Mạng xã hội Văn học trẻ

5B098161-D7AF-47FD-8A81-3F76B9E9CD69.png
Thêm
Mọi người cho em xin gợi ý bài này với ạ
  • Like
Reactions: Vanhoctre
146
1
0
1. Mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống

Mở bài 1

Có ai yêu một loài hoa không sắc không hương? Có ai quyến luyến những vần thơ khô khan không cảm xúc? Văn chương phản ánh hiện thực nhưng nó không phải là một tấm hình khô cứng và vô hồn, mà đó là tiếng lòng thổn thức từ những câu chuyện của cuộc đời – câu chuyện được ngân vang trên ngọn đồi tuyết phủ trắng trời, thấp thoáng những đóa sơn trà e ấp trong làn sương giăng mờ ảo. Chính hiện thực cuộc sống luôn là cảm hứng cho sáng tác văn học, là cội nguồn gọi thức con chữ, là cầu nối tâm hồn đồng điệu của người nghệ sĩ với độc giả. Chính vì vậy, … đã khẳng định: …

Mở bài 2

“Anh đi qua trái đất để lại chừng thơ ấy
Hãy thương anh! Anh nào có chi nhiều
Một chút nắng tàn, một dòng nước chảy
Trái tim nghèo, nhưng cũng đã tin yêu”.

Nếu hội họa dùng đường nét và màu sắc để phác họa nên bức tranh cuộc sống, âm nhạc dùng ca từ và giai điệu để tạo nên những tiếng ca thì văn học dùng ngôn ngữ và hình ảnh để làm chất liệu cho sáng tác. Hiện thực đời sống luôn là nguồn cảm hứng vô tận sáng tạo nên văn chương, người nghệ sĩ phải đứng vững trên mảnh đất đời sống, lấy đó làm điểm tựa, điểm xuất phát thì mới mong tạo ra được thứ gì đó để đời. Nói như …:

2. Chức năng giáo dục của văn học

Mở bài 1

Như bông cúc nhỏ sinh ra để luôn tự hát về vùng đất mênh mang nắng gió; như ánh mặt trời sinh ra để thiêu đốt đi cái lạnh giá vĩnh cửu của mùa đông, văn học sinh ra để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị đẩy vào cùng đường, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Nói như …:

Mở bài 2

Sáng tác văn học được ví như công việc của một người chèo thuyền trên sông. Nước chảy thuyền trôi … Con thuyền đi qua mọi bến bờ của thời gian, không gian và ở một nơi xa nào đó trên bờ hoang vắng đầy cỏ dại, nó đã cập bến, mang theo những khuôn hàng để trao tay đến độc giả những bài học, những cảm xúc và suy nghĩ của nhà văn trong suốt chặng đường lênh đênh sóng nước. Một tác phẩm chân chính phải có chức năng hàng đầu là giáo dục và hướng con người đến những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Nói như …:

3. Giá trị thẩm mĩ của văn học


Mở bài 1

Ta say đắm trước áng mây hồng của buổi sớm mai bình minh hay áng mây buồn khi chiều tàn khuất lối? Ta rung động trước đóa hoa đẹp lung linh dưới ánh mặt trời hay những cánh đồng đã úa tàn không còn sinh khí? Cuộc đời là hành trình đi tìm cái đẹp và luôn vì cái đẹp mà tồn tại. Xuất phát từ đặc trưng của văn học, đã là văn chương thì phải đẹp, đẹp là chức năng hàng đầu, cũng là đạo đức của văn chương. Chính vì vậy, … đã khẳng định:

Mở bài 2

Nếu phải chọn một loài hoa đẹp nhất, tôi sẽ chọn lấy một cành hồng còn e ấp trong sương đêm. Nếu phải chọn một thanh âm cao nhất, tôi sẽ chọn lấy tiếng hót thiết tha của loài chim họa mi. Nếu phải chọn một bản nhạc hay nhất, có lẽ tôi sẽ chọn văn chương. Tiếng ca từ văn chương bao giờ cũng vui tươi và rạo rực, giai điệu của văn chương bao giờ cũng đằm thắm và ngọt ngào. Khi những cung bậc cảm xúc ấy được cất lên, chúng giống như một nốt nhạc du dương va chạm với tâm hồn người đọc. Từ đó, văn chương sẽ giúp con người có những nhận thức mới mẻ và cảm nhận sâu sắc hơn về cái đẹp của cuộc đời, cái đẹp trong từng trang thơ. Nói như …:

4. Tính sáng tạo của người nghệ sĩ

Mở bài 1

Ai đó đã nó rằng hoa hồng ở lại giữa đời nhờ hương thơm say đắm, không nồng nàn như hoa cúc hay ngọt ngào như ngọc lan. Loài chim sơn ca ở lại giữa đời bởi tiếng hót thiết tha vút lên giữa dàn đồng ca của núi rừng. Câu chuyện ấy gợi nhắc chúng ta nỗi băn khoăn: Có phải điều còn lại với mỗi nhà văn chính là giọng điệu riêng của mình?

Mở bài 2

Có ai đó đã từng ví, mỗi nhà văn như một loài hoa, một thứ chim trong cánh rừng đại ngàn văn học. Mỗi loài hoa tỏa một hương thơm riêng cũng như mỗi thứ chim cất lên một giọng hót riêng. Mỗi nhà văn sẽ chỉ sống được trong lịch sử văn học, trong tâm hồn người đọc khi anh ta tạo ra một giọng hát, một hương thơm của riêng mình. Nói như …:

Mở bài 3

Đã bao lần tôi băn khoăn tự hỏi: Điều gì khiến mỗi tác phẩm mang hình hài một chiếc lá, thả mình theo dòng chảy miên viễn của thời gian? Một cốt truyện li kì hấp dẫn? Một vần thơ sâu thẳm tự tâm hồn? Văn học bật ra từ những cơn mê tỉnh của người nghệ sĩ, từ cõi lòng tinh tế đến nhạy cảm mong manh, để rồi nhìn thấu nỗi đau thực tại, để rồi một đời trăn trở, một đời băn khoăn. Văn học vốn dĩ nặng nợ thế gian, cũng như nỗi niềm muôn đời của người nghệ sĩ đối với văn chương, để rồi từ đó anh cất lên những vấn thơ, những câu chữ say đắm lòng người. Nói như…:
48B4AB56-A29B-4730-AE83-A121CA0E1124.png
Thêm
Mở bài sử dụng lý luận văn học
413
2
0
Em muốn hỏi quy cách đổi xu trên diễn đàn văn học như nào vậy ạ
Thêm
  • Like
Reactions: Văn Học
314
1
4
Em muốn hỏi quy cách đổi xu trên diễn đàn văn học như nào vậy ạ
Thêm
  • Like
Reactions: Văn Học
314
1
4

Thích Văn Học

Sáng tạo nội dung (content)
30/9/21
149
15
18,000
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
954,737
Hiện không đổi xu vì hệ thống này dễ bị thao túng + hack.

BQT đang xây dựng kế hoạch dựa trên tích lũy xu. Từ đây, mỗi nhóm xếp hạng sẽ có những lợi ích tương xứng.
 
View previous replies…
Hoa bưởi nở trắng xuống sân nhà
Có cô con gái lấy chồng xa
Nhấc bước theo chân, cô dâu mới
Để lại song thân cha mẹ già.

Có cô con gái lấy chồng xa
Lại mùa hoa bưởi lại vội qua
Năm trước đưa cha ra sau núi
Năm nay bà lão lại thành ma

Có cô con gái lấy chồng xa
Vội vã quay về chịu khóc ma
Vội vã trở về thây đã lạnh
Cu tí theo sau khóc gọi bà

Có cô con gái lấy chồng xa
Sinh thời khó gặp gặp vội xa
Tháng ngày tần tảo nuôi khôn lớn
Chớm độ trăng tròn lấy chồng xa.
93A42B22-CFB1-4391-A3A3-80ADA32933D0.jpeg
Thêm
‍
201
2
0
Tại sao người lớn luôn dạy con nít như thế này: "Con không chịu học hành thì sau này chỉ có đi làm công nhân quét rác thôi. Muốn ngồi phòng mát máy lạnh phải chịu khó hơn nữa!"

Nếu không có những cô chú lao công thì làm sao có đường phố sạch sẽ để đi, làm sao có không khí trong lành cho bạn hít thở. Đáng lẽ chúng ta phải dành cho họ sự kính trọng chứ không phải là răn đe về tương lai làm công nhân vệ sinh là tăm tối!

Còn phòng mát máy lạnh, ngày nào cũng chỉ làm việc vặt với mức lương trung bình. Nhưng họ lại tỏ ra mình cao trọng hơn hẳn. Mình từng làm ở cửa hàng tiện lợi, có những anh chị dân văn phòng chải chuốt mà vào mua đồ xong quăng tiền lên bàn thanh toán rồi hất mặt lên trời mà đi. Trong khi có những cô chú chỉ làm những việc chân tay bình thường lại thân thiện hơn cả, ở họ mình thấy sự chất phác và khiêm nhường dù làm công việc nào, có bị người khác khinh chê không!

Phải chăng khi có đầy đủ vật chất, địa vị cao trong xã hội, con người sẽ tỏ ra xem thường những người thấp kém hơn sao?
531C0DE5-885E-4968-A3F1-9D777A993DB1.jpeg
Thêm
❤️
  • Like
Reactions: Vanhoctre
254
1
0
Giặc tan rồi, cùng nhau xây cuộc sống
Dẫu chưa giàu nhưng cũng tạm khang trang
Xóm dưới, làng trên, rộn rã tiếng cười
Nông thôn mới, sáng bừng sức sống mới.

Tôi tự hỏi, Miền Trung sao lại thế?
Giải đất nghèo sao lắm cảnh tai ương?
Đánh giặc xong, chưa kịp dựng lại nhà
Thiên tai đến, cuốn phăng đi tất cả.

Lũ chồng lũ, Miền Trung ơi! Lại ngập
Nước mênh mông ngập trắng cả đất trời
Nhiều xóm làng như đảo giữa biển khơi
Trường đóng cửa trẻ em không đến lớp.

Lũ chồng lũ, hơn trăm người đi mãi
Miền Trung ơi! Nước mắt mẹ lại rơi
Vạn ngôi nhà bị nước lũ cuốn trôi
Dân khắc khoải, sống tạm nhờ mì gói.

Có thanh niên tuổi đời còn rất trẻ
Quên hiểm nguy lao vào lũ cứu người
Cởi áo phao, dù mình chẳng giỏi bơi
Chấp nhận chết, sự sống nhường cho bạn.

Những cô giáo xót xa nhìn lũ trẻ
Hoảng sợ kêu gào khi nước dâng cao
Cô quyết tâm giúp lũ trẻ an toàn
Thà cô chết, để các em được sống.

Miền Trung đó, những con người quả cảm
Suốt cuộc đời chịu vất vả đau thương
Trong chiến tranh ý chí thật kiên cường
Trong gian khó tình người lan tỏa rộng.
Thêm
224
3
1
Nắng vàng một dải đốt lòng ai?
Để nhớ thương em hoá ngày dài
Dịu dàng ta trao đầy chậm rãi
Cho tình vương mãi thuở ban mai.
E95A90AC-9A64-4F0C-AA00-7FEFA5E0AD3F.jpeg
Thêm
Đối thơ
22
0
1

Sen Sam

Thành Viên
10/3/23
64
55
17,000
Ha Noi
Xu
139,180
ban mai thì cũng chả kéo dài
trao chậm hay nhanh cũng thế thôi
ngày dài hay ngắn đều mộng tưởng
nắng vàng một dải là thơ dở hơi


Vì trong thơ, chả có ai gọi nắng vàng là một dải cả, nghe...
 
Một huyền thoại ta nhớ mãi không nguôi
Nơi Trường Sơn một trời ngập hoa lửa
Mười cô gái thanh niên - một lời hứa
Hứa trọn đời cho Tổ quốc thân yêu.

Mới đôi mươi chẳng phải tuổi xế chiều
Tạm gác lại trăm điều còn dang dở
Mười cô gái hòa chung một nhịp thở
Phá bom đạn, mở đường quân ta đi.

Tuổi mười tám, đôi mươi chẳng sợ chi
Mười cô gái thanh niên - một tiểu đội
Áo xanh bạc sờn vai rồi sứt chỉ
Đất cằn cỗi thì hoa nở trên môi.

Bom đầy trời, rơi xuống, vỡ làm đôi
Tuổi xuân xanh yên giấc phía kia đồi
Đất sâu ơi, sao nỡ vùi kín thế?
Giờ Đồng Lộc thấm máu các Em tôi.

Mười ngôi sao sáng rực cả bầu trời
Tâm hồn Em trọn đời là bất tử
Bởi đạn bom cũng chỉ là phép thử
Lòng gan dạ mười thiếu nữ đôi mươi.
Thêm
335
3
0
[Truyện ngắn]

Cái chợ nhỏ tự phát nơi làng quê coi vậy mà nhộn nhịp hết sức. Từ sáng sớm cho đến chạng vạng đều có ít nhất vài ba bạn hàng chồm hổm quây quần với nhau. Người đến mua cũng toàn quen mặt từ làng trên xóm dưới. lúc đầu chỉ là những thứ nhà có, từ rau cải trồng nhiều ăn không xuể, mấy nải chuối, mấy trái dừa, đến vài ba quả trứng, mấy con cá lóc, cá rô… bắt được bằng chài, hay giăng lưới, thả câu. Lâu dần, chú Tám mở luôn cái tạp hóa nhỏ nhỏ, cô Ba đầu làng thì mỗi tuần một lần lên chợ huyện, mua vài ba loại thịt nào bò, heo với mấy loại cá biển chất đầy một tủ đông lạnh để phục vụ bà con. Thế là cái xóm ấy rộn ràng, ấm cúng và no đủ. Người trên kẻ dưới đều thân tình, cởi mở. Nhà nào có việc, từ cưới hỏi đến ma chay, giỗ chạp…là cả xóm có mặt, mỗi người mỗi việc, đâu vào đó, gọn gàng. Con Mận được sinh ra ở đó.

Con Mận nuôi chí thoát khỏi cái nơi khỉ ho cò gáy ấy.

*

* *

Con Mận đi học. Nó học giỏi.

Rồi con Mận được nhận vào làm việc ở một cơ quan, mọi người bảo: Được việc.

Nó luôn biết cách khúm núm trước cấp trên, nên được yêu thương và giúp đỡ nhiều, ai cũng bảo: Con Mận có phước quá!

Con Mận lấy chồng, là một chàng trai cùng cơ quan (có hôn thê rồi nhưng bị đá văng bởi nó) rồi nó sinh một đứa con gái và được nhà chồng mua cho hẳn một cái nhà; bạn bè nhìn nó mà ao ước.

Cứ tưởng cuộc đời của nó sẽ êm ái và hạnh phúc.

Bỗng một ngày, cái mặt nó biến sắc, đổi trắng thành đen, sát khí đùng đùng. Đó là ngày nó lên chức. Cái giọng điệu nhẹ nhàng, dễ thương đâu mất tiêu, thay vào đó là sự chanh chua, ngoa ngữ. Nó đi tới đâu, người ta tránh né tới đó. Bởi đụng phải, nó sẽ nhe cái nanh ra, và “ phập” một phát, nó biến người đó thành cái xác sống.

Nếu không muốn cắn, thì nó sẽ vươn ra cái tay dài thòn lòn, quấn tròn người đó quăng lên không trung, rồi để rơi cái bạch, xong. Ai khiến nó không ưa, vì những lý do rất chính đáng nhé! Giàu hả? Đẹp hả? Xa lánh nó hả? Không thuận ý nó ư?…Mận ngứa mắt, Mận giăng lên những bàn tơ gớm giếc, tạo ra những chiếc đập tay dũng mãnh, nát bét kẻ dám làm Mận ngứa mắt, Mận không ngại “ăn tươi nuốt sống” theo kiểu thời 4.0. Thấy nó từ xa, người ta đã phải rùng mình.

Lạ là, với cấp trên, nó dễ thương hết sức, nó lúc nào cũng dạ thưa ngoan ngoãn, lúc nào cũng xách cặp lẽo đẽo đi theo phía sau, sẵn sàng làm mọi việc mà cấp trên yêu cầu. Con Mận luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Rồi một ngày, cả cơ quan phong con Mận làm “Thứ phi”. Mận cao cao tại thượng. Oai phong, lẫm liệt, quyền lực. Mận cười khinh khỉnh, mãn nguyện.

Từ khi nào, nơi trước đây vốn là một môi trường thân thiện, sôi động và làm việc hiệu quả thì giờ đây nó trở nên u ám, đầy sự bức bối và ngờ vực lẫn nhau. Không còn nụ cười, thay vào đó là những gương mặt đăm đăm, một bầu không khí ngột ngạt, khó thở. Nơi chứa đầy sự ganh đua, đố kỵ, tham lam, lười biếng và hổn độn.

Lần lượt, những cán bộ tâm huyết đã không còn tâm huyết nữa.

Lần lượt, nhiều cái đơn từ chức nằm trên bàn làm việc của ông giám đốc.

Lần lượt, những cán bộ năng lực cũng rời đi, họ chuyển đến nơi khác công tác. Hoặc chọn về hưu trước tuổi.

Gốc bàng già sừng sững, xanh um, bao mùa rợp bóng mát giữa khoảng sân rộng, nơi rôm rả những trận cười sảng khoái mỗi giờ giải lao. Giờ đây, nó rũ xuống mấy nhánh tàn khô, buông thõng những chiếc lá sẫm màu, như rằng bị mấy con sâu đục khoét tự trong thân. Khô cằn, xơ xác.

Rồi con Mận về làng. Về làng để vận động bầu cử. Nó muốn được làm quan. Cả làng chào đón nó. Người già kẻ nhỏ đều lấy làm tự hào, vì có một đứa học cao, làm việc ở Tỉnh được sinh ra ở cái làng này. Con Mận khom lưng cúi thấp trước già làng, cười tươi với trai làng, nhỏ nhẹ với mấy chị gái quê. Rồi xoa đầu đám con nít lắm lem bùn đất, cho tụi nhỏ một túi kẹo. Con Mận trúng cử.

Má con Mận giờ không ra cái chợ chồm hổm đó ngồi bán rau nữa. Bà ấy ra vẻ tân thời lắm, khoác vào người mấy cái đầm mà theo lời bà nói với thím sáu là hàng hiệu gì đó, bà tự hào khoe rằng tiền mua cái đầm này nhà thím sáu đi chợ mua gạo ăn được cả năm. Thím sáu ngẩn người. Còn cái nhà trước đây già làng, trai làng xúm xít dựng lên cho mẹ con nó, mấy thím mấy chị quây quần cơm nước, dọn dẹp hơn mười bửa mới xong. Cái nhà nhỏ xinh ấy giờ không còn nữa. Thay vào đó, là một cái nhà to. Một cái nhà to nhất, đẹp nhất làng.

Con Mận về làng. Nó ngẩng cao đầu kiêu hãnh. Ánh mắt cao ngạo, nó nện gót giày đầy tự tin, đôi giày đắt tiền. Cả làng khinh bỉ nó. Người già trẻ nhỏ đều thấy hổ thẹn về việc nó được sinh ra ở cái làng này. Con Mận với đôi môi đỏ chót chu lên, cất tiếng chào mọi người rất vẻ bề trên, rất ra dáng một bà quan. Và không một ai đáp lại. Đến mấy đứa nhỏ trước đây mừng rỡ khi gặp, giờ cũng quay mặt, chạy ùa đi. Ai cũng bận rộn với việc của mình, bận rộn với mấy bó rau, nải chuối, con cá. Bận rộn giúp đỡ những người xung quanh. Con Mận ngạc nhiên lắm. Nó sa sầm. Nó nghiến răng.

Đêm đó, cái đêm con Mận về làng. Trời tối đen như mực, trời nổi cơn sấm sét, mưa như trút, gió gầm rú.

*

* *

Cái chợ nhỏ tự phát vẫn mua bán từ sáng sớm đến khi chiều ngã bóng. Nhưng, giống như là sau cơn bạo bệnh vậy. Người làng trĩu nặng như có những tảng đá lớn đè nơi ngực. Họ đau đớn nhớ về đôi tay mình, đôi tay lúc bỏ phiếu đã bầu cử cho con Mận. Họ thấy mình như tội nhân. Ai ai cũng trở nên trầm tư hơn, thận trọng hơn. Và, tụi trẻ con được dạy bảo kỹ lưỡng hơn.

Má con Mận lại ra chợ bán rau. Nghe đâu con Mận nó dính vào đường dây mua bán đề thi, điểm thi gì đó, rồi tham nhũng tiền công quỹ, rồi bị bắt.

Ông Mặt trời ló dạng, từ từ nhô cao, đỏ rực, tỏa sáng một vầng hồng bao quanh thật lớn. Ôi! Đúng là bình minh đây rồi. Bình minh nơi làng quê thật đẹp, thật kỳ vĩ và thi vị quá! Bạn hãy ngắm một lần, ít nhất một lần, để thấy yêu biết bao nhiêu xứ xở của mình. Ngày mới đến rồi. Nắng đã lên, rọi sáng những con đường nơi làng quê.
Thêm
344
3
0
“Meo!”



Con mèo mướp già kêu lên một tiếng dài, khàn khàn thiếu sức sống. Rồi kế đó, nó bắt đầu gầm gừ, cào móng lên tấm cửa kính. Một bàn tay nhỏ thò ra, quờ quạng đầy vụng về, tìm kiếm cái chốt cửa. Cánh cửa sổ trượt ra một chút, đủ để con mèo tự lách vào trong. Nó không chút nề hà gì, như thể căn nhà này là thuộc về nó.



“Đến giờ rồi. Cô đi chứ?”



Con mèo hỏi. Cô gái nhỏ ngật ngưỡng ngồi dậy, hai bàn tay chơi vơi tìm kiếm thứ gì đó trong khi đáp lại đầy hào hứng:



“Tất nhiên, đi chứ!”



“Bên trái, lùi lại một chút. Đó, ở đó đó.”



Con mèo rất kiên nhẫn đưa ra lời chỉ dẫn, nhưng nó không thèm nhúc nhích dù chỉ là một chút. Cô gái reo lên khi tìm được cái gậy của mình, lại từ tốn tụt khỏi giường. Cô bé một tay cầm gậy, một tay ôm lấy con mèo. Lớp lông mềm ấm của nó phủ kín bàn tay nhỏ của cô.



Cô bé đi từng bước thật chậm rãi, chiếc gậy quờ quạng kiểm tra phía trước. Con mèo thong dong chỉ dẫn:



“Ba bước nữa thì rẽ trái nhé. Một, hai, ba, rẽ đi. Rồi, chú ý có vũng nước kìa. Sắp tới, sắp tới rồi.”



Phải, sắp tới rồi, lễ hội của mùa xuân. Tiết trời vẫn còn lạnh lắm, cái lạnh làm đôi gò má ửng hồng, đôi môi trắng bợt ra và những ngón tay tê cóng. Nhưng người ta vẫn tụ về đây xem hội. Âm thanh của lễ hội tràn tới, rung động trái tim bé nhỏ của đứa trẻ. Con mèo gầm gừ, nó không thích cái chốn quá đông thế này. Nó liền bảo cô bé:



“Chờ ở đây, ta sẽ đi tìm chỗ tốt cho cô. Cho chúng ta.”



Rồi nó nhảy phóc khỏi tay cô, bỏ cô bé chơi vơi giữa dòng người qua lại. Âm sắc rộn ràng của thế gian vang bên tai cô, mà cô chẳng tài nào hiểu hết. Nó len lỏi vào lồng ngực cô, khơi dậy một cỗ xúc cảm hân hoan đến rợn ngợp. Thế gian có lẽ đang tồn tại một thứ gì đó kì vĩ to lớn lắm, to hơn cả con gấu bông của cô ở nhà. Nhưng rốt cuộc cái thứ ấy nó tròn méo ra sao thì cô bé cũng không biết. Bàn tay cô chơi vơi, không ai chạm vào cô cả. Không ai dám chạm vào đôi bàn tay trắng trẻo, nhỏ bé đó, cứ như thể họ sợ rằng bản thân họ sẽ vấy bẩn nó.



Chỉ có con mèo già nọ là chẳng e dè gì cái thứ viển vông vớ vẩn nó. Nó quay trở lại, dụi đầu vào chân cô bé rồi nói:



“Ta tìm thấy rồi. Đi theo ta.”



Cô bé lại bế con mèo lên bằng một tay. Con mèo chỉ đường cho cô bé đi lên một ngọn đồi, nơi chỉ có một bãi đất trống trơn và một hàng rào gỗ. Cô bé ngồi xuống, tựa lưng vào hàng rào. Con mèo nằm trong lòng cô.



“Trên này tĩnh lặng hơn đôi chút, nhỉ?”



Cô bé nói. Con mèo ừ hữ. Âm thanh của lễ hội vẫn có thể vọng tới đây. Đó là nhạc, là tiếng người cười nói, tiếng trẻ con khóc nháo. Con mèo chẳng hiểu được người ta làm những cái gì ở dưới đó, và cô bé lại càng không hiểu. Nhưng con mèo ghét những âm thanh hỗn tạp nọ, cô bé thì thích chúng.



“Nghe thật ấm áp làm sao.”



Cô bé nghĩ rằng thứ âm thanh ấy là như thế. Sự ồn ào của con người là một điều kì diệu, nó khiến cho cô bé cảm thấy mình không chỉ có một mình.



“Có lẽ vì cô là con người.”



Con mèo buông ra một lời kết luận nhạt nhẽo.



Và rồi tiếng người cũng lặng đi, bởi một mũi tên sáng chói vừa phóng lên trời. Nó nổ tung giữa không trung, vỡ tan ra thành từng mảnh. Rồi hàng loạt mũi tên khác cũng phóng lên trời. Những tiếng nổ liên tiếp vang lên, xoá nhoà đi âm sắc muôn màu muôn vẻ của con người. Dường như cả ngàn người đã hoá thành một người. Họ đều ngẩng đầu, họ ồ lên khi ánh sáng rực rỡ phủ kín cả bầu trời.



“Cái gì thế? Cái gì kêu vui tai thế?”



Cô bé ngây ngô hỏi. Con mèo vuốt râu, đôi mắt vàng của nó cũng đang nhìn lên trời. Nó đáp:



“Là pháo hoa.”



“Pháo hoa? Trông như thế nào?”



“Xoa bụng cho ta đi, rồi ta nói cho mà nghe.”



Con mèo đáp. Nó nằm ngửa lên, phơi cái bụng mềm mềm ra để bàn tay nhỏ bé của cô chạm lên, nhẹ nhàng ve vuốt. Bàn tay cô có khi còn mềm hơn cả bụng nó, có chút ngây thơ vụng về, nhưng lại rất chân thành. Con mèo thích cái chạm của cô hơn là của lũ người lớn khác. Họ xoa bụng cho nó cứ như đang thực hiện một cái âm mưu nào đó, khiến nó sợ đến dựng hết cả lông. Con mèo sảng khoái rên rỉ, rồi nó mới từ tốn giải thích:



“Là ánh sáng bay lên trời, rồi sẽ rơi từ trên trời xuống.”



Pháo hoa nở từng chùm, bung ra rồi tàn lụi mau chóng. Sắc màu rực rỡ ấy phản chiếu trong mắt con mèo, đẹp đến nao lòng. Nó là sao trời, là hoa, là một cơn mưa biến mất giữa không trung. Pháo hoa vượt xa khỏi những vẻ đẹp mà con mèo từng được chứng kiến. Thật đáng tiếc làm sao khi cô bé không thể chiêm ngưỡng nó. Nhưng con mèo cũng chẳng biết làm sao. Cô bé lại hỏi:



“Ánh sáng ư? Tớ nghe thấy nhiều rồi. Nhưng nó là thế nào thế?”



Con mèo ậm ừ một hồi lâu để ngẫm nghĩ. Phải làm sao mới khiến một kẻ chưa từng nhìn thấy ánh sáng hiểu được vẻ đẹp tuyệt đối của ánh sáng kia chứ?



“Nó là nắng ấm. Cái thứ cô sẽ cảm nhận được khi thức dậy. Cô không chạm được nó, nhưng nó âm ấm trên tay cô. Khi đêm về, cái hơi ấm đó sẽ biến mất. Vì nó rời đi, đi tới chỗ khác. Nó chỉ để lại một chút tàn tích, giống như bụi bẩn ở trên không trung. Pháo hoa là đống bụi bẩn đó, nhưng bay lên, rồi rơi xuống.”



Gương mặt cô bé sáng bừng lên, như thể cô bé thực sự có thể mường tượng thấy pháo hoa trong tâm trí mình.



“Ra là vậy. Tớ hiểu rồi.”



“Hi vọng là vậy.”



Con mèo thở dài. Có lẽ cái thứ đẹp đẽ đến mức cô bé thấy hào hứng kia, nó không giống với pháo hoa mà con mèo đang thấy. Nhưng miễn đẹp là được. Dù thế nào đi chăng nữa, chỉ cần cái đẹp ấy làm bản thân sung sướng đến rung động, đến reo mừng, như vậy là được rồi.



Nhưng nếu có thể cùng nhau chiêm ngưỡng cùng một thứ thì tốt hơn bao nhiêu. Con mèo thầm nghĩ.
Thêm
  • Like
Reactions: But Nghien
320
1
0
Có những ngày nắng đẹp
Hoa nở khắp khu vườn
Và những cánh bướm lượn
Vờn cùng gió cùng hương
Sao lòng hoài vấn vương
Vương một hình bóng cũ
Để khuôn mặt ủ rũ
Kéo cả mùa thu đi
Nhớ chi nhớ lắm vậy?
Để mắt ngọc hoen cay
Người không thương mình nữa
Hà cớ sầu tuôn mưa?
Ai ơi đừng như thế
Tự khoét vết thương lòng
Tự mình ngồi ngóng trông
Nghĩ vậy có đáng không?
Khép cánh cửa u sầu
Buộc chặt vào quá khứ
Ta mặc kệ tâm sự
Thả lòng mà vô tư
Ngắt một đóa Xuyến Chi
Cài bên tai nhẹ nhàng
Dạo bước trong nắng vàng
Mặc đời mà thênh thang…
——
Tự nhủ
Thêm
308
2
0
Mẹ chẳng bao giờ hỏi
“Nay con học vui không?”
Mẹ chỉ toàn bận tâm
“Nay con được mấy điểm?”

Ba chẳng bao giờ hỏi
“Công việc này thế nào?”
Nhìn vào số lương cao
Đoán là con thích lắm

Người con yêu say đắm
Ba mẹ bảo không ưng
“Tuổi này không có hợp
Lấy nhau không có xứng.”

Hôn nhân không bền vững
Ba mẹ chẳng cảm thông
“Con không được ly dị
Láng giềng nói nghe không!”

Ba mẹ ơi con mệt
Con phải sống thế nào
Để vừa lòng ba mẹ
Con đã sống ra sao

Ba mẹ ơi hãy hiểu
Cho mong ước của con
Cho nụ cười bé nhỏ
Cho hạnh phúc vẹn tròn...

4D8EA0FD-0DAC-4528-B7BA-75381B898EAA.jpeg
Thêm
Áp lực từ đâu?
362
0
0
Top