Ta lắng nghe tiếng chim hót trong bụi mận gai mà tưởng như ruột gan xô đẩy vào nhau mà cồn cào. Ta mê mẩn trước sự nở rộ sinh khí của một bông hoa giữa bùn lầy tanh hôi. Trên đời, cái đẹp luôn được tạo ra và “nằm ngoài định luật băng hoại của thời gian”. Nó khoác lên mình chiếc áo của người xa phương đang đi tìm lí tưởng thẩm mĩ. Trên con đường đó, Nguyễn Tuân đang lang thang đi tìm nguồn cảm hứng để khơi gợi nên tác phẩm của mình. Và ông đã gặp nó, không kìm được lòng mà “cất lên trang”. Như một thế giới được soi rọi bởi cái đẹp, mà độc giả tha hồ tắm mình trong đó với sự bung tỏa của tất cả các giác quan.
Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn, ý thức rất cao về tài năng của bản thân, với ông viết văn là lao động nghệ thuật nghiêm túc, công phu, đòi hỏi người cầm bút phải có lương tâm, trách nhiệm. Ông am hiểu rất nhiều về các lĩnh vực văn hóa, lịch sử, địa lí nên tác phẩm của ông để lại nhiều kiến thức bổ ích. Chẳng hạn trong tác phẩm “ Những chiếc ấm đất”, “ Chén trà trong sương sớm”, mà thấy cái thú vui thưởng thức và vốn am hiểu về trà của ông. “Vang bóng một thời” được đánh giá là tệp truyện tiêu biểu và trong đó “ Chữ người tử tù” là kiệt tác minh chứng cho hồn văn của Nguyễn Tuân. Cảnh tượng cho chữ làm thức tỉnh triệu trái tim còn đang ngủ yên hay chìm trong bong tối của hàng triệu con người.
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân “ Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật”. Chính quan niệm này đã chi phối đến mọi tác phẩm của ông. Trước hương sắc, mật ngọt của cuộc đời đã thôi thúc ông hòa vào nhịp sống vồn vã mà đi tìm đối tương nghệ thuật. Thật khó để tìm kiếm vì không chỉ đẹp thôi đâu mà nó phải đạt tới đỉnh cao, không một thứ gì có thể sánh bằng. Trong hàng vạn con người, may mắn lắm mới có đến vài người trên đầu ngón tay lọt vào tầm nhìn, lăng kính của ông. Chính vì sự chọn lọc “khắt khe” này mà khi tiếp xúc với nhân vật Huấn Cao, ta lại ngây ngất trước sự tỏa sáng về thiên lương lẫn khí phách, một vẻ đẹp có một không hai, nó làm cho “chữ người tử tù” tìm cho mình một vị trí đứng trên văn đàn. Trước sự quan sát tỉ mỉ với tư cách là một người cầm bút, ông đã phác họa rõ nét cái tài họa của mình trên khuôn khổ của ô lề giấy. Còn đâu là một nhà văn? Tựa hồn của các họa sĩ phảng phất trên cõi lơ lửng nhập vào chính Nguyễn Tuân. Huấn Cao được xây dựng trên nguyên mẫu của Cao Bá Quát – một con người tài hoa. Ông Huấn vang bóng với nghệ thuật viết thư pháp “chữ rất nhanh và rất đẹp”, “ đẹp lắm, vuông lắm”. Chữ ông thể hiện hoài bão tung hoành của một đời người, thiên phú trời cho. Ý thức về tài năng của mình, ông nhất sinh không vì tiền bạc hay danh phận mà viết chữ cho ai bao giờ vì thế mà được chữ của ông rất quý. Huấn Cao còn nổi danh là người chọc trời với nước, dám đứng lên chống lại triều đình thối nát mà ông căm ghét, vì thế mà ông phải chịu án tù.Ông đã được Nguyễn Tuân phác họa rất công phu, tựa như một bức tượng điêu khắc sừng sững giữa đời phong ba bão táp. Vẻ đẹp của ông làm ta đem lòng so sánh với hình ảnh của những vị anh hùng với phép thần thông giải cứu nhân dân trong văn học trung đại. Chất mỹ học trong Nguyễn Tuân đã gặp gỡ với chất mỹ học của Kanto “ Cái đẹp không ở má hồng của người thiếu nữ mà trong con mắt của kẻ si tình”. Hình tượng Huấn Cao đã len lỏi vào tâm hồn đa tình của Nguyễn Tuân tạo một cuộc “hẹn hò” giữa những cái đẹp.
Huấn Cao trở nên rõ nét hơn với cách đưa bút tài hoa của Nguyễn Tuân khi xuất hiện nhân vật viên quản ngục. Trên bình diện xã hội, thì ông quản với ông Huấn đối lập nhau, giữa một người coi tù và một tử tù. Ngạc nhiên thay, trên bình diện nghệ thuật, ta lại dành tặng họ hai từ “tri kỉ”. Viên quản ngục cũng yêu cái đẹp, và đắm say trước những nét chữ vuông, có hồn, có thần của Huấn Cao. Nếu được Huấn Cao cho chữ thì ông coi như là có một báu vật trên đời. Ban đầu thì Huấn Cao không hiểu được tấm lòng của quản ngục hàng ngày mang rượu thịt đến biệt đãi. Và cuối cùng, nhờ thầy thơ lại làm cầu nối mà Huấn Cao đã hiểu ra, cảm kích trước một tấm lòng liên tài. Cảnh cho chữ chưa nay xưa từng có đã diễn ra vô cùng độc đáo. Trước hôm đi vào kinh thụ án chém mà Huấn Cao đã ban cái đẹp cho đời. Nó xảy ra trong ngục tù lạnh lẽo “ buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Đối lập với tối tăm của chốn tù lao có sự xuất hiện ngọn lửa như muốn thiêu đốt đi cái màn che phủ của bóng tối đó là ánh sáng của những bó đuốc tẩm dầu. Bình thường, người ta chỉ biết đến nhà tù với những tiếng thét chói tai của bọn cai tù, những tiếng roi quần quật của họ như cứa vào tâm can con người. Nó giam cầm kìm hãm, bao lấy thể xác lẫn tâm hồn, giữ chân lấy những linh hồn muốn tự do bay nhảy. Nhưng hôm ấy, cái đẹp đã nảy sinh và ra đời. Ông Huấn Cao mặc dù “ cổ đeo gông, chân vướng xiềng” bị giam cầm về thể xác, trái lại tâm hồn ông lại tự do để “ dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh”. Còn viên quản ngục và thầy thơ lại, người thì “ khúm núm”, người thì “run run” . Những con người này đang có sự tráo đổi về vị thế, thay vào đó là một vĩ nhân ban tặng cái đẹp và một người đưa tấm lòng thơm thảo ra để nhận lấy cái đẹp. Chốn tù lao đã trở nên trong hơn khi có sự tỏa sáng của cái đẹp, nó che lấp, bao phủ hết khiến người ta tựa như đó là chốn thư phòng trang nhã. Những thanh sắt của khe cửa sổ, hàng rào như muốn bứt tung ra bởi sự phóng thích của cái đẹp, của những “ đứa con” bất diệt. Độc giả như được nhấc bổng lên không trung với trời đất, không trọng lượng cứ thế mà bay lên. Thoát khỏi cõi trần gian nguyên sơ để đến hòa với cái đẹp, say sưa đến mức không thể dứt ra khỏi. Tất cả như được Nguyễn Tuân tạo dựng một thức phim và giờ đây độc giả bật lại cho chậm từ từ, để cùng chiêm ngưỡng. Lòng người từ đó mà trở nên thao thức, rạo rực tựa “đứa con” ấy đang nằm trong bụng và sự trực trào bột phát khi ta có nhu cầu. Qua đó đã thể hiện của quan niệm của Nguyễn Tuân “ Cái đẹp luôn chiến thắng cái xấu xa, tàn ác”. Người ta cho rằng, trước cách mạng, Nguyễn Tuân chỉ theo quan niệm “Nghệ thuật vị nghệ thuật”, nó là thiếu chính xác, vì ta còn thấy trong tác phẩm này có sự tỏa sáng của thiên lương. Vậy là, văn chương luôn hướng tới chân-thiện-mỹ là ở đây. Ông Huấn đã khuyên quản ngục “ Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời người”. Bản thân viên quản ngục luôn tôn sùng và đi tìm cái đẹp, nhưng do bóng tối của chốn ngục tù đã gạt cái nét đẹp đáng quý này sang bên lề. Và hôm ấy, “nét chữ” kia đã vô tình kéo nó trở về phần đường của mình. Ngấm những đạo lí ông Huấn truyền thì viên quản ngục có lẽ sẽ lại đưa ra những quyết định đúng đắn cho cuộc đời của mình. Biết đâu, sau dấu chấm cuối truyện thì ông quản sẽ từ bỏ chốn ngục tù để về với quê nhà, tận hưởng cái thú chơi chữ, để ngắm nhìn nó mỗi ngày. Những dòng chữ vuông tương tắn ấy, chính là cầu nối bắc ngang giữa hai tâm hồn đồng điệu hướng tới cái đẹp. Nó đã phá tan trong suy tưởng của ông quản sự tối tăm vây bủa, tỏa ra thứ ánh sáng đầy sinh khí cho cuộc đời của một con người lầm bước. Huấn Cao sau đêm hôm đó, sẽ phải chịu án chém thế nhưng trong mắt của mọi người thì ông mãi còn trên cõi đời này. Bởi ông là hiện thân cho cái đẹp, sản sinh ra nó trên đời. Với bàn tay viết thư pháp, mà ông đã kéo được một con người bị tha hóa trở với với cuộc sống thực ý nghĩa, là những “thanh âm trong trẻo”. Ông đã gieo rắc những hạt giống yêu thương đến mọi mảnh đời để làm trong hơn cái vốn dĩ trong hoặc cái đang bị vấy đục. Tựa như một người nghệ sĩ chân chính, Huấn Cao đã dẫn dắt mọi người đến với cái đích của nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ.
Cảnh tượng cho chữ trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là một bản hòa ca với những nốt cao ngân vang trong lòng bạn đọc về cái đẹp, sự tỏa sáng mãnh liệt của thiên lương. Bằng ngôn ngữ giàu tính tạo hình, truyền cảm, cùng với thủ pháp đối lập tương phản tạo dựng nên một không khí cổ kính, trang nhã. Kết hợp cùng với cách tạo dựng tình huống truyện độc đáo và nghệ thuật dựng cảnh khắc họa tính cách nhân vật. Tất cả đã tạo nên một thiên truyện độc đáo và đặc sắc “Chữ người tử tù”.
Cảnh cho chữ là một cảnh tượng độc đáo trong tác phẩm "Chữ người tử tù". Chính cảnh ấy đã nói lên được cái thiện, cái tốt luôn chiến thắng cái xấu, cái ác. Có thể nói rằng, đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, một không hai. " Cảnh cho chữ" đã góp phần tạo cho toàn tác phẩm một sức lôi cuốn mạnh mẽ và chứa đựng nhiều tư tưởng mà ông Nguyễn muốn gửi gắm tới độc giả.
“Chữ người tử tù” sẽ còn để lại những dư âm sâu lắng trong lòng bạn đọc. Và sau khi gấp trang sách lại, tâm hồn tựa như được tưới mát bởi một thứ nước suối thần kì mà trở lên trong hơn. Tôi đang lắng nghe “những thanh âm trong trẻo” trong một bản nhạc mà mê đắm. Tôi lặng lẽ nhìn những bông hoa nhỏ đang nở rộ mà thất thần…
Tác giả: Nguyễn Kim Ngân
Bản quyền bài viết thuộc về Văn học trẻ
Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn, ý thức rất cao về tài năng của bản thân, với ông viết văn là lao động nghệ thuật nghiêm túc, công phu, đòi hỏi người cầm bút phải có lương tâm, trách nhiệm. Ông am hiểu rất nhiều về các lĩnh vực văn hóa, lịch sử, địa lí nên tác phẩm của ông để lại nhiều kiến thức bổ ích. Chẳng hạn trong tác phẩm “ Những chiếc ấm đất”, “ Chén trà trong sương sớm”, mà thấy cái thú vui thưởng thức và vốn am hiểu về trà của ông. “Vang bóng một thời” được đánh giá là tệp truyện tiêu biểu và trong đó “ Chữ người tử tù” là kiệt tác minh chứng cho hồn văn của Nguyễn Tuân. Cảnh tượng cho chữ làm thức tỉnh triệu trái tim còn đang ngủ yên hay chìm trong bong tối của hàng triệu con người.
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân “ Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật”. Chính quan niệm này đã chi phối đến mọi tác phẩm của ông. Trước hương sắc, mật ngọt của cuộc đời đã thôi thúc ông hòa vào nhịp sống vồn vã mà đi tìm đối tương nghệ thuật. Thật khó để tìm kiếm vì không chỉ đẹp thôi đâu mà nó phải đạt tới đỉnh cao, không một thứ gì có thể sánh bằng. Trong hàng vạn con người, may mắn lắm mới có đến vài người trên đầu ngón tay lọt vào tầm nhìn, lăng kính của ông. Chính vì sự chọn lọc “khắt khe” này mà khi tiếp xúc với nhân vật Huấn Cao, ta lại ngây ngất trước sự tỏa sáng về thiên lương lẫn khí phách, một vẻ đẹp có một không hai, nó làm cho “chữ người tử tù” tìm cho mình một vị trí đứng trên văn đàn. Trước sự quan sát tỉ mỉ với tư cách là một người cầm bút, ông đã phác họa rõ nét cái tài họa của mình trên khuôn khổ của ô lề giấy. Còn đâu là một nhà văn? Tựa hồn của các họa sĩ phảng phất trên cõi lơ lửng nhập vào chính Nguyễn Tuân. Huấn Cao được xây dựng trên nguyên mẫu của Cao Bá Quát – một con người tài hoa. Ông Huấn vang bóng với nghệ thuật viết thư pháp “chữ rất nhanh và rất đẹp”, “ đẹp lắm, vuông lắm”. Chữ ông thể hiện hoài bão tung hoành của một đời người, thiên phú trời cho. Ý thức về tài năng của mình, ông nhất sinh không vì tiền bạc hay danh phận mà viết chữ cho ai bao giờ vì thế mà được chữ của ông rất quý. Huấn Cao còn nổi danh là người chọc trời với nước, dám đứng lên chống lại triều đình thối nát mà ông căm ghét, vì thế mà ông phải chịu án tù.Ông đã được Nguyễn Tuân phác họa rất công phu, tựa như một bức tượng điêu khắc sừng sững giữa đời phong ba bão táp. Vẻ đẹp của ông làm ta đem lòng so sánh với hình ảnh của những vị anh hùng với phép thần thông giải cứu nhân dân trong văn học trung đại. Chất mỹ học trong Nguyễn Tuân đã gặp gỡ với chất mỹ học của Kanto “ Cái đẹp không ở má hồng của người thiếu nữ mà trong con mắt của kẻ si tình”. Hình tượng Huấn Cao đã len lỏi vào tâm hồn đa tình của Nguyễn Tuân tạo một cuộc “hẹn hò” giữa những cái đẹp.
Huấn Cao trở nên rõ nét hơn với cách đưa bút tài hoa của Nguyễn Tuân khi xuất hiện nhân vật viên quản ngục. Trên bình diện xã hội, thì ông quản với ông Huấn đối lập nhau, giữa một người coi tù và một tử tù. Ngạc nhiên thay, trên bình diện nghệ thuật, ta lại dành tặng họ hai từ “tri kỉ”. Viên quản ngục cũng yêu cái đẹp, và đắm say trước những nét chữ vuông, có hồn, có thần của Huấn Cao. Nếu được Huấn Cao cho chữ thì ông coi như là có một báu vật trên đời. Ban đầu thì Huấn Cao không hiểu được tấm lòng của quản ngục hàng ngày mang rượu thịt đến biệt đãi. Và cuối cùng, nhờ thầy thơ lại làm cầu nối mà Huấn Cao đã hiểu ra, cảm kích trước một tấm lòng liên tài. Cảnh cho chữ chưa nay xưa từng có đã diễn ra vô cùng độc đáo. Trước hôm đi vào kinh thụ án chém mà Huấn Cao đã ban cái đẹp cho đời. Nó xảy ra trong ngục tù lạnh lẽo “ buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Đối lập với tối tăm của chốn tù lao có sự xuất hiện ngọn lửa như muốn thiêu đốt đi cái màn che phủ của bóng tối đó là ánh sáng của những bó đuốc tẩm dầu. Bình thường, người ta chỉ biết đến nhà tù với những tiếng thét chói tai của bọn cai tù, những tiếng roi quần quật của họ như cứa vào tâm can con người. Nó giam cầm kìm hãm, bao lấy thể xác lẫn tâm hồn, giữ chân lấy những linh hồn muốn tự do bay nhảy. Nhưng hôm ấy, cái đẹp đã nảy sinh và ra đời. Ông Huấn Cao mặc dù “ cổ đeo gông, chân vướng xiềng” bị giam cầm về thể xác, trái lại tâm hồn ông lại tự do để “ dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh”. Còn viên quản ngục và thầy thơ lại, người thì “ khúm núm”, người thì “run run” . Những con người này đang có sự tráo đổi về vị thế, thay vào đó là một vĩ nhân ban tặng cái đẹp và một người đưa tấm lòng thơm thảo ra để nhận lấy cái đẹp. Chốn tù lao đã trở nên trong hơn khi có sự tỏa sáng của cái đẹp, nó che lấp, bao phủ hết khiến người ta tựa như đó là chốn thư phòng trang nhã. Những thanh sắt của khe cửa sổ, hàng rào như muốn bứt tung ra bởi sự phóng thích của cái đẹp, của những “ đứa con” bất diệt. Độc giả như được nhấc bổng lên không trung với trời đất, không trọng lượng cứ thế mà bay lên. Thoát khỏi cõi trần gian nguyên sơ để đến hòa với cái đẹp, say sưa đến mức không thể dứt ra khỏi. Tất cả như được Nguyễn Tuân tạo dựng một thức phim và giờ đây độc giả bật lại cho chậm từ từ, để cùng chiêm ngưỡng. Lòng người từ đó mà trở nên thao thức, rạo rực tựa “đứa con” ấy đang nằm trong bụng và sự trực trào bột phát khi ta có nhu cầu. Qua đó đã thể hiện của quan niệm của Nguyễn Tuân “ Cái đẹp luôn chiến thắng cái xấu xa, tàn ác”. Người ta cho rằng, trước cách mạng, Nguyễn Tuân chỉ theo quan niệm “Nghệ thuật vị nghệ thuật”, nó là thiếu chính xác, vì ta còn thấy trong tác phẩm này có sự tỏa sáng của thiên lương. Vậy là, văn chương luôn hướng tới chân-thiện-mỹ là ở đây. Ông Huấn đã khuyên quản ngục “ Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời người”. Bản thân viên quản ngục luôn tôn sùng và đi tìm cái đẹp, nhưng do bóng tối của chốn ngục tù đã gạt cái nét đẹp đáng quý này sang bên lề. Và hôm ấy, “nét chữ” kia đã vô tình kéo nó trở về phần đường của mình. Ngấm những đạo lí ông Huấn truyền thì viên quản ngục có lẽ sẽ lại đưa ra những quyết định đúng đắn cho cuộc đời của mình. Biết đâu, sau dấu chấm cuối truyện thì ông quản sẽ từ bỏ chốn ngục tù để về với quê nhà, tận hưởng cái thú chơi chữ, để ngắm nhìn nó mỗi ngày. Những dòng chữ vuông tương tắn ấy, chính là cầu nối bắc ngang giữa hai tâm hồn đồng điệu hướng tới cái đẹp. Nó đã phá tan trong suy tưởng của ông quản sự tối tăm vây bủa, tỏa ra thứ ánh sáng đầy sinh khí cho cuộc đời của một con người lầm bước. Huấn Cao sau đêm hôm đó, sẽ phải chịu án chém thế nhưng trong mắt của mọi người thì ông mãi còn trên cõi đời này. Bởi ông là hiện thân cho cái đẹp, sản sinh ra nó trên đời. Với bàn tay viết thư pháp, mà ông đã kéo được một con người bị tha hóa trở với với cuộc sống thực ý nghĩa, là những “thanh âm trong trẻo”. Ông đã gieo rắc những hạt giống yêu thương đến mọi mảnh đời để làm trong hơn cái vốn dĩ trong hoặc cái đang bị vấy đục. Tựa như một người nghệ sĩ chân chính, Huấn Cao đã dẫn dắt mọi người đến với cái đích của nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ.
Cảnh tượng cho chữ trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là một bản hòa ca với những nốt cao ngân vang trong lòng bạn đọc về cái đẹp, sự tỏa sáng mãnh liệt của thiên lương. Bằng ngôn ngữ giàu tính tạo hình, truyền cảm, cùng với thủ pháp đối lập tương phản tạo dựng nên một không khí cổ kính, trang nhã. Kết hợp cùng với cách tạo dựng tình huống truyện độc đáo và nghệ thuật dựng cảnh khắc họa tính cách nhân vật. Tất cả đã tạo nên một thiên truyện độc đáo và đặc sắc “Chữ người tử tù”.
Cảnh cho chữ là một cảnh tượng độc đáo trong tác phẩm "Chữ người tử tù". Chính cảnh ấy đã nói lên được cái thiện, cái tốt luôn chiến thắng cái xấu, cái ác. Có thể nói rằng, đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, một không hai. " Cảnh cho chữ" đã góp phần tạo cho toàn tác phẩm một sức lôi cuốn mạnh mẽ và chứa đựng nhiều tư tưởng mà ông Nguyễn muốn gửi gắm tới độc giả.
“Chữ người tử tù” sẽ còn để lại những dư âm sâu lắng trong lòng bạn đọc. Và sau khi gấp trang sách lại, tâm hồn tựa như được tưới mát bởi một thứ nước suối thần kì mà trở lên trong hơn. Tôi đang lắng nghe “những thanh âm trong trẻo” trong một bản nhạc mà mê đắm. Tôi lặng lẽ nhìn những bông hoa nhỏ đang nở rộ mà thất thần…
Tác giả: Nguyễn Kim Ngân
Bản quyền bài viết thuộc về Văn học trẻ
- Từ khóa
- cam nhan cảnh cho chữ chu nguoi tu tu nhan vat