Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Người Việt đón Tết cổ truyền Á Đông với linh vật 12 con giáp. 12 linh vật ở mỗi nước tuy khác nhau đôi chút song đều nương theo văn hóa lúa nước, lấy mặt trăng.

Mỗi năm Việt Nam chúng ta lại có dịp chiêm ngưỡng linh vật do tỉnh nhà làm. Muôn hình vạn trạng. Sau đây, diễn đàn cùng chia sẻ hình ảnh linh vật tỉnh mình nhé.

Linh vật mèo.jpg

Và đây là linh vật Mèo tỉnh Quảng Trị.

Mời cả nhà lên hình tiếp nhé.
Thêm
Linh vật Mèo năm mới 2023 ba miền, bạn thích linh vật tỉnh nào nhất?
393
2
2
Với người Việt Nam, Tết Nguyên Đán không chỉ là khoảng thời gian chuyển giao giữa năm cũ và năm mới Âm lịch mà nó còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh, văn hóa,... Theo quan niệm, đây là khoảng thời gian trời đất có sự giao hòa và con người trở nên gần với thần linh. Tết Nguyên Đán xưa là dịp để người nông dân bày tỏ lòng thành kính đến các vị thần linh như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời,... và cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Ý nghĩa của ngày Tết

Bên cạnh đó, đây còn được coi là ngày “làm mới”, ngày để mọi người có thể hy vọng vào một năm mới an lành, sung túc, thuận lợi trong cả năm và gác lại mọi điều không may mắn trong năm cũ. Do vậy, vào dịp Tết, nhà nào cũng tất bật dọn dẹp, sắm sửa, trang hoàng nhà cửa cho thật đẹp.

tet-nguyen-dan-la-gi-nguon-goc-va-y-nghia- Vanhoctre.com forum.jpg

Tết Nguyên Đán là khoảng thời gian cả gia đình cùng sum vầy,
trao nhau những món quà ý nghĩa với mong ước cả năm đủ đầy.​

Và cũng là dịp mọi người làm mới lại về phần tình cảm và tinh thần để mối liên hệ với người thân được gắn bó hơn, tinh thần thoải mái, tươi vui hơn. Trong dịp Tết, các gia đình thường tụ họp chúc Tết nhau, cùng nhau thắp nén hương tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, tạ ơn ông bà, tổ tiên đã phù hộ trong suốt một năm qua.


Ngày Tết quê tôi

Gió đẩy cửa khóm hoa lài mới nở,
Lay cành hồng chạm vỡ giọt tinh khôi,
Nhụy đầu bông lung linh như mời gọi,
Cánh bướm tình say mật ngọt trinh nguyên.

Nắng là lượt về giăng mành chỉ thắm,
Bên hiên nhà bông bưởi trắng đu đưa,
Con chìa vôi líu lo chuyền cành mận,
Chín thơm lừng quả ổi của miền quê.

Nồi bánh tét nhà ai hương nếp mới,
Nhịp chày đều mẹ quết trọn yêu thương,
Áo xanh, đỏ rộn ràng bay trong gió,
Buổi chợ tình hò hẹn khách bốn phương.

Mỗi cung bậc đều gây thương, để nhớ,
Chốn yên bình như giấc ngủ nằm nôi,
Mỗi mùa xuân đều bồi hồi, bổi hổi
Khúc điệu tình của ngày Tết quê tôi.

TUYẾT BĂNG
Thêm
Mùa Tết sum vầy, đậm đà tình thân của người Việt
953
3
5
(Mong được góp ý ạ)
Sau vụ đuối nước từ cuối tháng 6 năm 2010, tôi may mắn được cứu vớt, và trở thành em nuôi của gia đình anh Bình chị Lan , tại xóm Chuộn Òm xã Bình Sơn huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình . Một gia đình người dân tộc DAO thật thà dễ mến . Kể từ đó đến nay đã 11 năm tôi được sum họp, đón tết giữa một dân tộc có nhiều nét văn hóa đặc biệt .
Lễ tất niên của người Dao ở nơi đây được diễn ra từ ngày 15 đến 30 tháng chạp , sau khi trên nương và dưới ruộng mọi nông sản đã được thu hoạch xong. Còn lễ được diễn ra vào ngày nào thì phải phụ thuộc vào việc chọn ngày tốt xấu, phù hợp với tuổi của gia chủ. Lễ tất niên sẽ diễn ra lần lượt từ nhà này tới nhà kia,từ nhà gốc tới các gia đình nhỏ với sự giúp đỡ của tất cả các gia đình người Dao trong xóm còn lại. Đây còn được gọi là lễ đón tết sớm, lễ tạ ơn đất trời, bởi đến đêm giao thừa họ cũng bày xôi gà thắp hương nhưng sẽ không cúng nữa.
Từ sáng sớm cả xóm đã có mặt đông đủ tại hộ gia đình làm lễ. Những người đàn ông thì thịt gà ,lơn và giã bánh dày. Bánh dày là một loại bánh được làm từ gạo nếp dẻo cho vào đồ chín , rồi đổ luôn ra cối giã cho nhuyễn, xong xuôi mới nặn thành hình tròn có đường kính bằng miệng chiếc bát ăn cơm và rắc thêm vừng rang lên trên, khi ăn có vị bùi thơm, bánh không có nhân. Còn phụ nữ thì đảm nhiệm công việc rau cỏ bếp núc. Tất cả đều được làm một cách đầy đủ, nhanh chóng để kịp có mâm lễ dâng lên cúng tổ tiên và đón bạn bè họ hàng đến chung vui.

Trong lễ tất niên của người Dao công việc quan trọng nhất là cúng tổ tiên. Ban thờ của người Dao thường được đặt ở góc nhà,đối diện với cửa phụ. Có nhiều ban thờ cao, thấp, từ tổ tiên cho tới ông bà cha mẹ...theo thứ tự từng bậc ghế. Trong mâm cúng gồm có rượu, thịt lợn, thịt gà,bánh dày và một thứ không thể thiếu là giấy bản. Cũng giống như tiền vàng mã, người Dao dùng giấy bản màu vàng hoặc trắng để cắt thành hình thỏi và triện dấu lên đó, chờ khi cúng xong sẽ đem hóa. Người được mời tới cúng ở đây có thể là thầy mo hoặc những người đã làm lễ trưởng thành và đã được học bài cúng từ ông bà . Tuỳ vào số bậc mà gia chủ phải mời nhiều hay ít thầy. Trong lễ cúng người thầy phải mặc quần áo đặc trưng của dân tộc, phải kiêng sát sinh, phải cúng bằng tiếng dân tộc Dao theo một bài đã được học.

Bữa cơm được diễn ra ngay khi lễ cúng kết thúc. Trong khi trên nhà các thầy thay phiên cúng, thì ở dưới bếp người ta bắt đầu bày cỗ lên mâm. Trên mỗi mâm là một lớp lá chuối tươi xếp lần lượt từ thịt gà, lợn, nem bánh dày tới các loại rau, măng luộc hoặc xào, rượu... theo thứ tự hình tròn. Tôi từng rất ấn tượng với bát nước chấm ngay từ ngày đầu tiên. Với nhiều nơi khác trong bát nước mắm sẽ là chanh tỏi ớt và đường, nhưng với người nơi đây thì trong đó lại là những cọng hành được tước nhỏ từ phần củ của những gốc hành tươi. Bàn nào cũng có một đĩa muối rang trộn với hạt dổi nướng giã nhỏ. Bữa ăn rất ngon với đủ các vị đắng ,chát, bùi của rau rừng, mùi thơm ngọt của món thịt dân giã, cộng thêm vị rượu tự nấu không quá nồng. Tất cả hòa quện tạo nên một bữa cơm vui vẻ đầm ấm khiến ai từng thử cũng nhớ mãi không quên.

Khi bữa cơm kết thúc khách ra về, gia chủ đã đứng đợi sẵn ở cửa và trao vào tay mỗi người một túi bóng nhỏ, bên trong là một bọc lá chuối với vài chiếc bánh dày. Với mong muốn chia sẻ thành quả của gia đình, cũng như gửi phần về cho những người không đến. Còn với tôi mỗi lần vào nhà anh chị là luôn trở về với lỉnh kỉnh đủ thứ ,từ bánh đến thịt...Trên hết là một tình thân vô bờ bến.
Tháng 12 lại tích tắc trôi dần trong tiếng thở của sương. Một năm cũ sắp đi, một năm mới lại về. Tôi một mình nằm trong căn phòng tối, hồi tưởng về những năm tháng đã xa. Thầm ước thời gian trôi nhanh, cầu nguyện cả nước được bình an, đón một cái tết Nhâm Dần trong sung họp. Thầm ước thời gian trôi mau để được trở về, gặp lại những người ân nhân,những người Dao đôn hậu, thật thà.
Thêm
Lễ tất niên của người Dao ở hòa bình
1K
3
4

Xuân Hòa

Thành Viên
26/7/21
156
154
43,000
Xu
1,660,339
Những chỗ giải thích giống như: bánh dày là một loại bánh được làm từ gạo nếp dẻo cho vào đồ chín , rồi đổ ra cối giã cho nhuyễn, xong nặn thành hình lòng bàn tay và rắc thêm vừng rang lên trên...
 
  • Like
Reactions: Hoa Phù Sa

Hoa Phù Sa

Hoa phù sa
22/7/21
818
901
363,000
28
Hòa bình
Xu
333,181
Những chỗ giải thích giống như: bánh dày là một loại bánh được làm từ gạo nếp dẻo cho vào đồ chín , rồi đổ ra cối giã cho nhuyễn, xong nặn thành hình lòng bàn tay và rắc thêm vừng rang lên trên >> bạn nên để chú thích bên dưới, hơn nữa đây là loại bánh khá truyền thống ở VN, không phải loại đặc trưng của dân tộc, không cần thiết phải chú thích.
- Có rất nhiều lỗi trình bày như: lỗi đánh máy, chính tả, dùng văn nói
- Mình đã hi vọng được đọc một bài viết có dấu ấn đậm nét của người dân tộc hơn, nhưng bạn lại chú ý miêu tả vào những chi tiết của buổi lễ không làm cho mình phân biệt được rốt cục buổi lễ này khác với dưới xuôi mình chỗ nào. Vài chi tiết như thầy mo, lễ trưởng thành và phần áo mặc của thầy mo, phần ban thờ, vàng mã là thứ mình nghĩ nó là điều khác biệt thì được nhắc tới trong 1 dòng thoáng qua. Rất tiếc ở điều đó
Xuân HòaEm cảm ơn, em sẽ cố hoàn thiện hơn trong tương lai
 
Mỗi lần nhắc tới tắm chuồng là tất cả chúng ta đều mặc định “cái thời tắm truồng” tức là thời bé chưa hiểu chuyện.

Nhưng có lẽ các bạn chưa biết, Việt Nam ta cũng có phong tục “tắm truồng” hay còn gọi là tắm tiên. Nếu cố tìm những bức ảnh xưa cũ về Việt Nam, có lẽ bạn sẽ tìm thấy rất nhiều tấm ảnh người phụ nữ với đôi đào nảy nở. Vẻ đẹp của người phụ nữ hiển hiện trước mắt, và chính họ cũng không cảm thấy ngại ngùng, vì đó thuộc về văn hóa một thời.

Xưa kia, mỗi làng thường chỉ đào một giếng khơi lớn dùng để tắm giặt và một giếng sâu để lấy nước ăn, tất nhiên ngoài hai giếng chung này mỗi giáp hay mỗi gia đình nếu khá giả đều có thể đào giếng nhỏ riêng nhưng đa phần sinh hoạt của làng thường kề cận bên chợ làng hoặc giếng chung - tức là giếng làng... Cái giếng ăn của làng được thiết kể rất cẩn thận: từ đáy lên trên thành được xếp bằng những khối đá, gần lên miệng xây bằng gạch và vun cao thành rồi be bờ láng nền rất kỹ bằng vôi mật để nước trên bề mặt không ngấm xuống dưới. Miệng giếng tuy nhỏ nhưng lòng giếng khá rộng. Hồi xưa, người ta đã biết xác định nguồn nước sạch vĩnh viễn là cần thiết nên có những giếng ăn sâu từ 7 đến 15 thước hoặc hơn nữa.

giếng làng.jpg

(Vét giếng ăn của làng (ảnh xưa))
Còn giếng khơi dùng tắm rửa hay giặt giũ có thể làm theo hình tròn hay hình vuông có thành lan can thấp lại có bậc lên xuống giếng từ hai phía đối nhau. Có khi người ta làm giếng hình tròn nhưng lan can lại xây vuông. Cứ đến chiều tối, khi trâu bò về chuồng rồi thì nhiều người dân ra giếng vệ sinh thân thể.Đàn ông và đàn bà, từ già đến trẻ, chia làm hai bên đứng tắm. Họ có thể cởi trần truồng hoàn toàn, dùng gầu bằng mo cau hay bằng thùng gỗ cột dây thừng quăng xuống giếng múc nước dội lên người.

Trong thật tế thì người ta cũng làm hai nơi tắm có ngăn phên vách nhưng thường chủ yếu chỉ để... vắt quần áo chứ chả ai tắm trong đó mà cứ tự nhiên ngồi đứng đối diện nhau. Đàn ông thường tắm trần trụi hoàn toàn và nếu có liếc sang bên nữ cũng không có vấn đề gì. Đàn bà từ trung niên tới già và trẻ con cũng tắm truồng, thanh niên thì người thì cởi áo rồi kéo váy trùm lên ngực là xong...Vậy nhưng không ít cô cậu cứ 'một tòa thiên nhiên', chả cần phải che đậy làm gì do quan niệm xưa: chuyện tắm không mặc đồ bên giếng làng không phải chuyện gì khác thường cả.

Đường kính của giếng khơi lớn này tới hàng chục thước nên hai bên đứng cách nhau khá xa. Tuy nhiên bên này, bên kia vẫn có thể vừa tắm vừa trò chuyện, cười nói... âu như cũng là lẽ thường tình.

Người ta cho rằng từ trẻ con đã nhìn thấy người lớn khỏa thân nên những ức chế tình dục có thể được giải tỏa, nhất là trong một xã hội rất khắt khe với việc ngoại tình hay quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Vì vậy trong những vùng có tục tắm tiên, tắm truồng này hầu như không có những chuyện bậy bạ lăng nhăng.

Những làng gần sông nước thì nơi bờ sông trở thành bãi tắm cộng đồng vào mỗi chiều tà, sau khi xong việc đồng áng. Nước lớn, người ta cởi áo quần vắt trên bờ rồi xuống sông hòa mình với dòng nước. Mùa cạn, mực nước xuống thấp, họ cứ thế tồng ngồng xuống bậc múc nước lên bờ dội tắm, xem đó là việc tự nhiên, ai cũng thế.

8.jpg

(Tập quán thường ngày nên người ta không thấy gì đáng mắc cỡ (ảnh xưa - triển lãm ảnh tại Hà Nội).
Ở miền núi, nơi có nguồn nước chảy ra thành vũng lớn tự nhiên có cây mọc hay đá chắn làm đôi bên là trở thành bến tắm, nam nữ cứ trần trụi xuống hòa mình giữa dòng nước theo bên của mình. Có bản thì kín đáo hơn, các cô xuống nước đến đâu thì cởi đến đó, chiếc váy dài nâng dần lên theo cơ thể, rồi đội lên đầu hay đặt trên các hòn đá. Đôi khi cả bản tắm chung một con suối dài thì đoạn trên phía thượng nguồn nhường cho phụ nữ, đoạn dưới là cho đàn ông. Nếu ít người thì trai gái có thể tắm cùng trong một đoạn, vẫn trao đổi câu chuyện nương rẫy bình thường nhưng tuyệt đối người nam không đụng chạm đến người nữ vì sẽ bị bản làng trừng phạt nặng lắm.

9.jpg
(Ô kìa bóng nguyệt trần truồng tắm, lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe... thơ Hàn Mặc Tử - ảnh trên bưu thiếp xưa, triển lãm ảnh tại Hà Nội)

Tập tục phóng khoáng nhưng trong sáng này đến những năm 1945 gần như biến mất ở Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng nhưng ở các vùng Thanh Hóa, Hòa Bình, Phú Thọ vẫn còn kéo dài đến những năm 1965.

10.jpg
(Một thời, những hình ảnh này không hiếm)
Ở Nam Hà, tại một vùng sông nước: đến tận những năm 1990, các nữ sinh địa phương cứ chiều đến là kéo quần lụa trùm lên bộ ngực rồi nhảy ùm xuống sông, khi đã ở dưới nước thì cởi bỏ áo. Hiện ở Mai Châu có một vài nguồn suối tắm như vậy, tuy nhiên trừ những người già và trẻ con còn phần đông thanh niên bây giờ đã kín đáo hơn ngày xưa.

Tắm tiên và tắm truồng có lẽ là tập tục rất lâu đời của thổ dân Nam Á xưa. Nhiều tộc Nam Á cổ xưa cả đàn ông để mình trần và chỉ quấn một cái váy. Đàn ông Việt cổ cũng ở trần cả ngày và đóng độc một chiếc khố, phụ nữ đôi khi cũng bận như vậy, nhất là trong các sắc tộc Tây Nguyên. Vài sắc tộc phụ nữ quấn ba khoang: váy, khăn che ngực và khăn đầu. Trong y phục Mường, ba khoang này trở thành khăn che đầu và váy với cạp cao có hai phần gọi là “Rang trên” và “Rang dưới” cộng thêm chiếc áo khóm ngắn. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, rừng và sông hồ dày đặc, con người thuần phác sống tự do phóng khoáng, ngày nào cũng làm tiên chả vui sao?

11.jpg

(Người ta dùng ống tre dẫn nước từ núi về nơi tắm giặt tại Tây nguyên (ảnh xưa)

Người ta vẫn kháo nhau, lên Tây Bắc mà xem con gái Thái tắm tiên. Con gái Thái da trắng như hoa ban, uyển chuyển với những đường cong tuyệt mỹ. Con gái Thái dịu dàng, hiền thục…

Mới nghe có vẻ như thô và phàm tục, nhưng với những người đã từng ở Tây Bắc, hoặc am hiểu văn hóa Thái thì cảnh con gái Thái tắm tiên là một phần không thể tách rời trong văn hóa Thái và nếu thiếu cảnh trữ tình, nên thơ ấy, suối ngàn Tây Bắc sẽ kém đi vẻ lung linh huyền ảo. Tây Bắc sẽ phần nào kém đi vẻ đẹp dung dị nhưng vô cùng lãng mạn, nên thơ.

Người ta đi ngắm các cô gái hòa mình với thiên nhiên đậm chất hoang sơ và huyền thoại như ngắm ánh bình minh trong sương sớm, ngắm hoa ban khoe sắc mùa xuân, hay thả hồn trong một tiếng chim lảnh lót đầu non… chẳng khác nào được nồng say trong vũ điệu xòe, hay lâng lâng trong men rượu cần ngọt lịm, một điệu khắp trữ tình… để rồi tự lúc nào thấy mình trong sáng hơn, biết trân trọng nâng niu những gì mà tạo hóa đã ban cho con người, giúp con người hướng thiện hơn, có thêm nghị lực, niềm tin, vươn lên trong cuộc sống.

Các cô gái Thái ngay từ lúc còn nhỏ đã được các bà, các mẹ dạy cho cách thắt khăn nơi thắt lưng - “xài yêu” - để có được thân hình tuyệt đẹp theo tiêu chí: “Eo kíu manh po” – nghĩa là thắt đáy lưng con tò vò, giống như thắt đáy lưng ong của các cô gái miền xuôi. Còn mái tóc luôn được chăm chút gội bằng các loại lá thơm như hương nhu, sả, bồ kết… và chải chuốt bằng nước vo gạo nếp. Lại được tắm mình trong không khí trong lành của thiên nhiên hùng vĩ, bởi vậy cô gái Thái nào cũng cao ráo, trắng hồng, mái tóc đen dài mềm mại.


6.jpg

(Cảnh con gái Thái tắm tiên là một phần không thể tách rời trong văn hóa Thái.)
Nhiều năm nay: nét văn hóa ấy mai một dần. 'Một đống' văn mình từ miền xuôi tràn về đến những bản làng xa xôi nhất với các kiểu cách trang sức, xúng xính áo quần như mốt thành thị.

Áo mông váy xòe vẫn còn đấy nhưng miệng các cô chăm chú liếng thoắt qua điện thoại di động, trai vùng cao săm soi lau rửa chiếc xe gắn máy mới cóng - nhà nhà cơi rộng, đường dẫn nước về cho từng căn khiến nhà tắm riêng của từng hộ cũng thành chốn không thể thiếu: nét văn hóa tắm tiên, tắm truồng ngày xưa phai nhạt gần như mất hẳn.

Dân phượt lê lết mọi ngóc ngách vùng cao, vừa tìm kiếm bản sắc văn hóa - lại vừa thưởng lãm cảnh đẹp thiên nhiên đôi khi được tưởng thưởng bằng cảnh hiếm hoi của gái bản làng tắm ven suối... tạo ra những bức tranh đơn sơ nghệ thuật vô cùng nhưng những cảnh ấy bây giờ ít lắm.

Ít vì đại đa phần người ta về nhà tắm, ít vì người vùng xuôi cứ hay tò mò ngắm nghía, quay phim... rồi những cái đầu 'trục trặc' ở thành thị lại bàn tán linh tinh trong ý nghĩ đen tối, thui chột cả một nét văn hóa đẹp.

Vậy nên tục lệ trên dần phai nhòa, các cô gái cùng tắm tiên bên giếng làng giờ chỉ còn sót lại một đôi chốn ở Tây nguyên. Tắm tiên nơi công cộng cũng còn vương lại tại vài mó nước nóng ở Nghĩa Lộ, Tú Lệ...

Còn chuyện sơn nữ tắm tiên giữa rừng núi ngày hiếm hoi nên muốn có được một tác phẩm nhiếp ảnh đẹp để đời thì ngày nay các tay săn ảnh nghệ thuật phải dàn dựng cùng người mẫu. Ảnh có thể đẹp thật, thanh thoát cả lòng nhưng cái hồn thì làm sao có thể sánh được sự đơn sơ, và trong sáng không vương chút bụi trần của những cô gái khỏa trần dưới dòng suối giữa núi rừng vùng cao ngày ấy?

Nhiều áng văn thơ, ca khúc như: Tiễn dặn người yêu - (trường ca dân tộc Thái), Nhớ vợ, Em tắm, đều lấy bối cảnh sông suối để ca ngợi vẻ đẹp của người con gái Thái. Bài thơ Em tắm của Bạc Văn Ùi, dân tộc Thái, được bình chọn là một trong 100 bài thơ hay nhất của thế kỷ hai mươi:

Sao anh lại rình
Trộm xem em tắm
Da của em ngần trắng
Da của mẹ, của cha
Tay của em lấm lem
Tay của than của bụi
Tay của rừng của núi
Tay của đất của nương
Em tắm xong lại sạch
Vẫn ngát thơm hoa rừng
Da của em trắng ngần
Là của anh tất cả
Không phải người xa lạ
Việc gì mà trộm xem
Em tắm suối giữa mường
Tắm trong mối yêu thương
Có anh đang đứng giữ
Chớ để Tây đến mường


Văn minh ngày nay đã vào tận những bản làng xa xôi hẻo lánh cộng với những ánh mắt tò mò của người miền xuôi khiến nhiều phong tục, tập quán của đồng bào mất đi, trong đó, tục tắm suối cũng mai một rất nhanh.

Mà cũng phải: người miền xuôi tò mò, trố mắt nhìn đăm đăm rồi chụp ảnh phổ biến trong cộng đồng kèm với những dòng bàn tán không mấy hay ho.

Chính cái sự quá đà này đã khiến người vùng cao ngày nay kín đáo hơn, tránh né hơn khi tắm tiên. Giờ đây, tìm được một con suối, nơi mà các thiếu nữ khỏa tấm thân ngọc ngà trong làn nước trong mát hiếm dần.

Nếu trân trọng phong tục cổ truyền, nếu biết nhìn sự việc dưới ánh mắt nghệ thuật, biết chiêm ngưỡng vẻ đẹp của suối nguồn Tây Bắc, Tây nguyên trong một chiều các cô sơn nữ tắm tiên thì bạn sẽ thấy lòng mình trong sáng, thanh cao hơn như được hòa mình cùng đất trời và người của vùng cao huyền thoại.

Biên tập từ nguồn thông tin của Phan Cẩm Thượng, cụ Lương Văn Bằng, ảnh sưu tầm
Thêm
Tục tắm tiên ở Việt Nam
1K
3
0
Quê hương của Sen Biển có một ngôi chùa rất nổi tiếng và độc đáo – Chùa Keo. Cùng Sen Biển về Thái Bình thăm chùa Keo bạn nhé!

Chùa Keo có tên chữ là Thần Quang Tự. Chùa có hai cụm kiến trúc độc đáo là chùa và đền, trong đó chùa là nơi thờ Phật và đền thờ Đức thánh Dương Không Lộ - người có nhiều công lao cho đất nước, nhân dân. Trải qua gần 400 năm tồn tại, tu bổ, tôn tạo, chùa Keo hiện còn 17 công trình, 128 gian, có gác chuông 3 tầng. Với kiến trúc độc đáo, chùa Keo được xếp là một trong những ngôi chùa cổ đẹp nhất hiện nay. Năm 2017, lễ hội chùa Keo được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

5302


Tại chùa Keo, mỗi năm tổ chức hai mùa lễ hội. Hội Xuân được mở vào ngày mồng 4 tháng Giêng. Hội Thu được mở vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 Âm lịch và là hội chính nhằm tưởng nhớ, suy tôn Ðức thánh Thiền sư Không Lộ.

Nếu như lễ hội mùa Xuân vừa là lễ hội nông nghiệp vừa là lễ hội thi tài gắn với sinh hoạt của cư dân nông nghiệp vùng sông nước thì lễ hội mùa Thu ngoài tính chất là hội thi tài giải trí còn mang đậm tính chất của một lễ hội lịch sử. Lễ hội chùa Keo hiện còn bảo lưu nguyên vẹn nhiều nghi thức truyền thống như: Khai chỉ mở cửa đền Thánh, tế lễ Phật thánh trong nội tự chùa, rước kiệu Đức thánh…

Nghi lễ rước kiệu Đức thánh tại lễ hội chùa Keo là một nghi lễ được tổ chức kỳ công, hoành tráng nhất trong các lễ hội của vùng châu thổ Bắc bộ nhằm tái hiện lại cuộc kinh lý của Thiền sư Không Lộ lên kinh đô chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông và các sự lệ diễn tả lại cuộc đời của ngài. Nghi lễ rước kiệu thánh được tổ chức vào ngày 14/9 Âm lịch chính là ngày sinh của Thiền sư Không Lộ, cũng là ngày giữa hội.

Chuẩn bị từ giữa đêm, đến 6 giờ sáng cuộc rước chính thức bắt đầu. Mặc dù đoàn rước hàng nghìn người, kéo dài hàng trăm mét với nhiều thành phần tham gia từ người già, trai tráng, phụ nữ, trẻ em trong trang phục chỉnh tề, cầu kỳ cùng hệ thống đạo cụ đa dạng như kiệu, lọng, long đình, nhang án, trống, chiêng… song tất cả thành viên tham gia rước kiệu đều tôn nghiêm, thành kính tuân theo các quy định truyền thống nghiêm ngặt.



Nghi lễ rước kiệu là nghi lễ mang tính tôn giáo đặc trưng nhưng lại đậm đà sắc thái của những sinh hoạt văn hóa dân gian của đất và người Thái Bình. Qua các nghi lễ đó, dân làng cầu mong thánh thần phù hộ độ trì, che chở cho mùa màng bội thu, cuộc sống an khang thịnh vượng.

Lễ hội chùa Keo với sự tích về Thiền sư Không Lộ phản ánh một thời kỳ phát triển của Phật giáo ở Việt Nam. Lễ hội không chỉ mang màu sắc tôn giáo nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng lành mạnh của nhân dân mà còn là môi trường bảo tồn, lưu truyền văn hóa truyền thống và là biểu tượng của sự cố kết cộng đồng. Lễ hội chùa Keo cũng là nơi cư dân nơi đây nói riêng và khách thập phương gửi gắm ước mơ, khát vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Hiện nay, cùng với di tích chùa Keo, lễ hội chùa Keo trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách đến với Thái Bình. Tuy nhiên, lễ hội chùa Keo hiện nay không còn thực hành các cuộc thi tài như thi thày đọc, thi bơi chải, thi trống, thi kèn, múa ếch vồ… như trước. Để bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình đã phân cấp, giao huyện Vũ Thư lập Ban Quản lý di tích để quản lý và bảo vệ, phát huy giá trị di tích, lễ hội. Quy trình thực hành lễ hội và các nghi thức liên quan trong lễ hội được cộng đồng tổ chức và thực hiện gần nhất với nghi lễ truyền thống.

Những năm gần đây, không gian di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo đã được đầu tư trùng tu tôn tạo, góp phần thu hút khách du lịch và bảo tồn lễ hội một cách bền vững. Nhiều trò chơi dân gian đã được khôi phục nhằm duy trì và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc trong lễ hội chùa Keo. Xây dựng chùa Keo cũng như lễ hội chùa Keo là một điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước là một trong những định hướng quan trọng trong phát triển du lịch của huyện Vũ Thư nói riêng, tỉnh Thái Bình nói chung.

Đại đức Thích Thanh Quang, Trụ trì chùa Keo cho biết: "Các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng độc đáo trong lễ hội chùa Keo đã có từ hàng trăm năm nay. Trước kia, có giai đoạn, do điều kiện đất nước có chiến tranh khiến việc tổ chức lễ hội và các hoạt động truyền thống trong lễ hội chùa Keo ít nhiều bị ảnh hưởng. Từ năm 1980 đến nay, với sự quan tâm của các cấp, các ngành, lễ hội chùa Keo truyền thống được khôi phục, duy trì và phát huy. Tôi mong chùa Keo tiếp tục nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự ủng hộ vật chất và tinh thần của tăng ni, Phật tử, con em làng Keo và các tầng lớp nhân dân để tiếp tục lưu giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa độc đáo trong lễ hội truyền thống".
Thêm
Lễ Hội Chùa Keo Quê Lúa Thái Bình
1K
0
0

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
Top