1. Bí mật của Naoko
Cuộc sống của Heisuki trôi qua hết sức bình lặng, cho đến một ngày tai nạn khủng khiếp xảy ra, và gã mất đi người vợ yêu quý nhất của mình, còn đứa con gái bé bỏng thì vẫn trong trạng thái hôn mê bất tỉnh. Nhưng chỉ sau một đêm, con gái gã tỉnh lại và một mực xưng mình là Naoko, vợ gã.
Dường như linh hồn của Naoko đã nhập vào thể xác con gái, còn Monami thực sự đã chết. Rốt cuộc Heisuki đã mất vợ hay con gái trong vụ tai nạn ấy? Năm năm trôi qua, gã sống cùng với Naoko trong thân xác của Monami, họ không vượt quá giới hạn bản thân cho phép. Dù gì trong cơ thể ấy đang chảy dòng máu của mình, lão nghĩ. Những mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh khi Monami (tức Naoko) quyết định thi Lên cấp III, tham gia vào câu lạc bộ Tennis và có những mối quan hệ mới. Rồi một ngày sau cuộc gặp với Negishi - người vợ trước của tài xế lái xe gây ra vụ tai nạn năm đó, gã quyết định đối xử với Naoko như con gái mình, làm tròn trách nhiệm của một người bố. Naoko nhận ra được biểu hiện của gã nên đã quyết định làm một kế hoạch hoán đổi.
Cô giả vờ tỉnh dậy sau một đêm rồi dẫn dắt Heisuki vào câu chuyện của mình rằng Monaki đã trở về, rồi dần dần Naoko biến mất, trở về đúng với thực tại là Monami và sống như vậy. Tuy nhiên, ngày cưới của Monami là lúc Heisuki nhận ra sự thật là Monami đã chết vĩnh viễn, con bé chưa bao giờ trở về, Naoko vẫn còn sống, gã nhận ra khi biết được chiếc nhẫn cưới – bí mật của hai vợ chồng được đem ra tiệm đồng hồ quen thuộc sửa lại thành một cái nhẫn mới. Gã định làm rõ chuyện này nhưng gặp Naoko trong chiếc váy cưới năm xưa thì gã chấp nhận giữ kín bí mật này. Đau khổ, tuyệt vọng, mất mát khi chứng kiến vợ mình trong thân xác con gái để sống một cuộc đời mới, gã không biết và cũng không ai biết sau này gã sẽ đối mặt với nó như thế nào?
2. Điều kỳ diệu của tiệm tạp hóa Namiya
Trong một đêm vội vã bỏ trốn sau phi vụ khoắng đồ nhà người khác, Atsuya, Shota và Kouhei đã rẽ vào lánh tạm trong một căn nhà hoang bên con dốc vắng người qua lại. Căn nhà có vẻ khi xưa là một tiệm tạp hóa với biển hiệu cũ kỹ bám đầy bồ hóng, khiến người ta khó lòng mà đọc được trên đó viết gì. Định bụng là nghỉ tạm một đêm rồi sáng hôm sau chuồn sớm, cả ba không ngờ chờ đợi cả bọn là một đêm không ngủ, với bao điều kỳ bí bắt đầu từ một phong thư bất ngờ gửi đến.
Đầu tiên là Thỏ Ngọc Cung Trăng, cô gái đang băn khoăn lựa chọn giữa việc ở bên cạnh người mình yêu, chăm sóc anh những ngày cuối đời hay tiếp tục luyện tập không ngừng nghỉ đêm tham gia vào Thế Vân Hội – hiện thực hóa giấc mơ của cả anh và cô.
Tiếp đó là nỗi băn khoăn của chàng nghệ sĩ hàng cá đang đứng giữa ranh giới của việc tiếp tục theo đuổi ước mơ ca hát hay an phận tiếp nhận cửa hàng cá “Ngư Tùng” của gia đình như một sự tiếp nối giữa các thế hệ. Cậu đã nghe lời của tiệm và tiếp tục con đường ca hát của mình. Và quả thực, đến giây phút cuối cùng của cuộc đời, hy sinh trong trận hỏa hoạn để cứu một em bé, bản nhạc “Tái sinh” do chính anh sáng tác đã trở thành một dấu mốc vàng son trong sự nghiệp của ca sĩ Kitai. “Tái sinh” đã vang lên từ lúc cậu kết thúc cuộc đời nhưng cũng bắt đầu đánh dấu thành công trong âm nhạc của chàng nghệ sĩ hàng cá.
Giữa truyện là khoảng không gian chắp nối việc tiệm tạp hóa thực hiện chuyện gỡ rối tơ lòng cho những ai đang băn khoăn trước mọi nẻo đường của cuộc sống. Dù là người lớn hay trẻ nhỏ, dù hỏi nghiêm túc hay mang ý nghĩa trêu chọc, ông già của tiệm tạp hóa Namiya Yuji vẫn trả lời một cách thực lòng, nghiêm túc và ông luôn thực hiện với tôn chỉ biết đâu lời khuyên của ông có thể giúp đỡ một ai đó trên trường đời muôn trùng trắc trở này. Chuyện trả lời thư tư vấn đã đem đến cho ông những niềm vui trong những ngày cuối đời. Có thể nói, đó là một điều kỳ diệu mà thượng đế đã ban cho ông dưới cái tiệm tạp hóa cũ kỹ. Một cậu bé khi xưa không nghe theo lời của tiệm tạp hóa Namiya khuyên “Chừng nào gia đình còn ở trên cùng một con thuyền thì vẫn còn khả năng cả gia đình trở về con đường đúng” cũng quay trở lại để viết thư nói lời cảm ơn đối với tiệm, mặc dù cậu đã lựa chọn một con đường khác là bỏ trốn khỏi cha mẹ và sống một cuộc đời mới. Cậu mãn nguyện với cuộc sống hiện tại nhưng khi quay trở lại đây cậu hiểu ra bố mẹ đã vì cậu mà hy sinh rất nhiều. Nếu cậu làm theo lời của tiệm khuyên bảo, có lẽ giờ đây cậu đang hạnh phúc với gia đình của mình.
Dù thế, lời cảm ơn của cậu đã phần nào cho thấy được tính nhân đạo của Keigo rằng: không phải cứ oán trách người khác là tốt bởi cuộc sống này được quyết định bởi chính bản thân mỗi người. Khép lại trang sách là nỗi trăn trở của “chó nhỏ lạc lối”, cô lưỡng lự giữa việc tiếp tục công việc văn phòng nhà nhã hay nghỉ việc để theo đuổi nghề tiếp viên – nơi cô kiếm được món tiền lớn để tự chủ được tài chính cho bản thân. Hơn ai hết, cô muốn trả ơn những người đã giúp đỡ mình trong thời gian qua. Nhờ có lời khuyên của tiệm, cô gái ấy giờ đây đã thành công. Đứng ở hiện tại mà nhớ về quá khứ, cô không thể nào quên được tiệm tạp hóa Namiya – nơi chắp cánh cho cuộc sống của cô sau này. Cô muốn giúp đỡ những người khác, muốn san sẻ những gì mình có đến với mọi người như một sự đền ơn đối với ông Namiya Yuji. Từ trên trời cao, chắc hẳn ông Namiya đã cầu nguyện cho những con người lạc lối và dành trái tim mình giúp họ tìm hướng đi, đưa họ trở về với con đường chính đạo. Tài kể chuyện hơn người đã giúp Keigo khéo léo thay đổi các dấu mốc thời gian và không gian, chắp nối những câu chuyện tưởng chừng hoàn toàn riêng rẽ thành một kết cấu chặt chẽ, gây bất ngờ từ đầu tới cuối.
3. Sự cứu rỗi của thánh nữ
Yoshitaka từng nói với Ikai rằng: “Tôi cần một người phụ nữ sinh con cho tôi chứ không phải là quản gia hay là một vật trang trí cao cấp”. Đối với người đàn ông ấy, sinh con là mục đích duy nhất mà anh ta tiến tới hôn nhân. Người ta thường nói đàn ông cần tình dục, đàn bà cần tình yêu, quả đúng là như vậy. Để rồi một vụ án mạng tinh vi được thực hiện dưới bàn tay của Ayane, người đầu ấp tay gối với anh sau khi thời hạn thỏa thuận một năm gần hết “nếu không có con chúng ta sẽ chia tay”. Cứ ngỡ rằng việc phạm tội ấy là một vụ giết người hoàn hảo giống như Từ sách của Tội lỗi không chứng cứ của Tử Kim Trần, mặc dù biết thủ phạm là ai nhưng không thể đưa về quy án. Ấy vậy mà dưới sự suy luận của thám tử Yukawa, một đáp án thật được bao bọc bởi một đáp án ảo đã kết tội thủ phạm. Khác với những ấn phẩm trước đây của Keigo, tác phẩm này mang dư vị của yếu tố trinh thám nhiều hơn một chút, phần nào kích thích vị giác của độc giả sau những cuốn sách miêu tả tâm lý cực kỳ xuất sắc của mình. Cái tài của Keigo là từ một tình huống tưởng chừng đơn giản nhưng dưới ngòi bút của ông nó được thực hiện một cách tinh vi, được dắt bởi óc suy luận tài tình mà nếu không đọc hết ta cũng không thể tưởng tượng ra được kết quả.Có lẽ tình yêu mà Yoshitaka dành cho Ayane cũng giống như bao người phụ nữ khác – một tình yêu đã biết trước ngày chia tay?
* Nguồn ảnh: Sưu Tầm
_Trần Hàn_
Cuộc sống của Heisuki trôi qua hết sức bình lặng, cho đến một ngày tai nạn khủng khiếp xảy ra, và gã mất đi người vợ yêu quý nhất của mình, còn đứa con gái bé bỏng thì vẫn trong trạng thái hôn mê bất tỉnh. Nhưng chỉ sau một đêm, con gái gã tỉnh lại và một mực xưng mình là Naoko, vợ gã.
Dường như linh hồn của Naoko đã nhập vào thể xác con gái, còn Monami thực sự đã chết. Rốt cuộc Heisuki đã mất vợ hay con gái trong vụ tai nạn ấy? Năm năm trôi qua, gã sống cùng với Naoko trong thân xác của Monami, họ không vượt quá giới hạn bản thân cho phép. Dù gì trong cơ thể ấy đang chảy dòng máu của mình, lão nghĩ. Những mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh khi Monami (tức Naoko) quyết định thi Lên cấp III, tham gia vào câu lạc bộ Tennis và có những mối quan hệ mới. Rồi một ngày sau cuộc gặp với Negishi - người vợ trước của tài xế lái xe gây ra vụ tai nạn năm đó, gã quyết định đối xử với Naoko như con gái mình, làm tròn trách nhiệm của một người bố. Naoko nhận ra được biểu hiện của gã nên đã quyết định làm một kế hoạch hoán đổi.
Cô giả vờ tỉnh dậy sau một đêm rồi dẫn dắt Heisuki vào câu chuyện của mình rằng Monaki đã trở về, rồi dần dần Naoko biến mất, trở về đúng với thực tại là Monami và sống như vậy. Tuy nhiên, ngày cưới của Monami là lúc Heisuki nhận ra sự thật là Monami đã chết vĩnh viễn, con bé chưa bao giờ trở về, Naoko vẫn còn sống, gã nhận ra khi biết được chiếc nhẫn cưới – bí mật của hai vợ chồng được đem ra tiệm đồng hồ quen thuộc sửa lại thành một cái nhẫn mới. Gã định làm rõ chuyện này nhưng gặp Naoko trong chiếc váy cưới năm xưa thì gã chấp nhận giữ kín bí mật này. Đau khổ, tuyệt vọng, mất mát khi chứng kiến vợ mình trong thân xác con gái để sống một cuộc đời mới, gã không biết và cũng không ai biết sau này gã sẽ đối mặt với nó như thế nào?
2. Điều kỳ diệu của tiệm tạp hóa Namiya
Trong một đêm vội vã bỏ trốn sau phi vụ khoắng đồ nhà người khác, Atsuya, Shota và Kouhei đã rẽ vào lánh tạm trong một căn nhà hoang bên con dốc vắng người qua lại. Căn nhà có vẻ khi xưa là một tiệm tạp hóa với biển hiệu cũ kỹ bám đầy bồ hóng, khiến người ta khó lòng mà đọc được trên đó viết gì. Định bụng là nghỉ tạm một đêm rồi sáng hôm sau chuồn sớm, cả ba không ngờ chờ đợi cả bọn là một đêm không ngủ, với bao điều kỳ bí bắt đầu từ một phong thư bất ngờ gửi đến.
Đầu tiên là Thỏ Ngọc Cung Trăng, cô gái đang băn khoăn lựa chọn giữa việc ở bên cạnh người mình yêu, chăm sóc anh những ngày cuối đời hay tiếp tục luyện tập không ngừng nghỉ đêm tham gia vào Thế Vân Hội – hiện thực hóa giấc mơ của cả anh và cô.
Tiếp đó là nỗi băn khoăn của chàng nghệ sĩ hàng cá đang đứng giữa ranh giới của việc tiếp tục theo đuổi ước mơ ca hát hay an phận tiếp nhận cửa hàng cá “Ngư Tùng” của gia đình như một sự tiếp nối giữa các thế hệ. Cậu đã nghe lời của tiệm và tiếp tục con đường ca hát của mình. Và quả thực, đến giây phút cuối cùng của cuộc đời, hy sinh trong trận hỏa hoạn để cứu một em bé, bản nhạc “Tái sinh” do chính anh sáng tác đã trở thành một dấu mốc vàng son trong sự nghiệp của ca sĩ Kitai. “Tái sinh” đã vang lên từ lúc cậu kết thúc cuộc đời nhưng cũng bắt đầu đánh dấu thành công trong âm nhạc của chàng nghệ sĩ hàng cá.
Giữa truyện là khoảng không gian chắp nối việc tiệm tạp hóa thực hiện chuyện gỡ rối tơ lòng cho những ai đang băn khoăn trước mọi nẻo đường của cuộc sống. Dù là người lớn hay trẻ nhỏ, dù hỏi nghiêm túc hay mang ý nghĩa trêu chọc, ông già của tiệm tạp hóa Namiya Yuji vẫn trả lời một cách thực lòng, nghiêm túc và ông luôn thực hiện với tôn chỉ biết đâu lời khuyên của ông có thể giúp đỡ một ai đó trên trường đời muôn trùng trắc trở này. Chuyện trả lời thư tư vấn đã đem đến cho ông những niềm vui trong những ngày cuối đời. Có thể nói, đó là một điều kỳ diệu mà thượng đế đã ban cho ông dưới cái tiệm tạp hóa cũ kỹ. Một cậu bé khi xưa không nghe theo lời của tiệm tạp hóa Namiya khuyên “Chừng nào gia đình còn ở trên cùng một con thuyền thì vẫn còn khả năng cả gia đình trở về con đường đúng” cũng quay trở lại để viết thư nói lời cảm ơn đối với tiệm, mặc dù cậu đã lựa chọn một con đường khác là bỏ trốn khỏi cha mẹ và sống một cuộc đời mới. Cậu mãn nguyện với cuộc sống hiện tại nhưng khi quay trở lại đây cậu hiểu ra bố mẹ đã vì cậu mà hy sinh rất nhiều. Nếu cậu làm theo lời của tiệm khuyên bảo, có lẽ giờ đây cậu đang hạnh phúc với gia đình của mình.
Dù thế, lời cảm ơn của cậu đã phần nào cho thấy được tính nhân đạo của Keigo rằng: không phải cứ oán trách người khác là tốt bởi cuộc sống này được quyết định bởi chính bản thân mỗi người. Khép lại trang sách là nỗi trăn trở của “chó nhỏ lạc lối”, cô lưỡng lự giữa việc tiếp tục công việc văn phòng nhà nhã hay nghỉ việc để theo đuổi nghề tiếp viên – nơi cô kiếm được món tiền lớn để tự chủ được tài chính cho bản thân. Hơn ai hết, cô muốn trả ơn những người đã giúp đỡ mình trong thời gian qua. Nhờ có lời khuyên của tiệm, cô gái ấy giờ đây đã thành công. Đứng ở hiện tại mà nhớ về quá khứ, cô không thể nào quên được tiệm tạp hóa Namiya – nơi chắp cánh cho cuộc sống của cô sau này. Cô muốn giúp đỡ những người khác, muốn san sẻ những gì mình có đến với mọi người như một sự đền ơn đối với ông Namiya Yuji. Từ trên trời cao, chắc hẳn ông Namiya đã cầu nguyện cho những con người lạc lối và dành trái tim mình giúp họ tìm hướng đi, đưa họ trở về với con đường chính đạo. Tài kể chuyện hơn người đã giúp Keigo khéo léo thay đổi các dấu mốc thời gian và không gian, chắp nối những câu chuyện tưởng chừng hoàn toàn riêng rẽ thành một kết cấu chặt chẽ, gây bất ngờ từ đầu tới cuối.
3. Sự cứu rỗi của thánh nữ
Yoshitaka từng nói với Ikai rằng: “Tôi cần một người phụ nữ sinh con cho tôi chứ không phải là quản gia hay là một vật trang trí cao cấp”. Đối với người đàn ông ấy, sinh con là mục đích duy nhất mà anh ta tiến tới hôn nhân. Người ta thường nói đàn ông cần tình dục, đàn bà cần tình yêu, quả đúng là như vậy. Để rồi một vụ án mạng tinh vi được thực hiện dưới bàn tay của Ayane, người đầu ấp tay gối với anh sau khi thời hạn thỏa thuận một năm gần hết “nếu không có con chúng ta sẽ chia tay”. Cứ ngỡ rằng việc phạm tội ấy là một vụ giết người hoàn hảo giống như Từ sách của Tội lỗi không chứng cứ của Tử Kim Trần, mặc dù biết thủ phạm là ai nhưng không thể đưa về quy án. Ấy vậy mà dưới sự suy luận của thám tử Yukawa, một đáp án thật được bao bọc bởi một đáp án ảo đã kết tội thủ phạm. Khác với những ấn phẩm trước đây của Keigo, tác phẩm này mang dư vị của yếu tố trinh thám nhiều hơn một chút, phần nào kích thích vị giác của độc giả sau những cuốn sách miêu tả tâm lý cực kỳ xuất sắc của mình. Cái tài của Keigo là từ một tình huống tưởng chừng đơn giản nhưng dưới ngòi bút của ông nó được thực hiện một cách tinh vi, được dắt bởi óc suy luận tài tình mà nếu không đọc hết ta cũng không thể tưởng tượng ra được kết quả.Có lẽ tình yêu mà Yoshitaka dành cho Ayane cũng giống như bao người phụ nữ khác – một tình yêu đã biết trước ngày chia tay?
* Nguồn ảnh: Sưu Tầm
_Trần Hàn_
Sửa lần cuối:
- Từ khóa
- truyện trinh thám