Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI TRUYỆN “CÂY KHẾ”
BƯỚC 1: TÌM HIỂU ĐỀ
- Đề bài yêu cầu: Viết bài văn kể lại truyện cổ tích cây khế.
- Đối tượng kể: Kể truyện cổ tích “Cây khế”
- Trình tự kể: Kể lại theo diễn biến câu chuyện có sẵn.
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất (Người kể chuyện xưng em).
- Người kể là mình.
- Người nghe là cô giáo.
- Bố cục bài văn: ba phần (MB, TB, KB).
BƯỚC 2: LẬP DÀN BÀI
MB: Giới thiệu về câu chuyện sẽ kể truyện cổ tích “Cây khế”
- Ngay từ những ngày đầu tập đánh vần, mẹ đã mua cho em rất nhiều truyện cổ tích.
- Trong những câu chuyện đó, em nhớ nhất là truyện cổ tích “Cây khế” và muốn kể lại cho cô nghe.
THÂN BÀI: Kể chi tiết câu chuyện “Cây khế”
Đoạn 1: Kể lại câu chuyện
- Ngày xưa, có hai anh em nhà nọ cha mẹ mất sớm để lại cho một ngôi nhà ngói và một số ruộng vườn.
- Mấy năm sau, hai anh em đều lấy vợ, người anh giành hết ruộng vườn nhà cửa, chỉ chia cho người em một mái nhà gianh và một cây khế.
- Cây khế được người em chăm sóc cứ thế lớn dần, năm ấy bỗng sai trĩu quả. Vì vậy người em mừng lắm.
- Một buổi sáng tinh mơ, có con chim lạ ở đâu bay đến cây khế.
- Thật không ngờ, chim lạ đáp lại “Ăn một quả trả cục vàng may túi ba gang mang đi mà đựng”.
- Biết là con chim thần, người vợ may cho chồng một cái túi ba gang. Mấy ngày sau, đại bàng lại bay đến, người em mang theo cái túi ba gang leo lên mình chim. Đại bàng vỗ cánh bay lên cao.
- Đại Bàng bay mải miết, Đến trưa, chim đậu xuống một hòn đảo lấp lánh giữa biển. Người em chọn một ít châu báu bỏ vào cái túi ba gang. Vợ chồng người em trở nên giàu có từ đó.
- Người em dùng số châu báu để giúp đỡ người dân khó khăn trong làng
- Thấy vậy, người anh đổi nhà, ruộng vườn của mình để lấy cây khế của người em.
- Năm ấy cây khế cũng sai trĩu quả chim lạ cũng đến ăn. Người anh cũng than thở khóc lóc. Chim đáp lại và hứa mang đi lấy vàng.
- Người anh liền bảo vợ may túi sáu gang để đựng được thật nhiều vàng. Mấy hôm sau chim lạ đến đón, người anh đã lấy đầy chặt vàng bạc trên đảo vào chiếc túi sáu gang mình mang đi.
- Trên đường trở về, vì phải chở nhiều vàng bạc lại bay ngược gió, chim lạ mỏi cánh. Chim giục người anh vứt bớt vàng đi nhưng người anh nhất quyết không nghe.
- Chim lạ, không chịu nổi sức nặng nó nghiêng cánh hất người anh tham lam cùng vàng bạc xuống biển.
Đoạn 2: Bài học rút ra sau khi đọc câu chuyện
Ở hiền gặp lành
- Người em không tranh giành, không chấp nhất với người anh. Chính từ hành động này mới có câu chuyện người em có được vàng mà chim thần cho.
- Chúng ta phải luôn quan niệm rằng ở hiền thì gặp điều tốt, một điều nhịn, chín điều lành.
- Tham thì thâm
- Người anh tham lam cuối cùng phải trả giá bằng chính tính mạng của mình, còn người vợ thì phải sống trong mái nhà tranh cũ kĩ.
- Kết cục của những người quá tham lam luôn bi thảm, ta cần phải học cách khiêm nhường.
- Đền ơn đáp nghĩa
- Chim thần ăn khế của người em và trả nghĩa bằng vàng bạc châu báu. Con người cũng vậy, khi được giúp đỡ thì cũng nên báo đáp lại người đã giúp mình.
KB: Cảm nghĩ về câu chuyện
Đến bây giờ khi đọc lại, em vẫn cảm thấy đây là một câu chuyện rất hay, là một câu truyện về bài học đền ơn đáp nghĩa, ăn một quả khế trả một cục vàng.
- Lời khuyên dành cho mọi người:
+ Đời người ngắn ngủi, mỗi con người hãy cố gắng sống sao cho thật đẹp đẽ, không để những bản tính xấu xa bôi nhọ nhân cách của ta.
+ Là những người ruột thịt trong gia đình, cần phải yêu thương đùm bọc
nhau, có vậy mới là anh em, là “ người trong một nước, gà cùng một mẹ”
BƯỚC 3: VIẾT BÀI
- Trung thành với những lựa chọn, sắp xếp ở bước 1,2.
- Không chép lại nguyên văn câu chuyện trong sách. Người kể có thể thay đổi từ ngữ, cách đặt câu, thêm một vài chi tiết, thêm các yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc nêu ra một kết thúc khác theo hình dung, tưởng tượng của mình.
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Ngay từ những ngày đầu tập đánh vần, mẹ đã mua cho em rất nhiều truyện cổ tích như “Thạch Sanh”, “Sọ Dừa”, “Em bé thông minh”, “Cây khế”…Truyện nào em cũng thích và đọc một cách say mê. Mỗi câu chuyện đều để lại trong em một ấn tượng sâu sắc, một bài học nào đó trong cuộc sống. Nhưng trong những câu chuyện đó, em thích nhất là truyện cổ tích “Cây khế” và hôm nay em muốn kể lại cho mọi người cùng nghe.
Truyện kể rằng: Ngày xưa, có hai anh em nhà nọ, cha mẹ của họ mất sớm để lại ngôi nhà ngói cùng vài mảnh ruộng. Người anh và người em nương tựa vào nhau mà lớn khôn. Khi cả hai đều đã đến tuổi dựng vợ gả chồng, không thể chung sống cùng nhau dưới một mái nhà như trước kia được nữa, hai anh em đã phân chia gia tài. Người anh lớn hơn và có tính tham lam nên lấy hết mọi thứ, chỉ để lại cho người em một nếp nhà gianh lụp xụp cùng với cây khế. Người em nhân hậu, lại thương anh nên đồng ý nhường anh trai phần hơn.
Từ đó, vợ chồng người em hằng ngày đều chăm chỉ làm lụng, tối đến thì về chăm sóc cây khế và ngủ trong mái nhà gianh cũ kĩ. Nhờ sự chăm sóc tận tình của người em, cây khế ra quả sai trĩu, quả nào quả nấy đều mọng nước. Vợ chồng người em phấn khởi mừng thầm có thể bán khế để kiếm thêm một chút trang trải cuộc sống khó khăn.
Một ngày nọ, bỗng có một con chim lạ thấy cây khế sai quả liền sà xuống ăn hết quả chín này đến quả chín khác, vợ chồng người em nhìn thấy cũng không nỡ đuổi chim đi, đành than thở với chim. Không ngờ rằng lúc đấy chú chim lại cất giọng con người, chim nói: “ Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Biết là chim thần, người em liền bảo vợ may cho túi ba gang, hai vợ chồng thấp thỏm chờ đợi. Quả nhiên mấy ngày sau chim lại đến ăn khế, lần này chim để cho người em leo lên lưng cùng đi. Chim thần vượt sóng vượt gió, vượt đại dương bao la rộng lớn, bay mải miết đến non trưa thì đến một hòn đảo lấp lánh xinh đẹp. Người em bước xuống thấy xung quanh hòn đảo đâu đâu cũng là vàng bạc châu báu sáng lấp lánh. Nhưng do bản tính hiền lành, thật thà, người em chỉ lấy đủ túi ba gang rồi lên đường trở về cùng chim thần.
Từ đó, vợ chồng người em có vốn làm ăn cộng với tình cần cù, chịu khó, cẳng bao lâu, vợ chồng người em trở nên giàu có, có tiền xây dựng nhà cửa, mua thêm ruộng vườn, gà lợn lại giúp đỡ được cả những người nghèo trong xóm. Vợ chồng người anh thấy em tự nhiên trở nên giàu có như vậy, đem lòng tham lam và muốn hỏi thực hư vì sao. Người em thật thà kể hết mọi chuyện cho người anh nghe. Lòng tham vốn có nổi lên, vợ chồng người anh đòi đổi hết nhà cửa ruộng vườn lấy mái nhà gianh và cây khế của người em. Người em lại lần nữa đồng ý mà không phàn nàn khiển trách. Mùa khế chín quả, đúng như dự định, chim thần lại đến ăn khế, người anh giả đò than vãn với chim thần, chim thần lại đáp “ Ăn một quả ta trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Nghe vậy, vợ chồng người anh mừng thầm trong lòng. Anh dặn vợ may hẳn túi thật to để đựng. Cũng như lần trước, máy hôm sau chim thần đến ăn khế và để người anh leo lên lưng mình bay đi đến hòn đảo châu báu.
Trước hòn đảo đầy vằng bạc châu báu sáng lấp lánh, lòng tham của người anh nổi lên. Anh tham lam vơ vét đầy túi và còn dắt thêm đầy túi áo, cạp quần. Trên đường bay về, đến giữ biển cả mênh mông, sức nặng và gió lớn khiến chim thần chao đảo vì quá nặng và mệt. Chim liền nói với người anh là hãy vứt bớt vàng đi không thi không qua được vùng biển này. Nhưng người anh tham lam cứ giữ khư khư gia tài bên mình. Cuối cùng, vì quá nặng, chim không chịu được nữa bèn nghiêng cánh, cả người anh và túi vàng bạc đều rơi xuống biển, không thể trở về. Người vợ ở nhà sống trong mái nhà gianh lụp xụp trong suốt quãng đời còn lại.
Mỗi lần đọc xong câu chuyện này, tôi đều ngồi ngẫm ngợi rất lâu. Một câu chuyện không chỉ hay, hấp dẫn với các tình tiết đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác mà câu chuyện còn để lại cho tôi một bài học sâu sắc. Mẹ thường hay nói “Tham thì thâm” quả đúng như vậy, chỉ vì tính tham lam vô độ mà người anh không nghĩ đến anh em, không biết nhường em, không biết rằng không nên lấy những thứ không thuộc về mình để nhận lấy hậu quả cay đắng. Bạn thân chết trên biển, vợ ở nhà sống trong nghèo khổ. Ngược lại, người em thì hiền hậu, đức độ, sống nhường nhịn, không tham lam. Đặc biệt còn biết sẻ chia với người nghèo khó nên được sống trong giàu sang, hạnh phúc. Bên cạnh đó là việc ăn khế trả vàng có chú chim lạ. Đó là hành động của người biết đền ơn đáp nghĩa. Một hành động vô cùng đẹp, đáng để chúng ta học hỏi, áp dụng vào cuộc sống hôm nay.
Một câu chuyện thật hay và vô cùng ý nghĩa phải không cô?. Từ nay em sẽ sống chan hòa, biết nhường nhịn và sẻ chia. Em mong các bạn của em cũng vậy. Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi ai ai cũng nhường nhịn sẻ chia lẫn nhau, biết sông có trước, có sau biết ơn và trả ơn người đã giúp mình. Để tâm hồn trong sáng, có hành động đẹp, góp phần cùng nhau xây dựng đất nước ngày một văn minh, giàu đẹp hơn.
Thêm
140
0
0
“Chuyện cổ tích về loài người” là một trong những bài thơ hay nhất của Xuân Quỳnh viết về thiếu nhi. Bài thơ đã đem đến cách lí giải độc đáo về nguồn gốc của con người.

Chúng ta cùng nhau phân tích “Chuyện cổ tích về loài người” để thấy được trong thơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh tràn đầy yêu thương, trìu mến, ngôn ngữ trong trẻo phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của trẻ em.

5914

Mọi vật trên trái đất xuất hiện đều vì trẻ em (Nguồn ảnh: sưu tầm)

Đề bài: Phân tích "Chuyện cổ tích về loài người" - Xuân Quỳnh

Bài viết

Chuyện cổ tích về loài người được biết theo thể ngũ ngôn nên các câu thơ ngắn, dễ hiểu. Đó là cuộc sống của con người trên trái đất khi loài người mới xuất hiện. Sau này khi loài người ngày càng tiến bộ và văn minh hơn thì cuộc sống cũng có những thay đổi.

Khi trái đất vẫn còn trần trụi, không có một dáng cây hay ngọn cỏ. Ánh sáng của mặt trời cũng chưa xuất hiện, chỉ toàn là bóng đêm. Trời đã sinh ra trẻ em đầu tiên - đây chính là cách lý giải nguồn gốc có phần trái ngược với thực tế, nhưng được xuất phát từ tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ dành cho con trẻ:

“Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác”


Mọi vật trên trái đất xuất hiện đều vì trẻ em. Đôi mắt của trẻ em rất sáng nhưng chưa thể nhìn thấy gì, vì vậy mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ. Để giúp trẻ con nhận biết màu sắc thì cây mới có màu xanh, hoa mới có màu đỏ. Không chỉ màu sắc mà còn có âm thanh được trẻ con cảm nhận khi loài chim được sinh ra với tiếng hót. Dòng sông, biển cả, đám mây, con đường ra đời cũng là để phục vụ cuộc sống của trẻ con. Mọi sự vật của tự nhiên đều được ra đời nhờ có trẻ em.

Tiếp đến, Xuân Quỳnh lí giải nguồn gốc ra đời của gia đình, đầu tiên là sự xuất hiện của mẹ:

"Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng..."


Đoạn thơ được mở đầu với sự có mặt của người mẹ trong thế giới. Lý do mẹ có mặt trên đời thật đơn giản nhưng vô cùng ý nghĩa. Trẻ con cần có bàn tay dịu dàng chăm sóc, lời hát ru ngọt ngào của người mẹ. Bởi vậy mà mẹ xuất hiện để đem đến tình yêu thương bao la. Những câu thơ được mở đầu bằng chữ “từ” nhằm khẳng định nguồn gốc ra đời của lời ru. Lời ru được sinh ra từ những thứ thật giản dị, dễ tìm và dễ thấy. “ Từ cái bống, cái bang, từ bông hoa rất thơm, từ vị gừng rất đắng, từ vết lấm chưa khô, từ đầu nguồn cơn mưa, từ bãi sông cát vắng...”. Tất cả những điều đó đều ở xung quanh trẻ em, gần gũi và quen thuộc. Trong lời ru đó đã gửi gắm âm thanh, mùi vị, hương sắc, hình dáng... của thiên nhiên để con trẻ cảm nhận. Lời ru cũng như tình yêu của mẹ đều có nhiều sắc thái, cung bậc khác nhau, tự nhiên như trời đất vốn có. Tình yêu của mẹ cũng lớn lao, mênh mông như thế và được gửi gắm vào trong những lời hát ru.

Sau đó, người bà đã đến với thế giới để giúp trẻ con hiểu hơn về những nét đẹp của đất nước, văn hóa:

"Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xưa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó
Kể cho bao chuyện cổ
Chuyện con cóc, nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền

Thằng Lý Thông ở ác…
Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện"


Chắc hẳn tuổi thơ của mỗi người đều sẽ in đậm hình ảnh người bà nhân hậu với những truyện cổ tích quen thuộc như: con cóc, nàng tiên; chuyện cô Tấm ở hiền; thằng Lý Thông ở ác… Qua những câu chuyện đó, điều mà bà muốn gửi gắm đó chính là cội nguồn và văn hóa của dân tộc, hướng đến cách sống hiền lành, lương thiện.

Nhưng trẻ con cũng cần phải có hiểu biết, bởi vậy mà người bố đã ra đời:

"Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất..."


Nhờ “bố bảo”, “bố dạy” mà trẻ em “biết ngoan”, “biết nghĩ”. Con người mở rộng tầm hiểu biết, ngày một khám phá mọi sự vật, mọi hiện tượng xung quanh. Không chỉ vậy, khi cuộc sống ngày càng phát triển, trường học đã ra đời. Đó chính là biểu hiện của một xã hội văn minh. Lớp, trường, bàn, ghế, cái bảng, cục phấn, chữ viết, ông thầy… là những biểu tượng thể hiện sự thay đổi kỳ diệu cuộc sống loài người trên trái đất ngày một văn minh.

Từ đó ta có thể cảm nhận được một tấm lòng yêu trẻ được thể hiện trong bài thơ. Từ câu chuyện cổ tích về loài người ta thấy được trẻ em sinh ra trong tình yêu và lời ru ầu ơ. Được chăm sóc, được bế bồng, được học tập. Phải với một trái tim nhân hậu Xuân Quỳnh mới viết được những vần thơ như thế.

Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/threads/chuyen-co-tich-ve-loai-nguoi-xuan-quynh.3053/post-6719
Thêm
Phân tích “Chuyện cổ tích về loài người” hay nhất
749
0
0
Giữa ồn ào mang tên Nguyễn Thế Hoàng Linh, mình đọc được bài viết rất hay của Yên Nguyên. Mình yêu bài thơ “Bắt nạt” xinh xắn, dễ thương này và chia sẻ lại cho các bạn cùng đọc. Đây là một bài viết về Cảm nhận về bài thơ Bắt nạt rất hay.

BẮT NẠT - BÀI THƠ VUI VỀ MỘT CHUYỆN KHÔNG VUI

(Thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh)
Ai trong tuổi ấu thơ mà chẳng từng bị bắt nạt. Lũ bạn bè nhiều khi quá đáng lắm, chúng chế nhạo mái tóc ngố mới cắt của ta, chúng vảy mực vào tấm áo trắng đồng phục, chúng ngáng chân để ta ngã sóng soài trước mặt bao nhiêu người, chúng đá bóng vào người ta, chúng gán ghép ta với một đứa bạn “đáng ghét” nào đó và trêu chọc ta đến là khổ sở… Bị bắt nạt, ta không muốn đến trường, không muốn bị hành hạ như một con mèo con run rẩy, không muốn nghẹn ngào khóc trong bóng tối cầu thang hay góc toilet. Đôi khi, trong giấc ngủ, ta giật mình hét lên vì mơ bị bắt nạt. Và cái chính là, bố mẹ, thầy cô giáo chỉ nghĩ đó là trò nghịch tai quái nhưng vớ vẩn, vô hại. Người lớn không biết rằng bị bắt nạt đáng buồn vô cùng. Thế nên, khi có người hiểu cho nỗi buồn bị bắt nạt, người ấy chắc chắn là một “đứa trẻ” về tâm hồn, tính cách, suy nghĩ.

5764

Cảm nhận về bài thơ Bắt nạt​

Nguyễn Thế Hoàng Linh là một “đứa trẻ” như vậy đó. Anh ấy đã viết bài thơ Bắt nạt, một bài thật hay trong tập Ra vườn nhặt nắng. Nhưng đừng nghĩ anh ấy viết về nỗi buồn bị bắt nạt nhé, Hoàng Linh quá hiểu điều đó, anh ấy sẽ không gợi lại những vết thương trong tâm hồn trẻ em đâu. Bài thơ chỉ chê trách hành động bắt nạt:

Bắt nạt là xấu lắm

Đừng bắt nạt bạn ơi

Bất cứ ai trên đời

Đều không cần bắt nạt

Chẳng cần phân tích gì nhiều, nhà thơ khẳng định bắt nạt là một thứ xấu xí, không cần cho ai hết (cả người bắt nạt lẫn người bị bắt nạt). Điều này thật đúng, bởi người bị bắt nạt sẽ tổn thương vô cùng, buồn bã vô cùng. Nhưng người bắt nạt cũng đâu nhận được niềm hạnh phúc từ việc hành hạ người khác. Bị căm ghét vì thói xấu bắt nạt, ấy chẳng phải là mất mát sao? Vì thế, nhìn ở phía nào cũng thấy đúng như tác giả đã nhắc “bất cứ ai trên đời/ đều không cần bắt nạt”.

Vì bắt nạt không cần cho ai trên đời, vậy thời gian tốt đẹp nhất sẽ dành cho bao việc hay ho chúng mình có thể làm:

Tại sao không học hát

Nhảy Hip-hop cho hay?

Người thích bắt nạt là người muốn thể hiện sức mạnh. Nhưng sức mạnh thiếu gì cách để phô bày:

Sao không ăn mù tạt

Đối diện thử thách đi

Thử kẻ yếu làm gì

Sao không trêu mù tạt?

Lời thơ vang lên tinh nghịch, dí dỏm quá. Nhà thơ còn nhấn đi nhấn lại “Sao không ăn mù tạt/ Sao không trêu mù tạt?”. “Trêu mù tạt” là trò gì mà lạ vậy? Đọc câu thơ, ta hiểu mù tạt không chỉ là một món gia vị, nó còn là một “đứa bạn” để trẻ thơ chơi cùng, trêu đùa và nhận thử thách. Với trẻ con, vị cay xộc của mù tạt quá ghê gớm, nên chịu đựng thử thách với món mù tạt, thậm chí có thể trêu đùa với mù tạt là một câu chuyện đáng nể. Nó đáng để thử hơn nhiều so với việc bắt nạt bạn. Những câu thơ này mách khẽ: bắt nạt kẻ yếu không làm ta mạnh lên. Sức mạnh thực sự là khi ta đặt mình trong thử thách với bản thân. Vượt qua những giới hạn của chính mình mới thật là giỏi.

Khổ thơ tiếp theo là một cái nhìn đầy thương yêu, cảm thông đối với những nạn nhân của bắt nạt:

Những bạn nào nhút nhát

Thì là giống thỏ non

Trông đáng yêu đấy chứ

Sao không yêu, lại còn...?

Những câu thơ trìu mến, dịu dàng ấy liệu đã đủ để những kẻ bắt nạt nhận ra: cái yếu đuối nhút nhát không phải là kém cỏi, hèn nhát mà là hiền hậu đáng yêu. Cùng là một biểu hiện, nếu biết nhìn nhận sẽ thấy nét đẹp đẽ, dễ thương của bạn bè, sẽ biết trân trọng người khác một cách đúng mức. Sẽ thấy bắt nạt kẻ yếu chẳng khác gì đạp gãy những đóa hoa dại li ti trong vườn, hay làm đau một chú cún con bé bỏng. Khi có thể chà đạp lên sự yếu ớt mong manh của người khác, cuộc sống này sẽ ra sao? Vì lẽ đó, những vần thơ tiếp theo đã thay đổi nhịp điệu, thay đổi âm hưởng:

Đừng bắt nạt người lớn

Đừng bắt nạt trẻ con

Đừng bắt nạt nước khác

Trên khắp trái đất tròn

Đừng bắt nạt mèo, chó

Đừng bắt nạt cái cây

Đừng bắt nạt ai cả

Vì bắt nạt dễ lây

Cụm từ “đừng bắt nạt” được lăp lại liên tục trong đoạn thơ là thái độ phủ định mạnh mẽ của tác giả đối với thói xấu bắt nạt. Với Nguyễn Thế Hoàng Linh, bắt nạt là căn bệnh dễ lây. Khi đã lây lan, căn bệnh đó sẽ hủy hoại từ cái cây ngọn cỏ, từ con mèo con chó đến người lớn, trẻ con. Và đáng buồn nhất, nó có thể hiển hiện trong thái độ của nước này với nước khác. Nó có thể phủ bóng đen lên khắp trái đất tròn. Bắt nạt là thói xấu không thể coi thường.

Hai khổ cuối của bài thơ dẫn ta đến với những điều thật giản dị mà sâu lắng. Khổ trên là lời cảnh báo “bảo nếu cần bắt nạt/ thì đến gặp tớ ngay”. Giọng thơ có vẻ gì như hăm dọa, rằng những kẻ bắt nạt sẽ gặp phải đối thủ đáng sợ hơn nhiều. Nhưng khổ cuối bỗng mở ra một ý nghĩ thật hiền hậu:

Cứ đến bắt nạt tớ

Bị bắt nạt quen rồi

Vẫn không thích bắt nạt

Vì bắt nạt rất hôi!

Cái từ “hôi” mới bất ngờ làm sao! Sự xấu xí đáng ghét của thói bắt nạt được miêu tả bằng cách nói gần gũi, giản dị. Ta dễ dàng mường tượng ra cái xấu đó, biết nó gây khó chịu, biết nó cần được loại bỏ nhưng không xem nó là ác quỷ. Dù xấu xí, thói bắt nạt vẫn có thể thay đổi. Trẻ con rất hiền, trẻ con có thể nhận ra cái xấu cái tốt nhưng ghét đó lại quên ngay đó. Trẻ con bao dung cả những đứa bạn đã xấu thói với mình. Là một người lớn mang tâm hồn trẻ thơ, Nguyễn Thế Hoàng Linh rất hiểu trẻ con ở tính cách trong trẻo hiền hòa ấy. Vì thế, Bắt nạt không có cái giọng phê phán nghiệt ngã. Ngược lại, bài thơ lắng đọng ở một sự cảm thương kín đáo. Không chỉ nạn nhân của hành vi bắt nạt đáng thương, người bắt nạt cũng cần được giúp đỡ để họ nhận ra cái xấu cái ác và biết cách thoát khỏi sai lầm. Sự giúp đỡ trong bài thơ đến từ thái độ khước từ nhẹ nhàng nhưng không kém phần kiên định của nhân vật “tớ”. Dù thế nào, “tớ” cũng không biến mình thành kẻ bắt nạt. “Vì bắt nạt rất hôi”. Nhờ thế, bài thơ không biến thành bài học đạo đức nặng nề. Nó hài hước, vui vẻ dù viết về một chuyện không vui.

Nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh sáng tác từ khi rất trẻ. Sinh năm 1982, đến nay anh đã có gia tài là cả ngàn bài thơ được nhiều người yêu thích. Thơ viết cho thiếu nhi của Hoàng Linh không bao giờ đặt mục đích khuyên bảo, dạy dỗ. Thơ anh khám phá nét hồn hậu, trong ngần nhưng không thiếu phần sâu sắc của thế giới trẻ thơ. Thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh là đồng dao hiện đại rất gần gũi với những người đọc nhỏ tuổi. Bắt nạt là một bài thơ hội đủ những điều đáng yêu ấy.

Yên Nguyên - Viết xong, ngày 14/6/2021
Thêm
Cảm nhận về bài thơ “Bắt nạt”
2K
0
1

Tiến 2021

Thành Viên
27/5/21
94
41
18,000
32
Xu
0
Cảm nhận bài thơ "Bắt nạt' - Nguyễn Thế Hoàng Linh rất hay và ý nghĩa: Cái từ “hôi” mới bất ngờ làm sao! Sự xấu xí đáng ghét của thói bắt nạt được miêu tả bằng cách nói gần gũi, giản dị. Ta...
 
Em Phạm Thị Thu Hà - học sinh lớp 6 đã viết bài văn tả mẹ của mình thật hay và giàu hình ảnh.

Nếu không yêu mẹ của mình thật nhiều, quan tâm tới mẹ thật nhiều, quan sát những việc mẹ làm trong đời sống hàng ngày thì Hà không thể tả mẹ của mình chân thực và gần gũi đến thế. Dù cuộc sống của mẹ còn nhiều khó khăn vất vả, do đặc thù công việc, người mẹ trong bài văn không kiều diễm, thướt tha mà đẹp một cách bình dị - nét đẹp của người phụ nữ trong lao động hiện lên thật kín đáo và duyên đến lạ.Tác giả rất khéo léo khi sử dụng những câu văn có các hình ảnh so sánh để làm nổi bật lên những nét đẹp của mẹ. Mẹ chịu thương chịu khó, chăm sóc gia đình, được mọi người quý mến và là niềm tự hào của tác giả, là động lực để tác giả cố gắng học hành trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

“Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”.


Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chợt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là người như vậy đó.

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.
Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.

“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.


Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lốn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao sậm, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều. Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng. miêu tả người thân yêu gần gũi

Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua. Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.
Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.

“Mẹ như biển cả mênh mông
Con luôn ghi nhớ công ơn của người”.
Thêm
445
0
0
Đối với mỗi chúng ta tình cảm gia đình luôn là tình cảm thiêng liêng, trân trọng nhất. Nhà là bến đỗ bình yên sau những ngày ra khơi đầy bão tố, nhà là nơi để trở về trong vòng tay yêu thương của cha mẹ sau những ồn ào, sóng gió cuộc đời. Nhà là nơi có những người thân yêu nhất, mỗi người có cách dành tình cảm khác nhau cho người thân yêu của mình. Hôm nay, Văn học trẻ chia sẻ tới các bạn những bài văn hay Miêu tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình.

Bài 1:
Ông Ngoại - Người bạn lắng nghe mọi tâm tình của tôi

4302


Em cảm thấy mình là đứa trẻ vô cùng may mắn khi luôn có gia đình ở bên chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn. Khi gặp chuyện khó khăn có bạn chia sẻ mọi điều với mẹ, với bố hoặc với anh chị em thân yêu của mình. Còn riêng em, người em luôn thủ thỉ tâm sự, giãi bày mọi nỗi lòng chính là ông ngoại của em.


Ông ngoại em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng nom ông vẫn còn rất mạnh khỏe. Người ông dong dỏng cao, lưng đã hơi còng xuống vì những năm tháng lao động vất vả, cực nhọc để chèo chống gia đình. Ông có vầng trán cao, rộng cho thấy rõ là một con người thông minh, nhạy bén. Đôi mắt ông hiền từ, đã mờ dần đi vì tuổi tác, bởi vậy ông luôn có chiếc kính mắt làm người bạn thân thiết bên cạnh. Đôi mắt ấy thay đổi thật linh hoạt theo những cung bậc cảm xúc của ông. Khi vui đôi mắt ông rạng rỡ, như đang mỉm cười, khi cáu giận đôi mắt ấy lại như những tia lửa làm mọi người xung quanh cũng phải sợ hãi. Chiếc miệng của ông món mém không còn nhìn rõ viền môi đâu nữa, mỗi khi ông cười nhìn rất hiền từ, phúc hậu. Theo thời gian, da ông đã nhăn nheo đi nhiều, những vết đồi mồi ngày một dày hơn, nhưng da ông vẫn rất hồng hào, khỏe mạnh. Giọng của ông rất trầm ấm và vang. Em thích nhất là được nghe giọng ông khi kể về những năm tháng chiến tranh chống Mỹ hào hùng. Chao ôi, qua giọng kể đầy truyền cảm và nhiệt huyết của ông khiến em càng thêm hiểu những hi sinh, vất vả mà ông cha ta phải trải qua để có được nền độc lập, tự do như ngày hôm nay. Không chỉ vậy, bằng giọng điệu nhẹ nhàng, ấm áp ông còn dạy cho em những bài học bổ ích trong cuộc sống, dạy chúng em làm thế nào để trở thành người có ích cho xã hội. Mái tóc ông bạc trắng như cước, cùng với bộ râu dài cũng đã bạc, nhìn ông chẳng khác nào một ông tiên bước ra từ truyện cổ tích.

Ông em là một người hết sức giản dị, tiết kiệm và luôn lo nghĩ cho con cháu. Những bộ quần áo ông mặc rất đơn giản, không cầu kì, kiểu cách. Mùa hè chỉ là bộ quần áo bà ba nâu, đôi dép cao su. Mùa đông là chiếc áo len đã cũ sờn và chiếc áo bông ông đã mặc rất nhiều năm. Ông ăn uống đơn giản, tiết kiệm, món ăn ông yêu thích nhất chính là món cá chép om dưa.

Ông luôn được mọi người yêu quý, kính trọng. Trong gia đình, bất cứ việc gì có thể tự làm ông không bao giờ nhờ cậy đến con cháu. Không những vậy, trong lúc cả gia đình em bận đi học, đi làm ông còn tranh thủ dọn dẹp nhà cửa, nấu những món ăn đơn giản cho cả nhà, tuy đơn giản nhưng món nào cũng ngon và đầy ắp tấm lòng
yêu thương của ông. Đối với hàng xóm ông hết mực quan tâm, giúp đỡ. Bởi vậy, từ những người trong gia đình, cho đến bà con hàng xóm ai ai cũng yêu mếm và tôn trọng ông.

Em luôn yêu quý, kính trọng ông. Những năm tháng được ở bên cạnh ông đã giúp em khôn lớn và trưởng thành lên rất nhiều. Ông dạy em phải biết quan tâm, chỉa sẻ với mọi người. Phải biết giúp đỡ bố mẹ, làm những việc vừa sức với mình. Phải là người trung thực, không được gian dối,… và còn rất nhiều bài học bổ ích khác. Nếu không có ông luôn ở bên cạnh bảo ban, chỉ dạy có lẽ em sẽ không thể khôn lớn, trưởng thành như bây giờ.


Được sống bên cạnh ông là những năm tháng đẹp đẽ nhất trong cuộc đời em. Từng lời nói, từng lời chỉ bảo, dạy dỗ em sẽ mãi ghi nhớ để trở thành người có ích như ông hằng mong muốn. Em mong sao ông sẽ sống mãi bên em để giúp em vượt qua được tất cả những khó khăn,
bão tố trong cuộc đời này.

Thêm
Miêu tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình - Viết bài tập làm văn số 6 Kì 2 Ngữ Văn 6
2K
0
2
Văn mẫu lớp 6 Tập 1

Văn mẫu: Con Rồng cháu Tiên
Văn mẫu: Bánh chưng, bánh giầy
Văn mẫu: Thánh Gióng
Văn mẫu: Sơn Tinh, Thủy Tinh
Văn mẫu: Sự tích Hồ Gươm
Văn mẫu: Viết bài tập làm văn số 1
Văn mẫu: Sọ Dừa
Văn mẫu: Thạch Sanh
Văn mẫu: Em bé thông minh
Văn mẫu: Cây bút thần
Văn mẫu: Ông lão đánh cá và con cá vàng

Văn mẫu: Viết bài tập làm văn số 2
Văn mẫu: Ếch ngồi đáy giếng
Văn mẫu: Thầy bói xem voi
Văn mẫu: Đeo nhạc cho mèo
Văn mẫu: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Văn mẫu: Treo biển
Văn mẫu: Lợn cưới, áo mới
Văn mẫu: Viết bài tập làm văn số 3
Văn mẫu: Con hổ có nghĩa
Văn mẫu: Mẹ hiền dạy con
Văn mẫu: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

Văn mẫu lớp 6 Tập 2

Văn mẫu: Bài học đường đời đầu tiên
Văn mẫu: Sông nước Cà Mau
Văn mẫu: Bức tranh của em gái tôi
Văn mẫu: Vượt thác
Văn mẫu: Viết bài tập làm văn số 5
Văn mẫu: Buổi học cuối cùng
Văn mẫu: Đêm nay Bác không ngủ
Văn mẫu: Lượm
Văn mẫu: Mưa

Văn mẫu: Cô Tô
Văn mẫu: Viết bài tập làm văn số 6
Văn mẫu: Cây tre Việt Nam
Văn mẫu: Lòng yêu nước
Văn mẫu: Lao xao
Văn mẫu: Viết bài tập làm văn số 7
Văn mẫu: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
Văn mẫu: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Văn mẫu: Động Phong Nha

Văn kể chuyện đời thường

Kể về một người bạn tốt
Kể về một người bạn thân thiết
Kể về một buổi tiệc sinh nhật
Em đã lớn rồi. Kể về sự thay đổi của em
Em hãy tự giới thiệu về bản thân
Kể về một ngày hoạt động của mình
Đóng vai ông lão kể lại truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng
Kể một việc tốt mà em đã làm
Kể về một lần em mắc lỗi
Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu
Kể về một tấm gương tốt trong học tập
Kể về một chuyến về thăm quê
Kể lại một chuyến đi tham quan
Kể lại chuyến đi thăm di tích lịch sử
Kể về một kỉ niệm đáng nhớ
Kể về chuyến đi thăm gia đình thương binh, liệt sĩ
Kể lại một hoạt động từ thiện của lớp em

Kể một kỉ niệm về thầy cô giáo mà em nhớ mãi
Kể về người bà kính yêu của em
Kể về người mẹ của em
Kể về một kỉ niệm đáng nhớ (Bài 2)
Kể về một lần em mắc lỗi (Bài 2)
Kể một việc tốt mà em đã làm (Bài 2)
Kể về một chuyến về thăm quê (Bài 2)
Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu (Bài 2)
Kể về một người bạn tốt (Bài 2)
Kể lại chuyến đi thăm di tích lịch sử (Bài 2)
Kể về người mẹ của em (Bài 2)
Kể về một người bạn thân thiết (Bài 2)
Kể về người bà kính yêu của em (Bài 2)
Kể về chuyến đi thăm gia đình thương binh, liệt sĩ (Bài 2)
Kể một kỉ niệm về thầy cô giáo làm em nhớ mãi (Bài 2)
Em hãy tự giới thiệu về bản thân (Bài 2)

Văn kể chuyện tưởng tượng

Kể về chuyến du lịch trong thế giới cổ tích
Mượn lời của đồ vật (con vật) để kể tình cảm của em ...
Tưởng tượng một cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh - Thủy Tinh
Kể câu chuyện về cuộc tranh luận giữa ôtô, xe máy, xe đạp
Kể chuyện mười năm sau em về thăm trường
Kể chuyện tưởng tượng mơ thấy Thánh Gióng
Kể về tâm sự của một cuốn sách bị bỏ quên
Kể về tâm tình cây lúa

Kể về giấc mơ của một bông hoa
Kể về tâm sự của một chú chó bị lạc chủ
Đóng vai bà đỡ Trần kể lại câu chuyện Con hổ có nghĩa
Kể về một con chó có nghĩa với chủ
Kể chuyện tưởng tượng về Cô Tấm
Kể chuyện "Con cò mà đi ăn đêm ..."
Kể chuyện mười năm sau em về thăm trường (Bài 2)
Kể chuyện tưởng tượng mơ thấy Thánh Gióng (Bài 2)
Tưởng tượng một cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh - Thủy Tinh (Bài 2)

Văn miêu tả

Cách làm bài văn tả cảnh thiên nhiên hay nhất
Cách làm bài văn tả cảnh sinh hoạt hay nhất
Cách làm bài văn tả người hay nhất
Cách làm bài văn tả con vật hay nhất
Cách làm bài văn tả đồ vật hay nhất
Viết thư trao đổi kinh nghiệm học môn Ngữ Văn
Tả một con sông quê em
Miêu tả ngôi nhà hoặc căn phòng em ở
Tả thái độ của người xung quanh khi có người đạt thành tích xuất sắc
Tả cảnh mặt trời mọc trên biển
Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em
Tả cảnh một buổi sáng
Tả cảnh một đêm trăng đẹp ở quê em
Tả hình ảnh quê hương trong đêm rằm Trung Thu
Tả cảnh một buổi sáng mùa xuân
Tả một buổi lao động tập thể mà em tham gia
Tả cảnh nhộn nhịp của một công trường xây dựng
Tả cảnh lớp học trong giờ Tập làm văn
Tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi
Miêu tả hình ảnh người dũng sĩ
Tả hình ảnh cây đào vào dịp Tết
Tả hình ảnh cây mai vàng vào dịp Tết
Tả cây phượng vĩ và tiếng ve kêu
Tả cây bàng
Miêu tả trận lũ lụt
Tả cảnh mưa rào (1)
Tả cảnh mưa rào (2)
Tả cảnh đường phố sau cơn mưa
Tả cảnh đẹp của biển
Tả cảnh biển vào những ngày hè rực rỡ
Tả cảnh khu vườn vào buổi sáng đẹp trời
Tả cảnh đầm sen đang mùa hoa nở
Tả đàn chim bồ câu
Miêu tả vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương em
Tả một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh
Tả cảnh vườn bách thú
Tả quang cảnh phiên chợ
Tả con đường từ nhà đến trường vào buổi sáng
Tả con đường làng em vào lúc vụ mùa thu hoạch

Tả cảnh đường phố vào giờ tan tầm
Tả lại buổi tổng vệ sinh hàng tuần ở phố em
Tả lại một trận bóng đá
Tả bà nội kính yêu của em
Tả bà ngoại kính yêu của em
Tả khuôn mặt mẹ
Tả người mẹ của em lúc em đau ốm
Tả hình ảnh bố (mẹ) khi em mắc lỗi
Tả hình ảnh mẹ (bố) khi em làm được việc tốt
Tả một người thân yêu và gần gũi nhất với em (Tả chị gái)
Tả một em bé đang tuổi tập đi tập nói
Tả bữa cơm sum họp gia đình
Kể và tả lại một việc em đã gây ra khiến cha mẹ buồn lòng
Tả hình ảnh cụ già đang ngồi câu cá
Tả hình ảnh lực sĩ đang cử tạ
Tả hình ảnh Ông Tiên theo trí tưởng tượng
Tả một em bé
Tả hình ảnh thầy cô giáo đang giảng bài
Tả hình ảnh thầy giáo cũ của mẹ em
Viết đơn xin cấp điện
Viết đơn xin tham gia đội tình nguyện
Tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi (Bài 2)
Tả một em bé đang tuổi tập đi tập nói (Bài 2)
Tả bà nội kính yêu của em (Bài 2)
Tả cơn mưa rào
Tả con đường từ nhà đến trường vào buổi sáng (Bài 2)
Tả bà ngoại kính yêu của em (Bài 2)
Tả cảnh khu vườn vào buổi sáng đẹp trời (Bài 2)
Tả cảnh một đêm trăng đẹp ở quê em (Bài 2)
Tả vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương em (Bài 2)
Tả cảnh đầm sen đang mùa hoa nở (Bài 2)

Tả quang cảnh phiên chợ quê em
Tả hình ảnh ông tiên theo trí tưởng tượng của em
Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn
Tả quang cảnh một buổi sáng
Tả hình ảnh cha mẹ khi em mắc lỗi
Tả hình ảnh cây đào vào dịp Tết đến xuân về
Tả hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ Lượm
Tả cây phượng vĩ và tiếng ve kêu vào mùa hè
Tả một trận bóng đá
Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em
Cảm nhận của em về vùng đất Cà Mau qua bài Sông nước Cà Mau
Tả hình ảnh cha mẹ khi em làm việc tốt
Tả quang cảnh mặt trời mọc trên biển
Tả quang cảnh mặt trời mọc trên quê hương em
Tả cảnh một buổi sáng mùa xuân trên quê hương em
Hãy tả một nhân vật có ngoại hình và hành động khác thường

Tả cảnh đêm Rằm Trung Thu
Tả quang cảnh biển vào những ngày hè rực rỡ
Tả cây Mai Vàng vào dịp Tết đến xuân về
Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì
Tả hình ảnh mẹ lúc em bị ốm
Viết đoạn văn tả tâm trạng Dế Mèn sau khi chôn Dế Choắt
Tả người thân yêu và gần gũi nhất với em
Cảm nghĩ của em về Bài học đường đời đầu tiên
Tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh của em gái
Giả định một thành viên trong lớp hoặc gia đình em đạt được thành tích xuất sắc nào đó
Viết đoạn văn miêu tả nhân vật thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng
Viết đoạn văn miêu tả nhân vật chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng
Dựa theo bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, em hãy viết đoạn văn ngắn
Viết đoạn văn miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm

Bài văn Tả con chuồn chuồn hay nhất
Bài văn Tả cây vải hay nhất
Bài văn Tả cảnh ngày Tết quê em hay nhất
Bài văn Tả cây hoa trong vườn hay nhất
Bài văn Tả con gà mái hay nhất
Bài văn Tả con gà trống hay nhất
Bài văn Tả con hươu cao cổ hay nhất
Bài văn Tả con voi hay nhất
Bài văn Tả con ngựa hay nhất
Bài văn Tả con lợn hay nhất
Bài văn Tả con khỉ trong sở thú hay nhất
Bài văn Tả chiếc trống đồng Đông Sơn trong viện bảo tàng hay nhất
Bài văn Tả cây hoa sứ hay nhất
Bài văn Tả cây si hay nhất
Bài văn Tả vườn rau hay nhất
Bài văn Tả con vịt đang kiếm mồi trong ao hay nhất
Bài văn Tả phiên chợ Tết hay nhất
Bài văn Tả Lăng Bác hay nhất
Bài văn Tả quyển sách Ngữ văn của em hay nhất
Bài văn Tả một ngày mùa đông mưa phùn, giá rét hay nhất

Bài văn Tả Thầy Cô giáo từng dạy em hay nhất
Bài văn Tả người thân đang làm việc hay nhất
Bài văn Tả chiếc áo em mặc tới trường hay nhất
Bài văn Tả trường em trong giờ ra chơi hay nhất
Bài văn Tả di tích lịch sử hay nhất
Bài văn Tả cây bút chì hay nhất
Bài văn Tả một buổi học thú vị hay nhất
Bài văn Tả con công hay nhất
Bài văn Tả con hổ trong vườn thú hay nhất
Bài văn Tả chú gà trống hay nhất
Bài văn Tả Thầy Cô từng dạy em ở những năm học trước hay nhất
Bài văn Tả trường em lúc tan học hay nhất
Bài văn Tả bộ bàn ghế trên trường của em hay nhất
Bài văn Tả cảnh đêm Giao thừa hay nhất
Bài văn Tả chiếc áo em thích hay nhất
Bài văn Tả một trận thi đấu thể thao em được xem hay nhất
Bài văn Tả trận thi đấu thể thao ở trường em hay nhất
Bài văn Tả cảnh phố phường những ngày giáp Tết hay nhất
Bài văn Tả người bạn vui tính lúc đang trò chuyện hay nhất
Thêm
541
0
0
Từ nhỏ đến giờ không biết bao nhiêu lần được ngắm trăng rồi nhưng có lẽ cái đêm trăng ấy, một đêm trăng ở đồng bằng quê nội đã để lại cho em một ấn tượng đẹp đến kì lạ. Mãi mãi em không bao giờ quên được. Đó là cái đêm trăng rằm tháng bảy mà bố mẹ cho em về quê nội.

Ngay khi hoàng hôn vừa tắt, trên bầu trời bao la, hàng nghìn hàng vạn những ngôi sao nhấp nháy. Chỉ có ngôi sao chiều là sáng nhất, đứng kiêu hãnh một mình như một thiếu nữ đẹp giữa bức tranh trời thu. Màn đêm dần dần buông xuống. Mọi nhà trong xóm đă lên đèn từ bao giờ. Ngoài đồng, đom đóm lập lòe tưởng như muôn vàn những vì sao nhấp nháy cuối trời xa.

Chỉ ít phút sau, mặt trăng bắt đầu ló dạng. Lúc đầu, nó giống như một cái đèn lồng bị che khuất một nửa, mặt cắt nằm phía dưới, rồi từ từ nhô lên, tròn vành vạnh, lơ lửng giữa không trung, như một cái đèn lồng khổng lồ chiếu những ánh sáng vàng dịu xuống vạn vật. Em bước ra ngõ nhìn về phía trăng mọc. Một lúc sau, trăng gối đầu lên rặng cây lờ mờ ở chân trời xa tít, để rồi sau đó lấp ló trên ngọn tre già. Bầu trời bây giờ trong vắt. Hàng trăm đốm sao rải rác trên nền trời lúc ẩn lúc hiện. Có lẽ trăng sáng quá làm cho chúng mờ đi chăng? Tuy vậy, em vẫn thấy chúng đẹp và đáng yêu, bởi chúng là những viên ngọc quý tỏa ánh sáng hiếm hoi cho những đêm vắng bóng chị Hằng Nga.

Bây giờ thi trăng đã lên cao tỏa ánh sáng dìu dịu, nhuộm một màu bạc khắp ruộng đồng, thôn xóm, làng mạc. Cạnh nhà Nội, dòng sông long lanh gợn sóng lăn tăn như hàng trăm con rồng nhỏ đang lượn múa. Và kia nữa, mái tôn của. những ngôi nhà phía trái phản chiếu ánh trăng óng ánh. Ánh vàng còn phết lên những thảm cỏ xanh và vườn rau sau nhà tạo nên một mảng sáng nhờ nhờ, bàng bạc. Bóng nhà, bóng cây in rõ thành những vầng đen nhạt trên mặt đất. Thỉnh thoảng, gió hiu hiu thổi, cỏ cây lay động xào xạc. Những bóng đen của cây cối lắc lư, thay dạng đổi hình như những “bóng ma” chập chờn…

Trong xóm, hầu hết mọi nhà tụ họp ở ngoài sân. Người lớn thì hóng mát, ngắm trăng. Mấy chị thì đan võng, dệt chiếu, sàng gạo vừa cười vừa nói vui vẻ. Trẻ em nô đùa chạy nhảy khắp sân. Cả đến những chú chó cũng ra sân hóng gió hoặc ra đường nhìn trước, ngó sau rồi cất tiếng sủa vu vơ…

Ngoài đồng, quang cảnh thật vắng lặng, tĩnh mịch. Muôn vật say sưa tắm ánh trăng trong. Gió đồng lồng lộng thổi, thảm lúa xanh rập rờn, nhấp nhô như những làn sóng ngoài biển khơi. Nước bắt đầu lên trong các mương, rãnh chảy róc rách. Côn trùng đó đây cất tiếng kêu ra rả. cỏ cây ngoài vườn thầm thì nhỏ to. Càng về khuya, không gian càng tĩnh mịch. Vạn vật như đang say sưa trong giấc ngủ êm đềm. Chỉ duy có loài côn trùng vẫn ra rả hòa âm những khúc nhạc muôn thuở về đêm. Ánh trăng đẹp cùng hơi sương mát dịu ru ngủ muôn loài. Em trở vào nhà đánh một giấc ngon lành cho đến sáng. Khi em tỉnh giấc ánh trăng đã nhợt hẳn đi nhường chỗ cho ánh bình minh thức dậy. Mọi vật sau một đêm tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi dưới ánh trăng dịu, giờ đây cũng đang bừng trỗi dậy, mình ngậm những giọt sương mai.

Đứng giữa đồng quê ngắm cảnh trăng đẹp và nghe khúc nhạc kì diệu của thiên nhiên, em cảm thấy tâm hồn mình lâng lâng. Tiếc là ngày kia em đã phải trở về thành phố rồi. Thôi, hẹn vầng trăng rằm nơi đồng nội một dịp khác nhé.
Thêm
646
0
0
Vào một sáng cuối xuân, đầu hạ, khi bầu trời còn đẫm sương đêm, đoàn xe tham quan của trường em đã bắt đầu chuyển bánh. Những chiếc xe đầy ắp tiếng cười lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang sông Đáy hiền hòa,"trong vắt, rồi tiếp tục bon bon trên quốc lộ 1. Xa xa, sau làn sương mờ, dãy Non Nước hiện lên đẹp như một bức tranh phong cảnh. Chúng em đều cảm thấy hồi hộp vì tuy nghe tiếng đã lâu nhưng chưa ai được đặt chân tới mảnh đất quê hương cờ lau dẹp loạn này bao giờ. Tiếng cười nói trong xe tạm lắng xuống, nhường chỗ cho những ánh mắt háo hức, chờ đợi.

Hoa Lư đây rồi! Kinh đồ đầu tiên của nước Đại Việt chính là đây. Toàn bộ khu di tích nằm trong một vùng đất trũng lòng chảo, xung quanh bao bọc bởi những ngọn núi trùng điệp. Thiên nhiên đã khéo sắp đặt cho nơi này một cảnh quan hùng vĩ, vừa có sông nước vừa có núi non. Phong cảnh hữu tình biết mấy!

Đến Hoa Lư hôm nay, em không còn được nhìn thấy những cung điện nguy nga, những thành cao hào sâu… nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn núi nơi đây đều ghi đậm dấu ấn vẻ vang của một thời kì lịch sử oai hùng. Kia là núi Cột Cờ cao hơn 200 mét như một chân đế khổng lồ để vua Đinh dựng cờ khởi nghĩa. Đây là ngôi Sao Khê chảy qua hang Luồn, là nơi thuỷ quân ta luyện tập. Chúng em còn đi thăm hang Muối, hang Tiền với những nhũ đá lóng lánh. Nghe nói đây là kho dự trữ, nguồn cung cấp quân lương cho Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa.

Giữa khu di tích Hoa Lư có đền thờ Đinh Tiên Hoàng. Ngôi đền sừng sững, mái cong vút, lợp ngói hình vảy cá, rêu xanh đã phủ dày dấu thời gian. Cột đền làm bằng những cây gỗ to, một vòng tay ôm không hết. Ngoài sân rồng còn lưu lại dấu tích bệ đặt ngai ngự của vua. Đó là một phiến đá to, bằng phẳng. Các nghệ nhân tài hoa thuở trước đã khéo léo khắc chạm lên mặt đá hình rồng bay rất đẹp. Xung quanh là hình con nghê, hình chim phượng cao quý và dũng mãnh tượng trưng cho quyền uy của nhà vua. Chúng em ngắm chiếc sập đá lòng thầm khâm phục những bàn tay tài hoa của ông cha thuở trước.

Sâu trong chính cung là tượng Đinh Tiên Hoàng đang ngự trên ngai. Nhà vua mặc áo thêu rồng, đội mũ bình thiên, bàn tay xòe rộng đặt nhẹ trên gối, vẻ cương nghị đọng lại ở đôi môi mím chặt, đôi mắt mở to nhìn thẳng. Thắp một nén hương tưởng niệm, chúng em kính cẩn dâng lên vị vua đã có công xây dựng Hoa Lư thành kinh đô của nước Đại Việt.

Tạm biệt đền Đinh Tiên Hoàng, chúng em đến thăm đền thờ vua Lê, ở phía lên trái khu di tích. Vua Lê vận long bào, đội mũ miện vàng, đeo kiếm ngang lưng trông rất oai nghiêm. Trong, khu vực đền thờ còn có bức tượng một người phụ nữ phúc hậu đoan trang. Đó là thái hậu Dương Văn Nga, bậc liệt nữ có một không hai trong lịch sử nước nhà. Bà đã ghé vai gánh vác sự nghiệp cả hai triều Đinh – Lê. Những vị được tôn thờ ở đây đều là những con người kiệt xuất, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Không có thời gian để leo núi, chúng em đứng trong thung lũng, ngẩng đầu nhìn bốn phía để cảm nhận rõ thêm vị thế hiểm trở của cố đô..Có bạn đã giở sổ tay, đưa nhanh vài nét kí họa. Nhiều tiếng bàn bạc sôi nổi về phong trào cờ lau dẹp loạn thuở nào.

Trời đã xế chiều. Chúng em lưu luyến ra về và nuối tiếc vì chưa bẻ được mấy lông lau làm cờ cho xe mình thêm khí thế. Tạm biệt Hoa Lư, chúng em hiểu thêm về lịch sử dân tộc và cảnh đẹp đất nước. Chuyến đi tham quan này đã trở thành đề tài cho những cuộc trò chuyện sôi nổi ở lớp em suốt những ngày sau đó.
Thêm
622
2
0
Mặt trời tiết cuối đông nhọc nhằn chọc thủng màn sương sớm, từ từ nhô lên khỏi rặng tre của làng xa. Bầu trời dần tươi sáng, cảnh vật như bừng tỉnh để đón chào ngày mới, đón cháo một mùa xuân mới đang sắp sửa tới gần.

Từ các xóm làng, từ các mái nhà còn sương lam ôm ấp, mọi người đổ ra đường, người gồng gánh, kẻ bưng thúng, xách giỏ, có người đẩy xe chở hàng. Họ lần lược dồn lên con đường lớn. Vai kĩu kịt, tay vung vẫy, chân đi thoăn thoắt...Tất cả đều tiến về chợ huyện. Phiên chợ Tết thật đông. Tiếng lợn con en éc, tiếng gà gấy oát...oát, tiếng vịt cạc...cạc, tiếng người nói bô bô trong chợ. Các gian hàng nhanh chóng được bày diện. Nào áo, quần, giày dép nhiều loại, bánh mứt đủ màu, rau quả tươi roi rói, kẻ muôn người bán lon xon, chật ních. Trước cổng chợ, những bức tranh lợn, gà heo, chuột ếch,... được giải treo tiếp nối nhau trông thật đẹp mắt. Rồi bức tranh của làng quê cũng hiện lên từ xa: Biển lúa vàng óng ả, chú bé ngồi ngất nghểu trên lưng trâu ung dung thổi sáo, đàn cò trắng nhởn nhơ trên bầu trời xanh thẳm, chim én lượn vòng trên xóm chợ... Một bức tranh đầy quyến rũ, ấm áp lạ thường.
Sương tan, nắng ấm rải nhẹ trên hoa lá, chợ đông nghẹt, đủ thứ màu sắc trà trộn, đủ thứ âm thanh chen lẫn. Không ai nói to cũng không ai nói nhiều. Nhưng lường phát âm của vô số người đã làm phiên chợ âm ầm giữa miền quê yên tĩnh và vô cùng vui tươi, trù phú. Sắc xuân rón rén đến gần, xuân phảng phất trong từng nụ hoa đang chúm chím. Mặt trời đã ngả về phía tây, chợ vẫn tưng bừng hàng hóa vẫn tấp nập các quầy. Từ các nơi, các loài hoa nườm nượp đưa về. Nào là hoa mai, hoa đào, hoa cẩm chướng, hồng nhung... Chúng rạng rỡ như cô thiếu nữ, chúng lay động dưới ánh xuân như tuổi đôi mươi. Đây đó, một vài cụ đồ nho hí hoái viết thơ xuân, viết những câu đối đỏ trên bức sáo, mọi người chen nhau đọc. Có người mãi ngắm tranh, ngắm hoa, đọc thơ mà quên cả thời gian vận hành, buổi chiều hửng ấm đã nhạt nhòa ngã xuống.

Cho tới lúc trời tối, chuông chùa văng vẳng ngân vang, mọi người tạm ngưng phiên chợ. Họ lũ lượt trở ra về. Khung cảnh tưng bừng nơi chợ Tết bắt đầu mờ dần rồi mất hẳn, không còn trông thấy một cái gì nữa bởi sương đêm. Phảng phất trong không khí có mùi hương quen thuộc, mùi lúa mới, mùi trái ngọt, hoa thơm... Tất cả đều đặc biệt, đáng yêu, đáng quí bởi nó là mùi vị của một làng quê Việt Nam trù phú, thấm đượm nghĩa tình, ấm nồng hương đồng cỏ nội.

Phiên chợ Tết đã đem đến cho con người bao điều thú vị. Ai cũng hối hả, khẩn trương với công việc của mình. Họ rạo rực đón xuân trong niền vui lao động. Tôi cũng hồi hộp đón xuân và lo nghĩ đến nhiệm vụ của chính mình.
- Nguồn : Sưu tầm
Thêm
  • Like
Reactions: Sơn Ca
836
1
3
K

khosangohanoi

Guest
Chợ quê thì bán những loại tươi ngon được trồng ở nhà mang ra bán trược tiếp.
Gía thành cũng rẻ hơn vì nguồn tự cung tự cấp. Người dân quê thật thà tốt bụng mà lại hiếu khách.
 

Tieuthuyet

Cộng tác viên
17/9/19
399
65
28,000
30
Xu
0
Chợ quê thì bán những loại tươi ngon được trồng ở nhà mang ra bán trược tiếp.
Gía thành cũng rẻ hơn vì nguồn tự cung tự cấp. Người dân quê thật thà tốt bụng mà lại hiếu khách.
khosangohanoi
Chợ quê thì bán những loại tươi ngon được trồng ở nhà mang ra bán trược tiếp.
Gía thành cũng rẻ hơn vì nguồn tự cung tự cấp. Người dân quê thật thà tốt bụng mà lại hiếu khách.
Chợ quê đồ ăn vẫn đảm bảo hơn. Tết ở quê vui lắm, không khí rất nhộn nhịp.
 
Những tiết học văn bao giờ cũng là tiết em mong đợi nhất trong ngày. Tiết văn hôm nay, chúng em được học bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ. Đầu giờ, cô giáo cho chúng em làm một bài kiểm tra 15 phút. Cái tin ấy gây nên sự xôn xao khe khẽ. Những bạn học bài thì vui mừng, mong có cơ hội tìm kiếm được những điểm cao, bổ sung cho bảng điểm đang còn nghèo nàn. Còn những kẻ chưa học bài thì lo lắng và sợ sệt. Chúng em sột soạt lấy giấy ra làm bài. Mười lăm phút kiểm tra khiên lớp học trở nên im lìm, không tiếng đọng, chỉ có tiếng ngòi bút đưa trên giấy. Hết giờ, cô thu bài, lớp học lại rộ lên bàn tán, hỏi han vì bài kiểm tra. Cô phải giữ trật tự. Cô bảo chúng em mở vở ra ghi bài. Cô nắn nót ghi tên bài Đêm nay Bác không ngủ thật to và đậm bằng phấn màu. Sau đó, cô cho chúng em xem ảnh Bác trong chiến dịch Biên giới - là thời điểm khi tác giả viết bài thơ này. Cả lớp ồ lên thích thú.

Sau đó cô đọc mẫu cho chúng em một đoạn của bài thơ. Cô dừng lại, hướng dẫn chúng em đọc đúng và diễn cảm. Cô gọi Mai đứng lên đọc cho cả lớp nghe. Giọng Mai trầm, ấm cả lớp im lặng lắng nghe. Bài thơ qua giọng đọc của Mai đã truyền vào trong mỗi chúng em tình cảm kính yêu Bác Hồ - vị lãnh tụ của dân tộc. Cô lần lượt dẫn dắt, gợi ý cho chúng em tìm hiểu bài thơ. Những câu hỏi gợi ý và cách dẫn dắt của cô giúp chúng em hiểu bài rất nhanh. Cả lớp hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. Những câu hỏi khó thì cô gợi ý, chia ra làm nhiều nhóm cho chúng em thảo luận. Những câu hỏi đơn giản như tìm từ ngữ, miêu tả hình dáng qua đó bộc lộ được phẩm chất của Bác thì ai cũng xung phong, ai cũng muốn được trả lời, để được cô khen. Sau mỗi ý, bao giờ cô cũng chốt lại nội dung cơ bản cho chúng em ghi. Giờ học trôi qua thật nhanh, chẳng ai mong hết tiết mà chỉ muốn kèo dài thêm giờ học. Không khí học tập của lớp sôi nổi hẳn lên. Cách ghi bảng của cô khiến chúng em nắm ngay được những ý cơ bản. Tiếng trống vang lên. Cô kết bài và khen: "Cô rất vui trước tinh thần say mê học tập của cả lớp". Còn cả lớp ai cũng vui và chờ đợi giờ học Văn của hôm sau.
- Nguồn : Sưu tầm.
Thêm
683
0
0

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
  2. hưnga @ hưnga:
    cho em hỏi xu có những tác dụng gì ạ
Top