Khái niệm từ ghép đẳng lập

Khái niệm từ ghép đẳng lập

Sen Biển
Sen Biển
  • Cộng tác viên 36
Ở bài trước Sen Biển đã giới thiệu với quý vị khái niệm từ ghép. Trong từ ghép có hai loại từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. Với bài viết này tôi sẽ trình bày cùng quý phụ huynh và các em học sinh bài viết khái niệm từ ghép đẳng lập. Hi vọng bài viết sẽ giúp các em học sinh cảm thấy học văn không khó


a) Khái niệm từ ghép đẳng lập


Từ ghép đẳng lập có tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩ của các tiếng tạo nên nó.

Ví dụ: Quần áo, trầm bổng, cha mẹ...

6557


b) Nghĩa của từ ghép đẳng lập

Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa tức là nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.

– Ví dụ:

+ Sách vở

Trong đó:

Sách vở > sách

Sách vở > vở

+1 Sách vở: tài liệu học tập, nghiên cứu (nói khái quát).

+2 Sách: tập hợp một số lượng nhất định những tò giấy có in chữ, đóng gộp lại thành quyển.

+3 Vở: tập hợp giấy đóng lại để viết, thường có bìa bọc ngoài.

Như vậy, nghĩa của các từ ghép sách vở có nghĩa khái quát hơn nghĩa của các tiếng sách và vở.

+ Nhà cửa

Trong đó:

Nhà cửa > nhà

Nhà cửa > cửa

+1 Nhà cửa: Nhà ở (nói khái quát).

+2 Nhà: công trình xây dựng có mái, có tường vách để ở hay đê dùng vào việc nào đó.

+3 Cửa: khoảng trống được chừa làm lối thông với bên ngoài của một nơi đã được ngăn kín các mặt, thường có bộ phận lắp vào đê đóng, mở. -*
Như vậy, nghĩa của từ ghép nhà cửa có nghĩa khái quát hơn nghĩa của các tiếng nhà và cửa.

Quần áo > quần; Quần áo > áo

+ Quần áo: chỉ trang phục nói chung.

+ Quần: Chỉ trang phục mặc phía dưới cơ thể ngưòi.

+ Áo: chỉ trang phục mặc phía trên cơ thể người.

Như vậy, nghĩa của từ ghép quần áo có nghĩa khái qủát hơn nghĩa của các tiếng quần, áo.

– Nghĩa của từ trầm bổng với nghĩa của mỗi tiếng trầm, bổng.

Trầm bổng > trầm; Trầm bổng > bổng

+ Trầm bổng: (Âm thanh) lúc trầm lúc bổng, nghe êm tai.

+ Trầm: (giọng, tiếng) thấp và ấm.

+ Bổng: (giọng, tiếngj vang và trong.

Như vậy, nghĩa của từ ghép trầm bổng có nghĩa khái quát hơn nghĩa của các từ trầm, bổng.


Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết hay của chương trình Ngữ Văn 7 <=> Tại Đây

Sen Biển
 
Từ khóa
học văn không khó khái niệm từ ghép nghĩa của từ ghép đẳng lập ngữ văn 7 từ ghép đẳng lập
608
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top