Tả cảnh ngụ tình

Tả cảnh ngụ tình

Cho em hỏi ngoài Tự tình II thì còn bài thơ nào của Hồ Xuân Hương có nghệ thuật tả cảnh ngụ tình không ạ?
 
512
3
1

Jenny Lục Ngạn

Học tốt văn ^^
2/10/23
32
17
8,000
Bắc Giang
forum.lucngan.net
Xu
376,866
Xem thêm


Bút pháp tả cảnh ngụ tình là gì?​

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là một thi pháp quen thuộc trong văn học trung đại. Đặc trưng của văn học trung đại là sùng cổ, phi ngã và ước lệ. Ước lệ trong văn trung đại chính là sử dụng hình ảnh tượng trưng để gợi tả nhưng chủ yếu là gợi nhiều hơn tả. chính vì vậy, những bút pháp được sử dụng chủ yếu trong văn học trung đại là bút pháp chấm phá, bút pháp đòn bẩy, bút pháp lấy động tả tĩnh, bút pháp lấy điểm tả diện,... nhưng trong đó nổi bật nhất phải kể đến bút pháp tả cảnh ngụ tình. Tả cảnh ngụ tình chính là bút pháp bằng việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên hoặc cuộc sống xung quanh để từ đó khắc hoạ tâm trạng, suy nghĩ và cảm xúc của chủ thể trữ tình. Có thể thấy, ngụ tình mới là nội dung chính còn cái cảnh chỉ nhằm làm nổi bật cái tình. Đây là bút pháp khiến cho cảnh vật thiên nhiên nhuốm màu tâm trạng của nhân vật trữ tình. Cảnh sẽ chỉ là cảnh vật vô hồn nếu nó không được nhìn nhận qua trái tim của nhân vật trữ tình, của chính tác giả.

Văn pháp tả cảnh ngụ tình được sử dụng phổ biến trong các sáng tác trung đại. Bởi lẽ do sự ràng buộc khắt khe về mặt niêm luật, thể thơ nên với một số lượng từ nhất định nhưng lại phải diễn tả được cái tình thâm thuý và khái quát nỗi niềm cả một đời người, một kiếp người thù khả năng gợi tả ấy phải tới từ việc sử dụng từ ngữ, văn pháp thẩm mỹ và nghệ thuật.

Ví dụ: Trong đoạn trích Cảnh ngày xuân, ta thấy chỉ vỏn vẹn hơn 20 dòng thơ nhưng có thể nói, đoạn thơ đã bộc lộ được cả cuộc đời gian truân sắp đến với Kiều. Cụ thể là:

"Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"

Khung cảnh ngày xuân được hiện ra qua những chuỗi hình ảnh đặc trưng là cánh én, là nắng xuân, là cỏ non, là cành lê. Nhưng mùa xuân được Nguyễn Du lựa chọn không phải là lúc đang độ mới chớm hay xuân sắc căng tràn mà ông lại lựa thời điểm cuối xuân. Có thể nói, vào độ cuối xuân, thiên nhiên dường như đang cố gắng bung toả những sức sống đang rạo rực còn sót lại để chuẩn bị cho thời khắc giao mùa sắp đến. Ngay cả cái thời điểm tả thiên nhiên ta cũng cảm nhận được một nỗi niềm. Dường như là một sự nuối tiếc "đã ngoài sáu mươi" nghĩa là thời gian tươi đẹp sắp kết thúc. Đồng thời, bức tranh thiên nhiên hiện lên với màu xanh là gam màu chủ đạo. "Cỏ non xanh tận chân trời" có cảm tưởng thảm cỏ thiên nhiên ấy rất hài hoà nhưng lại quá bình dị. Tượng trưng cho mùa xuân ta thường nghĩ đến hoa mai vàng ấm áp hay hoa đào hồng rực rỡ. Nhưng Nguyễn Du lại lựa chọn điểm tô vào bức tranh mùa xuân bằng hoa lê trắng. Màu trắng ấy tuy gợi sự thanh khiết và trong trắng nhưng lại rất đỗi mong manh và dễ tan vỡ. Hoa lê cũng như thân phận người phụ nữ "sắc tài chi lắm cho trời đất ghen", càng tài sắc lại càng chuân chuyên.
 
  • Like
Reactions: Vanhoctre

BBT đề xuất

Đang có mặt

Bình luận mới

Top