Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Vậy là thế giới đã đạt 8 tỷ người rồi.

Vào khoảng 0h30 theo giờ Việt Nam, bé gái có tên 'Vinice Mabansag' đã chính thức sinh ở thủ đô Manila (Philippines) và được công nhận là công dân thứ 8.000.000.000 của Trái Đất!

Công dân thứ 8 tỷ.jpg


Dân số thế giới cán mốc 8 tỷ người vào hôm nay (15/11) theo dự báo của Liên Hợp Quốc. Một trong những tín hiệu đáng mừng là tuổi thọ trung bình tiếp tục tăng.

Điều này cho thấy chất lượng cuộc sống, cũng như các chính sách chăm sóc y tế đã có sự cải thiện. Tốc độ tăng dân số đã giảm mạnh kể từ hơn nửa thế kỷ qua, nếu như giai đoạn đầu những năm 60 của thế kỷ trước, tốc độ tăng dân số là hơn 2% mỗi năm, thì dự kiến đến năm 2050, tốc độ tăng dân số sẽ chỉ còn 0,5%. Nguyên nhân tỷ lệ sinh ở nhiều quốc gia trên thế giới ngày càng giảm. Với tốc độ này, dân số thế giới sẽ đạt con số 8,5 tỷ người vào năm 2030.

Dân số thứ 8 tỷ.jpg


Người thứ 8 tỷ.jpg


Theo nhận định của các chuyên gia, với tuổi thọ và số người trong độ tuổi sinh đẻ tăng lên, dân số thế giới sẽ đạt con số 8,5 tỷ người vào năm 2030, và đạt mức hơn 10 tỷ người vào năm 2080.

FB_IMG_1668333769505.jpg


Liên Hợp Quốc dự báo, Trung Quốc và Ấn Độ - hai nước đông dân nhất thế giới hiện tại - sẽ hoán đổi vị trí vào năm 2030. Theo đó, dân số Trung Quốc từ 1,4 tỷ người giảm xuống còn 1,3 tỷ người vào năm 2050. Đến cuối thế kỷ 21, dân số Trung Quốc có thể giảm xuống còn 800 triệu người. Trong khi đó, dân số Ấn Độ sẽ đạt 1,7 tỷ người vào năm 2050. Sau hai nước trên, Mỹ tiếp tục là quốc gia đông dân thứ ba trên thế giới vào năm 2050 và sẽ ngang bằng Nigeria với 375 triệu người.

Theo Vietnamnet
Thêm
XIN CHÀO CÔNG DÂN THỨ 8.000.000.000 CỦA TRÁI ĐẤT
564
2
0
Xưa Trung Quốc có câu, Dân Việt Nam chết trên đống thuốc mà không biết. Trong bài này, mình giới thiệu tới các bạn 45 bài thuốc dân gian từ cây đu đủ. Mọi người lưu lại khi cần nha.

45 BÀI THUỐC QUÝ TỪ ĐU ĐỦ

1.Lá non Đu đủ ,thêm củ tỏi xào ,chịu khó ăn vào ,sỏi nào củng hết .

2. Nụ hoa Đu đủ ,hấp ủ mật ong ,nuốt vô đáy lòng , ho gì củng khỏi .

3. Nhựa hoa Đu đủ ,trị chứng chai chân ,bôi ngày 2 lần , đôi tuần gót đỏ .

4. Rễ cây Đu đủ , đun sắc đậm đà, hoà thêm chút muối , bay mùi hôi chân .

5. Cọng lá Đu đủ , sắc trị ung thư ,họng hầu thêm Xả, phối dăm lát gừng ,thêm nắm lá hẹ ,cho chứng tiền liệt ,dùng dài tháng liền ,còn tiền hết bệnh ...

6. Chữa di, mộng, hoạt tinh.Trái Đu đủ bằng bắp tay, khoét cuống; cho 2 cục đường phèn vào, lắp cuống, gạt lửa than nướng chín, đem ra bóc vỏ da xanh bên ngoài, ăn lớp thịt bên trong, kể cả hạt. Chỉ cần ăn 1-2 quả là thấy kết quả (Kinh nghiệm dân gian ở An Giang).

7. Chữa ung thư phổi, ung thư vú: Hái lá lẫn cuống Đu đủ để tươi, cho vào nồi, thêm nước nấu sôi, để nguội, chiết nước đặc uống, cũng có thể nấu thành nước cô lại. Uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 chén to (300ml). Ngoài ra uống thêm 3 muỗng cà phê mật mía trong ngày, mỗi lần 1 muỗng. Có thể kết hợp với chiếu tia X quang và uống bột củ Tam thất ... Thì hiệu quả càng nhanh. Tuy nước lá Đu đủ đắng, nhưng cần uống liên tục 15-20 ngày mới có kết quả.

8. Chữa ho gà bằng hoa đu đủ đực

Hoa đu đủ đực 20g, sao vàng; vỏ quýt lâu năm 20g; vỏ rễ dâu 20g, tẩm mật sao; bách bộ 12g; phèn phi 12g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 3 lần: trẻ em 1-5 tuổi, mỗi lần 1-4g; 6-10 tuổi, mỗi lần 5 - 8g.

9. Chữa tan Đờm :

Đu đủ hầm với đường phèn: 1 quả đu đủ chín, gọt vỏ, thái miếng, đựng trong bát to, thêm đường phèn, hầm cách thủy. Món này ăn rất ngon, có hương vị đặc trưng, già trẻ ăn quanh năm đều được. Ăn đu đủ + đường phèn thường xuyên trong mùa xuân, hè có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Ăn vào mùa thu, đông có tác dụng nhuận táo, ấm dạ dày, bổ tỳ vị, dưỡng gan, giảm ho, nhuận phổi, tan đờm.

10. Chữa Ít ngủ, hay hồi hộp: Đu đủ chín, chuối, củ cà rốt mỗi thứ 100g; xay với nước
dừa non nạo, thêm mật ong cho đủ ngọt, cách ngày uống 1 lần , giúp ngủ ngon

11. Chữa Trị viêm dạ dày: Đu đủ 30g, táo tây 30g, mía 30g, sắc uống.

12. Chữa Trị tỳ vị hư nhược: Đu đủ 30g, củ mài 15g, sơn tra 6g, gạo nếp 100g, nấu
cháo ăn ngày 2 lần (sáng, chiều).

13. Chữa Trị đau lưng mỏi gối: Đu đủ 30g, ngưu tất 15g, hoàng kỳ 10g, đỗ tương
15g, câu kỳ tử 10g, cam thảo 3g, sắc uống.

14. Chữa sỏi thận
Cây đu đủ đực trong dân gian là cây đủ đủ không ra quả. Hoa của cây đủ đủ đực cũng là bài thuốc chữa sỏi thận hiệu quả. Dùng hoa của cây đu đủ đực, giã nhỏ, đem nấu sôi lên lọc cặn bả nước uống hằng ngày

15. Chữa Trị mụn nhọt: Lá đu đủ giã nát, đắp mổi ngày liên tục sẻ hiệu quả

16. Chữa ít sửa ..Sau khi sanh ăn canh đu đủ hầm giò heo thường , sẻ lợi sửa

17. Chữa Trị gai cột sống: Hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20-30 ngày.

18. Chữa Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, liên tục 3-5 ngày.

19. Chữa Trị tỳ vị hư yếu (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ 30g, khoai mài 15g, sơn tra 6g, nấu cháo.

20. Chữa Trị tiểu gắt, buốt: Rễ đu đủ tươi 200g sắc lấy nước uống cả ngày thay nước uống.

21. Chữa Trị các vết chai và mụn cóc: Lấy nhựa từ lá của cây đu đủ bôi lên vùng da bị chai hay mọc mụn, công hiệu khá tốt.

22. Chữa Trị vết loét trên da: Trộn một chút bơ với nước đu đủ, bôi lên vết loét. Cách làm này có tác dụng làm se bề mặt và nhanh chóng làm liền vết thương.

23. Giúp sáng mắt: Những người lớn tuổi nên ăn khoảng 3 phần đu đủ mỗi ngày trở lên để ngăn ngừa quá trình lão hóa cũng như suy giảm thị lực vì đu đủ không chỉ là loại trái cây ngon ngọt, mát, bổ mà còn chứa nhiều carotin hơn so với các loại trái cây khác như táo, ổi, chuối.

24. Làm đẹp da: Nước ép của trái đu đủ và nhựa khô là thành phần chính trong quá trình sản xuất các loại kem chống mụn và dầu gội dưỡng tóc.

25. Vỏ của trái đu đủ xanh có thể được giữ lạnh trong tủ lạnh và sử dụng để tạo mặt nạ. Điều này cũng lý giải tại sao người dân xứ Island luôn có làn da trắng mịn, và nhất là không bao giờ lo sợ mụn trứng cá tấn công.

26. Nghiền nhuyễn đu đủ chín đắp lên mặt và rửa sạch sau khoảng 15-20 phút có tác dụng làm mềm, mịn da, ngăn ngừa mụn, các vết nám và đặc biệt phát huy tác dụng trong việc điều trị làn da thô ráp.

27. Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, liên tục 3-5 hôm.

28. Viêm dạ dày mãn tính: Đu đủ, táo tây, mía mỗi thứ 30 g sắc uống.

29. Ho do phế hư: Đu đủ 100 g, đường phèn 20 g hầm ăn.

30. Tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ 30 g, khoai mài 15 g, sơn tra 6 g, nấu cháo. Ăn thường xuyên sẻ khỏi ..

31. Đau lưng mỏi gối: Đu đủ 30 g, ngưu tất 15 g, kỷ tử 10 g, cam thảo 3 g sắc uống

32. Quả đu đủ xanh nghiền nát với nước, dùng bôi để chữa các vết tàn nhang ở mặt và tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema...

33. Rễ đu đủ sắc uống có tác dụng cầm máu trong bệnh băng huyết, sỏi thận...( liều lượng hỏi mua rễ đu đủ nhà thuốc nam họ sẻ chỉ dẩn cặn kẻ )

34. Hoa đu đủ đực tươi hoặc phơi khô hấp với đường phèn dùng chữa bệnh ho, viêm cuống phổi, khàn tiếng hoặc mất tiếng ở người lớn. Với trẻ em, hái 5-10 hoa đực đem sao vàng, thêm đường phèn hấp hoặc chưng khi nồi cơm cạn nước, cho trẻ uống trong ngày

35. Đu đủ chín là một món ăn giúp bồi bổ cơ thể và tiêu hóa tốt các chất thịt, lòng trắng trứng; Khi hầm các loại thịt, xương cứng, người ta thường cho quả đu đủ xanh vào để thức ăn mau nhừ...

36. Chữa cá đuối cắn.

Rễ đu đủ đực tươi 30g , Muối ăn 4g.Hai thứ giã nhỏ. Vắt lấy nước uống, bã đắp lên chỗ sưng đau. Sau chừng nửa giờ thấy giảm đau và vài ngay sau khỏi hẳn ( kinh nghiệm nguời miền Nam).

37. Chữa tưa lưỡi ở trẻ: Lấy hoa đu đủ đực thái nhỏ phơi khô, tán bột mịn, cùng với gốc cây mây (lấy chỗ mọc khô ráo), rồi đốt thành than, tán bột. Trộn hai loại bột này với nhau với tỷ lệ 3 phần bột hoa đu đủ đực, 1 phần bột gốc mây. Sau đó lấy tăm bông chấm thuốc bôi hàng ngày đánh trên lưỡi trẻ bị tưa.

38. Chữa viêm họng: Hoa đu đủ đực 15g, xạ can 10g, củ mạch môn 10g, lá húng chanh 10g. Tất cả cho vào một bát nhỏ, thêm ít muối, hấp chín rồi nghiền nát. Ngày ngậm 2 - 3 lần, nuốt nước dần dần

39. Chữa viêm cuống phổi, mất tiếng: Hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15g, hạt chanh 10g, nước đun sôi để nguội 20ml. Các dược liệu được nghiền nát với nước. Thêm ít mật ong hoặc đường kính, uống làm 3 lần trong ngày. Dùng vài ngày.

40. Chữa ho do viêm họng: Hoa đu đủ đực 15g, xạ can 10g, củ mạch môn 10g, lá húng chanh 10g. Tất cả cho vào một bát nhỏ, thêm ít muối, hấp cơm rồi nghiền nát. Ngày ngậm 2 - 3 lần, nuốt nước dần dần, dùng từ 3 - 5 ngày.

42. Chữa đái rắt, đái buốt, đau niệu đạo, nước tiểu ít và đỏ: Hoa đu đủ đực (hoặc quả của cây đu đủ đực lưỡng tính) 40g, lá bạc thau 50g, đậu đen 40g, phác tiêu 4g. Sắc lấy nước đặc, chia 3 lần uống vào lúc đói bụng.

43. Chữa rắn cắn .

Rễ đu đủ đực 20g, lá xuyên tiêu 10g, hồng bì 5 hạt, tất cả giã nhỏ cho nước vào trộn đều gạn nước cho người bị rắn cắn uống. (Lưu ý chỉ sử dụng kết hợp hay đơn độc khi điều kiện của y tế không có, vì có những loại rắn cực độc có thể tử vong ngay chưa kịp đưa đến cấp cứu , trị liệu).

44. Chữa Trị các vết chai và mụn cóc: Lấy nhựa từ lá của cây đu đủ bôi lên vùng da bị chai hay mọc mụn, công hiệu khá tốt.

45. Chữa Trị vết loét trên da: Trộn một chút bơ hay dầu ôliu với nước đu đủ, bôi lên vết lỡ loét.


''CHIA SẺ'' là cứu được nghìn người đang mắc bệnh.

Nguồn sưu tầm
Thêm
45 bài thuốc về hoa đu đủ
518
2
1
Bạn có bao giờ nghĩ rằng cơ hội của mình và Mark giống nhau hay không?
Thêm
  • Like
Reactions: Vanhoctre
595
1
0
Bức ảnh "Kền kền chờ đợi" chụp tại Sudan ngày 26/3/1993 bởi phóng viên ảnh người Nam Phi Kevin Carter, nhờ bức ảnh đó Carter gia đạt giải Pulitzer năm 1994. Trong bức ảnh, hình ảnh con kền kền đang chờ đợi một đứa bé da đen sắp chết đói khiến nhiều người ám ảnh.

Em bé gầy gò ốm yếu đang cố lê mình tới một trung tâm cứu trợ. Sau khi được xuất bản trên tờ New York Times, bức ảnh khiến người dân trên thế giới ám ảnh vì sự khủng khiếp của nạn đói ở Sudan, cũng như số phận của đứa trẻ trong bức ảnh nói riêng và toàn thể người dân ở Sudan lúc bấy giờ , kéo theo đó là một bức tranh toàn cảnh sự thật về mặt trận chiến trường Nam Phi, sự đàn áp, các cuộc nổi loạn chống lại chế độ phân biệt chủng tộc apartheid và nạn bạo lực trong gia đình.

1.Chiến tranh phi nghĩa

Năm 1983, nội chiến Sudan lần thứ hai xảy ra, phần lớn là sự tiếp nối của cuộc nội chiến lần thứ nhất giai đoạn 1955-1972 có nguồn gốc ở miền Nam nước này nhưng đã nhanh chóng lan rộng đến vùng các núi Nuba và Nin Xanh vào cuối những năm 1980.

Cuộc nội chiến lần thứ hai đã gây ra thiệt hại rất lớn ở đất nước này , hàng triệu người đã phải bỏ mạng nơi chiến trường tan hoang lạnh lẽo, cuộc sống của hơn bốn triệu người dân bị đảo lộn, phải đi đây mai đó ít nhất là một lần (và thường là nhiều lần). Kể từ thế chiến 2 số dân thường thiệt mạng ở Sudan là một trong những con số cao kỉ lục. Chiến tranh là phi nghĩa. “Nội chiến ư? Điều đó có nghĩa gì? Liệu có cuộc chiến ngoại bang nào không? Chẳng phải cuộc chiến nào cũng diễn ra giữa người với người, giữa những người anh em hay sao?”- Victor Hugo Mọi điều tồi tệ xảy ra chỉ vì sự ích kỷ của những kẻ tham lam chiến tranh là điều tàn khốc nhất vì chính đồng loại cấu xé lẫn nhau vì lợi ích của những kẻ cầm quyền. Không gì có thể biện minh cho một cuộc chiến tranh vô nghĩa. Đó là tội ác của nhân loại . Nhìn thấy viết thương trên người của những nạn nhân chiến tranh, cô gái còn trẻ nhưng đôi tay như bị xé toạc, cả người chằng trịt những vết thương, ánh mắt vô hồn chỉ nhìn về một phía những đôi mày thì nhíu chặt trong cơn đau. Và còn rất nhiều những nạn nhân vô tội phải chịu bản án thảm khốc mà chính họ cũng không hiểu lí do tại sao. Tôi nhìn họ, cảm thấy bản thân cũng gống như họ , cũng cảm thấy đau đớn xót xa vô cùng . Nhưng tôi tự hỏi, những người góp phần gây nên tội ác chiến tranh như vậy họ có cảm thấy đau không? Chắc là họ không cảm thấy đau rồi. Tôi nhìn những người từng thoát khỏi chiến tranh. Chiến tranh đã kết thúc nhưng họ không thể trở về được nữa, bởi vì xưa xay chiến tranh không chỉ tước đọat mạng sống của người chết, mà còn hút luôn cả linh hồn của những người may mắn còn sống. Ở thời đại hòa bình này, chiến tranh đã để lại trên người họ dấu vết sâu hoắm, xấu xí và thầm kín không để cho ai biết. Người ngoài nhìn thấy, hoặc sẽ âm thầm đánh giá vì mới mẻ, hoặc chẳng buồn đếm xỉa. Họ không thấy được nỗi đau như rút gân khắc cốt dưới vết sẹo ấy. Họ không biết trông nó có thể đã lành, nhưng vào những ngày mưa dầm lại khiến con người ta đau đến không muốn sống. Giống như câu nói trong tiểu thuyết “Cây olive màu trắng” có viết:

“Mọi người luôn nói, thời gian sẽ xoa dịu mọi vết thương, rồi có ngày ta sẽ quên đi hết những điều thống khổ, sau đó sẽ tốt hơn. Nhưng không, có những nỗi đau mãi mãi không bao giờ nguôi, cũng có những vết thương vĩnh viễn sẽ không lành lại.”

Đúng vậy, chiến tranh đã để lại cho chúng ta những vết thương ngấm tận vào trong xương tủy, hằng ngày hằng giờ ăn mòn con người.Chiến tranh không được trả giá trong thời chiến, hóa đơn sẽ đến sau đó. “Nhân loại phải chấm dứt chiến tranh, nếu không chiến tranh sẽ chấm dứt nhân loại”.-Martin Luther King Jr

2. Góc khuất con người

Năm 1993, trong lúc Sudan đang ở thời điểm bối cảnh chính trị bất ổn và nội chiến nạn đói xảy ra . Ở Kongor khoảng 20.000 người chết và 100.000 người phải rời bỏ nơi này. Và chính nạn đón này là chủ đề của bức ảnh đoạt giải Pulitzer “Kền kền chờ đợi” do nhiếp ảnh gia người Nam Phi Kevin Carter chụp. Carter đã tự sát không lâu sau khi được trao giải, do trấn thương tâm lí vì đã tận mắt chứng kiến hậu quả của nạn đói và không chịu nổi những áp lực do bị chỉ trích trên mạng xã hội. Sau khi tờ New York Times công bố bức ảnh “Kền kền chờ đợi” đã có một làn sóng nổi lên chỉ trích Kevin Carter vì anh đã chụp bức ảnh đó thay vì giúp đỡ đứa trẻ và đuổi con kền kền đi. "Người đàn ông không từ bỏ mục tiêu của mình để giúp đỡ người khác trong lúc hoạn nạn chỉ có thể là một động vật ăn thịt, một con kền kền trên hiện trường", tờ St Petersburg Times viết, tự hỏi vì sao Carter không giúp đứa trẻ trong bức ảnh. Nhưng có một điều mà những người chỉ trích Kevin không hề biết được rằng, khi tác nghiệp, anh bị bao quang bởi hàng chục người lính vũ trang Sudan với súng ống đạn dược, họ theo dõi để chắc chắn răng Kevin không có bất cứ hành động nào can thiệp vào những việc xảy ta ở khu vực của họ Tuy nhiên, trong cuốn sách The Boy who Became a Postcard của nhà văn Nhật Bản Akio Fujiwara, ghi lại cuộc phỏng vấn với phóng viên ảnh Joao Silva - người đồng hành với Carter đến Sudan, một câu chuyện khác đã được kể lại. Theo Silva, anh và Carter đã tới Sudan cùng tổ chức Liên Hợp Quốc và hạ cánh tại miền nam Sudan vào ngày 11/3/1993. Tổ chức cứu trợ cho biết họ sẽ cất cánh sau 30 phút - thời gian để phân phát thực phẩm, nên các phóng viên ảnh đã đổ ra đi chụp ảnh. Phụ nữ và trẻ em từ các ngôi làng cũng ùa ra để nhận lương thực cứu trợ.Theo Silva, Carter cực kỳ sốc khi lần đầu nhìn thấy cảnh chết đói tàn khốc và đã chụp rất nhiều hình ảnh về những đứa trẻ đói khổ. Khi đó, cha mẹ của các em bé mải nhận thức ăn từ máy bay nên bỏ lại các con ở giữa cánh đồng. Đó là tình huống của bé gái trong ảnh mà Carter chụp được. Một con kền kền hạ xuống ngay sau đứa bé. Carter đã phải di chuyển rất chậm để con kền kền không hoảng sợ bay đi, và chụp bức hình từ khoảng cách 10 m. Anh chụp thêm vài kiểu hình nữa và sau đó con kền kền bỏ đi. Cuối cùng công lí đã đến anh, người đã phơi bày những góc khuất đen tối đáng sợ về cuộc nội chiến, nạn phân biệt chủng tộc và nạn đói ở lục địa đen đến với toàn thế giới. Và qua đây cũng cho thấy dường như chúng ta có thói quen là luôn phán xét người khác một cách phiến diện mà không biết tự đặt bản thân vào hoàn cảnh tương tự thì chúng ta có làm tốt hơn hay không. Mọi người chỉ vì mới đi trên một con hẻm mà suy ra mọi con đường khác đều giống nhau. Dùng suy nghĩ nông cạn ấy áp đặt lên một người đầy tài năng lẫn bất hạnh ép họ đến con đường cùng. Không phải ai cũng thoát ra được nổi đau và dằn vặt bản thân để sống tích cực hơn, ngày mai trời lại sáng không đến với những người sống nội tâm trải qua những bi thảm của cuộc sống. Một tấm ảnh cũng chỉ là 1 khoảnh khắc, một miếng ghép chứ ko phải bức tranh tổng thể.Nghề của họ là phải đến nơi nguy hiểm ghi lại những sự thật bị che dấu, đưa ra ánh sáng để cho cả thế giới biết, để những sự thật tàn khốc không bị che dấu bởi bóng tối vô biên, để thay đổi một cục diện tưởng chừng như không thể vãn hồi. Thế ta mới thấy bạo lực ngôn ngữ khốc liệt đến thế nào. Người xưa có câu” thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, nhưng vết thương do đòn roi để lại cũng lành sẹo, rồi ta quên dần sự hiện diện của nó. Còn thương tổn in hằn do bạo lực ngôn ngữ thì chẳng bao giờ có thể xóa nhòa. Hầu như mọi người đều không hiểu tính sát thương của lời nói nó đau đớn đến nhường nào? Ngày nay khi công nghệ mạng mọi thứ phát triển hơn, người ta vô tình trở thành kẻ sát nhân ẩn mình sau màn hình và làm tổn thương người khác. Không cần thượng cẳng chân hạ cẳng tay mà họ chỉ cần dùng ngôn ngữ để lăng mạ tổn thương ai đó. Và vết thương nỗi đau mà ngôn từ kém duyên ấy mang lại thì đau hơn cả đòn roi.
Dù ngôn ngữ vô tình hay cố ý mà thành bạo lực làm tổn thương người khác thì đều đáng phê phán. Mỗi người cần cân nhắc khi sử dụng ngôn từ cả ngoài đời và trên mạng. Bởi cách giao tiếp của bạn sẽ phản ánh chính con người bạn và đôi khi mang tới hiệu quả vun vén mối quan hệ hoặc có thể là để lại hậu quả đáng tiếc với người khác.

Cuối cùng dường như bức tranh ‘ Kền kền chờ đợi” của Kevin Carter đã để lại nhiều ý nghĩa sâu sắc đến với chúng ta . Nó không chỉ khắc họa một thời kì khốc liệt của chiến tranh, nạn đói.. mà còn để lại những bài học vô giá cho thế hệ sau này . Những ý nghĩa sẽ còn ghi tạc đến về sau vã mãi mãi…..
Thêm
1K
5
3
1.

TỪ KHI LẤY ANH EM QUÊN MẤT MÌNH CŨNG LÀ PHỤ NỮ

Anh thân yêu! .

Đã bao lâu rồi, chúng mình không còn gọi nhau những lời âu yếm như thế rồi anh nhỉ?. Em cũng không biết nữa. Bảy năm hay tám năm. Bởi trong ký ức của em, tháng năm qua là một dấu chấm than dài đằng đẵng.

Em không nhớ em làm sao mà sống xót bước đi . Chỉ nhớ rằng, em không còn là em một người con gái ngây thơ yêu đời, yêu cỏ hoa, hay hát vu vơ, hay đọc truyện ngôn tình mỗi tối. Em trở thành một người đàn bà đúng nghĩa, một người đàn bà quê mùa, lôi thôi, một người đàn bà dành trọn tuổi xuân để đổi lấy đồng tiền bát gạo. Nhưng đổi lại thứ em nhận về là những lời rẻ khinh, lạnh nhạt.

Thưa anh! Em cũng là con người, một con người rất bình thường, biết vui, buồn, biết lo lắng nghĩ suy , biết yêu cái đẹp, biết ghét những điều nhố nhăng giả dối. Nhưng dường như cái thứ quyền cá nhân nhỏ bé ấy, cũng không còn từ khi em trút xuống chiếc áo độc thân ngoài bậc cửa.
Anh đã từng một lần đặt mình vào vị trí của em chưa?. Chưa đúng không?. Chiều qua mẹ em gọi mời ông bà nội xuống ăn cơm, nhưng sáng nay ông bà ở nhà chơi cũng không đi đã đành. Còn anh, anh làm phận con, mà cũng không đi, anh bảo em phải nghĩ sao. Thậm chí khi em xin đi cả nhà ai cũng trưng ra vẻ mặt không vừa ý. Hai mẹ con em xuống ngoại, trước ánh mắt dò xét của hai họ, em chỉ dám cúi đầu bịa ra một lý do vớ vẩn cho sự vắng mặt của người con rể. Thật buồn cười đúng không?.

Em chưa từng được đi đâu, chưa từng được tự do la cà vài phút. Tám năm, đã tám năm em chưa từng một lần đặt chân ra khỏi cái bản đồ từ nhà tới xóm. Chưa từng biết cảm giác ngồi lê nơi họ hàng. Đi đâu cũng vội vàng như kiến đàn chạy bão. Em nhớ như in một chiều ra đường gặp mưa nản về, ngồi tới chiều tối, về bị ông măng mấy ngày trời " làm gì thì thoáng thoáng lên ,rồi về mà cơm nước hay là còn la cà để trốn việc ". Đó câu nói như tiếng chuông báo thức ngày nào cũng rung biến thành nỗi ám ảnh.

Anh biết không?.
Đã rất nhiều lần em muốn buông xuôi, muốn từ bỏ. Nhưng điều duy nhất em còn day dứt là con bé. Nếu hai chúng mình buông tay, nó là đứa thiệt thòi nhất. "Con không cha như nhà không nóc, con không mẹ như cái cọc bờ rào " . Nếu hai chúng mình chia tay dù cho ở với ai, thì nó cũng là đứa thiệt thòi nhất.
Đã từng có lần em bị mọi người mắng, ức quá, đi lên mái nhà, định bụng thử nhảy xuống. Nhưng vô tình có tiếng con bé gọi mẹ dưới nhà khiến em bừng tỉnh, gạt nước mắt chấp nhận. Có lẽ nhiều người cho rằng em yếu đuối, nhưng không ai ở cảnh nào thì mới biết và rõ ràng hoàn cảnh như câu người xưa " nằm trong chăn mới biết chăn có rận".

Hì! Ai cũng bảo em sướng, ăn rồi đi làm không cần suy nghĩ. Nhưng giờ em muốn đổi có ai chấp nhận đổi không?. Em không cần giàu sang phú quý đâu, chỉ muốn một nơi không có những ánh mắt xem thường, những người coi em là một thành viên thực sự. Ngay cả bản thân anh cũng thế, anh có từng xem em là phụ nữ, là vợ anh không. Nhiều lúc ngồi mình em buồn thật nhiều, khóc ướt vai áo, mà không dám nói với ai. Khóc chán xong thôi coi như mình đang trả cho cái nợ tiền kiếp. Trả hết rồi kiếp sau em sẽ trở thành một con người an nhàn như bao người khác.

Rồi hôm nay em ngồi đây viết những dòng này ra, không phải để trách cứ ai hết, chỉ mong chính bản thân có thể buông bỏ hết những tham sân si an ổn sống qua ngày. An ổn trong tâm. Ừ ! Không cần làm phụ nữ nữa, làm một con người bình lặng qua tháng năm là được.


2.
MẸ ƠI

Mẹ ơi tự nhiên hôm nay con lại buồn mẹ ạ. Phận làm dâu mà.
Từ ngày con trút bỏ chiếc áo độc thân ngoài bậc cửa, không ngờ những năm tháng sau chỉ còn những dấu chấm than dài đằng đẵng. Mẹ ơi ! Giờ con phải làm sao khi thế giới ngoài vòng tay mẹ chất đầy thị phi, hụt hẫng, nó biến con chẳng còn là con nữa. Nhiều lúc thức dậy con đờ đẫn trước gương nhìn thân ảnh người đàn bà gầy gò đen sạm, thân hình mũm mĩm trắng trong hôm nào nay chỉ còn là xa vắng. Mẹ ơi ! Nhiều đêm khuya thức trắng con nhìn ánh trăng mờ mờ như cuộc đời con vậy. Ôi phận làm dâu.

Con còn nhớ lời bà thầy xem cho vài năm trước. Những câu nói con nhớ mãi , không phải là chuyện con là đứa nhàn nhất trong mấy chị em , mà là câu đầu tiên khi con vừa ngồi an vị. Trời! Sao nhìn mặt con khổ thế. Ngẫm cũng đúng.

Bao nhiêu năm rồi, thứ con tìm thấy nơi đây là gì. Là những chuỗi ngày dài lê thê nao nán. Là những chuỗi ngày vò võ quanh quẩn nơi ruộng đồng nhàm chán. Con không dám đi đâu , lúc nào cũng trong cảm giác nơm nớp lo sợ, ra đường về chậm thì bị chửi, sáng dậy muộn cũng bị chửi, trời mưa ở nhà cũng bị chửi, thậm chí đi làm về đưa tiền cho bà vẫn bị chửi. Ôi cuộc sống, ôi tháng ngày.
Con bơ vơ, con tự nén nỗi niềm, giữ chặt vào nơi sâu kín nhất. Con không dám nói với ai. Bởi con sợ, con sợ những nỗi niềm đó làm mẹ buồn thêm. Bao nhiêu năm nay con đã giúp được gì cho mẹ ngoài những lời thị phi từ nhà chồng con truyền ra thiên hạ. Con biết nhưng kệ, mặc họ nói chán thì thôi. Nhưng mẹ ơi có phải con quá ngây thơ không, bởi cái chữ thôi con mơ tưởng dài dằng dặc như thời gian không hồi kết, nó khiến con khóc thầm bao đêm, nó khiến con mệt lắm, ngay cả trong những giấc mơ nó cũng bay vào ám ảnh, mẹ ơi!.

Hôm nay con mua đồ ăn sáng về cho ông bà, không những không được cảm ơn mà còn chỉ nhận về những lời chỉ trích. "Xôi nhà đó mặn như chườm chát, cho không cũng không thèm, ăn như rơm. " Rồi sau đó họ quay trở mắng con tại sao lại mua chỗ ấy. Họ xì xào nói rằng con là con dở nói không biết nghĩ. Trong khi con có nói gì đâu.

Có lần con bị họ chửi là ngu, ngẫm lại con ngu thật, bởi chỉ có đứa ngu mới còng lưng đi làm cả ngày nuôi cả đại gia đìn lớp lớp người bọn họ. Chỉ có đứa ngu mới đi làm như con ong rồi mang tiền về cung phụng cho những cái mồm đầy lời lẽ điêu ngoa giả tạo.
Mẹ ơi !!

Nguồn: sưu tầm
Thêm
  • Like
Reactions: Vanhoctre
722
1
0
Bài hay cho những ai quan tâm tới bệnh ung thư:
( Từ fb Lê Hoài Anh)

Một tài liệu nói về bịnh Ung thư của
Bệnh viện Johns Hopkins, trường đại học Baltimore, Maryland ở Hoa Kỳ.
bài viết rất ngắn,
có nhiều điểm rất thú vị,
quí vị đọc thử coi thấy sao?

- Xuân Phong dịch từ bản tiếng Pháp
- Tài liệu thảo luận của CFQ (Cercle Francophone à Quinhon) ngày 21/3/2013
- Tài liệu này có giá trị nên đọc đi đọc lại.

Một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất trên thế giới thay đổi quan điểm của mình về bệnh ung thư. Bệnh viện Johns Hopkins là một bệnh viện trường đại học nằm ở Baltimore, Maryland ở Hoa Kỳ.
Được thành lập nhờ tài trợ từ John Hopkins, ngày hôm nay nó là một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất trên thế giới và năm thứ 17 liên tiếp được phân loại ở vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng của các bệnh viện tốt nhất tại Hoa Kỳ.

Sau nhiều năm nói với mọi người hóa trị liệu là cách duy nhất để điều trị và loại bỏ ung thư, Bệnh viện Johns Hopkins đã bắt đầu nói với mọi người rằng có những lựa chọn thay thế khác với hóa trị liệu: một cách hiệu quả để chống lại ung thư là không nuôi các tế bào ung thư với các chất dinh dưỡng cần thiết cho nó để nó không phát triển được.

THỨC ĂN CỦA TẾ BÀO UNG THƯ

A/- ĐƯỜNG là một loại thực phẩm của bệnh ung thư. Không tiêu thụ đường là cắt bỏ một trong những nguồn quan trọng nhất của các tế bào ung thư. Có sản phẩm thay thế đường như saccharin, nhưng chúng được làm từ Aspartame và rất có hại. Tốt hơn nên thay thế đường bằng mật ong Manuka hay mật đường nhưng với số lượng nhỏ. Muối có chứa một hóa chất phụ gia để xuất hiện màu trắng. Một lựa chọn tốt hơn cho muối trắng là muối biển hoặc các loại muối thực vật.

B/- SỮA làm cho cơ thể sản xuất chất nhầy, đặc biệt là trong đường ruột. Tế bào ung thư ăn chất nhầy. Loại bỏ sữa và thay thế bằng sữa đậu nành, các tế bào ung thư không có gì để ăn, vì vậy nó sẽ chết.

C/- Các tế bào ung thư trưởng thành trong môi trường axit. Một chế độ ăn uống là THịT Đỏ có tính axit, tốt nhất là ăn cá, và một chút thịt gà thay vì thịt bò hay thịt heo. Hơn nữa, thịt chứa kháng sinh, hormon và ký sinh trùng, rất có hại, đặc biệt đối với những người mắc bệnh ung thư. Protein thịt khó tiêu hóa và đòi hỏi nhiều enzym. Thịt không tiêu hóa ở lại và hư hỏng trong cơ thể dẫn tới tạo ra các độc tố nhiều hơn.

GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

a) Một chế độ ăn uống gồm 80% rau quả tươi và nước ép, ngũ cốc, hạt, các loại hạt quả, quả hạnh nhân và một ít loại trái cây đặt cơ thể trong môi trường kiềm. Chúng ta chỉ nên tiêu thụ 20% thực phẩm nấu chín, bao gồm cả đậu. Nước ép rau tươi cung cấp cho cơ thể co-enzyme có thể dễ dàng hấp thu và ngấm vào các tế bào 15 phút sau khi được tiêu thụ để nuôi dưỡng và giúp định hình các tế bào khỏe mạnh. Để có được các enzyme sống, giúp xây dựng các tế bào khỏe mạnh, chúng ta phải cố gắng uống nước ép rau (tất cả, bao gồm cỏ linh thảo) và ăn nhiều rau quả tươi 2 hoặc 3 lần mỗi ngày.

b) Không nên dùng CÀ PHÊ, TRÀ và SÔ CÔ LA có chứa nhiều caffeine. TRÀ XANH là một lựa chọn tốt hơn vì có chất chống ung thư. Tốt nhất là uống nước tinh khiết hoặc nước lọc để tránh các chất độc và kim loại nặng trong nước thường. Không uống nước cất vì nước này có chứa axit.

c) Các thành các tế bào ung thư được bao phủ bởi một loại protein rất cứng. Khi không ăn thịt, những thành tế bào phóng thích nhiều enzim hơn, tấn công các pro tê in của các tế bào ung thư và cho phép hệ thống miễn dịch tiêu diệt các tế bào ung thư.

d) Một số chất bổ sung giúp xây dựng lại hệ thống miễn dịch: Floressence, Essiac, chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất, EPA, dầu cá … giúp các tế bào để chiến đấu và tiêu diệt các tế bào ung thư. Các chất bổ sung khác như vitamin E được biết đến bởi vì nó gây ra apoptose, cách bình thường của cơ thể để loại bỏ các tế bào vô dụng hoặc bị lỗi.

e) Ung thư là một căn bệnh của cơ thể, tâm trí và tinh thần. Một thái độ hoạt động và tích cực hơn sẽ giúp các bệnh nhân ung thư chiến đấu và sống còn. "Giận dữ và không hiểu biết, không tha thứ sẽ đặt cơ thể vào tình trạng căng thẳng và một môi trường axit".
Học để có tâm hồn khả ái và yêu thường với một thái độ sống tích cực là rất có lợi cho sức khỏe. Học thư giãn và tận hưởng cuộc sống.

f) Các tế bào ung thư không thể sống trong một môi trường dưỡng khí (oxygénée). Luyện tập thể dục hàng ngày, hít thở sâu giúp lấy thêm nhiều oxy vào các tế bào. Liệu pháp oxy là một yếu tố giúp tiêu diệt các tế bào ung thư.

1. Không để hộp nhựa trong microwave.
2. Không để chai nước trong tủ lạnh.
3. Không để tấm nhựa trong microwave.

g) Các hoá chất như dioxin gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Dioxin rất có hại, đặc biệt là đối với các tế bào cơ thể.
Đừng để trong tủ lạnh chai nước nhựa bởi vì nhựa sẽ "đổ mồ hôi" dioxin và làm nhiễm độc nước uống.

Gần đây, Tiến sĩ Edward Fujimoto, Giám đốc chương trình Wellness ở bệnh viện Castle, xuất hiện trong một chương trình truyền hình giải thích sự nguy hiểm của dioxin.
Ông nói rằng chúng ta không nên đặt hộp nhựa trong microwave, đặc biệt là các loại thực phẩm có chứa chất béo. Ông nói rằng do sự kết hợp của chất béo và nhiệt lượng cao, nhựa sẽ truyền dioxin vào thực phẩm và do đó vào cơ thể chúng ta. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng thủy tinh như Pyrex hoặc gốm sứ để đun nấu.
Thêm
  • Like
Reactions: Phong Cầm
720
1
0
Tướng Giáp là một người như thế nào? Những ngày đầu cuộc chiến chống Pháp lần thứ 2, khi các tướng lĩnh Pháp đọc thông tin về tướng Giáp, họ ngạc nhiên và lạ kỳ vì người lãnh đạo quân đội Việt Minh xuất thân từ một thầy giáo dạy lịch sử, từng thi trượt trường Quốc học Huế, chưa từng trải qua một khóa huấn luyện quân sự chuyên nghiệp nào, cũng chẳng đi lên là một chiến binh dạn dày kinh nghiệm và chưa từng tham gia chỉ huy một chiến dịch quân sự lớn cấp trung đoàn với quy mô từ 2000 - 3000 binh lính.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp vĩ đại.jpg


Và có lẽ người Pháp không ngờ rằng, người thầy giáo mà họ đã từng coi thường ấy đã đánh gục họ một cách tâm phục khẩu phục. Nhật báo lớn của Ấn Độ là The Hindu viết rằng, các lãnh đạo quân sự Pháp tự tin rằng họ sẽ chiến thắng khi đối đầu với quân đội du kích Việt Nam trong một trận đánh quân sự thông thường. Việt Minh sẽ thảm bại!

Tháng 05/1950, Sư đoàn 308 của tướng Giáp đã tiến hành một chiến thuật “tàng hình” với 4 tiểu đoàn bộ binh âm thầm leo lên những ngọn núi đá vôi bao quanh cứ điểm Đông Khê cùng với 5 pháo cỡ nòng 75mm. Trước đó, công tác tình báo của Pháp rất chủ quan và họ không nghĩ rằng những người Việt Nam có thể làm được điều này. Sau 2 ngày, tướng Giáp tiếp tục chỉ huy các tiểu đoàn này rút xuống phía dưới để tránh phản pháo, hợp đồng tiến công đánh tan cứ điểm Đông Khê. Lúc ấy, tướng Giáp đã buộc những người Pháp phải đặt câu hỏi rằng: Tại sao ông ấy lại nghĩ ra chiến thuật này và họ dám làm điều này? Những người lính này là những người như thế nào?

Đại tướng Marcel Carpentier với tâm thế thắng trận từ Thế chiến 1 & 2 đã tỏ ra “bề trên” với tướng Giáp. Theo History, Marcel Carpentier đã mang tâm lý kiêu ngạo lây lan sang nhiều sĩ quan Pháp, ông ấy đánh giá quá cao bản thân ông ấy và lính của ông ấy và đánh giá quá thấp những người nông dân dưới sự chỉ huy của tướng Giáp.

Trong 9 năm, từ 1945 - 1954, tướng Giáp đã đối đầu với 7 - 10 vị tướng Pháp và ông đã khiến cho không một vị tướng Pháp nào được nở nụ cười trên đất Việt Nam. Vị tướng cuối cùng so găng với tướng Giáp là Christian de Castries bất lực nhìn những người lính Việt Minh cắm cờ trên nóc hầm chỉ huy ở Điện Biên Phủ. Hơn 2200 lính Pháp t.ử trận, hơn 10.000 lính khác phải trở thành tù binh và đây là thiệt hại lớn nhất của quân đội Pháp từ sau Thế chiến 2 đến thời điểm hiện tại. Trong suốt 9 cuộc chiến, đã có tới 94.000 lính Pháp t.ử trận tại Việt Nam.

Nhà sử học người Pháp Bernard Fall viết rằng không ai ngờ rằng Pháp thất bại tại Việt Nam, đó là thất bại nặng nề đến mức ám ảnh người Pháp, là thiệt hại ở ngoài Pháp nặng nhất từ năm 1749 (một số tài liệu ghi 1759) sau cái chết của thiên tài quân sự Louis-Joseph de Montcalm tại Quebec, Canada. Bernard Fall cũng được cho rằng là người đầu tiên ví tướng Giáp với Napoleon Bonaparte, chính xác hơn là “The Red Napoleon”.

Tạp chí AirForce của Hiệp hội Hàng không Hoa Kỳ viết rằng: “Tướng Giáp là nhà hoạch định chiến lược quân sự vĩ đại nhất kể từ thời Hannibal. Vị tướng này đã xây dựng một đội quân hùng hậu từ 34 chiến binh đầu tiên vào năm 1944. Đến năm 1954, đội quân của ông đã vận chuyển pháo binh lên vùng núi biệt lập ở Điện Biên Phủ và khiến cho quân đội Pháp vốn được trang bị mạnh hơn rất nhiều thất bại nhục nhã”.

Khi đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi vào năm 2013, những tờ báo uy tín bậc nhất thế giới đã dành ông sự “tôn trọng tuyệt đối”. Tờ Washington Post viết: “Tướng Giáp đã đánh bại quân Pháp, quân đội Mỹ tại chiến tranh Việt Nam”. Còn New York Time bình luận: “Tướng Giáp đã hất cẳng Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam”. Còn Telegraph nhận định rằng đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng ở vị trí thứ hai sau chủ tịch Hồ Chí Minh, là nhân vật đáng tôn kính nhất Việt Nam hiện tại”.

Tờ Financial Times của Anh Quốc nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Một giáo viên lịch sử tổ chức một cuộc duyệt binh chỉ với 34 thành viên, mặc áo nâu sẫm, đội mũ homburg và đeo súng lục nhỏ bên hông. Và đó chính là khởi đầu khiêm tốn của một trong những vị tướng vĩ đại nhất lịch sử thế giới, là kiến trúc sư chính cho sự thất bại của các cường quốc trong thế kỷ 20”.

Thượng nghị sĩ, Cựu ứng viên Tổng thống John McCain từng viết rằng “Tướng Giáp là một nhà chiến lược quân sự lỗi lạc”. AFP trích lời nhiều nhà nghiên cứu sử học, khẳng định rằng tướng Giáp là một trong những nhà chiến lược quân sự tài ba và nổi tiếng nhất, không chỉ ở Việt Nam mà trong lịch sử quân sự thế giới. Nhà sử học người Pháp Hugues Tertrais bình luận rằng tướng Giáp đã châm một ngọn lửa vào thùng thuốc súng hủy diệt các cường quốc.

Chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng đã đưa tướng Giáp bước vào ngôi đền của những vị tướng huyền thoại và người ta đã công nhận tướng Giáp như là một nhà chiến lược bậc thầy và truyền cảm hứng cho các phong trào giải phóng khắp nơi, từ Việt Nam lan ra khắp châu Á, châu Phi, Nam Mỹ…

Sưu tầm
Thêm
Đại tướng vĩ đại của dân tộc
  • Love
Reactions: Hoa Phù Sa
517
1
1
( Em thấy hay nên cóp về để mọi người cùng đọc ạ)

NGƯỜI MƯỜNG TỔ CHỨC ĐÁM CƯỚI NHƯ THẾ NÀO ?

Tục cưới xin truyền thống của người Mường là một trong những nét đẹp văn hóa có ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc đến sự hình thành, phát triển gia đình, dòng họ, trong đó chứa đựng nhiều phong tục tập quán, luật tục độc đáo.

Một đám cưới cổ truyền ở người Mường được tiến hành tuần tự theo các bước:
Chọn người làm mối (chọn mờ)
Dạm ngõ (mờ miệng)
Đặt vấn đề (Kháo tiếng)
Lễ ăn hỏi (ti nòm)
Đám cưới (ti cháu) và Lễ lại mặt.

Cụ thể: Chọn người làm mối (chọn mờ). Sau khi đôi trai gái được gia đình và họ hàng nhất trí cho tổ chứ đám cưới thì nhà trai sẽ chọn và nhờ người làm mối (mờ).
Người được chọn làm mối không phân biệt nam hay nữ, nhưng phải đứng tuổi, có uy tín, được nhiều người kính nể, gia đình luôn hạnh phúc, đông con nhiều cháu, nói chuyện khéo léo, có tài ứng đáp.

Người Mường quan niệm rằng trai gái có nên vợ nên chồng và sau này có con đàn cháu đống hay không là nhờ sự giúp đỡ của người làm mối.
Vì thế mà thành ngữ Mường có câu: “ Cơm ngon vì biếng, tiếng tốt vì mờ” (biêng tiếng Mường nghĩa là cái ninh đồng để đồ xôi). Nhiệm vụ của người làm mối bắt đầu từ khi dạm ngõ, hỏi thăm đến lúc cưới, đón dâu về trao cho nhà trai.

Dạm ngõ, thăm hỏi (mở miệng): Gia đình nhà trai nhờ ông mờ mang trầu, cau, hai chai rượu, quà bánh đến nhà cô gái để chính thức ngỏ lời cho đôi bạn trẻ được thành hôn. Hôm đó hai bên cùng nhau bàn bạc trao đổi và thoả thuận ngày “kháo tiếng”.

Đặt vấn đề (kháo tiếng): Đến ngày chọn, nhà trai chuẩn bị 02 gói chè, khoảng 10 quả cau, hơn 20 lá trầu, tất cảc được gói kỹ và trao cho ông mờ đến nhà cô giờ khoảng chạng vạng tối.

Ba ngày sau mà nhà gái không đem trả lại lễ vật thì tức là đồng ý. Sở dĩ là phải đợi ba ngày là vì, theo tập quán, bố của cô gái phải nằm nghe trong ba ngày đêm liền nếu trong những ngày này không tiếng hươu, giác, vượn kêu, gà gáy dở, cây đổ, đá lăn thì mới coi là được, nghĩa là không có điểm gở, điểm xấu.

Sau đó tự tay ông mở gói lễ vật và báo cho họ hàng rằng nhà đã có chuyện vui. Kể từ đấy hai nhà mặc nhiên là thông gia, các con được phép thường xuyên thăm hỏi nhau.

Ăn hỏi (Ti nòm): Theo từng điều kiện của mỗi gia đình mà lễ ăn hỏi có thể tiến hành sớm hay muộn.
Muốn tiến hành lễ ăn hỏi nhà trai phải sắm một lễ nhỏ sang nhà cô gái để xin ngày, lễ vật có một con cá cắt 4 khúc được gói trong lá dong, bốn chiếc bánh chưng không nhân, năm quả cau, mười lá trầu (bánh chưng ngụ ý là cô gái còn trinh trắng, nếu có nhân thì nhà gái hiểu rằng con gái nhà mình đã có chửa).

Sau bữa cơm thân mật, gia đình quyết định ngày ăn hỏi. Theo tập quán, ngày ăn hỏi, cưới xin thường chọn tháng 11, 12 (âm lịch) là thời điểm của mùa màng đã thu hoạch, cau cũng chắc hạt.

Người Mường kiêng dựng vợ gả chồng vào tháng 7 (âm lịch) vì đó là tháng ngâu, và người ta kiêng chọn ngày cuối tháng vì người ta coi đó là “ngày cùng tháng kiệt”.

Họ chọn ngày đầu tháng vì “tháng rộng ngày dài”. Sau khi đã chọn được ngày, ông mờ về báo cho nhà trai biết ngày làm lễ ăn hỏi để sắm lễ vật.

Lễ ăn hỏi được tiến hành làm hai lần, lần đầu là “nòm gà”, lần sau gọi là “nòm cá” hay “nòm lợn”.

Lễ nòm gà, như đã hẹn trước, nhà trai sắm sửa lễ vật gồm: 02 con gà sống, 02 con cá, 16 chiếc bánh làm bằng gạo nếp, 04 chai rượu, 04 gói cơm nếp, ba mươi lá trầu, một buồng cau.
Tất cả được xếp vào thúng để hai người khiêng. Đoàn nhà trai mang lễ vật ăn hỏi lần này gồm có ông mờ, hai nam thanh niên và em gái của chàng rể.

Trước lúc xuất hành nhà trai làm mâm cơm cúng tổ tiên để trình báo và phù hộ, lúc bắt đầu khởi hành, người ta kiêng gặp con gái, hoặc người “vía độc”

Trong suốt chặng đường đi, những người trong đoàn đi không được ngoái đầu trở lại và đi một mạch đến nhà gái. Sau khi đem lễ vật đến, ông mờ trao cho đại diện nhà gái.

Cỗ bàn được bày ra, mọi người ăn uống vui vẻ. Trong bữa ăn, ông Mờ và nhà gái cùng bàn bạc, hẹn ngày ăn hỏi lần hai, hay còn gọi là lễ nòm cả.

Lễ nòm cả, nhà trai phải có một con lợn khoảng 30 kg đã mổ thịt, 04 con gà sống thiến, vài gánh xôi, hai chum rượu nhỏ, trầu cau. Đoàn nhà trai gồm ông Mờ dẫn đầu, chàng rể và ba bốn người bạn của chú rể và tám người khiêng lễ vật.

Trước khi đi, bố mẹ của chàng rể giao cho ông Mờ một túi vải đựng hai vòng tay bằng bạc, 08 vuông vải tự dệt, 01 mặt phà làm chăn.

Cũng như lần ăn hỏi trước lần này trước khi đi họ làm một mâm cơm cúng để trình tổ tiên. Khi đến cổng nhà gái đã cử người đón cổng khiêng lễ vật và mời nhà trai lên nhà uống nước, ăn cơm.

Ông Mờ thay mặt nhà trai trao túi vải cho bố, mẹ cô gái và coi đó là vật làm tin. Chiếc túi vải được mở ra trước sự chứng kiến đông đủ của họ hàng nhà gái và sau đó được đặt lên bàn thờ tổ tiên (sau lễ ăn hỏi, lễ vật này được cất vào trong hòm, đợi khi nào con gái sinh con đầu lòng sẽ tặng lại).

Sau lễ ăn hỏi, phải ba năm sau lễ cưới chính thức mới được tổ chức.
Trong thời gian chờ đợi nhà trai chuẩn bị điều kiện vật chất cho lễ cưới. Đây là khoảng thời gian thử thách gian khổ đối với chàng trai, người Mường gọi là ăn công con, tức là con phải có quà mang biếu bố, mẹ vợ tương lai trong các dịp lễ tết với mục đích trả công ơn nuôi dưỡng cô gái trưởng thành.

Vào dịp tết nguyên đán quà biếu là một con lợn khoảng 20 cân đã luộc chín, úp vào thúng xôi đồ, khoảng 20 chiếc bánh rợm, 10 chiếc bánh mật, vài chai rượu nếp, trầu cau.

Vào dịp tết đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5, âm lịch) phải có gói cá sống, 02 con gà. Rằm tháng 7 cúng phải có 02 con gà, 01 chai rượu.

Còn nhà gái, để đáp lại thường cho con gái bố mẹ chồng tương lai những sản phẩm tự dệt như: gối, đệm…

Trong dịp tết, cô gái có thể đến ăn Tết ở nhà chồng tương lai khoảng 3,4 hôm, nhưng không được đòi “ngủ chung” với chàng trai.

Trong thời gian này chàng rể và nàng dâu tương lai thương xuyên đi lại thăm hỏi và giúp đỡ gia đình hai bên phát nương rẫy, cày ruộng, cấy hái… nhất là lúc mùa màng bận rộn.

Tháng mười không đi mất chồng, tháng sáu không đi mất vợ là muốn căn dặn chàng trai và cô gái chớ lơ là công việc gia đình.

Lễ cưới (Ti cháu): Sau lễ ăn hỏi 3 năm, gia đình nhà trai chọn ngày tốt, nhờ ông Mờ đến nhà gái mang lễ xin cưới. Lễ này gồm có 2 con gà (một trống một mái) hai gói cá, bốn chai rượu, bốn gói cơm nếp, một gói trầu cau, hai vòng bạc. Cùng đi với ông Mờ còn có anh, chị, em chàng rể.

Gia đình nhà gái được báo cáo trước nên đã chuẩn bị đầy đủ cho lễ hẹn ngày, mời họ hàng, mời các bậc cao niên trong họ đến để đón tiếp nhà trai và bàn bạc thống nhất ngày cưới.

Trong lễ này, nhà gái sẽ thách cưới. Lúc này vai trò của ông Mờ rất quan trọng và ý kiến của ông Mờ có quyết định trong lễ cưới, vì vậy thái độ của ông Mờ phải rất nhã nhặn sao cho bên nhà gái vui vẻ thoải mái, bên nhà trai không cảm thấy nặng nề.

Trước đây, một đám cưới bình thường nhà gái thường thách cưới một con trâu đã vực cày (hoặc 1 con bò) vài thúng gạo nếp, gạo tẻ, 2 con lợn (mỗi con khoảng 30 - 40 kg), khoảng 8 thúng xôi nếp (mỗi thúng có 12 gói), 6 gói trầu cau, khoảng 24 ống rượu (tương đương khoảng 5 lít).

Tuỳ thuộc vào từng gia đình và tài ăn nói của ông Mờ mà lễ vật có thể được giảm đi ít nhiều; Riêng trâu, bò thì dứt khoát phải có.

Trong trường hợp con gái nhà Lang thì nhà trai phải có 9 con trâu, 1 con bò, một số nồi đồng, xanh đồng.

Ngoài ra còn phải có đủ lợn gà, rượu, gạo, vòng bạc. Sau khi hai bên đã thống nhất ngày cưới, ông Mờ trở về báo tin cho nhà trai chuẩn bị lễ vật. Cùng ngày hôm đó, bên nhà gái mời 4 phụ nữ nhanh nhẹn, tháo vát, gia đình luôn êm ấm tới làm lễ khâu màn cho cô dâu.
Trước ngày cưới chính thức 2 đến 3 hôm, các cụ ông, cụ bà trong họ được đón về têm trầu bổ cau.

Đêm đến, những chàng tai, cô gái thay nhau xay thóc, giã gạo, khung cảnh thật náo động, nhộn nhịp. Sau những ngày chuẩn bị khẩn trương, họ hàng hai bên tiến hành tổ chức lễ cưới.

Thường đám cưới diễn ra trong 3 ngày, lễ dẫn diễn ra trước hôm tổ chức đám cưới một ngày, nhà trai làm mâm cơm trình báo tổ tiên, cầu mong mọi việc diễn ra tốt đẹp. Khoảng 8- 9 giờ sáng, đoàn người dẫn của bắt đầu khởi hành, số người đi phải chẵn, không được lẻ.

Đoàn người gồm có ông Mờ, ông chú, bà bác, em gái của chàng rể và một số người khiêng lễ vật, dắt trâu bò đến nhà gái.
Tại nhà trai, các cô gái chàng trai bạn bè của chú rể mặc quần áo đẹp đẽ chuẩn bị đi đón dâu. Số lượng người đi đón không hạn chế, tuỳ theo đường gần hay xa, số lễ vật nhiều hay ít.

Đi đón dâu người ta chọn giờ sao cho khi đoàn cô dâu đưa cô dâu đến nhà chồng vừa lúc chạng vạng tối.
Người Mường có câu; “tí cháu puống tlru, ti du vàng mặt”, nghĩa là lúc nhà trai đi đón dâu vào lúc thả trâu ra đông (8-9h sáng), còn cô dâu về nhà chồng lúc mặt trời lặn (5-6h chiều).

Thành phần đi đón dâu, ngoài bạn bè của chàng rể, còn có ông Mờ, một cụ ông, một cụ bà có uy tín trong họ, 1 hoặc 2 em bé gái và đại diện có vai vế trong làng, đồng thời đội cồng chiêng cũng đi cùng để tấu nhạc.

Lễ vật đem theo là một gói trầu cau.
Trang phục của chú rể và phù rể như nhau, áo trắng mặc bên trong, áo dài đen mặc bên ngoài, kiểu cách như vậy được người Mường gọi là “đóng đôi”, quần lụa tơ tằm hoặc bằng vải nhiễu, buộc dải nút, đầu đội nón lá dứa. Tới cổng nhà gái, ông Mờ mang một chai rượu, cơi trầu đến xin nhà gái mở lối cho đoàn đi đón dâu được vào nhà, người ta tổ chức hát đối nam nữ cho tới khi nhà gái vui lòng nhường lối.

Từ hai bên đường bạn bè của cô dâu ném tới tấp những nắm rượu cần vào đoàn người đón dâu. Nếu nhà trai có nhiều người bẩn quần áo thì nhà gái càng vui vẻ, người Mường cho rằng làm như thế sau này vợ chồng chung sống sẽ hạnh phúc.

Khi đoàn đón dâu đã lên hết trên nhà sàn, đại diện nhà gái đến hướng dẫn chỗ ngồi cho đoàn nhà trai, còn chú rể tiến lên trước bàn thờ vái lạy tổ tiên và lạy sống ông, bà, bố, mẹ vợ và những người thân thiết trong họ thuộc vai trên của cô dâu. Người được lạy thường có tặng phẩm cho đôi bạn trẻ và chúc cho hai vợ chồng sống trăm năm hạnh phúc.

Tiếp sau đó là cỗ bàn được bày ra, mọi người ăn uống vui vẻ. Trước lúc nhà trai xin đón dâu về, nhà gái mang rượu cần ra mời họ cùng uống, chúc phúc cho cô dâu chú rể.

Đến gìơ đã chọn, ông Mờ xin phép nhà gái cho cô dâu được về nhà chồng, bấy giờ cuộc vui mới tạm ngừng.

Ngày cưới là ngày cô dâu mặc bộ váy đẹp nhất của mình, trùm lên trên đầu chiếc khăn vuông (khổ 30 x 30 cm) màu trắng, buộc thắt nút sau gáy, mặc áo cánh ngắn sẻ giữa ngực, bên trong mặc yếm. Váy của cô dâu màu đen dài chấm gót chân, thắt lưng và chiếc khăn lục màu xanh lá cây, để lộ cặp váy lúng liếng hoa văn.

Theo tục lệ, ra khỏi nhà, tay phải cô dâu cầm một con dao có chuôi bằng sừng nai, lưỡi dao có cắm củ gừng với mục đích trừ tà ma, vì sợ sau này vợ chồng sống bất hoà, đứt gánh giữa đường phải quay lại nhà bố mẹ đẻ.

Dẫn đầu đoàn đón và đưa dâu là ông Mờ, các ông bà của hai họ, rồi đến cô dâu phù dâu, đi sau cùng là chú rể, phù rể và bạn bè, anh em của chàng rể.

Cô dâu đeo bao đựng đồ riêng của mình, những người khác bên nhà gái đưa dâu khiêng đồ vật của cô dâu biếu gia đình nhà chồng, thường thì khoảng 02 chiếc chăn, 20 chiếc gối, 12 tấm vải, ngoài ra còn có chiếc màn của cô dâu được khâu từ trước.

Đến chân cầu thang, em gái của chàng rể múc nước cho chị dâu rửa chân.
Mọi người cũng được lần lượt rửa chân rồi lên nhà. Riêng cô dâu và phù dâu khi lên cầu thang không được bước vào bậc thứ nhất mà phải bước lên bó củi do nhà trai đặt sẵn rồi mới đi lên các bậc thang tiếp theo.

Người Mường cho rằng làm như thế thì cô dâu sau này sẽ chăm chỉ làm lụng hơn. Bước vào trong nhà, cô dâu mới đi thẳng đến bên bếp lửa, quỳ xuống lạy Vua bếp với mong muốn đến sau này đến ngày sinh nở, Vua bếp sẽ phù hộ cho hai mẹ con.

Sau đó, cô dâu đến bàn thờ lạy tổ tiên và những người vai trên của chàng rể, mỗi lần lạy xong cô dâu cũng nhận được tiền mừng.

Sau khi khấn cúng tổ tiên, người ta tổ chức “Lễ tơ hồng”, hay còn được gọi là lễ “cơm quen”.

Họ trải chiếu ở giữa nhà, mâm lễ gồm một quả trứng luộc cắt làm tư để trên một đĩa xôi, 1 nậm rượu bằng quả bầu khô, một bầu khác đựng nước lã, ông Mờ cầm hai tay hai đôi đũa dơ lên qua đầu ba lần rồi đặt đũa xuống mâm.

Lát sau, ông quay lưng lại nhấc đũa lên đưa chéo tay cho cô dâu chú rể, rồi đưa hai nắm xôi, hai miếng trứng cho hai người.

Tiếp theo ông cầm bầu nước rót vào hai bát cho hai người dâu rể uống và khấn “Ông tơ bà nguyệt” se dây, se cho hai vợ chồng có con trai con gái, con gái thì cầm nong, cầm nia biết sảy lúa, con trai biết cày bừa, làm ăn phát tài, phát lộc cho bố, cho mẹ, cho hai họ cùng mừng.

Sau lễ tơ hồng, cỗ bàn lại được bày ra, nếu cô dâu chú rể là người cùng làng thì sau bữa cỗ họ nhà gái ra về, còn nếu ở làng ở xa họ nhà gái sẽ ngủ lại.

Tối hôm đó nam nữ thường hát giao duyên, đánh cồng trọn đêm. Theo lệ Mường, khi nhà gái ra về, người ta để phù dâu ở lại “ngủ bạn” với cô dâu 3 đêm.

Những ngày sau này đôi vợ chồng trẻ chưa đựơc phép “chung chăn gối”.
Sau 3 ngày cuối, hai vợ chồng trẻ cùng phù dâu quạy lại nhà gái 1 ngày, gọi là “ti mộng” (lại mặt), đến đây phù dâu hoàn thành nhiệm vụ.
Cùng ngày hôm đó quần áo và tư trang cô dâu được chuyển về nhà chồng.
Đêm hôm đó hai vợ chồng trẻ mới chính thức động phòng (đêm tân hôn).

Về phần ông Mờ, sau bữa cơm chia tay vào buổi sáng ngày hôm sau, lễ đón dâu, ông Mờ đứng trước hai bên gia đình tuyên bố rằng nhiệm vụ kết duyên cho đôi trẻ đã xong.
Sau đó đại diện nhà trai đem biếu ông 1 chân giò lợn đã được luộc chín.
Nhìn chung về hình thức các thủ tục lễ nghi của việc cưới xin ở các gia đình người Mường giàu có hoặc nghèo đều tương tự nhau.

Sự khác biệt lớn giữa đám cưới nhà giàu và nhà nghèo chính là ở số lượng và chất lượng của đồ lễ thách cưới và cỗ cưới. Đối với nhà giàu đám cưới là dịp thể hiến sự danh giá và phú quý của gia đình mình.

Với người nghèo thì đám cưới có tình chất thông báo cho họ hàng và cộng đồng làng xóm. Trong nhiều gia đình, đám cưới con trai được chú ý hơn là con gái, con trai trưởng càng quan trọng hơn, nhất là gia đình nhà giàu, nhà trưởng họ.

Tục cưới xin cổ truyền của người Mường - Hoà Bình ngày nay đã có nhiều thay đổi, một số tập tục, nghi lễ đã được loại bỏ.

Trong tục cưới hỏi của dân tộc Mường ở Hoà Bình hiện nay đã có những biến đổi tích cực như sau: Trước đây, việc quyết định hôn nhân là do “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” thì ngày nay những đôi trai gái hoàn toàn có quyền chủ động, tự do yêu đương, tự do tìm hiểu.

Ngày xưa hôn nhân thường bó hẹp trong làng xã, trong cùng tộc người thì ngày nay đã mở rộng hơn nhiều, đó là hôn nhân với người khác tộc, hôn nhân giữa Mường và Việt, giữa Mường và Thái.

Trong hôn nhân, các hủ tục như đa thê, tảo hôn, thách cưới cao đã hầu như không còn.

Lễ cưới người Mường ngày nay đã thực hiện theo nếp sống mới, việc thách cưới bằng bạc trắng, dắt trâu sang nhà gái, các tục cổ như ném bã rượu, ném trấu vào đoàn nhà trai đến nhà gái đón dâu, căng dây, đóng cổng đòi tiền nay đã không còn diễn ra nữa.

Nhìn chung, các bước tiến hành ngày nay đã đơn giản đi nhiều, thời gian từ khi đặt vấn đề đến khi tổ chức đám cưới thường chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, không phải đợi chờ, thử thách ba năm như trước đây.

Các bước tiến hành trong lễ tục cưới xin theo xu thế chung đã được đơn giản hoá đi nhiều, thủ tục ngắn gọn, thời gian từ khi đặt vấn đề đến khi tổ chức đám cưới thường chỉ diễn ra trong vòng một năm, với bốn lễ chính là: dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu, lại mặt.

Về lễ vật: tiền mặt đang dần thay thế cho các lễ vật, thách cưới của nhà gái thường từ 2 triệu đến 3 triệu đồng. Số tiền đó sẽ được nhà gái chủ động lo tổ chức đám cưới.

Với những nét đặc sắc trong tập tục, tập quán của dân tộc người Mường ở Hoà Bình nói riêng và cộng đồng dân tộc Việt nam nói chung, là một kho tàng giá trị nhân văn tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam, ngày nay dưới sự chỉ đạo của Đảng Nhà Nước ta trong bối cảnh trước tốc độ phát triển mọi mặt trên thế giới và trong nước, xác định mục tiêu, nhiệm vụ “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đạm đà bản sắc dân tộc” là một quan niệm đúng đắn và cấp thiết.

Chúng ta cần tiếp tục có ý thức trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, ổn định về chính trị, quốc phòng, an ninh, xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp vững bước tiến bước lên Chủ nghĩa xã hội.

Theo: Tinhuyhoabinh.com.vn
Đoàn đi đón dâu
Thêm
Khi người Mường cưới
  • Like
Reactions: Vanhoctre
1K
1
1

Hoa Phù Sa

Hoa phù sa
22/7/21
817
895
363,000
28
Hòa bình
Xu
288,741
Sự khác biệt giữa văn hóa người dân tộc kinh và mường ( xin khẳng định lại đây chỉ là quan điểm của cá nhân mình, ở địa phương mình sống. Không có sự phân biệt gì ở đây...
 
  • Like
Reactions: Vanhoctre
Tất cả các gamer, hãy nghe đến hết video, rồi bạn sẽ biết nó có ý nghĩa như thế nào.
Thêm
1K
1
0
Chia sẻ của tác giả Đức Nhân về việc con người ngày càng phụ thuộc vào internet. Nghe các bài truyền cảm hứng tại đây: https://bit.ly/3BMacCf
Thêm
1K
3
1

Ngu Van

Thành Viên
19/8/19
119
90
27,994
Xu
935,256
Ngày xưa mơ ước có thứ gì đó tiện lợi và rẻ hơn mua sách để đọc. Ngày nay thì chúng sẽ xuất hiện lo lắng sự phụ thuộc/lệ thuộc vào internet.
Đúng là luôn xuất hiện vấn đề.
 
  • Like
Reactions: Phong Cầm

Trang cá nhân

Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Hiện tại có cuộc thi nào không các bạn
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. hưnga @ hưnga:
    cho em hỏi xu có những tác dụng gì ạ
Top