Lễ tất niên của người Dao ở hòa bình

Lễ tất niên của người Dao ở hòa bình

Hoa Phù Sa
Hoa Phù Sa
(Mong được góp ý ạ)
Sau vụ đuối nước từ cuối tháng 6 năm 2010, tôi may mắn được cứu vớt, và trở thành em nuôi của gia đình anh Bình chị Lan , tại xóm Chuộn Òm xã Bình Sơn huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình . Một gia đình người dân tộc DAO thật thà dễ mến . Kể từ đó đến nay đã 11 năm tôi được sum họp, đón tết giữa một dân tộc có nhiều nét văn hóa đặc biệt .
Lễ tất niên của người Dao ở nơi đây được diễn ra từ ngày 15 đến 30 tháng chạp , sau khi trên nương và dưới ruộng mọi nông sản đã được thu hoạch xong. Còn lễ được diễn ra vào ngày nào thì phải phụ thuộc vào việc chọn ngày tốt xấu, phù hợp với tuổi của gia chủ. Lễ tất niên sẽ diễn ra lần lượt từ nhà này tới nhà kia,từ nhà gốc tới các gia đình nhỏ với sự giúp đỡ của tất cả các gia đình người Dao trong xóm còn lại. Đây còn được gọi là lễ đón tết sớm, lễ tạ ơn đất trời, bởi đến đêm giao thừa họ cũng bày xôi gà thắp hương nhưng sẽ không cúng nữa.
Từ sáng sớm cả xóm đã có mặt đông đủ tại hộ gia đình làm lễ. Những người đàn ông thì thịt gà ,lơn và giã bánh dày. Bánh dày là một loại bánh được làm từ gạo nếp dẻo cho vào đồ chín , rồi đổ luôn ra cối giã cho nhuyễn, xong xuôi mới nặn thành hình tròn có đường kính bằng miệng chiếc bát ăn cơm và rắc thêm vừng rang lên trên, khi ăn có vị bùi thơm, bánh không có nhân. Còn phụ nữ thì đảm nhiệm công việc rau cỏ bếp núc. Tất cả đều được làm một cách đầy đủ, nhanh chóng để kịp có mâm lễ dâng lên cúng tổ tiên và đón bạn bè họ hàng đến chung vui.

Trong lễ tất niên của người Dao công việc quan trọng nhất là cúng tổ tiên. Ban thờ của người Dao thường được đặt ở góc nhà,đối diện với cửa phụ. Có nhiều ban thờ cao, thấp, từ tổ tiên cho tới ông bà cha mẹ...theo thứ tự từng bậc ghế. Trong mâm cúng gồm có rượu, thịt lợn, thịt gà,bánh dày và một thứ không thể thiếu là giấy bản. Cũng giống như tiền vàng mã, người Dao dùng giấy bản màu vàng hoặc trắng để cắt thành hình thỏi và triện dấu lên đó, chờ khi cúng xong sẽ đem hóa. Người được mời tới cúng ở đây có thể là thầy mo hoặc những người đã làm lễ trưởng thành và đã được học bài cúng từ ông bà . Tuỳ vào số bậc mà gia chủ phải mời nhiều hay ít thầy. Trong lễ cúng người thầy phải mặc quần áo đặc trưng của dân tộc, phải kiêng sát sinh, phải cúng bằng tiếng dân tộc Dao theo một bài đã được học.

Bữa cơm được diễn ra ngay khi lễ cúng kết thúc. Trong khi trên nhà các thầy thay phiên cúng, thì ở dưới bếp người ta bắt đầu bày cỗ lên mâm. Trên mỗi mâm là một lớp lá chuối tươi xếp lần lượt từ thịt gà, lợn, nem bánh dày tới các loại rau, măng luộc hoặc xào, rượu... theo thứ tự hình tròn. Tôi từng rất ấn tượng với bát nước chấm ngay từ ngày đầu tiên. Với nhiều nơi khác trong bát nước mắm sẽ là chanh tỏi ớt và đường, nhưng với người nơi đây thì trong đó lại là những cọng hành được tước nhỏ từ phần củ của những gốc hành tươi. Bàn nào cũng có một đĩa muối rang trộn với hạt dổi nướng giã nhỏ. Bữa ăn rất ngon với đủ các vị đắng ,chát, bùi của rau rừng, mùi thơm ngọt của món thịt dân giã, cộng thêm vị rượu tự nấu không quá nồng. Tất cả hòa quện tạo nên một bữa cơm vui vẻ đầm ấm khiến ai từng thử cũng nhớ mãi không quên.

Khi bữa cơm kết thúc khách ra về, gia chủ đã đứng đợi sẵn ở cửa và trao vào tay mỗi người một túi bóng nhỏ, bên trong là một bọc lá chuối với vài chiếc bánh dày. Với mong muốn chia sẻ thành quả của gia đình, cũng như gửi phần về cho những người không đến. Còn với tôi mỗi lần vào nhà anh chị là luôn trở về với lỉnh kỉnh đủ thứ ,từ bánh đến thịt...Trên hết là một tình thân vô bờ bến.
Tháng 12 lại tích tắc trôi dần trong tiếng thở của sương. Một năm cũ sắp đi, một năm mới lại về. Tôi một mình nằm trong căn phòng tối, hồi tưởng về những năm tháng đã xa. Thầm ước thời gian trôi nhanh, cầu nguyện cả nước được bình an, đón một cái tết Nhâm Dần trong sung họp. Thầm ước thời gian trôi mau để được trở về, gặp lại những người ân nhân,những người Dao đôn hậu, thật thà.
 
  • 1638978871396.jpg
    1638978871396.jpg
    399 KB · Lượt xem: 262
Sửa lần cuối:
1K
3
4
Trả lời
00:24 bên ngoài là 11 độ. Tớ vẫn cố thức tới giờ để hoàn thành bài viết này sau khi nhắn tin hỏi ông anh nuôi .
Thành quả cả buổi tối đó ạ. Mong mọi người góp ý để tớ viết tốt hơn nha
 
  • Like
Reactions: Hạ Vân
Những chỗ giải thích giống như: bánh dày là một loại bánh được làm từ gạo nếp dẻo cho vào đồ chín , rồi đổ ra cối giã cho nhuyễn, xong nặn thành hình lòng bàn tay và rắc thêm vừng rang lên trên >> bạn nên để chú thích bên dưới, hơn nữa đây là loại bánh khá truyền thống ở VN, không phải loại đặc trưng của dân tộc, không cần thiết phải chú thích.
- Có rất nhiều lỗi trình bày như: lỗi đánh máy, chính tả, dùng văn nói
- Mình đã hi vọng được đọc một bài viết có dấu ấn đậm nét của người dân tộc hơn, nhưng bạn lại chú ý miêu tả vào những chi tiết của buổi lễ không làm cho mình phân biệt được rốt cục buổi lễ này khác với dưới xuôi mình chỗ nào. Vài chi tiết như thầy mo, lễ trưởng thành và phần áo mặc của thầy mo, phần ban thờ, vàng mã là thứ mình nghĩ nó là điều khác biệt thì được nhắc tới trong 1 dòng thoáng qua. Rất tiếc ở điều đó
 
  • Like
Reactions: Hoa Phù Sa
Những chỗ giải thích giống như: bánh dày là một loại bánh được làm từ gạo nếp dẻo cho vào đồ chín , rồi đổ ra cối giã cho nhuyễn, xong nặn thành hình lòng bàn tay và rắc thêm vừng rang lên trên >> bạn nên để chú thích bên dưới, hơn nữa đây là loại bánh khá truyền thống ở VN, không phải loại đặc trưng của dân tộc, không cần thiết phải chú thích.
- Có rất nhiều lỗi trình bày như: lỗi đánh máy, chính tả, dùng văn nói
- Mình đã hi vọng được đọc một bài viết có dấu ấn đậm nét của người dân tộc hơn, nhưng bạn lại chú ý miêu tả vào những chi tiết của buổi lễ không làm cho mình phân biệt được rốt cục buổi lễ này khác với dưới xuôi mình chỗ nào. Vài chi tiết như thầy mo, lễ trưởng thành và phần áo mặc của thầy mo, phần ban thờ, vàng mã là thứ mình nghĩ nó là điều khác biệt thì được nhắc tới trong 1 dòng thoáng qua. Rất tiếc ở điều đó
Xuân HòaEm cảm ơn, em sẽ cố hoàn thiện hơn trong tương lai
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.