu không thể kìm chế chắc tôi đã òa lên khóc tại trường rồi. Tiết tiếng anh là tiết cuối, nên trong 4 tiết đầu tôi không tài nào học nổi, tôi mất tập trung rất nhiều, cơ bản tôi là một học sinh gương mẫu, ngồi bàn đầu và luôn say mê việc học nhưng lúc đó, trong đầu thôi toàn những ý nghĩ tiêu cực, cô bước vào và có vẻ cô đã nhận ra tôi có vấn đề, cô vẫn dạy rất nhiệt tình, truyền đạt kiến thức cho học sinh như thường lệ, bình thường tôi rất hay giơ tay để phát biểu, nhưng hôm ấy tôi chỉ chống cằm nhìn đâm chiêu. Hết tiết đánh trống ra về, cô đã kêu tôi lên để nói chuyện, cô liên tục hỏi tôi có sao không, “có chuyện gì không, cứ thoải mái chia sẽ với cô , nếu giúp được cô sẽ giúp”, tôi cứ ậm ừ mãi vẫn không nói vấn đề của mình, nhưng cô vẫn rất kiên nhẫn nghe tôi trình bày vấn đề mình gặp phải, cô không tiếc thời gian cô bỏ ra cho tôi dù tôi biết giáo viên rất bận rộn. Thật ra, tôi đang gặp một vài vấn đề với gia đình của tôi và tôi không muốn chia sẻ với ai về vấn đề của bản thân. Sau khi nghe hết câu chuyện của tôi cô đã rất ân cần hỏi han tôi, cô đưa ra những lời khuyên bổ ích cho tôi, cô dạy tôi phải biết nói “cảm ơn” và “xin lỗi” ở đâu cho đúng, cô lấy những câu trích dẫn từ sách để làm ví dụ cho tôi và đồng thời đó cũng là lời khuyên hữu ích, tôi chợt nhớ ra trong quyển sách “Không gia đình” của Hector Malot có câu nói: “Gia đình không phải là việc cháu mang dòng máu của ai, mà là việc cháu yêu thương, chia sẻ, cảm thông và quan tâm ai” hoặc câu “ Ngoại trừ gia đình, những ai từ đầu đã tốt với bạn, đừng vội tin. Bởi khi họ không có thứ họ muốn, họ không còn là người tốt mà bạn từng gặp”. Hai cô trò nói chuyện đến hơn 12 giờ trưa với lật đật chạy về, sau ngày hôm đó, tôi đã về nhà chủ động xin lỗi và làm hòa với gia đình mình, đồng thời tôi cũng học được rất nhiều từ cuộc nói chuyện với cô chủ nhiệm, nhất là bài học về tình cảm gia đình thiêng liêng như thế nào và sự thấu hiểu giữa các thành viên trong gia đình.

1729391502877.png


Chỉ còn chưa đầy 2 năm nữa là tôi tối nghiệp tại trường, tôi phải rời xa mái trường này để hướng đến tương lai của mình, tôi rất trân trọng những khoảng khắc và kỷ niệm ở ngôi trường Trung học phổ thông Phan Ngọc Hiển này, ở đây từ những người bạn mới chúng tôi trở nên thân thiết như tri kỷ, từ chủ nhiệm mới thành “người mẹ thứ 2” chúng tôi rất hay gọi cô là “ má Xuân” để thể hiện sự kính trọng đối với cô, vì cô đã rất ân cần hỏi han và hỗ trợ chúng tôi rất nhiều trong học tập.

Sắp đến ngày 20/11 “ngày nhà giáo Việt Nam”, qua bài viết này tôi cũng muốn gửi một cảm ơn chân thành cô Thanh Xuân và toàn thể các giáo viên của trường, chúc các thầy cô sẽ có thật nhiều sức khỏe để luôn mang đến những kiến thức bổ ích cho chúng em, chúc thầy cô sẽ luôn hạnh phúc trên “con đường cầm phấn” của mình. Những người khác sẽ thể hiện lòng kính trọng thầy cô của mình qua các bó hoa đầy màu sắc, qua những tấm thiệp viết tay, hay những món quà đắt tiền, nhưng bản thân tôi nghĩ rằng những món quà cho dù có đắt tiền đến đâu đi nữa thì món quà mà tôi muốn gửi đến thầy cô là những thành tích cao để đền đáp lại những công lao mà thầy cô đã truyền dạy cho tôi khi còn ngồi trên ghế trường Trung học phổ thông Phan Ngọc Hiển.



Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô



Cần Thơ, những ngày cuối tháng 10, năm 2024…
---------------------------------------------------------------------------------------

Các bạn có thể tham khảo cách phân bố bài văn và lời văn, bài viết chỉ mang tính tham khảo. Chúc các bạn học tốt :333
Thêm
  • Like
Reactions: Vanhoctre
281
1
0
Viết trả lời...
1713785620146.png


I. ĐỌC - HIỂU: (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ
Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi! Tiếng Việt ân tình…
( Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ )
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
Câu 2 (0,5 điểm): Tìm các thành phần biệt lập có trong đoạn thơ ?
Câu 3 (1,0 điểm): Xác định và nêu hiệu quả của những biện pháp tu từ trong câu thơ: Tiếng Việt ơi! Tiếng Việt ân tình…
Câu 4 (1 điểm): Qua đoạn thơ trên, Lưu Quang Vũ muốn bày tỏ điều gì?


II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Từ ý nghĩa của đoạn thơ ở phần I, viết một đoạn văn (Từ 10 đến 15 dòng) có một phép nối (gạch chân từ ngữ dùng để nối) trình bày suy nghĩ về việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt?
Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng Lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc…
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)

(Trên đây là bài cho các bạn muốn ôn thêm mà không có lời giải, các bạn hãy theo dõi mình để mình hướng dẫn giải đề cho nha).
CHÚC CÁC BẠN THI TỐT!!!
Thêm
648
0
0
Viết trả lời...
1713784740981.png


PHẦN 1. ĐỌC - HIỂU (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Tổ quốc là tiếng mẹ
Ru ta từ trong nôi
Qua nhọc nhằn năm tháng
Nuôi lớn ta thành người

Tổ quốc là mây trắng
Trên ngút ngàn Trường Sơn
Bao người con ngã xuống
Cho quê hương mãi còn

Tổ quốc là cây lúa
Chín vàng mùa ca dao
Như dáng người thôn nữ
Nghiêng vào mùa chiêm bao …
( Trích Tổ quốc là tiếng mẹ - Nguyễn Việt Chiến, nguồn:https://www.thivien.net)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu hiệu quả của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 4. (1,0 điểm) Nội dung đoạn thơ đã chạm vào miền cảm xúc nào trong em?


PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm).
Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 12 đến 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng tự trọng trong cuộc sống
Câu 2 (5,0 điểm). Cảm nhận của em về vẻ đẹp của tình đồng chí trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

(Trên đây là các dạng câu hỏi cho các bạn muốn ôn thêm không lời giải, các bạn hãy theo dõi mình để mình sửa các bài trên nha).

(CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT!!!
Thêm
580
0
0
Viết trả lời...
Năm 1948, "Đổng chỉ" Chính Hữu về "Làng" của Kim Lân chơi, mãi 10 năm sau (1958) mới đi đánh cá ("Đoàn thuyền đánh cá") cùng Huy Cận, 2 người không bắt được con cá nào mà bắt được 62 (1962) "Con cò" của Chế Lan Viên và đem về nhờ Bằng Việt nướng trên 63 (1963) "Bếp lửa". 3 năm sau (1966) ông mua "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng và đi trên chiếc xe không kính ("Bài thơ về tiểu đội xe không kính") mang số 69 (1969) của Phạm Tiến Duật lên Sa Pa - (thăm Nguyễn Thành Long trên con đường 70 (1970). Trên đường đi gặp Nguyễn Khoa Điềm đang ru con ("Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ") và Lê Minh Khuê đang ngắm "Những ngôi sao xa xôi" tại số nhà 71 (1971). "Sang thu" năm 1977, ông cùng Hữu Thỉnh và Nguyễn Duy ngắm "Ánh trăng" tại số nhà 78 (1978) Mùa Xuân năm 1980, ông ghé thăm Thanh Hải, sau đó, ông "Nói với con" 80 lần (1980) rằng sẽ cùng Y Phương và Viễn Phương về "Viếng lăng Bác" với 76 (1976) vòng hoa. Cuối cùng, ông về "Bến quê" lái đò với Nguyễn Minh Châu năm 1985.
Thêm
583
0
0
Viết trả lời...
unnamed.png


Đọc văn bản và thực hiện các câu hỏi:
"Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện các ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xửa của cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.
Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắt, gỡ rối các quan hệ con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn".
(Trích "cảm ơn" và "xin lỗi" là biểu hiện của ứng xử văn hóa- Hà Anh)

Câu 1: Theo tác giả, lời cảm ơn và xin lỗi có những giá trị gì?
Câu 2: Đoạn văn trên khiến em liên tưởng đến phương châm hội thoại nào?
Câu 3: Em có đồng ý với ý kiến: "Cảm ơn và xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa" không? Vì sao?
Câu 4: Từ văn bản trên em rút ra bài học cho bản thân.


Hướng dẫn trả lời câu hỏi:
Câu 1: Những giá trị là:
- Thể hiện được cách ứng xử tế nhị, có văn hóa, lịch sử.
- Đem lại niềm vui tới người nhận.
Trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối quan hệ con người.
Câu 2: Phương châm hội thoại là: phương châm lịch sự.
Câu 3: Em đồng ý với ý kiến.
Vì lời cảm ơn hay xin lỗi phản ánh lối ứng xử văn minh của con người, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau, từ đó lời cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện ứng xử văn hóa.
Câu 4: Rút ra bài học là:
"Lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem nhiều niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắt, gỡ rối các quan hệ con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn". Bản thân em là "mùa xuân của đất nước" em cảm thấy rằng lời cảm ơn, xin lỗi rất cần thiết trong môi trường giáo dục, vừa giúp chúng ta rèn luyện đạo đức lối ứng xử phì hợp khi gặp mâu thuẫn mà còn được yêu thương, tôn trọng từ mọi người xung quanh.

(bài viết mang tính chất tham khảo, các bạn hãy thể hiện khả năng sáng tạo của mình nhé!!)
CHÚC CÁC BẠN THI TỐT!!!
Thêm
  • Like
Reactions: Thích Văn Học
1K
1
2
Cảm ơn @Phan Vũ Phương Vy đã chia sẻ nhiều tài liệu hay nhé. Bài đăng cũng rất dễ đọc :)
 
  • Love
Reactions: Thích Văn Học
Viết trả lời...
DA248909-720F-41A8-B27A-D75364192ED8.jpeg



1. Mùa Xuân nho nhỏ.
2.Viếng lăng bác.
3. Sang thu.
4. Đồng chí.
5.Bếp lửa.
6. Làng.
7. Lặng lẽ Sa Pa.
8. Chiếc lược ngà.
9. Những ngôi sao xa xôi.

(Trọng tâm sẽ rơi vào các bài này và mình sẽ phân tích tất cả các đoạn có khả năng ra đề cao !!)
CHÚC CÁC BẠN THI TỐT
Thêm
823
0
0
Viết trả lời...
_usr_local_nginx_html_meeyland-cms_uploads_images_2022_08_19_tinh-than-trach-nhiem-la-gi-4-166...jpg


"Tinh thần trách nhiệm" là một đức tính quý báo của con người, nó không phải là cảm xúc, cũng không có hình dạng nhất định, nó sẽ được thể hiện khi chúng ta làm việc một cách có kế hoạch và nghiêm túc với công việc. Người có "tinh thần trách nhiệm" họ luôn biết biến công việc thành niềm vui, hoàn thành tốt công việc của bản thân một cách nhanh chóng và sẵn sàng chịu trách nhiệm khi có vấn đề sự cố trong công việc đó. "Tinh thần trách nhiệm" sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của công việc, giúp con người có trách nhiệm hơn trong cuộc sống. Người có " Tinh thần trách nhiệm" luôn được mọi người xung quanh quý mến, kính trọng, vị nể và ngưỡng mộ. Trong lịch sử Việt Nam đã ghi nhận rất nhiều tấm gương anh hùng, tiêu biểu trong đó là vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) là một người vô cùng có trách nhiệm với Đảng- Nhà nước- Nhân dân, người đã ra sức giúp đỡ, xây dựng đất nước. Không vì thế mà ta bỏ qua cho một bộ phận người trong xã hội hiện nay không có trách nhiệm với bản thân, với công việc và xã hội, chúng ta cần lên án và phê phán gay gắt. "Tinh thần trách nhiệm" giúp con người rất nhiều trong cuộc sống, là một phần không thể thiếu trong mỗi con người. Là "một mùa xuân của đất nước" em luôn cảm thấy mình phải có " tinh thần trách nhiệm" trong học tập ra sức rèn luyện để nâng cao vị thế của nước nhà trên trường quốc tế.

* Khởi ngữ trong bài là: chủ tịch Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc).

(các bạn có thể tham khảo, ôn kiểm tra thuyền xuyên hoặc ôn tuyển sinh vào lớp 10).
CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT!!!
Thêm
  • Like
Reactions: Thích Văn Học
970
1
2
Không nên viết hoa tiêu đề hết nhé, chỉ cần chữ cái đầu tiên và các danh từ thôi ah.

Và đặt tag là các cụm từ (từ khóa) có trong văn bản bài đăng nhé.
 
Không nên viết hoa tiêu đề hết nhé, chỉ cần chữ cái đầu tiên và các danh từ thôi ah.

Và đặt tag là các cụm từ (từ khóa) có trong văn bản bài đăng nhé.
Thích Văn HọcMình rất cảm ơn những lời nhận xét từ bạn mình sẽ cố gắng khắc phục lỗi và mang lại nhiều giá trị cho forum ✨
 
Viết trả lời...