Đông qua xuân lại tới, hè nhường bước cho thu. Ở miền Bắc có bốn mùa, bốn mùa chảy trôi ngang dọc từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc một năm. Năm nào cũng có bốn mùa, nhưng chẳng có năm nào giống với năm nào hoặc có chăng, mỗi mùa của mỗi năm chẳng mùa nào khác đi, chỉ có con người là khác.
Người ta bảo, con người cũng như bốn mùa, có lúc tươi trẻ rồi lại héo úa, khi lớp người này chết đi thì một lớp người khác lại được sinh ra. Đó là quy luật tự nhiên và tất yếu, con người dù có tài giỏi đến đâu, tốt đẹp đến đâu, cuối cùng cũng đều vui trong lớp đất.
Cái ngày phải đưa tang ông chú yêu quý của mình, tôi đã nhận ra điều đó. Ông chú là người đối xử tốt nhất với tôi. Ngày hôm nay, người đối xử tốt nhất với tôi trên đời cũng ra đi.
Và tôi, còn chẳng nhìn mặt ông chú lần cuối.
Bên tai tôi là tiếng kèn vang âm ĩ, tiếng người xì xào âm ĩ, tiếng những đứa con gái của ông chú ê a khóc ầm ĩ. Mọi thứ bên tai tôi đều ầm ĩ, chỉ có bầu trời xanh trên kia là yên bình và thờ ơ với mọi thứ diễn ra dưới mặt đất. Thi thoảng khi ngước lên trời, tôi cũng ước mình là một đám mây lãng đãng trôi trên bầu trời.
Tôi không muốn nói chuyện với ai trong nhà, cũng không muốn bước đến an ủi bất kì ai. Về cơ bản thì tôi còn chẳng biết họ khóc thật, hay chỉ khóc theo phong tục. Tôi chẳng biết họ có thấy được an ủi khi khóc rống lên bên cạnh quan tài của ông chú không nhưng tôi biết là chú chắc chắn sẽ không vui. Ông ghét ồn ào chết đi được.
Ông chú là người gàn dở nhất trong số họ hàng của tôi. Lớn tuổi và gàn dở. Người ta hay bảo thế, các cô con gái đang khóc rống ngay bên cạnh chú cũng thường lén gọi chú như thế mỗi khi họ nói chuyện hoặc không vừa ý về điều gì. Tôi không có ý định trách móc các cô của mình, có lẽ họ có lí do nào đó, nhưng tôi nghĩ họ nên hổ thẹn khi tự mâu thuẫn với chính mình như thế.
Trong số các đứa cháu chắt của mình, ông thương tôi tôi nhất. Chẳng phải vì tôi tốt đẹp hơn ai mà là vì tôi chịu ngồi đánh cờ với ông. Không hẳn vì tôi chịu mà là vì trong nhà không ai đánh cờ với tôi tôi cả, ngoại trừ ông. Một lão già càn gở ngay cả bạn chơi cờ cũng không có nên đành phải đánh cờ với đứa nhóc mới có mười mấy tuổi, thế mà lúc nào thắng ông cũng hếch mặt lên trời và cười ha hả. Đôi lần ông làm cho tôi khóc sụt sịt tủi thân vì thua cuộc. Hồi đó tôi là một đứa hiếu thắng nên khi thua tới ba trận thì nước mắt tôi đã tràn ra tự bao giờ. Tôi không có ý định khóc, đã thua mà còn khóc thì nhục nhã lắm. Nhưng tôi không kiểm soát được bản thân mình. Và vì lòng tự trọng của một đứa nhóc gần trăng tròn nên tôi nghỉ chơi cờ với ông chú một tuần để đi thả diều ở đồng với bọn bạn. Hồi trước tôi không chơi với chúng nó vì thấy đánh cờ thú vị hơn nhiều, bây giờ thì tôi nhận ra thả diều cũng vui hết ý.
Sau một tuần, đám nhóc thả diều cùng tôi đã chán ngấy trò thả diều và chuyển qua bắn bi. Nhưng tôi không biết bắn và thấy nó không vui bằng lúc thả diều nên tôi đã chợt thấy nhung nhớ bộ cờ tướng và ông chú. Ông chú hỏi tôi có muốn chơi cờ tướng với ông nữa không, mấy lần trước tôi đều lắc đầu rồi cắm mặt làm một con diều để chốc đi khoe với lũ hàng xóm, nhưng lần này tôi gật đầu đồng ý. Thế là tầm bốn năm giờ chiều, ở tấm phản ngoài sân nhà, người làm đồng về ngang qua đều thấy cảnh một ông lão và một đứa nhóc tập trung vào bàn cờ tướng. Tôi nhớ hôm đấy tôi với ông chơi tổng cộng năm ván và tôi đã thắng ba ván.
Chúng tôi đã làm hòa như thế.
Có một ngày, ông chú bảo tôi trong lúc chơi cờ là tôi phải lớn lên làm một người tử tế. Tôi hỏi ông tử tế nghĩa là gì?
Ông bảo, tử tế là không làm việc trái với lương tâm của mình và không làm hại người khác. Mà khi đã như thế, không chỉ là bây tử tế với người khác mà còn là tử tế với chính mình nữa.
Tôi lại hỏi, ông có bao giờ làm việc trái với lương tâm chưa?
Tôi không chắc về câu hỏi này lắm, nhiều người không thích ông nên tôi nghĩ ông cũng không phải người tốt, nhưng ông kiên nhẫn chơi cờ với tôi, thi thoảng nhường tôi thắng và còn dạy tôi vài nước đi hay nên tôi không nghĩ ông là người xấu. Lúc bấy giờ, tôi không nghĩ những người lớn đối xử tốt và kiên nhẫn với trẻ nhỏ là người xấu. So với bố mẹ hay cô dì chú bác thì ông là người đối tốt với tôi nhất.
Và ông không nói dối trẻ nhỏ, đặc biệt là tôi.
Có một vài lúc, ông bảo và vẫn tập trung vào quân cờ, có khi là do bản năng của tao cũng có khi là tao cố tình.
“Ông mà còn như thế thì sao dạy con sống không trái với lương tâm được?”
“Vì tao nghĩ, sống không trái với lương tâm sẽ tự do bây ạ.”
“Tự do ấy ạ?”
“Ừ, tự do ấy. Bây không thấy xấu hổ hay cắn rứt với bản thân. Không phải tao không muốn giải thích cho bây hiểu mà là bây chưa trải đủ để hiểu. Sau này lớn thì bây sẽ tự hiểu thôi. Mà đấy là tao nghĩ thế dựa trên cuộc đời tao, sau này bây sống cuộc đời mình, thấy đúng thì áp dụng, còn thấy tao sai thì cứ ra mộ tao mà khấn vái để tao biết.”
Năm đó tôi học lớp 11. Tuy tôi không hiểu lắm tất cả mọi thứ đằng sau sự đúc rút ấy nhưng tôi vẫn khắc ghi trong lòng. Tôi không chủ ý khắc ghi nhưng cố tình tôi cứ nghĩ đến mấy lời ấy và nhớ tới mấy lời ấy.
Khoảng một hai tháng sau khi tôi thi xong đại học, mẹ tôi báo ông chú qua đời. Tôi còn nhớ khá rõ cảm xúc lúc ấy, không biết gọi tên là gì nhưng tôi đã ngồi thừ một lúc lâu trong phòng và nhìn chằm chằm vào tin nhắn mẹ gửi. Mắt tôi hơi nhòe đi, chắc vì nước mắt.
Tôi không gào khóc hay gì, tôi thấy mình không có sức để gào khóc. Ông chú mà thấy tôi gào khóc chắc hẳn sẽ cười ha hả và nói lại khóc à. Nói thực tôi ghét cái giọng cười khi nói câu đó của ông chú chết đi được.
Mà giờ cũng không được nghe nữa.
Và tự nhiên tôi nhớ tới mấy lời ông chú nói năm lớp 11. Năm lớp 12 tôi không về quê chơi cờ mấy vì bận học, bận bạn bè, bận thi cử, bận đủ thứ. Nói đúng ra, từ khi lên lớp 11 tôi đã hoàn toàn bị mọi thứ quấn đi. Ông chú cũng không cần tôi chơi cờ cùng nữa vì ông tìm được một đứa nhóc khác, nhỏ hơn tôi gần chục tuổi để chơi cờ với ông. Nói thật tôi đã rất giận dỗi. Bao nhiêu năm đều là tôi chơi cờ với ông, vị trí đối thủ trên bàn cờ của ông bao giờ cũng là của tôi. Thế nên tôi đã giận lắm khi biết mình bị thay thế, và vì sự trẻ con đó nên tôi cũng không còn về quê mấy nữa. Nhưng tôi vẫn có về, và cuộc nói chuyện diễn ra trên bàn cờ năm lớp 11 chính là một trong số lần ít ỏi tôi trở về.
Tôi đã định đợt này hết bận rộn xong sẽ trở về nhiều hơn, chơi nhiều hơn, bắt ông mua chè mua bánh mua kem cho vì dám để thằng nhóc chắt chít thay thế tôi. Nhưng năm nay không còn ai đợi tôi bên bàn cờ nữa.
Sau khi tang lễ xong xuôi cả, tôi có xin lại bộ bàn cờ để mang về. Mọi người đều đồng ý, không có ai ngăn cản nên giờ bộ bàn cờ đó đang nằm chiễm chệ trên tủ đầu giường của tôi. Tôi không nỡ cho nó vào tủ để đóng bụi nên cứ để nó ở đấy. Mỗi lúc suy nghĩ nhiều thứ tôi lại vô thức xếp mấy lại mấy con cờ vào đúng vị trí hoặc vân vê mấy quân cờ đã cũ và ghi đầy dấu vết của năm tháng và kỉ niệm.
Tôi không dám nhìn mặt ông chú lần cuối. Thế mà tôi lại dám mang cả kỉ niệm to đùng về nhà để khóc sướt mướt mấy ngày liền mỗi khi nhìn thấy. Đúng là hâm hết biết. Nhưng tôi biết nếu tôi không mang bộ bàn cờ về nhà tức là tôi đã trái với lương tâm mình, mong muốn của mình. Tôi biết tôi sẽ vượt qua được sự mất mát để bộ bàn cờ trở thành báu vật đối với tôi mà cách tốt nhất để vượt qua luôn là đối mặt với nó, còn trốn tránh chỉ khiến tôi hối hận và cắn rứt thôi. Ông chú từng bảo đừng làm gì trái với lương tâm để được tự do còn gì. Khi nhận được bàn cờ từ tay người bác, tôi đã nghĩ đến tự do mà ông chú nói hôm nào. Có lẽ, không tự giam cầm mình chính là tự do.
Tôi không thích gia đình mình lắm nên vô thức trốn tránh những lần ngẫu nhiên nghe đến “nhà”, nhưng về sau này (và cả trước đó) mỗi lần ai nhắc đến “nhà”, tôi đều vô thức nghĩ đến ông chú, đến bộ bàn cờ, đến những ngày tháng cả hai chúng tôi một già một trẻ ngồi trên tấm phản đánh cờ tầm gần xế chiều. Mỗi lần nghĩ đến, tôi đều thấy vui vẻ đến mức như thể lại sắp được ngồi trên phản đánh cờ với ông chú. Điều đó luôn khiến tôi mỉm cười trong vô thức.
Người ta bảo, con người cũng như bốn mùa, có lúc tươi trẻ rồi lại héo úa, khi lớp người này chết đi thì một lớp người khác lại được sinh ra. Đó là quy luật tự nhiên và tất yếu, con người dù có tài giỏi đến đâu, tốt đẹp đến đâu, cuối cùng cũng đều vui trong lớp đất.
Cái ngày phải đưa tang ông chú yêu quý của mình, tôi đã nhận ra điều đó. Ông chú là người đối xử tốt nhất với tôi. Ngày hôm nay, người đối xử tốt nhất với tôi trên đời cũng ra đi.
Và tôi, còn chẳng nhìn mặt ông chú lần cuối.
Bên tai tôi là tiếng kèn vang âm ĩ, tiếng người xì xào âm ĩ, tiếng những đứa con gái của ông chú ê a khóc ầm ĩ. Mọi thứ bên tai tôi đều ầm ĩ, chỉ có bầu trời xanh trên kia là yên bình và thờ ơ với mọi thứ diễn ra dưới mặt đất. Thi thoảng khi ngước lên trời, tôi cũng ước mình là một đám mây lãng đãng trôi trên bầu trời.
Tôi không muốn nói chuyện với ai trong nhà, cũng không muốn bước đến an ủi bất kì ai. Về cơ bản thì tôi còn chẳng biết họ khóc thật, hay chỉ khóc theo phong tục. Tôi chẳng biết họ có thấy được an ủi khi khóc rống lên bên cạnh quan tài của ông chú không nhưng tôi biết là chú chắc chắn sẽ không vui. Ông ghét ồn ào chết đi được.
Ông chú là người gàn dở nhất trong số họ hàng của tôi. Lớn tuổi và gàn dở. Người ta hay bảo thế, các cô con gái đang khóc rống ngay bên cạnh chú cũng thường lén gọi chú như thế mỗi khi họ nói chuyện hoặc không vừa ý về điều gì. Tôi không có ý định trách móc các cô của mình, có lẽ họ có lí do nào đó, nhưng tôi nghĩ họ nên hổ thẹn khi tự mâu thuẫn với chính mình như thế.
Trong số các đứa cháu chắt của mình, ông thương tôi tôi nhất. Chẳng phải vì tôi tốt đẹp hơn ai mà là vì tôi chịu ngồi đánh cờ với ông. Không hẳn vì tôi chịu mà là vì trong nhà không ai đánh cờ với tôi tôi cả, ngoại trừ ông. Một lão già càn gở ngay cả bạn chơi cờ cũng không có nên đành phải đánh cờ với đứa nhóc mới có mười mấy tuổi, thế mà lúc nào thắng ông cũng hếch mặt lên trời và cười ha hả. Đôi lần ông làm cho tôi khóc sụt sịt tủi thân vì thua cuộc. Hồi đó tôi là một đứa hiếu thắng nên khi thua tới ba trận thì nước mắt tôi đã tràn ra tự bao giờ. Tôi không có ý định khóc, đã thua mà còn khóc thì nhục nhã lắm. Nhưng tôi không kiểm soát được bản thân mình. Và vì lòng tự trọng của một đứa nhóc gần trăng tròn nên tôi nghỉ chơi cờ với ông chú một tuần để đi thả diều ở đồng với bọn bạn. Hồi trước tôi không chơi với chúng nó vì thấy đánh cờ thú vị hơn nhiều, bây giờ thì tôi nhận ra thả diều cũng vui hết ý.
Sau một tuần, đám nhóc thả diều cùng tôi đã chán ngấy trò thả diều và chuyển qua bắn bi. Nhưng tôi không biết bắn và thấy nó không vui bằng lúc thả diều nên tôi đã chợt thấy nhung nhớ bộ cờ tướng và ông chú. Ông chú hỏi tôi có muốn chơi cờ tướng với ông nữa không, mấy lần trước tôi đều lắc đầu rồi cắm mặt làm một con diều để chốc đi khoe với lũ hàng xóm, nhưng lần này tôi gật đầu đồng ý. Thế là tầm bốn năm giờ chiều, ở tấm phản ngoài sân nhà, người làm đồng về ngang qua đều thấy cảnh một ông lão và một đứa nhóc tập trung vào bàn cờ tướng. Tôi nhớ hôm đấy tôi với ông chơi tổng cộng năm ván và tôi đã thắng ba ván.
Chúng tôi đã làm hòa như thế.
Có một ngày, ông chú bảo tôi trong lúc chơi cờ là tôi phải lớn lên làm một người tử tế. Tôi hỏi ông tử tế nghĩa là gì?
Ông bảo, tử tế là không làm việc trái với lương tâm của mình và không làm hại người khác. Mà khi đã như thế, không chỉ là bây tử tế với người khác mà còn là tử tế với chính mình nữa.
Tôi lại hỏi, ông có bao giờ làm việc trái với lương tâm chưa?
Tôi không chắc về câu hỏi này lắm, nhiều người không thích ông nên tôi nghĩ ông cũng không phải người tốt, nhưng ông kiên nhẫn chơi cờ với tôi, thi thoảng nhường tôi thắng và còn dạy tôi vài nước đi hay nên tôi không nghĩ ông là người xấu. Lúc bấy giờ, tôi không nghĩ những người lớn đối xử tốt và kiên nhẫn với trẻ nhỏ là người xấu. So với bố mẹ hay cô dì chú bác thì ông là người đối tốt với tôi nhất.
Và ông không nói dối trẻ nhỏ, đặc biệt là tôi.
Có một vài lúc, ông bảo và vẫn tập trung vào quân cờ, có khi là do bản năng của tao cũng có khi là tao cố tình.
“Ông mà còn như thế thì sao dạy con sống không trái với lương tâm được?”
“Vì tao nghĩ, sống không trái với lương tâm sẽ tự do bây ạ.”
“Tự do ấy ạ?”
“Ừ, tự do ấy. Bây không thấy xấu hổ hay cắn rứt với bản thân. Không phải tao không muốn giải thích cho bây hiểu mà là bây chưa trải đủ để hiểu. Sau này lớn thì bây sẽ tự hiểu thôi. Mà đấy là tao nghĩ thế dựa trên cuộc đời tao, sau này bây sống cuộc đời mình, thấy đúng thì áp dụng, còn thấy tao sai thì cứ ra mộ tao mà khấn vái để tao biết.”
Năm đó tôi học lớp 11. Tuy tôi không hiểu lắm tất cả mọi thứ đằng sau sự đúc rút ấy nhưng tôi vẫn khắc ghi trong lòng. Tôi không chủ ý khắc ghi nhưng cố tình tôi cứ nghĩ đến mấy lời ấy và nhớ tới mấy lời ấy.
Khoảng một hai tháng sau khi tôi thi xong đại học, mẹ tôi báo ông chú qua đời. Tôi còn nhớ khá rõ cảm xúc lúc ấy, không biết gọi tên là gì nhưng tôi đã ngồi thừ một lúc lâu trong phòng và nhìn chằm chằm vào tin nhắn mẹ gửi. Mắt tôi hơi nhòe đi, chắc vì nước mắt.
Tôi không gào khóc hay gì, tôi thấy mình không có sức để gào khóc. Ông chú mà thấy tôi gào khóc chắc hẳn sẽ cười ha hả và nói lại khóc à. Nói thực tôi ghét cái giọng cười khi nói câu đó của ông chú chết đi được.
Mà giờ cũng không được nghe nữa.
Và tự nhiên tôi nhớ tới mấy lời ông chú nói năm lớp 11. Năm lớp 12 tôi không về quê chơi cờ mấy vì bận học, bận bạn bè, bận thi cử, bận đủ thứ. Nói đúng ra, từ khi lên lớp 11 tôi đã hoàn toàn bị mọi thứ quấn đi. Ông chú cũng không cần tôi chơi cờ cùng nữa vì ông tìm được một đứa nhóc khác, nhỏ hơn tôi gần chục tuổi để chơi cờ với ông. Nói thật tôi đã rất giận dỗi. Bao nhiêu năm đều là tôi chơi cờ với ông, vị trí đối thủ trên bàn cờ của ông bao giờ cũng là của tôi. Thế nên tôi đã giận lắm khi biết mình bị thay thế, và vì sự trẻ con đó nên tôi cũng không còn về quê mấy nữa. Nhưng tôi vẫn có về, và cuộc nói chuyện diễn ra trên bàn cờ năm lớp 11 chính là một trong số lần ít ỏi tôi trở về.
Tôi đã định đợt này hết bận rộn xong sẽ trở về nhiều hơn, chơi nhiều hơn, bắt ông mua chè mua bánh mua kem cho vì dám để thằng nhóc chắt chít thay thế tôi. Nhưng năm nay không còn ai đợi tôi bên bàn cờ nữa.
Sau khi tang lễ xong xuôi cả, tôi có xin lại bộ bàn cờ để mang về. Mọi người đều đồng ý, không có ai ngăn cản nên giờ bộ bàn cờ đó đang nằm chiễm chệ trên tủ đầu giường của tôi. Tôi không nỡ cho nó vào tủ để đóng bụi nên cứ để nó ở đấy. Mỗi lúc suy nghĩ nhiều thứ tôi lại vô thức xếp mấy lại mấy con cờ vào đúng vị trí hoặc vân vê mấy quân cờ đã cũ và ghi đầy dấu vết của năm tháng và kỉ niệm.
Tôi không dám nhìn mặt ông chú lần cuối. Thế mà tôi lại dám mang cả kỉ niệm to đùng về nhà để khóc sướt mướt mấy ngày liền mỗi khi nhìn thấy. Đúng là hâm hết biết. Nhưng tôi biết nếu tôi không mang bộ bàn cờ về nhà tức là tôi đã trái với lương tâm mình, mong muốn của mình. Tôi biết tôi sẽ vượt qua được sự mất mát để bộ bàn cờ trở thành báu vật đối với tôi mà cách tốt nhất để vượt qua luôn là đối mặt với nó, còn trốn tránh chỉ khiến tôi hối hận và cắn rứt thôi. Ông chú từng bảo đừng làm gì trái với lương tâm để được tự do còn gì. Khi nhận được bàn cờ từ tay người bác, tôi đã nghĩ đến tự do mà ông chú nói hôm nào. Có lẽ, không tự giam cầm mình chính là tự do.
Tôi không thích gia đình mình lắm nên vô thức trốn tránh những lần ngẫu nhiên nghe đến “nhà”, nhưng về sau này (và cả trước đó) mỗi lần ai nhắc đến “nhà”, tôi đều vô thức nghĩ đến ông chú, đến bộ bàn cờ, đến những ngày tháng cả hai chúng tôi một già một trẻ ngồi trên tấm phản đánh cờ tầm gần xế chiều. Mỗi lần nghĩ đến, tôi đều thấy vui vẻ đến mức như thể lại sắp được ngồi trên phản đánh cờ với ông chú. Điều đó luôn khiến tôi mỉm cười trong vô thức.