Mỗi khi nhắc đến những nhà văn mở đường tài hoa và tinh anh nhất chúng ta không thể không kể đến Nguyễn Minh Châu - người luôn truy tìm những hạt ngọc ẩn giấu nơi bề sâu tâm hồn. Trong đó có tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" đã để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc đặc biệt là chi tiết bức ảnh trong bộ lịch cuối năm.
Cùng www.vanhoctre.com đi phân tích chi tiết bức ảnh trong bộ lịch cuối năm qua bài "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu nhé!
Phân tích chi tiết bức ảnh trong bộ lịch cuối năm của bài "Chiếc thuyền ngoài xa" - Nguyễn Minh Châu
Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn đậm tính triết luận thể hiện được sự suy tư, trăn trở của nhà văn Nguyễn Minh Châu về cuộc sống đói nghèo của hiện tại cũng như nỗi trăn trở về trách nhiệm, vai trò của nghệ thuật, người nghệ sĩ trước cuộc đời và con người. Thành công của truyện ngắn được tạo nên bởi chính những hình ảnh, chi tiết ấn tượng, giàu giá trị biểu đạt, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến chi tiết “tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm”.
Chi tiết “Tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm” là chi tiết khép lại truyện ngắn, đồng thời cũng là một trong những chi tiết đắt giá nhất thể hiện được quan niệm về cuộc sống và nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, chi tiết có thể khơi dậy những suy tư, chiêm nghiệm của Phùng cũng như người đọc.
Bức ảnh nghệ thuật được nhiếp ảnh gia Phùng chụp ở bãi biển năm nào đã trở nên nổi tiếng, trở thành tác phẩm nghệ thuật lí tưởng cho những nhà sành nghệ thuật. Đó là bức ảnh hoàn mĩ, là kết tinh của vẻ đẹp toàn bích của thiên nhiên, tài năng và sự may mắn của người nghệ sĩ. Bức ảnh có sự kết hợp giữa con người và cảnh vật, bức ảnh đó từng mang đến hạnh phúc cho Phùng và còn đủ sức thuyết phục dành cho những người sành nghệ thuật.
Nhiều năm về sau, khi nhìn vào bức ảnh, Phùng không còn hạnh phúc như khi bắt gặp được khoảnh khắc trời cho ấy nữa mà đầy những trăn trở, suy tư bởi anh là người hiểu hơn ai hết sự thật tàn khốc đằng sau một khung cảnh toàn bích, hoàn hảo. Đằng sau một bức ảnh nghệ thuật là những góc khuất tối tăm của cuộc đời, đó là hiện thực trần trụi với cuộc sống lam lũ mà trung tâm là hình ảnh người đàn bà xấu xí, thô kệch đang bước những bước chậm rãi, bàn chân đặt trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông.
Trong cảm nhận của Phùng, bức tranh không còn chất thơ mộng, lãng mạn nghệ thuật nữa mà thấm đượm hơi thở của cuộc đời. Chính những cảm nhận này đã mang đến những ám thị đặc biệt cho Phùng mỗi lần nhìn lại bức ảnh mình từng chụp. Xuyên qua cái hồng của sương mai của cảnh vật, Phùng đã nhìn ta được những cái “thô kệch, ướt súng, nhợt trắng, bạc phếch…” của cuộc đời. Chỉ Phùng mới có cái nhìn khác về tác phẩm nghệ thuật của mình phải chăng Phùng đã từng chứng kiến câu chuyện đầy éo le, nghịch lí bên trong hay Phùng đã biết nhìn bằng trải nghiệm, dám nhìn thẳng, nhìn sâu vào hiện thực dẫu tàn khốc, vô tình.
Thông qua tình huống truyện đặc sắc, tác giả Nguyễn Minh Châu đã thể hiện được những quan niệm sâu sắc về cuộc đời và nghệ thuật, giữa người nghệ sĩ với con người. Nghệ thuật chỉ là nghệ thuật chân chính nếu như phản chiếu được hiện thực cuộc sống của con người. Người nghệ sĩ cần là người dám nhìn sâu, nhìn thẳng vào hiện thực bằng cái nhìn trải nghiệm, đồng cảm với cuộc sống của con người. Trách nhiệm của người nghệ sĩ không chỉ là sáng tạo nên cái đẹp mà còn cần kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật không phải những gì quá cao siêu, trừu tượng mà đó chính là những số phận, những cuộc đời cụ thể, người nghệ sĩ cần cúi xuống thật gần những số phận để lắng nghe, thấu hiểu, khi đó nghệ thuật sẽ trở thành nghệ thuật giá trị nhất.
Như vậy, chỉ một chi tiết “tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm”, nhà văn Nguyễn Minh Châu không chỉ khép lại, đặt dấu chấm cho một câu chuyện mà còn tổng kết được những giá trị tư tưởng, gợi mở ra những suy tư, chiêm nghiệm nơi độc giả.
Cùng www.vanhoctre.com đi phân tích chi tiết bức ảnh trong bộ lịch cuối năm qua bài "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu nhé!
Phân tích chi tiết bức ảnh trong bộ lịch cuối năm của bài "Chiếc thuyền ngoài xa" - Nguyễn Minh Châu
Chi tiết “Tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm” là chi tiết khép lại truyện ngắn, đồng thời cũng là một trong những chi tiết đắt giá nhất thể hiện được quan niệm về cuộc sống và nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, chi tiết có thể khơi dậy những suy tư, chiêm nghiệm của Phùng cũng như người đọc.
Bức ảnh nghệ thuật được nhiếp ảnh gia Phùng chụp ở bãi biển năm nào đã trở nên nổi tiếng, trở thành tác phẩm nghệ thuật lí tưởng cho những nhà sành nghệ thuật. Đó là bức ảnh hoàn mĩ, là kết tinh của vẻ đẹp toàn bích của thiên nhiên, tài năng và sự may mắn của người nghệ sĩ. Bức ảnh có sự kết hợp giữa con người và cảnh vật, bức ảnh đó từng mang đến hạnh phúc cho Phùng và còn đủ sức thuyết phục dành cho những người sành nghệ thuật.
Nhiều năm về sau, khi nhìn vào bức ảnh, Phùng không còn hạnh phúc như khi bắt gặp được khoảnh khắc trời cho ấy nữa mà đầy những trăn trở, suy tư bởi anh là người hiểu hơn ai hết sự thật tàn khốc đằng sau một khung cảnh toàn bích, hoàn hảo. Đằng sau một bức ảnh nghệ thuật là những góc khuất tối tăm của cuộc đời, đó là hiện thực trần trụi với cuộc sống lam lũ mà trung tâm là hình ảnh người đàn bà xấu xí, thô kệch đang bước những bước chậm rãi, bàn chân đặt trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông.
Trong cảm nhận của Phùng, bức tranh không còn chất thơ mộng, lãng mạn nghệ thuật nữa mà thấm đượm hơi thở của cuộc đời. Chính những cảm nhận này đã mang đến những ám thị đặc biệt cho Phùng mỗi lần nhìn lại bức ảnh mình từng chụp. Xuyên qua cái hồng của sương mai của cảnh vật, Phùng đã nhìn ta được những cái “thô kệch, ướt súng, nhợt trắng, bạc phếch…” của cuộc đời. Chỉ Phùng mới có cái nhìn khác về tác phẩm nghệ thuật của mình phải chăng Phùng đã từng chứng kiến câu chuyện đầy éo le, nghịch lí bên trong hay Phùng đã biết nhìn bằng trải nghiệm, dám nhìn thẳng, nhìn sâu vào hiện thực dẫu tàn khốc, vô tình.
Thông qua tình huống truyện đặc sắc, tác giả Nguyễn Minh Châu đã thể hiện được những quan niệm sâu sắc về cuộc đời và nghệ thuật, giữa người nghệ sĩ với con người. Nghệ thuật chỉ là nghệ thuật chân chính nếu như phản chiếu được hiện thực cuộc sống của con người. Người nghệ sĩ cần là người dám nhìn sâu, nhìn thẳng vào hiện thực bằng cái nhìn trải nghiệm, đồng cảm với cuộc sống của con người. Trách nhiệm của người nghệ sĩ không chỉ là sáng tạo nên cái đẹp mà còn cần kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật không phải những gì quá cao siêu, trừu tượng mà đó chính là những số phận, những cuộc đời cụ thể, người nghệ sĩ cần cúi xuống thật gần những số phận để lắng nghe, thấu hiểu, khi đó nghệ thuật sẽ trở thành nghệ thuật giá trị nhất.
Như vậy, chỉ một chi tiết “tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm”, nhà văn Nguyễn Minh Châu không chỉ khép lại, đặt dấu chấm cho một câu chuyện mà còn tổng kết được những giá trị tư tưởng, gợi mở ra những suy tư, chiêm nghiệm nơi độc giả.