Chia Sẻ Bi kịch tình yêu, hôn nhân trong tiểu thuyết của Lê Lựu

Chia Sẻ Bi kịch tình yêu, hôn nhân trong tiểu thuyết của Lê Lựu

Vanhoctre
Vanhoctre
  • Thành viên BQT
  • Văn Học Trẻ đến từ Việt Nam
Văn học Việt Nam hiện đại phát triển qua nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn để lại những thành tựu riêng. Văn học thời kì đổi mới, hòa trong công cuộc đổi mới đất nước, đã có những đổi mới về tư duy nghệ thuật, đạt được những thành tựu bước đầu. Trên con đường đổi mới văn học ấy, đặc biệt là đổi mới về đề tài, Lê Lựu là một trong những tác
giả đặt chân đầu tiên và để lại những dấu ấn trong lòng người đọc. Thời xa vắng (1986) là tác phẩm gây tiếng vang đầu tiên, rồi sau đó là Chuyện làng Cuội (1991), Sóng ở đáy
sông (1994), Hai nhà (2000),...

Đọc những tiểu thuyết ấy của Lê Lựu, qua giọng kể khi hài hước bông lơn, khi xót xa thương cảm, khi khắc khoải yêu thương, khi chìm sâu trong suy ngẫm, triết lý của nhà văn, người đọc không khỏi băn khoăn trước số phận con người, trước tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc của con người.

Văn học dân tộc kể từ khi đất nước hòa bình, độc lập đã có nhiều cách tân, từ những thay đổi tư duy nghệ thuật đến đổi mới quan niệm về hiện thực, về con người, về sáng tạo nghệ thuật. Từ nền văn học mang cảm hứng sử thi, văn học đã chuyển sự quan tâm chủ yếu sang vấn đề thời sự và đời tư, sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã mở ra cho văn học nhiều đề tài và chủ đề mới mẻ. Thời kì này, văn học đã đi tới một quan niệm toàn vẹn
sâu sắc về con người, về những suy nghĩ trăn trở trước cuộc sống. Con người vừa là xuất
phát điểm, là đối tượng khám phá chủ yếu, vừa là cái đích cuối cùng của tác phẩm văn
học. Con người trong văn học hôm nay khác với con người trong văn học trước đây, vì
nó được nhìn ở nhiều vị thế, ở mối quan hệ đa chiều: con người với xã hội, con người với gia đình, và với chính mình, bên cạnh đó mặt trái của cơ chế thị trường với bao ngổn
ngang, hỗn độn đã đẩy cuộc sống, số phận của con người đến trước những bi kịch không ai giống ai. Đây là những vấn đề cần nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc.

Từ Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng, đất nước bước vào thời kì hội nhập, đổi mới và phát triển trên nhiều phương diện đời sống và xã hội. Điều này đòi hỏi người viết phải có cái nhìn mới, thỏa đáng hơn cho những vấn đề đang tồn tại và nảy sinh trong cuộc sống. Nhiều vấn đề của đời sống đã được các nhà văn lật lại, nhận thức lại. Với khả năng miêu tả hiện thực đời sống cả ở bề rộng lẫn bề sâu, “là mảnh đất lưu giữ bóng hình
cuộc đời và con người” một cách hữu hiệu, không phải vô tình mà tiểu thuyết trở thành thể loại nổi bật được các nhà văn lựa chọn để thể hiện quan niệm và khả năng sáng tạo
nghệ thuật của mình.

Lê Lựu là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học thời kì đổi mới. Ngay từ
những sáng tác đầu tay, Lê Lựu đã được nhận xét là người đang tìm tòi và có nhiều đổi
mới sáng tạo. Tác phẩm nào của nhà văn cũng tìm được những tính chất mới, những
hướng khai thác vấn đề mới. Một vấn đề được Lê Lựu thể hiện sâu sắc trong nhiều tác
phẩm của mình là bi kịch trong tình yêu và hôn nhân... Xuất phát từ ám ảnh về bi kịch
tình yêu, hôn nhân của các nhân vật trong một số tiểu thuyết của Lê Lựu nên tôi muốn đi sâu tìm hiểu đề tài này.


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lí luận văn học
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS TRẦN KHÁNH THÀNH
Học viên: Lê Thu Hà
 

Đính kèm

  • Luận văn thạc sĩ Lí luận và phê binh văn học - Lê Lựu.pdf
    219.8 KB · Lượt xem: 0
Từ khóa
lê lựu tác phẩm tình yêu và hôn nhân đề tài đổi mới sáng tạo
481
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top