Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới và cùng là ông hoàng của thơ tình yêu. Bài thơ Vội vàng của thi sĩ là một trong những thi phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông. Cùng Triều Anh học tốt hơn với bài văn hay Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.
Ảnh sưu tầm
Xem thêm
Soạn văn Vội vàng
Trọng tâm kiến thức bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Đề bài: Viết bài văn nghị luận trình bày cảm nhận của anh/chị về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.
I. Dàn ý
1. Mở bài
- Xuân Diệu là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới. Ông nổi tiếng với tập “Thơ Thơ” và “Gửi hương cho gió”.
- Vội vàng là một trong những bài thơ xuất sắc của Xuân Diệu, trích từ tập “Thơ thơ” (1938) - tập thơ đầu tay của Xuân Diệu.
- Vội vàng là một bài thơ xuất sắc về bức tranh thiên nhiên, cuộc sống và tình yêu với những quan điểm sâu sắc về cuộc sống, về thời gian.
2. Thân bài
a. Luận điểm 1 - Tình yêu cuộc sống tha thiết, đắm say của Xuân Diệu qua đoạn thơ ngũ ngôn
Ảnh sưu tầm
Xem thêm
Soạn văn Vội vàng
Trọng tâm kiến thức bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Đề bài: Viết bài văn nghị luận trình bày cảm nhận của anh/chị về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.
I. Dàn ý
1. Mở bài
- Xuân Diệu là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới. Ông nổi tiếng với tập “Thơ Thơ” và “Gửi hương cho gió”.
- Vội vàng là một trong những bài thơ xuất sắc của Xuân Diệu, trích từ tập “Thơ thơ” (1938) - tập thơ đầu tay của Xuân Diệu.
- Vội vàng là một bài thơ xuất sắc về bức tranh thiên nhiên, cuộc sống và tình yêu với những quan điểm sâu sắc về cuộc sống, về thời gian.
2. Thân bài
a. Luận điểm 1 - Tình yêu cuộc sống tha thiết, đắm say của Xuân Diệu qua đoạn thơ ngũ ngôn
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
- Luận cứ 1: Điệp cấu trúc “tôi muốn, cho”, điệp từ “đừng”: như một lời cầu xin khẩn thiết. Nhấn mạnh khao khát chảy bỏng, tha thiết, được “tắt nắng”, “buộc gió” để giữ màu cho cuộc sống, giữ hương cho đời, lưu giữ mãi khoảnh khắc đẹp nhất của thiên nhiên hiện tại.
- Luận cứ 2: Điệp cấu trúc, đảo ngữ “của này đây, này đây của” kết hợp với nghệ thuật liệt kê. Phơi bày ra vẻ đẹp không kể hết, cảm nhận đầy đủ hương vị và thanh sắc của cuộc đời
b. Luận điểm 2 - Vẻ đẹp thiên nhiên của mùa xuân trần thế (câu 6 - 13)
- Luận cứ 1: Nghệ thuật liệt kê kết hợp các tính từ đã khắc hoạ những vẻ đẹp mỗi ngày như một bữa tiệc đầy đủ, thịnh soạn, bày ra gõ cửa mang niềm vui đến từng nhà.
- Luận cứ 2: Vẻ đẹp của mùa xuân tình yêu qua biện pháp nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
- Luận cứ 3: Quan điểm thẩm mĩ mới mẻ, tiến bộ: Trong văn học xưa, coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp thì trong thơ Xuân Diệu, con người là chuẩn mực của cái đẹp, tôn vinh vẻ đẹp của con người.
- Luận cứ 4: Suy tư của Xuân Diệu - “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”.
c. Luận điểm 3 - Quan niệm mới về thời gian của Xuân Diệu (đoạn 2)
- Luận cứ 1 - 2 câu thơ đầu
- Luận cứ 2: Điệp cấu trúc, đảo ngữ “của này đây, này đây của” kết hợp với nghệ thuật liệt kê. Phơi bày ra vẻ đẹp không kể hết, cảm nhận đầy đủ hương vị và thanh sắc của cuộc đời
b. Luận điểm 2 - Vẻ đẹp thiên nhiên của mùa xuân trần thế (câu 6 - 13)
- Luận cứ 1: Nghệ thuật liệt kê kết hợp các tính từ đã khắc hoạ những vẻ đẹp mỗi ngày như một bữa tiệc đầy đủ, thịnh soạn, bày ra gõ cửa mang niềm vui đến từng nhà.
- Luận cứ 2: Vẻ đẹp của mùa xuân tình yêu qua biện pháp nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
- Luận cứ 3: Quan điểm thẩm mĩ mới mẻ, tiến bộ: Trong văn học xưa, coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp thì trong thơ Xuân Diệu, con người là chuẩn mực của cái đẹp, tôn vinh vẻ đẹp của con người.
- Luận cứ 4: Suy tư của Xuân Diệu - “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”.
c. Luận điểm 3 - Quan niệm mới về thời gian của Xuân Diệu (đoạn 2)
- Luận cứ 1 - 2 câu thơ đầu
“Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già”
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già”
+ Thời gian tuyến tính, một đi không trở lại. Cách ngắt nhịp tuần tự trong cả hai câu thơ 3/4, diễn tả bước đi của thời gian. Điệp cấu trúc - điệp cấu trúc kiểu câu định nghĩa. Cặp từ đối lập: tới – qua, non – già.
=> Tác giả muốn nhấn mạnh quy luật bước đi, sự vận hành của thời gian, tuần tự, không trở lại.
- Luận cứ 2 - 7 câu thơ tiếp theo
=> Tác giả muốn nhấn mạnh quy luật bước đi, sự vận hành của thời gian, tuần tự, không trở lại.
- Luận cứ 2 - 7 câu thơ tiếp theo
“Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”
+ Mùa xuân đi qua mang theo tuổi thanh xuân của con người, quy luật mang tính tác động tiêu cực.
+ Nghệ thuật đối lập: Rộng - chật/ Xuân tuần hoàn - tuổi trẻ/ Còn trời đất - chẳng còn tôi mãi. Cảm xúc của nhà thơ: bâng khuâng, tiếc nuối.
- Luận cứ 3 - 7 câu thơ cuối:
+ Nghệ thuật đối lập: Rộng - chật/ Xuân tuần hoàn - tuổi trẻ/ Còn trời đất - chẳng còn tôi mãi. Cảm xúc của nhà thơ: bâng khuâng, tiếc nuối.
- Luận cứ 3 - 7 câu thơ cuối:
“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi”
+ Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác: tháng năm có mùi vị, tháng năm được cảm nhận bằng giác quan khứu giác “mùi”, vị giác “chia phôi”, thị giác “rớm”, hữu hình hóa tháng năm vốn trừu tượng.
+ Dòng chảy của thời gian khiến vạn vật từng giây phút luôn có những cuộc chia li, vạn vật chia li với một phần đời đã qua của mình.
+ Dòng chảy của thời gian khiến vạn vật từng giây phút luôn có những cuộc chia li, vạn vật chia li với một phần đời đã qua của mình.
"Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…"
d. Luận điểm 4 - Giải pháp tận hưởng vẻ đẹp của cuộc đời (đoạn cuối)
- Luận cứ 1: Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, tuổi trẻ là gian đoạn đẹp nhất của đời người.
- Luận cứ 2: Cách xưng hô: “tôi” sang “ta” kết hợp với việc dùng một loạt các động từ mạnh: ôm, riết, say, thâu.
=> Muốn tận hưởng bằng tất cả các giác quan. Vẻ đẹp cuộc đời nhiều vô cùng, đầy ăm ắp, thịnh soạn của bàn tiệc mùa xuân, cuộc đời.
- Luận cứ 3: Sử dụng nhiều tính từ: chếnh choáng, đã đầy, no nê. Diễn tả sự thỏa mãn tột cùng khi tận hưởng.
- Luận cứ 1: Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, tuổi trẻ là gian đoạn đẹp nhất của đời người.
- Luận cứ 2: Cách xưng hô: “tôi” sang “ta” kết hợp với việc dùng một loạt các động từ mạnh: ôm, riết, say, thâu.
=> Muốn tận hưởng bằng tất cả các giác quan. Vẻ đẹp cuộc đời nhiều vô cùng, đầy ăm ắp, thịnh soạn của bàn tiệc mùa xuân, cuộc đời.
- Luận cứ 3: Sử dụng nhiều tính từ: chếnh choáng, đã đầy, no nê. Diễn tả sự thỏa mãn tột cùng khi tận hưởng.
“Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”
- Luận cứ 4: Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác - mùa xuân không còn vô hình, trừu tượng, tác giả hình dung mùa xuân như trái chín ửng hồng, muốn “cắn”. Đó là mong muốn được hưởng thụ.
- Luận cứ 5: Quan niệm sống của tác giả - Hãy tăng tốc độ sống, tận hưởng và tận hiến.
đ. Luận điểm 5 - Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Vội vàng
- Luận cứ 1: Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí.
- Luận cứ 2: Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ.
- Luận cứ 3: Sử dụng ngôn từ, nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.
3. Kết bài
- Quan niệm sống mới mẻ của tác giả là yêu cuộc sống trần thế xung quanh ta và tìm thấy trong cuộc sống đó biết bao điều hấp dẫn, đáng sống, biết tận hưởng những gì mà cuộc sống ban tặng. Từ đó, càng thêm yêu mùa xuân và tuổi trẻ, những gì đẹp nhất của cuộc sống con người. Đó là quan niệm sống rất người, rất tích cực và có giá trị nhân văn sâu sắc.
- Những cách tân của thơ mới được thể hiện một cách sáng tạo và táo bạo qua ngòi bút Xuân Diệu từ cảm hứng, ý tưởng thơ cho đến hình ảnh, nhịp điệu, ngôn từ,...Tất cả đều in dấu ấn phong cách Xuân Diệu.
II. Bài văn tham khảo
Trong cuốn Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh viết: “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này - Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình”. Thơ Xuân Diệu bộc lộ hồn thơ trẻ trung, nồng nàn và tình yêu cuộc sống đến độ đam mê ấy thể hiện rất rõ trong bài thơ Vội vàng. Bài thơ cũng thể hiện quan niệm nhân sinh của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.
Về cấu tứ bài thơ, bài thơ là một phép biện chứng tâm hồn. Xuân Diệu rất yêu cuộc sống nhất là tuổi trẻ nhưng nhà thơ cũng rất sợ mất nó, nghĩ đến điều đó không tránh khỏi tiếc nuối buồn bã, để không hoang phí cái đẹp một cách vô ích nên cuối cùng nhà thơ chạy đua với thời gian, vội vàng hưởng mọi vẻ đẹp mà đời đã ban cho. Đó là lý lẽ của thái độ sống vội vàng. Bài thơ thể hiện cái tôi trữ tình tràn đầy cảm xúc với những trạng thái phức tạp, yêu mãnh liệt nhưng sau đó lại dỗi hờn, buồn chán tuyệt vọng, rồi bừng dậy một tình yêu sôi nổi để tận hưởng hết vẻ đẹp của cuộc đời. Bài thơ chủ yếu nói đến mối quan hệ giữa thời gian với cái đẹp của cuộc sống và đời người - nhất là tuổi trẻ. Vì thời gian mà dẫn đến một lối sống, thái độ sống. Ý thức về sự chảy trôi của thời gian nên tác giả có khát vọng rất nghệ sĩ là muốn níu giữ thời gian:
- Luận cứ 5: Quan niệm sống của tác giả - Hãy tăng tốc độ sống, tận hưởng và tận hiến.
đ. Luận điểm 5 - Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Vội vàng
- Luận cứ 1: Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí.
- Luận cứ 2: Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ.
- Luận cứ 3: Sử dụng ngôn từ, nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.
3. Kết bài
- Quan niệm sống mới mẻ của tác giả là yêu cuộc sống trần thế xung quanh ta và tìm thấy trong cuộc sống đó biết bao điều hấp dẫn, đáng sống, biết tận hưởng những gì mà cuộc sống ban tặng. Từ đó, càng thêm yêu mùa xuân và tuổi trẻ, những gì đẹp nhất của cuộc sống con người. Đó là quan niệm sống rất người, rất tích cực và có giá trị nhân văn sâu sắc.
- Những cách tân của thơ mới được thể hiện một cách sáng tạo và táo bạo qua ngòi bút Xuân Diệu từ cảm hứng, ý tưởng thơ cho đến hình ảnh, nhịp điệu, ngôn từ,...Tất cả đều in dấu ấn phong cách Xuân Diệu.
II. Bài văn tham khảo
Trong cuốn Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh viết: “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này - Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình”. Thơ Xuân Diệu bộc lộ hồn thơ trẻ trung, nồng nàn và tình yêu cuộc sống đến độ đam mê ấy thể hiện rất rõ trong bài thơ Vội vàng. Bài thơ cũng thể hiện quan niệm nhân sinh của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.
Về cấu tứ bài thơ, bài thơ là một phép biện chứng tâm hồn. Xuân Diệu rất yêu cuộc sống nhất là tuổi trẻ nhưng nhà thơ cũng rất sợ mất nó, nghĩ đến điều đó không tránh khỏi tiếc nuối buồn bã, để không hoang phí cái đẹp một cách vô ích nên cuối cùng nhà thơ chạy đua với thời gian, vội vàng hưởng mọi vẻ đẹp mà đời đã ban cho. Đó là lý lẽ của thái độ sống vội vàng. Bài thơ thể hiện cái tôi trữ tình tràn đầy cảm xúc với những trạng thái phức tạp, yêu mãnh liệt nhưng sau đó lại dỗi hờn, buồn chán tuyệt vọng, rồi bừng dậy một tình yêu sôi nổi để tận hưởng hết vẻ đẹp của cuộc đời. Bài thơ chủ yếu nói đến mối quan hệ giữa thời gian với cái đẹp của cuộc sống và đời người - nhất là tuổi trẻ. Vì thời gian mà dẫn đến một lối sống, thái độ sống. Ý thức về sự chảy trôi của thời gian nên tác giả có khát vọng rất nghệ sĩ là muốn níu giữ thời gian:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất,
Tôi muốn buộc gió
Cho hương đừng bay đi.
Cho màu đừng nhạt mất,
Tôi muốn buộc gió
Cho hương đừng bay đi.
Trong thơ Xuân Diệu, cơn gió và dòng nước trôi thường là biểu tượng của thời gian. Ở bài thơ này nắng và gió là hình ảnh cụ thể của thiên nhiên và là biểu tượng của thời gian. Hương và màu là hình ảnh cụ thể nhưng cũng là biểu tượng cho mùa xuân - cái đẹp. Tác giả đã dùng những động từ mạnh như tắt (nắng), buộc (gió) để thể hiện ý muốn đoạt quyền của tạo hóa, muốn giữ lại màu và hương của mùa xuân. Muốn cưỡng lại quy luật của tự nhiên để giữ mãi cái đẹp của cuộc sống là một khát vọng rất nghệ sĩ - thể hiện tình yêu cuộc sống mãnh liệt, bất chấp mọi quy luật. Câu thơ ngắn, giọng thơ mạnh cũng góp phần thể hiện thái độ vội vã, tâm hồn trẻ trung, đầy sức sống của tác giả. Tác giả muốn đoạt quyền tạo hóa để giữ lấy mãi mùa xuân vì mùa xuân đẹp quá:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Cách miêu tả mùa xuân của Xuân Diệu rất mới. Câu thơ thứ nhất và thứ tư có cú pháp mới, đảo trật tự thành phần câu nhằm tô đậm hương vị, âm thanh để thấy được trong mùa xuân - thời gian là mật ngọt, không gian là âm nhạc. Tác giả không chỉ chú ý đến cảnh sắc, âm thanh mà tập trung diễn tả mức độ, mật độ dày và đậm của hình ảnh, chi tiết. Nhà thơ còn cảm nhận bằng nhiều giác quan: tuần tháng mật, xanh rì, cành tơ, khúc tình si… để từ đó làm nổi bật vẻ đẹp mùa xuân vừa tươi tốt, nồng nàn, tràn trề sinh lực vừa duyên dáng, hân hoan. Vẻ đẹp của mùa xuân còn được cảm nhận qua cảm giác thích thú:
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.
Ánh nắng xuân tươi đã làm vui con mắt, làm thích cái nhìn. Lối so sánh mới lạ, táo bạo - tia nắng bình minh được xem như hàng mi mắt của người thiếu nữ, bình minh vừa thức dậy và vài cái chớp mắt là ánh sáng tinh khôi tràn về muôn nơi và đến gõ cửa mọi nhà. Ở bài thơ khác nhà thơ so sánh ngược lại:
Tà áo mới cũng say múi gió nước
Rặng mi dài xao động ánh dương vui.
(Xuân đầu)
Rặng mi dài xao động ánh dương vui.
(Xuân đầu)
Và chỉ đến Xuân Diệu, mùa xuân mới được cảm nhận tinh tế ở góc độ ánh sáng tươi vui. Nói tóm lại, mùa xuân có vẻ đẹp hồng hào, tươi tắn, nồng nàn như đôi môi quyến rũ của người con gái mà tác giả khao khát muốn tận hưởng. Khác với thi pháp cổ điển và đưa ra quan điểm thẩm mĩ mới, Xuân Diệu cho rằng cái đẹp của con người mới tuyệt vời, chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp của tạo hóa. Thủ pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn thơ là điệp ngữ “này đây” dồn dập đã liệt kê hàng loạt vẻ đẹp của mùa xuân và nói lên sự phong phú như bất tận của mùa xuân, thiên nhiên như dọn cỗ bàn đầy ắp với những thức ngon sẵn có cho con người. Tác giả đã nhận và muốn tận hưởng hết vẻ đẹp mà tạo hóa đã ban cho, không nên để nó quá rồi lại nuối tiếc:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Đây chính là tư tưởng cốt yếu của bài thơ - tranh thủ thời gian, tận hưởng hết vẻ đẹp cuộc sống nên dẫn đến thái độ sống vội vàng. Nhạc điệu chung của đoạn thơ là sôi nổi, si mê. Tác giả đã cảm thức được bước đi quyết liệt của thời gian:
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Cách cảm nhận thời gian tịnh tiến, thơ ca xưa nay đã nói nhiều: “Đông qua xuân đã tới liền / Hè về rực rỡ, êm đềm thu sang”, nhưng (với tiết tấu thơ nhanh) chỉ có Xuân Diệu mới thấy được trong cái đẹp đã chớm vị tàn phai, cùng một lúc nhà thơ vừa được trong cái đẹp đã chớm vị tàn phai, cùng một lúc nhà thơ vừa thấy xuân đến mà cũng thấy xuân đi. Điệp ngữ nghĩa là như nhấn mạnh, rồi day đi day lại cái quy luật phũ phàng. Thời gian trôi đi quá nhanh, cái đẹp rồi sẽ không còn nữa, tuổi trẻ sẽ đi qua. Tác giả tiếc cho cái đẹp - cái hữu hạn của đời người nên giọng thơ trở nên hờn dỗi:
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,...
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,...
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Nỗi niềm luyến tiếc mùa xuân - tuổi trẻ, là tiếc sự sống. Đó là biểu hiện của lòng yêu đời ham sống, ý thức giá trị của sự sống. Tiếc mùa xuân ngay giữa mùa xuân, tiếc tuổi trẻ đang khi còn trẻ tuổi là sự trỗi dậy của ý thức về cái đẹp vô giá của cuộc sống nên cần phải tranh thủ thời gian, sống như thế nào cho có ý nghĩa, xứng đáng với đời người. Đó là một quan niệm nhân sinh. Thời gian vô tri, lạnh lùng đã âm thầm tàn phá không thương tiếc cái đẹp. Khi cái đẹp tàn phai thì tự nhiên đối kháng với con người: lòng tôi rộng nhưng trời chật, còn trời đất nhưng chẳng còn tôi và thiên nhiên cũng mất đi cái vui tự nhiên của nó:
Mùi tháng năm điều rớm vị chia phôi
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Mùa xuân, tuổi trẻ đều chảy trôi theo thời gian, theo nhịp tuần hoàn của vũ trụ. Tác giả bất lực trước sự ra đi của cái đẹp, mùa xuân và thấy đời người hữu hạn nên câu thơ chùng xuống buồn não nuột:
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa.
Thế nhưng tác giả không buông xuôi theo sự sắp đặt của tạo hóa mà vùng lên tranh thủ chạy đua với thời gian, dẫn đến thái độ sống đặc biệt:
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
Cụm từ “Ta muốn ôm” đứng riêng thành dòng thơ như để nhấn mạnh, khẳng định niềm khát khao mãnh liệt, vừa dựng lên hình ảnh một con người đang dang rộng đôi tay muốn ôm trọn mọi vẻ đẹp vào lòng để tận hưởng no nê. Nhờ tình yêu cuộc sống cuồng nhiệt, tác giả đã tranh thủ lấy được vẻ đẹp của mùa xuân khi thời gian chưa tàn phá. Cái đẹp vẫn còn sự tươi mới nồng nàn đầy sinh khí: sự sống... mơn mởn... Giọng thơ gấp gáp, sôi nổi, kết hợp với điệp ngữ “Ta muốn” diễn tả niềm khao khát ráo riết, cuống quýt, vội vàng, muốn được sống no nê, đủ đầy. Những động từ mạnh: ôm, riết, thâu, cắn diễn tả hoạt động nhanh, mạnh, thiên về cảm giác. Tác giả như muốn vồ vập, ngấu nghiến để tận hưởng no nê vẻ đẹp của cuộc sống, thể hiện tình yêu cuộc sống cuồng nhiệt tột cùng. Tác giả đã mở rộng mọi giác quan để tận hưởng và sống hết mình cho mùa xuân, tuổi trẻ:
Sống toàn tâm toàn trí, sống toàn hồn
Sống toàn thân và thức mọi giác quan.
Sống toàn thân và thức mọi giác quan.
Với giọng thơ táo bạo, đầy đắm say, lãng mạn, Vội vàng đã kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí. Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ. Sử dụng ngôn từ, nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt đã góp phần thể hiện ró quan niệm sống mới mẻ và táo bạo của Xuân Diệu trước cuộc sống, tình yêu và tuổi trẻ.
Bài thơ Vội vàng thể hiện ý thức về giá trị của cuộc sống. Nhất là mùa xuân - tuổi trẻ. Từ đó tác giả bộc lộ tình yêu đắm đuối, cuồng nhiệt, say mê cuộc sống và tuổi trẻ - một cái đẹp có thực nơi trần thế, không phải nơi hoang tưởng xa lạ nào trong các thuyết giáo. Bài thơ đem đến một nhân sinh quan tích cực phải biết sống đủ đầy, sống có ý nghĩa, biết tận hưởng những vẻ đẹp mà cuộc sống ban tặng, đừng để cuộc đời, nhất là tuổi trẻ trôi qua một cách hoang phí vô ích.
........................................
Sưu tầm và biên tập
Bài thơ Vội vàng thể hiện ý thức về giá trị của cuộc sống. Nhất là mùa xuân - tuổi trẻ. Từ đó tác giả bộc lộ tình yêu đắm đuối, cuồng nhiệt, say mê cuộc sống và tuổi trẻ - một cái đẹp có thực nơi trần thế, không phải nơi hoang tưởng xa lạ nào trong các thuyết giáo. Bài thơ đem đến một nhân sinh quan tích cực phải biết sống đủ đầy, sống có ý nghĩa, biết tận hưởng những vẻ đẹp mà cuộc sống ban tặng, đừng để cuộc đời, nhất là tuổi trẻ trôi qua một cách hoang phí vô ích.
........................................
Sưu tầm và biên tập
Sửa lần cuối: