Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - chuỗi hồi tưởng cảm động về mẹ

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - chuỗi hồi tưởng cảm động về mẹ

Phong Cầm
Phong Cầm
  • Thạc sĩ lang thang ^^ 33 đến từ Nam Định
Thơ viết về đề tài người mẹ của các thế hệ, các dân tộc từ xưa đến nay nhiều không kể xiết. Bài thơ "ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" của Nguyễn Duy là chuỗi hồi tưởng cảm động của người con về mẹ.Bài thơ neo đậu theo dòng thời gian trong lòng bạn đọc những cảm xúc thơ mà ai đọc cũng cảm thấy "hình như giống mình", "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" là một bài thơ như vậy. nguyên văn bài thơ như sau:

NGỒI BUỒN NHỚ MẸ TA XƯA

Bần thần hương huệ thơm đêm
Khói nhang vẻ nẻo đường lên niết bàn
Chân nhang lấm láp tro tàn
Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào.

Mẹ ta không có yếm đào
Nón mê thay nón quai thao đội đầu
Rối ren tay bí tay bầu
Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa.

Cái cò... sung chát... đào chua...
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

Bao giờ cho tới mùa thu
Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
Bao giờ cho tới tháng năm
Mẹ ra trải chiếu ta nằm đến sao.

Ngân hà chảy ngược lên cao
Quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm...
Bờ ao đom đóm chập chờn
Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi.

Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn
Bà ru mẹ... Mẹ ru con
Liệu mai sau các con còn nhớ chăng.

Nhìn về quê mẹ xa xăm
Lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương...


Nguyễn Duy
Sài Gòn, Mùa thu 1986
(Trích trong tập "Mẹ và em" - NXB Thanh Hóa 1987)


Thơ viết về đề tài người mẹ của các thế hệ, các dân tộc từ xưa đến nay nhiều không kể xiết. Bởi lẽ: Công cha "như núi Thái Sơn" nhưng còn định lượng, đo đếm được, còn "Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" thì biết bao giờ cho cạn...

Cách đây hơn 3000 năm đã có thơ nói về người mẹ được Khổng Tử (551 - 479 TCN) chép lại trong bộ "Kinh Thi" về "đức cù lao" - công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ đối với con gái.

Trong "Chín chữ cù lao" thì "sinh ngã" (sinh đẻ ra) và "cúc ngã" (cho bú mớm) là thiên chức của người mẹ.

Bà thơ "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" của Nguyễn Duy là nỗi nhớ cảm động của người con về mẹ trong quá trình sinh thành dưỡng dục.

Ký ức tuổi thơ của Nguyễn Duy đấy đắp hoài niệm về người mẹ mà nguyên mẫu là bà ngoại.

Nhà thơ bộc bạch: "Mẹ tôi mất sớm. Tôi và em gái tôi ở với bà ngoại. Hình ảnh về người mẹ trong bài thơ "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" chính là hình ảnh bà ngoại tôi hồi đó... Những đêm hè trời trong, gió mát bà tôi thường trải manh chiếu cói trên mặt đê sông Mã. Cùng các cháu nằm ngắm trăng, kể chuyện "Hằng Nga", chuyện "thằng cuội ngồi gốc cây đa/để trâu ăn lúa...", chuyện ngụ ngôn nào đó, hoặc là đếm "một ông sao sáng, hai ông sáng sao, ba ông sao sáng...".

Mở đầu bài thơ khởi nguồn cho nỗi nhớ mẹ của tác giá từ một thời điểm gợi cảm (về đêm) và một không gian đậm đặc tâm linh (khói nhang, hương của loại hoa chuyên thờ cúng - hoa huệ).

Hình ảnh người mẹ hiện về cùng bao kỷ niệm thân thương. Đó là người mẹ nghèo, nơi đồng quê, rơm rạ với "nón mê", "váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa" cùng với câu ca mẹ hát ru: "cái cò lặn lội bờ sông"...

Những kỷ niệm tuổi thơ biến thành nỗi nhớ ở mỗi con người đều gắn với những hình ảnh, việc làm cụ thể mang tính trực cảm.

Nhà thơ nhớ tới mẹ mình không chỉ là lời ru mà còn qua đồng quà tấm bánh, "trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm" - những món quà quê như nhà thơ tâm sự cùng bạn đọc: "đã trở thành những miếng ngon tột đỉnh trong đời".

Sự hy sinh, đùm bọc đứa con của mẹ gắn với những hành động yêu thương rất đỗi bình thương, cụ thể: chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo phần con và "Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương". Hình ảnh những đêm hè được mẹ trải chiếu ở sân, vườn, bờ đê trên những thảm cỏ mát rượi nằm ngắm bầu trời, đếm sao, nằm nghe kể chuyện chị Hằng, chú Cuội... là hình ảnh thân quen của bao người...

Bài thơ neo đậu theo dòng thời gian trong lòng bạn đọc những cảm xúc thơ mà ai đọc cũng cảm thấy "hình như giống mình", "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" là một bài thơ như vậy.

Nguyễn Duy có giọng điệu thơ trữ tình đan xen triết luận. Đọc đoạn thơ "Mẹ ru cái lẽ ở đời/ sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn/ Bà ru mẹ... Mẹ ru con/ Liệu mai sau các con còn nhớ chăng" người đọc cảm nhận sâu sắc công dưỡng dục, đức cù lao của người mẹ đối với con cả phần xác lẫn phần hồn, cả miếng cơm, manh áo đến lẽ sống tốt đẹp ở đời. Theo dòng chảy của thời gian chân lý này tồn tại vĩnh hằng: "Bà ru mẹ... Mẹ ru con" như một quy luật tự nhiên. Tuy nhiên nhà thơ cũng không khỏi băn khoăn, lo lắng liệu những lời ru nuôi dưỡng tâm hồn ấy mai sau có bị mai một: "Liệu mai sau các con còn nhớ chăng". Sự băn khoan, lo lắng ấy hẳn là không phải không có lý do.

"Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" của Nguyễn Duy là những cảm xúc yêu thương cụ thể của người con đối với mẹ. Những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ về người mẹ trong mỗi con người là nguồn sống cho những lý tưởng cao đẹp, những giá trị nhân văn giúp cho cái chân, cái thiện, cái mỹ vốn tiềm ẩn trong mỗi chúng ta phát triển.
***

Vào trước thiên niên kỷ mới, nhóm soạn giả là những nhà thơ nổi tiếng đã chọn bài “Xuồng đầy” và “Nhớ bạn” của Nguyễn Duy vào tuyển tập thơ lục bát Việt Nam. Nhưng khi có trên tay tập “Thơ Nguyễn Duy”, do Nhà Xuất bản Hội Nhà văn ấn hành quý IV năm 2010, tôi thấy thế mạnh của anh vẫn là lục bát. Sau khi đọc hết tập, tôi quyết định chọn bài “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” là bài thơ tiêu biểu của nhà thơ gốc xứ Thanh, hiện đang sống và viết tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là bài lục bát khá nhuyễn, hình ảnh chân thực của người mẹ quê được tác giả mô tả với những xúc cảm nội tâm, không bị tỳ vết của ca dao. Bằng những vần thơ dung dị với cách sắp xếp ngôn ngữ khá hợp lý, Nguyễn Duy đã đưa chúng ta từ những nét phác thảo hình ảnh chân thực sang hình ảnh nghệ thuật độc đáo. Bài thơ 14 câu được ví như một bức tranh nghệ thuật trừu tượng với 14 gam màu rặm ruội kính dâng lên chân linh người sinh thành ra mình. Bà mẹ trong “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” có thể hiểu với nghĩa đen là người đã sinh ra mình, nhưng với nghĩa bóng đây là quê hương, đất nước của thi nhân.

Bức tranh nghệ thuật 14 sắc màu này được lần lượt bừng lên bằng quá trình chọn lọc hình ảnh khá sáng tạo, linh hoạt với những gam sáng tối đưa ta trở lại miền quê yêu dấu. Ngay ở chốn linh thiêng nhất trong gia đình, ta thấy “Chân nhang lấm láp tro tàn”, được tác giả tạo ra như bức ảnh không gian ba chiều nhói vào lòng độc giả cảnh nghèo khó ở vùng quê xa xôi. Còn hình tượng bà mẹ ngày xưa được tái hiện khá rõ nét: “Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào”. Phụ từ “xăm xăm” đã lột tả phần nào cảnh bần hàn, tất bật hình ảnh người nông dân một thời đã xa. Khúc mở đầu với chất giọng chân mộc, nhạc điệu gợi cảm tha thiết, tác giả đưa ta về nơi chôn nhau cắt rốn, khi người sinh thành ra mình đã yên giấc ngàn thu.

Sang khổ thơ thứ hai, một nỗi buồn lặng thấm về gia cảnh nghèo nàn của người phụ nữ thôn quê: “Mẹ ta không có yếm đào. Nón mê thay nón quai thao đội đầu. Rối ren tay bí tay bầu. Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa”. Những yếu tố bất ngờ đồng âm, cách dùng từ khéo léo, Nguyễn Duy đã xây dựng chuỗi hình ảnh về người mẹ khá ấn tượng. Tác giả đã dùng tính từ “rối ren” ở câu “lục” trên khá sắc sảo làm biến ảo nội dung và thi tứ cả khổ thơ này.

Sang khổ thơ thứ ba tiêu biểu nhất là câu “Ta đi trọn kiếp con người. Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”. Đây là một câu thơ khá hay, điển hình trong thơ Nguyễn Duy nói về công lao trời biển của bậc sinh thành ra mình. Ở đây tâm thi và hình thi sáng lên, nguồn mạch ngọt ngào trong cảm xúc nội tâm tác giả, có thể ta nhận đây là “câu thơ chủ đạo” của cả bài thơ. Cũng từ ý này Nguyễn Duy đã triển khai ra các câu tiếp theo. Bằng những ngôn từ dễ gần dễ nhớ, câu thơ mộc mạc nhưng đậm chất hồn quê như trái bưởi, chiếc chiếu, bầu trời, sao... tác giả đã mô tả sinh động những xúc cảm tâm huyết thời thơ ấu của mình.

Men theo miền ký ức tuổi thơ của Nguyễn Duy, từng con chữ được phơi bày ra bằng những hình ảnh thân quen như sông Ngân Hà, quạt mo thằng Bờm, đom đóm... Rồi câu cuối của khổ thơ “Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi” khá tinh tế và gợi. Phụ từ “leo lẻo” đã được Hồ Xuân Hương tả với câu thơ nổi tiếng “Nước trong leo lẻo một dòng thông”. Nhưng ở đây Nguyễn Duy đã sáng tạo, làm mới trong sử dụng ngôn ngữ những vui buồn cũng “trong leo lẻo” và đó mới chính là thơ và hình ảnh thân thuộc này được tác giả chấp cánh cho câu thơ bay lên. Tất cả các hình tượng đẹp đẽ đó đều nằm trong lời ru của mẹ. Những lời ru ấy qua năm tháng đã thấm dần vào tâm trí của tuổi thơ tác giả nói riêng và tuổi thơ con người nói chung, rồi lan tỏa có đi có lại từ người viết sang tâm hồn người đọc bằng một sóng điện từ nhạy cảm.

Sang khổ thơ thứ sáu ta thấy ở bài thơ này lại lóe lên câu thơ khá đẹp: “Mẹ ru cái lẽ ở đời. Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn”. Thi liệu ở đây đậm đặc, giản dị, nhạc điệu gợi cảm gợi hình da diết, nhưng bề bộn hình ảnh. Cảm xúc bị dồn nén, tác giả đã dùng thi pháp đối nhau giữa hồn và xác, một lần nữa làm câu thơ bất ngờ sống động, loang xa. Lần theo từng con chữ tiếp theo, đời này nối tiếp đời kia, lời ru ấy truyền hết thế hệ này sang thế hệ khác: “Bà ru mẹ, mẹ ru con”. Khổ kết của bài thơ chẳng khác nào một lời nhắn nhủ của thế hệ trước cho thế hệ sau, đừng bao giờ quên ơn công lao trời biển của mẹ cha. Câu “bát”: “Lòng ta chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa” với hình ảnh khá tường tận về tấm lòng bao dung của người mẹ, đây cũng là chủ đề của bài thơ.

Với hồn thơ đôn hậu, câu kết là câu ca dao quen thuộc, nghệ thuật chủ đạo là chất trữ tình đã được Nguyễn Duy dùng trong nhiều bài lục bát của anh như: “Áo trắng má hồng”, “Được yêu như thể ca dao”, “Nhìn từ xa...Tổ quốc”,... Với con mắt tinh tường, cách dùng tượng hình, tượng thanh uyển chuyển đã tạo nên bài thơ khá gợi cảm được ngân vang một cách tự nhiên. “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” chưa phải là bài lục bát hay nhất của Nguyễn Duy, nhưng trong đó có những câu thơ “đinh”, sẽ tồn tại mãi với thời gian.





 
Từ khóa
bài thơ cảm động về mẹ chuỗi hồi ức về mẹ ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa nguyễn duy
  • Like
Reactions: Vanhoctre
3K
1
2

Phong Cầm

Thạc sĩ lang thang ^^
17/5/21
890
911
363,000
33
Nam Định
forum.vanhoctre.com
Xu
7,469,529
"NGỒI BUỒN NHỚ MẸ TA XƯA" CHUỖI HỒI TƯỞNG CẢM ĐỘNG CỦA NGƯỜI CON VỀ MẸ

Thơ viết về đề tài người mẹ của các thế hệ, các dân tộc từ xưa đến nay nhiều không kể xiết. Bài thơ "ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" của Nguyễn Duy là chuỗi hồi tưởng cảm động của người con về mẹ.Bài thơ neo đậu theo dòng thời gian trong lòng bạn đọc những cảm xúc thơ mà ai đọc cũng cảm thấy "hình như giống mình", "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" là một bài thơ như vậy. Thơ viết về đề tài người mẹ của các thế hệ, các dân tộc từ xưa đến nay nhiều không kể xiết. Bởi lẽ: Công cha "như núi Thái Sơn" nhưng còn định lượng, đo đếm được, còn "Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" thì biết bao giờ cho cạn...

Cách đây hơn 3000 năm đã có thơ nói về người mẹ được Khổng Tử (551 - 479 TCN) chép lại trong bộ "Kinh Thi" về "đức cù lao" - công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ đối với con gái.

Trong "Chín chữ cù lao" thì "sinh ngã" (sinh đẻ ra) và "cúc ngã" (cho bú mớm) là thiên chức của người mẹ.

Bà thơ "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" của Nguyễn Duy là nỗi nhớ cảm động của người con về mẹ trong quá trình sinh thành dưỡng dục.

Ký ức tuổi thơ của Nguyễn Duy đấy đắp hoài niệm về người mẹ mà nguyên mẫu là bà ngoại.

Nhà thơ bộc bạch: "Mẹ tôi mất sớm. Tôi và em gái tôi ở với bà ngoại. Hình ảnh về người mẹ trong bài thơ "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" chính là hình ảnh bà ngoại tôi hồi đó... Những đêm hè trời trong, gió mát bà tôi thường trải manh chiếu cói trên mặt đê sông Mã. Cùng các cháu nằm ngắm trăng, kể chuyện "Hằng Nga", chuyện "thằng cuội ngồi gốc cây đa/để trâu ăn lúa...", chuyện ngụ ngôn nào đó, hoặc là đếm "một ông sao sáng, hai ông sáng sao, ba ông sao sáng...".

Mở đầu bài thơ khởi nguồn cho nỗi nhớ mẹ của tác giá từ một thời điểm gợi cảm (về đêm) và một không gian đậm đặc tâm linh (khói nhang, hương của loại hoa chuyên thờ cúng - hoa huệ).

Hình ảnh người mẹ hiện về cùng bao kỷ niệm thân thương. Đó là người mẹ nghèo, nơi đồng quê, rơm rạ với "nón mê", "váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa" cùng với câu ca mẹ hát ru: "cái cò lặn lội bờ sông"...

Những kỷ niệm tuổi thơ biến thành nỗi nhớ ở mỗi con người đều gắn với những hình ảnh, việc làm cụ thể mang tính trực cảm.

Nhà thơ nhớ tới mẹ mình không chỉ là lời ru mà còn qua đồng quà tấm bánh, "trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm" - những món quà quê như nhà thơ tâm sự cùng bạn đọc: "đã trở thành những miếng ngon tột đỉnh trong đời".

Sự hy sinh, đùm bọc đứa con của mẹ gắn với những hành động yêu thương rất đỗi bình thương, cụ thể: chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo phần con và "Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương". Hình ảnh những đêm hè được mẹ trải chiếu ở sân, vườn, bờ đê trên những thảm cỏ mát rượi nằm ngắm bầu trời, đếm sao, nằm nghe kể chuyện chị Hằng, chú Cuội... là hình ảnh thân quen của bao người...

Bài thơ neo đậu theo dòng thời gian trong lòng bạn đọc những cảm xúc thơ mà ai đọc cũng cảm thấy "hình như giống mình", "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" là một bài thơ như vậy.

Nguyễn Duy có giọng điệu thơ trữ tình đan xen triết luận. Đọc đoạn thơ "Mẹ ru cái lẽ ở đời/ sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn/ Bà ru mẹ... Mẹ ru con/ Liệu mai sau các con còn nhớ chăng" người đọc cảm nhận sâu sắc công dưỡng dục, đức cù lao của người mẹ đối với con cả phần xác lẫn phần hồn, cả miếng cơm, manh áo đến lẽ sống tốt đẹp ở đời. Theo dòng chảy của thời gian chân lý này tồn tại vĩnh hằng: "Bà ru mẹ... Mẹ ru con" như một quy luật tự nhiên. Tuy nhiên nhà thơ cũng không khỏi băn khoăn, lo lắng liệu những lời ru nuôi dưỡng tâm hồn ấy mai sau có bị mai một: "Liệu mai sau các con còn nhớ chăng". Sự băn khoan, lo lắng ấy hẳn là không phải không có lý do.

"Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" của Nguyễn Duy là những cảm xúc yêu thương cụ thể của người con đối với mẹ.

Những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ về người mẹ trong mỗi con người là nguồn sống cho những lý tưởng cao đẹp, những giá trị nhân văn giúp cho cái chân, cái thiện, cái mỹ vốn tiềm ẩn trong mỗi chúng ta phát triển.

TRƯƠNG TỬ KỲ
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top