Nhận định về phong cách nghệ thuật và sứ mệnh của nhà văn chân chính

Nhận định về phong cách nghệ thuật và sứ mệnh của nhà văn chân chính

LLVH không còn là chủ đề xa lạ. Với những tín đồ văn chương luôn tìm cách gặt hái điểm giỏi thì LLVH là gia vị không thể thiếu trong các bài viết. Vì vậy mình đưa đến cho các bạn những nhận định theo chuyên đề LLVH để mọi người lựa chọn và chắt lọc những nhận định hay và phù hợp để đưa vào bài viết của mình nhé

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
1. "Tôi quan niệm đã viết văn phải cố viết cho hay và viết đúng cái tạng riêng của mình. Văn chương cần sự độc đáo hơn trong bất kỳ lĩnh vực nào khác"( Nguyễn Tuân )

2. Thích một bài thơ, theo tôi nghĩ, trước hết là thích một cách nhìn, một cách nghĩ, một cách xúc cảm, một cách nói, nghĩa là trước hết thích một con người. (Hoài Thanh)

3. Nghệ sĩ càng lớn thế giới riêng của tác phẩm càng nổi bật ( Balzac )

4. Người diễn viên ấy đóng trăm vai vai nào cũng giỏi

Chỉ một vai không đóng nổi

Vai mình

( Chế Lan Viên )

5. Không có tiếng nói riêng không mang lại những điều mới mẻ cho văn chương mà chỉ biết dẫm theo đường mòn thì tác phẩm nghệ thuật sẽ chết ( Leonit Leonop )

6. Mỗi công dân có một dạng vân tay

Mỗi nhà thơ có một dạng vân chữ

Không trộn lẫn

( Lê Đạt )

7. Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật ( Victor Hugo )

8. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi sáng tạo những gì chưa có. ( Nam Cao )

9. Thế giới được tạo lập không phải một lần mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập ( Marcel Proust )

10. Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng. ( Sóng Hồng )

SỨ MỆNH NHÀ VĂN CHÂN CHÍNH

1. Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy những ấn tượng đó có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng đó có những hình thức riêng. (M. Gorki)

2. Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp (Ai – ma – tôp )

3. Nhà văn phải là người đi tìm gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người. (Nguyễn Minh Châu)

4. Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú thêm. (Thạch Lam)

5. Đối với con người, sự thật đôi khi nghiệt ngã, nhưng chưa bao giờ cũng dũng cảm cũng cố trong lòng người đọc niềm tin ở tương lai. Tôi mong muốn những tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người. (Sô – Lô – Khốp)

6. Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo,không nên ăn bám vào người khác.Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay...Cũng cùng 1 vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước.Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của.Dùng chữ như đánh cờ tướng,chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó.Văn phải linh hoạt.Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp (Nguyễn Tuân)

7. Tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình. Cầm giữ cái tình yêu ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ có thể vượt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống. (Nguyễn Minh Châu)

8. Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt

Một mật ngọt thành đòi vạn chuyến ong bay.

(Chế Lan Viên)

9. Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy. (Phạm Văn Đồng)

10. Sáng tác thơ là một việc do cá nhân thi sĩ làm, một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể. Anh phải đi sâu vào tâm hồn cá biệt của anh để nói cái to tát của xã hội, cái tốt đẹp của chế độ, để tránh cái khô khan, nhạt nhẽo, anh phải có cá tính, anh phải trau dồi cái độc đáo mà công chúng rất đòi hỏi. Nhưng đồng thời anh phải đấu tranh để cái việc sự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa. (Xuân Diệu)
Các nhận định khác theo chuyên đề LLVH sẽ tiếp tục được mình đăng tải với mong muốn chia sẻ kiến thức văn học tới các bạn.

Giá trị của cống hiến (1).png
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
llvh nlvh phong cách sáng tác sứ mệnh nhà văn
  • Like
Reactions: Vanhoctre
8K
1
3

Vanhoctre

Văn Học Trẻ
Thành viên BQT
19/8/19
804
680
362,999
Việt Nam
vanhoctre.com
Xu
1,336,147
Em tag sai nhiều quá. Xem lại yêu cầu ở đây.

 
30/9/22
64
59
18,000
19
Xu
1,871,652
Em tag sai nhiều quá. Xem lại yêu cầu ở đây.

VanhoctreVâng em điều chỉnh lại ngay
 
30/9/22
64
59
18,000
19
Xu
1,871,652
Em tag sai nhiều quá. Xem lại yêu cầu ở đây.

Vanhoctread có thể xem lại cho em còn điểm nào chưa ổn thì có thể cmt để em biết và chỉnh sửa luôn ạ
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top