Nhận định văn học hay nâng tầm LLVH

Nhận định văn học hay nâng tầm LLVH

Tiếp nối phần nhận định mình đã đăng từ bài trước, tại bài viết này sẽ là những nhận định về ngôn ngữ và khả năng tiếp nhận tác phẩm của người đọc gần như có thể sử dụng trong mọi bài viết của các bạn. Bên cạnh đó là một số nhận định về thể loại truyện ngắn có tần suất xuất hiện rất lớn trong các bài kiểm tra/thi.
TRÍCH DẪN VỀ NGÔN NGỮ

1. Người hạ bút làm thơ mà không am hiểu ngôn ngữ chẳng khác gì anh chàng mất trí lao xuống dòng sông cuồn cuộn mà không biết bơi ( Raxun Gamzatov )

2. Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống là chất liệu của văn học ( M. Gorki )

3. Phải từ hàng ngàn tấn quặng từ tinh luyện chọn ra một từ để câu thơ câu văn đạt hiệu quả nghệ thuật cao nhất ( Maiacopxki)

4. Ý hết mà lời dừng, ấy là cái lời rất mực trong thiên hạ; song lời dừng mà ý chưa hết được lại càng hay tuyệt ( Lê Qúy Đôn )

5. Ngôn từ của tác phẩm văn chương khác lời nói thường ở chỗ nó gợi ra một tập hợp không sao kể xiết những ý tưởng, những tình cảm, những sự giải thích ( l. Tolstoy)

6. Nhà văn không chỉ viết bằng ngoi bút mà còn vẽ bằng từ ngữ thể hiện một cách hoàn hảo những tư tưỏng của tác giả, xây dựng một bức tranh đậm đà, đắp nên những hình tượng sinh động, có sức thuyết phục đến nỗi người đọc trông thấy được những điều mà tác giả mô tả ( M.Gorki )

7. Nhà thơ tìm hình ảnh để tả cái đẹp bằng từ ngữ thích hợp, khiến người ta khả giác được tư tưởng (Abbé Duros )

8. Sống ở đất này có thể bỏ được tiếng quốc ngữ không? Không bỏ được. Đọc sách quốc ngữ có thể bỏ được “Hoa tiên” và “Kim Vân Kiều” không? Không bỏ được. “Kim Vân Kiều” là tiếng nói hiểu đời. “Hoa Tiên” là tiếng nói răn đời vậy”. ( Cao Bá Quát )

9. Thơ không chỉ là một nội dung tư tưởng, tình cảm, thơ còn là cái thần của ngôn ngữ nữa ( Xuân Diệu )

10. Làm người thích câu văn đẹp/ Đọc chẳng kinh người chẳng chịu thôi ( Đỗ Phủ )

TRÍCH DẪN VỀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC

1. “Tác phẩm như một con quay kỳ lạ, chỉ có thể xuất hiện và vận động. Muốn làm cho nó xuất hiện cần phải có một hoạt động cụ thể gọi là sự đọc. Và tác phẩm văn học chỉ kéo dài chừng nào sự đọc còn có thể tiếp tục. Ngoài sự đọc ra, nó chỉ là những vệt đen trên giấy trắng”. (J. P. Satre)

2. “Tác phẩm thực ra chỉ được tạo thành bởi những kí hiệu câm lặng, những ngôn ngữ chết, cho nên bản thân nó chưa có giá trị gì, nếu có cũng chỉ là đôi chút. Cái quan trọng là vai trò của người đọc. Chính bạn đọc sẽ tạo nên giá trị cho tác phẩm…( Mosac )

3. “Cái bóng của độc giả đang cúi xuống sau lưng nhà văn khi nhà văn ngồi trước tờ giấy trắng. Nó có mặt ngay cả khi nhà văn không muốn thừa nhận sự có mặt đó. Chính độc giả đã ghi lên trên tờ giấy trắng cái dấu hiệu không thể tấy xóa được của mình” ( I. Lalich)

4. Một tác phẩm văn chương nếu không có người cầm lấy đọc, nó chỉ là trang giấy trắng có những dòng chữ đen vô hồn, trống rỗng vô nghĩa. Tác giả, tác phẩm, độc giả là một hay nói cách khác là những yếu tố cấu tạo vũ trụ văn chương. Nếu không có độc giả, không thể có tác giả, vì tác giả lúc đó là tác giả của ai, đối với ai; ai công nhận và gọi người viết là tác giả? Tác giả chỉ là tác giả vì có độc giả và cho độc giả. Do đó độc giả là một yếu tố cấu tạo của tác phẩm. Gọi là yếu tố cấu tạo vì nếu không có độc giả, thì không thể có tác phẩm được" ( Nguyễn Văn Trung )

5. “Người làm văn nhờ xúc cảm dồi dào, mà viết thành văn, thì người đọc cũng phải biết rẽ văn mà thâm nhập vào tình cảm” (Lưu Hiệp)

6. Nền đất ẩm, chiếu manh, trang giấy trắng
Ta hi sinh bao nhiêu vật cho đời
Nên ta chết như chuyến đi dài hạn
Bởi họ sống thay ta, có mặt giữa muôn đời.”
(Đào Cảng)

7. Số phận của tác phẩm nghệ thuật như thế nào là tùy thuộc vào nó và người tiếp nhận nó. Chỉ đến khi được người đọc tiếp nhận thì hoạt động sáng tạo nghệ thuật mới hoàn tất. Hoạt động sản xuất tinh thần này cũng giống như hoạt động sản xuất vật chất. Chỉ có sử dụng mới hoàn tất hành động sản xuất, mang lại cho sản xuất một sự trọn vẹn với tư cách là sản phẩm(C. Mác)

8. Nghệ thuật là một trong những phương tiện cần thiết để giao tiếp mà thiếu nó nhân loại không thể nào sống được. ( Lev Tolstoy )

9. Một bản nhạc hay cũng không có ý nghĩa gì với một đôi tai không thính nhạc ( C.Mác )

10. Nhà văn có thể không cần tiền, cũng không cần vàng, nhưng nhất định là phải cần độc giả. Tất nhiên có tác phẩm kén độc giả, có tác phẩm không, có người viết cho đương thời, có kẻ viết cho hậu thế, nhưng đã viết thì ai cũng mong có người đọc mình, nếu không thì viết làm gì? ( Nguyễn Hiến Lê )

11.“Người đọc cũng là một kẻ tình nguyện với những đam mê ước muốn, tình yêu thao thức đó, một kẻ tình nguyện như chính người viết, đọc cũng viết, một cách nào đó phải không? (Huỳnh Phan Anh)

NHẬN ĐỊNH VỀ TRUYỆN NGẮN

1. Viết truyện dài như là một căn nhà đồ sộ còn bắt tay vào viết truyện ngắn là nhận lấy việc chạm trổ một cái khay, một tấm tranh khắc gỗ. (Vũ Thị Thường )

2. Một truyện ngắn hay vừa là chứng tích của một thời , vừa là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời (Nguyễn Kiên)

3. “Chỉ cần một số ít trang văn xuôi mà họ (các bậc thầy về truyện ngắn) có thể làm nổ tung trong tình cảm và ý nghĩ người đọc những điều rất sâu xa và da diết của con người, khiến người đọc phải nhớ mãi, suy nghĩ mãi, đọc đi đọc lại vẫn không thấy chán”. ( Nguyễn Minh Châu )

4. “Điều quan trọng hơn cả là sau mỗi cách kết thúc, tác giả phải gieo vào lòng người đọc những nhận thức sâu sắc về quy luật đời sống và những dự cảm về tương lai, về cái đẹp tất yếu sẽ chiến thắng”. (Bùi Việt Thắng)

5. "Truyện ngắn đó là một kỳ quan nghệ thuật bé nhỏ nhưng có sức chấn động phi thường”.

6. "Một truyện ngắn hay bao giờ cũng có khả năng tạo ra trong đông đảo người đọc một sức liên tưởng rộng rãi và bao quát vượt ra ngoài khuôn khổ những trang truyện ít ỏi của bản thân nó."

7. "Phong cách của truyện ngắn là thuộc về tình tiết. Cái tình tiết mà truyện ngắn dự định diễn tả, truyện ngắn đã tách nó ra, làm cô lập nó lại. Truyện ngắn là độc tấu. Tiểu thuyết là giao hưởng". (Paul Bourget )

8. “Truyện ngắn là cách cưa lấy một khúc đời sống” (Tô Hoài)

9.Truyện ngắn là một cách viết ngắn gọn trong đó cái không bình thường hiện ra như một cái bình thường và cái gì bình thường hiện ra như một cái không bình thường (Pautovxki)

10.Truyện ngắn đóng vai trò như vai trò của hổ báo trong gia đình các loài vật. Ở loài vật này không được có một chút mỡ thừa dính trên cơ bắp, nếu không chúng không thể săn mồi được. (Juan Bosch )

Phần những nhận định văn học hay sẽ được tiếp diễn. Đây đều là những nhận định mình sưu tầm được trong quá trình học văn của bản thân mình đã từng giúp mình đạt điểm giỏi trong các bài thi Văn. Vậy nên mình cũng hi vọng những nhận định này sẽ giúp các bạn một phần nào đó chinh phục bộ môn Ngữ Văn tuy khó nhưng không kém phần thú vị này nhé.
Giá trị của cống hiến (1).png
 
Từ khóa
ngôn ngữ nhận định lí luận văn học tiếp nhận văn học truyen ngan
  • Like
Reactions: annguyen
11K
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top