Ý nghĩa nhan đề một số văn bản – Kì I

Ý nghĩa nhan đề một số văn bản – Kì I

hưnga
hưnga
Đồng chí
- Đồng chí là tên gọi của một tình cảm mới, đặc biệt, xuất hiện từ đầu thời kỳ kháng
chiến chống Pháp và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến.
- Tình đồng chí là cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính
cách mạng.
- Tên bài thơ gợi chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình đồng chí của những người lính trong
thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Nhan đề bài thơ vô cùng lạ:
- Trước hết, nó đã làm nổi bật một hình ảnh rất độc đáo của toàn bài và đó là hình
ảnh hiếm gặp trong thơ - hình ảnh những chiếc xe không kính. Hình ảnh ấy gợi lên
hiện thực khốc liệt của chiến tranh.
- Vẻ khác lạ còn ở hai chữ “bài thơ” tưởng như rất thừa nhưng là sự khẳng định chất
thơ của hiện thực, của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt lên nhiều thiếu thốn, hiểm
nguy của chiến tranh.
- Nhan đề góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất, tâm
hồn của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đồng
thời thể hiện cảm hứng khai thác chất thơ từ trong hiện thực chiến tranh khốc liệt
của nhà thơ Phạm Tiến Duật.
Ánh trăng
“Ánh trăng”: Vừa là một phần của hình tượng thiên nhiên lại vừa là biểu tượng của
thiên nhiên.
Biểu tượng:
+ Sự trong sáng, đẹp đẽ, quá khứ nghĩa tình, thủy chung, nguyên vẹn.
+ Con người giản dị, trog sáng, thủy chung: là nhân dân, là đồng đội của người lính.
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Bài thơ là một khúc hát ru. Người mẹ dân tộc Tà-ôi, rông hơn là cả dân tộc
Việt Nam (trong đó có tác giả) hát ru những em bé dân tộc thiểu số lớn lên trên lưng
mẹ trong kháng chiến chống Mỹ.
- Nhan đề làm nổi bật vẻ đẹp của người mẹ Tà-ôi có tình yêu con gắn liền với tình yêu
đất nước, có những mong ước vừa bình dị vừa lớn lao.
Bếp lửa
- Bếp lửa là hình ảnh thân thuộc trong mỗi ngôi nhà ở làng quê Việt Nam, gợi hơi ấm
gia đình, bàn tay tần tảo sớm hôm của người phụ nữ, người bà; gợi tình cảm gia đình
ấm áp, tình bà cháu yêu thương.
- Bếp lửa trong bài thơ còn là biểu tượng cho cội nguồn gia đình, quê hương, đất
nước; cho những gì gần gũi, thân thiết đối với tuổi thơ mỗi người có sức tỏa sáng,
nâng đỡ tâm hồn con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
- Bếp lửa vừa là hình ảnh thực vừa là một hình tượng nghệ thuật độc đáo trong tác
phẩm.
Làng
- Kim Lân đặt tên truyện là “Làng” (chứ không phải là "Làng Chợ Dầu") cho thấy truyện
đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong tâm hồn người dân Việt Nam thời
kì kháng chiến chống Pháp: tình yêu, gắn bó sâu nặng với quê hương, với đất nước.
- Nhan đề góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình yêu làng gắn bó, hòa
hợp với tình yêu nước của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.
- Nhan đề Làng gợi hình ảnh người nông dân và nông thôn, đây là mảng sáng tác
thành công nhất của Kim Lân.
Lặng lẽ Sa Pa
- Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi yên tĩnh, vắng vẻ, nơi
mà nhắc đến tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, nhưng thực ra đằng sau cái
vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối
với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm
công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao.
- Gợi ra sự đối lập, nhan đề tác phẩm làm nổi bật chủ đề: ca ngợi những con người
ngày đêm lao động hăng say, đầy nhiệt huyết, miệt mài lặng lẽ, âm thầm cống hiến
cho đất nước.
 
Từ khóa
bếp lửa ca ngợi tình yêu kim lân làng lặng lẽ sa pa viet nam đất nước đồng chí
  • Like
Reactions: Thích Văn Học
185
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top