Các bài học ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng, Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo

Triều Anh
Triều AnhTriều Anh đã được xác minh
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
Giới thiệu, phân tích, đánh giá về truyện cổ hay về một tác phẩm văn học là kiểu bài văn nghị luận mới được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 10, sách Chân trời sáng tạo. Để làm tốt kiểu bài văn nghị luận này, cùng Triều Anh tham khảo đề bài, hướng dẫn và bài làm sau:
1462659A-7425-4167-A34B-AEBF74696A9F.jpeg

Ảnh sưu tầm

Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Ếch ngồi đáy giếng
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. Dàn ý

1. Mở bài


- Giới thiệu về chủ đề của truyện kể
- Tóm tắt nội dung, khái quát chủ đề

2. Thân bài

a. Phân tích, đánh giá chủ đề


- Nội dung: Một chú ếch sống ở dưới đáy giếng cùng các con vật nhỏ, coi trời bằng vun. Một lần mưa lớn ếch ta được đưa ra khỏi giếng. Vì huênh hoang mà bị chú trâu dẫm chết.
- Chủ đề: Kể về những kẻ có tầm nhìn hạn hẹp.
- Ý nghĩa/giá trị của chủ đề: Lên án, phê phán những kẻ thiếu hiểu biết lại huênh hoang, tực đắc. Bài học về sự khiêm tốn và không ngừng học hỏi.

b. Phân tích, đánh giá hình thức của truyện kể

- Dựng bối cảnh/tình huống/cốt truyện
+ Tình huống truyện độc đáo, tự nhiên tuy đơn giản mà mang giá trị tinh thần cao, khiến người đọc phải tự suy ngẫm và đúc kết ra bài học cho bản thân.
+ Cốt truyện liền mạch, cô đọng, bao hàm nhiều ý nghĩa và bài học sâu sắc.
- Xây dựng nhân vật gần gũi, lấy loài vật để nói về truyện con người. Thể hiện qua những hành động cử chỉ để thể hiện tính tự đắc của nhân vật chú ếch. Qua đó càng tô đậm được chủ đề của câu truyện.

3. Kết bài

Ý kiến đánh giá - Ếch ngồi đáy giếng là một câu truyện ngụ ngôn đặc sắc. Bài học trong câu truyện áp dụng được vào thực tế.

II. BÀI LÀM CỦA HỌC SINH

“Ếch ngồi đáy giếng”
là một trong những truyện ngụ ngôn xuất sắc, được trích trong Thu Thủy (thiên thứ 17) của sách Trang Tử. Tác phẩm được đánh giá cao về giá trị chủ đề và hình thức nghệ thuật sâu sắc. Truyện còn gây ấn tượng cho người đọc bởi nhiều bài học ý nghĩa.

Tác phẩm kể về chú ếch sống trong một cái giếng nọ, xung quanh chú là những con vật nhái, cua, ốc nhỏ bé. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, chú ếch nghĩ vũ trụ chỉ có thế, bầu trời bé như cái vung. Còn chú ta chính là chúa tể nơi đây. Mỗi lần ếch cất tiếng kêu ồm ộp đều làm các con vật xung quanh sợ hãi khiến chú càng huênh hoang. Một lần trời mưa to làm nước trong giếng dâng tràn đưa ếch ra khỏi đáy giếng. Ếch rất bất ngờ khi thấy bầu trời bên ngoài rộng lớn vô cùng, khác xa so với bầu trời mà chú ta vẫn thấy khi ở trong giếng. Ếch cất tiếng kêu để ra oai nhưng chẳng có gì thay đổi khiến nó bực bội. Cuối cùng vì mãi nhìn lên trời, không thèm để ý xung quanh nên ếch đã bị chú trâu đi ngang qua dẫm chết.

Truyện có chủ đề mới mẻ nhưng lại không hề xa lạ trong đời sống xã hội. Đó chính là tầm nhìn hạn hẹp của một số người. Và đây cũng chính là lời cảnh tỉnh cho những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại huênh hoang, tự đắc. Những kẻ tự cho mình là tài giỏi hơn người khác hay tự xem mình là cái rốn của vũ trụ. Qua đó cũng nhắm nhủ với người đọc cần đề cao tinh thần tự học tập, tìm tòi, nghiên cứu và bài học về sự khiêm tốn, cẩn trọng.

Không chỉ hấp dẫn về chủ đề, “Ếch ngồi đáy giếng” còn có hình thức nghệ thuật đặc sắc như tình huống truyện độc đáo, nhân vật gần gũi, tự nhiên…

Điểm đặc sắc của một câu chuyện kể chính là tình huống truyện. Mà ở trong “Ếch ngồi đáy giếng” đã thể hiện rất tốt điều này. Tình huống truyện trong tác phẩm là chú ếch sống trong đáy giếng, coi trời bằng vung, để rồi khi ra khỏi miệng giếng vì sự huênh hoang của mình mà bị trâu đi ngang qua dẫm chết. Cái chết thảm thương nhưng lại xứng đáng cho những kẻ thiếu nhận thức mà còn hay vênh váo. Tình huống tuy đơn giản nhưng đã khiến người đọc phải suy ngẫm, từ đó đúc kết và hiểu thêm nhiều bài học về cuộc sống.

Cùng với cách xây dựng cốt truyện độc đáo là hình tượng nhân vật được "đắp nặn" nên trong truyện “Ếch ngồi đáy giếng”. Tác giả đã dùng con vật (cụ thể là chú ếch) để nói về chuyện con người. Qua những sự việc, cử chỉ, suy nghĩ và hành động như “ngày ngày lên miệng giếng”, “cất tiếng kêu ồm ộp làm các con vật xung quanh sợ hãi”. “câng câng mặt lên”, “cất tiếng ra oai”,… tất cả đã dựng lên hình ảnh của một con người thiển cận thông qua nhân vật chú ếch được nhân hóa. Càng đọc kỹ ta sẽ càng thấm thía các bài học quý báu được lồng trong tác phẩm “Ếch ngồi đáy giếng”.

Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” tuy có dung lượng ngắn nhưng lại mang đầy đủ các yếu tố cần có của một câu chuyện kể. Có nội dung, tình huống truyện, nhân vật,… Sử dụng hình ảnh chú ếch càng khiến câu truyện gần gũi và tự nhiên hơn. Truyện được kể ngắn gọn, hàm súc, mang nhiều ý nghĩa và thông điệp.

Qua những tìm hiểu về truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ta có thể thấy đây là một tác phẩm đặc sắc. Chủ đề của truyện là sự lên án, phê phán dành cho những người có tầm nhìn hạn hẹp như chú ếch trong truyện. Các hình thức nghệ thuật như tình huống truyện và nhân vật giúp truyện càng thêm lôi cuốn, hấp dẫn người đọc bởi sự liền mạch, logic. Tất cả các yếu tố vừa nêu đã giúp cho người đọc có thể dễ dàng cảm nhận được bài học mà câu chuyện mang đến: hãy ham học hỏi, khiêm tốn và tích lũy kiến thức kinh nghiệm.

Thực tế hiện nay cho thấy, có rất nhiều bạn trẻ chính là hình ảnh của chú ếch trong câu chuyện. Thay vì học tập, hoàn thiện bản thân, các bạn lại đắm chìm trong các cuộc vui, chạy theo trào lưu các hiện tượng xã hội, chủ quan và còn dửng dưng để lại những hậu quả không nhỏ cho bản thân, gia đình và xã hội. Hãy xem "Ếch ngồi đáy giếng" và cái kết của chú ếch kia là một bài học to lớn giúp chúng ta thay đổi bản thân mình.
.....................................
Triều Anh biên tập​
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa Từ khóa
bài học rút ra từ ếch ngồi đáy giếng phân tích đánh giá câu chuyện kể ý nghĩa truyện ếch ngồi đáy giếng đánh giá chủ đề ếch ngồi đáy giếng đánh giá nghệ thuật ếch ngồi đáy giếng
2K
0
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.