Nét tiêu biểu liên quan đến Nguyễn Công Trứ

Nét tiêu biểu liên quan đến Nguyễn Công Trứ

Nguyễn công trứ
Ông vừa đậm yếu tố nho giáo, vừa có sự chi phối của những yếu tố xã hội, lại vừa có sự bứt phá của cá nhân. Cuộc đời Nguyễn Công Trứ gắn với một giai đoạn lịch sử nhiều biến động. Mở đầu thế kỷ XIX, trong khai trương một triều đại mới - triều Nguyễn Gia Long, đó là một thời khó sống. Đó là, một xã hội bộc lộ những mẫu người cơ hội, đa phần quân thần khi thì bỏ chúa Trịnh chạy theo Tây Sơn rồi lại quay về phò nhà Lê, rồi lại ép mình theo nhà Nguyễn. Một bộ phận khác thì mặc “trời đất xoay vần” rút lui ra ngoài cõi thế, sống ẩn dật nơi thôn dã, chốn sơn lâm. Đó là xã hội được Nguyễn Du mô tả một phần trong Truyện Kiều với “những phường bán thịt, những tay buôn người”, với thế lực mới là đồng tiền đã “đổi trắng thay đen” v.v…

Trước một xã hội đan xen những hào quang nhân văn cao cả và dục vọng thấp hèn Nguyễn Công Trứ hiên ngang bước vào đời, quyết chí lập thân, lập danh. Với tính cách ngang tàng, lại nằm trong khuôn phép của một nền giáo dục lấy nho giáo làm chính, Nguyễn Công Trứ một mặt vẫn luôn “trung quân”; mặt khác đã “bay vượt” ra khỏi sự kìm nén đó để được tự do bộc lộ nhân cách của mình.

Ông đã nhận ra giá trị dân tộc gắn với tinh thần yêu nước chân chính cả trong thơ ca cũng như sự hành xử trong sự nghiệp, trong cuộc sống. Là một vị giải nguyên giỏi chữ Hán, một nhà thơ xuất sắc, nhưng thơ ông hầu như viết toàn bằng chữ Nôm với ngôn ngữ dân dã, đời thường, gắn với ca dao, tục ngữ. Ông là ông tổ của lối hát nói và là người có công lớn đưa thể cách hát nói của ca trù thành một thể thơ ca của văn học Việt Nam.

Trong ông dần nảy sinh, hình thành tư tưởng độc lập quốc gia phải gắn liền với chống áp bức xâm lược. Đó là điều mà từ xa xưa đến lúc bấy giờ chưa có nho sĩ nào dám nghĩ đến

Tám mươi năm sau ngày Nguyễn Công Trứ mất, Lưu Trọng Lư, một nhà thơ tiền chiến viết trong Tạp chí Tao Đàn, 1939: “Ở trong thi văn Nguyễn Công Trứ, một cái gì chưa từng có trong văn chương Việt Nam - một nguồn cảm hứng mau lẹ, quả quyết như một đạo cảm tử. Cái thể ca trù nhờ phép thần của Nguyễn Công Trứ trở nên một thể cách hoàn toàn Việt Nam, rất thích hợp với những sự xuất diễn hùng mạnh.

Cuộc dấn thân của Nguyễn Công Trứ trong thi ca giữa cuối thế kỷ XVIII, lần đầu tiên trong lịch sử thi ca Việt Nam khẳng định nhu cầu hưởng thụ của con người, nâng nó lên thành một triết lý sống thì nhiều nhà thơ Hà Tĩnh thế kỷ XVIII như Nguyễn Huy Oánh, Lê Hữu Trác, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Du chưa làm được. Mà theo tôi, trong không gian đạo đức bấy giờ, giữa những giới hạn cay nghiệt của vận động lịch sử, để làm được cái điều độc đáo ấy, Nguyễn Công Trứ đã trung thành với triết lý dấn thân có từ thuở hàn vi.

Đời rút lại chỉ là một cuộc chơi lớn; một cuộc chơi trong cõi nhân sinh “ba vạn sáu nghìn ngày”, như một “miếng da lừa” bị co kéo giữa hai phía của bậc thầy chủ nghĩa hiện thực phương Tây Balzac - người cùng thời với Nguyễn, khiến con người chớ dại mà “tiêu nhăng” (Nhân sinh ba vạn sáu nghìn ngày. Vạn sáu tiêu nhăng hết cả rồi); con người phải khôn ngoan mở “rộng đất chơi” (Nhắn con Tạo hoá xoay thời lại. Để khách tang bồng rộng đất chơi).

Triết lý ấy ứng vào cái thời ấy, cái thời đất nước đang âm thầm tích tụ cho một cuộc thay đổi, khi cái cũ đã không còn lý do để tồn tại, và cái mới chỉ vừa hé lộ trong các nền móng vật chất và tinh thần của xã hội. Cái thời đồng tiền đã có thể làm lung lay mọi nền tảng đạo lý cũ và cái tôi cá nhân với yêu cầu giải phóng đã hiện diện với sức công phá tiềm tàng của nó.

Với tàitình, Nguyễn đã là người góp phần khơi rộng và tạo một lối rẽ cho con người được trở về với chính cá nhân mình, chính cái tôi riêng của mình trong khát vọng hưởng thụ mà hệ tư tưởng chính thống Nho giáo đã bóp nghẹt và vắt kiệt trong một xã hội phong kiến kéo quá dài trong lịch sử
 

Đính kèm

  • nguyen-cong-tru-1543379375-3247-1543379573_680x0.jpg
    nguyen-cong-tru-1543379375-3247-1543379573_680x0.jpg
    100.6 KB · Lượt xem: 62
319
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Bình luận mới

Top