Chẳng biết tự bao giờ, người dân thành phố Huế lấy sông Hương làm ranh giới để chia đất cố đô làm hai nơi gọi là Bắc Sông Hương và Nam Sông Hương. Nếu như Nam Sông Hương khoác lên mình chiếc áo hiện đại với hàng loạt khách sạn, cửa hiệu, quán bar, vũ trường... cùng nhịp sống vội vã trong không khí ồn ào náo nhiệt cả ngày lẫn đêm thì Bắc Sông Hương hầu như hoàn toàn ngược lại. Bờ Bắc có cái vẻ trầm lắng, mơ màng lẫn trong thứ ánh sáng chầm chậm trôi, luồn lách giữa những con phố nằm lặng im trong sương sớm lẫn đêm về. Những ngõ nhỏ sâu hun hút, xen giữa những con đường chồng chéo lên nhau như mạng nhện nhất là ở khu vực được bao bọc bởi tường thành mà đại diện là các Cửa Trài, Quảng Đức, Thượng Tứ, Cửa Ngăn, An Hòa.
Cuộc sống ngày càng hiện đại khiến con người lãng quên đi những thứ một thời đã vô cùng quen thuộc ngay từ trong nếp nghĩ của chính họ. Mảnh đất kinh kỳ từng ánh lên sự hoàng huy dưới những triều đại vua chúa nhà Nguyễn giờ đã dần mất đi những thứ tráng lệ mà lặng lẽ, nghiêm trang mà nên thơ. Chúng dắt tay nhau về dĩ vãng, cố tình ngủ quên ở đó và chẳng bao giờ trở lại khi sự độc ác của thời gian đã chặn mất đường về. Bây giờ, trên đường phố, những cú lướt xe tay ga nhanh như điện xẹt của đám thanh niên tóc xanh đỏ nhuộm màu ngôi sao showbiz khiến linh hồn thành phố oằn mình lên chịu trận và đành nhường lại nhiệm vụ canh giữ yên bình cho lực lượng công an giao thông. Bây giờ, tìm đỏ mắt để kiếm ra hình bóng các bà các mệ quang gánh bánh đúc, đậu hũ nước dừa tất tả ngược xuôi mời mọc cái miệng háu ăn của lũ con nít. Bây giờ, đèn điện nhập nhoạng đa sắc màu trộn lẫn tiếng nhạc xập xình, chát chúa trong âm thanh chạm cốc rượu mạnh côm cốp và những vũ điệu lắc lư vô hồn của giới trẻ ở các vũ trường, quá bar đã trở nên quá quen thuộc với thành phố Huế.
Từ trong bóng đêm quá khứ, những thành quách xưa cũ, nhà rường vườn tược nằm im lặng, in bóng đen lên dòng chảy một chiều của thời gian. Thỉnh thoảng, vào ban ngày, những chiếc vé được bán ra cho du khách vào tham quan. Họ nói cười, bình phẩm và chụp ảnh như một kiểu hình thức cho thấy đã đi du lịch tới nơi này. Những lúc ấy, bánh xe thời gian chợt luân hồi trong giây lát dựa trên giá trị mà ma lực đồng tiền đã mang lại trước khi mọi thứ lại trở về như cũ.
Giữa những ồn ả, xô bồ ấy, nằm cuối đường Phan Đăng Lưu, nơi mà danh nhân nổi tiếng này buộc lòng mình chia làm hai ngả, một quán cà phê tọa lạc trên mảnh đất trước đây vốn là công viên trò chơi của trẻ con. Quán nhỏ, hiền lành, nép mình dưới gốc bồ đề cổ thụ và tràn ngập màu úa vàng của thời gian.
Khách uống cà phê quen gọi là quán cà phê ông Sửu. Đơn giản bởi vì, chủ quán là một cụ già tên Sửu. Cụ đã ngoài bảy mươi, tóc bạc trắng nhưng vẫn còn tráng kiện, quắc thước. Mỗi lần được dịp nói chuyện, tôi luôn luôn ấn tượng bởi đôi mắt sáng tinh anh và giọng nói trầm có lực của cụ. Nghe đâu, thời trai trẻ, cụ là một tay giang hồ thuộc hàng có số má của đất cố đô. Những năm tháng ấy, cụ Sửu có cái uy rất lớn và được nhiều người nể phục trong thế giới những băng nhóm giang hồ mới bước đầu được thành lập kể từ sau khi thành phố Huế chính thức được độc lập hòa vào bức tranh tự do chung của đất nước. Sau này, khi đã chán chê quyền lực, đấu đá mưu hại lẫn nhau, cụ rửa tay gác kiếm dùng số vốn còn lại sau những năm tháng thanh xuân mở một quán cà phê nho nhỏ bên kia đường, đối diện với chính nhà của cụ (là cửa hàng đồ điện gia dụng Quang Long ngày nay). Tính từ đó đến nay, cũng đã trên dưới ba mươi năm.
Quán mở cửa từ sáng sớm cho đến khi mặt trời tắt nắng. Nằm đắc địa ở góc đường Phan Đăng Lưu, cụ Sửu tận dụng ki-ốt trước đây dùng bán vé cho trẻ con vào chơi công viên để làm nơi pha chế cà phê, lưu trữ nước ngọt, ly tách và những vật dụng cần thiết khác. Khách vào uống cà phê ở đây người có thâm niên nhất cũng đã hai mươi bảy năm (tính tới thời điểm hiện tại), người mới nhập môn cũng vào tầm bốn năm (tôi).
Tờ mờ sáng, những vị khách đầu tiên thường là những phu xe, bốc vác tại các bến chợ. Họ tranh thủ nhấm nháp chút vị đắng mê hoặc của ly cà phê bốc khói trong cái lành lạnh buổi sớm trước khi bắt tay vào công việc thường nhật. Tiếp đó là những hạng người, cấp bậc xã hội khác liên tục thay nhau ghé vào rồi rời đi khỏi quán trong cảnh tranh tối tranh sáng khi ánh mặt trời vẫn chưa chính thức ghé thăm. Những gã giáo viên sơ mi đóng thùng ra dáng trí thức với ánh nhìn xa xăm bất lực trước biến động của giáo dục nước nhà, vài ba nhân viên công sở xách cặp táp đen liên tục nhìn đồng hồ đeo tay sợ trễ giờ làm, những ông bà lão đi thể dục buổi sớm về cũng tạt vào quán nói với nhau đôi ba câu chuyện bên tách cà phê sữa đặc nóng hổi. Nhiều lần, tôi còn thấy những người bán hàng ăn gần đó nhân lúc vừa dọn hàng cũng lợi dụng sự lơ đãng của thời gian để ghé thăm quán. Tầm chín giờ sáng là lúc giới lắm tiền nhiều của bắt đầu đánh chiếm nơi này. Khi nào cũng thế, họ chạy xe hơi tới đậu thành hàng dài bên lề đường rồi đi vào quán trong những bước chân chầm chậm với bề ngoài giản dị của những kẻ thích ăn ngon mặc đẹp và luôn lo sợ bệnh ung thư. Đám này phần đông là dân cá độ bóng đá chuyên nghiệp kết hợp với những gã nhà giàu chuyên cho vay nặng lãi, bảo kê cho các vũ trường, nhà hàng. Họ ngồi quanh gốc bồ đề, bàn chuyện thời sự và tỉ số các trận đấu bóng đá đêm qua. Nếu tinh ý nhìn quanh đó, bạn sẽ thấy đôi ba nhóm học sinh ngồi đánh bài sát phạt nhau mà dường như chắc chắn mục đích là ai thua sẽ trả tiền cà phê. Cá mười ăn một là chúng chuồn học, qua mặt giám thị và leo hàng rào sau trường để cúp tiết.
Buổi sáng khách rất đông và đủ các thành phần xã hội xuất hiện trong bức tranh sống động về nhân sinh từ góc nhìn của một ông chủ quán cà phê. Điểm thú vị vào buổi sáng khi uống cà phê ở quán ông Sửu, đó là bạn sẽ có cơ hội gặp được rất nhiều kiểu người khác lạ, khác thường hay thậm chí khác biệt. Không thiếu cảnh những mụ bán vé số tay nách con nhỏ, tay mời khách mua trong khi miệng lại hướng về một con mụ khác gần đó tranh cãi về vấn đề kế hoạch hóa gia đình. Không ít những gã nha sĩ chuyên trồng răng cho người khác liên tục nhổ nước bọt sau mỗi lần hớp một ngụm cà phê. Hoặc là những gã này cho rằng nước bọt có thể gây sâu răng hay cũng có thể hành động đó mang tính lịch thiệp nhiều hơn là vô học. Đôi lần, tôi bắt gặp hai, ba người tàn tật ngồi lặng lẽ bên ly cà phê. Họ dùng cánh tay lành lặn còn lại kẹp điếu thuốc trên môi, thả từng vòng khói hình tròn nhỏ hoặc to tùy theo độ tinh tế trong nghệ thuật phà khói của dân hút thuốc lá vào khoảng không trước mặt. Mù mịt, huyễn hoặc trong cơn đê mê của nicotin mang lại trước khi trở về thực tại với cuộc mưu sinh khắc nghiệt, khổ đau hơn nhiều người khác mà họ đang trải qua. Cứ thế, góc này tròn chỗ kia vuông, đằng kia lại hình thang bên cạnh hình thoi đang biến chuyển sang tam giác, gã họa sĩ vô hình đang liên tục thay đổi các hình khối, màu sắc và âm thanh trên bức tranh đời thu nhỏ của mình.
Buổi chiều ở quán ông Sửu thường vắng khách, êm đềm và lặng lẽ hơn. Ngồi ở đây vào chiều tà, khung cảnh chẳng khác gì một góc phố cổ Hà Nội. Lá bồ đề, lá đa rụng thành thảm vàng lẫn với lớp bụi mịn màng ánh lên một màu sắc khó gọi tên dưới những tia nắng muộn của ngày tàn. Mái đình cổ kính ngay trước quán với những dây leo vờn quanh cột trông xa cứ như chùa Một Cột trứ danh ngay giữa lòng thủ đô. Trời về chiều, xe cộ dần thưa thớt trả lại cho không gian sự thinh lặng vô ngần, trong vắt mà chỉ có những gã thang lang cà phê buổi chiều, thảnh thơi thong thả vứt bỏ lo toan thường nhật mới cảm nhận được. Ấy cũng là lúc nhân viên trong quán bắt đầu quét dọn khuôn viên quán, chồng ghế lại với nhau chuẩn bị cất vào ki-ốt. Đôi ba lần, lúc đang đọc dở cuốn sách, tôi đành tiếc rẻ thời khắc thú vị này để ra về. Không quên trả tiền khi nhận được lời xin lỗi không thể lịch sự hơn của phục vụ bàn kèm theo nụ cười tế nhị khi bất đắc dĩ phải mời khách rời quán.
Cà phê ở quán ông Sửu không hẳn đã ngon nhưng cũng thuộc vào hàng khó quên ở Huế nếu thử một lần. Cà phê cụ Sửu tự rang rồi pha chế lấy và bán với giá khá rẻ. Tám nghìn cho một cà phê đen đá hoặc đen nóng tùy lựa chọn, mười nghìn cho một cà phê sữa đá hoặc nóng cũng tùy theo lựa chọn nốt. Còn lại, các loại nước ngọt phần lớn được bán với giá mười nghìn trừ bò húc Red Bull. Loại tăng lực dẫu uống nhiều có hại này có giá tới mười ba nghìn sánh vai với nước chanh muối mà quán tự dầm chanh trong những hũ kính trong suốt đặt bên dưới quầy pha chế.
Những dịp được về quê, tôi thường ghé quán ông Sửu gọi đen nóng vào buổi sáng, đen đá vào buổi chiều rồi ngồi ngắm phố phường, hoặc đắm mình vào những trang sách trong lúc nhâm nhi cà phê. Một trong những điều thú vị của quán là dường như chất Huế còn sót lại trong những năm tháng vội vã này luôn lẩn khuất trong mọi thứ của quán. Từ không gian lãng đãng, mơ màng khói thuốc ẩn hiện những hình ảnh người không rõ ràng đến những giọng nói pha lẫn vào nhau của mọi tầng lớp xã hội, giai cấp đã cùng nhau tạo nên một thứ cocktail đậm đặc, mằn mặn và quyến rũ rất riêng theo kiểu Huế. Những chiếc bàn uống cà phê trong quán thực chất là những chiếc ghế gỗ bốn chân được đóng thô sơ, luôn ẩm ướt và mốc meo theo thời gian khiến người uống như lạc về miền kí ức tuổi thơ với chiếc đòn bà ngồi nhặt rau, chiếc ghế gỗ ba kê chuồng gà hoặc chạn bát, chiếc ghế gỗ ông nội ngồi uống trà đánh cờ buổi sáng với mấy lão hàng xóm. Mấy chiếc ấm trà bằng nhôm mòn vẹt luôn chứa đầy trà nóng hoặc đá theo yêu cầu của khách. Những thứ, những điều trong quán cứ diễn ra chậm chạp, uể oải từ bước chân của nhân viên đến bàn tay đang rửa ly tách của cụ Sửu hay ánh mắt chăm chú đọc từng trang báo của khách uống cà phê. Đôi lúc diễn ra nhanh hơn khi đông khách nhưng rồi lại quay về như cũ, chầm chậm ảo não như vong linh xưa cũ của đất thần kinh không thể mất đi khi vẫn còn đó những điều bất tử với thời gian.
Ngày nắng cũng như ngày mưa, tiết trời lạnh cắt da thịt hay nắng cháy đổ lửa, quán cà phê ông Sửu vẫn luôn đông khách như thường. Vẫn nhịp nhàng, đều đặn đón những vị khách cứ đến rồi đi. Ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm, cụ Sửu già đi nhưng vẫn luôn tinh anh, hài hước. Còn quán, không già đi cũng chẳng trẻ lại, lặng lẽ nhưng kiêu ngạo giương mắt nhìn thời gian lướt qua trong bóng chiều nhè nhẹ đậu trên những nhánh bồ đề xanh mướt.
Ai ở xa về, chẳng biết bận rộn đến cỡ nào, đều phải ghé quán ông Sửu nhấm nháp một tách cà phê trước khi tiếp tục với những công việc, lắng lo cơm áo gạo tiền thường nhật. Với tôi, đất Huế đã trở thành máu thịt thân thương, nơi nương náu của linh hồn qua nhiều thăng trầm, bấp bênh của cuộc sống. Tha phương cầu thực từ năm mới tốt nghiệp đại học, tôi đắm mình trong sự xô bồ, bon chen của xã hội, cũng chỉ mong kiếm đủ cơm ăn ngày ba bữa, áo mặc đủ ấm những lúc gió lạnh tràn về. Nơi tôi đang công tác là một thành phố lớn, hoa lệ và nhiều cạm bẫy. Những đêm dài cô đơn, tôi gảy nhẹ tàn thuốc lá mặc cho gió ùa qua cuốn đi không để lại một vết tích gì ngoài mùi hăng hắc trong không khí. Hình ảnh quê nhà xứ Huế lẩn lút trong tim bất chợt hiện ra, dịu dàng và chân chất, như níu kéo dòng suy tư chầm chậm, thanh thản.
Một ngày nào đó, tôi sẽ trở về quê hương, về với đất Huế mộng mơ, hồn hậu. Hẳn rồi, tôi sẽ lại ghé quán cà phê ông Sửu gọi một cốc đen nóng và thưởng thức.
Từ tốn.
Tách !
Cuộc sống ngày càng hiện đại khiến con người lãng quên đi những thứ một thời đã vô cùng quen thuộc ngay từ trong nếp nghĩ của chính họ. Mảnh đất kinh kỳ từng ánh lên sự hoàng huy dưới những triều đại vua chúa nhà Nguyễn giờ đã dần mất đi những thứ tráng lệ mà lặng lẽ, nghiêm trang mà nên thơ. Chúng dắt tay nhau về dĩ vãng, cố tình ngủ quên ở đó và chẳng bao giờ trở lại khi sự độc ác của thời gian đã chặn mất đường về. Bây giờ, trên đường phố, những cú lướt xe tay ga nhanh như điện xẹt của đám thanh niên tóc xanh đỏ nhuộm màu ngôi sao showbiz khiến linh hồn thành phố oằn mình lên chịu trận và đành nhường lại nhiệm vụ canh giữ yên bình cho lực lượng công an giao thông. Bây giờ, tìm đỏ mắt để kiếm ra hình bóng các bà các mệ quang gánh bánh đúc, đậu hũ nước dừa tất tả ngược xuôi mời mọc cái miệng háu ăn của lũ con nít. Bây giờ, đèn điện nhập nhoạng đa sắc màu trộn lẫn tiếng nhạc xập xình, chát chúa trong âm thanh chạm cốc rượu mạnh côm cốp và những vũ điệu lắc lư vô hồn của giới trẻ ở các vũ trường, quá bar đã trở nên quá quen thuộc với thành phố Huế.
Từ trong bóng đêm quá khứ, những thành quách xưa cũ, nhà rường vườn tược nằm im lặng, in bóng đen lên dòng chảy một chiều của thời gian. Thỉnh thoảng, vào ban ngày, những chiếc vé được bán ra cho du khách vào tham quan. Họ nói cười, bình phẩm và chụp ảnh như một kiểu hình thức cho thấy đã đi du lịch tới nơi này. Những lúc ấy, bánh xe thời gian chợt luân hồi trong giây lát dựa trên giá trị mà ma lực đồng tiền đã mang lại trước khi mọi thứ lại trở về như cũ.
Giữa những ồn ả, xô bồ ấy, nằm cuối đường Phan Đăng Lưu, nơi mà danh nhân nổi tiếng này buộc lòng mình chia làm hai ngả, một quán cà phê tọa lạc trên mảnh đất trước đây vốn là công viên trò chơi của trẻ con. Quán nhỏ, hiền lành, nép mình dưới gốc bồ đề cổ thụ và tràn ngập màu úa vàng của thời gian.
Khách uống cà phê quen gọi là quán cà phê ông Sửu. Đơn giản bởi vì, chủ quán là một cụ già tên Sửu. Cụ đã ngoài bảy mươi, tóc bạc trắng nhưng vẫn còn tráng kiện, quắc thước. Mỗi lần được dịp nói chuyện, tôi luôn luôn ấn tượng bởi đôi mắt sáng tinh anh và giọng nói trầm có lực của cụ. Nghe đâu, thời trai trẻ, cụ là một tay giang hồ thuộc hàng có số má của đất cố đô. Những năm tháng ấy, cụ Sửu có cái uy rất lớn và được nhiều người nể phục trong thế giới những băng nhóm giang hồ mới bước đầu được thành lập kể từ sau khi thành phố Huế chính thức được độc lập hòa vào bức tranh tự do chung của đất nước. Sau này, khi đã chán chê quyền lực, đấu đá mưu hại lẫn nhau, cụ rửa tay gác kiếm dùng số vốn còn lại sau những năm tháng thanh xuân mở một quán cà phê nho nhỏ bên kia đường, đối diện với chính nhà của cụ (là cửa hàng đồ điện gia dụng Quang Long ngày nay). Tính từ đó đến nay, cũng đã trên dưới ba mươi năm.
Quán mở cửa từ sáng sớm cho đến khi mặt trời tắt nắng. Nằm đắc địa ở góc đường Phan Đăng Lưu, cụ Sửu tận dụng ki-ốt trước đây dùng bán vé cho trẻ con vào chơi công viên để làm nơi pha chế cà phê, lưu trữ nước ngọt, ly tách và những vật dụng cần thiết khác. Khách vào uống cà phê ở đây người có thâm niên nhất cũng đã hai mươi bảy năm (tính tới thời điểm hiện tại), người mới nhập môn cũng vào tầm bốn năm (tôi).
Tờ mờ sáng, những vị khách đầu tiên thường là những phu xe, bốc vác tại các bến chợ. Họ tranh thủ nhấm nháp chút vị đắng mê hoặc của ly cà phê bốc khói trong cái lành lạnh buổi sớm trước khi bắt tay vào công việc thường nhật. Tiếp đó là những hạng người, cấp bậc xã hội khác liên tục thay nhau ghé vào rồi rời đi khỏi quán trong cảnh tranh tối tranh sáng khi ánh mặt trời vẫn chưa chính thức ghé thăm. Những gã giáo viên sơ mi đóng thùng ra dáng trí thức với ánh nhìn xa xăm bất lực trước biến động của giáo dục nước nhà, vài ba nhân viên công sở xách cặp táp đen liên tục nhìn đồng hồ đeo tay sợ trễ giờ làm, những ông bà lão đi thể dục buổi sớm về cũng tạt vào quán nói với nhau đôi ba câu chuyện bên tách cà phê sữa đặc nóng hổi. Nhiều lần, tôi còn thấy những người bán hàng ăn gần đó nhân lúc vừa dọn hàng cũng lợi dụng sự lơ đãng của thời gian để ghé thăm quán. Tầm chín giờ sáng là lúc giới lắm tiền nhiều của bắt đầu đánh chiếm nơi này. Khi nào cũng thế, họ chạy xe hơi tới đậu thành hàng dài bên lề đường rồi đi vào quán trong những bước chân chầm chậm với bề ngoài giản dị của những kẻ thích ăn ngon mặc đẹp và luôn lo sợ bệnh ung thư. Đám này phần đông là dân cá độ bóng đá chuyên nghiệp kết hợp với những gã nhà giàu chuyên cho vay nặng lãi, bảo kê cho các vũ trường, nhà hàng. Họ ngồi quanh gốc bồ đề, bàn chuyện thời sự và tỉ số các trận đấu bóng đá đêm qua. Nếu tinh ý nhìn quanh đó, bạn sẽ thấy đôi ba nhóm học sinh ngồi đánh bài sát phạt nhau mà dường như chắc chắn mục đích là ai thua sẽ trả tiền cà phê. Cá mười ăn một là chúng chuồn học, qua mặt giám thị và leo hàng rào sau trường để cúp tiết.
Buổi sáng khách rất đông và đủ các thành phần xã hội xuất hiện trong bức tranh sống động về nhân sinh từ góc nhìn của một ông chủ quán cà phê. Điểm thú vị vào buổi sáng khi uống cà phê ở quán ông Sửu, đó là bạn sẽ có cơ hội gặp được rất nhiều kiểu người khác lạ, khác thường hay thậm chí khác biệt. Không thiếu cảnh những mụ bán vé số tay nách con nhỏ, tay mời khách mua trong khi miệng lại hướng về một con mụ khác gần đó tranh cãi về vấn đề kế hoạch hóa gia đình. Không ít những gã nha sĩ chuyên trồng răng cho người khác liên tục nhổ nước bọt sau mỗi lần hớp một ngụm cà phê. Hoặc là những gã này cho rằng nước bọt có thể gây sâu răng hay cũng có thể hành động đó mang tính lịch thiệp nhiều hơn là vô học. Đôi lần, tôi bắt gặp hai, ba người tàn tật ngồi lặng lẽ bên ly cà phê. Họ dùng cánh tay lành lặn còn lại kẹp điếu thuốc trên môi, thả từng vòng khói hình tròn nhỏ hoặc to tùy theo độ tinh tế trong nghệ thuật phà khói của dân hút thuốc lá vào khoảng không trước mặt. Mù mịt, huyễn hoặc trong cơn đê mê của nicotin mang lại trước khi trở về thực tại với cuộc mưu sinh khắc nghiệt, khổ đau hơn nhiều người khác mà họ đang trải qua. Cứ thế, góc này tròn chỗ kia vuông, đằng kia lại hình thang bên cạnh hình thoi đang biến chuyển sang tam giác, gã họa sĩ vô hình đang liên tục thay đổi các hình khối, màu sắc và âm thanh trên bức tranh đời thu nhỏ của mình.
Buổi chiều ở quán ông Sửu thường vắng khách, êm đềm và lặng lẽ hơn. Ngồi ở đây vào chiều tà, khung cảnh chẳng khác gì một góc phố cổ Hà Nội. Lá bồ đề, lá đa rụng thành thảm vàng lẫn với lớp bụi mịn màng ánh lên một màu sắc khó gọi tên dưới những tia nắng muộn của ngày tàn. Mái đình cổ kính ngay trước quán với những dây leo vờn quanh cột trông xa cứ như chùa Một Cột trứ danh ngay giữa lòng thủ đô. Trời về chiều, xe cộ dần thưa thớt trả lại cho không gian sự thinh lặng vô ngần, trong vắt mà chỉ có những gã thang lang cà phê buổi chiều, thảnh thơi thong thả vứt bỏ lo toan thường nhật mới cảm nhận được. Ấy cũng là lúc nhân viên trong quán bắt đầu quét dọn khuôn viên quán, chồng ghế lại với nhau chuẩn bị cất vào ki-ốt. Đôi ba lần, lúc đang đọc dở cuốn sách, tôi đành tiếc rẻ thời khắc thú vị này để ra về. Không quên trả tiền khi nhận được lời xin lỗi không thể lịch sự hơn của phục vụ bàn kèm theo nụ cười tế nhị khi bất đắc dĩ phải mời khách rời quán.
Cà phê ở quán ông Sửu không hẳn đã ngon nhưng cũng thuộc vào hàng khó quên ở Huế nếu thử một lần. Cà phê cụ Sửu tự rang rồi pha chế lấy và bán với giá khá rẻ. Tám nghìn cho một cà phê đen đá hoặc đen nóng tùy lựa chọn, mười nghìn cho một cà phê sữa đá hoặc nóng cũng tùy theo lựa chọn nốt. Còn lại, các loại nước ngọt phần lớn được bán với giá mười nghìn trừ bò húc Red Bull. Loại tăng lực dẫu uống nhiều có hại này có giá tới mười ba nghìn sánh vai với nước chanh muối mà quán tự dầm chanh trong những hũ kính trong suốt đặt bên dưới quầy pha chế.
Những dịp được về quê, tôi thường ghé quán ông Sửu gọi đen nóng vào buổi sáng, đen đá vào buổi chiều rồi ngồi ngắm phố phường, hoặc đắm mình vào những trang sách trong lúc nhâm nhi cà phê. Một trong những điều thú vị của quán là dường như chất Huế còn sót lại trong những năm tháng vội vã này luôn lẩn khuất trong mọi thứ của quán. Từ không gian lãng đãng, mơ màng khói thuốc ẩn hiện những hình ảnh người không rõ ràng đến những giọng nói pha lẫn vào nhau của mọi tầng lớp xã hội, giai cấp đã cùng nhau tạo nên một thứ cocktail đậm đặc, mằn mặn và quyến rũ rất riêng theo kiểu Huế. Những chiếc bàn uống cà phê trong quán thực chất là những chiếc ghế gỗ bốn chân được đóng thô sơ, luôn ẩm ướt và mốc meo theo thời gian khiến người uống như lạc về miền kí ức tuổi thơ với chiếc đòn bà ngồi nhặt rau, chiếc ghế gỗ ba kê chuồng gà hoặc chạn bát, chiếc ghế gỗ ông nội ngồi uống trà đánh cờ buổi sáng với mấy lão hàng xóm. Mấy chiếc ấm trà bằng nhôm mòn vẹt luôn chứa đầy trà nóng hoặc đá theo yêu cầu của khách. Những thứ, những điều trong quán cứ diễn ra chậm chạp, uể oải từ bước chân của nhân viên đến bàn tay đang rửa ly tách của cụ Sửu hay ánh mắt chăm chú đọc từng trang báo của khách uống cà phê. Đôi lúc diễn ra nhanh hơn khi đông khách nhưng rồi lại quay về như cũ, chầm chậm ảo não như vong linh xưa cũ của đất thần kinh không thể mất đi khi vẫn còn đó những điều bất tử với thời gian.
Ngày nắng cũng như ngày mưa, tiết trời lạnh cắt da thịt hay nắng cháy đổ lửa, quán cà phê ông Sửu vẫn luôn đông khách như thường. Vẫn nhịp nhàng, đều đặn đón những vị khách cứ đến rồi đi. Ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm, cụ Sửu già đi nhưng vẫn luôn tinh anh, hài hước. Còn quán, không già đi cũng chẳng trẻ lại, lặng lẽ nhưng kiêu ngạo giương mắt nhìn thời gian lướt qua trong bóng chiều nhè nhẹ đậu trên những nhánh bồ đề xanh mướt.
Ai ở xa về, chẳng biết bận rộn đến cỡ nào, đều phải ghé quán ông Sửu nhấm nháp một tách cà phê trước khi tiếp tục với những công việc, lắng lo cơm áo gạo tiền thường nhật. Với tôi, đất Huế đã trở thành máu thịt thân thương, nơi nương náu của linh hồn qua nhiều thăng trầm, bấp bênh của cuộc sống. Tha phương cầu thực từ năm mới tốt nghiệp đại học, tôi đắm mình trong sự xô bồ, bon chen của xã hội, cũng chỉ mong kiếm đủ cơm ăn ngày ba bữa, áo mặc đủ ấm những lúc gió lạnh tràn về. Nơi tôi đang công tác là một thành phố lớn, hoa lệ và nhiều cạm bẫy. Những đêm dài cô đơn, tôi gảy nhẹ tàn thuốc lá mặc cho gió ùa qua cuốn đi không để lại một vết tích gì ngoài mùi hăng hắc trong không khí. Hình ảnh quê nhà xứ Huế lẩn lút trong tim bất chợt hiện ra, dịu dàng và chân chất, như níu kéo dòng suy tư chầm chậm, thanh thản.
Một ngày nào đó, tôi sẽ trở về quê hương, về với đất Huế mộng mơ, hồn hậu. Hẳn rồi, tôi sẽ lại ghé quán cà phê ông Sửu gọi một cốc đen nóng và thưởng thức.
Từ tốn.
Tách !
Tên ảnh : Cà phê ông Sửu
Nguồn : Kì Phong
Nguồn : Kì Phong
Sửa lần cuối: