Khi người Mường cưới

Khi người Mường cưới

Hoa Phù Sa
Hoa Phù Sa
( Em thấy hay nên cóp về để mọi người cùng đọc ạ)

NGƯỜI MƯỜNG TỔ CHỨC ĐÁM CƯỚI NHƯ THẾ NÀO ?

Tục cưới xin truyền thống của người Mường là một trong những nét đẹp văn hóa có ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc đến sự hình thành, phát triển gia đình, dòng họ, trong đó chứa đựng nhiều phong tục tập quán, luật tục độc đáo.

Một đám cưới cổ truyền ở người Mường được tiến hành tuần tự theo các bước:
Chọn người làm mối (chọn mờ)
Dạm ngõ (mờ miệng)
Đặt vấn đề (Kháo tiếng)
Lễ ăn hỏi (ti nòm)
Đám cưới (ti cháu) và Lễ lại mặt.

Cụ thể: Chọn người làm mối (chọn mờ). Sau khi đôi trai gái được gia đình và họ hàng nhất trí cho tổ chứ đám cưới thì nhà trai sẽ chọn và nhờ người làm mối (mờ).
Người được chọn làm mối không phân biệt nam hay nữ, nhưng phải đứng tuổi, có uy tín, được nhiều người kính nể, gia đình luôn hạnh phúc, đông con nhiều cháu, nói chuyện khéo léo, có tài ứng đáp.

Người Mường quan niệm rằng trai gái có nên vợ nên chồng và sau này có con đàn cháu đống hay không là nhờ sự giúp đỡ của người làm mối.
Vì thế mà thành ngữ Mường có câu: “ Cơm ngon vì biếng, tiếng tốt vì mờ” (biêng tiếng Mường nghĩa là cái ninh đồng để đồ xôi). Nhiệm vụ của người làm mối bắt đầu từ khi dạm ngõ, hỏi thăm đến lúc cưới, đón dâu về trao cho nhà trai.

Dạm ngõ, thăm hỏi (mở miệng): Gia đình nhà trai nhờ ông mờ mang trầu, cau, hai chai rượu, quà bánh đến nhà cô gái để chính thức ngỏ lời cho đôi bạn trẻ được thành hôn. Hôm đó hai bên cùng nhau bàn bạc trao đổi và thoả thuận ngày “kháo tiếng”.

Đặt vấn đề (kháo tiếng): Đến ngày chọn, nhà trai chuẩn bị 02 gói chè, khoảng 10 quả cau, hơn 20 lá trầu, tất cảc được gói kỹ và trao cho ông mờ đến nhà cô giờ khoảng chạng vạng tối.

Ba ngày sau mà nhà gái không đem trả lại lễ vật thì tức là đồng ý. Sở dĩ là phải đợi ba ngày là vì, theo tập quán, bố của cô gái phải nằm nghe trong ba ngày đêm liền nếu trong những ngày này không tiếng hươu, giác, vượn kêu, gà gáy dở, cây đổ, đá lăn thì mới coi là được, nghĩa là không có điểm gở, điểm xấu.

Sau đó tự tay ông mở gói lễ vật và báo cho họ hàng rằng nhà đã có chuyện vui. Kể từ đấy hai nhà mặc nhiên là thông gia, các con được phép thường xuyên thăm hỏi nhau.

Ăn hỏi (Ti nòm): Theo từng điều kiện của mỗi gia đình mà lễ ăn hỏi có thể tiến hành sớm hay muộn.
Muốn tiến hành lễ ăn hỏi nhà trai phải sắm một lễ nhỏ sang nhà cô gái để xin ngày, lễ vật có một con cá cắt 4 khúc được gói trong lá dong, bốn chiếc bánh chưng không nhân, năm quả cau, mười lá trầu (bánh chưng ngụ ý là cô gái còn trinh trắng, nếu có nhân thì nhà gái hiểu rằng con gái nhà mình đã có chửa).

Sau bữa cơm thân mật, gia đình quyết định ngày ăn hỏi. Theo tập quán, ngày ăn hỏi, cưới xin thường chọn tháng 11, 12 (âm lịch) là thời điểm của mùa màng đã thu hoạch, cau cũng chắc hạt.

Người Mường kiêng dựng vợ gả chồng vào tháng 7 (âm lịch) vì đó là tháng ngâu, và người ta kiêng chọn ngày cuối tháng vì người ta coi đó là “ngày cùng tháng kiệt”.

Họ chọn ngày đầu tháng vì “tháng rộng ngày dài”. Sau khi đã chọn được ngày, ông mờ về báo cho nhà trai biết ngày làm lễ ăn hỏi để sắm lễ vật.

Lễ ăn hỏi được tiến hành làm hai lần, lần đầu là “nòm gà”, lần sau gọi là “nòm cá” hay “nòm lợn”.

Lễ nòm gà, như đã hẹn trước, nhà trai sắm sửa lễ vật gồm: 02 con gà sống, 02 con cá, 16 chiếc bánh làm bằng gạo nếp, 04 chai rượu, 04 gói cơm nếp, ba mươi lá trầu, một buồng cau.
Tất cả được xếp vào thúng để hai người khiêng. Đoàn nhà trai mang lễ vật ăn hỏi lần này gồm có ông mờ, hai nam thanh niên và em gái của chàng rể.

Trước lúc xuất hành nhà trai làm mâm cơm cúng tổ tiên để trình báo và phù hộ, lúc bắt đầu khởi hành, người ta kiêng gặp con gái, hoặc người “vía độc”

Trong suốt chặng đường đi, những người trong đoàn đi không được ngoái đầu trở lại và đi một mạch đến nhà gái. Sau khi đem lễ vật đến, ông mờ trao cho đại diện nhà gái.

Cỗ bàn được bày ra, mọi người ăn uống vui vẻ. Trong bữa ăn, ông Mờ và nhà gái cùng bàn bạc, hẹn ngày ăn hỏi lần hai, hay còn gọi là lễ nòm cả.

Lễ nòm cả, nhà trai phải có một con lợn khoảng 30 kg đã mổ thịt, 04 con gà sống thiến, vài gánh xôi, hai chum rượu nhỏ, trầu cau. Đoàn nhà trai gồm ông Mờ dẫn đầu, chàng rể và ba bốn người bạn của chú rể và tám người khiêng lễ vật.

Trước khi đi, bố mẹ của chàng rể giao cho ông Mờ một túi vải đựng hai vòng tay bằng bạc, 08 vuông vải tự dệt, 01 mặt phà làm chăn.

Cũng như lần ăn hỏi trước lần này trước khi đi họ làm một mâm cơm cúng để trình tổ tiên. Khi đến cổng nhà gái đã cử người đón cổng khiêng lễ vật và mời nhà trai lên nhà uống nước, ăn cơm.

Ông Mờ thay mặt nhà trai trao túi vải cho bố, mẹ cô gái và coi đó là vật làm tin. Chiếc túi vải được mở ra trước sự chứng kiến đông đủ của họ hàng nhà gái và sau đó được đặt lên bàn thờ tổ tiên (sau lễ ăn hỏi, lễ vật này được cất vào trong hòm, đợi khi nào con gái sinh con đầu lòng sẽ tặng lại).

Sau lễ ăn hỏi, phải ba năm sau lễ cưới chính thức mới được tổ chức.
Trong thời gian chờ đợi nhà trai chuẩn bị điều kiện vật chất cho lễ cưới. Đây là khoảng thời gian thử thách gian khổ đối với chàng trai, người Mường gọi là ăn công con, tức là con phải có quà mang biếu bố, mẹ vợ tương lai trong các dịp lễ tết với mục đích trả công ơn nuôi dưỡng cô gái trưởng thành.

Vào dịp tết nguyên đán quà biếu là một con lợn khoảng 20 cân đã luộc chín, úp vào thúng xôi đồ, khoảng 20 chiếc bánh rợm, 10 chiếc bánh mật, vài chai rượu nếp, trầu cau.

Vào dịp tết đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5, âm lịch) phải có gói cá sống, 02 con gà. Rằm tháng 7 cúng phải có 02 con gà, 01 chai rượu.

Còn nhà gái, để đáp lại thường cho con gái bố mẹ chồng tương lai những sản phẩm tự dệt như: gối, đệm…

Trong dịp tết, cô gái có thể đến ăn Tết ở nhà chồng tương lai khoảng 3,4 hôm, nhưng không được đòi “ngủ chung” với chàng trai.

Trong thời gian này chàng rể và nàng dâu tương lai thương xuyên đi lại thăm hỏi và giúp đỡ gia đình hai bên phát nương rẫy, cày ruộng, cấy hái… nhất là lúc mùa màng bận rộn.

Tháng mười không đi mất chồng, tháng sáu không đi mất vợ là muốn căn dặn chàng trai và cô gái chớ lơ là công việc gia đình.

Lễ cưới (Ti cháu): Sau lễ ăn hỏi 3 năm, gia đình nhà trai chọn ngày tốt, nhờ ông Mờ đến nhà gái mang lễ xin cưới. Lễ này gồm có 2 con gà (một trống một mái) hai gói cá, bốn chai rượu, bốn gói cơm nếp, một gói trầu cau, hai vòng bạc. Cùng đi với ông Mờ còn có anh, chị, em chàng rể.

Gia đình nhà gái được báo cáo trước nên đã chuẩn bị đầy đủ cho lễ hẹn ngày, mời họ hàng, mời các bậc cao niên trong họ đến để đón tiếp nhà trai và bàn bạc thống nhất ngày cưới.

Trong lễ này, nhà gái sẽ thách cưới. Lúc này vai trò của ông Mờ rất quan trọng và ý kiến của ông Mờ có quyết định trong lễ cưới, vì vậy thái độ của ông Mờ phải rất nhã nhặn sao cho bên nhà gái vui vẻ thoải mái, bên nhà trai không cảm thấy nặng nề.

Trước đây, một đám cưới bình thường nhà gái thường thách cưới một con trâu đã vực cày (hoặc 1 con bò) vài thúng gạo nếp, gạo tẻ, 2 con lợn (mỗi con khoảng 30 - 40 kg), khoảng 8 thúng xôi nếp (mỗi thúng có 12 gói), 6 gói trầu cau, khoảng 24 ống rượu (tương đương khoảng 5 lít).

Tuỳ thuộc vào từng gia đình và tài ăn nói của ông Mờ mà lễ vật có thể được giảm đi ít nhiều; Riêng trâu, bò thì dứt khoát phải có.

Trong trường hợp con gái nhà Lang thì nhà trai phải có 9 con trâu, 1 con bò, một số nồi đồng, xanh đồng.

Ngoài ra còn phải có đủ lợn gà, rượu, gạo, vòng bạc. Sau khi hai bên đã thống nhất ngày cưới, ông Mờ trở về báo tin cho nhà trai chuẩn bị lễ vật. Cùng ngày hôm đó, bên nhà gái mời 4 phụ nữ nhanh nhẹn, tháo vát, gia đình luôn êm ấm tới làm lễ khâu màn cho cô dâu.
Trước ngày cưới chính thức 2 đến 3 hôm, các cụ ông, cụ bà trong họ được đón về têm trầu bổ cau.

Đêm đến, những chàng tai, cô gái thay nhau xay thóc, giã gạo, khung cảnh thật náo động, nhộn nhịp. Sau những ngày chuẩn bị khẩn trương, họ hàng hai bên tiến hành tổ chức lễ cưới.

Thường đám cưới diễn ra trong 3 ngày, lễ dẫn diễn ra trước hôm tổ chức đám cưới một ngày, nhà trai làm mâm cơm trình báo tổ tiên, cầu mong mọi việc diễn ra tốt đẹp. Khoảng 8- 9 giờ sáng, đoàn người dẫn của bắt đầu khởi hành, số người đi phải chẵn, không được lẻ.

Đoàn người gồm có ông Mờ, ông chú, bà bác, em gái của chàng rể và một số người khiêng lễ vật, dắt trâu bò đến nhà gái.
Tại nhà trai, các cô gái chàng trai bạn bè của chú rể mặc quần áo đẹp đẽ chuẩn bị đi đón dâu. Số lượng người đi đón không hạn chế, tuỳ theo đường gần hay xa, số lễ vật nhiều hay ít.

Đi đón dâu người ta chọn giờ sao cho khi đoàn cô dâu đưa cô dâu đến nhà chồng vừa lúc chạng vạng tối.
Người Mường có câu; “tí cháu puống tlru, ti du vàng mặt”, nghĩa là lúc nhà trai đi đón dâu vào lúc thả trâu ra đông (8-9h sáng), còn cô dâu về nhà chồng lúc mặt trời lặn (5-6h chiều).

Thành phần đi đón dâu, ngoài bạn bè của chàng rể, còn có ông Mờ, một cụ ông, một cụ bà có uy tín trong họ, 1 hoặc 2 em bé gái và đại diện có vai vế trong làng, đồng thời đội cồng chiêng cũng đi cùng để tấu nhạc.

Lễ vật đem theo là một gói trầu cau.
Trang phục của chú rể và phù rể như nhau, áo trắng mặc bên trong, áo dài đen mặc bên ngoài, kiểu cách như vậy được người Mường gọi là “đóng đôi”, quần lụa tơ tằm hoặc bằng vải nhiễu, buộc dải nút, đầu đội nón lá dứa. Tới cổng nhà gái, ông Mờ mang một chai rượu, cơi trầu đến xin nhà gái mở lối cho đoàn đi đón dâu được vào nhà, người ta tổ chức hát đối nam nữ cho tới khi nhà gái vui lòng nhường lối.

Từ hai bên đường bạn bè của cô dâu ném tới tấp những nắm rượu cần vào đoàn người đón dâu. Nếu nhà trai có nhiều người bẩn quần áo thì nhà gái càng vui vẻ, người Mường cho rằng làm như thế sau này vợ chồng chung sống sẽ hạnh phúc.

Khi đoàn đón dâu đã lên hết trên nhà sàn, đại diện nhà gái đến hướng dẫn chỗ ngồi cho đoàn nhà trai, còn chú rể tiến lên trước bàn thờ vái lạy tổ tiên và lạy sống ông, bà, bố, mẹ vợ và những người thân thiết trong họ thuộc vai trên của cô dâu. Người được lạy thường có tặng phẩm cho đôi bạn trẻ và chúc cho hai vợ chồng sống trăm năm hạnh phúc.

Tiếp sau đó là cỗ bàn được bày ra, mọi người ăn uống vui vẻ. Trước lúc nhà trai xin đón dâu về, nhà gái mang rượu cần ra mời họ cùng uống, chúc phúc cho cô dâu chú rể.

Đến gìơ đã chọn, ông Mờ xin phép nhà gái cho cô dâu được về nhà chồng, bấy giờ cuộc vui mới tạm ngừng.

Ngày cưới là ngày cô dâu mặc bộ váy đẹp nhất của mình, trùm lên trên đầu chiếc khăn vuông (khổ 30 x 30 cm) màu trắng, buộc thắt nút sau gáy, mặc áo cánh ngắn sẻ giữa ngực, bên trong mặc yếm. Váy của cô dâu màu đen dài chấm gót chân, thắt lưng và chiếc khăn lục màu xanh lá cây, để lộ cặp váy lúng liếng hoa văn.

Theo tục lệ, ra khỏi nhà, tay phải cô dâu cầm một con dao có chuôi bằng sừng nai, lưỡi dao có cắm củ gừng với mục đích trừ tà ma, vì sợ sau này vợ chồng sống bất hoà, đứt gánh giữa đường phải quay lại nhà bố mẹ đẻ.

Dẫn đầu đoàn đón và đưa dâu là ông Mờ, các ông bà của hai họ, rồi đến cô dâu phù dâu, đi sau cùng là chú rể, phù rể và bạn bè, anh em của chàng rể.

Cô dâu đeo bao đựng đồ riêng của mình, những người khác bên nhà gái đưa dâu khiêng đồ vật của cô dâu biếu gia đình nhà chồng, thường thì khoảng 02 chiếc chăn, 20 chiếc gối, 12 tấm vải, ngoài ra còn có chiếc màn của cô dâu được khâu từ trước.

Đến chân cầu thang, em gái của chàng rể múc nước cho chị dâu rửa chân.
Mọi người cũng được lần lượt rửa chân rồi lên nhà. Riêng cô dâu và phù dâu khi lên cầu thang không được bước vào bậc thứ nhất mà phải bước lên bó củi do nhà trai đặt sẵn rồi mới đi lên các bậc thang tiếp theo.

Người Mường cho rằng làm như thế thì cô dâu sau này sẽ chăm chỉ làm lụng hơn. Bước vào trong nhà, cô dâu mới đi thẳng đến bên bếp lửa, quỳ xuống lạy Vua bếp với mong muốn đến sau này đến ngày sinh nở, Vua bếp sẽ phù hộ cho hai mẹ con.

Sau đó, cô dâu đến bàn thờ lạy tổ tiên và những người vai trên của chàng rể, mỗi lần lạy xong cô dâu cũng nhận được tiền mừng.

Sau khi khấn cúng tổ tiên, người ta tổ chức “Lễ tơ hồng”, hay còn được gọi là lễ “cơm quen”.

Họ trải chiếu ở giữa nhà, mâm lễ gồm một quả trứng luộc cắt làm tư để trên một đĩa xôi, 1 nậm rượu bằng quả bầu khô, một bầu khác đựng nước lã, ông Mờ cầm hai tay hai đôi đũa dơ lên qua đầu ba lần rồi đặt đũa xuống mâm.

Lát sau, ông quay lưng lại nhấc đũa lên đưa chéo tay cho cô dâu chú rể, rồi đưa hai nắm xôi, hai miếng trứng cho hai người.

Tiếp theo ông cầm bầu nước rót vào hai bát cho hai người dâu rể uống và khấn “Ông tơ bà nguyệt” se dây, se cho hai vợ chồng có con trai con gái, con gái thì cầm nong, cầm nia biết sảy lúa, con trai biết cày bừa, làm ăn phát tài, phát lộc cho bố, cho mẹ, cho hai họ cùng mừng.

Sau lễ tơ hồng, cỗ bàn lại được bày ra, nếu cô dâu chú rể là người cùng làng thì sau bữa cỗ họ nhà gái ra về, còn nếu ở làng ở xa họ nhà gái sẽ ngủ lại.

Tối hôm đó nam nữ thường hát giao duyên, đánh cồng trọn đêm. Theo lệ Mường, khi nhà gái ra về, người ta để phù dâu ở lại “ngủ bạn” với cô dâu 3 đêm.

Những ngày sau này đôi vợ chồng trẻ chưa đựơc phép “chung chăn gối”.
Sau 3 ngày cuối, hai vợ chồng trẻ cùng phù dâu quạy lại nhà gái 1 ngày, gọi là “ti mộng” (lại mặt), đến đây phù dâu hoàn thành nhiệm vụ.
Cùng ngày hôm đó quần áo và tư trang cô dâu được chuyển về nhà chồng.
Đêm hôm đó hai vợ chồng trẻ mới chính thức động phòng (đêm tân hôn).

Về phần ông Mờ, sau bữa cơm chia tay vào buổi sáng ngày hôm sau, lễ đón dâu, ông Mờ đứng trước hai bên gia đình tuyên bố rằng nhiệm vụ kết duyên cho đôi trẻ đã xong.
Sau đó đại diện nhà trai đem biếu ông 1 chân giò lợn đã được luộc chín.
Nhìn chung về hình thức các thủ tục lễ nghi của việc cưới xin ở các gia đình người Mường giàu có hoặc nghèo đều tương tự nhau.

Sự khác biệt lớn giữa đám cưới nhà giàu và nhà nghèo chính là ở số lượng và chất lượng của đồ lễ thách cưới và cỗ cưới. Đối với nhà giàu đám cưới là dịp thể hiến sự danh giá và phú quý của gia đình mình.

Với người nghèo thì đám cưới có tình chất thông báo cho họ hàng và cộng đồng làng xóm. Trong nhiều gia đình, đám cưới con trai được chú ý hơn là con gái, con trai trưởng càng quan trọng hơn, nhất là gia đình nhà giàu, nhà trưởng họ.

Tục cưới xin cổ truyền của người Mường - Hoà Bình ngày nay đã có nhiều thay đổi, một số tập tục, nghi lễ đã được loại bỏ.

Trong tục cưới hỏi của dân tộc Mường ở Hoà Bình hiện nay đã có những biến đổi tích cực như sau: Trước đây, việc quyết định hôn nhân là do “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” thì ngày nay những đôi trai gái hoàn toàn có quyền chủ động, tự do yêu đương, tự do tìm hiểu.

Ngày xưa hôn nhân thường bó hẹp trong làng xã, trong cùng tộc người thì ngày nay đã mở rộng hơn nhiều, đó là hôn nhân với người khác tộc, hôn nhân giữa Mường và Việt, giữa Mường và Thái.

Trong hôn nhân, các hủ tục như đa thê, tảo hôn, thách cưới cao đã hầu như không còn.

Lễ cưới người Mường ngày nay đã thực hiện theo nếp sống mới, việc thách cưới bằng bạc trắng, dắt trâu sang nhà gái, các tục cổ như ném bã rượu, ném trấu vào đoàn nhà trai đến nhà gái đón dâu, căng dây, đóng cổng đòi tiền nay đã không còn diễn ra nữa.

Nhìn chung, các bước tiến hành ngày nay đã đơn giản đi nhiều, thời gian từ khi đặt vấn đề đến khi tổ chức đám cưới thường chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, không phải đợi chờ, thử thách ba năm như trước đây.

Các bước tiến hành trong lễ tục cưới xin theo xu thế chung đã được đơn giản hoá đi nhiều, thủ tục ngắn gọn, thời gian từ khi đặt vấn đề đến khi tổ chức đám cưới thường chỉ diễn ra trong vòng một năm, với bốn lễ chính là: dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu, lại mặt.

Về lễ vật: tiền mặt đang dần thay thế cho các lễ vật, thách cưới của nhà gái thường từ 2 triệu đến 3 triệu đồng. Số tiền đó sẽ được nhà gái chủ động lo tổ chức đám cưới.

Với những nét đặc sắc trong tập tục, tập quán của dân tộc người Mường ở Hoà Bình nói riêng và cộng đồng dân tộc Việt nam nói chung, là một kho tàng giá trị nhân văn tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam, ngày nay dưới sự chỉ đạo của Đảng Nhà Nước ta trong bối cảnh trước tốc độ phát triển mọi mặt trên thế giới và trong nước, xác định mục tiêu, nhiệm vụ “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đạm đà bản sắc dân tộc” là một quan niệm đúng đắn và cấp thiết.

Chúng ta cần tiếp tục có ý thức trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, ổn định về chính trị, quốc phòng, an ninh, xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp vững bước tiến bước lên Chủ nghĩa xã hội.

Theo: Tinhuyhoabinh.com.vn
Đoàn đi đón dâu
 

Đính kèm

  • 1638541807265.jpg
    1638541807265.jpg
    120 KB · Lượt xem: 306
  • Like
Reactions: Vanhoctre
1K
1
1

Hoa Phù Sa

Hoa phù sa
22/7/21
817
895
363,000
28
Hòa bình
Xu
288,741
Sự khác biệt giữa văn hóa người dân tộc kinh và mường ( xin khẳng định lại đây chỉ là quan điểm của cá nhân mình, ở địa phương mình sống. Không có sự phân biệt gì ở đây )

______________________
_Đời sống

Cưới hỏi:
_____Người kinh: gọn nhẹ ( sính lễ gồm cau trầu rượu một mâm xôi 1 thủ lợn...và lấy đủ tiền lễ chay mặn đưa về hai họ), ăn hỏi thì gồm từ 5,7,9 cháp. Cô dâu về nhà chồng ở , hồi môn mang theo tùy vào điều kiện của từng nhà ( phần lớn là tiền, vàng, đồ dùng cá nhân của cô dâu), họ rất kị việc đi ở rể.

______Người mường: khá rườm rà ( ít nhất phải 3 ngày), sính lễ của họ ngoài cau trầu rượu .... thì còn phải kèm thêm một khoản tiền khá từ 15_30 triệu (mua sắm đồ mang theo khi về nhà chồng: giường chiếu chăn màn bát đũa xoong chậu, chăn biếu cô dì chú bác bên nhà chồng). Khi ăn hỏi thì họ đựng tất cả các đồ đưa đến nhà gái vào hai hoặc ba cái thúng rồi chùm vải đỏ lên. Rất nhiều trường hợp gia đình không có con trai thì cô dâu sẽ cầm hoa đi đón chú rể về bên nhà mình ( bắt rể)... nhiều gia đình có con trai nhưng cho đi ở rể và bắt con trai nhà khác về làm rể ở như con trai nhà mình.

Ma chay:

____ Người kinh : chỉ con cháu anh em họ hàng mới mang khăn tang, họ thường cúng vào 3,49,100,Giỗ đầu . Sau ba năm thì sẽ có một lần chuyển mộ từ nơi này sang nơi khác ( thay áo). Hàng năm cứ đến ngày mất họ thường làm một mâm cơm cúng lên tổ tiên để tưởng nhớ.
_____ người mường: mỗi người đến dự đều được phát một chiếc khăn trắng.. ở mộ thường được dùng năm viên đá nhọn cắm xung quanh đánh dấu đầu hai chân và tay, những vật dụng của người chết họ thường chôn theo như quần áo bát đũa xoong chậu...( chia của). Họ thường cúng khi 7,49,100, giỗ đầu ( còn gọi là giỗ tận). Sau đó hàng năm sẽ chọn ra một ngày tốt làm giỗ mời tất cả những người đã khuất về ( gọi là lễ thanh minh). Họ không cất mộ ...

Con cái:
___ người kinh trọng nam khinh nữ , dâu con rể khách .
____ người mường hầu như bình đẳng. họ coi dâu hay rể khi về nhà mình thì như con ruột, . Những đứa trẻ nào sinh ra trước đều được làm chị ( con nhà cô sinh trước con nhà bác _ con nhà bác phải gọi con nhà cô bằng anh hoặc chị, dù cho là cơn ruột của ông hoặc bà cũng vậy).

Phong tục
___ người kinh lễ tết theo ngày âm lịch truyền thống ( họ thường tảo mộ vào khoảng từ 5_10 tháng riêng)...
____Người mường họ quan niệm " ngày lui tháng tới " ngày lùi lại ( ngày mồng một tết ở mình thì chỉ là ngày ba mươi của họ. Những ngày tết dân gian họ thường không theo. Họ tảo mộ trước khi đón năm mới một vài ngày ..
 
  • Like
Reactions: Vanhoctre

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top