Người xưa thường nói: "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Quả thật, làm gì có ai là chưa từng một lần sai chính tả trong đời, mà thậm chí là còn sai rất nhiều lần nữa. Hãy cùng điểm qua các cặp từ "đau đầu" trong tiếng Việt nhé.
Bối rối vì các cặp từ dễ sai chính tả. Ảnh Pinterest.
Các cặp từ dễ sai chính tả:
1. Bàng quan và bàng quang
bàng quan (tính từ): đứng ngoài mà xem, chứ không dự vào.
bàng quang (danh từ): bọng đái, túi chứa nước tiểu.
2. Chắp bút và chấp bút
Chấp bút: khởi thảo, thực hiện một văn bản, một công trình theo đề cương, theo hướng dẫn hoặc theo một sự chỉ đạo nào đó.
3. Chín mùi và chín muồi
chín muồi: (trái cây) rất chín, chín đến giai đoạn ngon nhất; phát triển đến trình độ đầy đủ nhất, có thể chuyển sang giai đoạn khác.
4. Chính chắn và chín chắn
chín chắn: thận trọng, đứng đắn.
5. Chỉnh chu và chỉn chu
chỉn chu: chu đáo, cẩn thận (ăn mặc chỉn chu).
6. Chua sót và chua xót
chua xót: xót xa, đau đớn một cách thấm thía.
7. Chuẩn đoán và chẩn đoán
chẩn đoán: có nghĩa là xác định bệnh, dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm.
8. Dành giật và giành giật
giành giật: tranh cướp, cướp đoạt.
9. Dấu diếm và giấu giếm
giấu giếm: cất đi, giữ kín không cho ai biết.
10. Dè xẻn và dè sẻn
dè sẻn: tằn tiện, tự hạn chế chi dùng quá mức.
11. Điểm xuyến và điểm xuyết
điểm xuyết: sửa sang, tô vẽ cho thêm đẹp.
12. Đọc giả và độc giả
độc giả: người đọc.
13. Đường xá và đường sá
đường sá: đường đi lại trên bộ.
14. Giả thuyết và giả thiết
giả thuyết: luận điểm mới trong khoa học (để giải thích một hiện tượng tự đó và tạm được chấp nhận, chưa được kiểm nghiệm, kiểm chứng);
giả thiết: quy ước cho trước trong một định lí hay một bài toán để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lí hay để giải bài toán.
Bối rối vì các cặp từ dễ sai chính tả. Ảnh Pinterest.
1. Bàng quan và bàng quang
bàng quan (tính từ): đứng ngoài mà xem, chứ không dự vào.
bàng quang (danh từ): bọng đái, túi chứa nước tiểu.
2. Chắp bút và chấp bút
Chấp bút: khởi thảo, thực hiện một văn bản, một công trình theo đề cương, theo hướng dẫn hoặc theo một sự chỉ đạo nào đó.
3. Chín mùi và chín muồi
chín muồi: (trái cây) rất chín, chín đến giai đoạn ngon nhất; phát triển đến trình độ đầy đủ nhất, có thể chuyển sang giai đoạn khác.
4. Chính chắn và chín chắn
chín chắn: thận trọng, đứng đắn.
5. Chỉnh chu và chỉn chu
chỉn chu: chu đáo, cẩn thận (ăn mặc chỉn chu).
6. Chua sót và chua xót
chua xót: xót xa, đau đớn một cách thấm thía.
7. Chuẩn đoán và chẩn đoán
chẩn đoán: có nghĩa là xác định bệnh, dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm.
8. Dành giật và giành giật
giành giật: tranh cướp, cướp đoạt.
9. Dấu diếm và giấu giếm
giấu giếm: cất đi, giữ kín không cho ai biết.
10. Dè xẻn và dè sẻn
dè sẻn: tằn tiện, tự hạn chế chi dùng quá mức.
11. Điểm xuyến và điểm xuyết
điểm xuyết: sửa sang, tô vẽ cho thêm đẹp.
12. Đọc giả và độc giả
độc giả: người đọc.
13. Đường xá và đường sá
đường sá: đường đi lại trên bộ.
14. Giả thuyết và giả thiết
giả thuyết: luận điểm mới trong khoa học (để giải thích một hiện tượng tự đó và tạm được chấp nhận, chưa được kiểm nghiệm, kiểm chứng);
giả thiết: quy ước cho trước trong một định lí hay một bài toán để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lí hay để giải bài toán.
Sửa lần cuối:
- Từ khóa
- ngu phap sai chính tả tieng viet