* Khổ cuối:

* Khổ cuối:

hưnga
hưnga
Nếu như khổ thơ đầu là cảnh đoàn thuyền ra khơi lúc hoàng hôn trong khung cảnh thiên nhiên rực rỡ tráng lệ thì khổ thơ cuối là cảnh đoàn thuyền trở về trong ánh bình minh với khoang thuyền đầy ắp cá.

“Câu hát căng buồm với gió khơi

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời


- Khổ thơ cuối của bài có nhiều hình ảnh tương đồng với khổ thơ đầu tiên. Hai khổ thơ được xây dựng bằng các hình ảnh câu hát, cánh buồm, gió khơi, đoàn thuyền, mặt trời tạo ra kết cấu vòng tròn đầu cuối tương ứng.

- Câu hát là hình ảnh nổi bật, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài thơ. Đoàn thuyền ra đi trong tiếng hát, làm việc trong tiếng hát, và trở về cũng trong tiếng hát cất vang.

- Nếu như ở khổ thơ thứ nhất “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” thì ở khổ thơ này “Câu hát căng buồm với gió khơi” thanh trắc làm cho câu thơ trở nên chắc khỏe thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của người dân lao động.

- Câu hát lúc ra khơi là câu hát thể hiện niềm vui, phấn chấn khi được làm chủ công việc. làm chủ biển trời. Câu hát lúc trở về là ca khúc khải hoàn, thể hiện niềm vui chiến thắng trước những khoang thuyền đầy ắp cá.

+ Không chỉ có hình ảnh câu hát được lặp lại ở khổ cuối, ta còn thấy hình ảnh mặt trời. Nếu khổ đầu là mặt trời của hoàng hôn thì đây là mặt trời của bình minh. Bình minh báo hiệu một ngày mới, báo hiệu một sự sống sinh sôi nảy nở, là sự khởi đầu của những niềm vui, niềm hạnh phúc.

+ Đặc biệt ở khổ thơ cuối có một hình ảnh rất hay và lãng mạn: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. Đoàn thuyền ở đây sánh ngang với hình ảnh mặt trời. Huy cận đã lấy sự vật bé nhỏ, bình dị để ngầm so sánh với hình ảnh vĩ đại của nhiên “Mặt trời”. Biện pháp nói quá, nhân hóa đã làm nổi bật tư thế con người lao động và không khí náo nức của cuộc sống mới. Những ngư dân trở về trong một tư thế sánh ngang với vũ trụ, thậm chí trong cuộc chạy đua với thiên nhiên họ đã chiến thắng. Chiến thắng của ngư dân làng chài phải chăng chính là chiến thắng của người dân miền Bắc trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Khi mặt trời ló rạng, một ngày mới bắt đầu cũng là lúc đoàn thuyền trở về bến:

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi


- Hình ảnh “mặt trời đội biển” mang dấu ấn sử thi, phảng phất không khí thần thoại, anh hùng ca. Nó làm nổi bật tư thế làm chủ vũ trụ của những con người lao động.

- Kết thúc bài thơ là một cảnh tượng kì vĩ chói lọi: Mặt trời từ từ nhô lên khỏi sóng nước xanh lam chiếu tỏa ánh sáng rực rỡ. Con thuyền trở về tràn ngập niềm vui và thành quả lao động. Mắt cá phản chiếu ánh sáng mặt trời tạo thành muôn ngàn mặt trời nhỏ li ti. Đó là khung cảnh rực rỡ và tráng lệ.

- Hình ảnh "mắt cá huy hoàng" vừa là thành quả lao động, vừa gợi ra niềm vui, niềm tự hào của những ngư dân vùng mỏ Quảng Ninh. Đồng thơ câu thơ còn dự cảm về cuộc sống mới, về tương lai tốt đẹp đang mở ra trước mắt.

KHÁI QUÁT

- Nghệ thuật:

+
Thể thơ tự do dễ dàng bộc lộ cảm xúc, ngôn ngữ giàu chất tạo hình, hình ảnh thơ lãng mạn được xây dựng bằng bút pháp khoa trương, sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú và độc đáo.

+ Cách gieo vần linh hoạt, giọng điệu sôi nổi, phơi phới khiến bài thư như một khúc tráng ca khỏe khoắn, say sưa.

+ Sự kết hợp giữa cảm hứng hiện thực về lao động sản xuất và cảm hứng lãng mạn về thiên nhiên vũ trụ, cùng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, liên tưởng, liệt kê....

- Nội dung: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, sự giàu có của biển khơi; ca ngợi khí thế lao động của con người mới, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời.
 
94
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top