Ôn tập tác phẩm “Con cò” của Chế Lan Viên mới nhất

Ôn tập tác phẩm “Con cò” của Chế Lan Viên mới nhất

Những lời ca tiếng hát từ thuở nằm nôi mang theo câu hò à ơi của mẹ đã đưa bài thơ "Con cò" của nhà thơ Chế Lan Viên trở thành món ăn tinh thần vô cùng gần gũi với độc giả. Bởi lẽ, hình ảnh những cánh cò bay chuyên chở ước mơ của con bay xa, xa mãi là món ăn tinh thần của mỗi người con đất Việt.

xkk (2).png

Ôn tập kiến thức cơ bản tác phẩm “Con cò” - Chế Lan Viên

Câu 1. Trình bày hiểu biết của em về tác giả Chế Lan Viên?

Trả lời


- Tên thật: Phan Ngọc Hoan ;

- Năm sinh : 1920;

- Năm mất : 1989;

- Quê quán : Cam An, Cam Lộ, Quảng Trị;

- Sau khi tốt nghiệp Trung học, Chế Lan Viên đi dạy học ở trường tư, làm báo ở Sài Gòn và các tỉnh miền Trung.

- Ông tham gia cách mạng tháng Tám ở Quy Nhơn.

- Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông hoạt động văn nghệ và báo chí ở Liên khu IV và chiến trường Bình - Trị - Thiên.

- Sau năm 1954, ông về Hà Nội tiếp tục hoạt động văn học, nhiều năm tham gia lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam.

- Sau 1975, ông vào sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục hoạt động văn học.

- Con đường thơ của Chế Lan Viên "trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ", thậm chí có một thời gian dài im lặng (1945 - 1958).

- Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn": "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời".

- Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng và có những thay đổi rõ rệt.

- Trong thời kì 1960 - 1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự.

- Sau năm 1975, "thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái "tôi" trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sống".

- Những tác phẩm chính:

+ Điêu tàn (1937) ;

+ Gửi các anh (1954);

+ Ánh sáng và phù sa (1960);

+ Hoa ngày thường - Chim báo bão (1967);

+ Những bài thơ đánh giặc (1972) ;

+ Đối thoại mới (1973);

+ Kinh nghiệm tổ chức sáng tác (1952);

+ Nói chuyện thơ văn (1960);

+ Vào nghề (1962);

+ Phê bình văn học (1962);

+ Suy nghĩ và bình luận (1971),...


Câu 2. Trình bày hoàn cảnh sáng tác của “Con cò”

Trả lời


Bài thơ “Con cò” sáng tác năm 1962, in trong tập “Hoa ngày thường- Chim báo bão” của Chế Lan Viên.

Câu 3. Ý nghĩa nhan đề “Con cò”

Trả lời


- Con cò là hình ảnh tượng trưng cho người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng giàu đức tính tốt đẹp.

- Từ hình ảnh trong ca dao qua các lời hát ru: “con cò cổng phủ”, "con cò Đồng Đăng” nay đã hóa thân vào hình bóng của người mẹ gầy lam lũ trọn đời lo lắng cho con. Hình ảnh con cò trong ca dao là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng sáng tạo rộng mở của tác giả. Nó đã trở thành hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng nhưng lại rất gẫn gũi, rất quen thuộc mà do đó có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới giàu giá trị biểu cảm.

Câu 4. Viết một đoạn văn trình bày của cảm nhận của bản thân về tác phẩm “Con cò”?

Đoạn văn mẫu


Xuất phát từ hình ảnh cánh cò đầy thân thương và gần gũi, luôn chập chờn trong những giấc mơ thuở thơ bé, Chế Lan Viên đã sáng tác bài thơ Con cò, với niềm yêu thương và lòng hoài niệm tha thiết. Xuyên suốt cả bài thơ là hình ảnh người mẹ tần tảo, giản dị, với tình mẫu tử sâu sắc dành cho người con dấu yêu, niềm yêu thương ấy ẩn trong từng lời ru ngọt ngào, ấm áp “Con cò bay lả bay la, bay từ là từ cửa phủ, bay ra là ra cánh đồng”. Đó là không gian thân thương, gần gũi biết mấy, lời ru của mẹ không chỉ đưa con vào giấc ngủ mà còn gieo trong lòng con niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Nhưng cánh cò trong lời ru của mẹ không chỉ là những cánh cò êm ả, mà còn là “Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn”, rồi thì “Con cò ăn đêm, con cò xa tổ, cò sợ cành mềm, cò sợ xáo măng”, gợi nên sự cô đơn, vất vả, lầm lũi của những cuộc đời bất hạnh trong những cuộc mưu sinh, cò còn gặp phải nguy hiểm, tất cả chỉ bởi cò thiếu đi sự che chở của người mẹ. Cánh cò vẫn mãi theo con suốt cả cuộc đời, như tấm lòng của người mẹ yêu dấu, không quản xa gần, không quản ngại con đang trên rừng hay dưới biển, thì mẹ vẫn mãi ở nơi ấy, mẹ vẫn chờ mong, vẫn tìm và yêu con suốt cả cuộc đời, thủy chung, tận tụy. Bởi trong lòng cha mẹ, con mãi là đứa trẻ chưa lớn, vẫn cần sự bảo bọc, yêu thương. Thương sao cho tấm lòng cha mẹ, suốt cả cuộc đời sống vì con cái, chẳng một lúc nào ngơi nghỉ, chỉ vì tình yêu vô bờ bến, chăm bẵm con suốt mấy chục năm trời từ lúc tấm bé, cho đến lúc con khôn lớn, dang cánh bay khắp phương trời, đi tìm những hoài bão, những chân trời mới, nhưng con vẫn mãi là đứa con bé bỏng của cha mẹ mà thôi. Mỗi một câu hát, mỗi một lời ru “À ơi”, là cả một bầu trời yêu thương đong đầy, tình mẫu tử thiêng liêng, người mẹ đã gửi gắm hết vào cánh cò, cánh cò thay mẹ ru con, ngủ cùng con, rồi theo con suốt cả cuộc đời, mẹ là cánh cò, cánh cò cũng là mẹ, gắn bó sâu sắc, thiêng liêng. Con cò là một bài thơ hay, với ý nghĩa biểu tượng sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng, mang tính giáo dục con người về công ơn của đấng sinh thành, cùng tình yêu thương, sự bao dung, vất vả của người mẹ, vốn phải chịu đựng và hi sinh cho con cái rất nhiều. Qua bài thơ, tác giả mong muốn mỗi một người con cần biết tận hiếu với cha mẹ của mình, bởi công ơn dưỡng dục to lớn ấy dù đi hết cuộc đời cũng chẳng thể nào báo đáp.

Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề: TẠI ĐÂY
 
Từ khóa
chế lan viên con cò nhà thơ chế lan viên
768
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top