Trần Tuấn Khải (1895 - 1983), bút hiệu Á Nam quê ở làng Quang Xán, xã Mĩ Hà, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định. Là một nhà Nho tiến bộ, ông thường mượn đề tài lịch sử hoặc những biểu tượng nghệ thuật bóng gió để kín đáo bộc lộ nỗi đau mất nước, thái độ căm giận bọn cướp nước cùng bè lũ tay sai và bày tỏ khát vọng độc lập, tự do của mình, đồng thời động viên, khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào. Thơ Trần Tuấn Khải được truyền tụng rộng rãi trong giai đoạn đầu thế kỉ XX, nổi tiếng nhất là những bài hát theo làn điệu dân ca như Gánh nước đêm, Anh đi anh nhớ, Hai chữ nước nhà được viết dưới hình thức thơ lục bát và song thất lục bát.
"Hai chữ nước nhà" được viết vào năm 1926, in trong tập thơ "Bút quan hoài", bài thơ viết về cuộc chia tay của hai cha con Nguyễn Trãi khi cha của ông là Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh bắt sang Trung Quốc. Đoạn trích bài thơ “hai chữ nước nhà” gồm có 36 câu thơ song thất lục bát được Trần Tuấn Khải sáng tác vào năm 1926, in trong tập “Bút quan hoài". Trong lời đề từ, nhà thơ nói rõ cảm hứng của mình là “nghĩ tới lời ông Phi Khanh dặn ông Nguyễn Trãi khi ông bị quân Minh bắt giải sang Tàu". Qua đó, ta cảm nhận được “Hai chữ nước nhà” là bài thơ mượn đề tài lịch sử để thể hiện cảm hứng yêu nước, kích thích lòng yêu nước cho quốc dân đồng bào khi đang làm thân trâu ngựa cho thực dân Pháp. Lời đề từ đưa chúng ta trở về những năm tháng đau thương của đất nước và dân tộc. Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta, dìm đất nước ta vào trong máu lửa, chúng ta bắt cha con ông Hồ Quý Li và một số đại thần, trong đó có Nguyễn Phi Khanh giải về Tàu. Có thể nói bài thơ là lời cha dặn con về “Hai chữ nước nhà”, về mối thù nhà nợ nước.
Ở 8 câu thơ đầu, tác giả gợi ra bối cảnh không gian biên ải ảm đạm, hun hút và tâm trạng của nhân vật trữ tình. Bốn câu đầu là không gian chia li:
Trong cuộc ra đi không có ngày trở lại thì biên ải này chính là điểm mà Nguyễn Phi Khanh vĩnh biệt tổ quốc, quê hương, vĩnh biệt người con thân yêu của mình. Tâm trạng của kẻ sắp ra đi vĩnh viễn phủ lên khung cảnh vốn đã heo hút, ảm đạm một màu tang tóc, thê lương. Tâm sầu, cảnh sầu cũ khơi gợi lẫn nhau thành một mối sầu thảm tái tê, u hoài dằng dặc. Đoạn thơ này tạo ra không khí chung cho toàn bài, không khí thời cuộc năm xưa (thời Phi Khanh – Nguyễn Trãi) và cũng là không khí của xã hội Việt Nam những năm 20 thế kỉ XX. Bốn câu tiếp đầm đìa máu lệ:
Giờ phút này đây, cha sẽ ra đi mà chẳng bao giờ về nữa. Đất nước lầm than, cha con li biệt, tình đất nước lớn lao hòa trong tình phụ tử sâu nặng Nguyễn Phi Khanh bị giải sang Tàu. Để làm tròn đạo hiếu với cha già, Nguyễn Trãi muốn đi theo để phụng dưỡng. Nhưng Phi Khanh gạt tình riêng, dằn lòng khuyên con trở lại để trả thù nhà, đền nợ nước. Người sắp ra đi vĩnh viễn thường nói những lời gan ruột, những lời mà người còn sống phải khắc cốt ghi xương.
Tấm lòng đối với đất nước của người cha thật cảm động. Ở những câu thơ tiếp theo trong phần 2 tác giả đã hóa thân vào người trong cuộc li tan để phác ra tình cảnh đau thương của đất nước lầm than nô lệ. Trong đó tác giả sử dụng cả tự sự và miêu tả xen lẫn những lời cảm thán để làm nổi bật nỗi đau mất nước nhà tan, tất cả đang chìm ngập trong thảm họa "xương rừng máu sông"; uất hận sầu đau đang ngùn ngụt ngút trời:
Nỗi đau ở đây là một nỗi đau lớn, vượt lên nỗi đau riêng để thành nỗi đau cao cả, thiêng liêng của cả đất nước, giống nòi. Sự lớn lao ấy được diễn tả bằng hàng loạt các hình ảnh mang tầm vóc vĩ mô: vong quốc, cơ đồ, đất khóc, giời than, nòi giống. Dòng xúc cảm mãnh liệt thống thiết biểu hiện qua những từ ngữ diễn tả tình cảm ở cung bậc mạnh, bi thiết: kể sao kể xiết, xé tâm can, ngậm ngùi, khóc than, thương tâm. Mỗi dòng thơ là một tiếng kêu than đứt ruột, đầy những hờn căm, bi phẫn. Chẳng đủ nước mắt để khóc than cho những đớn đau đang tràn ngập giang sơn, đắng cay đành nuốt sâu trong dạ, người cha nhắn nhủ tâm huyết lại cho con:
Nói phận mình bất lực để ủy thác tất cả cho con, cha "tuổi già sức yếu", lại gặp cơn nguy nan, đành uất hận, tủi hờn mà bó tay. Khơi gợi lại truyền thống kiên cường bất khuất của tổ tiên, người cha muốn thắp lên trong người con tin yêu của mình ngọn lửa căm thù xâm lăng, ngọn lửa ý chí quyết tâm khôi phục cơ đồ nước nhà và là cả niềm hi vọng lớn vào con trước khi đi mãi. Lời trao gửi nặng tựa Thái sơn. Nước mất thì nhà cũng tan, thù nhà chỉ có thể trả được khi thù nước đã rửa sạch. Nguyễn Phi Khanh muốn con mình biến nỗi đau mất cha thành nỗi hận mất nước.
Mượn xưa để nói nay, mượn người để nói ta vốn là thủ pháp có từ lâu đời trong truyền thống văn học. Trần Tuấn Khải đã rất thành công khi lựa chọn chuyện chia li giữa hai cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi để gửi gắm tâm sự, nỗi đau mất nước nhằm khơi gợi tinh thần yêu nước thương nòi khi non sông đang bị giày xéo bởi gót giày thực dân. Bằng tình cảm sâu đậm, mãnh liệt, với một giọng điệu thống thiết, thán ca, tác giả của Hai chữ nước nhà đã thực hiện bổn phận, sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ yêu nước. Thơ ông thôi thúc lòng người, khích lệ mọi người tranh đấu cho giang sơn độc lập, tự do.
Xem thêm: Các bài văn khác tại đây.
"Hai chữ nước nhà" được viết vào năm 1926, in trong tập thơ "Bút quan hoài", bài thơ viết về cuộc chia tay của hai cha con Nguyễn Trãi khi cha của ông là Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh bắt sang Trung Quốc. Đoạn trích bài thơ “hai chữ nước nhà” gồm có 36 câu thơ song thất lục bát được Trần Tuấn Khải sáng tác vào năm 1926, in trong tập “Bút quan hoài". Trong lời đề từ, nhà thơ nói rõ cảm hứng của mình là “nghĩ tới lời ông Phi Khanh dặn ông Nguyễn Trãi khi ông bị quân Minh bắt giải sang Tàu". Qua đó, ta cảm nhận được “Hai chữ nước nhà” là bài thơ mượn đề tài lịch sử để thể hiện cảm hứng yêu nước, kích thích lòng yêu nước cho quốc dân đồng bào khi đang làm thân trâu ngựa cho thực dân Pháp. Lời đề từ đưa chúng ta trở về những năm tháng đau thương của đất nước và dân tộc. Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta, dìm đất nước ta vào trong máu lửa, chúng ta bắt cha con ông Hồ Quý Li và một số đại thần, trong đó có Nguyễn Phi Khanh giải về Tàu. Có thể nói bài thơ là lời cha dặn con về “Hai chữ nước nhà”, về mối thù nhà nợ nước.
Ở 8 câu thơ đầu, tác giả gợi ra bối cảnh không gian biên ải ảm đạm, hun hút và tâm trạng của nhân vật trữ tình. Bốn câu đầu là không gian chia li:
Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm,
Cõi giời nam gió thảm đìu hiu.
Bốn bề hổ thét chim kêu,
Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình.
Cõi giời nam gió thảm đìu hiu.
Bốn bề hổ thét chim kêu,
Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình.
Trong cuộc ra đi không có ngày trở lại thì biên ải này chính là điểm mà Nguyễn Phi Khanh vĩnh biệt tổ quốc, quê hương, vĩnh biệt người con thân yêu của mình. Tâm trạng của kẻ sắp ra đi vĩnh viễn phủ lên khung cảnh vốn đã heo hút, ảm đạm một màu tang tóc, thê lương. Tâm sầu, cảnh sầu cũ khơi gợi lẫn nhau thành một mối sầu thảm tái tê, u hoài dằng dặc. Đoạn thơ này tạo ra không khí chung cho toàn bài, không khí thời cuộc năm xưa (thời Phi Khanh – Nguyễn Trãi) và cũng là không khí của xã hội Việt Nam những năm 20 thế kỉ XX. Bốn câu tiếp đầm đìa máu lệ:
Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước,
Chút thân tài lần bước dặm khơi,
Trông con tầm tã châu rơi,
Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên.
Chút thân tài lần bước dặm khơi,
Trông con tầm tã châu rơi,
Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên.
Giờ phút này đây, cha sẽ ra đi mà chẳng bao giờ về nữa. Đất nước lầm than, cha con li biệt, tình đất nước lớn lao hòa trong tình phụ tử sâu nặng Nguyễn Phi Khanh bị giải sang Tàu. Để làm tròn đạo hiếu với cha già, Nguyễn Trãi muốn đi theo để phụng dưỡng. Nhưng Phi Khanh gạt tình riêng, dằn lòng khuyên con trở lại để trả thù nhà, đền nợ nước. Người sắp ra đi vĩnh viễn thường nói những lời gan ruột, những lời mà người còn sống phải khắc cốt ghi xương.
Tấm lòng đối với đất nước của người cha thật cảm động. Ở những câu thơ tiếp theo trong phần 2 tác giả đã hóa thân vào người trong cuộc li tan để phác ra tình cảnh đau thương của đất nước lầm than nô lệ. Trong đó tác giả sử dụng cả tự sự và miêu tả xen lẫn những lời cảm thán để làm nổi bật nỗi đau mất nước nhà tan, tất cả đang chìm ngập trong thảm họa "xương rừng máu sông"; uất hận sầu đau đang ngùn ngụt ngút trời:
Thảm vong quốc kể sao xiết kể,
Trông cơ đổ nhường xé tâm can,
Ngậm ngùi đất khóc giời than,
Thương tâm nòi giống lầm than nỗi này!
Trông cơ đổ nhường xé tâm can,
Ngậm ngùi đất khóc giời than,
Thương tâm nòi giống lầm than nỗi này!
Nỗi đau ở đây là một nỗi đau lớn, vượt lên nỗi đau riêng để thành nỗi đau cao cả, thiêng liêng của cả đất nước, giống nòi. Sự lớn lao ấy được diễn tả bằng hàng loạt các hình ảnh mang tầm vóc vĩ mô: vong quốc, cơ đồ, đất khóc, giời than, nòi giống. Dòng xúc cảm mãnh liệt thống thiết biểu hiện qua những từ ngữ diễn tả tình cảm ở cung bậc mạnh, bi thiết: kể sao kể xiết, xé tâm can, ngậm ngùi, khóc than, thương tâm. Mỗi dòng thơ là một tiếng kêu than đứt ruột, đầy những hờn căm, bi phẫn. Chẳng đủ nước mắt để khóc than cho những đớn đau đang tràn ngập giang sơn, đắng cay đành nuốt sâu trong dạ, người cha nhắn nhủ tâm huyết lại cho con:
Cha xót phận tuổi già sức yếu,
Lỡ sa cơ đành chịu bó tay,
Thân lươn bao quản vũng lầy,
Giang sơn gánh vác sau này cậy con.
Con nên nhớ tổ tông khi trước,
Đã từng phen vì nước gian lao.
Bắc Nam bờ cõi phân mao,
Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây…
Lỡ sa cơ đành chịu bó tay,
Thân lươn bao quản vũng lầy,
Giang sơn gánh vác sau này cậy con.
Con nên nhớ tổ tông khi trước,
Đã từng phen vì nước gian lao.
Bắc Nam bờ cõi phân mao,
Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây…
Nói phận mình bất lực để ủy thác tất cả cho con, cha "tuổi già sức yếu", lại gặp cơn nguy nan, đành uất hận, tủi hờn mà bó tay. Khơi gợi lại truyền thống kiên cường bất khuất của tổ tiên, người cha muốn thắp lên trong người con tin yêu của mình ngọn lửa căm thù xâm lăng, ngọn lửa ý chí quyết tâm khôi phục cơ đồ nước nhà và là cả niềm hi vọng lớn vào con trước khi đi mãi. Lời trao gửi nặng tựa Thái sơn. Nước mất thì nhà cũng tan, thù nhà chỉ có thể trả được khi thù nước đã rửa sạch. Nguyễn Phi Khanh muốn con mình biến nỗi đau mất cha thành nỗi hận mất nước.
Mượn xưa để nói nay, mượn người để nói ta vốn là thủ pháp có từ lâu đời trong truyền thống văn học. Trần Tuấn Khải đã rất thành công khi lựa chọn chuyện chia li giữa hai cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi để gửi gắm tâm sự, nỗi đau mất nước nhằm khơi gợi tinh thần yêu nước thương nòi khi non sông đang bị giày xéo bởi gót giày thực dân. Bằng tình cảm sâu đậm, mãnh liệt, với một giọng điệu thống thiết, thán ca, tác giả của Hai chữ nước nhà đã thực hiện bổn phận, sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ yêu nước. Thơ ông thôi thúc lòng người, khích lệ mọi người tranh đấu cho giang sơn độc lập, tự do.
Xem thêm: Các bài văn khác tại đây.