Mạng xã hội Văn học trẻ

Cảm nhận về đoạn thơ sau trong đoạn trích “Đất nước”, trích trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...

(Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD VN, 2018, tr.118)


I. MỞ BÀI
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Tk mở bài chung
- Giới thiệu yêu cầu của đề bài:


II. THÂN BÀI

1. Khái quát

1.1. Hoàn cảnh và mục đích sáng tác
Trường ca “ Mặt đường khát vọng” viết năm 1971 tại chiến khu Trị- Thiên, giữa không khí sục sôi chống Mĩ của cả dân tộc và được in lần đầu năm 1974. Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, giúp họ thấy được vai trò, sứ mệnh của thế hệ mình, từ đó xuống đường đấu tranh hoà nhịp với cuộc kháng chiến chống Mỹ của toàn dân tộc.

1.2. Nội dung đoạn trích “Đất nước"
Đất Nước là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca và nghệ thuật. Mỗi nhà thơ đều có những cảm nhận rất riêng về đất nước nên hình ảnh đất nước, Tổ quốc hiện lên văn học thật muôn màu muôn vẻ. Các nhà thơ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm thường thể hiện vẻ đẹp đất nước bằng những hình ảnh hoành tráng, kỳ vĩ, mỹ lệ hay gắn đất nước với một thời điểm lịch sử cụ thể. Điển hình như Nguyễn Đình Thi đã viết về đất nước bằng những hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

(Việt Nam quê hương ta - Nguyễn Đình Thi)

Hoàng Cầm gắn hình ảnh đất nước với cuộc kháng chiến chống Pháp:

Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì

(Bên kia Sông Đuống - Hoàng Cầm)

Nguyễn Khoa Điềm khi viết về đất nước đã thể hiện những cảm nhận rất mới mẻ, sâu sắc. Nhà thơ đã chọn điểm nhìn gần gũi, quen thuộc; giọng điệu thủ thỉ tâm tình như lối trò chuyện thân mật; hình ảnh và ngôn từ giản dị mang đậm màu sắc dân gian và viết về đất nước trong một không gian và thời gian rộng. Từ chỗ cảm nhận đất nước ở ba chiều là chiều dài về lịch sử, chiều rộng về địa lí và chiều sâu về văn hóa phong tục nhà thơ đi đến khẳng định tư tưởng có tính then chốt: Tư tưởng "Đất Nước của Nhân dân".

1.3. Bố cục Đoạn trích gồm hai phần:
- 42 câu đầu: Cảm nhận về đất nước trong tính toàn vẹn ở các phương diện nhiều mặt: địa lý, lịch sử, văn hoá, tâm hồn và lối sống.Từ đó nhà thơ khơi gợi ý thức trách nhiệm của mỗi người với đất nước.
- 46 dòng cuối: Tư tưởng Đất Nước của nhân dân.

2. Phân tích đoạn thơ
2.1. Giới thiệu đoạn thơ
Đoạn thơ gồm 9 câu thơ đầu này là những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về Đất nước và để trả lời cho các câu hỏi: Đất nước có tự bao giờ? Đất nước tồn tại ở đâu? và quá trình lớn lên của đất nước như thế nào?

2.2. Hai câu thơ đầu: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi.
Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể.
Cội nguồn thiêng liêng của Đất nước (Đất nước có tự bao giờ)
Trong hai câu thơ đầu của đoạn thơ, tác giả đi tìm sự lý giải về sự sinh thành của đất nước để trả lời cho câu hỏi "Đất nước có từ bao giờ?". Với cách mở đầu rất tự nhiên, nhà thơ khẳng định đất nước đã có từ trước khi ta sinh ra, khi ta lớn lên và biết nhận thức về thế giới quanh mình thì đất nước “đã có rồi”. Không thể trả lời chính xác rằng đất nước có tự bao giờ, Nguyễn Khoa Điềm đã mượn cách mở đầu của truyện cổ tích "ngày xửa, ngày xưa" để nói về cội nguồn của đất nước. Vận dụng ngôn từ một cách độc đáo, sáng tạo, nhà thơ không chỉ cho thấy đất nước chắc chắn đã có từ cái thuở xa lắc xa lơ nào đó, từ rất lâu đời mà còn gợi ra một không gian cổ tích, thần thoại, khiến cội nguồn đất nước trở nên thiêng liêng, kì diệu. Đất nước mình là đất nước của một nền văn học dân gian đặc sắc với biết bao câu chuyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết. Chính những câu chuyện cổ và những bài hát ru thuở ta còn nằm nôi là nguồn sữa ngọt lành chăm bẵm tâm hồn cho ta để lớn lên ta biết yêu đất nước con người. Về ý nghĩa của truyện cổ với đời sống tinh thần con người, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã xúc động mà viết nên:
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng gần
(Truyện cổ nước mình)
Năm chữ “Đất Nước đã có rồi” và bốn chữ "ngày xửa, ngày xưa" vang lên đầy tự hào góp phần khẳng định sự trường tồn của đất nước qua mấy ngàn năm lịch sử:
Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long
(Huỳnh Văn Nghệ)

2.3. Bảy câu thơ: Đất nước bắt đầu với miếng trầu bà ăn
... Đất nước có từ ngày đó
Đất nước rất gần gũi thân thiết với mỗi con người (Đất nước tồn tại ở đâu?)
Khi nói về đất nước người ta cũng thường đặt ra các câu hỏi như "Đất nước là gì?" và "Đất nước tồn tại ở đâu?" và rồi thường tự cho rằng đất nước là cái gì đó cao siêu, trừu tượng khó định nghĩa và khó nắm bắt. Nhưng ở đoạn thơ này Nguyễn Khoa Điềm đã cho chúng ta thấy đất nước thiêng liêng, kì diệu nhưng không ở đâu xa, trái lại gần gũi, thân thiết đến bất ngờ.
* Đất nước là những người thân yêu nhất: Đất nước không ở đâu xa mà là những người thân yêu nhất như bà, cha và mẹ. Là hình ảnh người bà với "miếng trầu bà ăn", là hình ảnh người mẹ với "câu chuyện mẹ kể" và "tóc mẹ thì bới sau đầu", là cả cha và mẹ trong câu thơ "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn". Không phải ngẫu nhiên khi viết về đất nước nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại ba lần nhắc đến hình ảnh người mẹ và nhiều nhà thơ khác cũng thường so sánh hình ảnh đất nước, tổ quốc với hình ảnh người mẹ. Hình ảnh tổ quốc trở thành mĩ từ thật đẹp trong thơ Chế Lan Viên khiến tác giả cho rằng mình đã đi nhưng cần vượt nữa để được gặp lại bà mẹ tổ quốc: "Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương". Nhà thơ Tố Hữu lại liên tưởng đất nước giống như hình ảnh bà mẹ gánh gồng, tảo tần:
Việt Nam, Ôi tổ quốc thương yêu!
Trong khổ đau, người đẹp hơn nhiều,
Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng,
Nhẫn nại nuôi con, suốt đời im lặng".
(Chào xuân 67 - Tố Hữu)
* Đất nước là những gì bình thường, bình dị nhất xung quanh cuộc sống của mỗi con người: Đất nước không cao siêu trừu tượng mà có thể đơn giản là câu chuyện mẹ kể, miếng trầu bà ăn, có trong những phong tục tập quán, trong cái kèo cái cột, thậm chí có trong những thứ nhỏ bé như hạt gạo...
- Đất nước gắn với những phong tục, tập quán từ bao đời của người Việt Nam như tục ăn trầu, tục bới tóc sau đầu:
+ Tục ăn trầu: Hình ảnh miếng trầu từ xưa đến nay rất quen thuộc với bao nhiêu thế hệ người Việt Nam. Người Việt Nam có câu "Miếng trầu là đầu câu chuyện". Miếng trầu không chỉ xuất hiện trong các dịp ăn hỏi, cưới xin, hội hè, ma chay... mà còn được dùng mời khách đến nhà để tỏ lòng hiếu khách. Hình ảnh “miếng trầu” cũng là một hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mỹ từng xuất hiện trong các câu chuyện cổ tích, trong ca dao, thơ ca...
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi
(Mời trầu - Hồ Xuân Hương)
Miếng trầu trở thành hiện thân của tình yêu thương, lòng thủy chung, son sắc trong tâm hồn dân tộc. Đất Nước có trong “miếng trầu bây giờ bà ăn” gợi nhắc phong tục ăn trầu của người Việt, gợi nhớ về câu truyện cổ tích “Sự tích trầu cau” được xem là xưa nhất trong những câu truyện cổ. Như vậy, trong miếng trầu dung dị ấy là mấy ngàn năm văn hóa, văn hiến của đất nước. Từ phong tục ăn trầu, người Việt còn có tục nhuộm răng đen:
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng
(Hoàng Cầm)
+ Tục bới tóc sau đầu: Câu thơ "Tóc mẹ thì bới sau đầu" không chỉ gợi tả một nét đẹp thuần phong mỹ tục lâu đời của người Việt mà còn làm hiện lên hình ảnh người mẹ với búi tóc sau gáy, làm nổi bật vẻ đẹp dịu dàng, đôn hậu của người phụ nữ Việt Nam.
- Đất nước còn có trong đạo lí ân nghĩa thủy chung đã trở thành truyền thống ngàn đời của dân tộc, có trong tình nghĩa sâu nặng của cha và mẹ: "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn". Có lẽ câu thơ về tình nghĩa sâu nặng ấy được gợi ý từ một câu ca dao đẹp:
“Tay bưng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”
Thành ngữ “gừng cay muối mặn” được vận dụng một cách đặc sắc, nhẹ nhàng mà thấm đượm biết bao ân tình. Nó gợi lên được ân nghĩa thủy chung ở đời: gừng càng già càng cay, muối càng lâu năm càng mặn, con người sống với nhau lâu năm thì tình nghĩa càng son sắc, mặn nồng.

2.4. Hai câu thơ: Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
và: Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã, giần, sàng
Đất nước lớn lên, trưởng thành
- Không dừng lại ở ở việc tìm về cội nguồn, sự tồn tại mà nhà thơ còn nỗ lực hình dung quá trình lớn lên, trưởng thành của đất nước. Phải chăng, khởi thủy và quá trình lớn lên của Đất nước là văn hóa được kết tinh từ tâm hồn và tính cách anh hùng của con người Việt Nam. Để nói hết được những điều đó, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã nhắc đến hình ảnh cây tre, vốn từ lâu đã trở nên quen thuộc trong tâm thế của mỗi người Việt Nam:
"Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín"
(Cây tre Việt Nam - Thép Mới)
Hình ảnh cây tre đã đi vào truyền thuyết Thánh Gióng với người anh hùng nhổ tre đánh giặc. Hai chữ “lớn lên” gợi liên tưởng đến hình ảnh chú bé làng Ngà mới lên ba vươn vai thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt khi Đất Nước bị giặc Ân xâm lược. Cây tre vì thế đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh tinh thần dân tộc quật cường đánh giặc cứu nước và giữ nước. Cây tre còn trở thành biểu tượng cho những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam thật thà chất phác, cần cù, chăm chỉ, đôn hậu thuỷ chung, yêu chuộng hoà bình... Bởi vì:
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)

Câu thơ "Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc" như vậy đã thể hiện quá trình lớn lên của đất nước. Đất nước lớn dần lên trong sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ bờ cõi, trong những cuộc trường chinh không ngừng nghỉ của cha ông trong suốt mấy ngàn năm lịch sử.
- Đất nước còn bắt đầu và lớn mạnh dần lên trong quá trình lao động lam lũ, vất vả để làm ra hạt lúa, hạt gạo, làm ra những giá trị vật chất cho đất nước thể hiện rõ qua câu thơ "Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng". Thành ngữ "Một nắng, hai sương" đã cho thấy đất nước lớn lên trong nhọc nhằn, lam lũ. Các động từ “Xay - giã - giần - sàng” là những hoạt động trong quy trình sản xuất ra hạt gạo. Để làm ra hạt gạo ta ăn hằng ngày, người nông dân phải trải qua bao nắng sương vất vả gieo cấy, xay giã, giần sàng. Thấm vào trong hạt gạo bé nhỏ ấy là mồ hôi vị mặn nhọc nhằn của người nông dân. Bởi vậy, ăn hạt gạo dẻo thơm ta phải nhớ công ơn người đã làm ra nó:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
(Ca dao)
Cũng vì vậy mà nhà thơ Thanh Hải đã cảm nhận và khái quát quá trình đi lên đầy gian lao của đất nước:
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
(Mùa xuân nho nhỏ-Thanh Hải)

3. Đánh giá về nội dung và nghệ thuật

Để viết nên những vần thơ có sức lay động thực sự, có khả năng vượt qua mọi định luật băng hoại của thời gian không thừa nhận cái chết(Satưkhốp Sêđrin), nhà thơ phải vừa có tài năng và tâm huyết, vừa đắm mình vào cuộc đời, vừa không ngừng tìm tòi khám phá, “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Một nhà thơ nước ngoài đã từng thấm thía giá trị cao quí của lao động thi ca:
“Phí tổn ngàn cân quặng chữ
Để thu về một chữ mà thôi
Những chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài”
Nhà thơ phải “trả giá cắt cổ” cho ngôn ngữ thơ ca nếu muốn những vần thơ ấy trở nên bất tử. Lao động nghệ thuật là hình thức lao động của trí óc và trái tim. Phải có những rung động mãnh liệt trước cuộc đời và những khám phá, sáng tạo độc đáo ta mới có thơ ca chân chính. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm bằng rung cảm mãnh liệt, sự tâm huyết và tài năng nghệ thuật đặc biệt đã sử dụng một cách đầy sáng tạo chất liệu văn hóa, văn học dân gian như: sử dụng cách mở đầu của chuyện cổ tích, sử dụng thành ngữ, nhắc đến các câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, hình ảnh ca dao, phong tục tập quán để thể hiện quan niệm đất nước rất gần gũi thân thiết với mỗi con người. Những cấu trúc được lặp đi lặp lại như "Đất nước có từ...", "Đất nước có trong...", "Đất nước bắt đầu...", "Đất nước lớn lên..." góp phần thể hiện quá trình sinh thành, tồn tại và lớn lên của đất nước, trải qua thời gian và trong tiềm thức của con người. Cùng với thể thơ tự do, phóng túng, câu thơ dài ngắn không đều; ngôn từ, hình ảnh giản dị, gần gũi; nhịp điệu linh hoạt; chất trữ tình kết hợp với chất chính luận, cảm xúc kết hợp với suy tưởng đã tạo nên những câu thơ hấp dẫn, cảm động... Những đặc sắc nghệ thuật này đã tạo ra vẻ đẹp riêng cho thơ Nguyễn Khoa Điềm và thể hiện sâu sắc hơn những cảm nhận sâu sắc, mới mẻ, độc đáo của ông về đất nước. Đoạn trích "Đất nước" giúp chúng ta thấy yêu và gắn bó hơn với quê hương, đất nước mình. Từ đó ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình với đất nước.

St
Thêm
  • Like
Reactions: Thích Văn Học
2K
1
0
1. " Đam mê và thành công luôn đi cùng nhau " ( Bill Gates)
2. " Sống là cho không chỉ nhận riêng mình " ( Tố Hữu)
3. " Chỉ động lực không là không đủ . Nếu bạn có một kẻ ngu và bạn truyền động lực cho hắn , giờ bạn có một kẻ ngu hăng hái " ( Jim Rohn)
4. " Hạnh phúc sinh trưởng bên lò sưởi của chúng ta , chứ không phải hái được trong vườn nhà người khác " ( Douglas Jerrold)
5. " Giáo dục là vũ khí mạnh nhất để chúng ta thay đổi thế giới" (Nelson Mandela)
Thêm
Các trích dẫn hay cho bài NLXH
2K
3
6
Bài thơ Việt Bắc nằm trong tập thơ cùng tên của Tố Hữu, một tập thơ kháng chiến, là đỉnh cao của thơ Tố Hữu cũng là đỉnh cao của thơ kháng chiến.

Bài thơ ra đời gắn với một thời điểm lịch sử: Đó là cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm gian khổ và vô cùng anh dũng của đất nước ta, của nhân dân ta vừa khép lại, chuyển sang một thời kỳ cách mạng mới: Hòa bình xây dựng miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Bài thơ Việt Bắc đã đưa người đọc trở về với những nhớ thương, những kỷ niệm, những nghĩa tình sâu nặng của những người cán bộ kháng chiến với chiến khu Việt Bắc.

Đoạn thơ:
"Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung."

Được đánh giá là đạt đến độ toàn bích, thể hiện được nét đặc sắc trong vẻ đẹp ngòi bút thơ Tố Hữu.

Đoạn thơ có thể chia làm hai phần, phần đầu gồm hai câu:

"Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người."

Như lời mở đầu đưa đẩy trong các cuộc hát giao duyên. Trong đó người ra đi (như người con trai) vừa ướm hỏi lòng người ở lại (như người con gái), vừa khẳng định những tình cảm trong lòng mình. Phần hai gồm tám câu, chia đều thành bốn cặp lục bát, mỗi cặp câu đều xuất hiện hình ảnh hoa và hình ảnh con người. Có thể gọi đó là một bức tranh tứ bình về bốn mùa bằng những nét đặc trưng nhất của miền quê cách mạng này.

Cấu tứ của cả bài thơ theo lối đối đáp trong hát giao duyên (của dân ca quan họ) và hai câu mở đầu trong đoạn thơ này cũng được viết theo lối cấu tứ ấy.

Lời đối là lời của người ra đi nhưng được thực hiện như là lời của người con trai trong cuộc hát giao duyên, đối đáp.

"Ta về, mình có nhớ ta".

Chữ “mình” được dùng ở ngôi thứ hai. Thường thì, trong cuộc sống, việc sử dụng ngôn từ như thế chỉ xuất hiện trong quan hệ tình yêu lứa đôi hoặc tình cảm vợ chồng.

Lời lẽ ấy, đủ tạo được giọng điệu ngọt ngào và sắc thái thân mật trong quan hệ người đi - kẻ ở. Câu thơ, không chỉ đơn thuần là một lời hỏi rằng người ở lại có nhớ người ra đi hay không mà còn ngầm chứa một thông điệp khẳng định về tình cảm của người ra đi rằng: Ta chẳng biết mình có nhớ ta không nhưng ngay cả khi mình không nhớ ta thì ta vẫn cứ nhớ mình. Mà, nỗi nhớ mới thật là tế nhị, thật là duyên dáng:

"Ta về, ta nhớ những hoa cùng người."

Thiên nhiên Việt Bắc, đâu chỉ có vẻ đẹp của hoa. Và ở đây, hoa được đồng hiện với người. Đó, hẳn là một dụng ý nghệ thuật của Tố Hữu. Hoa là thứ đẹp nhất của thiên nhiên và con người là đối tượng đẹp nhất của cuộc sống. Dân gian có câu “Người ta là hoa của đất”. Vì lẽ ấy, hoa và người đồng hiện là sự đồng hiện của những gì đẹp nhất, tinh túy nhất trong cuộc sống này. Phải là “hoa cùng người” chứ không thể là “hoa và người” vì nếu như thế thì sẽ không làm rõ được sự hòa đồng, sự soi chiếu, sự bổ sung của cả hai đối tượng; hoa tô điểm cho người và con người xuất hiện làm cho hoa thêm sinh động có hồn.

Hai câu thơ còn như một lời giới thiệu khái quát, như lời đề từ dẫn dụ người đọc vào bức tranh tứ bình về “hoa cùng người” Việt Bắc.
Với nghệ thuật hội họa trung đại, tranh tứ bình là bộ tranh phổ biến gồm bốn bức, mô tả bốn mặt của một đối tượng nào đấy. Như tùng - cúc - trúc - mai; ngư - tiều - canh - mục; long - li - quy - phượng.v.v...Mỗi bộ tranh như thế, tự nó là một cách khái quát riêng, một thế giới riêng.

Đoạn thơ của Tố Hữu là bộ tranh tứ bình đẹp và đáng quý về “hoa cùng người” của bốn mùa ở Việt Bắc.

Mở đầu, là bức tranh mùa đông, Việt Bắc hiện lên như một miền quê lặng lẽ:

"Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng."

Chỉ một chữ “xanh” nhưng người đọc cũng hình dung được đó là sắc màu cơ bản của bức tranh này. Màu xanh làm nền cho “hoa chuối đỏ tươi” nổi bật. Nếu màu xanh gợi ra vẻ mênh mông, trầm tĩnh của cảnh thiên nhiên nơi núi rừng thì màu đỏ của hoa chuối đã làm sáng lên cả một góc rừng. Gắn với hoa chuối, có lẽ chỉ một từ thích hợp là “đỏ tươi”. Hình ảnh hoa chuối bổ sung cho gam màu của bức tranh phong cảnh về mùa đông thêm sinh động, sáng tươi. Trên nền cảnh ấy, hình ảnh con người xuất hiện.

"Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng."
Không phải ngẫu nhiên tác giả nhớ về hình ảnh con người gắn với vị trí đang là ở “đèo cao”. Tại đỉnh đèo, ánh nắng chiếu vào lưỡi dao gài ở thắt lưng của con người sẽ lóe sáng, lấp lánh. Không chỉ là thiên nhiên tô điểm cho vẻ đẹp của con người mà quan trọng hơn là câu thơ gợi được một tư thế vững chãi, tự tin của con gnười làm chủ nơi núi rừng.

Bức tranh thứ hai, phác họa cũng chỉ bằng vài nét chấm phá về thiên nhiên và con người trong mùa xuân nơi núi rừng Việt Bắc:

"Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang."

Khác với bức tranh mùa đông có nền là màu xanh trầm tĩnh, mùa xuân, nền là màu trắng của hoa mơ. Và, nếu ở bức tranh thứ nhất, màu đỏ của hoa chuối làm nền cho bức tranh tươi sáng thì ở đây, hai chữ “trắng rừng” cũng làm bừng sáng bức tranh phong cảnh.

Trên nền cảnh ấy, hiện ra hình ảnh con người với công việc thầm lặng:

"Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang."

Công việc ấy, không chỉ cần sự chăm chỉ, còn cần sự cẩn trọng và khéo léo. Câu thơ giúp ta hiểu thêm một nét phẩm chất đáng quý nữa ở người dân Việt Bắc.

"Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình."

Khác với hai bức tranh trên, chủ yếu được tái hiện bằng màu sắc, đường nét và ánh sáng. Bức tranh thứ ba đã xuất hiện âm thanh. Đó là tiếng nhạc của ve. Dù không tả trực tiếp âm thanh của ve nhưng qua thực tế, có thể khẳng định: Âm thanh tiếng ve là âm thanh rộn ra sôi động - âm thanh có thể làm xao động cả không gian. Hè đến thì ve kêu hay âm vang tiếng ve là lời mời gọi mùa hè xuất hiện? Chỉ biết rằng khi hè đến thì mọi người được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ diệu của rừng phách.

Chữ “đổ” trong câu thơ “Ve kêu rừng phách đổ vàng” không chỉ có ý nghĩa là “ngả” (ngả màu) mà còn nói rõ sự mau lẹ trong việc biến đổi màu sắc. Trong những ngày cuối cùng của mùa xuân, những cây phách vẫn còn là màu xanh, nụ hoa vẫn náu kín trong kẽ lá. Nhưng khi những tiếng ve đầu tiên của mùa hè cất lên thì chúng nhất loạt trổ hoa vàng. Chỉ trong một vài ngày, màu vàng đã chiếm lĩnh không gian của khu rừng mùa hạ. Trên nền cảnh ấy, xuất hiện hình ảnh “cô em gái hái măng một mình”. Hình ảnh cô gái gắn với công việc như thế gợi ra một vẻ đẹp chịu thương, chịu khó, hay lam hay làm.

Bộ tranh tứ bình, kết thúc bằng bức tranh mùa thu. Ba bức tranh trên là cảnh ngày, bức tranh thu là cảnh đêm:

"Rừng thu trăng rọi hòa bình".

Vầng trăng tỏa sáng trong rừng thu. Đó là một cảnh đẹp, nên thơ, huyền ảo, phù hợp cho việc xuất hiện âm thanh của tiếng hát:

"Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung."

“Tiếng hát ân tình” biểu hiện ân tình của người hát. Câu thơ, vì thế mà gợi ra đầy đủ vẻ tình tứ của người trong khúc hát giao duyên. Nhưng không chỉ có thế, qua tiếng hát ấy, ta còn thấy được phẩm chất ân tình, chung thủy của người Việt Bắc dành cho cán bộ kháng chiến, cho cách mạng.

Bốn bức tranh là bốn cảnh sắc của bốn mùa trong năm tại Việt Bắc đồng thời cũng là bốn dáng điệu, bốn nét phẩm chất nổi bật của con người trên quê hương cách mạng. Bốn chữ gắn với bốn bức tranh tạo nên âm hưởng mặn mà, da diết của cảm xúc, của giọng điệu ngọt ngào, ân tình tha thiết - giọng điệu riêng của thơ Tố Hữu.

Cre: Hồ Đức Việt
Thêm
717
0
1
Cho em hỏi ngoài Tự tình II thì còn bài thơ nào của Hồ Xuân Hương có nghệ thuật tả cảnh ngụ tình không ạ?
Thêm
555
3
1

Jenny Lục Ngạn

Học tốt văn ^^
2/10/23
32
17
8,000
Bắc Giang
forum.lucngan.net
Xu
376,866
Xem thêm


Bút pháp tả cảnh ngụ tình là gì?​

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là một thi pháp...
 
  • Like
Reactions: Vanhoctre
Vincent Van Gogh từng nói rằng “Chúng ta càng tiến bước trên đường đời, mọi việc lại càng khó khăn hơn, nhưng chính trong khi chống lại sự gian khổ mà sức mạnh nội tâm của con tim được”. Chính trong sự kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ ấy mà con người có thể khám phá ra những sức mạnh nội lực của bản thân bởi nhiều khi chúng ở sâu đến nỗi chính ta cũng không nhận ra.

Thầy Nguyễn Ngọc Ký sinh ra đã bại liệt cả hai tay. Không đầu hàng số phận, từ nhỏ, thầy đã miệt mài tập viết bằng chân. Biết bao lần thất bại khiến thầy đau đớn và muốn bỏ cuộc nhưng nhờ sự kiên trì phi thường, thầy đã không những viết được chữ bằng chân mà còn viết rất đẹp và su này trở thành thầy giáo ưu tú.

Thomas Edison: Ông là một trong những nhà phát minh nổi tiếng nhất trong lịch sử và đã thành công trong việc phát minh đèn huỳnh quang và hệ thống phát điện. Trong quá trình nghiên cứu, ông đã thử nghiệm hơn 10.000 mẫu trước khi tìm ra vật liệu phù hợp để tạo ra bóng đèn. Ông từng nói: "Tôi không thất bại. Tôi chỉ tìm ra 10.000 cách không thành công."

J.K. Rowling: Tác giả của loạt truyện Harry Potter đã trải qua nhiều thất bại và gặp nhiều khó khăn trước khi cuốn sách đầu tiên của cô được xuất bản. Cô đã bị từ chối bởi nhiều nhà xuất bản trước khi cuối cùng tìm được nhà xuất bản cho cuốn sách. Nhưng J.K. Rowling không từ bỏ và tiếp tục viết, với lòng kiên trì, cuối cùng bà đã tạo nên một hiện tượng văn học toàn cầu.

sưu tầm dẫn chứng về lòng kiên trì.
Thêm
2K
2
5
Vincent Van Gogh từng nói rằng “Chúng ta càng tiến bước trên đường đời, mọi việc lại càng khó khăn hơn, nhưng chính trong khi chống lại sự gian khổ mà sức mạnh nội tâm của con tim được”. Chính trong sự kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ ấy mà con người có thể khám phá ra những sức mạnh nội lực của bản thân bởi nhiều khi chúng ở sâu đến nỗi chính ta cũng không nhận ra.

Thầy Nguyễn Ngọc Ký sinh ra đã bại liệt cả hai tay. Không đầu hàng số phận, từ nhỏ, thầy đã miệt mài tập viết bằng chân. Biết bao lần thất bại khiến thầy đau đớn và muốn bỏ cuộc nhưng nhờ sự kiên trì phi thường, thầy đã không những viết được chữ bằng chân mà còn viết rất đẹp và su này trở thành thầy giáo ưu tú.

Thomas Edison: Ông là một trong những nhà phát minh nổi tiếng nhất trong lịch sử và đã thành công trong việc phát minh đèn huỳnh quang và hệ thống phát điện. Trong quá trình nghiên cứu, ông đã thử nghiệm hơn 10.000 mẫu trước khi tìm ra vật liệu phù hợp để tạo ra bóng đèn. Ông từng nói: "Tôi không thất bại. Tôi chỉ tìm ra 10.000 cách không thành công."

J.K. Rowling: Tác giả của loạt truyện Harry Potter đã trải qua nhiều thất bại và gặp nhiều khó khăn trước khi cuốn sách đầu tiên của cô được xuất bản. Cô đã bị từ chối bởi nhiều nhà xuất bản trước khi cuối cùng tìm được nhà xuất bản cho cuốn sách. Nhưng J.K. Rowling không từ bỏ và tiếp tục viết, với lòng kiên trì, cuối cùng bà đã tạo nên một hiện tượng văn học toàn cầu.

sưu tầm dẫn chứng về lòng kiên trì.
Thêm
2K
2
5
Vincent Van Gogh từng nói rằng “Chúng ta càng tiến bước trên đường đời, mọi việc lại càng khó khăn hơn, nhưng chính trong khi chống lại sự gian khổ mà sức mạnh nội tâm của con tim được”. Chính trong sự kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ ấy mà con người có thể khám phá ra những sức mạnh nội lực của bản thân bởi nhiều khi chúng ở sâu đến nỗi chính ta cũng không nhận ra.

Thầy Nguyễn Ngọc Ký sinh ra đã bại liệt cả hai tay. Không đầu hàng số phận, từ nhỏ, thầy đã miệt mài tập viết bằng chân. Biết bao lần thất bại khiến thầy đau đớn và muốn bỏ cuộc nhưng nhờ sự kiên trì phi thường, thầy đã không những viết được chữ bằng chân mà còn viết rất đẹp và su này trở thành thầy giáo ưu tú.

Thomas Edison: Ông là một trong những nhà phát minh nổi tiếng nhất trong lịch sử và đã thành công trong việc phát minh đèn huỳnh quang và hệ thống phát điện. Trong quá trình nghiên cứu, ông đã thử nghiệm hơn 10.000 mẫu trước khi tìm ra vật liệu phù hợp để tạo ra bóng đèn. Ông từng nói: "Tôi không thất bại. Tôi chỉ tìm ra 10.000 cách không thành công."

J.K. Rowling: Tác giả của loạt truyện Harry Potter đã trải qua nhiều thất bại và gặp nhiều khó khăn trước khi cuốn sách đầu tiên của cô được xuất bản. Cô đã bị từ chối bởi nhiều nhà xuất bản trước khi cuối cùng tìm được nhà xuất bản cho cuốn sách. Nhưng J.K. Rowling không từ bỏ và tiếp tục viết, với lòng kiên trì, cuối cùng bà đã tạo nên một hiện tượng văn học toàn cầu.

sưu tầm dẫn chứng về lòng kiên trì.
Thêm
2K
2
5
Vincent Van Gogh từng nói rằng “Chúng ta càng tiến bước trên đường đời, mọi việc lại càng khó khăn hơn, nhưng chính trong khi chống lại sự gian khổ mà sức mạnh nội tâm của con tim được”. Chính trong sự kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ ấy mà con người có thể khám phá ra những sức mạnh nội lực của bản thân bởi nhiều khi chúng ở sâu đến nỗi chính ta cũng không nhận ra.

Thầy Nguyễn Ngọc Ký sinh ra đã bại liệt cả hai tay. Không đầu hàng số phận, từ nhỏ, thầy đã miệt mài tập viết bằng chân. Biết bao lần thất bại khiến thầy đau đớn và muốn bỏ cuộc nhưng nhờ sự kiên trì phi thường, thầy đã không những viết được chữ bằng chân mà còn viết rất đẹp và su này trở thành thầy giáo ưu tú.

Thomas Edison: Ông là một trong những nhà phát minh nổi tiếng nhất trong lịch sử và đã thành công trong việc phát minh đèn huỳnh quang và hệ thống phát điện. Trong quá trình nghiên cứu, ông đã thử nghiệm hơn 10.000 mẫu trước khi tìm ra vật liệu phù hợp để tạo ra bóng đèn. Ông từng nói: "Tôi không thất bại. Tôi chỉ tìm ra 10.000 cách không thành công."

J.K. Rowling: Tác giả của loạt truyện Harry Potter đã trải qua nhiều thất bại và gặp nhiều khó khăn trước khi cuốn sách đầu tiên của cô được xuất bản. Cô đã bị từ chối bởi nhiều nhà xuất bản trước khi cuối cùng tìm được nhà xuất bản cho cuốn sách. Nhưng J.K. Rowling không từ bỏ và tiếp tục viết, với lòng kiên trì, cuối cùng bà đã tạo nên một hiện tượng văn học toàn cầu.

sưu tầm dẫn chứng về lòng kiên trì.
Thêm
2K
2
5
Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và những chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó giúp con người sống “ra người” hơn, sống tốt hơn, nếu ta biết tìm trong mỗi quyển sách những vệt sáng, những nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời và của con người (Theo Nhà văn nói về môn Văn – Văn học và tuổi trẻ – NXB GD, 2015)

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào, bằng việc tìm hiểu một số truyện ngắn hiện đại, hãy làm sáng tỏ.
--------

1. Giải thích ý kiến. – “Văn chương”: là loại hình nghệ thuật bao gồm các sáng tác dùng ngôn từ nghệ thuật để phản ánh cuộc sống con người.

– “Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và những chiều sâu đáng kinh ngạc”: văn chương thầm lặng đem đến cho người đọc những trải nghiệm mà một cuộc đời khó lòng thấu trải hết. Nó giúp người đọc thỏa mãn nhu cầu nếm trải sự sống muôn hình vạn trạng. Đến với văn học, ta không chỉ khám phá, nhận thức hiện thực mà còn cảm nhận, hiểu biết tư tưởng, tình cảm, ước mơ, khát vọng của nhân loại và chính mình.

– Nó giúp con người sống “ra người” hơn, sống tốt hơn, nếu ta biết tìm trong mỗi quyển sách những vệt sáng, những nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời và của con người:
+ Nếu ta biết tìm trong mỗi quyển sách những vệt sáng, những nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời và của con người: Vệt sáng, nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời và của con người: sự phát hiện của nhà văn về những vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong thế giới tâm hồn con người, có tác động tích cực đối với con người, cuộc đời. Người đọc sẽ nhận ra ý nghĩa của văn chương với tâm hồn mình từ chính điều này. Nếu người đọc chủ động tìm kiếm cái đẹp ẩn kín, tiềm tàng cũng như nhận ra sự thể hiện những vẻ đẹp sâu thẳm trong hình tượng nghệ thuật ở tác phẩm thì sẽ nhận ra được những thông điệp thẩm mĩ sâu xa. Nó giúp con người sống “ra người” hơn, sống tốt hơn: tác phẩm văn học đem lại cho con người niềm vui trong sáng, thánh thiện, làm nảy nở trong tâm hồn ta những xúc cảm cao đẹp, hướng ta đến những phẩm chất tốt đẹp mang tính nhân văn.

2. Bàn luận về ý kiến. – Văn học nghệ thuật phản ánh cuộc sống một cách tổng hợp, toàn vẹn trong mọi quan hệ đa dạng, phức tạp, tập trung khám phá chiều sâu khôn cùng của tâm hồn con người.
– Văn học có sứ mệnh cao cả bởi tác động sâu sắc tới đời sống tinh thần con người: văn học làm giàu thêm nhận thức của con người về thế giới xung quanh, về chính bản thân mình; văn học bồi đắp, nâng đỡ, thanh lọc tâm hồn con người, khiến con người trở nên hoàn thiện, người hơn, sống tốt hơn.
– Văn học luôn đồng hành với nhân loại, có vị trí không thể thay thế được trong đời sống của con người.
– Mỗi tác phẩm là một thế giới. Văn học giúp chúng ra trải nghiệm cuộc sống thông qua thế giới hư cấu nhưng sinh động và chân thực.

3. Làm sáng tỏ ý kiến bằng việc tìm hiểu một số truyện ngắn hiện đại trước 1945.

Thí sinh được tự do lựa chọn một vài truyện ngắn hiện đại mà mình yêu thích để thấu hiểu vấn đề. Tuy nhiên, đây không phải là cảm nhận toàn bộ tác phẩm mà cần tập trung vào hai phương diện:

– Chỉ ra các thông điệp nghệ thuật, những trải nghiệm về cuộc sống, số phận, nhân cách hay chiều sâu tâm hồn con người trong tác phẩm. Từ tác phẩm, khám phá những điều mới mẻ trong cái bình thường, phát hiện chân lí sâu xa trong những điều giản dị.

– Từ việc phát hiện cái Đẹp sâu xa của nội dung tác phẩm ở những vệt sáng, nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất của nhân vật, hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm mà nhận ra giá trị nâng đỡ, thanh lọc tâm hồn con người của tác phẩm. Đó cũng chính là sứ mệnh cao cả muôn đời của văn chương nghệ thuật.

4. Bình luận ý kiến.

– Ý kiến là lời tâm sự, chia sẻ của một người cầm bút luôn yêu quý và trân trọng văn chương, chỉ ra sứ mệnh cao cả của văn chương với con người.
– Ý kiến là định hướng để người đọc tìm hiểu, tiếp cận tác phẩm trong chiều sâu tư tưởng của nó.
– Bồi dưỡng tình yêu, niềm say mê văn học nói riêng, tình nhân ái, tư tưởng sống đẹp cho bạn đọc nói chung.
Thêm
  • Like
Reactions: Vanhoctre and VHT
543
2
0
Vincent Van Gogh từng nói rằng “Chúng ta càng tiến bước trên đường đời, mọi việc lại càng khó khăn hơn, nhưng chính trong khi chống lại sự gian khổ mà sức mạnh nội tâm của con tim được”. Chính trong sự kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ ấy mà con người có thể khám phá ra những sức mạnh nội lực của bản thân bởi nhiều khi chúng ở sâu đến nỗi chính ta cũng không nhận ra.

Thầy Nguyễn Ngọc Ký sinh ra đã bại liệt cả hai tay. Không đầu hàng số phận, từ nhỏ, thầy đã miệt mài tập viết bằng chân. Biết bao lần thất bại khiến thầy đau đớn và muốn bỏ cuộc nhưng nhờ sự kiên trì phi thường, thầy đã không những viết được chữ bằng chân mà còn viết rất đẹp và su này trở thành thầy giáo ưu tú.

Thomas Edison: Ông là một trong những nhà phát minh nổi tiếng nhất trong lịch sử và đã thành công trong việc phát minh đèn huỳnh quang và hệ thống phát điện. Trong quá trình nghiên cứu, ông đã thử nghiệm hơn 10.000 mẫu trước khi tìm ra vật liệu phù hợp để tạo ra bóng đèn. Ông từng nói: "Tôi không thất bại. Tôi chỉ tìm ra 10.000 cách không thành công."

J.K. Rowling: Tác giả của loạt truyện Harry Potter đã trải qua nhiều thất bại và gặp nhiều khó khăn trước khi cuốn sách đầu tiên của cô được xuất bản. Cô đã bị từ chối bởi nhiều nhà xuất bản trước khi cuối cùng tìm được nhà xuất bản cho cuốn sách. Nhưng J.K. Rowling không từ bỏ và tiếp tục viết, với lòng kiên trì, cuối cùng bà đã tạo nên một hiện tượng văn học toàn cầu.

sưu tầm dẫn chứng về lòng kiên trì.
Thêm
2K
2
5
Vincent Van Gogh từng nói rằng “Chúng ta càng tiến bước trên đường đời, mọi việc lại càng khó khăn hơn, nhưng chính trong khi chống lại sự gian khổ mà sức mạnh nội tâm của con tim được”. Chính trong sự kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ ấy mà con người có thể khám phá ra những sức mạnh nội lực của bản thân bởi nhiều khi chúng ở sâu đến nỗi chính ta cũng không nhận ra.

Thầy Nguyễn Ngọc Ký sinh ra đã bại liệt cả hai tay. Không đầu hàng số phận, từ nhỏ, thầy đã miệt mài tập viết bằng chân. Biết bao lần thất bại khiến thầy đau đớn và muốn bỏ cuộc nhưng nhờ sự kiên trì phi thường, thầy đã không những viết được chữ bằng chân mà còn viết rất đẹp và su này trở thành thầy giáo ưu tú.

Thomas Edison: Ông là một trong những nhà phát minh nổi tiếng nhất trong lịch sử và đã thành công trong việc phát minh đèn huỳnh quang và hệ thống phát điện. Trong quá trình nghiên cứu, ông đã thử nghiệm hơn 10.000 mẫu trước khi tìm ra vật liệu phù hợp để tạo ra bóng đèn. Ông từng nói: "Tôi không thất bại. Tôi chỉ tìm ra 10.000 cách không thành công."

J.K. Rowling: Tác giả của loạt truyện Harry Potter đã trải qua nhiều thất bại và gặp nhiều khó khăn trước khi cuốn sách đầu tiên của cô được xuất bản. Cô đã bị từ chối bởi nhiều nhà xuất bản trước khi cuối cùng tìm được nhà xuất bản cho cuốn sách. Nhưng J.K. Rowling không từ bỏ và tiếp tục viết, với lòng kiên trì, cuối cùng bà đã tạo nên một hiện tượng văn học toàn cầu.

sưu tầm dẫn chứng về lòng kiên trì.
Thêm
2K
2
5
Thói dối trá quả là một biểu hiện của sự suy đồi đạo đức. Do đó chúng cần kiên quyết và đấu tranh cho sự thật góp phần xây dựng xã hội phát triển và văn minh hơn.

Bài tham khảo 1

Nói dối là một cách nói khác đi không đúng với sự thật, không đúng với tâm trạng, suy nghĩ của mình, cố ý che giấu một cái gì đó, thậm chí xuyên tạc, nói chệch đi khiến người nghe phải tin để đạt được mục đích cho mình. Ông cha ta đã cảnh tỉnh rằng trong xã hội không thiếu những kẻ bề ngoài thơn thớt nói cười, bề trong nham hiểm giết người không dao, rồi những hạng người ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa cũng không phải ít trong cuộc đời. Thử đi tìm nguyên nhân của căn bệnh này thì thấy rằng: Do thiếu trung thực, xa thực tế, chỉ muốn cầu lợi, chỉ thích được khen, không muốn bị nhắc nhở, thích được ve vuốt, được tung hô thì ắt có kẻ lợi khẩu uốn éo và khi ấy và khi ấy nói dối trở thành nghệ thuật luồn lách của những kẻ vụ lợi, háo danh. Khi đã quen nói dối và nghe nói dối rồi thì người ta sẽ dửng dưng với tất cả, coi thường tất cả. Cái đáng lo ngại là khi âm hưởng ngọt ngào của nói dối đã trở thành bùa hộ mạng có hiệu quả cho những kẻ bất tài luôn hành xử theo phương châm công thì của tôi, còn tội thì chúng ta. Do đó họ cố tình khai khống, kê khống thành tích, bằng cấp để tô son trát phấn cho mình, để oai với người khác và để... tự huyễn hoặc mình. Báo cáo không trung thực - căn bệnh thành tích này chính là nói dối vậy. Và khi cấp trên lại quan liêu nữa thì quả là một đại họa đối với xã hội. Làm thể nào để ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng này? Thiết nghĩ, cần phải nâng cao tinh thần phê bình và tự phê bình. Đồng thời, thực hiện dân chủ sinh hoạt trong cộng đồng. Phê bình phải như một ngọn roi quất vào, gột rửa và hạn chế căn bệnh này. Phải biết tôn trọng sự thật, nói đúng sự thật. Chẳng hạn, ông huấn luyện viên Alfred Riedl - người có ấn tượng khá sâu đậm đối với người hâm mộ bóng đá Việt Nam, trong một lần trả lời Hãng thông tấn Pháp AFP nói: Bóng đá được cấu thành từ các câu lạc bộ. Các vị chủ tịch, các nhà quản lí, các huấn luyện viên và trước hết là các cầu thủ ở các câu lạc bộ cần phải nhìn lại mình trong gương mỗi khi đội tuyển thất bại. Nếu giải vô địch quốc gia tồi, chúng ta chỉ có thể có một đội tuyển quốc gia tồi. Tôi nghĩ rằng đây là một nhận xét chân tình, mặc dù người hâm mộ không mong muốn, nhưng dù sao đó là sự thật mà chúng ta phải bình tĩnh đánh giá - không thể khác được đâu!

suu tầm
Thêm
  • Like
Reactions: Macaronn001
662
1
3
Thói dối trá quả là một biểu hiện của sự suy đồi đạo đức. Do đó chúng cần kiên quyết và đấu tranh cho sự thật góp phần xây dựng xã hội phát triển và văn minh hơn.

Bài tham khảo 1

Nói dối là một cách nói khác đi không đúng với sự thật, không đúng với tâm trạng, suy nghĩ của mình, cố ý che giấu một cái gì đó, thậm chí xuyên tạc, nói chệch đi khiến người nghe phải tin để đạt được mục đích cho mình. Ông cha ta đã cảnh tỉnh rằng trong xã hội không thiếu những kẻ bề ngoài thơn thớt nói cười, bề trong nham hiểm giết người không dao, rồi những hạng người ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa cũng không phải ít trong cuộc đời. Thử đi tìm nguyên nhân của căn bệnh này thì thấy rằng: Do thiếu trung thực, xa thực tế, chỉ muốn cầu lợi, chỉ thích được khen, không muốn bị nhắc nhở, thích được ve vuốt, được tung hô thì ắt có kẻ lợi khẩu uốn éo và khi ấy và khi ấy nói dối trở thành nghệ thuật luồn lách của những kẻ vụ lợi, háo danh. Khi đã quen nói dối và nghe nói dối rồi thì người ta sẽ dửng dưng với tất cả, coi thường tất cả. Cái đáng lo ngại là khi âm hưởng ngọt ngào của nói dối đã trở thành bùa hộ mạng có hiệu quả cho những kẻ bất tài luôn hành xử theo phương châm công thì của tôi, còn tội thì chúng ta. Do đó họ cố tình khai khống, kê khống thành tích, bằng cấp để tô son trát phấn cho mình, để oai với người khác và để... tự huyễn hoặc mình. Báo cáo không trung thực - căn bệnh thành tích này chính là nói dối vậy. Và khi cấp trên lại quan liêu nữa thì quả là một đại họa đối với xã hội. Làm thể nào để ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng này? Thiết nghĩ, cần phải nâng cao tinh thần phê bình và tự phê bình. Đồng thời, thực hiện dân chủ sinh hoạt trong cộng đồng. Phê bình phải như một ngọn roi quất vào, gột rửa và hạn chế căn bệnh này. Phải biết tôn trọng sự thật, nói đúng sự thật. Chẳng hạn, ông huấn luyện viên Alfred Riedl - người có ấn tượng khá sâu đậm đối với người hâm mộ bóng đá Việt Nam, trong một lần trả lời Hãng thông tấn Pháp AFP nói: Bóng đá được cấu thành từ các câu lạc bộ. Các vị chủ tịch, các nhà quản lí, các huấn luyện viên và trước hết là các cầu thủ ở các câu lạc bộ cần phải nhìn lại mình trong gương mỗi khi đội tuyển thất bại. Nếu giải vô địch quốc gia tồi, chúng ta chỉ có thể có một đội tuyển quốc gia tồi. Tôi nghĩ rằng đây là một nhận xét chân tình, mặc dù người hâm mộ không mong muốn, nhưng dù sao đó là sự thật mà chúng ta phải bình tĩnh đánh giá - không thể khác được đâu!

suu tầm
Thêm
  • Like
Reactions: Macaronn001
662
1
3
Thói dối trá quả là một biểu hiện của sự suy đồi đạo đức. Do đó chúng cần kiên quyết và đấu tranh cho sự thật góp phần xây dựng xã hội phát triển và văn minh hơn.

Bài tham khảo 1

Nói dối là một cách nói khác đi không đúng với sự thật, không đúng với tâm trạng, suy nghĩ của mình, cố ý che giấu một cái gì đó, thậm chí xuyên tạc, nói chệch đi khiến người nghe phải tin để đạt được mục đích cho mình. Ông cha ta đã cảnh tỉnh rằng trong xã hội không thiếu những kẻ bề ngoài thơn thớt nói cười, bề trong nham hiểm giết người không dao, rồi những hạng người ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa cũng không phải ít trong cuộc đời. Thử đi tìm nguyên nhân của căn bệnh này thì thấy rằng: Do thiếu trung thực, xa thực tế, chỉ muốn cầu lợi, chỉ thích được khen, không muốn bị nhắc nhở, thích được ve vuốt, được tung hô thì ắt có kẻ lợi khẩu uốn éo và khi ấy và khi ấy nói dối trở thành nghệ thuật luồn lách của những kẻ vụ lợi, háo danh. Khi đã quen nói dối và nghe nói dối rồi thì người ta sẽ dửng dưng với tất cả, coi thường tất cả. Cái đáng lo ngại là khi âm hưởng ngọt ngào của nói dối đã trở thành bùa hộ mạng có hiệu quả cho những kẻ bất tài luôn hành xử theo phương châm công thì của tôi, còn tội thì chúng ta. Do đó họ cố tình khai khống, kê khống thành tích, bằng cấp để tô son trát phấn cho mình, để oai với người khác và để... tự huyễn hoặc mình. Báo cáo không trung thực - căn bệnh thành tích này chính là nói dối vậy. Và khi cấp trên lại quan liêu nữa thì quả là một đại họa đối với xã hội. Làm thể nào để ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng này? Thiết nghĩ, cần phải nâng cao tinh thần phê bình và tự phê bình. Đồng thời, thực hiện dân chủ sinh hoạt trong cộng đồng. Phê bình phải như một ngọn roi quất vào, gột rửa và hạn chế căn bệnh này. Phải biết tôn trọng sự thật, nói đúng sự thật. Chẳng hạn, ông huấn luyện viên Alfred Riedl - người có ấn tượng khá sâu đậm đối với người hâm mộ bóng đá Việt Nam, trong một lần trả lời Hãng thông tấn Pháp AFP nói: Bóng đá được cấu thành từ các câu lạc bộ. Các vị chủ tịch, các nhà quản lí, các huấn luyện viên và trước hết là các cầu thủ ở các câu lạc bộ cần phải nhìn lại mình trong gương mỗi khi đội tuyển thất bại. Nếu giải vô địch quốc gia tồi, chúng ta chỉ có thể có một đội tuyển quốc gia tồi. Tôi nghĩ rằng đây là một nhận xét chân tình, mặc dù người hâm mộ không mong muốn, nhưng dù sao đó là sự thật mà chúng ta phải bình tĩnh đánh giá - không thể khác được đâu!

suu tầm
Thêm
  • Like
Reactions: Macaronn001
662
1
3
Thói dối trá quả là một biểu hiện của sự suy đồi đạo đức. Do đó chúng cần kiên quyết và đấu tranh cho sự thật góp phần xây dựng xã hội phát triển và văn minh hơn.

Bài tham khảo 1

Nói dối là một cách nói khác đi không đúng với sự thật, không đúng với tâm trạng, suy nghĩ của mình, cố ý che giấu một cái gì đó, thậm chí xuyên tạc, nói chệch đi khiến người nghe phải tin để đạt được mục đích cho mình. Ông cha ta đã cảnh tỉnh rằng trong xã hội không thiếu những kẻ bề ngoài thơn thớt nói cười, bề trong nham hiểm giết người không dao, rồi những hạng người ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa cũng không phải ít trong cuộc đời. Thử đi tìm nguyên nhân của căn bệnh này thì thấy rằng: Do thiếu trung thực, xa thực tế, chỉ muốn cầu lợi, chỉ thích được khen, không muốn bị nhắc nhở, thích được ve vuốt, được tung hô thì ắt có kẻ lợi khẩu uốn éo và khi ấy và khi ấy nói dối trở thành nghệ thuật luồn lách của những kẻ vụ lợi, háo danh. Khi đã quen nói dối và nghe nói dối rồi thì người ta sẽ dửng dưng với tất cả, coi thường tất cả. Cái đáng lo ngại là khi âm hưởng ngọt ngào của nói dối đã trở thành bùa hộ mạng có hiệu quả cho những kẻ bất tài luôn hành xử theo phương châm công thì của tôi, còn tội thì chúng ta. Do đó họ cố tình khai khống, kê khống thành tích, bằng cấp để tô son trát phấn cho mình, để oai với người khác và để... tự huyễn hoặc mình. Báo cáo không trung thực - căn bệnh thành tích này chính là nói dối vậy. Và khi cấp trên lại quan liêu nữa thì quả là một đại họa đối với xã hội. Làm thể nào để ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng này? Thiết nghĩ, cần phải nâng cao tinh thần phê bình và tự phê bình. Đồng thời, thực hiện dân chủ sinh hoạt trong cộng đồng. Phê bình phải như một ngọn roi quất vào, gột rửa và hạn chế căn bệnh này. Phải biết tôn trọng sự thật, nói đúng sự thật. Chẳng hạn, ông huấn luyện viên Alfred Riedl - người có ấn tượng khá sâu đậm đối với người hâm mộ bóng đá Việt Nam, trong một lần trả lời Hãng thông tấn Pháp AFP nói: Bóng đá được cấu thành từ các câu lạc bộ. Các vị chủ tịch, các nhà quản lí, các huấn luyện viên và trước hết là các cầu thủ ở các câu lạc bộ cần phải nhìn lại mình trong gương mỗi khi đội tuyển thất bại. Nếu giải vô địch quốc gia tồi, chúng ta chỉ có thể có một đội tuyển quốc gia tồi. Tôi nghĩ rằng đây là một nhận xét chân tình, mặc dù người hâm mộ không mong muốn, nhưng dù sao đó là sự thật mà chúng ta phải bình tĩnh đánh giá - không thể khác được đâu!

suu tầm
Thêm
  • Like
Reactions: Macaronn001
662
1
3
Nhà vănmột nhà văn chỉ được coi là lớn khi có tư tưởng, dù rằng tư tưởng ấy có khi là bi kịch. ! Đâu chỉ có năng khiếu, có tài – cái năng khiếu, cái tài dành riêng cho nghệ thuật. Đó còn là kết quả của những cảm xúc lớn, tri thức khổng lồ, của những dằn vặt, suy ngẫm “hành xác” tinh thần, kết quả của một trí tuệ luôn hướng tới những khái quát, suy tư triết học, từ mọi vật, mọi điều cụ thể trong cuộc sống. Mỗi người cầm bút phải tự thắp cho mình một ngọn lửa, tìm cho mình một lối đi trên con đường hun hút, tránh dẫm lên dấu chân người khổng lồ để rồi bị lọt thỏm, mờ nhòa và biến mất. . “Nhà văn tồn tại ở đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi , dồn đến chân tường.
Nhà văn lúc này có cơ hội sống thật với chính mình. Nhìn từ nhu cầu xã hội, vai trò của nhà văn và văn học trở nên khiêm nhường, ít quan trọng hơn nhưng bản chất nghệ thuật của văn học và tính nghệ sĩ của nhà văn được phát huy cao độ trong nhu cầu thẩm mĩ. nhà văn lại phải đồng thời sống trong hai tư cách: tư cách công dân và tư cách nghệ sĩ. Và “Nhà văn cũng chỉ là một con người bình thường, có thể anh ta nhạy cảm hơn một số người khác, nhưng chính vì thế mà cũng yếu đuối hơn. Nhà văn không phải là người phát ngôn cho mọi người, cũng như không đại diện cho lẽ phải. Giọng của anh ta có thể rất yếu ớt, nhưng chính đó mới là giọng thực của một con người”. Vai trò đích thực mà nhà văn trong hướng tới đó là làm giàu cho suy tư và cảm xúc của nhân loại, góp kinh nghiệm sống cho đời và làm phong phú thêm tiếng mẹ đẻ.
Nhà văn không phải là người phán truyền những chân lý. “Nhà văn và tác phẩm của họ không có nhiều sức mạnh như đã từng bị ngộ nhận”- Nguyễn Huy Thiệp đã thẳng thắn nhìn vào sự thật này và dũng cảm chấp nhận chúng, chấp nhận những giới hạn trong sứ mệnh của người nghệ sĩ để từ đó đảm nhận những sứ mệnh mới của mình. Nguyễn Huy Thiệp đặc biệt yêu cầu nhà văn, văn học là phải hướng đến những giá trị nhân văn. Đó là một hằng số tồn tại vĩnh viễn: “Điều khốn nạn, trớ trêu và cũng là điểm yếu của một nhà văn là dù hiểu đời, lịch lãm đến đâu cuối cùng anh ta vẫn phải hành xử và biết trình bày tư tưởng nhân đạo một cách nghệ thuật. Giá trị nhân đạo là lí do duy nhất để văn học tồn tại”. Thường người ta xếp nhà văn cao trên ăn mày một bậc, nhà văn đứng đầu trong đám thảo dân, đứng cuối trong các phẩm trật triều đình.
Dùng cho phản biện : Và khi bàn về những người làm nghề văn chương, chữ xuất hiện dưới ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp thường là: sơ xuất, nhầm lẫn, sự bắt chước lố bịch, vị kỉ, hư đốn, đểu cáng, bất lương… Thậm chí còn cho đó là một nghề "thật nguy hiểm" và "hễ mà loạn thì phải bắt ngay"… Thực ra đây cũng là một cách hành xử nghệ thuật, một việc làm tự phản tỉnh với mình và với cả những ai đang nuôi ảo tưởng hão huyền với danh vị nhà văn. Nhà văn là gì? Chẳng là gì cả. Nó chỉ là một linh hồn nhỏ đầy lỗi lầm và luôn tìm cách sám hối vượt khỏi lỗi lầm ấy”. Và văn học - cái mà nhà văn viết ra cũng không phải là "tấm gương soi của thời đại" gì hết. "Thật nực cười cho nhiều người viết ở ta ôm ấp ý định viết ra những khuôn vàng thước ngọc, biến những câu chuyện bịa đặt của mình thành sách đạo đức hay luân lý"
Nghề văn khác với nghề khác ở chỗ nó vô chiêu, không hình tướng. Nghề văn gần với tôn giáo và chính trị. Nó đi tìm Đạo, tìm ý nghĩa cuộc sống, tìm sự giác ngộ. “Văn học không phải trò chơi, là câu chuyện phiếm. Muốn văn hay phải hiểu biết và từng trải nhiều. Văn chương chữ nghĩa không phải là lời nói suông. Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt không có núi sông kỳ lạ của thiên hạ thì không thể làm văn được”. Nhà văn dùng ngôn ngữ văn học để hướng người đọc về “cái đang là” với đích đến là đạo đức. Nghề văn cũng giống như những nghề khác. Như nấu ăn, thợ xây, buôn bán v.v.. Có thành bại, vinh nhục, giầu nghèo.
Thế giới cũng là một thế giới cực kỳ phức tạp, “thế giới” mà mỗi nhà văn nhìn thấy cũng đều chỉ là một phần của thế giới. Chỉ nhà văn vĩ đại và khác biệt mới có thể nhìn thấy phần thuộc riêng về anh ta, chứ không phải là nhìn thấy phần mà người khác nhìn thấy.
( DIÊM LIÊN KHOA ) Tôi không hy vọng thứ tôi nhìn thấy, người khác cũng nhìn thấy, thứ người khác nhìn thấy, tôi cũng có thể nhìn thấy. Tôi nghĩ cách tiếp cận riêng nhất về bản chất của hiện thực chắc chắn là cách tiếp cận nghệ thuật nhất và cách tiếp cận nghệ thuật nhất cũng chính là cách tiếp cận cá tính nhất. Nếu mỗi người trên thế giới này đều trả lời được tác phẩm hay nhất của mình là cuốn nào, thì đối với tôi, có nghĩa là sáng tác của tôi quá giản đơn. Tôi hy vọng sáng tác ở mỗi giai đoạn có sự thay đổi. Nếu mỗi người trên thế giới này đều trả lời được tác phẩm hay nhất của mình là cuốn nào, thì đối với tôi, có nghĩa là sáng tác của tôi quá giản đơn. Tôi hy vọng sáng tác ở mỗi giai đoạn có sự thay đổi.
PHẢN BIỆN : Đương nhiên kiểm duyệt là điều vô cùng tệ hại. Bởi kiểm duyệt làm mất đi sự tự do ngôn luận, tính sáng tạo, những gì anh muốn nói, muốn giãi bày hay muốn lên tiếng Trong một nhà văn, văn hóa, nhân cách, nội tâm mạnh mẽ hoặc yếu đuối cấu thành quan hệ đối ứng. Những người nội tâm không mạnh mẽ lắm, viết chủ yếu để xuất bản thì sẽ hy vọng được kiểm duyệt nhiều hơn
Nguyễn Nhật Ánh cho rằng nghề văn phải bắt đầu từ con chữ, Tô Hoài nói văn nhân phải học hỏi suốt đời, còn Nguyễn Ngọc Tư định nghĩa nhà văn là người kể câu chuyện của mình. Nghề văn rất đơn giản, chỉ cần một cây bút, một xấp giấy là có thể ung dung hành nghề Nhưng không phải ai có chữ, có giấy, có bút cũng có thể trở thành nhà văn. “Nhà văn ắt nhiên phải giỏi dùng chữ”,
người viết phải dùng chữ tạo ra nghĩa. “Chữ chứa nghĩa như con thuyền chứa món đồ mà nó chuyên chở. Nó không phải là con thuyền rỗng không” . Với văn chương nghệ thuật, có cái gọi là năng khiếu trời cho, nhưng cũng có vốn sống tạo nên. Nhà văn viết tác phẩm không phải chỉ bằng chất liệu, bằng cảm hứng mà còn bằng các hiểu biết về nghề nghiệp.
"Người viết văn là người rất nặng nợ với đời. Cuộc đời của anh ta là một cuộc đời không bao giờ được phép ngừng lăn lộn trong cuộc sống thực tế, không bao giờ ngừng nghiên cứu và quan sát xã hội".- NGUYỄN MINH CHÂU
“Tôi tin người ta luôn có những câu chuyện giống nhau, cùng sở hữu một vốn từ ngữ gần như nhau, nhưng mỗi người sẽ có một cách kể của riêng mình, từ cách chạm vào đời sống, cách người ta đặt tấm gương đón nhận những hình ảnh phản chiếu của đời sống ấy, tái tạo lại với tài năng thiên bẩm, sự trắc ẩn và tinh tế”, Nguyễn Ngọc Tư viết. nhà văn không cao hơn, nổi trội hơn các nghề khác nhưng vẫn được quý mến, bởi bản tính, lối sống, thần thái của họ là cô đọng của bản sắc nhân dân trong thời đại họ đang sống. Do vậy, thời đại nào thì văn nhân cũng vừa gần gũi, thân cận lại có vẻ lạ lùng, hơi tách biệt, dễ gây chú ý. Ý Thức trách nhiệm của người cầm bút: “Tôi viết cho ai? Cho cả mọi người” (Nghĩ về thơ).
nhà thơ cần phải quan tâm đến người đọc, phải xem những nhu cầu của người đọc là mục đích sáng tạo của thơ ca: “Tả một môi son, có khi anh chỉ nói sắc sen hồ/Phải giấu tình cảm của anh đi như ém quân trong rừng vắng/Chỉ vì anh nghĩ đến người độc giả mai sau có cái thú đi tìm vàng trên trang giấy
Thêm
Một số suy nghĩ về nhà văn và quá trình sáng tác
1K
0
1
Mỗi ngày một chút văn chương (3).png

Tặng Đoàn Phú Tứ

Bữa trước giêng hai dưới nắng đào,
Nhìn tôi cô muốn hỏi “vì sao?”
Khi tôi đến kiếm trên môi đẹp
Một thoáng cười yêu thoả khát khao.

- Vì sao giáp mặt buổi đầu tiên,
Tôi đã đày thân giữa xứ phiền,
Không thể vô tình qua trước cửa,
Biết rằng gặp gỡ đã vô duyên? -

Ai đem phân chất một mùi hương
Hay bản cầm ca! Tôi chỉ thương,
Chỉ lặng chuồi theo giòng xảm xúc
Như thuyền ngư phủ lạc trong sương

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu...

Cô hãy là nơi mấy khóm dừa
Dầm chân trong nước, đứng say sưa,
Để tôi là kẻ qua sa mạc
Tạm lánh hè gay; - thế cũng vừa.

Rồi một ngày mai tôi sẽ đi.
Vì sao, ai nỡ bỏ làm chi!
Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá
Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì.

Xuân Diệu
Nguồn: Tuyển tập Tự lực văn đoàn (tập III), NXB Hội nhà văn, 2004
Thêm
"Vì sao" - Xuân Diệu
558
3
1
ĐẠI CA LỚP 11A2

Nhằm tránh xúc phạm những người trùng tên với nhân vật, tên của nhân vật đươc ghi bằng chữ cái.

Ở thị xã G, tỉnh U có một ngôi trường đạt chuẩn Quốc gia tên là Trường THPT Lê Quý Đôn – G. Ngôi trường này là nơi có nhiều học sinh giỏi, đạt thành tích cao trong các cuộc thi và đặc biệt đã từng có thí sinh dự thi Đường lên đỉnh Olympia. Đây cũng là ngôi trường mà nhân vật chính N.H.Đ theo học. Trường có 25 lớp (chín lớp 10, tám lớp 11, tám lớp 12). Khối 11 của ngôi trường này có tám lớp 11, từ 11A1 đến 11A8. Trong đó:

11A1 và 11A2 chuyên khối A00

11A3 và 11A4 chuyên khối B00

11A5 và 11A6 chuyên khối C00

11A7 và 11A8 chuyên khối D01

11A1 là lớp chọn ban Tự nhiên, 11A5 là lớp chọn ban Xã hội



N.H.T là học sinh học lớp 11A2. Anh đi học hàng ngày như các bạn, nhưng mỗi ngày đến trường của anh là một ác mộng vì các bạn nam trong lớp chỉ trêu anh chứ không trêu ai khác. Điều này khiến anh học hành sa sút. Nhưng trong số những tên bạo bạo lực anh thì một trong số đó là con của trưởng phòng GD&ĐT thị xã U.



Một hôm, T vừa vào lớp thì T.M.D (cùng học lớp 11A2) đã vật anh và nói:

** mày, mày nợ 400 nghìn của tao à?

Tao có vay mày đâu? – T nói

D đánh anh và gọi: “Anh em đâu? Nó nợ tao 400k mà không trả. Giết nó!”

Bạn bè từng trêu T xông vào trói T. Họ liên tiếp đánh T. Họ quất anh tơi tả tới độ “hỏng CPU”(1). T phản kháng nhưng không được. Lớp trưởng C can ngăn: “DỪNG LẠẠẠẠẠẠIIIIII!!!!!!!!” nhưng không có hiệu nghiệm. Khi GVCN vào (GVCN dạy tiết 1) thì đã can ngăn.

Lũ học sinh đánh T biện minh: “Em cùng bạn đang tập võ” nhưng không qua mắt được GVCN. Họ bị phạt lao động và phải xin lỗi công khai trước lớp. Biết vậy, lũ con trai trong lớp không tham gia đánh T nói: “Hết cứu”(2).

Mời về chỗ! Tôi không có học sinh nào hư như vậy – GVCN mời những tên bạo lực kia về chỗ.

Lúc về chỗ, D nói với T: “Lúc về tao đợi cổng trường. Tao sẽ gọi đồng bọn của tao chém chết mày!”

T nói: “Mày được lắm, mày sẽ bị đi tù thôi con ạ! Còn NON và XANH lắm mới chém được tao”



Tối hôm đấy, T luyện tập kỹ năng tự vệ. Sáng hôm sau, T vào lớp, nhưng những tên bạo lực kia bắt T và mắng: “Mày dám mách cô vì bọn tao đánh mày đúng không?”. Anh trả lời: “Không, lúc đấy cô chủ nhiệm vào, nhìn thấy tạo bị đánh nen can ngăn lại”. Dù biết là GVCN đi vào và can ngăn, nhưng họ vẫn tiếp tục đánh khiến T bị thương nhẹ. Sự việc này đã đến tai hiệu trưởng P.T.P và lũ học sinh bạo lực kia bị cảnh cáo trước toàn trường và bị viết bản kiểm điểm. Sau khi bị cảnh cáo trước toàn trường, lớp 11A2 bị mang tiếng xấu. Mọi người trong khối 11 đồn: “Lớp 11A2 có bạo lực học đường ghê lắm, ai học lớp này thì như bị đày ở nhà tù Côn Đảo”. GVCN & GVBM đã cảnh cáo D và lũ học sinh bạo lực kia rất nhiều lần, nhưng họ không chịu nghe mà còn cãi lại.



Sáng hôm sau, D và lũ bạn vẫn xông vào trêu ác ý và đánh T như thường ngày. Nhưng, họ đã nhận đươc một bức thư của T:

D à, mày đánh tao như thế là đủ chưa? Tao đã phải học trong sợ hãi chỉ vì thương tích đầy mình và thói cuồng bạo của mày. Tao chịu hết nổi rồi! Mày đánh tao như nô lệ, cô bắt gặp và gank(3) mày bao nhiêu lần mà mày vẫn chưa chừa à? Lớp 11A2 mang tiếng xấu về bạo lực học đường rồi đấy!

D đọc xong, nhưng cậu ta vờ như không đọc và tiếp tục cùng đồng bọn đánh T. Hậu quả khiến T gây thương tích khá nặng (nhưng D và lũ học sinh bạo lực kia chưa đến mức xử lý hình sự) . T đau quá kêu gào thảm thiết.



Lần này thì thôi rồi D ơi! Danh tiếng lớp 11A2 bị hủy hoại bởi những tên cuồng

bạo như phát xít. Lớp 11A2 bị mang một cái biệt danh rất tàn bạo: Lớp học của những mafia. Lớp này bị trừ hết điểm thi đua và bị nêu gương xấu trước toàn trường cũng như bị “nêu tên” trước cộng đồng dân cư trong thị xã G. T phải nằm viện cấp cứu. Từ ngày đó, anh rất sợ đi học vì bạo lực học đường, nhưng anh không muốn chuyển trường vì có những bạn nữ giúp đỡ anh trong việc học tập. Giáo viên thuyết phục mãi anh mới có thể quay trở lại học tập.



Nhưng, D và lũ đồng bọn xảo quyệt kia quyết không buông tha. Họ còn tàn bạo hơn nữa. Họ đánh tới độ (4) chảy lênh láng, T ngất lịm đi và ☠. Không chỉ vậy, họ còn đánh cả lớp trưởng, GVCN và 4 bạn khác nữa, mỗi người thương tích 22%.



Sự việc này đã trở nên nổi tiếng cả nước bởi sự tàn bạo của D. D trông như Hitler, quá độc ác tới độ xứng đáng bị đày xuống 18 tầng địa ngục. Công an tỉnh U đã bắt khẩn cấp D và đồng bọn về hai tội “ người” và “Cố ý gây thương tích”. Trường THPT Lê Quý Đôn tỉnh U đã phải chịu liên lụy rất xấu: Ngôi trường của những con (5). D và đồng bọn như một tên tội phạm đặc biệt nguy hiểm, bị xã hội kỳ thị.



Ngôi trường này (Lê Quý Đôn tỉnh U) giờ mang tiếng xấu vô cùng bởi những tên độc ác kia. Số lượng học sinh đăng ký thi trường ở kỳ thi tuyển sinh vào 10 tụ dốc không phanh: chỉ còn 65 thí sinh thi trường này (năm ngoái có 600 thí sinh). Phụ huynh không muốn cho con học trường này vì sợ con bị bao lực. Trường bị tước danh hiệu “ngôi trường đạt chuẩn Quốc gia” và bị mang tiếng xấu suốt đời. 50% học sinh của trường khi biết tin đã chuyển sáng trường khác để bảo đảm an toàn tính mạng. Nhiều cựu học sinh của trường vô cùng bất mãn: Sao cái trường mình từng học lại có những tên côn đồ quá dã man như thế?



Công an tỉnh U đã chuyển hồ sơ vụ án sang VKSND tỉnh U. Bên VKSND đã quyết định buộc tội “ người” và “Cố ý gây thương tích” đối với D và các đồng bọn. 15 ngày sau, hồ sơ được chuyển đến TAND tỉnh U. D liên lạc với một đồng bọn của anh để tìm cách chạy án và khai gian để không phải đi tù. Nhưng, tất cả đều KHÔNG THỂ QUA MẮT ĐƯỢC cơ quan điều tra trước những chứng cứ và vật chứng rõ ràng như bằng chứng tố cáo tội ác tày trời. Với những tội ác ”trời không dung, đất không tha” “tàn bạo hơn cả Hitler” “tày trời” như thế, họ đã bị tuyên án 18 năm tù về hai tội: “ người” (Điều 123 BLHS 2015) và “Cố ý gây thương tích”, trong đó 18 năm tù về tội “ người”, 8 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích” (6) .



D và đồng bọn bị cùm tay và áp giải lên xe. Phía bên dưới, ngươi dân căm phẫn vì mức án quá nhẹ, đòi xử tử hình. D và đòng bọn đã bị “hứng” vài cú đấm và vài hòn đá căm phẫn vì những tội ác hết sức tàn bạo của anh. Trước cửa trại giam, D chống đối công an khiến một chiến sĩ công an ngã. Họ quyết định giam ngay và luôn. Trong tù, D nói: “Tao sẽ trả thù mày”. Cán bộ trại giam đã phải huy động rất nhiều lực lượng để khống chế anh.



3 năm sau, do không còn học sinh theo học tại trường, trường THPT Lê Quý Đôn tỉnh U đã phải giải thể. Hiệu trưởng (đã nghỉ hưu) bất mãn: “Trường bị giải thể vì không còn học sinh xin nhập học, em D trường tôi từng làm hiệu trưởng chỉ vì “thú tính” quá mà gây hại cả trường, khiến cho trường bị sụp đổ do mang tiếng bạo lực”.

Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Bỉnh khiêm của tỉnh U nói: “Ông nói đúng đấy ông ạ. Trường tôi còn biết đến em D là bài học cho bạo lực học đường. Em trong như một con sói thích ăn thịt các bạn”



15 năm sau, D và đồng được mãn hạn tù và trở về. Cảnh vật đã đổi thay, mọi người không còn nhận ra D với vẻ độc ác, máu lạnh ngày nào. Anh cùng các bạn của anh ra thăm mộ T. Đến nơi, họ thắp nén nhang, vừa khóc vừa khấn:

Tao xin lỗi mày. Bọn tao đã phải trả giá vì những tội ác mà tao cùng các bạn tù của tao 18 năm trước. Tao như một con thú (khóc nấc), tao đã gây nên tội ác trời không dung, đất không tha. Tao cũng gián tiếp khiến trường THPT Lê Quý Đôn tỉnh U bị giải thể vì bạo lực học đường quá tàn nhẫn. Tao xin lỗi mày nhé. Mong mày hãy tha thứ cho tao vì những gì đã xảy ra với mày 18 năm trước



Nhưng nửa đêm, D thường bị mất ngủ vì mơ thấy vong hồn của D gọi: “Trả mạng cho tao! Chính mày đã giết tao! Mày phải đền mạng!”





Chú thích

(1) Ý nói đầu bị đau
(2) Hết cứu: Không cứu được nữa
(3) Gank: Phạt vì phạm lỗi
(4) Nhằm tuân thủ chính sách của các nền tảng, những từ ngữ bạo lực, kinh dị được thay bằng emoji hoặc ngăn cách giữa các chữ cái
(5) Quỷ khát máu
(6) Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có mức án cao nhất là 18 năm tù.
Điều 101: Tù có thời hạn

Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;
Thêm
516
2
3
Bạn hiểu thế nào về sự đồng cảm trong cuộc sống? Khi bày tỏ sự đồng cảm với người khác hoặc khi nhận được sự đồng cảm của ai đó, bạn có tâm trạng như thế nào?

Trả lời:

- Theo em, sự đồng cảm trong cuộc sống là cùng chung cảm xúc với điều mình được nghe, được thấy về một vấn đề nào đó.

- Khi bày tỏ hoặc nhận lại sự đồng cảm của người khác, em cảm thấy được tôn trọng, được ai đó quan tâm, sẻ chia. Điều này khiến em thấy hạnh phúc.
Thêm
347
0
3
Top