Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Bài thơ "Quê hương" của đã được nhà thơ Tế Hanh tái hiện lại trong những dòng thơ dạt dào cảm xúc. Qua đó, tác giả bày tỏ tình yêu quê hương cùng với nỗi nhớ tha thiết đối với miền biển đầy nắng và gió.

quê hương.png


I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả Tế Hanh

-
Tế Hanh (1921 – 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh.
- Quê quán: Quảng Ngãi
- Phong cách sáng tác: Cảm xúc thơ chân thành mà tinh tế, thiết tha; lời thơ giản dị, giàu hình ảnh; giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng.
- Tác phẩm chính: Hoa Niên (1945); Lòng miền Nam (1956); Hai nửa yêu thương (1963).

2.
Tác phẩm “Quê hương”

2.1. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương tha thiết.
- Bài thơ được trích trong tập “Nghẹ ngào” (1939) và được in trong tập “Hoa niên” (1945).

2.2. Thể loại
Thể thơ 8 chữ

2.3. Phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

2.4. Bố cục
- Phần 1 (2 câu đầu): Lời giới thiệu chung về làng.
- Phần 2 (6 câu tiếp): Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
- Phần 3 (8 câu tiếp): Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về bến.
- Phần 4 (4 câu thơ cuối): Nỗi nhớ quê hương của tác giả.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Lời giới thiệu chung về làng


Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.


- Không gian: Một làng chài nhỏ.
- Nghề nghiệp: Nghề chài lưới (đánh cá).
- Vị trí của làng: Cửa sông, ven biển, bốn bể là nước.

à Nhịp 3/5 đều đặn, tâm tình, thủ thỉ cùng với cách giời thiệu ngắn gọn, mộc mạc về làng chài, ven sông, cửa biển tạo nên ấn tượng khó quên.

2. Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá

Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…


- Thời gian: Một buổi sáng đẹp trời, thời tiết thuận lợi cho việc đi biển.
- Không gian: Bầu trời cao rộng, trong trẻo, gió mát nhẹ, bình minh nhuốm màu hồng rực rỡ.
- Hình ảnh con thuyền:
+ So sánh: Chiếc thuyền – con tuấn mã.
+ Các từ ngữ manh sắc thái mạnh: băng, phăng, mạnh mẽ, vượt…
à Hình ảnh con thuyền sống động, mạnh mẽ, tràn đầy sức mạnh.
+ Nhân hóa: rướn thân trắng, thâu góp gió
à Tác dụng hình ảnh con thuyền vừa cụ thể sống động vừa lớn lao, trang trọng, thiêng liêng.
3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về bến

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

* Cảnh đón thuyền về:
- Thời gian: Ngày hôm sau.
- Không khí: ồn ào, tấp nập trên bến.
- Kết quả: cá đầy ghe, con cá tươi ngon.
- Từ ngữ đặc sắc “nhờ ơn trời”: tiếng reo vui, lời cảm tạ chân thành.
à Không khí vui vẻ náo nhiệt, niềm vui khi thấy tàu đầy ắp cá.
* Hình ảnh người dân chài:
- “làn da ngăm rám nắng”: miêu tả chân thực, bình dị.
- “thân hình nồng thở vị xa xăm”: vẻ đẹp đậm chất lãng mạn.
à Gợi tả linh hồn và tầm vóc của con người nơi biển cả.
* Hình ảnh con thuyền:
- Nhân hóa: thuyền im, bến mỏi.
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: nghe chất muối.
à Con thuyền trở nên có hồn, một tâm hồn tinh tế, gắn bó.

4. Nỗi nhớ quê hương của tác giả
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.


- Tình yêu quê hương đằm thắm, thiết tha, sâu nặng.
- Những hình ảnh quen thuộc: màu nước, cá bạc, chiếc buồm vôi, mùi nồng mặn…
à Nỗi nhớ quê hương chân thành, da diết và sự gắn bó sâu nặng với quê hương.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã thể hiện được tình yêu quê hương cùng với nỗi nhớ tha thiết của tác giả với miền biển đầy nắng và gió. Qua đó cũng thể hiện được tài năng và tâm hồn tinh tế, óc quan sát nhạy bén và sức sáng tạo của Tế Hanh tạo nên bức tranh làng chài vô cùng sinh động.

2. Nghệ thuật
- Thể thơ 8 chữ phóng khoáng, phù hợp với việc bộc lộ cảm xúc giản dị, tự nhiên.
- Ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm.
- Biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
- Hình ảnh miêu tả vừa chân thực vừa lãng mạn.
Thêm
“Quê hương” – Ngữ văn 7 – Kết nối tri thức
  • Like
Reactions: Đinh Thị Hiền
910
1
0
“Người thầy đầu tiên” của nhà văn Ai-tơ-ma-tốp kể câu chuyện đẹp về tình thầy trò. Chính thầy Đuy- sen đã thắp sáng cuộc đời An-tư- nai và các bạn học trò giúp tất cả các nhân vật có niềm tin trong cuộc sống. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng lên án chế độ phong kiến lạc hậu với những quan niệm sai trái.

người thầy đầu tiên (2).png


I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Ai-tơ-ma-tốp (1928 – 2008) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ờ vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây.
- Phong cách sáng tác: Ông chủ yếu viết về cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng rất giàu chất thơ ở quê hương ông. Lối viết cô động, hàm súc, có nhiều cách tân độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện.
- Tác phẩm đầu tiên khiến Ai-tơ-ma-tốp nổi tiếng là tập truyện Núi đồi và thảo nguyên (được tặng giải thưởng Lê-nin về văn học năm 1963).

2.
Tác phẩm

2.1. Thể loại
Thể loại truyện ngắn.

2.2. Xuất xứ
Trích “Người thầy đầu tiên” in trong cuốn “Gia-mi-li-a – Truyện Núi đồi và thảo nguyên” (1962).

2.3. Tóm tắt

Truyện kể về nhân vật chính là An-tư-nai, một cô bé mồ côi, phải sống với gia đình chú thím, bị đối xử tàn nhẫn,... Thầy Đuy-sen đã kiên trì dạy An-tư-nai học chữ; hết lòng bảo vệ và giúp An-tư-nai có cơ hội lên thành phố tiếp tục việc học hành. An-tư-nai rất yêu quý thầy Đuy-sen nhưng do hoàn cảnh, thầy trò phải xa cách rồi bặt tin nhau. Mấy chục năm sau, An-tư-nai đã là một viện sĩ, trở về thăm làng và gặp lại người thầy đầu tiên của mình trong một tình huống rất éo le. Bà đã viết thư nhờ người họa sĩ đồng hương kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen như một hành động chuộc lỗi.

2.4. Bố cục
- Phần 1 (từ “Mùa thu năm ngoái” … “kể hết chuyện này”): Hoàn cảnh người họa sĩ nhận được bức thư của viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va.
- Phần 2 (tiếp theo đến “rảo bước về làng”): Cuộc trò chuyện giữa các bạn nhỏ và thầy Đuy-sen.
- Phần 3 (tiếp theo đến “nghe thầy Đuy-sen giảng bài”): Hình ảnh thầy Đuy-sen trong kí ức của An-tư-nai.
- Phần 4 (còn lại): Những băn khoăn, trăn trở và ý tưởng cho bức tranh về thầy Đuy-sen.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Nhân vật An-tư-nai
a. Hoàn cảnh xuất thân

- Sống ở làng quê nghèo, lạc hậu ở Cư-rơ-gư-dơ-xtan.
- Là cô bé mồ côi, bị chú thím đối xử tàn nhẫn.
--> An-tư-nai phải sống thiếu thốn cả về vật chất và tình cảm, không được chăm sóc và yêu thương.
b. Cuộc sống của An-tư-nai sau khi gặp thầy Đuy-sen
- Cô bé được đến trường học nhờ có thầy giáo giúp đỡ.
- An-tư-nai đã trở thành nữ viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va.
à An-tư-nai đặc biệt yêu quý, ngưỡng mộ và biết ơn người thầy đầu tiên của mình.
Tiểu kết: An-tư-nai là một cô bé rất hiếu học, nhạy cảm, tinh tế; biết quan tâm, giúp đỡ mọi người; biết cảm nhận và trân trọng tình yêu thương của thầy Đuy-sen.

2. Nhân vật thầy Đuy-sen
* Hiện lên trong lời kể, suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật An-tư-nai.

- Thầy Đuy- sen về làng xây trường.
- Trò chuyện thuyết phục các em nhỏ đi học; động viên, khích lệ An-tư-nai:
+ Mời học sinh vào thăm trường
+ Kêu học sinh gọi thầy bằng thầy
- Thầy thương học trò của mình:
+ Một mình sửa sang nhà kho cũ thành lớp học.
+ Bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông buốt giá.
+ Kiên trì dạy chữ cho các em bất chất hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt.
- Thầy hiền từ không để ý đến lời lăng mạ của người khác.
--> Người thầy hiền từ được An-tư-nai và các học sinh yêu quý đó chính là lòng nhân hậu, tình yêu thương của thầy và mong ước thầy là người ruột thịt của mình.
Tiểu kết:
Thầy Đuy-sen có mục đích sống cao đẹp, cương nghị, kiên nhẫn, nhận hậu, vị tha… trong đó, nổi bật nhất là tình cảm yêu thương, hết lòng vì học trò.

3. Giá trị nhân đạo của tác phẩm
- Cuộc sống của cô bé An-tư-nai được thắp sáng nhờ thầy dạy chữ.
- Nhân cách cao quý, đáng trân trọng của người thầy:
+ Hình ảnh người thầy yêu thương học sinh hết mực.
+ Ước mong gửi An-tư-nai và các học sinh của mình đến thành phố.
- Những băn khoăn, trăn trở và ý tưởng của người họa sĩ để nói về trách nhiệm của người làm nghề.

III. Tổng kết

1. Nội dung

- Truyện kể về tình yêu thương và lòng biết ơn của An-tư-nai dành cho người thầy đầu tiên của mình là thầy Đuy-sen. Đồng thời nói về tình yêu thương của thầy Đuy-sen dành cho các học trò.

2. Nghệ thuật
- Khắc họa tính cách nhân vật qua miêu tả ngoại hình, lời nói, hành động, cử chỉ, suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật khác.
- Độc đáo trong sự thay đổi ngôi kể, người kể chuyện trong từng phần đoạn trích.

Biên soạn bởi Trần Ngọc
Thêm
“Người thầy đầu tiên” – Ngữ văn 7 – Kết nối tri thức
  • Like
Reactions: Thích Văn Học
1K
1
1

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
IV. Luyện tập
Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) kể lại nội dung của phần 1 văn bản “Người thầy đầu tiên” bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.
 
Truyện “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của tác giả Nguyễn Ngọc Thuấn với lối kể chuyện tự nhiên qua giọng kể của nhân vật “tôi” đưa người đọc vào một thế giới tự nhiên được cảm nhận bằng tất cả các giác quan và giúp con người nhận ra những thông điệp trong cuộc sống mà tác giả muốn gửi gắm. Qua đoạn trích, bạn đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, tình cảm cha con, tình bạn thật đẹp từ nhân vật “tôi”.

vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (2).png


I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả Nguyễn Ngọc Thuần

- Nguyễn Ngọc Thuần sinh năm 1972.
- Quê quán: Bình Thuận
- Phong cách sáng tác: Chuyên sáng tác cho thiếu nhi và các tác phẩm của ông mang đến một thế giới trong trẻo, tươi mới, đầy chất thơ.
- Tác phẩm chính: “Một thiên nằm mộng” (2001); “Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ” (2003); “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” (2004).

2.
Tác phẩm

2.1. Thể loại
Thể loại: Truyện dài

2.2. Xuất xứ
Trích chương 5 “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”.

2.3. Ngôi kể
Ngôi thứ nhất xưng tôi

2.4. Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến “con mắt thần): Những trò chơi tuổi thơ mà bố dạy cậu bé.
- Phần 2 (tiếp theo đến “vì món quà đó”): Cách bố đón nhận món quà từ nhân vật Tí.
- Phần 3 (còn lại): Những bài học cảm nhận thiên nhiên mà bố dạy cho cậu bé.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Nhân vật “tôi”

a. Khả năng đặc biệt của nhân vật “tôi”
-
Có cách “nhìn” đặc biệt: Nhận ra những bông hoa trong vườn không phải bằng mắt mà bằng cảm giác của đôi bàn tay và bằng cách ngửi mùi hương của hoa.
- Lắng nghe âm thanh tài tình: Nhờ luyện tập mà có thể nghe âm thanh và đoán được nó vang lên từ đâu, ở khoảng cách như thế nào.

b. Cảm xúc suy nghĩ về bố và bạn Tí
* Cảm xúc suy nghĩ về bố
- Yêu quý, gần gũi với bố, đón nhận từng cử chỉ chăm sóc của bố.
- Luôn biết ơn bố: Bố làm cho “tôi” chiếc bình mới xinh xắn, dạy “tôi” cách cảm nhận về khu vườn…
* Cảm xúc suy nghĩ về bạn Tí
- Coi Tí là người bạn thân nhất.
- Sẵn sàng chia sẻ với bạn bí mật ngọt ngào, hạnh phúc của hai bố con.
- Thấy tên bạn Tí đẹp và hay hơn mọi âm thanh, thích gọi bạn để được nghe cái tên ấy vang lên.
à Nhân vật “tôi” có tính cách nhạy cảm, tinh tế, biết yêu thương.

c. Tiểu kết
Nhân vật “tôi” cảm nhận thế giới tự nhiên rất tinh tế: Khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” nhân vật “tôi” không chỉ thấy những bông hoa thơm mà còn nhìn thấy nguyên cả khu vườn, cả bông hồng ngay trong đêm tối.
à Hãy dùng tất cả các giác quan, hãy mở cánh cửa tâm hồn mình để cảm nhận yêu thương và thấu hiểu vẻ đẹp của con người và thiên nhiên.

2. Nhân vật người bố
- Được miêu tả qua lời kể của nhân vật “tôi” (người con trai – tên Dũng).
- Tính cách:
+ Kiên nhẫn dạy con cách cảm nhận về vẻ đẹp và sự sống trong khu vườn.
+ Chia sẻ nhiều cảm xúc, suy nghĩ với con như người bạn thân thiết.
+ Coi con là món quà quý giá nhất cuộc đời.
- Yêu thương Tí, trân trọng món quà của Tí.
- Thích trồng hoa, thích chăm sóc và biết lắng nghe “tiếng nói” của khu vườn, nhịp sống của thiên nhiên.
è Nhân vật người bố là một người yêu thương con, luôn quan tâm, gần gũi với con và có tâm hồn phong phú, sâu sắc; có trái tim nhân hậu.

3. Thông điệp về món quà
- Hoàn cảnh: Thằng Tí đem cho bố trái ổi.
- Tâm ý của người cho là chọn những trái ổi to, bọc vào bịch ni lông.
- Tâm ý của người nhận: Bố ít khi ăn ổi nhưng trái ổi của Tí bố đã ăn à Bố giải thích món quà bao giờ cũng đẹp nên bố đã trân trọng đón nhận món quà.
è Bài học: Biết cách cho và nhận những món quà cũng là cách thể hiện những nét đẹp phẩm chất của mình.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, gần gũi, giàu sức biểu cảm.
- Từ ngữ giàu tính biểu cảm.

2. Nội dung
- Cảm nhận vẻ đẹp của thế giới tự nhiên xung quanh ta bằng tất cả các giác quan bằng cả tâm hồn và tình yêu thương.
- Cần trân trọng, biết ơn tình cảm tấm lòng của người khác dành cho mình.

Biên soạn bởi Trần Ngọc
Thêm
“Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” – Ngữ văn 7 – Kết nối tri thức
909
0
1
Thơ bốn chữ hoặc thơ năm chữ là một trong những thể thơ được sử dụng phổ biến và vô xùng quen thuộc. Nó xuất hiện nhiều trong tục ngữ, ca dao. Trong tiết học này, chúng ta cùng nhau tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ để thấy được cái hay, cái đẹp trong văn chương nhé!

Tập làm bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - Ngữ văn 7 – Kết nối tri thức.png


I. Trước khi viết

1. Xác định đề tài và cảm xúc
(Trả lời cho câu hỏi: Viết về cái gì?)
- Gợi ý đề tài: nhà trường, gia đình, quê hương, đất nước, thiên nhiên…
- Ghi lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng được nói đến: yêu mến, xúc động, lưu luyến, bâng khuâng, nhớ nhung, biết ơn, tự hào…

2. Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc
- Liên tưởng, tưởng tượng kết nối sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ với nhau và với con người để mạch cảm xúc, suy nghĩ được thể hiện và phát triển một cách tự nhiên.
- Thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình về sự vật, hiện tượng đó.
- Ví dụ:
+ Viết về một vẻ đẹp của thiên nhiên, có thể dùng hình ảnh bông hoa, chiếc lá, giọt sương, áng mây…
+ Miêu tả hình ảnh áng mây, em có thể triển khai cảm xúc theo hướng tả cảnh mây bay:
++ Mây xuất hiện khi nào, ở đâu?
++ Mây có màu sắc gì, có hình thù như thế nào?
++ Bay lững lờ, dủng dỉnh hay chậm chạp…

3. Tập gieo vần

a. Vần chân, vần liền: Sự phối vần giữa tiếng cuối của hai câu thơ liên tiếp nhau
Ví dụ:

Một đường dây điện
Từ phía chân trời
Chạy đến xã tôi
Cột cao, cao vút.
(Một đường dây điện – Võ Quảng)
- Vần lưng: Sự phối vần giữa tiếng đứng cuối câu trước và tiếng đứng giữa của câu sau.
Ví dụ:

Mây lưng chừng hàng è tiếng cuối
Về ngang lưng núi è
tiếng đứng giữa
Ngàn cây nghiêm trang è
tiếng cuối
màng theo bụi
è tiếng đứng giữa
(Mây lưng chừng hàng – Xuân Diệu)

II.Thực hành viết

- Suy nghĩ về đề tài mà em đã chọn: hình dung trong tâm trí các hình ảnh nổi bật, từng để lại cho em ấn tượng sâu đậm.
- Xác định tình cảm, cảm xúc của em về đối tượng, lựa chọn những từ ngữ phù hợp nhất với hình ảnh và tình cảm, cảm xúc.
- Triển khai cụ thể hơn, chẳng hạn như miêu tả chi tiết các đặc điểm của đối tượng, có thể diễn đat dưới hình thức tâm tình, trò chuyện…
- Sử dụng từ ngữ biểu đạt cảm xúc và biện pháp tu từ.
- Kết thúc bài thơ thơ theo nhiều cách khác nhau tạo những dòng thơ có hình ảnh ấn tượng, nêu cảm nghĩ của mình về sự vật, hiện tượng… để tạo dư âm cho người đọc.

III. Chỉnh sửa

- Sau khi đã hoàn thành bài thơ, hãy đọc lại thật kĩ bài thơ.
- Kiểm tra xem những bài thơ em vừa làm đã đáp ứng được các yêu cầu của thể thơ năm chữ hay bốn chữ chưa.
- Có thể kiểm tra theo những gợi ý sau:

yêu cầu đối với thơ bốn chữ hoặc năm chữ.PNG


IV. Luyện tập

Hãy làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ về đề tài tự do và đọc trước lớp.

Gợi ý

Hoa hồng chúm chím nở
Đùa vui trong nắng vàng
Hoa cúc liền nghé sang
Tươi cười chào ngày mới.

Thêm
Tập làm bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - Ngữ văn 7 – Kết nối tri thức
  • Like
Reactions: Hoa Phù Sa
507
1
0
Đoạn trích “Trở gió” của Nguyễn Ngọc Tư đã tái hiện cảm giác xao xuyến của nhân vật “tôi” khi mùa gió chướng về. Tạo nên một hình dung trọn vẹn về những cơn gió chướng. Mùa gió chướng về không chỉ là sự thay đổi thời tiết, báo hiệu một năm cũ sắp qua mà còn gợi trong tâm trạng của con người những cảm xúc ngóng chờ, vội vã, ngổn ngang. Đồng thời gắn liền với nỗi nhớ và những kỉ niệm về gia đình và quê hương vô cùng đẹp đẽ không thể nào quên.

Trở gió – Ngữ văn 7 – Kết nối tri thức.png


I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976.
- Quê quán: sinh ra trong một gia đình nông dân tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau Cà Mau
- Sáng tác thành công ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết.
- Văn trong sáng, mộc mạc, thể hiện một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu yêu thương.
- Tác phẩm tiêu biểu: Ngọn đèn không tắt (2000), Cánh đồng bất tận (2005), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005)...

2. Tác phẩm

2.1. Xuất xứ

Trích từ “Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư” (2005)

2.2. Phương thức biểu đạt
Phưởng thức biểu đạt chính: Tự sự

2.3. Ngôi kể
Ngôi thứ nhất (tác giả xưng “tôi”)

2.4. Bố cục
- Phần 1 (Từ đầu… đến “Ôi! Gió chướng”): Hình ảnh gió chướng về
- Phần 2 (Đoạn còn lại): Tình cảm, cảm xúc của nhân vật “tôi” khi gió chướng về.

II. Tìm hiểu chi tiết
1. Hình ảnh gió chướng

1.1. Thời gian

- Gió chướng đến từ tháng 9 đến Tết.
- Gió chướng với tôi là gió Tết, dù từ khi mùa gió đến Tết mất gần 3 tháng ròng.

1.2. Không gian
- Khi mùa gió chướng đến mang theo những âm thanh báo hiệu.
- Cái chuông gió với những âm thanh mỏng manh trở thành thứ đồ chơi lảng nhách…

1.3. Đặc điểm của gió chướng
a. Chi tiết miêu tả gió chướng

- Mỗi năm gió đến bằng một ngày khác nhau.
- Hơi thở gió rất lớn
- Âm thanh sẽ sàng từng giọt tinh tang, thoáng và e dè như ai đó đứng đằng sau ngoắc tay nhẹ một cái như đang ngại ngần, không biết người xưa có nhớ ta không?
- Mừng húm, hừng hực; dạt dào; cồn cào, nồng nhiệt, dịu dàng…

=>Nghệ thuật: so sánh, nhân hóa -> Gió chướng hiện lên sống động, giống như con người, có tâm lí, tính cách lúc nhút nhát, rụt rè, lúc lại cuống quýt, nồng nhiệt. => Đó chính là tình yêu của nhà văn đối với gió chướng.

b. Mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch
- Lúa cũng vừa chín tới.
- Liếp mía đợi gió mới chịu già, nước ngọt và trĩu.
- Vú sữa chín cây lúc liu, cũng bóng…
=> Con người đón nhận rất nhiều niềm vui => Lí do người viết mong ngóng, chờ đợi gió chướng.

2. Tâm trạng của tác giả về gió chướng

2.1. Tâm trạng khi gió chướng chưa về

- Háo hức, trông chờ, mong nhớ.
- Dời cơn gió sang cửa sổ phía đông.
- Tự đặt câu hỏi và tự trả lời: Không biết người xưa còn nhớ ta không? Rồi mừng húm khi nhận ra tôi chẳng quên nó bao giờ.

2.2. Tâm trạng khi gió chướng về
- Lộn xộn, ngổn ngang: “Mừng đó rồi bực đó, … không rõ ràng, không giải thích được”.
- Mong ngóng, chờ đợi: “Gió chướng là gió Tết và mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch”.
- Nhớ da diết: “Ở đó, siêu thị chất đầy những dưa hấu, dưa kiệu, dưa hành… ai có bán một mùa gió cho tôi”.
=> Nhân vật tôi với rất nhiều cung bậc cảm xúc khi mùa gió chướng về, với những cảm giác quen thuộc, gần gũi mùa gió chướng.

III. Tổng kết

1. Nội dung

- Tạo nên một hình dung trọn vẹn về những cơn gió chướng.
- Mùa gió chướng về không chỉ là sự thay đổi thời tiết, báo hiệu một năm cũ sắp qua mà còn gợi trong tâm trạng của con người những cảm xúc ngóng chờ, vội vã, ngổn ngang.
- Gắn liền với nỗi nhớ và những kỉ niệm về gia đình và quê hương vô cùng đẹp đẽ không thể nào quên.

2. Nghệ thuật
- Lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu.
- Sử dụng nhiều các biện pháp tu từ như điệp ngữ, so sánh, nhân hóa.

IV. Luyện tập

Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 – 7 câu, nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện qua văn bản “Trở gió”.


Thêm
“Trở gió” – Ngữ văn 7 – Kết nối tri thức
  • Like
Reactions: Vanhoctre
1K
1
0
“Gặp lá cơm nếp” của tác giả Thanh Thảo là bài thơ nói về tình cảm gia đình gắn liền, hòa quyện cùng với tình yêu quê hương, đất nước. Cụ thể hơn, đó là tình cảm thiêng liêng của người con dành cho cội nguồn, cho dân tộc, cho người mẹ kính yêu. Với thể thơ năm chữ quen thuộc, cách ngắt nhịp linh hoạt mang đến sự gần gũi, dễ đọc, dễ nhớ và dễ truyền tải thông điệp, tình cảm của tác giả đến độc giả.

“Gặp lá cơm nếp” – Ngữ văn 7 – Kết nối tri thức.png


I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả Thanh Thảo

- Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1946.
- Quê quán: huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
- Là một nhà thơ, nhà báo được công chúng chú ý qua những tập thơ và trường ca viết về chiến tranh và thời hậu chiến.
- Các tác phẩm chính: Những người đi tới biển, Khối vuông Ru-bích, Trường ca chân đất…
- Hiện ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi, phó Chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam.

2. Tác phẩm “Gặp lá cơm nếp”

2.1. Xuất xứ

In trong tập thơ “Dấu chân qua trảng cỏ”, NXB Hội nhà văn Hà Nội, 2005.

2.2. Thể thơ
Thể thơ năm chữ

2.3. Phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.

2.4. Bố cục
- Phần 1 (Hai khổ đầu): hình ảnh người mẹ trong kí ức người con.

- Phần 2 (Hai khổ sau): hình ảnh của người con dành cho mẹ và quê hương đất nước.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Hai khổ thơ đầu: Hình ảnh người mẹ trong kí ức người con

- Hoàn cảnh người con thổ lộ tâm tư tình cảm:
+ Trên đường hành quân ra mặt trận, anh gặp lá cơm nếp.
+ Gợi cho anh nhớ làn khói xôi bay ngang tầm mắt, thèm bắt xôi mùa gặt có hương thơm lạ lùng.
+ Nhớ đến hình ảnh thân thương của người mẹ bên bếp lửa đang nấu xôi.
-> Hoàn cảnh đặc biệt, đó chính là sự tinh tế của tác giả trong cảm nhận thiên nhiên, tình cảm phong phú và ý thức trách nhiệm lớn lao với gia đình, quê hương, đất nước.
- Hình ảnh người mẹ:
+ Tần tảo, chăm lo cuộc sống
+ Rất yêu thương các con.
+ Giản dị, mộc mạc, chất phác.
-> Nỗi nhớ mẹ, nhớ xôi nếp mẹ nấu của người lính đã lớn đến mức chỉ cần ngửi thấy mùi hương lá cơm nếp, những làn khói trắng ban chiều mà tác giả đã hình dung được hình ảnh người mẹ cùng những kí ức tươi đẹp ấu thơ.

2. Hình ảnh người lính – người con
- Tình yêu mẹ, yêu gia đình được người lính đặt cùng với lòng yêu nước mong muốn bảo vệ đất nước.
- Người lính chiến đấu từng ngày để đổi lấy tự do cho đất nước, đổi lấy cuộc sống tự do cho quê hương, trở về với mẹ già, với bếp củi, mùi xôi nếp thân thương.
- Hai câu thơ cuối: Người lính quay trở về với hiện tại:
+ Cảm nhận được mùi hương của cây cỏ trên đường hành quân.
+ “Thơm mãi”: mùi hương vương vấn, ngọt ngào như nỗi nhớ da diết của tác giả.
-> Đây là một người con có tình yêu quê hương, đất nước gắn liền hòa quyện với tình yêu gia đình đồng thời cũng thể hiện được một tâm hồn nhạy cảm của người con – người lính trong bài thơ.

III. Tổng kết

1. Nội dung

- Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Từ mùi hương cơm nếp quen thuộc, người lính nhớ đến mẹ, nhớ đến quê hương da diết. Tình cảm gia đình gắn liền hòa quyện với tình yêu quê hương, đất nước.
- Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người lính thời kì kháng chiến chống Mỹ.

2. Nghệ thuật
- Thể thơ năm chữ ngắn gọn.
- Từ ngữ, hình ảnh dung dị.
- Cách gieo vần liền đặc sắc.

IV. Luyện tập

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu), nêu cảm nghĩ về tình cảm người con đối với mẹ trong bài thơ “Gặp lá cơm nếp”.
Thêm
“Gặp lá cơm nếp” – Ngữ văn 7 – Kết nối tri thức
806
0
0
“Đồng dao mùa xuân” của tác giả Nguyễn Khoa Điềm viết về người lính dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch chưa một lần yêu nhưng chính họ đã hy sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho đất nước.

Đồng dao mùa xuân.png


I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm


- Nguyễn Khoa Điềm (15/04/1943), tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
- Thơ của ông thể hiện tình yêu đất nước tha thiết với nhiểu suy tư sâu sắc, mang màu sắc chính luận.
- Tác phẩm chính: Đất ngoại ô (thơ, 1973); Cửa thép (ký, 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986); Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990);

2. Vài nét về tác phẩm

2.1. Thể loại

Thể loại: Thơ bốn chữ

2.2. Xuất xứ
- Viết năm 1994
- Trích Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn

2.3. Bố cục Đồng dao mùa xuân
Văn bản Đồng dao mùa xuân được chia thành 3 phần:
- Phần 1 (Khổ 1): giới thiệu hình ảnh và xuất thân người lính;
- Phần 2 (Khổ 2): thông báo về việc đất nước hòa bình nhưng người lính không về nữa;
- Phần 3 (Các khổ còn lại): tái hiện lại những khoảnh khắc, khía cạnh trong tâm hồn người lính nơi chiến trận.

2.4. Ý nghĩa nhan đề “Đồng dao mùa xuân”
- Khúc đồng dao về tuổi thanh xuân của người lính, sự bất tử của hình ảnh người lính trẻ
- Hình ảnh các anh còn sống mãi trong trái tim nhân dân như mùa xuân trường tồn cùng vũ trụ.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Cuộc đời người lính
1.1. Câu chuyện về cuộc đời người lính

- Có một người lính tuổi đời còn rất trẻ, còn mê thả diều như vừa qua tuổi thiếu niên.
- Theo tiếng gọi của Tổ quốc, anh lên đường ra mặt trận.
- Trong một trận chiến ác liệt, anh đã anh dũng hi sinh, vĩnh viễn nằm lại dưới những cánh rừng đại ngàn.
=> Những hình ảnh hào hùng mà cũng rất khiêm nhường, dung dị của anh còn mãi trong tâm trí “nhân gian”.

1.2. Chi tiết khắc họa hình ảnh người lính
- Hình ảnh người lính: Ba lô con cóc; Tấm áo màu xanh; Làn da sốt rét; Cái cười hiền lành; Anh ngồi lặng lẽ; Mắt như suối biếc; Vai đầy núi non.
- Người lính có những phẩm chất đáng quý: Tuổi đời còn trẻ nhưng rất dũng cảm kiên cường; yêu nước; giản dị, khiêm nhường và hiền hậu.

2. Tình cảm, cảm xúc đối với người lính
- Nỗi thương nhớ mùa xuân nhân gian tươi đẹp của người lính đã hi sinh.
- Nỗi nhớ thương những người con anh dũng dài theo năm tháng của nhân gian.

III. Tổng kết

1. Nội dung

- Bài thơ là khúc đồng dao về tuổi thanh xuân của người lính, về sự bất tử của hình ảnh người lính trẻ.
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, lòng biết ơn đã góp phần làm nên cuộc sống hôm nay.

2. Nghệ thuật
Ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình:
- Gieo vần cách đặc sắc (chữ cuối của dòng chẵn vần với nhau).
- Nhịp thơ 2/2; 1/3 linh hoạt tùy theo từng câu.
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và chính luận.

IV. Luyện tập
Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ.
Thêm
“Đồng dao mùa xuân” – Ngữ văn 7 – Kết nối tri thức
574
0
0
Văn chứng minh là dạng đề văn sử dụng các lí lẽ, chứng cứ xác thực để làm rõ nội dung được đưa ra. Dạng đề văn chứng minh sẽ giúp học sinh nâng cao khả năng tư duy, hùng biện, thuyết phục chúng. Khi làm văn chứng minh yêu cầu học sinh phải có nền tảng kiến thức vững chắc để có nhiểu ý tưởng, dẫn chứng đúng đắn cho bài viết. Vậy làm sao để bài văn chứng minh có sức thuyết phục?

Làm sao để bài văn chứng minh có sức thuyết phục.png


Để bài văn chứng minh có sức thuyết phục, người viết cần phải làm rõ những vấn đề sau:

1. Về dẫn chứng

-
Dẫn chứng không toàn diện, cân đối. Thông thường một bài văn nghị luận chứng minh có vài ba luận điểm (ý lớn) và mỗi luận điểm gồm một số khía cạnh (luận cứ hay ý nhỏ). Các luận cứ không nhất thiết đều phải có dẫn chứng (luận chứng) nhưng ở mỗi luận điểm, các dẫn chứng phải đa dạng và không đến nỗi mất cân đối với các luận điểm khác.
- Dẫn chứng không tiêu biểu nghĩa là không xác đáng để thuyết phục, ví dụ lấy một hiện tượng không phổ biến, không thường gặp để chứng minh cho nhận xét của mình. Trong nghị luận văn học, một dẫn chứng đúng nhưng không hay thì cũng kém thuyết phục.

2. Về cách đưa dẫn chứng

- Không nên lấy dẫn chứng quá “thuộc mặt”, quá xa, quá cũ. Khi làm bài, lấy dẫn chứng càng mới, càng gần thời điểm thi càng tốt. Những dẫn chứng đã quá quen thuộc, thường được sử dụng đi sử dụng lại từ trước đến nay trong các bài văn thì không nên tiếp tục sử dụng. Muốn có dẫn chứng mang tính thời sự cần tích cực theo dõi báo, tivi, truy cập nguồn mới nhất từ internet…
- Số lượng dẫn chứng nên phù hợp với vấn đề đang được bàn luận.
- Dẫn chứng đưa ra ở dạng liệt kê mà không được diễn giải, bình luận, phân tích khiến người đọc không hiểu hoặc không cảm nhận đầy đủ, không đồng cảm với người viết.
- Dẫn chứng “khô khan”: một vấn đề của đời sống hay một tình tiết trong truyện không nên chỉ nhắc đến mà cần phải miêu tả, thuật lại để người đọc hình dung ra và có cảm xúc.
- Dẫn chứng phải là dẫn chứng ở ngoài đời thực, không lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn chương.
- Chú ý lấy dẫn chứng ở trong nước trước rồi mới đến nước ngoài.
- Tuyệt đối không lấy dẫn chứng kiểu chung chung, sáo rỗng hoặc không liên quan đền vấn đề đang bàn luận.
- Sự sáng tạo luôn được đánh giá cao.

Như vậy, việc lấy dẫn chứng là vô cùng cần thiết. Khi thiếu thao tác này, coi như bài viết của bạn không đủ ý và khả năng sẽ không giành được điểm tối đa.
Thêm
Làm sao để bài văn chứng minh có sức thuyết phục?
  • Like
Reactions: Tiến 2021
595
1
0
Trong cuộc sống hàng ngày, có những văn bản chúng ta đã đọc, đã học nhưng muốn ghi lại nội dung chính để sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết thì cần phải tóm tắt văn bản. Như vậy, việc tóm tắt văn bản sẽ giúp người đọc nắm được ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm được tóm tắt so với văn bản gốc.

Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài.png


I. Tìm hiểu chung

1. Yêu cầu đối với văn bản tóm tắt


- Phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc.

- Trình bày được ý chính, những quan điểm quan trọng của văn bản gốc.

- Sử dụng các từ ngữ quan trọng của văn bản gốc.

- Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt.

2. Các bước để tóm tắt một văn bản

- Bước 1. Đọc kĩ văn bản gốc: Cần đọc kĩ để hiểu đúng nội dung cuae văn bản.


Ví dụ: Đọc kĩ văn bản “Bầy chim chìa vôi”.

-Bước 2. Xác định nội dung chính cần tóm tắt

+ Xác định nội dung cốt lõi của toàn văn bản

Ví dụ: Nội dung cốt lõi của toàn văn bản “Bầy chim chìa vôi”: Mên và Mon lo lắng cho bầy chim chìa vôi non, sợ chúng bị chết đuối khi thấy trời mưa to và nước dâng cao ngoài bãi sông. Hai anh em đã đi đò ra bãi cát giữa sông để giữa tổ chim sắp bị ngập nước và xúc động khi chứng kiến cảnh đàn chim bé bỏng bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên.

+ Tìm ý chính của từng phần hoặc đoạn và xác định quan hệ giữa các phần hoặc các đoạn trong văn bản.

Ví dụ:
Phần 1
Khoảng 2h sáng trời mưa to, hai anh em Mên và Mon không thể ngủ được vì sợ những con chim chìa vôi ở bãi sông bị chết đuối.
Phần 2
Hai anh em Mên và Mon vẫn lo lắng tổ chim chìa vôi sẽ bị ngập, chìm trong dòng nước lớn. Hai anh em nghĩ cách mang tổ chim vào bờ.
Phần 3
Mên và Mon đi đò ra dải cát giữa sông và xúc động khi chứng kiến cảnh chim bố, chim mẹ dẫn đàn chim non bay lên bứt khỏi dòng nước khổng lồ.
+ Tìm từ ngữ quan trọng của văn bản

Ví dụ: Từ ngữ quan trọng “Bầy chim chìa vôi”: hai anh em Mên và Mon, bầy chim chìa vôi, con đò, bãi cát giữa sông…

-Bước 3: Xác định yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt

+ Căn cứ vào yêu cầu về độ dài của văn bản để lựa chọn ý lớn, ý nhỏ cho văn bản tóm tắt.

+ Lưu ý về tóm tắt văn bản tự sự:

++ Để có văn bản tóm tắt ngắn gọn cần chú ý các sự việc chính.

++ Để văn bản tóm tắt có dung lượng hơn cần mở rộng các sự việc bằng những chi tiết tiêu biểu trong văn bản gốc.

II. Viết văn bản tóm tắt

Tóm tắt văn bản “Bầy chim chìa vôi” từ 8 – 10 câu


Khoảng 2h sáng trời mưa to, hai anh em Mên và Mon không ngủ được vì sợ những con chim chìa vôi ở bãi sông chết đuối. Hai anh em lo rằng tổ chim chìa vôi sẽ bị ngập, chim trong dòng nước lớn. Chính vì vậy, Mên và Mon đã nghĩ cách mang tổ chim vào bờ. Và hai an em quyết định cứ lấy đò của ông Hảo mà đi. Trôi đến đoạn sông cách bến đò làng chừng hai cây số con đò mới tạt được vào bờ. Mên, Mon phải vất vả mãi mới đưa được con đò trở về đúng chỗ. Khi đưa đò về chỗ cũ thì trời đã tang tảng sáng. Chúng phải cố gắng căng mắt nhìn xem những con chim chìa vôi non an toàn hay không và hai anh em đã rất xúc động khi chứng kiến cảnh tượng như huyền thoại hiện ra. Từ mặt nước sông những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bật khỏi dòng nước khổng lồ bay lên. Vậy là bày chim chìa vôi non đã cũng chim bố và chim non cất cánh thành công.
Thêm
Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài
  • Like
Reactions: Tiến 2021
1K
1
0
Bài thơ “Ngàn sao làm việc” của Võ Quảng khắc họa vẻ đẹp của bầu trời đêm qua con mắt trẻ thơ. Qua đó, thể hiện trí tưởng tượng phong phú và tình yêu thiên nhiên của tác giả.

Ngàn sao làm việc.png


I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả Võ Quảng


- Võ Quảng (1920 – 2007); quê ở xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

- Ông sáng tác thơ, truyện, phim hoạt hình và dịch một số tác phẩm nổi tiếng thế giới.

- Phong cách sáng tác: Thơ viết cho thiếu nhi giản dị, trong sáng, gợi nhiều liên tưởng bất ngờ, độc đáo; ngôn ngữ hình ảnh giàu chất tạo hình, giọng điệu hồn nhiên, ngộ nghĩnh, tươi vui.

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Nắng sớm (1965); Anh đom đóm (1970); Quê nội (1974)…

2. Tác phẩm

2.1. Thể loại


Thể loại: thơ năm chữ

2.2. Xuất xứ

Bài thơ “Ngàn sao làm việc” trích Tuyển tập Võ Quảng, tập 2, NXB Văn học, Hà Nội.

2.3. Bố cục

- Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Khung cảnh làng quê lúc trời chuyển tối.

- Phần 2 (bốn khổ thơ cuối): Bầu trời đêm ngàn sao

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Khung cảnh làng quê lúc trời chuyển tối (Hai khổ thơ đầu)

a. Không gian và thời gian


- Không gian: cánh đồng quê

- Thời gian: buổi chiều thanh bình và yên tĩnh

=> Nghệ thuật: tả cảnh sinh động, từ ngữ giàu sức gợi hình.

b. Nhân vật “tôi”

- Nhân vật “tôi” là một bạn nhỏ sống ở làng quê

- Hành động; dắt trâu về nhà trong khung cảnh êm đềm, thơ mộng của làng quê: bóng chiều tỏa, trời trở tối, người và trâu đi giữa trời đêm như bước giữa ngàn sao.

2. Bầu trời ngàn sao (Bốn khổ thơ cuối)

a. Khung cảnh bầu trời đêm qua trí tưởng tưởng của nhân vật “tôi”


- Những ngôi sao Thần Nông, sao Hôm, Đại hùng tinh cùng làm việc như những người dân của làng chài vũ trụ.

- Một bầu trời hàng ngàn vì sao đẹp đẽ về đêm

-> Khung cảnh rộng lớn, mênh mông, không khí tươi vui, rộn rã. Ngàn sao tỏa sáng, những chòm sao hiện lên sống động như những con người đang mải miết, cần mẫn, hăng say trong công việc lao động thường ngày.

b. Những hình ảnh so sánh đặc sắc

- “Dải Ngân Hà như một dòng sông chảy giữa trời lồng lộng”

- “Chòm sao Thần Nông như chiếc vỏ bằng vàng”

- “Những sao dọc ngang như tôm cua bơi lội”…

-> Hầu hết các chòm sao đều được so sánh với vận dụng lao động của con người. Hình ảnh bầu trời đêm gợi liên tưởng đến khung cảnh lao động của người nông dân: rất quen thuộc, gần gũi, sống động, nhộn nhịp, tươi vui… Không chỉ khiến cảnh vật sinh động mà còn được thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật “tôi” rộng mở, giao hòa với thiên nhiên, vũ trụ.

IV. Tổng kết

1.Nội dung


Tác phẩm miêu tả cảnh ngàn sao cùng làm việc, cùng chung sức đã làm nên vẻ đẹp huyền diệu của trời đêm. Từ đó, thể hiện quan niệm lao động, sự đoàn kết, yêu thương đã làm cho vạn vật trở nên đẹp đẽ, đáng yêu.

2. Nghệ thuật

- Thể thơ 5 chữ

- Ngôn ngữ giàu hình ảnh

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp so sánh

- Giọng điệu tự nhiên, ngộ nghĩnh, vui tươi.

IV. Luyện tập

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được em lưu giữ trong kí ức.

Hướng dẫn

*Hình thức: Viết đoạn văn khoảng 5 – 7 câu

* Nội dung

- Mở đoạn (câu 1):
Giới thiệu khái quát cảnh thiên nhiên mà em định tả.

- Thân đoạn (các câu 2, 3, 4, 5):

+ Tả bao quát: Địa điểm (núi rừng, cảnh đồng quê, cảnh sông nước, biển cả…); đặc điểm nổi bật của cảnh…

+ Tả chi tiết: Cảnh bao gồm những sự vật gì?

+ Cảm xúc của bản thân

- Kết đoạn (câu 6, 7): Cảm nhận về khung cảnh thiên nhiên đó.
Thêm
“Ngàn sao làm việc” – Ngữ văn 7 – Kết nối tri thức
3K
2
0

Trang cá nhân

Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Hiện tại có cuộc thi nào không các bạn
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. hưnga @ hưnga:
    cho em hỏi xu có những tác dụng gì ạ
Top