Soạn bài “Chuyện cổ tích về loài người”

“Chuyện cổ tích về loài người” – Xuân Quỳnh: Tác giả muốn gửi gắm ý nghĩa bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người là” mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất (Ngữ văn 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống).

Chúng ta cùng nhau soạn bài “Chuyện cổ tích về loài người” nhé!


5910

Hình ảnh bà kể chuyện và thế giới trong những câu chuyện cổ bà kể
(Nguồn ảnh: sưu tầm)​


I. Các câu hỏi trước khi đọc “Chuyện cổ tích về loài người”

Câu 1


Nêu tên một truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam hoặc văn học nước ngoài mà em biết. Trong truyện kể đó, sự ra đời của loài người có gì kì lạ.

Gợi ý trả lời

- Truyện kể về nguồn gốc loài người: Con Rồng cháu Tiên, Câu chuyện quả bầu mẹ của người Khơ mú, Câu chuyện về trăm trứng của người Mường, Thần thoại Nữ Oa của Trung Quốc…

- Trong các truyện kể đó, sự ra đời của con người có nét kì lạ là:

Con Rồng cháu Tiên: người Việt Nam được sinh ra từ học trăm trứng, có cha mẹ là hai vị thần.

Câu chuyện quả bầu mẹ: con người được sinh ra từ một quả bầu lớn, tất cả đều là anh em của nhau.

Câu chuyện về trăm trứng: con người được ấp ra từ trăm quả trứng do hai chú chim sống trong hang Hào sinh ra.

Thần thoại Nữ Oa: con người do thần Nữ Oa nặn ra từ đất bùn, rồi thổi hơi vào tạo nên sự sống.

Câu 2

Đọc một đoạn thơ hoặc bài thơ về tình cảm gia đình mà em biết.

Gợi ý trả lời

HS tham khảo các đoạn thơ sau:

“Mẹ mang tất cả hương đồng
Đựng trong nón lá bão giông đã cời
Thương con nhớ cháu bời bời
Gánh cong nỗi nhớ về phơi phố phường
Phố cao đứng bóng nắng trườn
Cổng im im khoá, ngoài đường bụi bay
Thăm con mắt mẹ cay cay
Giọt thương ướt áo, giọt say ngóng chờ
Giọt gầy không gió bơ vơ
Giọt hao mòn đợi thẫn thờ hàng cây
Giọt quệt tay áo trắng mây
Giọt rơi hụt hẫng rớt đầy hoàng hôn…”
(trích Thăm con - Nguyễn Tấn On)

“Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.”
(trích Bầm ơi - Tố Hữu)

“Bà ơi cháu rất yêu bà
Đi đâu bà cũng mua quà về cho
Hôm qua có chiếc bánh bò
Bà chia cho cháu phần to nhất nhà
Mỗi lần cháu chạy chơi xa
Hễ mẹ cháu đánh thì bà lại can
Cháu không nói bậy, nói càn
Bà xoa đầu cháu, khen: ngoan nhất đời…”
(trích Làm nũng bà - Trần Trung Phương)

II. Đọc hiểu "Chuyện cổ tích về loài người"

Câu 1. Theo dõi:
Số lượng tiếng trong một dòng thơ.

- Một dòng thơ có 5 tiếng.

Câu 2. Hình dung: Hình ảnh trái đất khi trẻ con được sinh ra.

+ Trên trái đất trần trụi
+ Không dáng cây ngọn cỏ
+ Mặt trời cũng chưa có
+ Chỉ toàn là bóng đêm
+ Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác.


Câu 3. Hình dung: Sự thay đổi của trái đất sau khi trẻ con được sinh ra qua miêu tả của nhà thơ:

+ mặt trời nhô cao.
+ màu xanh cỏ cây bắt đầu có
+ cây cao bằng gang tay
+ có lá cỏ và hoa
+ hoa có màu đỏ
+ chim bấy giờ sinh ra
+ có tiếng hót của chim trong và cao
+ có gió truyền âm thanh
+ có sông, có biển
+ biển sinh ý nghĩ, cá tôm, những cánh buồm
+ đám mây cho bóng rợp
+ có đường cho trẻ tập đi

Câu 4. Theo dõi: Các nhân vật, sự việc được kể trong bài thơ.

- Các nhân vật: mẹ, bà, bố, thầy giáo
- Các sự việc:
+ cái bống, cái bang
+ cái hoa
+ cánh cò
+ vị gừng
+ vết lấm
+ đầu nguồn cơn mưa
+ bãi sông cát vắng ,…

Câu 5. Hình dung: Sự chăm sóc, yêu thương của mẹ dành cho con.

+ Mẹ cho con tình yêu và lời ru
+ Mẹ bế bồng chăm sóc

Câu 6. Hình dung: Hình ảnh bà kể chuyện và thế giới trong những câu chuyện cổ bà kể

+ "Chuyện con cóc nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác … "

+ "Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện."

Câu 7. Hình dung: Sự yêu thương, chăm sóc mà bố dành cho con:

"Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ "

Câu 8. Hình dung: Khung cảnh mái trường thân yêu.

+ Có lớp, có bàn, có thầy giáo, có cái bảng bằng cái chiếu, cục phấn từ đá …

Thông qua soạn bài “Chuyện cổ tích về loài người”: Bài thơ kể lại một cách sinh động về sự ra đời của loài người. Mọi thứ từ mặt trời, mẹ, bố, mặt bể, con đường, trường lớp … đều sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu của trẻ con. Qua đó bài thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho tuổi thơ.

Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/threads/soan-bai-bat-nat-ngan-nhat.2850/
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa Từ khóa
chuyện cổ tích về loài người chuyện cổ tích về loài người - xuân quỳnh soạn bài chuyện cổ tích về loài người đọc hiểu "chuyện cổ tích về loài người"
639
0
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.