Dịch Covid -19, người dân rủ nhau để về quê chống dịch cho giảm bớt sự lây nhiễm chùm trong cộng đồng nơi các tỉnh miền Nam. Tôi không có dịp được cùng về với họ dẫu đã gần 5 năm rồi chỉ có trong mỗi giấc mơ và những cuộc gọi trên Zalo, Facebook cho người thân. Nếu ở gần có lẽ tôi cũng đã trở về để sống chậm lại, tận hưởng những gì ở nơi miền quê thanh bình, yên ả ấy cho bõ những tháng ngày chộn rộn nơi phố thị phồn hoa mà lúc nào cũng tấp nập người xe qua lại. Ước được đằm mình vào những tĩnh lặng của quê hương, thèm nghe một tiếng gà gáy trưa, tiếng cục ta… cục tác của con gà mái mẹ nhảy ổ xao động. Và ước nhiều thứ thân quen miền quê ngày xưa ấy lắm…Ước mơ có thể thành hiện thực nhưng có những ước mơ là huyền ảo mà thôi. Ai xa quê mà chẳng thương, chẳng nhớ. Và được trở về với miền quê nơi “chôn nhau cắt rốn”, ai mà không xao xuyến bồi hồi! Cứ ước đi rồi có ngày cũng thấy, miễn trong lòng mình lúc nào cũng in hằn ôm trọn hai chữ “Quê hương”.
Quê hương đối với nhà thơ, nhà văn là tình yêu da diết, mãnh liệt với mảnh đất “cộc cằn”, là thứ mùi vị khó quên không phải mùi nhang ngày Tết mà là những kỉ niệm vơi đầy với người thân, người làng và những hoạt động sinh hoạt hằng ngày, chứa đựng tình yêu quê hương “mặn nồng” xen trong “cát bụi, muối mặn” nơi mình ở nhưng với tôi thì không chỉ những thứ như nhà thơ, nhà văn ngợi ca mà còn nhiều hơn nữa đó là:
Ước được về quê để nghe giọng nói “ân tình, sâu lắng” chứa đựng nét duyên tự nhiên đến vỡ oà, mộc mạc, đặc sánh của bùn đen nơi ruộng sâu xa tít, giản dị đến khiêm nhường giấu trong khóm mía, bụi lau, đồng xa, bãi dâu ngút ngàn gần mé sông hiền hoà nước chảy rồi được nghe tiếng gọi đò quen thuộc văng vẳng bến sông. Nghe giọng hò khoan nhặt du dương đêm trăng sáng của đàn anh, đàn chị hẹn hò nhau rồi nên nghĩa vợ chồng. Giọng quê vang trong không gian mới thấy thương người quê một thuở xa xưa.
Quê hương là nỗi nhớ bồn chồn, day dứt qua bao mùa mưa làm cho ta căm ghét những trận bão giông, gió giật mạnh quật ngã bao mái nhà không được kiên cố vào tháng bảy, tháng tám hàng năm. Những cơn mưa xối xả, ào ạt phũ phàng từng đợt trút xuống kéo theo từng đợt lũ hung hãn tràn về ngập trắng cánh đồng xa.
Quê hương là bao nhiêu đợt gió bấc thổi xốn xang khi chiều buông, đêm xuống để ta thèm được mặc cái áo choàng banh tô rộng thùng thình, quàng cái khăn len tự đan vào cổ, đội cái mũ len trùm kín mặt rảo bước trên con đường làng, cảm nhận đợt mưa phùn lất phất bay lạnh thấu thịt, da rồi được rít cái hít thật sâu kéo dài phát ra từ cửa miệng một âm thanh cho bớt lạnh. Nhả làn khói tỏa ra như làn sương mờ ngày đông rét căm căm. Nghe tiếng kêu “róoc…. róoc…. róoc” của đám thanh niên làng kéo điếu cày sao nghiêng ngả…ngả nghiêng đến thỏa thích rồi một tràng cười vang lên dân dã mến thương. Rồi thèm cùng các em, rải rơm nơi góc bếp co chân ngủ ấm đêm đông. Quây quần thành vòng sưởi chung đống lửa rực hồng vùi gộc cây mấy ngày đêm chưa cháy hết đăt giữa bếp.
Quê hương đối với nhà thơ, nhà văn là tình yêu da diết, mãnh liệt với mảnh đất “cộc cằn”, là thứ mùi vị khó quên không phải mùi nhang ngày Tết mà là những kỉ niệm vơi đầy với người thân, người làng và những hoạt động sinh hoạt hằng ngày, chứa đựng tình yêu quê hương “mặn nồng” xen trong “cát bụi, muối mặn” nơi mình ở nhưng với tôi thì không chỉ những thứ như nhà thơ, nhà văn ngợi ca mà còn nhiều hơn nữa đó là:
Ước được về quê để nghe giọng nói “ân tình, sâu lắng” chứa đựng nét duyên tự nhiên đến vỡ oà, mộc mạc, đặc sánh của bùn đen nơi ruộng sâu xa tít, giản dị đến khiêm nhường giấu trong khóm mía, bụi lau, đồng xa, bãi dâu ngút ngàn gần mé sông hiền hoà nước chảy rồi được nghe tiếng gọi đò quen thuộc văng vẳng bến sông. Nghe giọng hò khoan nhặt du dương đêm trăng sáng của đàn anh, đàn chị hẹn hò nhau rồi nên nghĩa vợ chồng. Giọng quê vang trong không gian mới thấy thương người quê một thuở xa xưa.
Quê hương là nỗi nhớ bồn chồn, day dứt qua bao mùa mưa làm cho ta căm ghét những trận bão giông, gió giật mạnh quật ngã bao mái nhà không được kiên cố vào tháng bảy, tháng tám hàng năm. Những cơn mưa xối xả, ào ạt phũ phàng từng đợt trút xuống kéo theo từng đợt lũ hung hãn tràn về ngập trắng cánh đồng xa.
Quê hương là bao nhiêu đợt gió bấc thổi xốn xang khi chiều buông, đêm xuống để ta thèm được mặc cái áo choàng banh tô rộng thùng thình, quàng cái khăn len tự đan vào cổ, đội cái mũ len trùm kín mặt rảo bước trên con đường làng, cảm nhận đợt mưa phùn lất phất bay lạnh thấu thịt, da rồi được rít cái hít thật sâu kéo dài phát ra từ cửa miệng một âm thanh cho bớt lạnh. Nhả làn khói tỏa ra như làn sương mờ ngày đông rét căm căm. Nghe tiếng kêu “róoc…. róoc…. róoc” của đám thanh niên làng kéo điếu cày sao nghiêng ngả…ngả nghiêng đến thỏa thích rồi một tràng cười vang lên dân dã mến thương. Rồi thèm cùng các em, rải rơm nơi góc bếp co chân ngủ ấm đêm đông. Quây quần thành vòng sưởi chung đống lửa rực hồng vùi gộc cây mấy ngày đêm chưa cháy hết đăt giữa bếp.
(Quê hương - Văn học trẻ - Ảnh mượn mạng)
Quê hương là mùa xuân cho cây cối bao chồi non, lộc biếc, bao sức sống mới dâng tràn, cuộc sống tươi đẹp và quê hương là những ngày nắng hè oi nồng, ngột ngạt phàng mùi rơm lúa mới khắp mọi nẻo đường quê. Cái gió Lào nong nóng thổi miên man vào làng quê nghèo như chảo lửa tạt ngang đến ran rát khi chuyển giao giữa hai mùa xuân, hạ. Với những buổi trưa hè lặng thinh làn gió, oi bức, nực nội mà vẫn lạc quan và hi vọng. Và nhớ tận đáy lòng ruộng đồng sâu nước nóng như nấu của những ngày tháng 6 đến khó quên. Tất cả … đều gợi thương, gợi nhớ nao nao!
Quê hương là cánh đồng thẳng cánh cò bay tới tận dãy núi xa xa, lờ mờ suốt cả ngày dù mưa hay nắng. Tôi rất tự hào về nơi “đồng chua, nước mặn” ấy đã nuôi tôi khôn lớn thành người, nơi mà mẹ tôi “một nắng hai sương” gồng mình vất vả với ruộng đồng làm ra gạo trắng ngần thơm thoảng vị quê cho tôi thưởng thức. Và cũng chính nơi đó chở che tôi bao tháng ngày còn nhỏ để lớn rồi xa quê “biền biệt” xứ người mưu sinh, kiếm sống. Tôi vẫn mong sao có ngày trở lại để chia sầu, chia tủi với những nỗi niềm lênh đênh cùng quê hương yêu dấu thân thương.
Sống trên mảnh đất của quê hương nắng cháy da người miền Nam ấy, tôi ước mình được tận hưởng cái không khí rộn ràng khi hoa đào nở giữa miền Nam? Cảm nhận chút mưa xuân nhè nhẹ rơi trên tóc đến ngỡ ngàng, nhưng tiếc rằng mùa xuân miền Nam lại đầy nắng ấm hòa chan để cho cành mai vàng kia khoe sắc..
Nay, quê hương tôi đã xa rồi cái thời xưa ấy. Làng quê đổi thay đến ngỡ ngàng. Xa quê mới thấy nỗi nhọc nhằn, vất vả vương vào sức bền dai của người dân. Dù cho bão tố cứ qua đi rồi lại đến vẫn không sao làm lung lay ý chí kiên cường của người dân quê tôi. Quê hương ơi! Biết bấy nhiêu tình.
Quê hương là cánh đồng thẳng cánh cò bay tới tận dãy núi xa xa, lờ mờ suốt cả ngày dù mưa hay nắng. Tôi rất tự hào về nơi “đồng chua, nước mặn” ấy đã nuôi tôi khôn lớn thành người, nơi mà mẹ tôi “một nắng hai sương” gồng mình vất vả với ruộng đồng làm ra gạo trắng ngần thơm thoảng vị quê cho tôi thưởng thức. Và cũng chính nơi đó chở che tôi bao tháng ngày còn nhỏ để lớn rồi xa quê “biền biệt” xứ người mưu sinh, kiếm sống. Tôi vẫn mong sao có ngày trở lại để chia sầu, chia tủi với những nỗi niềm lênh đênh cùng quê hương yêu dấu thân thương.
Sống trên mảnh đất của quê hương nắng cháy da người miền Nam ấy, tôi ước mình được tận hưởng cái không khí rộn ràng khi hoa đào nở giữa miền Nam? Cảm nhận chút mưa xuân nhè nhẹ rơi trên tóc đến ngỡ ngàng, nhưng tiếc rằng mùa xuân miền Nam lại đầy nắng ấm hòa chan để cho cành mai vàng kia khoe sắc..
Nay, quê hương tôi đã xa rồi cái thời xưa ấy. Làng quê đổi thay đến ngỡ ngàng. Xa quê mới thấy nỗi nhọc nhằn, vất vả vương vào sức bền dai của người dân. Dù cho bão tố cứ qua đi rồi lại đến vẫn không sao làm lung lay ý chí kiên cường của người dân quê tôi. Quê hương ơi! Biết bấy nhiêu tình.
Bài của: Phùng Văn Định
Sửa lần cuối: