“Chuyện cổ tích về loài người” – Xuân Quỳnh

“Chuyện cổ tích về loài người” – Xuân Quỳnh

“Chuyện cổ tích về loài người” – Xuân Quỳnh cho chúng ta thấy rằng: Chắc hẳn tuổi thơ của mỗi người đều sẽ in đậm hình ảnh người bà nhân hậu với những truyện cổ tích quen thuộc như: con cóc, nàng tiên; chuyện cô Tấm ở hiền; thằng Lý Thông ở ác… Qua những câu chuyện đó, điều mà bà muốn gửi gắm đó chính là cội nguồn và văn hóa của dân tộc, hướng đến cách sống hiền lành, lương thiện.

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu đôi nét về tác giả Xuân Quỳnh và tác phẩm “Chuyện cổ tích về loài người”.

5911

Chuyện cổ tích về loài người là một câu chuyện
lý giải được cuộc sống trên trái đất từ xưa đến nay
(Nguồn ảnh: sưu tầm)​


1. Tác giả Xuân Quỳnh

- Xuân Quỳnh sinh năm 1942 và mất năm 1988, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.
- Quê ở làng An Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
- Bà là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam, được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của Việt Nam.
- Thơ của Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị, trong sáng của đời sống gia đình và cuộc sống hàng ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm.
- Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2011.
- Một số tác phẩm tiêu biểu:
+ Các tập thơ: Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Lời ru trên mặt đất (1978), Chờ trăng (1981), Tự hát (1984). Trong đó có một số bài thơ đặc biệt nổi tiếng: Thuyền và biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu…
+ Một số tác phẩm viết cho thiếu nhi: Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981), Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982)...

2. Đọc - hiểu Chuyện cổ tích về loài người

Câu 1. Em hãy nêu những căn cứ để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ


Trả lời:
-Chuyện cổ tích loài người được sáng tác theo thể thơ năm chữ (mỗi dòng có 5 tiếng); được chia làm nhiều khổ thơ.
- Bài thơ sử dụng nhiều các biện pháp: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ…
- Ngôn ngữ cô đọng, giàu hình ảnh.
- Nội dung: câu chuyện về nguồn gốc của loài người, bộc lộ sự yêu thương với trẻ em.

Câu 2. Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi ra sao sau khi trẻ con ra đời?

Trả lời

Sau khi trẻ con ra đời, trái đất bắt đầu có sự xuất hiện của các sự vật:
- Mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ.
- Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc.
- “Cây cao bằng găng tay/Lá cỏ bằng sợi tóc” giúp trẻ con cảm nhận về kích thước.
- Tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh.
- Sông: giúp trẻ con có nước để tắm
- Biển: giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp thực phẩm và là nơi tìm hiểu, khám phá.
- Đám mây: đem đến bóng mát.
- Con đường: giúp trẻ con tập đi.

Câu 3. Món quà tình cảm nào mà theo nhà thơ, chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ?

Trả lời

- Món quà chỉ có mẹ mang lại: tình yêu và lời ru.
- Mẹ sinh ra để bế bồng trẻ con, chăm sóc từng cái ăn giấc ngủ, mang đến tiếng hát ngọt ngào ru con vào giấc ngủ êm đềm.

Câu 4. Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện gì? Hãy nêu những điều mà bà muốn gửi gắm trong những câu chuyện đó?

Trả lời

- Bà đã kể những câu chuyện cổ: chuyện con cóc, nàng tiên; chuyện cô Tấm ở hiền; thằng Lý Thông ở ác…
- Những điều mà bà muốn gửi gắm trong câu chuyện: giúp trẻ em hiểu hơn về cội nguồn và văn hóa của dân tộc, hướng đến cách sống hiền lành, lương thiện.

Câu 5. Theo cách nhìn của nhà thơ, điều bố dành cho trẻ có gì khác so với điều bà và mẹ dành cho trẻ?

Trả lời
Khi xã hội văn minh hơn, còn trẻ em bắt đầu trưởng thành hơn, bố chính là người dạy cho trẻ những hiểu biết về cuộc sống. Không giống như bà đêm đến những câu chuyện cổ tích hay mẹ chăm sóc cuộc sống hàng ngày, bố là người uốn nắn trẻ về nhân cách, biết suy nghĩ và ngoan ngoãn hơn, đem đến những hiểu biết về cuộc sống.

Câu 6. Trong khổ thơ cuối, em thấy hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như thế nào?

Trả lời

Trường lớp là nơi trẻ em tới để học tập, vui chơi. Thầy giáo là người dạy dỗ trẻ ở trường lớp. Sự ra đời của trường lớp cho thấy xã hội đang ngày càng trở nên văn minh hơn. Và cho thấy vai trò to lớn của giáo dục đối với trẻ em.

Câu 7. Nhan đề Chuyện cổ tích và loài người gợi lên cho em những suy nghĩ gì?

Trả lời

Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người”: gợi nhắc về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày trước. Điều đó giúp cho câu chuyện mang màu sắc kì ảo, hấp dẫn người đọc hơn.

Câu 8. Câu chuyện về Nguồn gốc của loài người qua thơ của tác giả Xuân Quỳnh có gì khác so với những câu chuyện về nguồn gốc của loài người mà em đã biết? Sự khác biệt ấy có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời

- Câu chuyện về nguồn gốc của loài người của Xuân Quỳnh được kể lại xoay quanh đối tượng trẻ em (Trời sinh ra trước nhất/Chỉ toàn là trẻ con). Sau đó mới có sự xuất hiện của các sự vật khác.
- Sự khác biệt đó thể hiện tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em. Đồng thời gửi gắm thông điệp rằng hãy chăm sóc và nâng niu trẻ em.
“Chuyện cổ tích về loài người” – Xuân Quỳnh: chuyển tải một thông điệp sâu sắc chính là mọi vật sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. Chính vì vậy hãy yêu thương và cho trẻ em một tuổi thơ hạnh phúc nhất.

3. Viết kết nối với đọc “Chuyện cổ tích về loài người”

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.


Gợi ý: Lựa chọn một đoạn thơ thích nhất:

- Phân tích các hình ảnh trong khổ thơ.
- Cảm nhận chung về khổ thơ

Bài viết

Chuyện cổ tích về loài người không chỉ đơn giản là kể câu chuyện về lịch sử loài người qua các giai đoạn khác nhau. Qua đó người ta còn muốn nhắn nhủ một điều rằng hãy chăm sóc, yêu thương trẻ thơ để em bé có được một môi trường phát triển tốt.

"Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc"

Đó là khi cuộc sống này ngày một phát triển và đi lên. Khi đó có tiếng nói, có chữ viết, có nền giáo dục. Và khi đó con người được học hành và gần hơn với văn minh. Đó là việc biết mở trường dạy trẻ em học biết đào tạo và dạy dỗ trẻ em. Khi này thế giới được thay đổi hơn bằng việc có lớp, bàn, trường, cái ghế.. Đó là những biể tượng của sự thay đổi kỳ diệu của cuộc sống này. Trong sự phát triển ấy đã làm con người ta văn minh hơn.

"Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu!
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Màu xanh bắt đầu cỏ
Màu xanh bắt đầu cây
Cây cao bằng gang tay"

Từ đó ta có thể cảm nhận được một tấm lòng yêu trẻ được thể hiện trong bài thơ. Từ câu chuyện cổ tích về loài người ta thấy được trẻ em sinh ra trong tình yêu và lời ru ầu ơ. Được chăm sóc, được bế bồng, được học tập. Phải với một trái tim nhân hậu Xuân Quỳnh mới viết được những vần thơ như thế

Chuyện cổ tích về loài người là một câu chuyện lý giải được cuộc sống trên trái đất từ xưa đến nay. Một vấn đề tưởng chừng như phức tạp và khó khăn nhưng qua tài năng của Xuân Quỳnh đã trở thành một bài học dễ hiểu. Đó cũng chính là lý do bài thơ này được nhiều thế hệ yêu thích. Bên cạnh đó một thông điệp sâu sắc được chuyển tải thông qua bài thơ này chính là hay chăm sóc và yêu thương trẻ em
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
chuyện cổ tích loài người chuyện cổ tích về loài người - xuân quỳnh tác giả xuân quỳnh
1K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Bình luận mới

Top