Hướng dẫn Tập làm bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - Ngữ văn 7 – Kết nối tri thức

Hướng dẫn Tập làm bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - Ngữ văn 7 – Kết nối tri thức

Thơ bốn chữ hoặc thơ năm chữ là một trong những thể thơ được sử dụng phổ biến và vô xùng quen thuộc. Nó xuất hiện nhiều trong tục ngữ, ca dao. Trong tiết học này, chúng ta cùng nhau tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ để thấy được cái hay, cái đẹp trong văn chương nhé!

Tập làm bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - Ngữ văn 7 – Kết nối tri thức.png


I. Trước khi viết

1. Xác định đề tài và cảm xúc
(Trả lời cho câu hỏi: Viết về cái gì?)
- Gợi ý đề tài: nhà trường, gia đình, quê hương, đất nước, thiên nhiên…
- Ghi lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng được nói đến: yêu mến, xúc động, lưu luyến, bâng khuâng, nhớ nhung, biết ơn, tự hào…

2. Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc
- Liên tưởng, tưởng tượng kết nối sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ với nhau và với con người để mạch cảm xúc, suy nghĩ được thể hiện và phát triển một cách tự nhiên.
- Thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình về sự vật, hiện tượng đó.
- Ví dụ:
+ Viết về một vẻ đẹp của thiên nhiên, có thể dùng hình ảnh bông hoa, chiếc lá, giọt sương, áng mây…
+ Miêu tả hình ảnh áng mây, em có thể triển khai cảm xúc theo hướng tả cảnh mây bay:
++ Mây xuất hiện khi nào, ở đâu?
++ Mây có màu sắc gì, có hình thù như thế nào?
++ Bay lững lờ, dủng dỉnh hay chậm chạp…

3. Tập gieo vần

a. Vần chân, vần liền: Sự phối vần giữa tiếng cuối của hai câu thơ liên tiếp nhau
Ví dụ:

Một đường dây điện
Từ phía chân trời
Chạy đến xã tôi
Cột cao, cao vút.
(Một đường dây điện – Võ Quảng)
- Vần lưng: Sự phối vần giữa tiếng đứng cuối câu trước và tiếng đứng giữa của câu sau.
Ví dụ:

Mây lưng chừng hàng è tiếng cuối
Về ngang lưng núi è
tiếng đứng giữa
Ngàn cây nghiêm trang è
tiếng cuối
màng theo bụi
è tiếng đứng giữa
(Mây lưng chừng hàng – Xuân Diệu)

II.Thực hành viết

- Suy nghĩ về đề tài mà em đã chọn: hình dung trong tâm trí các hình ảnh nổi bật, từng để lại cho em ấn tượng sâu đậm.
- Xác định tình cảm, cảm xúc của em về đối tượng, lựa chọn những từ ngữ phù hợp nhất với hình ảnh và tình cảm, cảm xúc.
- Triển khai cụ thể hơn, chẳng hạn như miêu tả chi tiết các đặc điểm của đối tượng, có thể diễn đat dưới hình thức tâm tình, trò chuyện…
- Sử dụng từ ngữ biểu đạt cảm xúc và biện pháp tu từ.
- Kết thúc bài thơ thơ theo nhiều cách khác nhau tạo những dòng thơ có hình ảnh ấn tượng, nêu cảm nghĩ của mình về sự vật, hiện tượng… để tạo dư âm cho người đọc.

III. Chỉnh sửa

- Sau khi đã hoàn thành bài thơ, hãy đọc lại thật kĩ bài thơ.
- Kiểm tra xem những bài thơ em vừa làm đã đáp ứng được các yêu cầu của thể thơ năm chữ hay bốn chữ chưa.
- Có thể kiểm tra theo những gợi ý sau:

yêu cầu đối với thơ bốn chữ hoặc năm chữ.PNG


IV. Luyện tập

Hãy làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ về đề tài tự do và đọc trước lớp.

Gợi ý

Hoa hồng chúm chím nở
Đùa vui trong nắng vàng
Hoa cúc liền nghé sang
Tươi cười chào ngày mới.

 
Từ khóa
thơ bốn chữ thơ bốn chữ hoặc năm chữ thơ năm chữ
  • Like
Reactions: Hoa Phù Sa
531
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top