Kiến thức cơ bản

Kiến thức cơ bản

hưnga
hưnga
1. Tác giả:

– Nguyễn Dữ người huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

– Nguyễn Dữ chỉ làm quan một năm rồi lui về ở ẩn. Đó là hình thức bày tỏ thái độ chán nản trước thời cuộc của một trí thức tâm huyết nhưng sinh ra không gặp thời.

- Là nhà văn tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam.

2. Tác phẩm: a. “Truyền kì mạn lục”:

– Là ghi chép tản mạn về những câu chuyện kì lạ được lưu truyền trong nhân gian.

– Viết bằng chữ Hán, được xem là “Thiên cổ kì bút” (áng văn lạ ngàn đời ).

– Gồm 20 truyện, đề tài phong phú.

b. Văn bản:

– “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 của tp “Truyền kì mạn lục”, có nguồn gốc từ truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”.

* Thể loại: Truyện truyền kỳ:

(Là loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ Trung Quốc và thịnh hành từ thời Đường,

- Truyện truyền kì thường mô phỏng những cốt truyện từ dân gian hoặc dã sử. Sau đó, được tác giả sắp xếp lại tình tiết, bồi đắp thêm cho đời sống các nhân vật, đặc bệt là xen kẽ các yếu tố kì ảo…)

* Bố cục: 3 phần:

– Phần 1: Từ đầu đến…lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương.

– Phần 2: Tiếp đến …nhưng việc trót đã qua rồi!” : Nỗi oan của Vũ Nương.

– Phần 3: Còn lại : Vũ Nương được giải oan.

* Ngôi kể: Truyện được kể theo ngôi thứ 3

- Tác dụng:

+ Làm cho câu chuyện khách quan, tăng độ tin cậy

+ Người kể dễ dàng đan xen những suy nghĩ, bình luận làm câu chuyện thêm sinh động.

* Phương thức biểu đạt: Tự sự có sự kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm.

* Tóm tắt:

- Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) là người phụ nữ nhan sắc, đức hạnh. Nàng lấy chồng là Trương Sinh con nhà giàu nhưng có tính đa nghi.

- Hạnh phúc chẳng bao lâu Trương Sinh phải đi lính. Nàng ở nhà, một mình vừa nuôi con nhỏ, vừa chăm sóc mẹ chồng đau ốm, lo ma chu toàn khi bà qua đời. Để dỗ dành con, Vũ Nương thường chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha của đứa bé.

- Chiến tranh kết thúc Trương Sinh trở về, nghe lời con trẻ, nghi vợ thất tiết nên đánh đuổi đi. Vũ Nương thanh minh không được, hàng xóm bênh vực Trương Sinh cũng không nghe. Uất nhục, nàng gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn, được đức Linh Phi và các tiên nữ cứu giúp.

- Sau đó Trương Sinh mới biết vợ bị oan.

- Trong làng có Phan Lang làm đầu mục ở bến Hoàng Giang. Phan Lang nằm mộng thả con rùa mai xanh. Sau này, Phan Lang chạy giặc đắm thuyền chết đuối và được Linh Phi trả ân.

- Vũ Nương gặp Phan Lang, nàng gửi chiếc hoa vàng nhắn chàng Trương lập đàn giải oan. Trương Sinh nghe theo, Vũ Nương ẩn hiện giữa dòng, nói vọng vào lời từ biệt rồi biến mất.

* Giá trị nội dung:

+ Giá trị hiện thực:

- Phản ánh số phận bất hạnh của con người đặc biệt là người phụ nữ.

- Phản ánh chế độ phong kiến thối nát: các cuộc chiến tranh phi nghĩa xảy ra liên miên làm tan nát biết bao gia đình, tư tưởng trọng nam khinh nữ mà hiện thân là nhân vật Trương Sinh.

+ Giá trị nhân đạo:

- Ca ngợi vẻ đẹp của con người đặc biệt là người phụ nữ.

- Thương cảm với những đau khổ, bất hạnh của nhân vật.

- Tố cáo xhpk thối nát đã đẩy con người vào bước đường cùng.

- Thể hiện khát vọng về cuộc sống tốt đẹp, về lẽ công bằng trong cuộc đời.

* Giá trị nghệ thuật:

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, kịch tính.

- Nghệ thuật thắt nút, mở nút đầy bất ngờ với người đọc.

- Kể chuyện hấp dẫn đan xen kể, tả thực với những yếu tố kì ảo hoang đường.

- Miêu tả lời nói, hành động, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại để khắc họa tính cách nhân vật.

- Ngôn ngữ trau chuốt, điêu luyện.
 
69
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top