Chia Sẻ Các công trình nghiên cứu Văn học trào phúng Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX

Chia Sẻ Các công trình nghiên cứu Văn học trào phúng Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX

Triều Anh
Triều Anh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
Trào phúng là khuynh hướng văn học độc đáo và đạt được nhiều thành tựu ở Việt Nam thời trung đại. Do đó đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn học trào phúng giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Có thể thấy, các công trình tập trung vào ba hướng nghiên cứu sau đây:

EECC780B-1735-4126-B3EB-47D4CCF6AB8C.jpeg
Ảnh: sưu tầm
Xem thêm
Sự hình thành và phát triển của thơ trào phúng Việt Nam thời trung đại
Hiểu về thơ trào phúng
Thực dân Pháp - đối tượng trào phúng chủ yếu của thơ ca trào phúng Nam Bộ nửa cuối thế kỉ XIX

2.1. Công trình văn học sử đề cập đến văn học trào phúng và văn học trào phúng Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX

Hầu hết các công trình văn học sử đề cập đến văn học trào phúng đều chú trọng trình bày và phân tích các đặc điểm lịch sử, văn hóa, xã hội Việt Nam theo từng giai đoạn văn học, chưa đi sâu nghiên cứu về văn học trào phúng Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX. Nổi bật là các công trình nghiên cứu sau:

Đầu thế kỷ XX, Dương Quảng Hàm là một trong những học giả đầu tiên quan tâm đến khuynh hướng văn học trào phúng. Trong Việt Nam văn học sử yếu, ông đã ghi nhận văn học trào phúng là một khuynh hướng sáng tác riêng biệt. “Các nhà thơ thuộc về phái này thường tả thế thái nhân tình để châm chích chế giễu cái dở, cái rởm, thói hư tật xấu của người đời”[tr.176, 17]. Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu vào giới thiệu văn học trào phúng Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX, chỉ bước đầu khái quát đôi nét về một số tác giả trào phúng tiêu biểu. Ở Nam Bộ, tác giả chỉ giới thiệu sơ lược nhà thơ Học Lạc.

Nguyễn Tường Phượng và Bùi Hữu Sủng trong công trình Văn học sử Việt Nam hậu bán thế kỷ thứ XIX đã chia văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX thành nhiều khuynh hướng. Tuy nhiên, nhóm tác giả khi giới thiệu về khuynh hướng trào phúng chỉ xem Nguyễn Văn Lạc, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương là ba đại diện tiêu biểu của văn học trào phúng cuối thế kỷ XIX.

Văn Tân trong Văn học trào phúng Việt Nam đã viết về thơ văn trào phúng Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến 1958. Trong đó, tác giả dành trọn chương 8 để trình bày về văn thơ trào phúng của nhân dân trong thời Pháp thuộc, trong kháng chiến và từ ngày hòa bình được lập lại. Tuy nhiên, công trình khi viết về thơ trào phúng thời kỳ Pháp thuộc lại ít đi sâu vào thơ văn trào phúng và các tác giả trào phúng đất Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX.

Lê Trí Viễn, Phan Côn, Nguyễn Đình Chú, Huỳnh Lý, Lê Hoài Nam trong bộ giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam đã giới thiệu văn học viết thời kỳ II, giai đoạn 1858 đến đầu thế kỷ XX. Nhóm tác giả dành trọn chương VI để giới thiệu về văn thơ hiện thực trào phúng. Lê Hoài Nam nhận định: “Văn thơ hiện thực trào phúng đã phát triển thành dòng thành hướng riêng ở cuối thế kỷ XIX và còn được tiếp tục sang đầu thế kỷ XX”[tr.99, 53]. Tác giả ghi nhận văn học hiện thực trào phúng với vai trò “hỗ trợ rất tốt cho thơ văn yêu nước chống Pháp”[tr.100, 53]. Tuy nhiên, công trình chỉ chú trọng phân tích tiếng cười trong sáng tác của Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, chưa nghiên cứu giới thiệu thơ văn của các nhà thơ trào phúng Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX.

Thơ ca châm biếm và trào lộng Việt Nam của Hoàng Trọng Thược đã sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu các tác phẩm thơ có nội dung trào phúng từ thời Hậu Trần đến đầu thế kỷ XX với 67 tác giả. Ngoài ra nhà nghiên cứu Hoàng Trọng Thược còn trích dẫn một số thơ trào phúng được sáng tác trong tù, thơ trào phúng của một số tác giả vô danh, ca dao trào phúng. Đặc biệt, những trang cuối của sách đã trình bày các nhận định về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của thơ trào phúng Việt Nam. Trong đó, Hoàng Trọng Thược quan niệm, tiếng cười và sự trào lộng của văn học Việt Nam ở các thời kỳ, các giai đoạn đều có chung một đặc điểm. Đó là tiếng cười trào lộng để chống gian tà, áp bức. Trào lộng để bênh vực hoặc đề cao cái đẹp, cái thật, cái hay. Cười nhằm mục đích đả kích hoặc châm biếm cái xấu, cái giả, cái dở. Tuy vậy, công trình chưa nghiên cứu về thơ trào phúng Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX.

Quyển Thơ văn trào phúng Việt Nam (Từ thế kỷ XIII đến 1945) của Vũ Ngọc Khánh đã đánh dấu bước ngoặt mới trong nghiên cứu văn học trào phúng. Lần đầu tiên văn học viết trào phúng Việt Nam được nghiên cứu chuyên biệt. Công trình đã chỉ rõ diện mạo của văn học trào phúng Việt Nam từ thế kỷ XIII đến 1945, ưu tiên giới thiệu nhiều tác giả, tác phẩm trào phúng nổi bật. Riêng văn học trào phúng nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Vũ Ngọc Khánh nhận định:“Hầu như cứ mười năm một là có một lớp nhà thơ trào phúng ra đời”[tr.23, 28]. Tác giả cho rằng, lý do văn học trào phúng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có sự phát triển vượt bậc là do các nhân tố xã hội, lịch sử tác động đến văn học. Từ đó lý giải sự thay đổi trong quan niệm sáng tác văn chương, mở rộng hơn phạm vi phản ánh cũng như đối tượng phục vụ. Vì vậy văn học trào phúng lúc này vừa mang tính đả kích, đấu tranh vừa mang tính giải trí cao. Điểm mới của công trình còn là việc chú ý giới thiệu nhiều tác giả, tác phẩm của văn học trào phúng Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX như: Phan Văn Trị, Học Lạc, Nhiêu Tâm, Nguyễn Hữu Huân, Lê Quang Chiểu...Tuy nhiên, số lượng tác phẩm trích dẫn còn ít, chưa đầy đủ. Tác phẩm được bình giá cũng chưa nhiều.

Thơ văn yêu nước Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX của Bảo Định Giang đã giới thiệu cùng bạn đọc thơ văn của các nhà thơ Nam Bộ như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Văn Lạc, Nguyễn Hữu Huân, Hồ Huân Nghiệp, Nhiêu Mân, Lê Quang Chiểu,...và một số bài thơ khuyết danh. Đây là công trình giới thiệu, trích dẫn công phu. Ở mỗi bài thơ tác giả đều chú thích rất rõ ràng. Tuy nhiên, sách chỉ là nguồn tư liệu quý về thơ văn yêu nước Nam Bộ, chưa đề cập đến khuynh hướng thơ trào phúng Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX trong sáng tác của các tác giả vừa kể trên.

Quyển Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX của Nguyễn Lộc đã chia văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX thành 4 khuynh hướng. Đó là khuynh hướng yêu nước chống Pháp, khuynh hướng tố cáo hiện thực, khuynh hướng hưởng lạc thoát ly và khuynh hướng nô dịch. Theo tác giả, khuynh hướng tố cáo hiện thực (chương 7) chính là khuynh hướng trào phúng - một khuynh hướng “khá đa dạng và phát triển đều khắp trong Nam ngoài Bắc” [tr.720, 30]. Trong công trình này, Nguyễn Lộc giới thiệu Nguyễn Văn Lạc, Nguyễn Thiện Kế, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương...Sách là nguồn tư liệu quý về văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.

Quyển Tuyển tập Thơ ca trào phúng Việt Nam của Bùi Quang Huy đã biên soạn và giới thiệu với nhiều tác phẩm trào phúng. Trong đó có ca dao dân ca, vè, thơ ca trào phúng thành văn, các bài văn tế, phú của nhiều tác giả từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XX. Quyển sách chính là nguồn tư liệu quý về văn học trào phúng thế kỷ XIII đến thế kỷ XX.

Bùi Đức Tịnh trong Lược khảo lịch sử văn học Việt Nam từ thời khởi thủy đến cuối thế kỷ XX đã chia văn học Việt Nam thành 4 thời đại: văn chương truyền khẩu, văn chương sơ cổ, văn chương cổ điển, văn chương hiện kim. Riêng thời đại văn chương cổ điển được chia thành: thời kỳ phôi thai, thời phát triển, thời cực thịnh. Trong đó, giai đoạn bắt đầu Pháp thuộc (thời kỳ cực thịnh) được tác giả trình bày thành hai phần. Phần một nêu đặc điểm chung. Phần hai giới thiệu về các tác giả tiêu biểu. Cũng trong giai đoạn này, Bùi Đức Tịnh chia các sáng tác thành ba xu hướng: các tác giả chí sĩ với khuynh hướng đấu tranh phục quốc (Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh); các tác giả bất hợp tác với khuynh hướng trào phúng - “tỏ tâm trạng chán đời, dùng sự trào phúng, châm biếm như lợi khí của người bại trận mà không khuất phục”[tr.294, 47] - đại diện tiêu biểu là Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Nguyễn Văn Lạc; các tác giả bất hợp tác tiêu cực với khuynh hướng lãng mạn vong quốc có Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh...; các tác giả hăng hái thoả hiệp mà đại diện là Hoàng Cao Khải. Nhìn chung Lược khảo lịch sử văn học Việt Nam từ thời khởi thủy đến cuối thế kỷ XX là công trình rất công phu. Tuy nhiên, tác giả cũng không đi sâu nghiên cứu về thơ văn trào phúng, đặc biệt là thơ trào phúng ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX.

Nguyễn Văn Hầu trong Văn học Miền Nam Lục tỉnh (tập 2, 3) đã công phu giới thiệu văn học Hán Nôm thời khai mở đất Nam Bộ, văn học Hán Nôm thời xây dựng đất đai, văn học Hán Nôm thời chiến tranh Việt Pháp, văn học Hán Nôm thời thuộc Pháp. Ở mỗi tác giả được giới thiệu, Nguyễn Ngọc Hầu đều có ít trang viết về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác trước khi trích dẫn thơ giới thiệu cùng bạn đọc. Đây cũng là nguồn tư liệu quý giá, giúp người đọc có cái nhìn toàn cảnh về văn học Nam Bộ.

Trần Thị Hoa Lê với công trình Văn học trào phúng Việt Nam thời trung đại đã đi sâu nghiên cứu cơ sở hình thành dòng văn học trào phúng Việt Nam; đồng thời chia tiếng cười trào phúng trong văn học thế kỷ XIII đến giữa thế kỷ XIX thành các loại: tiếng cười tự trào - hài hước, tiếng cười nghịch dị phồn thực, tiếng cười châm biếm phê phán. Cũng trong công trình này, tác giả dành trọn chương IV để nghiên cứu chuyên sâu về thơ trào phúng nửa cuối thế kỷ XIX. Điểm mới của công trình là đã công nhận thơ trào phúng nửa cuối thế kỷ XIX trở thành một dòng chủ lưu của văn học dân tộc. Bên cạnh đó, tác giả cũng tập trung vào giới thiệu hai phong cách trào phúng lớn là Nguyễn Khuyến và Tú Xương.

Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy văn học trào phúng Việt Nam là khuynh hướng sáng tác đã được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Nhìn từ góc độ hiện đại hoá văn học, vấn đề vẫn chưa được giải quyết một cách cơ bản và hệ thống. Hầu hết các công trình nghiên cứu đều chưa thật sự quan tâm hoặc ít đề cập đến văn học trào phúng nửa cuối thế kỷ XIX ở Nam Bộ. Tuy nhiên, những công trình văn học sử có đề cập tới văn học trào phúng và văn học trào phúng Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX có ý nghĩa quan trọng trong việc khảo sát, đúc kết và đánh giá những thành tựu, hạn chế của dòng văn học này.​

2.2. Công trình nghiên cứu trực tiếp về văn học trào phúng Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX

Ngoài các công trình văn học sử có đề cập đến văn học trào phúng và văn học trào phúng đất Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX, chúng tôi cũng ghi nhận một số công trình nghiên cứu trực tiếp về văn học trào phúng Nam Bộ giai đoạn này. Có thể kể tên một số nghiên cứu của các tác giả:

Nguyễn Thị Tính với công trình Một số đặc điểm nổi bật của thơ trào phúng Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX đã giới thiệu về lực lượng sáng tác của thơ trào phúng Nam Bộ trong sự đối sánh với lực lượng sáng tác ở Bắc Bộ; đồng thời giới thiệu về tình hình văn bản tác phẩm với nhiều tồn nghi và dị bản. Công trình còn giới thiệu các đặc trưng của thơ trào phúng Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX: tính cách quyết liệt rạch ròi, ảnh hưởng phương ngữ và văn nghệ Nam Bộ. Tuy nhiên công trình chưa bao quát đầy đủ tư liệu về đội ngũ tác giả cũng như số lượng tác phẩm; chưa khảo sát, phân tích một cách toàn diện, hệ thống về lực lượng sáng tác, diện mạo và giá trị nội dung, nghệ thuật của thơ trào phúng Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX.

Thơ Nôm Đường luật Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX từ góc nhìn thể loại của tác giả Nguyễn Kim Châu đã giới thiệu tính thời sự nóng hổi, tính chiến đấu, chất trào phúng, giàu nét đặc sắc vùng miền. Để minh chứng cho các đặc điểm vừa nêu, tác giả Nguyễn Kim Châu đã trích dẫn thơ của Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Học Lạc, Huỳnh Mẫn Đạt, Nhiêu Tâm...Đây là công trình nghiên cứu có giá trị cao, góp phần hiểu rõ hơn về diện mạo thơ trào phúng Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX nhìn từ phương diện thể loại.​

2.3. Công trình nghiên cứu chuyên sâu về tác giả văn học trào phúng Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX

Ở hướng nghiên cứu này, chúng tôi tìm thấy một số tài liệu:
Trong quyển Kỷ yếu hội thảo về nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị, Ban chủ nhiệm đề tài nghiên cứu về nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị đã tập hợp các bài nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Phan Văn Trị. Tuy nhiên hầu hết các tác giả đều nhìn nhận Phan Văn Trị là nhà thơ yêu nước chống Pháp mà chưa thật sự đánh giá phương diện tiếng cười đả kích của thơ Cử Trị.

Kỷ yếu khoa học về nhà thơ Bùi Hữu Nghĩa, Ban chủ nhiệm đề tài nghiên cứu về nhà thơ Bùi Hữu Nghĩa đã tập hợp những bài nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Bùi Hữu Nghĩa - một tấm gương sĩ khí, hết lòng vì nước vì dân. Tuyệt nhiên không có công trình nghiên cứu, giới thiệu Bùi Hữu Nghĩa là nhà thơ có nhiều tác phẩm trào phúng.

Phan Văn Trị cuộc đời và tác phẩm, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Thuần, Nguyễn Quảng Tuân đã giới thiệu rất cụ thể chi tiết về thời đại, quê hương, gia đình dòng họ Phan Văn Trị và các sáng tác của nhà thơ. Các tác giả chia các sĩ phu Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX thành ba xu hướng: xu hướng công khai đầu hàng và cam phận làm tay sai cho kẻ thù của dân tộc mà đại diện sớm nhất tiêu biểu nhất ở Nam Bộ là Tôn Thọ Tường; xu hướng hoang mang đến độ mất cả phương hướng tiến thủ, không hợp tác với Pháp nhưng cũng không dám ra mặt chống Pháp, tiêu biểu cho xu hướng này là Phan Hiển Đạo; xu hướng hiên ngang đứng hẳn về lực lượng chống xâm lăng, sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp thiêng liêng của dân tộc tất cả những gì có được của mình kể cả tài sản và tính mạng, tiêu biểu cho khuynh hướng này có Nguyễn Hữu Huân, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu, Huỳnh Mẫn Đạt, Phan Văn Trị...Đây là nguồn tư liệu quý về Phan Văn Trị và dòng văn học yêu nước ở Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX.

Bảo Định Giang trong công trình Bùi Hữu Nghĩa con người và tác phẩm đã trình bày giới thiệu về con người và tác phẩm, thơ và văn tế, tuồng. Điểm nổi bật của công trình là sự công phu trong việc sưu tầm tác phẩm, sự sắc sảo trong ngòi bút nhận định đánh giá về con người và tác phẩm của Bùi Hữu Nghĩa - “cánh chim đại bàng có sức bay ngàn dặm”, “một người tuyệt đối trung thành với Tổ quốc”[tr.108, 16].

GS. Phạm Thiều, Cao Tự Thanh, Lê Minh Đức trong công trình Nguyễn Hữu Huân nhà yêu nước kiên cường nhà thơ bất khuất đã giới thiệu một số vấn đề về tiểu sử và thơ văn của Nguyễn Hữu Huân - nhà yêu nước kiên cường, nhà thơ chống Pháp bất khuất. Đây cũng là nguồn tư liệu quý về con người và tác phẩm của chí sĩ Nguyễn Hữu Huân.

Tóm lại, điểm nổi bật của các công trình là đã khẳng định vai trò, vị trí của khuynh hướng trào phúng trong một số giai đoạn văn học trung đại, đặc biệt giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Bước đầu đề cập đến một số vấn đề về nội dung và hình thức của thơ trào phúng nửa cuối thế kỷ XIX. Một số công trình giới thiệu riêng biệt về tác giả thơ trào phúng Nam Bộ. Tuy nhiên chưa có công trình văn học sử nghiên cứu toàn diện, hệ thống và chuyên sâu về diện mạo, đặc điểm thơ trào phúng Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX.
..........................
Triều Anh​
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
các công trình nghiên cứu thơ trào phúng việt nam thơ trào phúng thơ trào phúng nam bộ nửa cuối thế kỷ xix triều anh
705
4
7

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
440
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Cảm ơn ad nhiều ạ. Hai ngày nay như chim bay, đi mây về gió nên không có thời gian lên diễn đàn và cũng chưa làm việc nghiêm túc. Mình vẫn còn đang trên xe. Đi hai ngày cũng có rất nhiều điều tâm đắc, hi vọng sẽ có bài “nộp”cho Vanhoctre
 
  • Like
Reactions: Vanhoctre

Vanhoctre

Văn Học Trẻ
Thành viên BQT
19/8/19
805
680
362,999
Việt Nam
vanhoctre.com
Xu
1,340,457
Cảm ơn ad nhiều ạ. Hai ngày nay như chim bay, đi mây về gió nên không có thời gian lên diễn đàn và cũng chưa làm việc nghiêm túc. Mình vẫn còn đang trên xe. Đi hai ngày cũng có rất nhiều điều tâm đắc, hi vọng sẽ có bài “nộp”cho Vanhoctre
Triều AnhHóng lắm chị ơi.
Tiện thì chia sẻ ngay và luôn ở Group FB ấy chị.
 

VHT

Diễn đàn Văn Học Trẻ
9/12/10
157
153
43,000
VietNam
Xu
121,202
Những tư liệu, nghiên cứu hay có thể dùng học tập được chị đăng tại các box ở Thư Viện, hoặc bhttps://forum.vanhoctre.com/categories/nghien-cuu-van-hoc.1105/

Còn box Cafe Văn Chương dùng để tản mạn, cafe, đàm đạo vụn vặt đời sống hàng ngày thôi ạ. Nó giống như bàn tròn, trò chuyện linh tinh ấy.
 
  • Like
Reactions: Triều Anh
View previous replies…

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
440
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Những tư liệu, nghiên cứu hay có thể dùng học tập được chị đăng tại các box ở Thư Viện, hoặc bhttps://forum.vanhoctre.com/categories/nghien-cuu-van-hoc.1105/

Còn box Cafe Văn Chương dùng để tản mạn, cafe, đàm đạo vụn vặt đời sống hàng ngày thôi ạ. Nó giống như bàn tròn, trò chuyện linh tinh ấy.
VHTĐể ít hôm nữa mình sẽ di chuyển. Cảm ơn Vanhoctre đã hướng dẫn. Đang đi giao lưu ở CT và ĐT nên không thể di chuyển ngay được.
 
  • Like
Reactions: Vanhoctre

Vanhoctre

Văn Học Trẻ
Thành viên BQT
19/8/19
805
680
362,999
Việt Nam
vanhoctre.com
Xu
1,340,457
Để ít hôm nữa mình sẽ di chuyển. Cảm ơn Vanhoctre đã hướng dẫn. Đang đi giao lưu ở CT và ĐT nên không thể di chuyển ngay được.
Triều AnhEm đã sửa phần trình bày ở bài này.

Sau có tài liệu cho giáo viên, chị cứ đăng ở bên GIÁO ÁN CHUẨN nhé.

Cách đăng" trích 1 phần tài liệu và ảnh, còn file tài liệu .doc thì để nguyên và gắn kèm. Chị xem qua các bài mọi người chia sẻ để nắm kĩ thuật đăng.
 

Vanhoctre

Văn Học Trẻ
Thành viên BQT
19/8/19
805
680
362,999
Việt Nam
vanhoctre.com
Xu
1,340,457
Để ít hôm nữa mình sẽ di chuyển. Cảm ơn Vanhoctre đã hướng dẫn. Đang đi giao lưu ở CT và ĐT nên không thể di chuyển ngay được.
Triều AnhVì định dạng giáo án, tài liệu cho giáo viên có bố cục không tương thích với web lắm. Nếu đăng lại ở web thì rất mất công.
Và em thấy, giáo viên chỉ cần file doc, hoặc PDF tham khảo nên gắn kèm (làm như với ảnh) là được.
 

Vanhoctre

Văn Học Trẻ
Thành viên BQT
19/8/19
805
680
362,999
Việt Nam
vanhoctre.com
Xu
1,340,457
Vì định dạng giáo án, tài liệu cho giáo viên có bố cục không tương thích với web lắm. Nếu đăng lại ở web thì rất mất công.
Và em thấy, giáo viên chỉ cần file doc, hoặc PDF tham khảo nên gắn kèm (làm như với ảnh) là được.
VanhoctreVí dụ bài đăng này

 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top